Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.05 KB, 60 trang )

GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ, TỈNH TÂY NINH

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Chủ quyền biển đảo
Giáo dục quốc phòng
Giáo dục quốc phòng và An ninh
Trung học phổ thông

VIẾT TẮT
CQBĐ
GDQP
GDQP – AN
THPT


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu


5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
8. Đóng góp của đề tài
9. Kết cấu của đề tài
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂN VÀ GIÁO DỤC

1
1
1
2
2
3
3
3
3
3

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ, TỈNH TÂY NINH
1.1. Khái niệm, điều kiện tự nhiên của Biển, Đảo Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên của Biển, Đảo Việt Nam
1.2. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt

4
4
4
6


Nam
1.2.1. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt

8

Nam trước năm 1945
1.2.2. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt

8

Nam từ 1945 – 1975
1.2.3. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt

9

Nam từ 1975 đến nay
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục nâng cao nhận thức về chủ quyền

12

Biển, Đảo cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN

15

THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ, TỈNH TÂY NINH
2.1. Thực trạng và nguyên nhân nhận thức về CQBĐ Việt Nam của

17


học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh
17
2.1.1. Khái quát chung về trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh
17
2.1.2. Thực trạng và nguyên nhân nhận thức về CQBĐ Việt Nam của học
sinh Trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh
20
2.2. Một số giải pháp nâng cao nhận thức về CQBĐ Việt Nam cho 24


học sinh trường THPT Ngơ Gia Tự,Tỉnh Ninh
2.2.1. Nhóm giải pháp đối với lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám
hiệu Nhà trường trong việc nâng cao nhận thức về chủ quyền Biển Đảo
Việt Nam
2.2.2. Nhóm giải pháp đối với giáo viên trong việc giảng dạy, kiểm tra

24

đánh giá, hình thức giảng dạy và nâng cao nhận thức về chủ quyền Biển
Đảo Việt Nam
2.2.3. Nhóm giải pháp đối với học sinh trong việc nâng cao nhận thức về

28

chủ quyền Biển Đảo Việt Nam
2.2.4. Kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Đồn thể nhằm nâng cao

33


chất lượng về nhận thức chủ quyền Biển Đảo Việt Nam
2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục QP - AN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

40
42
45
48
56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, Nhà nước ta tổ chức tốt việc khai thác biển, đặc biệt là
dầu khí, hải sản, giao thơng vận tải phục vụ quốc kế dân sinh. Nhưng Biển Đông
hiện là nơi đang tồn tại mâu thuẫn kinh tế - chính trị của thế giới – một trong các
“điểm nóng” của thế giới; tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó khăn,
hợp tác và đấu tranh, hịa bình và nguy cơ mất ổn định, dễ gây ra xung đột vũ
trang. Một trong những vấn đề đang tồn tại đó là tranh chấp biển, đảo giữa các
quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông; tạo nên tranh chấp đa phương
và song phương, chứa đựng các mâu thuẫn cả về quốc phòng, kinh tế và đối
ngoại… Các tranh chấp đó có lúc trở nên quyết liệt và là một trong những yếu tố
gây bất ổn định khó lường… tạo ra nguy cơ tiềm ẩn cho việc xâm lấn biển, đảo
và làm gia tăng các hoạt động trái phép trên biển.
Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống cịn
của dân tộc Việt Nam. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Chiến lược biển đến năm 2020”.
Quyết định số 373/QĐ - TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững biển và hải đảo Việt Nam”.
Giáo dục nhận thức cho học sinh về chủ quyền Biển, Đảo Việt Nam nhằm
giúp cho học sinh xác định được thái độ, trách nhiệm của bản thân trong xây
dựng, quản lí và bảo vệ Tổ Quốc.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trường THPT Ngô
Gia Tự, tỉnh Tây Ninh”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều tài liệu, chuyên đề và đề tài nói về chủ quyền Biển, Đảo Việt
Nam như :
- Tài liệu tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo. Của Bộ thông tin và
truyền thông, năm 2016
1


- Đề tài: “Tuyên truyền, Giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trường trung học cơ sở” của Nguyễn Tấn Sĩ năm 2013.
- Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của
Việt Nam trên Biển Đông” của PGS.TS. Nguyễn Bá Diến năm 2013.
- Chuyên đề: “Phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam” của TS.
Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ biển, Ủy Ban Biên Giới Quốc gia Bộ Ngoại giao
năm 2015.
- Chuyên đề: “Thư tịch và bản đồ cổ nước ngoài chứng minh chủ quyền
của Việt Nam đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa” của TS.
Trần Đức Anh Sơn - Phó Viện Trưởng, Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã
hội Đà Nẵng năm 2015.
Những nghiên cứu được nêu trên tôi nhận thấy chưa có đề tài hay chuyên
đề nào đề cập đến việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
ở trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Tây Ninh. Vì vậy tơi lựa chọn đề tài “Nâng

cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trường THPT Ngơ Gia Tự,
tỉnh Tây Ninh”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng nhận thức về chủ quyền biển, đảo của học sinh
trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Tây Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp thiết
thực nhằm góp phần nâng cao nhận thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Tây Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận của việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng chất lượng dạy và học về chủ quyền biển, đảo cho
học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Tây Ninh. Từ đó chỉ ra nguyên nhân
của những ưu điểm và hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để góp phần nâng cao nhận thức về chủ
quyền biển, đảo cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Tây Ninh.

2


5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Chất lượng dạy và học về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Tại
các THPT, tỉnh Tây Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh
trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Tây Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những nội dung liên
quan đến nhận thức về CQBĐ Việt Nam cho học sinh ở Trường THPT Ngô Gia
Tự, tỉnh Tây Ninh từ năm 2012 đến nay.
7. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
- Phương pháp luận: Đề tài dựa trên quan điểm thực tiễn của Chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp;
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
+ Phương pháp điều tra;
+ Xin ý kiến chun gia;
+ Phương pháp thống kê tốn học.
8. Đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn
cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo ở trường trung học phổ thông Ngô Gia Tự, tỉnh
Tây Ninh trong việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo của học sinh nói
riêng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung
- Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào trong q
trình giảng dạy mơn Giáo dục quốc phòng – An ninh.
9. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm Phần mở đầu, 2 chương, 5 tiết, kết luận và kiến nghị danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
3


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂN, ĐẢO VÀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, điều kiện tự nhiên của Biển, Đảo Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm nhận thức:
Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.

- Khái niệm chủ quyền Biển, Đảo
+ Đường cơ sở:
Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại
ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ
Việt Nam xác định và công bố.
+ Nội thủy:
Luật Biên giới quốc gia năm 2003: "Vùng nội thủy của Việt Nam bao gồm:
các vùng nước phía trong đường cơ sở" (khoản 1); vùng nước cảng được giới
hạn bởi đường nối các điểm nhơ ra ngồi khơi xa nhất của các cơng trình thiết bị
thường xun là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng" (khoản 2).
+ Lãnh hải:
Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã qui định: "Lãnh hải Việt Nam là vùng
biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngồi, trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng có quy định khác thì áp
dụng theo điều quốc tế đó. Lãnh hải Việt Nam gồm: lãnh hải của đất liền và lãnh
hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam" (khoản 1 Điều 6).
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải:
Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã quy định: "Vùng tiếp giáp lãnh hải là
vùng biển tiếp liền và nằm ngồi lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính
từ ranh giới ngồi của lãnh hải".
+ Vùng đặc quyền kinh tế:

4


Điều 15 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: "Vùng đặc quyền kinh tế
là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành
một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở".
+ Thềm lục địa:
Điều 17 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: "Thềm lục địa là vùng

đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,
trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của
Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngồi của
rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được
kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngồi của rìa
lục địa này vượt q 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được
kéo dài khơng q 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc khơng q 100 hải lý tính
từ đường đẳng sâu 2500m".
+ Đảo, quần đảo:
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
12 tháng 5 năm 1977 về lãnh hải, vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam. Theo Điều 5, Tuyên bố chỉ rõ: "Các đảo và quần đảo
như Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải
Việt Nam đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa riêng".
- Khái niệm nhận thức về chủ quyền Biển, Đảo
Nhận thức về CQBĐ được tạo nên bởi năng lực, trách nhiệm của chủ thể
giáo dục, chất lượng các khâu, các bước trong q trình giáo dục; việc phát huy
vai trị của các lực lượng tham gia giáo dục và trình độ hiểu biết về CQBĐ của
đối tượng được giáo dục; trách nhiệm và khả năng hiểu biết về CQBĐ. Mục
đích, nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhận thức về CQBĐ là việc trang bị các kiến
thức, kĩ năng về nhận thức, giúp học sinh, có thể vận dụng vào thực hiện các
nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ Việt Nam. Nâng cao nhận thức CQBĐ còn nhằm làm
thấm nhuần sâu sắc các quan điểm và đường lối chủ trương của Đảng về CQBĐ
của nước ta, nhằm hình thành và phát triển nhận thức, góp phần giáo dục tồn
5


diện con người Việt Nam. Đó là những con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy
đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành

công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Khái niệm nâng cao nhận thức về chủ quyền Biển, Đảo
Nâng cao nhận thức về CQBĐ là quá trình sử dụng tổng hợp những cách
thức, biện pháp tác động vào các yếu tố cấu thành nhận thức của học sinh làm cho
các yếu tố luôn luôn phát triển không ngừng, tạo nên chất lượng tổng hợp mới của
công tác giáo dục về CQBĐ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục
cho sinh THPT có phẩm chất, kiến thức, năng lực lí luận về CQBĐ của đất nước.
1.1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên của Biển, Đảo Việt Nam
- Việt Nam giáp với Biển Đơng ở ba phía: Đông, Nam và Tây Nam. Bờ
biển Việt Nam dài khoảng 3.260 km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
Biển Đơng có khoảng vài nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có trên 250 cấu trúc địa lý
có diện tích khoảng 1km2 gồm các đảo san hô/cồn cát, rạn san hô, rạn san hơ
vịng, bãi cạn và bãi ngầm, phần lớn khơng có người sinh sống, đa phần bị ngập
trong nước biển khi triều cường, một số nằm ngầm dưới mặt nước. Các cấu này
được chia làm ba nhóm quần đảo là: quần đảo Đơng Sa (Pratas) ở phía Bắc,
quần đảo Hoàng Sa (Paracels), quần đảo Trường Sa (Spratlys) ở giữa Biển
Đông, cùng hai bãi là bãi ngầm Macclesfield và bãi cạn Scarborough. Trong đó
hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa cùng hơn 2.570 hòn đảo thuộc chủ quyền
của Việt Nam ở giữa Biển Đơng hợp thành phịng tuyến bảo vệ, kiểm soát và
làm chủ các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Trong các vùng biển nước ta có trên 4.000 hịn đảo, đá, bãi ngầm lớn nhỏ
ở ngần và xa bờ biển, trong đó vùng biển Đơng Bắc có trên 3.000 đảo, vùng biển
Bắc Trung Bộ trên 40 đảo, còn lại là các đảo thuộc vùng biển Nam Trung Bộ,
vùng biển Tây Nam và hai quần đảo .Hoàng Sa và Trường Sa.
- Các đảo trong các vùng biển Việt Nam phân bố không đều, nằm rải rác từ
gần bờ đến xa bờ. Hệ thống đảo hình thành vòng cung rộng lớn chạy suốt từ
vịnh Bắc Bộ đến quần đảo Hồng Sa, quần đảo phía nam của đất nước, tập trung
ở 4 khu vực:
6



+ Vùng biển Đông Bắc.
+Vùng biển miền Trung.
+ Quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Vùng biển phía Nam và vịnh Thái Lan.
- Tổng diện tích các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam vào khoảng 1.636,6
km2, trong đó có khoảng 82 đảo có diện tích lớn hơn 1km 2, chiếm 92% tổng diện
tích các đảo; 23 đảo có diện tích trên 10km2 và 3 đảo có diện tích trên 100km2.
- Có thể phân hệ thống đảo, quần đảo thành ba tuyến:
+ Tuyến xa bờ : là những đảo nằm ở vị trí tiền tiêu, cửa ngõ, phên dậu của
quốc gia, là hệ thống phòng thủ từ xa, ở đó có thể bố trí mạng thơng tin tiền tiêu,
đặc các trạm quan sát, các trận địa phịng khơng … để kiểm tra, kiểm soát bảo
vệ lãnh thổ quốc gia, bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.
Những đảo, quần đảo lớn trong hệ thống này như: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo
Trường Sa, Bạch long Vĩ, Cơn Đảo,Thổ Chu…
+ Tuyến giữa: là những đảo có diện tích khá lớn và điều kiện tự nhiên
thuận lợi, có thể xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho đời sống nhân dân và
phát triển cho việc xây dựng các cơng trình chiến đấu phịng thủ, các hải cảng,
sân bay… Tuyến đảo này có các đảo: Cơ Tô, Lý Sơn, quần đảo Nam Du,
Phú Quý(Cù Lao Thu), Phú Quốc…
+ Tuyến ven bờ: Gồm những đảo gần đất liền, thuận lợi cho phát triển ngư
nghiệp, nông nghiệp, tạo thành nơi trú đậu, tránh bão cho tàu thuyền, có vai trị
quan trọng trong việc giữ gìn trật tự an ninh trên vùng biển ven bờ. Những đảo lớn
trong hệ thống này là các đảo: Cái Bầu, Cát Bà, Cồn Cỏ, Hòn Tre, Hòn Khoai…
- Các vùng biển và hải đảo Việt Nam nằm trong Biển Đơng có nhiều khu vực
khác nhau, nhưng nổi bật và có những đặc điểm cần chú ý hơn là vịnh Bắc Bộ,
vịnh Thái Lan, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, một số đảo và quần đảo khác.
+ Vịnh Bắc Bộ: Vịnh Bắc Bộ nằm về phía tây bắc Biển Đơng, được bao bọc
bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam ở phía tây; bởi lục địa Trung Quốc
ở phía Bắc; bởi bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (Trung Quốc) ở phía Đơng.


7


+ Vịnh Thái Lan là phần phía Tây của Biển Đơng, là vùng biển nữa kín, nằm
về phía Tây Nam Việt Nam, nên người Việt Nam thường gọi là vùng biển Tây
Nam, với diện tích khoảng 300.000 km2 được giới hạn bởi bờ biển 4 nước: Thái
Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia, thơng ra Biển Đơng ở phía Nam bằng một
cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau ( Việt Nam) và mũi Trenggranu (Malaysia).
+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm An
Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía Đơng gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn…, trong
đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km 2; và
nhóm Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía Tây gồm nhiều đảo xếp vịng cung,
trong đó có các đảo chính: Bắc, Hồng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hịa,
Duy Mộng, Chim Yến Tri Tơn…Riêng đảo Hồng Sa, có trạm khí tượng của
Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được Tổ chức khí tượng Quốc tế
đặc số hiệu 48.860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam).
+ Quần đảo Trường Sa ở phía Nam Biển Đơng bao gồm khoảng 138 đảo, đá,
bãi ngầm, vành đai san hô, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung
Quốc) 595 hải lý. Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ,
Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Ngun.
1.2. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt Nam
1.2.1. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt
Nam trước năm 1945
Trong thời kỳ này, việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật biển
nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chống ngoại xâm; đồng thời mở rộng lãnh thổ về
phía đơng và nam.
- Ít nhất là từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã tiến ra Biển Đông, chiếm
hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa
và Trường Sa; tổ chức các cuộc tuần tra trên biển để trấn áp nạn cướp biển; tổ

chức phòng thủ bờ biển; tổ chức mạng lưới thương mại với tàu thuyền các nước.
Vì khả năng hạn chế của tàu thuyền cùng với khí hậu khắc nghiệt nên tàu thuyền
đi qua Biển Đơng thường men theo bờ biển Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước Việt

8


Nam đã mở hai thương cảng lớn là Vân Đồn, Hội An - Cù Lao Chàm để giao
thương với nước ngoài.
- Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức đội Hoàng Sa và Bắc Hải,
thường xuyên hoạt động tại khu vực 2 quần đảo này từ thế kỷ XVII. Những hoạt
động này đã được nêu rất rõ trong các sử liệu của Việt Nam như: Toàn tập Thiên
Nam tứ chí lộ đồ thư (soạn vẽ năm 1786), Phủ biên tạp lục ( biên soạn 1776),
Đại Nam thực lục tiền biên (biên soạn năm 1844).
- Kế tiếp các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, rồi đến các vua nhà Nguyễn luôn
ra sức củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường
Sa. Bộ chính sử của triều Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên (biên soạn vào thế
kỷ XIX) có ghi chép về các chính sách và các hoạt động của triều Nguyễn đối với
việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng sa
và Trường Sa trong thời gian triều đại này cầm quyền ở Việt Nam.
- Sau khi nhà Nguyễn ký hiệp ước Patenotre với Pháp ngày 06/6/1884, với
tư cách đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp đã nhân danh Nhà nước
Việt Nam tiến hành cai quản toàn bộ vùng lãnh thổ, vùng biển, hải đảo; ban
hành các văn bản hành chính nhà nước để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; dựng mốc chủ quyền trên các đảo lớn ở hai quần đảo này; đưa quân
đội ra đồn trú trên các đảo; xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng trên đảo như: đài
khí tượng, hải đăng, trạm phát sóng vơ tuyến điện…; thực hiện và củng cố chủ
quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tổ chức các chuyến
đi nghiên cứu ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; phản đối những hành
động của các nước xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần này; mở rộng

phát triển ngành hàng hải, áp dụng luật biển của chính quốc đối với thuộc địa để
khai thác tài nguyên của Việt Nam…
1.2.2. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt
Nam từ 1945 - 1975
Trong giai đoạn này, nước ta đang tập trung cho chiến tranh giải phóng dân
tộc, giành lại hịa bình trên cả hai miền đất nước. Do đó, chính sách, pháp luật

9


biển trong thời kỳ này chủ yếu là giữ gìn bảo vệ an ninh trên biển, chống xâm
nhập từ phía biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các hải đảo.
- Ngày 07/9/1951, tại Hội nghị hịa bình với Nhật Bản tổ chức ở San
Francisco(Hoa Kỳ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam
Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng
kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ
lâu đời của Việt Nam. Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được
ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không
hề có bất kỳ phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia
tham dự. Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được
khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia
cũng như các chính quyền khơng tham dự bởi những ràng buộc của tuyên cáo
Cairo (27/11/1943) và Tuyên bố Potsdam (02/8/1945). Đây là những văn bản
pháp lý quan trọng liên quan đến việc thực thi chủ quyền biển, đảo, là cơ sở
khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
- Sau Hiệp định Geneva về lập lại hịa bình ở Đơng Dương (20/7/1945),
nước ta bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc và miền Nam với vĩ tuyến 17 0 Bắc
là giới tuyến chia cắt tạm thời.
- Ở miền Bắc, chính sách biển tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội và hỗ

trợ đồng bào miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất nước nhà.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc đã xây dựng các hợp tác
xã nghề cá, các cơ sở nghiên cứu khoa học về đại dương. Trong quan hệ quốc
tế, Việt Nam đã ký với Trung Quốc các hiệp định nghề cá vào các năm 1957,
1960, 1963, Hiệp định nghiên cứu biển trong Vịnh Bắc vào năm 1961 và mở
rộng lãnh hải tới 12 hải lý. Chính sách biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
trong thời gian này mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển,
chưa có được định hướng phát triển, tìm kiếm nguồn lợi từ biển.
- Ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã có những đóng góp
nhất định trong việc xây dựng 4 công ước về biển tại Hội nghị Geneva năm
10


1958. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa duy trì chiều rộng lãnh hải 3 hải lý, mở
rộng phạm vi vùng đánh cá 50 hải lý cho vùng biển thuộc miền Nam Việt Nam;
phân thềm lục địa miền Nam Việt Nam thành 33 lô và tiến hành đấu thầu một số
lô cho các cơng ty dầu lửa nước ngồi vào thăm dò, khai thác; phân chia một số
vùng biển thềm lục địa với một số nước láng giềng ở vùng biển Tây Nam, trong
vịnh Thái Lan và thực công khai, liên tục và thực tiễn các hoạt động thực thi và
bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể:
+ Năm 1956, Sở hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu thương công nghiệp miền Nam
tổ chức cuộc khảo sát trên 4 đảo Hoàng Sa, Quang ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng.
+ Ngày 22/02/1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giữ 82 người
Trung Quốc đổ bộ lên các đảo: Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa trong quần
đảo Hồng Sa.
+ Năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa một lần nữa khẳng định
quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, đáp lại đòi hỏi chủ quyền của
Malaysia và Philippines về quần đảo Trường Sa.
+ Năm 1973, chính quyền Việt Nam cộng hịa sáp nhập các đảo: Trường
Sa, An Bang, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn,

và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Viện Khảo
cứu Nông nghiệp thuộc Bộ phát triển Nơng nghiệp và Điền địa của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa tiến hành khảo sát đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa.
Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia của chính quyền Việt Nam cộng hịa tiến
hành khảo sát nguồn tài nguyên phosphate ở quần đảo Hoàng Sa.
+ Ngày 19/1/1974, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã tun bố lên án
Trung Quốc xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hồng Sa.
+ Ngày 14/2/1974 chính phủ Việt Nam Cộng hịa đã tun bố tái khẳng
định quần đảo Hồng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
- Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

11


- Tháng 9/1975, đồn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Khí tượng Thế giới ở Colombo (Sri
Lanca) đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu Tổ chức Khí
tượng Thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hồng Sa của Việt Nam trong
danh mục các trạm khí tượng của Tổ chức Khí tượng Thế giới.
1.2.3. Chính sách và pháp Luật khẳng định chủ quyền Biển, Đảo Việt
Nam từ 1975 đến nay
- Giai đoạn 1976 - 1986 (Giai đoạn định hình xây dựng chính sách biển
quốc gia):
+ Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), Đảng
và Nhà nước Việt Nam đã đề cập đến một nền kinh tế mới - kinh tế biển: " xây
dựng ngành hải sản nước ta thành một ngành công nghiệp quan trọng… phát
triển nhanh đội tàu biển, quản lý tốt hệ thống cảng biển".
+ Ngày 12/5/1977, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về các vùng biển Việt

Nam: vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng
đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh
hải Việt Nam và thềm lục địa.
+ Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm
1980, 1992 và 2013 đều quy định: " Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm
đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo". Cùng với qui định này, chiến lược
tiến ra biển của Việt Nam là một bước dài trong việc xác định các vùng biển
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam.
+ Ngày 29/1/1980, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành hai nghị định quan trọng liên quan đến chính sách biển của
Việt Nam là: Nghị định số 30-CP về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt
trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định
số 31-CP quy định việc tàu thuyền đánh cá nước ngoài tiến hành hoạt động
nghề cá của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
12


+ Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982), Đảng đã nêu rõ các
ngành kinh tế biển đóng vai trị quan trọng trong thời kỳ này, đặc biệt là ngành
thủy sản, giao thông vận tải biển.
+ Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Giai đoạn hoạch định và thực thi các
chính sách biển).
+Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), lần thứ VII
(tháng 6/1991), lần thứ VIII (tháng 7/1996), lần thứ IX (tháng 4/2001), lần thứ X
(tháng 4/2006), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
đề cập mạnh mẽ đến vấn đề quản lý, bảo vệ chủ quyền và khai thác tiềm năng

biển, đảo:
* Đại hội Đảng lần thứ VI, đã nhấn mạnh: "Xác định phát triển kinh tế biển
là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta". Đồng thời , Đảng ra chính sách tăng
cường sự hiện diện của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
* Đại hội Đảng lần thứ VII, đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, quyền lợi quốc gia trên biển nước ta
đến năm 2000 là: " từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của biển,
phát triển kinh tế hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ
quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế". Quan điểm mới trong chính sách biển lần
này là quan điểm tổng hợp, toàn diện, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng,
an ninh trên biển.
* Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng tiếp tục nhấn mạnh vị trí và tầm quan
trọng của việc phát triển kinh tế biển. Lúc này, kinh tế biển được nâng lên một
tầm cao mới, mức độ toàn diện hơn: "phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng
cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường
sinh thái biển".
* Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội từ năm 2001 đến năm 2010, trong đó lần đầu tiên đã đưa ra một đề
mục riêng về kinh tế khu vực biển và hải đảo là "Xây dựng và phát triển kinh tế
13


biển và hải đảo , phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu Km 2 thềm lục địa.
Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế biển. Đẩy mạnh ni trồng khai thác, chế biến hải sản, thăm dị, khai
thác và chế biến dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang
du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển
tổng hợp kinh tế và ven biển, khai thác lợi thế của khu vực cửa biển, hải cảng để
tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khai thác. Xây dựng căn cứ
hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi"; "Phát triển mạnh và phát huy vai

trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảo vệ an ninh vùng biển".
* Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã
ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: "Thế kỷ XXI được thế giới xem là "thế kỷ của
đại dương". Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc
xây dựng chiến lược biển. Khu vực Biển Đơng, trong đó có vùng biển Việt Nam,
có vị trí địa - kinh tế địa - chính trị rất quan trọng". Chiến lược Biển Việt Nam
đến năm 2020 đã đề ra hàng loạt phương hướng nhiệm vụ cơ bản và giải pháp chủ
yếu tiến ra biển xa. Đây cũng là chiến lược toàn diện nhằm phát huy mạnh mẽ
hơn nữa vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng, Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều chủ
trương, chính sách và biện pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý nhà nước về
biển; quyết tâm xây dựng thế và lực đủ mạnh, đảm bảo đủ đấu tranh lâu dài, bảo vệ
chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời phát triển thực lực kinh tế biển.
+ Cũng trong thời gian này, Việt Nam tham gia và thực thi các điều ước
quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về tự nguyện thực hiện các
cam kết quốc tế trên cơ sở có đi có lại. Việt Nam thực thi một cách nghiêm túc
các công ước, điều ước, hiệp định quốc tế về biển đảo… mà chúng ta tham gia.
Việc tham gia các điều ước quốc tế về biển khơng chỉ giúp Việt Nam có căn cứ
pháp lý xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển,
thềm lục địa quốc gia mà còn thúc đẩy việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn
bản quy phạm pháp luật trong nước cho phù hợp với các điều ước quốc tế về
14


biển và tình hình thực tiễn của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 73
điều ước quốc tế đa phương về biển.
+ Hiện nay, Việt Nam tiến hành đàm phán giải quyết các vấn đề phân định
các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng. Việt Nam đã phân định
được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan năm 1997; phân định

lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung
Quốc năm 2000; phân định thềm lục địa với Indonesia năm 2003; thỏa thuận
tiến hành hợp tác khai thác chung khu vực thềm lục địa chồng lấng với Malaysia
năm 1992; tham gia ký kết Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông giữa ASEAN
và Trung Quốc (DOC) năm 2002; phối hợp với Malaysia nộp Báo cáo chung về
khu vực thềm lục địa mở rộng ở phía nam Biển Đơng và báo cáo riêng của Việt
Nam về khu vực thềm lục địa ở khu vực phía Bắc Biển Đơng vào năm 2009…
Có thể nói, hệ thống chính sách, pháp luật biển trong giai đoạn hiện nay
tương đối đầy đủ, toàn diện, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện
chiến lược tiến ra biển của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền và lợi ít của
quốc gia ven biển, lợi ít của cộng đồng, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc
tế.
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục nâng cao nhận thức về chủ quyền Biển, Đảo
cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh
- Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay, Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế
độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền, đảo trong quá trình phát triển và
hội nhập quốc tế.
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng
của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo
đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng
chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên
giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Đó là ý

15


chí sắt đá, quyết tâm khơng gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng.

- Thời gian qua, sự biến đổi khơn lường của tình hình thế giới, khu vực và
trên biển Đơng khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên
biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không
ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phịng
tồn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lịng dân, nhất là lực lượng học
sinh có vai trị hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách.
Kết luận chương 1
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị
trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi hợp pháp của Việt
Nam trên Biển Đông là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài và là trách
nhiệm thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng cao cả
đó, địi hỏi phải thường xun qn triệt, nắm vững quan điểm, chủ trương của
Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong tình hình mới.
Giảng dạy về CQBĐ Việt Nam cho học sinh là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ mục tiêu giáo dục toàn diện. qua
nội dung học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về quốc phịng, an
ninh và những lí luận cần thiết, tạo điều kiện tu dưỡng đạo đức và rèn luyện khả
năng lí luận thực tế để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ

GIA TỰ, TỈNH TÂY NINH
2.1. Thực trạng và nguyên nhân nhận thức về CQBĐ Việt Nam của học sinh
Trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh.
2.1.1. Khái quát chung về trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh
Trường THPT Nguyễn Ngô Gia Tự nằm trên địa bàn Ấp Bến Mương, xã
Thạnh Đức, nằm trên trục đường QL22B.
Năm học 2015-2016 trường có 899 học sinh/ 3 khối lớp. Học sinh của
trường phần lớn là con em địa phương các xã Cẩm Giang, Thạnh Đức, Hiệp
Thạnh. Hoàn cảnh kinh tế phần lớn là nơng nghiệp, điều kiện sống khó khăn,
một số học sinh nhà ở khá xa trường…
Nhìn chung tinh thần thái độ học tập của các em chăm ngoan, thực hiện tốt
các nội quy của nhà trường. Tuy nhiên trình độ của các em còn thấp nên chất
lượng học tập của các em cũng như của toàn trường chưa cao so với các trường
khác trong Huyện vì đầu năm học trường tổ chức tuyển sinh qua xét học bạ
không thi tuyên, từ vị trí của trường tới trường điểm của Huyện và trường điểm
của Huyện khác không xa nên đa phần học sinh khá giỏi nộp hồ sơ thi tuyên vào
các trường đó cịn lại là học sinh trung bình, yếu nộp hồ sơ vào trường nên chất
lượng học tập của các em không cao.
- Lịch sử truyền thống nhà trường

+ Ông Nguyễn Văn Nhiều sinh ngày 16 tháng 06 nắm 1874, tại ấp Bến
Mương, xã Thạnh Đức, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh đã hiến 1 hecta để xây
dựng ngôi trường Trung học Tỉnh Hạt Thạnh Đức, đến nay là Trường THPT
Ngô Gia Tự.
+ Trường được thành lập năm 1971, mang tên trường trung học Tỉnh Hạt
Thạnh Đức (Chỉ gồm các lớp cấp II).
+ Năm 1975 trường hợp nhất với các trường trong toàn xã gồm 9 điểm,
trường mang tên: Trường phổ thông cơ sở Thạnh Đức.

17



+ Năm 1980 tách ra hai điểm là Bông Trang và Cầu sắc, trường mang tên
phổ thông cơ sở Thạnh Đức.
+ Năm 1983 tách ra thêm một điểm là Ấp Rộc, trường vẫn mang tên:
Trường phổ thông cơ sở Thạnh Đức.
+ 1986, theo Quyết định số 38/QĐ.UB ngày 9/9/1986 của Ủy Ban huyện
Gò Dầu, trường được mang tên Trường phổ thông cơ sở Ngô Gia Tự.
+ Năm 1988 trường tách cấp I Bến Đình ra, rút học sinh cấp III khu vực xã
Cẩm Giang, Thạnh Đức và Hiệp Thạnh từ trường cấp III Gị Dầu về thành lập
Trường phổ thơng cấp II – III Ngô Gia Tự gồm 15 lớp cấp II và 3 lớp cấp III.
+ Năm 1991 – 1992 tách học sinh cấp III đưa về Gò Dầu, tên trường là
trường phổ thông cấp II Ngô Gia Tự.
+ Năm 1994 – 1995 trường tuyển thêm các lớp cấp III tên trường là:
Trường THPT Ngô Gia Tự (Gồm các lớp cấp II và cấp III).
+ Năm 2003 – 2004 trường tách cấp II ra thành trường THCS Thạnh Đức, chỉ
còn lại các lớp cấp III và trường được mang tên là Trường THPT Ngô Gia Tự
cho đến nay.
+ Với tổng diện tích 10.000m2, gồm diện tích hoạt động ngồi trời là
5.500m2, diện tích hoạt động trong nhà là 4.500m 2 (trong đó diện tích phịng làm
việc là 1.500m2, phịng học là 3.000m2).
Gò Dầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Tỉnh Tây Ninh, tiếp giáp 04
Huyện của Tỉnh Tây Ninh. Có nghĩa trang Trà Võ
* Phía Đơng giáp với huyện Trảng Bàng.
* Phía Tây giáp với huyện Hịa Thành.
* Phía Nam giáp với huyện Bến Cầu.
* Phía Bắc giáp với huyện Dương Minh Châu.
- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên:
Hiện tại trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 53 người,
trong đó:

+ Ban giám hiệu 03 (01 hiệu trưởng; 02 hiệu phó);
+ Nhà trường có chi bộ gồm 20 đảng viên;
18


+ Giáo viên đứng lớp 46 người; Nữ: 25 người;
+ Công nhân viên: 07 người; Nữ: 05 người;
+ Thạc sĩ: 05 người; Nữ 03 người;
+ Hội đồng nhà trường được chia thành 6 tổ chuyên môn. Cụ thể:
* Tổ văn phòng: 07 người;
* Còn các tổ còn lại được chia như bảng 1.1
Bảng 1.1. Thống kê đội ngũ hội đồng sư phạm nhà trường

Tổ TD,
Tổng
GV
46

Tổ Văn

Tổ toán,

Tổ Sử,

tin học

Địa

6
9

- Về học sinh:

6

Tổ Hóa, GDQP&AN,
Sinh

Cơng

GDCD,
Tiếng anh
11

8

Tố Lý,
Nghệ
6

+ Tổng số học sinh toàn trường là 899 học sinh, được biên chế thành 21 lớp.
+ Cụ thể như bảng 1.2
Bảng 1.2. Số lượng học sinh toàn trường
khối
10
11
12
Tổng số

Số lớp
8

7
6
21

Số lượng
350
312
237
899

- Về tổ Thể dục - Quốc phịng - Cơng dân - Tiếng Anh
+ Hiện nay tổ chuyên môn được biên chế: 11 giáo viên trong đó nhóm Giáo
dục cơng dân 3 giáo viên, Tiếng anh 4 giáo viên, Thể dục - Quốc phòng 4 giáo
viên có cả 4 giáo viên tham gia giảng dạy cả 2 mơn có trình độ cử nhân TDTT
và GDQP - AN (chứng chỉ 6 tháng).
+ Trình độ chuyên mơn và tình hình giảng dạy GDQP - AN của trường
THPT Ngô Gia Tự hiện nay được thể hiện theo bảng 1.3
Bảng 1.3. Số lượng và trình độ đào tạo
STT

Họ và Tên

1

Giang Văn Bằng

Giới
tính
Nam


Chức vụ
Giáo viên
19

Dạy
Nơi đào tạo
Mơn GDQP - AN
lớp
Đại học sư phạm TPHCM 10


TD - QP
2

Lê Tấn Thành

Nam

3

Đặng Văn Buônh

Nam

4

Phan Thị Phượng

Nữ


Giáo viên
TD - QP
Giáo viên
TD - QP
Giáo viên
TD - QP

Chứng chỉ GDQP - AN 6
tháng
Đang học lớp VB2
Trường Trần Đại Nghĩa
Đang học lớp VB2
Trường Trần Đại Nghĩa
Đại học sư phạm TPHCM
Chứng chỉ GDQP - AN 6
tháng

11
12
11
10

2.1.2. Thực trạng và nguyên nhân nhận thức về CQBĐ Việt Nam của học
sinh Trường THPT Ngô Gia Tự, Tỉnh Tây Ninh.
a) Ưu điểm:
Việc dạy và học về CQBĐ Việt Nam tại trường THPT Ngô Gia Tự, Tây
Ninh đã đạt được những kết quả cơ bản. Để đạt được những kết quả đó phải nhờ
vào nhiều yếu tố.
- Trước hết, phải nói đến sự đồn kết, gắn bó và sự cố gắng, quyết tâm
của tồn thể nhà trường: Từ Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo cho đến tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên cũng như
các tổ chức đoàn thể khác trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục.
Từ đó giúp cho học sinh nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ Việt
Nam, chính là nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
- Hai là, đội ngũ giáo viên GDQP - AN ln ln đóng vai trò quyết định
trong đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy về CQBĐ và hoàn thành nhiệm
vụ GDQP - AN của trường. Chính vì thế trường đã đầu tư chăm lo bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên của trường là những người có trình độ, có năng
lực, luôn yêu ngành, yêu nghề, tâm quyết với công việc, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, khơng ngại học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện và khắc phục mọi khó
khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Ba là, nhờ vào điều kiện cơ sở vật chất và tài liệu ngày càng được nâng
cao góp phần tích cực vào cơng tác giảng dạy về CQBĐ được đáp ứng.
20


- Bốn là, có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tạo
sự thống nhất cao, học sinh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong
việc học tập về CQBĐ Việt Nam.
Chất lượng của nâng cao nhận thức về CQBĐ được thể hiện ở sự nổ lực
cố gắng phấn đấu của đội ngũ giáo viên và học sinh là một nguyên nhân quan
trọng, là sức mạnh nội lực bên trong. Thái độ học sinh luôn nhận thức sâu sắc về
quan điểm và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ CQBĐ
nước ta; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; thấy rõ âm mưu và thủ đoạn của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong chiến lược "Diễn biến hịa bình",
bạo loạn và lật đổ chống phá cách mạng nước ta. Sự chuyển biến nhận thức của
học sinh được thể hiện qua kết quả học tập của người học. Thể hiện kết quả cụ
thể trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Bảng thống kê kết quả học tập của học sinh

Năm học: 2012 - 2013
Lớp

Sĩ số

11TN

35

11CB1

37

11CB2

41

11CB3

38

11CB4

38

Tổng

189

Giỏi

SL
%
77.
27
1
51.
19
4
17.
7
1
21.
8
1
10.
4
5
65 34.

Khá
SL
%

Trung bình
SL
%

Yếu
SL
%


Kém
SL
%

8

22.9

0

0

0

0

0

0

15

40.5

3

8.1

0


0

0

0

20

48.8

14

34.1

0

0

0

0

14

36.8

16

42.1


0

0

0

0

12

31.6

22

57.9

0

0

0

0

69

36.5

55


29.1

0

0

0

0

4

21


Năm học: 2013 - 2014

Lớp

Sĩ số

11A
11C1
11C2
11C3
11C4
11C5
Tổng


38
39
40
40
38
33
228

Giỏi
SL
%
18 47.3
3
7.7
21 52.5
0
0
0
0
1
3.1
43 18.8

Khá
SL
%
12 31.5
25 64.1
12
30

3
7.5
4
10.5
4
12.1
60 26.3

Trung bình
SL
%
8
21.2
11
28.2
6
15
24
60
27
71
22
66.6
98
42.9

Yếu
SL
%
0

0
0
0
1
2.5
13 32.5
7
18.5
3
9.1
24 10.5

Kém
SL
%
0
0
0
0
0
o
0
0
0
o
3
9.1
3
1.5


Yếu
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Kém
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0

Năm học: 2014 - 2015

Lớp

Sĩ số

11A
11C1
11C2
11C3
11C4
Tổng

39
42
38
43
43
205

Giỏi
SL
%
36 92.3
9
21.4
9
23.7

10 23.3
26 60.5
90 43.9

Khá
SL
%
3
7.7
33 78.6
29 76.3
33 76.7
17 39.5
115 56.1

Trung bình
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0


Năm học: 2015 - 2016

Lớp

Sĩ số

11A1
11A2
11C1
11C2
11C3
11C4
Tổng

36
36
43
45
40
46
246
Nhìn

Giỏi
SL
%
12 33,3
6
16,7

5
11,6
5
11,1
2
5
4
8,7
34 13,8
chung kết quả

Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
21 58,3
3
8,3
0
0
0
0

27
75
3
8,3
0
0
0
0
27 62,8
11
25,6
0
0
0
0
16 35,6
23
51,1
1
2,2
0
0
21 52,5
17
42,5
0
0
0
0
26 56,5

15
32,6
1
2.2
0
0
138 56,1
72
29,3
2
0.8
0
0
học tập của học sinh đều đạt từ mức trung bình trở

lên đó cũng là một sự cố gắng rất lớn của bản thân mỗi em. Một số em đã xác
định được nhiệm vụ học tập và tìm hiểu về CQBĐ, thấy được tầm quan trọng
của việc bảo vệ CQBĐ nên đã tự tìm tịi tài liệu tham khảo. Trước khi đến lớp đã
chịu khó đọc tìm hiểu bài mới trước, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới
và học bài cũ theo cách học của mình.
b) Hạn chế:
Trong quá trình dạy và học việc nâng cao nhận thức về CQBĐ Việt Nam
còn gặp nhiều hạn chế.
22


×