Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo mô hình của OECD nghiên cứu tình huống tại tổng công ty sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Ngọc Anh

ĐỔI MỚI MƠ HÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
THEO MƠ HÌNH CỦA OECD: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS Lê Hiếu Học

Hà Nội - Năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên tác giả luận văn : Nguyễn Ngọc Anh
Đề tài luận văn: Đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo mơ hình của
OECD: Nghiên cứu tình huống tại Tổng cơng ty Sơng Đà
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số SV: CA160188
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác


giả đã sửa chữa, điều chỉnh và bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
26/10/2018 với các nội dung sau:
1. Sửa lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật trong toàn bộ luận văn.
2. Thống nhất sử dụng thuật ngữ: Công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Đà,
Tập đồn Sơng Đà, quản trị doanh nghiệp, mơ hình quản trị doanh
nghiệp, mơ hình quản trị doanh nghiệp OECD hay mơ hình quản trị của
OECD.
3. Sửa, bổ sung nội dung (Mục tiêu nghiên cứu và Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu) thuộc Mục 3 và Mục 4 của Phần Mở đầu tại trang 4.
4. Điều chỉnh lại nội dung ( đưa Phần Một số giải pháp duy trì và phát huy
hiệu quả mơ hình quản trị doanh nghiệp theo mơ hình OECD tại Tổng
cơng ty Sơng Đà lên trước Phần Kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát
huy hiệu quả mơ hình quản trị doanh nghiệp theo mơ hình OECD) thuộc
Mục 3.2 và 3.3 Chương 3, từ trang số 91 đến trang số 100.
5. Bổ sung Mục 3.4 (Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp nhà nước
tại Việt Nam) thuộc Chương 3, từ trang số 100 đến trang số 105.
6. Bổ sung Phần Kết luận tại trang số 106.


7. Bổ sung Danh mục tài liệu tham khảo tại trang số 107.

Ngày 26 tháng 11 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn

Lê Hiếu Học

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Anh


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Đào Thanh Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những gì viết trong luận văn là do sự tìm tịi, học hỏi của
bản thân và sự hướng dẫn tận tình của. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng
của tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn cụ thể.
Đề tài luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và cũng chưa hề được công bố trên bất kỳ một phương
tiện nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những cam đoan trên.
Người cam đoan

Nguyễn Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo giảng dạy tại
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội không tiếc công sức và thời gian truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích trong suốt khóa học tại trường để tơi nghiên cứu, xây dựng đề
tài luận văn “Đổi mới mơ hình quản trị doanh nghiệp theo mơ hình của OECD: Nghiên
cứu tình huống tại Tổng cơng ty Sơng Đà”.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. Lê Hiếu Học đã
tận tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Với khả năng nghiên cứu của bản thân cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi xin kính mong được sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy giáo, Cơ giáo và

Q độc giả để đề tài này được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... .i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………….... vi
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………viii
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………...ix
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
CHƯƠNG I…………………………………………………………………………6
1.1. C sở

thu ết về quản trị oanh nghiệp .................................................... 6

1.1.1. Giới thiệu về quản trị doanh nghiệp……………………………………...6
1.1.2. Các nội dung của cơng tác quản trị doanh nghiệp………………………10
1.1.3. Vai trị của quản trị doanh nghiệp………………………………………11
1.2. M hình quản trị oanh nghiệp c a OECD .............................................. 12
1.2.1. Giới thiệu chung về OECD………………………………………...…...12
1.2.2.1. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả………..15
1.2.2.2. Quyền của Cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản………………..16
1.2.2.3. Đối xử b nh đ ng đối với cổ đơng…………………………………….18
1.2.2.4. Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong Quản trị cơng ty…..18
1.2.2.5. Cơng bố thơng tin và tính minh bạch………………………………....20

1.2.2.6. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị………………….……………….22
1.2.3. Sự khác nhau giữa quản trị công ty theo OECD và theo pháp luật của Việt
Nam…………………………………………………………………………23
Kết uận chư ng 1 ............................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH Q TRÌNH ĐỔI MỚI MƠ HÌNH QUẢN TRỊ
THEO MƠ HÌNH CỦA OECD TẠI TỔNG CƠNG TY SƠNG ĐÀ………….26
2.1.

Giới thiệu về Tổng c ng t S ng Đà ........................................................ 26

2.1.1. Sơ lược về Tổng công ty Sông Đà (SDC) ..……………………………26
2.1.2. Quá tr nh phát triển…………………………………………………….27
2.1.3. Cơ cấu tổ chức………………………………………………………….28

iii


2.2. Quá trình đổi mới m hình quản trị theo m hình c a OECD tại Tổng
c ng t S ng Đà ................................................................................................... 30
2.2.1. Nguyên nhân tiến hành đổi mới về mô h nh quản trị của Tổng công ty....30
2.2.2.Phân tích q tr nh đổi mới mơ h nh quản trị của Tổng cơng ty Sơng Đà.38
2.3. Phân tích ếu tố tác động đến quá trình đổi mới m hình quản trị theo m
hình c a OECD tại Tổng c ng t S ng Đà ....................................................... 76
2.3.1.Phân tích yếu tố giúp mơ h nh đổi mới thành cơng……………………..76
2.3.2.Phân tích yếu tố cản trở việc triển khai quá tr nh đổi mới mô h nh quản trị .80
Kết uận chư ng 2 ............................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: ........................................................................................................ 84
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT HUY HIỆU QUẢ MƠ HÌNH
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THEO MƠ HÌNH OECD TẠI TỔNG CƠNG
TY SƠNG ĐÀ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP

TẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 84
3.1. Định hướng hoạt động/phát triển c a Tổng c ng t S ng Đà trong giai
đoạn 2018 - 2025 .................................................................................................. 84
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty Sông Đà trong giai đoạn 2018 - 202584
3.1.2. Mục tiêu tái cấu trúc Tổng công ty Sông Đà .............................................. 89
3.2. Một số giải pháp u trì và phát hu hiệu quả m hình quản trị oanh
nghiệp theo m hình OECD tại Tổng c ng t S ng Đà ................................... 93
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức của Tổng công ty Sông Đà93
3.2.2. Giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản trị doanh
nghiệp…………………………………………………………………………….105
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát hu hiệu quả m hình quản trị
doanh nghiệp theo m hình OECD ................................................................... 97
3.3.1. Kiến nghị hồn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh quản trị công ty ........... 97
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý tham gia vào hoạt động quản
trị ........................................................................................................................... 98
3.3.3. Kiến nghị tăng cường áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị cơng
ty............................................................................................................................ 99
3.3.4. Kiến nghị chuẩn hóa cơ chế công bố thông tin của doanh nghiệp............ 100
3.3.5. Kiến nghị đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền ................................. 101

iv


3.3.6. Kiến nghị nâng cao chất lượng công tác tổng kết, đánh giá chất lượng quản trị
doanh nghiệp ....................................................................................................... 101
3.4. Bài học kinh nghiệm đối với oanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam ..... 102
Kết uận chư ng 3 ............................................................................................. 108
KẾT LUẬN………………………………………………………………………109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….110
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 113

PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 119
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 134

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

1MLLC

Công ty TNHH 1 thành viên

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

BKHĐT

Bộ Kế hoạch và đầu tư

BKS

Ban kiểm sốt

BXD

Bộ Xây dựng


CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CCNM

Trung tâm Hợp tác với các nước
khơng thành viên

CP

Chính phủ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐTV

Hội đồng Thành viên

IFC

Cơng ty Tài chính Quốc tế

IFC

Cơng ty Tài chính Quốc tế


KD

Kinh doanh

KPI

Hệ thống đánh giá hiệu quả cơng việc

KSNB

Kiểm sốt nội bộ



Nghị định

NĐT

Nhà đầu tư

vi


OECD

Organization for Economic Cooperation and
Development




Quyết định

QLDA

Quản lý dự án

QTRR

Quản trị rủi ro

SDC

Tổng Cơng Ty Sơng Đà

SX

Sản xuất

TĐKT

Tập đồn kinh tế

TGĐ

Tổng giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


Tổng công ty

Tổng Công Ty

TT

Thông tư

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTg

Thủ tướng

USD

Đơ la mỹ

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh nguyên tắc quản trị công ty theo quy định của Việt Nam với
OECD………………………………………………………………………………23
Bảng 2.1: So sánh hoạt động quản trị rủi ro và nhận sự của SDC so với thông lệ và
DNNN Châu Á……………………………………………………………………..30
Bảng 2.2: Bảng so sánh chuyên môn của HĐTV của Tổng công ty Sông Đà so với
thông lệ quốc tế và DNNN Châu Á ……………………………………………...34

Bảng 2.3: Bảng so sánh việc họp của HĐTV Tổng công ty Sông Đà so với thông lệ và
DNNN Châu Á…………………………………….…………………………..36
Bảng 2.4: Quá tr nh đổi mới quản trị công ty theo thông lệ quốc tế của OECD ở Tổng
công ty Sông Đà giai đoạn 2011 – 2017…………………………………….45
Bảng 2.5: Trách nhiệm và thành viên tiềm năng của Ủy ban chiến lược/tài chính của
Tổng cơng ty Sơng Đà…………………………………………………..………...50
Bảng 2.6: Trách nhiệm và thành viên tiềm năng của Ủy ban Quản trị rủi ro của Tổng
công ty Sông Đà……………………………………………………………52
Bảng 2.7: Trách nhiệm và thành viên tiềm năng của Ủy ban nhân sự của Tổng công ty
Sông Đà………………………………………………………………………….53
Bảng 2.8: Trách nhiệm và thành viên tiềm năng của Ủy ban kiểm tốn của Tổng cơng
ty Sơng Đà………………………………………………………………..….55
Bảng 2.9: Phân biệt vai trò trách nhiệm của HĐTV và ban Điều hành Tổng công ty
Sông Đà……………………………………………………….………………….57

viii


DANH MỤC HÌNH
H nh 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty mẹ Tổng công ty Sông
Đà..............................................................................................................................28
H nh 2.2: Đánh giá hiệu quả và mục tiêu quản trị công ty của Tổng công ty Sông
Đà……………………………………..............……………………….........……..42
H nh 2.3: Cơ cấu quản trị của SDC...........................................................................58
Hình 2.4: Quy trình quản trị rủi ro của Tổng cơng ty Sơng Đà..............................64
Hình 2.5: Cơ cấu phòng quản trị rủi ro của Tổng công ty Sông Đà……...........…66
H nh 2.6: Logo đăng kỹ nhãn thương hiệu của Tổng công ty Sông Đà……...…...75

ix



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết c a đề tài nghiên c u
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp tại Việt
Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế
hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 2017, cả nước ghi nhận hơn 153.000 doanh nghiệp
thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra dành cho
lãnh đạo 85 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam do một tổ chức quốc tế thực hiện, chỉ có
23% số người được hỏi đã hiểu khái niệm và nguyên tắc cơ bản của “quản trị công ty”.
Nhiều giám đốc nhiều doanh nghiệp lớn khi được hỏi vẫn cịn lẫn lộn giữa quản trị
cơng ty với quản lý tác nghiệp các hoạt động hàng ngày của Công ty (bao gồm điều
hành sản xuất, quản lý marketing, quản lý nhân sự, ...). Quản trị doanh nghiệp tốt giúp
cho doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty
hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo ra
mức độ tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành của kinh tế thị trường. Trong khi có vơ
số các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị và quá tr nh ra quyết định cũng như giữ vai trò
quan trọng đối với thành công lâu dài của công ty, mô h nh quản trị công ty của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and
Development - OECD tập trung vào vấn đề quản trị bắt nguồn từ việc tách rời quyền
sở hữu và quyền kiểm sốt. Mơ h nh quản trị của OECD bổ sung cho một cách tiếp
cận rộng lớn hơn đối với sự vận hành của cơ chế kiểm soát và cần bằng quyền lực.
Một số vấn đề khác liên quan tới quá tr nh ra quyết định của công ty, ch ng hạn các
vấn đề môi trường, chống tham nhũng hay đạo đức được OECD đề cập. Ta có thể thấy
đề tài “ Đổi mới mơ hình quản trị doanh nghiệp theo mơ hình của OECD: Nghiên cứu
tình huống tại Tổng cơng ty Sơng Đà” nghiên cứu được sự đổi mới trong quản trị
doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế OECD, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên c u c a đề tài
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu, bài viết, tài liệu về
quản trị cơng ty nói chung và vấn đề cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị

cơng ty nói riêng. Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu như:

1


- OECD (2005), Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh
nghiệp Nhà nước (OECD Guidelines on Corporate Governance of State-Owned
Enterprises). Đây là tài liệu phát hành chính thức của OECD hướng dẫn về quản trị
công ty đối với các công ty là doanh nghiệp Nhà nước hoặc là công ty con của các
doanh nghiệp Nhà nước.
- Nguyễn Trần Đan Thư (2009), Luận văn Thạc sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị
công ty trong các công ty cổ phần ở Việt Nam, trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
- Tổ chức tài chính IFC (2010) Cẩm nang quản trị công ty. Tài liệu này cung cấp
các nội dung cần thiết đối với hoạt động quản trị công ty ở các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Lê Thị Huyền Diệu, Nguyễn Trung Hậu (2011), Tư duy mới về quản trị công ty
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết chủ yếu đề cập đến vấn đề quản trị
công ty tại một số ngân hang thương mại ở Việt Nam, trong đó đề cập đến ngân hàng
Ngoại Thương và ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Quý (2012), Quản trị cơng ty trong các doanh
nghiệp Việt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 75. Bài viết đưa ra một số phân
tích về quản trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
- Lê Thị Nhung (2013), Áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty vào hệ thống
doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 139. Bài viết đề
cập đến việc áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty theo Bộ nguyên tắc của OECD
vào hệ thống doanh nghiệp Việt Nam.
- Tác giả Võ Thị Hồng Diễm (2013), Luận văn Thạc sĩ Cấu trúc sở hữu, quản
trị công ty và giá trị doanh nghiệp, bằng chứng các công ty niêm yết ở Việt Nam,
trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Luận văn đã đề cập đến lý thuyết về cấu trúc sở
hữu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp dưới góc độ xem xét một số cơng ty

niêm yết ở Việt Nam.
- Nguyễn Thị Mỹ Dung, Vũ Thị Huế (2015), Kinh nghiệm quản trị công ty niêm
yết tại Thái Lan, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 6. Bài viết đề cập đến kinh
nghiệm quản trị một số công ty niêm yết tại Thái Lan, từ đó chỉ ra nguyên nhân của
những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động quản trị công ty ở các doanh nghiệp đó.

2


- Phạm Tuấn Anh (2015), “Kinh nghiệm quản trị công ty tốt của Thái Lan và Đài
Loan”, Tạp chí chứng khoán, số 3. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm quản trị của một
số cơng ty lớn có hoạt động kinh doanh hiệu quả ở Thái Lan và Đài Loan.
- Đoàn Thị Mỹ Thương (2015), Luận văn Thạc sĩ Tác động của quản trị công ty
đến chất lượng báo cáo tài chính: Nghiên cứu các cơng ty niệm yết ở Tp. HCM, trường
Đại học Kinh tế Tp. HCM. Luận văn đã đi sâu vào phân tích những tác động trực tiếp
và gián tiếp của quản trị công ty đến chất lượng báo cáo tài chính ở một số cơng ty
niêm yết trên địa bàn tp. HCM.
- Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Quản trị cơng ty:
những câu hỏi thường gặp. Tài liệu chủ yếu đề cập đến những vấn đề mà các doanh
nghiệp gặp phải trong việc thực hiện hoạt động quản trị công ty.
- Nguyễn Đ nh Khôi (2018), Luận án Tiến sĩ Quản trị cơng ty và hiệu quả tài
chính cơng ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trường Đại học Kinh tế TP.
HCM. Luận án đã tổng kết các nghiên cứu về quản trị công ty ở Việt Nam, đồng thời
đi sâu vào phân tích hiệu quả quản trị cơng ty và hiệu quả tài chính cơng ty trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua.
Các nghiên cứu kể trên đều kh ng định tầm quan trọng của quản trị công ty trong
sự phát triển của doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới
chỉ tiếp cận ở mức độ vĩ mô chưa thực sự đi sâu vào vấn đề này. Một số nghiên cứu về
quản trị công ty liên quan đến các doanh nghiệp ở nước ngồi, là những quốc gia có
điều kiện kinh doanh, cơ chế pháp luật khác so với Việt Nam. Một số nghiên cứu

khơng cịn thích hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước hiện nay. Nhận thức
được điều đó, tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu của mình là Phân tích q tr nh đổi
mới mơ hình quản trị doanh nghiệp theo mơ hình của OECD, nhằm kế thừa những
thành tựu nghiên cứu đã đạt được trước đó để đi sâu vào phân tích q tr nh đổi mới
mơ hình quản trị cơng ty theo mơ hình của OECD.

3


3. M c tiêu nghiên c u
Luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn về quá tr nh đổi mới quản trị doanh
nghiệp theo mơ hình của OECD tại Tổng Công ty Sông Đà với các nội dung cụ
thể sau:
ột là Tổng hợp cơ sở lý thuyết về quản trị doanh nghiệp và mô h nh quản trị
doanh nghiệp của OECD;
i là Phân tích quá tr nh đổi mới mô h nh quản trị doanh nghiệp tại Tổng
công ty Sông Đà theo mô h nh của OECD;
là Đề xuất một số giải pháp duy tr , phát huy hiệu quả mơ hình quản trị
doanh nghiệp theo mơ hình OECD tại Tổng Công ty Sông Đà
ốn là: Xây dựng bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Nhà nước của
Việt Nam.
4. Đối tư ng và phạm vi nghiên c u
Đối tượng: Quá tr nh đổi mới quản trị doanh nghiệp theo mô h nh của OECD.
Phạm vi nghiên cứu: Trên góc độ phạm vi khơng gian, tác giả xin trình bày các
vấn đề nêu trên trong khuôn khổ hoạt động của Tổng cơng ty Sơng Đà. Trên góc độ
phạm vi thời gian, tác giả xin trình bày các số liệu, thông tin của công ty trong giai
đoạn 2012 - 2017
5. Phư ng pháp nghiên c u
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
-


Phương pháp so sánh: là phương pháp được áp dụng nhằm so sánh những nội

dung về quản trị doanh nghiệp theo mơ hình của OECD với pháp luật Việt Nam; so
sánh những kết quả mà Tổng công ty Sông Đà đạt được so với trước đây.
-

Phương pháp thơng kê, phân tích, tổng hợp: là phương pháp được áp dụng

nhằm phân tích và tập hợp các nội dung của hoạt động đổi mới mơ hình quản trị doanh
nghiệp của OECD.
6. Kết cấu c a uận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

4


Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị doanh nghiệp và mơ hình quản trị doanh
nghiệp của OECD.
Chương 2: Phân tích quá tr nh đổi mới quản trị doanh nghiệp theo mô h nh của
OECD tại Tổng công ty Sông Đà.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp duy tr và phát huy hiệu quả hoạt động
quản trị doanh nghiệp theo mơ hình OECD tại Tổng Cơng ty Sơng Đà và bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp Nhà nước.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MƠ HÌNH QUẢN

TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA OECD
1.1. C sở

thu ết về quản trị oanh nghiệp

1.1.1. Giới thiệu về quản trị oanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định thơng qua đó cơng ty được
điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách
nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng
quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan
khác của cơng ty1. Trong đó:
- Cổ đơng là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
- Hội đồng thành viên: là cụm từ thường hay được dùng cho mơ hình cơng ty
TNHH nó là tập hợp của tất cả các sáng lập viên có tên trong đăng ký kinh doanh của
cơng ty đó. Những sáng lập viên không nhất thiết phải là người trực tiếp điều hành
công ty đó, trong một số cơng ty thì sáng lập viên nhiều khi được lập mang tính tượng
trưng nhiều hơn
- Hội đồng quản trị: cụm từ có ý nghĩa rộng hơn và thường áp dụng cho mơ
hình cơng ty cổ phần, tập đồn... là tập hợp của những người có phần vốn đóng góp
vào vốn điều lệ của cơng ty. Những người đóng góp này khơng nhất thiết phải là người
sáng lập ra cơng ty đó và người có đóng góp lớn nhất (tính bằng % trên tổng số vốn) sẽ
trở thành chủ tịch hội đồng quản trị. Chủ tịch có quyền bầu ra ban lãnh đạo của Cơng
ty, soạn thảo các điều lệ và sẽ đưa vào áp dụng tai cơng ty đó sau khi có sự thơng qua
của Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của một cơng ty có nhiệm nhằm giúp các cổ
đơng kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành cơng ty. Các chức danh của
Ban kiểm sốt thường có nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản
trị và phải do Đại hội cổ đơng bầu ra. Chu trình thực hiện là Đại hội cổ đơng bầu ra
Ban kiểm sốt. Ban kiểm soát bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông


1

Quốc Hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68 2014 QH13.

6


thường, trong ban, dù ít người cũng phải có ít nhất một thành viên có tr nh độ chun
mơn về kế toán, kiểm toán. Theo các quy chế mới nhất, Ban kiểm sốt có vị thế tương
đối độc lập và khá cao. Về mơ hình, Ban kiểm sốt có thể ngang cấp với Hội đồng
quản trị và trên cả Ban giám đốc. Song trên thực tế, Ban kiểm sốt cịn rất nhiều khó
khăn để đạt được vị trí chỉ ngang bằng so với cả Ban giám đốc.
- Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với
doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: (i) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ
và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với cơng ty con trong nhóm
cơng ty; (ii) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm cơng ty; (iii) Người hoặc
nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó
thơng qua cơ quan quản lý doanh nghiệp; (iv) Người quản lý doanh nghiệp; (v) Vợ,
chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột,
anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đơng
sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; (vi) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho
những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này; (vii) Doanh
nghiệp trong đó những người, cơng ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản
này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh
nghiệp đó; (viii) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ
phần hoặc lợi ích ở cơng ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
- Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh
nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân

giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh cơng ty ký kết giao dịch của
công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Quản trị doanh nghiệp bao hàm những chức năng như sau:
Thứ nhất là chức năng hoạch định. Đây là quá tr nh xác định các mục tiêu của
doanh nghiệp và đề ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy chức năng
hoạch định là nhằm xây dựng mục tiêu phát triển tương lai của doanh nghiệp. Tạo cơ
sở tiền đề cho các hoạt động kinh doanh, đề ra các nguyên tắc ứng phó với t nh h nh và

7


sự biến đổi trên thị trường tạo điều kiện rõ ràng cho việc kiểm tra thực hiện. Hoạch
định là hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp. Hoạch định là một quá tr nh, một tâm trạng, một hành động
hướng về tương lai.
Thứ hai là chức năng Tổ chức. Đây là việc xác lập mô h nh, phân công và giao
nhiệm vụ cho mỗi cấp và cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Tổ chức còn bao
gồm việc uỷ nhiệm cho các cấp quản trị và cho các nhân viên điều hành để họ có thể
thực hiện nhiệm vụ của m nh một cách có hiệu quả. Đó là việc xác lập những khuân
mẫu và mối quan hệ tương tác giữa các phần mà mỗi bộ phận, mỗi nhân viên trong
doanh nghiệp đảm nhận. Bởi vậy bộ máy tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp cần
phải được xây dựng trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất định.
Thứ ba là chức năng Lãnh đạo điều hành. Bao gồm nhiều hoạt động nhằm thực
hiện được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo lập sinh khí cho tổ chức qua việc tối đa
hố hiệu suất cơng việc. Nó bao gồm việc ra chỉ thị, huấn luyện và duy tr kỷ luật
trong toàn bộ máy, gây ảnh hưởng và tạo hứng thú với các nhân viên cấp dưới, khuyến
khích động viên để tạo ra một bầu khơng khí làm việc thoải mái.
Thứ tư là chức năng Kiểm soát. Bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và lượng
hoá các kết quả đạt được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả khơng đúng
với mục tiêu ấn định. Việc lượng hố các thành quả đạt được bao gồm trong nó việc

đánh giá cơng tác quản trị, kiểm điểm chính sách và giao tiếp nhân sự, xét duyệt các
báo cáo về chi phí và về các nghiệp vụ tài chính. Kiểm sốt có vai trị rất quan trọng,
bao trùm tồn bộ q tr nh hoạt động kinh doanh, được tiến hành trước, trong và sau
khi thực hiện hoạt động kinh doanh2.
Các chức năng của quản trị doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua
lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong các chức năng của quản trị doanh nghiệp th hai chức
năng hoạch định và tổ chức là quan trọng nhất không chỉ v chúng quyết định đến
tương lai và sự thành cơng trong kinh doanh của doanh nghiệp mà cịn v hai chức
2

Học viện Tài chính (2016), bài viết Cơng tác quản trị và quản trị nhân sự trong doanh
nghiệp, truy cập ngày 15/8/2018.

8


năng này rất khó phát hiện ra sai sót, thời gian phát hiện ra sai sót càng dài th chi phí
trả cho sự khắc phục những sai sót ấy càng lớn.
Quản trị công ty doanh nghiệp, hay quản trị công ty, là một hệ thống các thiết
chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm sốt cơng ty. Quản trị
doanh nghiệp cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công
ty như các cổ đông (đối với Công ty cổ phần)/thành viên góp vốn (đối với Cơng ty
TNHH), Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên mà còn
những bên có lợi ích liên quan bên ngồi cơng ty như cơ quan quản lý Nhà nước, các
đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội. Quản trị doanh nghiệp được
đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Công ty là của
chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn
dắt của Hội đồng quản trị/thành viên góp vốn, sự điều hành của Ban giám đốc và sự
đóng góp của người lao động, mà những người này khơng phải lúc nào cũng có chung
ý chí và quyền lợi. Rõ ràng, cần phải có một cơ chế để điều hành và kiểm sốt để nhà

đầu tư, cổ đơng có thể kiểm sốt việc điều hành cơng ty nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất. Quản trị doanh nghiệp tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối
quan hệ ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn chế những người
quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của
cơng ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất
thoát nguồn lực do cơng ty kiểm sốt. Các quy định của Quản trị doanh nghiệp chủ
yếu liên quan đến Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng
quản trị/Hội đồng thành viên và Ban giám đốc, chứ không liên quan đến việc điều
hành công việc hàng ngày của công ty. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ có tác dụng làm
cho các quyết định và hành động của Ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi
ích của nhà đầu tư, cổ đơng và những người có lợi ích liên quan. Như vậy quản trị
doanh nghiệp là mơ hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của
công ty, nhằm vào sự phát triển dài hạn của công ty.

9


1.1.2. Các nội dung của công tác quản trị doanh nghiệp
Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị Hội đồng thành viên của
công ty đều phải là những nhân vật độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của
Ban Giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm các kế tốn viên, các cơng ty kiểm tốn để lập và
đệ trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đơng có thơng tin đầy đủ, xác
thực khi đầu tư vào công ty.
Thứ ba, ln sử dụng các nhà phân tích tài chính để xem xét, phân tích các triển
vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các cơng ty đang và sẽ phát
hành chứng khốn ra cơng chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng
muốn đầu tư.
Các nội dung chính trong Quản trị doanh nghiệp nêu trên, tự chung lại được liệt
kê bao gồm các nội dung chi tiết sau: (i) Công khai và minh bạch thông tin; (ii) Mâu

thuẫn quyền lợi giữa người quản lý doanh nghiệp, hội đồng quản trị Hội đồng thành
viên và cổ đơng thành viên góp vốn khác; (iii) Mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông
thiểu số thành viên góp vốn lớn, nhỏ; (iv) Vai trị của quản trị viên độc lập, các tổ
chức kiểm toán độc lập; (v) Chính sách đãi ngộ với các nhà quản lý; (vi) Thủ tục phá
sản doanh nghiệp; (vii) Quyền tư hữu; (viii) Việc thực thi các điều khoản luật và hợp
đồng so sánh hai mơ hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới Quản trị doanh
nghiệp hoạt động thông qua cơ chế bên trong và cơ chế bên ngoài.
Cơ chế bên trong bao bồm: (i) Cổ đông và Đại hội đồng cổ đơng thành viên góp
vốn, (ii) Hội đồng quản trị hội đồng thành vêin và các nhà quản lý cơng ty, (iii) Các hệ
thống kiểm sốt nội bộ và (iv) Chế độ lương, thưởng và khuyến khích khác.
Cơ chế bên ngoài bao gồm: (i) các loại thị trường (thị trường vốn, nhà cung cấp,
nhân viên, khách hàng, chủ nợ) và (ii) pháp luật và sự điều tiết của nhà nước.
Quản trị doanh nghiệp cần phối hợp hài hoà cơ chế bên trong và bên ngồi, trong
đó, có thể nhấn mạnh nhiều hơn đến cơ chế nội bộ hơn là cơ chế thị trường để quản trị
cơng ty có hiệu quả. Trên cơ sở 2 cơ chế này, nhiều mô hình quản trị doanh nghiệp đã
được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên có thể xếp vào hai nhóm chính: (i) Mơ hình định
hướng cổ đơng thành viên góp vốn. Mơ hình thiên về cổ đơng thành viên góp vốn, phổ

10


biến ở các nước Anh, Mỹ coi công ty là cơng cụ để các cổ đơng tối đa hố lợi ích của
mình; (ii) Mơ hình quản trị đa bên. Mơ hình này thường thấy ở các nước Châu Âu lục
địa và Nhật Bản, tuy nhiên cũng xuất hiện ở nhiều cơng ty thành cơng của Hoa Kỳ.
Mơ hình này thừa nhận quyền lợi của công nhân, người quản lý, nhà cung cấp, khách
hàng và cộng đồng.
Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho công ty nâng cao khả năng tiếp cận vốn và
hoạt động hiệu quả hơn. Những nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp đều cho thấy có
sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị doanh nghiệp với giá cổ phiếu và
kết quả hoạt động của cơng ty nói chung. Theo đó, quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả

cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty. Kết quả
là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của những công ty quản trị
tốt. Các ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay, thậm chí với lãi suất thấp hơn, vì quản trị
tốt sẽ làm giảm khả năng các khoản vay sẽ được sử dụng khơng đúng mục đích và tăng
khả năng cơng ty sẽ trả các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Ngược lại, quản trị không
tốt thường dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí phá sản cơng ty. Ví dụ cụ thể như sự
sụp đổ của một số công ty lớn trên thế giới (như Enron, Tyco International, Daewoo,
WorldCom) hay những khó khăn ở các Tổng cơng ty nhà nước lớn của Việt Nam như
PetroVietnam, VNPT, SEAPRODEX đều có nguyên nhân sâu xa từ việc thực hiện
quản trị doanh nghiệp khơng tốt3.
1.1.3. Vai trị của quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là một yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường,
phát triển kinh tế cũng như tang cường lòng tin của nhà đầu tư.
Quản trị doanh nghiệp cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của
công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực
hiện mục tiêu. Quản trị doanh nghiệp tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội
đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi
ích cơng ty và cổ đông và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả. Sự tồn tại của hệ thống
3

Công ty Luật Minh Khuê (2017), bài viết Quản trị doanh nghiệp,
truy
cập ngày 23/8/2018.

11


quản trị công ty hiệu quả tạo ra mức độ tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành của kinh
tế thị trường. Nhờ đó, chi phí vốn thấp hơn và cơng ty được khuyến khích sử dụng các
nguồn lực hiệu quả hơn, và v thế củng cố sự phát triển.

1.2. M hình quản trị oanh nghiệp c a OECD
1.2.1. i i thiệu chung v

C

Vài nét về tổ chức OECD
OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức
Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền
kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Hiện nay, số
thành viên của OECD là 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ,
Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan,
Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa
Slovakia.
Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước
thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại
tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây,
OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm
phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang
kinh tế thị trường.
Cơ cấu tổ chức củ OECD
OECD có 03 cơ quan chính là Hội đồng OECD, Ban Thư ký và các Ủy ban
Chuyên môn.
Hội đồng OECD là cơ quan có quyền ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận
bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu
Âu. Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề
quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.

12



Ban Thư ký OECD là cơ quan phối hợp các hoạt động của OECD và hỗ trợ cho
hoạt động của các Ủy ban, gồm có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký. Hiện nay,
Tổng Thư ký là ơng Donald J. Johnston (quốc tịch Canada).
Ủy ban Chuyên môn OECD có 12 ủy ban chun mơn về các lĩnh vực: kinh tế,
thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý cơng và phát triển lãnh thổ, thương
mại, tài chính và doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học cơng nghệ và công nghiệp,
việc làm - lao động và xã hội, giáo dục, lương thực - nơng nghiệp và ngư nghiệp.
Ngồi ra OECD cịn có 6 cơ quan tương đối độc lập gồm: Cơ quan Năng lượng
quốc tế, Cơ quan Năng lượng nguyên tử, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông các nước
Châu Âu, Trung tâm Phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới Giáo dục, Câu lạc
bộ vùng Sahel và Tây Phi.
Tài chính củ OECD
Tài chính của OECD do các nước thành viên đóng góp theo quy mơ của nền
kinh tế. Năm 2003, tổng ngân sách của OECD khoảng 200 triệu USD, trong đó Mỹ
góp 25%, Nhật Bản 23%, cịn lại là các nước Châu Âu.
Nội dung hoạt động củ OECD
Hoạt động của OECD tập trung vào thảo luận và trao đổi giữa các nước về
nghiên cứu và phân tích chính sách, chú trọng vào các vấn đề về chính sách kinh tế,
kinh tế và phát triển, tiền tệ và hối đối, chính sách mơi trường, hóa chất, viện trợ phát
triển, quản lý công, thương mại, đầu tư quốc tế và công ty đa quốc gia, lưu chuyển
vốn, bảo hiểm, thị trường tài chính, ngân hàng, cạnh tranh, chính sách thông tin, truyền
thông, tiêu dùng, công nghiệp, du lịch, việc làm, lao động xã hội, giáo dục, nông
nghiệp…
Cơ chế hợp tác giữ OECD và các nước khơng thành viên
OECD có quan hệ với khoảng 70 nền kinh tế không phải là thành viên, tổ chức
quốc tế và tổ chức phi chính phủ thơng qua Trung tâm Hợp tác với các nước
không thành viên (CCNM). Chương tr nh hoạt động của CCNM được chia thành 2 loại
chính gồm Diễn đàn Tồn cầu OECD và Các chương tr nh quốc gia và khu vực:

Diễn đàn toàn cầu OECD: là diễn đàn các nước thành viên và không phải thành
viên (không hạn chế) thảo luận và đối thoại chính sách hợp tác và phát triển kinh tế.

13


×