Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.88 KB, 79 trang )

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM CHO HỌC SINH

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Giáo dục và đào tạo
Nghị quyết
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung ương
Xã hội chủ nghĩa

VIẾT TẮT
CNH-HĐH
GD&ĐT
NQ
THCS
THPT
TW
XHCN


1


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

1
7

ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT
MỸ PHƯỚC, TỈNH VĨNH LONG
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước
Truyền thống lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều
Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc,

7
10
11
18

đánh giặc toàn diện
1.1.4. Truyền thống đánh giặc bằng trí thơng minh sáng tạo, bằng

19


1.1
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.

nghệ thuật qn sự độc đáo
1.1.5. Truyền thống đoàn kết quốc tế
1.1.6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo

20

của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam
1.2. Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học sinh Trường

21

THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
1.2.1. Giáo dục và giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học

21

sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
1.2.2. Các nhân tố tác dộng đến giáo dục truyền thống đánh giặc giữ

27

nước cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÁO

33


DỤC TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT
MỸ PHƯỚC, TỈNH VĨNH LONG
2.1. Thực trạng và nguyên nhân giáo dục truyền thống đánh giặc

33

giữ nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ
Phước, tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Vài nét về Trường và học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh

33

Vĩnh Long
2.1.2. Thực trạng giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học

37

sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
2.1.3. Nguyên nhân thực trạng giáo dục truyền thống đánh giặc giữ

48

nước cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
2.2. Một số giải pháp cơ bản giáo dục truyền thống đánh giặc giữ

51

2



nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ
Phước, tỉnh Vĩnh Long
2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp Ủy và Ban Giám hiệu nhà

51

trường về giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh
Long
2.2.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong

53

công tác giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh
Long
2.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở nhà trường

56

trong công tác giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh
Vĩnh Long
2.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền

59

thống đánh giặc giữ nước cho học sinh Trường THPT Mỹ

Phước, tỉnh Vĩnh Long
2.2.5. Kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục truyền

63

thống đánh giặc giữ nước của dân tộc cho học sinh Trường
THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

68
70
72

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Sinh thời,
Bác Hồ đã từng nhắc nhở mọi người dân Việt Nam, muốn yêu nước trước hết
phải hiểu truyền thống lịch sử nước nhà, từ đó mới kế thừa và phát huy truyền
thống cách mạng của cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ln có ý

3


nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là lực lượng trẻ, khỏe, trí tuệ năng động, sáng
tạo, là tương lai, là mùa xuân của đất nước.
Hiện nay do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng xấu

đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho một bộ phận người dân có nhận
thức và hành động sai lệch, xem nhẹ các gia trị truyền thống của dân tộc Việt
Nam trong đó có một bộ phận khơng nhỏ là học sinh có lối sống thực dụng, coi
trọng giá trị vật chất, danh vọng. Các em trở nên lãnh cảm, thờ ơ trước mọi
người, mọi việc. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách để chống
phá Đảng và Nhà nước ta, có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại
chính quyền, đặc biệt mục tiêu chúng ln mn tác động tới là thế hệ trẻ. Từ
thực tiễn chứng minh, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc phần lớn vào thế hệ
trẻ nói chung, học sinh nói riêng. Đất nước ta có thể giữ vững lập trường XHCN
khơng khi thanh niên phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn các giá trị truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Trước những thử thách khắc nghiệt của
cuộc sống, để đảm bảo cho học sinh có thể vượt qua những thử thách nói trên
chúng ta phải chuẩn bị hành trang cho các em, trong đó khơng thể thiếu truyền
thống đánh giặc của dân tộc, những truyền thống đầy tự hào và vẻ vang trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trong những năm qua Trường THPT Mỹ Phước luôn quan tâm đến công
tác giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh
trong toàn trường và đạt được những kết quả bước đầu, các em đã ý thức được
trách nhiệm của mình đối với q hương đất nước, có nhiều thế hệ học sinh sau
khi tốt nghiệp ra trường các em hầu hết đều thành đạt, việc làm ổn định. Tuy
nhiên trong công tác giáo dục truyền thống từ thực tế công tác dạy học tại
Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập
như: chủ yếu coi trọng dạy kiến thức cho học sinh, mà chưa chú ý đến việc giáo
dục đạo đức, giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước. Do đó, ít hay nhiều
cũng ảnh hưởng đến tâm lý và cách suy nghĩ của các em. Nhận thức được điều
đó, bản thân là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phịng – an ninh tơi
khơng chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cho học biết được những truyền thống quí
4



báo của dân tộc Việt Nam, để từ đó hình thành cho các em ý thức trách nhiệm
đối với quê hương đất nước. Từ thức tế cho thấy việc đánh giá đúng thực trạng,
đưa ra một số giải pháp để giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long là một vấn đề
cấp thiết hiện nay. Chính vì lý do đó tơi chọn đề tài: “Giáo dục truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ
Phước, tỉnh Vĩnh Long” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam thì đã có rất nhiều tác giả, cơng trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau. Cụ thể như:
Vũ Đức Tho (2014), “Khoa Văn hóa Ngoại ngữ, Trường Sĩ quan Chính trị,
Giáo dục truyền thống trong quân đội đáp ứng nhiệm vụ cách mạng hiện nay,
Tạp chí cộng sản”. Bài viết đưa ra tầm quan trọng của việc giáo dục truyền
thống quý báu của dân tộc và Quân đội, từ đó đỏi các tổ chức lực lượng trong
tồn qn phải thường xuyên làm tốt công tác này. Song song đó dựa trên những
nhân tố tác động đến thế hệ trẻ nói chung, thanh niên trong quân đội nói riêng
tác giả đưa ra những điểm chú ý khi thực hiện công tác giáo dục truyền thống
cho quân nhân nhằm đáp ứng yêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như thực
hiện nhiệm vụ sẵng sàn chiến đấu và chiến đấu.
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương( 0/6/2014), “Nâng cao chất lượng
giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên huyện Gị Cơng Tây tỉnh Tiền
Giang”. Bài viết khái qt được vai trị của cơng tác giáo dục truyền thống cách
mạng cho thanh niên ở huyện Gị Cơng Tây đã góp phần bồi dưỡng cho thế hệ
trẻ lịng u nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu đồng bào, yêu quê hương
làng xóm; nêu cao tinh thần cảnh giác đấu tranh phịng, chống âm mưu “Diễn
biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, công tác giáo
dục truyền thống cách mạng cho thanh niên vẫn còn hạn chế, bất cập như: chậm
đổi mới về nội dung còn dàn trải, chưa thường xuyên cập nhật; hình thức,
phương pháp giáo dục chưa đa dạng, phong phú, còn một bộ phận thanh niên chỉ

5


quan tâm phát triển kinh tế chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động chính trịxã hội, thậm chí thờ ơ các hoạt động xã hội của địa phương, đất nước. Từ những
hạn chế của công tác giáo dục truyền thống cách mạng trong thời gian qua bài
viết đưa ra các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục truyền cách
mạng cho thanh niên trong thời gian sắp tới.
ThS. Nguyễn Thị Hồng Ninh - Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Hà
Tĩnh (2015), “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức
cách mạng và truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam cho sinh viên Trường Đại
học Hà Tĩnh”. Tác giả nêu vai trị của cơng tác tun truyền giáo dục đạo đức
cách mạng và truyền thống lịch sử của dân tộc cho sinh viên. Từ đó tác giả nêu
ra các hình thức phương pháp tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức cách
mạng cho sinh viên như: công tác tuyên truyền giáo dục được thực hiện một
cách có hệ thống, phát huy những thế mạnh về công tác chuyên môn của nhà
trường; Lồng ghép nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống và truyền
thống dân tộc cho sinh viên trong xây dựng nội dung chương trình, bài giảng;
Nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức và truyền thống dân tộc phải đảm bảo tính
lý luận, thực tiễn và phù hợp với ngành nghề đạo tạo để giúp sinh viên liên hệ
vận dụng một cách thiết thực với chuyên môn của mình.
Lê Minh Vụ (2006), “Đổi mới giáo dục Quốc phòng trong hệ thống giáo
dục quốc gia”, Đề tài cấp Nhà nước. Tác giả đã khái quát và đánh giá đúng
chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân
còn nhiều hạn chế và từ đó yếu cầu cấp thiết là phải thực hiện có hiệu quả
cơng tác đổi mới. Tác giả đưa ra nhóm giải pháp để đổi mới giáo dục quốc
phịng. Trong đó tôi cảm thấy tâm đắc với giải pháp phát huy tính chủ động
sáng tạo của người học, trong q trình giảng dạy đổi hỏi mỗi người giáo viên
phải chú ý tới từng đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp và
hiệu quả cao nhất.
“Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho

thanh, thiếu niên tỉnh Nghệ An”, Nxb Nghệ An, 2004, do Tiến sĩ. Đoàn Minh
Duệ làm chủ biên. Đề tài đã xác định đúng chất lượng của công tác giáo dục
6


truyền thống cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Nghệ An là chưa cao. Từ đó
đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho
thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay.
Các công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau về truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về giáo dục truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ
Phước, tỉnh Vĩnh Long. Do đó, tơi chọn đề tài “Giáo dục trùn thớng đánh
giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước,
tỉnh Vĩnh Long”
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học sinh Trường
THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng về dục truyền thống đánh
giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước,
tỉnh Vĩnh Long.
Đề ra một số giải pháp nhằm giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho
học sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
*Khách thể nghiên cứu: Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân
tộc Việt Nam cho học sinh THPT.
*Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân
tộc cho học sinh THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long thông qua dạy học môn

GDQP - AN.
6. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học
sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long.
Giới hạn về thời gian: từ năm 2012 đến 2016.
7


7. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
Tác giả đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử
và lơgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; điều tra xã hội học.
8. Đóng góp của đề tài
Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam.
Làm tài liệu nghiên cứu, bổ sung vào phương pháp giảng dạy sau này và
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống đạo đức và ý thức trách
nhiệm cho học sinh Trường THPT Mỹ Phước trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
9. Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT MỸ PHƯỚC,
TỈNH VĨNH LONG


9


1.1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
1.1.1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta phải chống lại
kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần
yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ơng cha ta đã đánh
thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như
chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa...
Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nước và truyền
thống đánh giặc của dân tộc ta lại được hun đúc và phát huy lên một tầm cao
mới. Đảng đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc ta đánh thắng kẻ thù xâm
lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lẫy
lừng năm châu, trấn động địa cầu.
Từ thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã khẳng định một
chân lý: “Dựng nước phải đi đơi với giữ nước”. Chân lí đó đã trở thành truyền
thống quý báu của dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển bền vững đất nước.
Thực tiễn cho thấy, thời đại nào nếu gắn chặt dựng nước đi đối với giữ
nước, xây dựng đất nước với quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú binh
cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững.

10


Thực tế bài học dựng nước đi đôi với giữ nước trong lịch sử dân tộc được
Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một tầm cao mới, thành tư
tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp dựng nước đi đôi với giữ nước được tiến hành
trong lúc đất nước hịa bình cũng như khi có chiến tranh. Ngay sau khi đất nước

vừa giành được độc lập 9/1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã kiêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây dựng và
củng cố quốc phòng, mà nhờ đó đất nước đã vượt qua những khó khăn vơ cùng
lớn, đất nước đã nhanh chóng vượt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử
năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương được củng cố,
lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và
dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng và Bác Hồ chủ trương:
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vựa chặn đánh làm giảm tốc độ tiến công của kẻ
thù ở phía Nam đất nước, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phương kháng
chiến. Mục tiêu chiến lược của cách mạng lúc này là phải tiêu diệt cho được cả
ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

11


Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng nước và giữ nước trong lịch sử,
Đảng ta và Bác Hồ đã phát huy sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ của
quốc tế, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ đánh thắng thực dân Pháp xâm lược
giải phóng Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lươc,
tư tưởng chỉ đạo dựng nước đi đôi với giữ nước lại được Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây
dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà. Trong đó, Bác xác định rõ “Xây dựng miền Bắc là cái nền, cái góc để
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Nhờ tư tưởng, đường lối và nhiệm
vụ chiến lược đúng đắn của Đảng, quân, dân ta đã xây dựng miền Bắc vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,
quốc phịng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao. Quân đội và Công an bước vào xây dựng
chính quy, trang bị ngày càng hiện đại, các cơng trình quốc phịng được xây

dựng và củng cố, tạo sức mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam... Có
sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc
tế, quân và dân ta đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.

12


Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thẳng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học
dựng nước đi đối với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc của
Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng
ta phát triển lên tầm cao mới. Cương lĩnh xây đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.
Trong khi đạt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta cũng luôn
luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”. Hội nghị lần thứ Tám
Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX của Đảng đã ra Nghị quyết chuyên đề về
“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan
điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm này cần được hiểu, đời sống kinh tế - xã hội là gốc của quốc
phòng, an ninh; xây dựng kinh tế xã hội là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ
Tổ quốc. Gốc này có vững chắc thì quốc phịng, an ninh mới vững. Biểu hiện
của vững chắc là ổn định và phát triển. Chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại không phải là để răn đe mà để phòng
ngừa; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ Đảng, Chính quyền và nhân dân. Điều quan trọng là chăm lo xây

dựng mọi mặt đất nước ngày càng mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục các nguy
cơ bất ổn về chính trị, kinh tế, đặc biệt là các vấn đề xã hội bức xúc, tạo mơi
trường hịa bình và ổn định. Nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống cịn là xây
dựng, chỉnh đốn Đảng. Sự vững mạnh hay yếu kém của Đảng liên quan đến vận
mệnh đất nước. Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khác chính là
nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng chính là tự
bảo vệ; ngược lại bảo vệ tốt lại tạo điều kiện để xây dựng tốt.

13


Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam,
chúng ta vẫn gặp phải nhiều thách thức, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn
biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Trong những vấn đề
phước tạp nói trên khơng thể không kể đến việc kẻ địch thực hiện âm mưu
“Diễn biến hịa bình”, “Bạo loạn lật đỗ” chúng thức hiện nhiều chiêu bài khác
nhau như: vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền.... Song đó, vấn đề cũng chưa
đựng nhiều yếu tố gây mặt ổn định là tình hình Biển Đông đe dọa đến an ninh
khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay chúng ta lại càng thấm thía hơn câu nói của Bác:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”, cấu nói càng làm tơ thấm thêm truyền thống “Dựng nước đi đôi với giữ
nước” trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Trùn thớng lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, hầu như các cuộc chiến
tranh đều diễn ra trong hoàn cảnh hết sức chênh lệch. Kẻ thù là những nước lớn,
có khả năng huy động lực lượng, trang bị và chi viện lớn cho chiến tranh. Ngược
lại, nước ta nhỏ, dân khơng đơng, khả năng huy động qn đội có hạn, kinh tế
thường xuyên chiến tranh tàn phá nặng nề.
Sự chênh lệch tiêu biểu:

Thế kỷ XI trong cuộc chiến tranh chống Tống, nhà Lí có 10 vạn qn – kể
thù có 30 vạn chênh lệch gấp 3 lần.
Thế kỷ XIII kháng chiến chống qn Mơng – Ngun, nhà Trần có 20 – 30
vạn quân, kẻ thù có 50 – 60 vạn chênh lệch khoảng 3 lần.
Thời chống Thanh, Quang Trung có 10 vạn, kẻ thù có tời 29 vạn quân
chênh lệch khoảng 3 lần.
Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ so sánh về lực lượng và đặc biệt là về
trang bị vũ khí ta thua kém rất nhiều.
Nhưng cuối cùng, mọi thế lực xâm lược, bất kể thế lực to lớn như thế nào
cũng không thắng được dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước
của mình.
14


Lịch sử hơn bốn nghìn dựng nước và giữ nước, dẫu kẻ thù là ai đi nữa, lắm
mưu nhiều kế, dù là những đội quân lừng danh trên thế giới, vẫn không tránh
khỏi thất bại thảm hại tại Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn hiểu địch – hiểu ta,
biết tận dụng thời cơ, phát huy hết sở trưởng của mình, phát động tổng khởi
nghĩa đúng lúc, vận dụng cách đánh riêng của minh buộc địch phải đi theo cách
đách của ta, biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng thắng số
lượng, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân đánh giặc giữ nước.
Vì thế, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số
lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc, đã trở thành
truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
quân sự, Đảng và Nhà nước ta chú trong tời việc xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh làm nền tảng vững chắc cho việc xây dựng quân đội đủ về số lượng
và đẩy nhanh về chất lượng. Với tình hình cụ thể của đất nước trong giai đoạn
hiện nay chúng ta cũng phải vận dụng triệt để tư tưởng “Lấy nhỏ chống lớn, lấy
ít địch nhiều” cho phù hợp và được nâng lên trong một tầm cao mới.

1.1.3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, tồn dân đánh giặc,
đánh giặc tồn diện
Nói về vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân Trần Hưng Ðạo phút lâm
chung đã đúc kết những triết lý nền tảng đó thành lời dặn dị Ðức vua Trần Anh
Tông: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
Nguyễn Trãi, qua thực tiễn 10 năm theo phò Lê Lợi kháng chiến chống giặc
Minh, đã minh định, sáng tỏ: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “Lật
thuyền mới biết dân như nước. Cùng nói về vai trị của nhân dân sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân
dân”, “Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”.
Có nhận thức được vai trị to lớn của quần chúng nhân dân thì mới phát huy hết
sức mạnh của nhân dân đánh bại được những tên cướp nước. Từ đó mà ơng cha
ta đã hun đúc nên truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh
giặc, đánh giặc toàn diện nhằm mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
15


tộc vững mạnh, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân, xây
dựng và củng cố thế trận quốc phịng tồn dân kết hợp chặt chẽ với xây dựng và
củng cố thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Trong điều kiện đất nước luôn phải đương đầu với kẻ thù xâm lược thì
truyền thống tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân để giải phóng dân tộc
và bảo vệ đất nước đã được hình thành từ lâu. Như các cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng (năm 40 – 43), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542 – 544), khởi nghĩa Mai
Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767)... đều là các cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh nhân dân. Các cuộc chiến tranh ở các triều đại Trần, Lê... đều là các
cuộc chiến tranh do giai cấp phong kiến lãnh đạo. Cuộc chiến tranh do Nguyễn
Huệ lãnh đạo, lúc đầu là cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân nhằm lật đỗ
triều đại phong kiến trong nước, về sau trỡ thành cuộc chiến tranh nhân dân
chống lại sự xâm lược của nhà Thanh (Trung Quốc).

Từ công cuộc giữ thành Cổ Loa của An Dương Vương đến các cuộc khởi
nghĩa chống ách đơ hộ, tồn dân được huy động để đánh giặc, thậm chí lực
lượng qn sự khơng được tổ chức hoàn toàn riêng biệtvới nhân dân. Đặc biệt
cách đánh này phù hợp với trang bị kim khí thơ sơ, rất gần với sử dụng công cụ
lao động sản xuất thường ngày của người dân nên dễ dàng trong việc trận đánh
kẻ thù xâm lược. Về mục tiêu, khi giành độc lập là giành độc lập cho cả dân tộc
chứ không phải chỉ riêng cho một giai cấp nào nên được sự ủng hộ và hăng hai
tham gia của nhân dân.
Thời Lý – Trần, cuộc chiến tranh toàn dân diễn ra trong điều kiện quốc gia
có độc lập chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội, vừa
trực tiếp tham gia đánh giặc giữ nước, bảo vệ kinh thành. Nghệ thuật dựng binh
là lấy dân làm chỗ dựa vững chắc. Cả nhà Lý và nhà Trần đều xây dựng chế độ
binh dịch theo hướng “Ngụ binh ư nơng”, qn lính triều đình chia phiên về sản
xuất và khi có chính biến thì mọi tầng lớp được gọi ra để phục vụ quân đội bảo
vệ đất nước. Việc xây dựng lục lượng vũ trang đều theo cách thức xây dựng lực
lượng gồm nhiều thứ quân để huy động rộng rãi nhân dân tham gia trực tiếp
chiến đấu, cụ thể như: quân chủ lực của triều đình, quân các lộ (quân của các
16


vương hầu), dân binh (hương binh các làng xã, thổ binh của các bản, nguồn,
động...). Lực lượng được tổ chức và duy trì hợp lý, phân cơng phối hợp chặt chẽ
giữa quân triều đình, quân các lộ và dân binh, đồng thời huy động được nhân
dân tham gia đúng thời cơ.
Sức dân cũng được huy động mạnh mẽ trong xây dựng thế trận và các
tuyến phịng thủ, nhân dân ln sát cánh sẵn sàng chiến đấu cùng các thứ quân.
Nhân dân cả nước tự giác thực hiện kế thanh giả diệt nguồn lương thảo của giặc
làm hậu thuẩn cho triều đình và trực tiếp tham gia đánh giặc tại chỗ... Đặc biệt,
huy động cao nhất sức dân, các đời vua thời Lý – Trần đều chủ trương “khoan –
giản – an – lạc”(nghĩa của bốn từ trên là “Khoan” nghĩa là tha bỏ lực dịch, bãi

miễn mọi sự trưng tập sức dân vô lý, cởi nới cho họ tự do làm ăn sinh sống.
“Giản” nghĩa là hình thức cai trị phải giản dị, quan phải gần dân, bộ máy phải
gọn nhẹ. “An” có nghĩa là sự cơng bằng, bởi hễ ở đâu có bất cơng tất sinh mâu
thuẫn, loạn lạc xảy ra, hỏi làm sao có cảnh thanh bình. “Lạc” là mục đích cuối
cùng của sự cai trị, làm sao cho dân chúng trẻ già trai gái đều hoan hỉ, tình
nguyện theo mình để chung sức giữ vững nền độc lập), cởi cới sức dân để làm
“Kế sâu rể bền gốc”.
Về nghệ thuật dùng binh, chiến tranh toàn dân thời Lý – Trần được thể hiên
rất rõ qua việc vận hành thế trận phòng thủ, phòng ngự, tổ chức cho quân và dân
thực hành chiến đấu trên các tuyến phòng thủ nhiều tầng hoặc đánh địch rộng
khắp. Việc lập kế liên kết giữa kinh thành với các vùng phụ cận đã tạo được hậu
phương chiến lược cho chiến tranh toàn dân. Chính vì vậy, qn nhà Lý chiến
đấu trên tuyến sơng Cầu ln an tâm ở phía sau đã có hậu phương cực mạnh là
kinh thành Thăng Long; còn nhà Trần, tuy phải rút lui chiến lược nhưng nhân dân
ta đã tích cực góp phần cùng qn triều đình tạo thế “Vườn khơng nhà trống”, tạo
thế chuyển hóa dần lực lượng để phản công chiến lược. Do vậy, nhân dân ta đã
huy động tối đa để phục vụ chiến đấu trên phòng tuyến (thời Lý), cũng như trực
tiếp và phối hợp nổi dậy giành lại chính quyền làm chủ đất nước (thời Trần).
Khởi nghĩa Lam Sơn kiến lập nhà Hậu Lê là cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn
dân dành lại độc lập dân tộc, nhân dân và lực lượng vũ trang phối hợp trên nhiều
17


lĩnh vực khá tồn diện, tính chất vĩ nhân và tính chất vi dân bộc lộ rõ ràng hơn
và được kết hợp khá sâu sắc. Trên thực tế, toàn bộ sự nghiệp Lam Sơn được dựa
vào dân để phát động khởi nghĩa và nêu cao đại nghĩa, từ nhân dân mà xây
dựng, phát triển lực lượng. Khi còn yếu thế, nghĩa quân luôn được nhân dân nôi
dưỡng, đùm bọc, che chở. Khi đã lớn mạnh, đủ sức chiếm các thành các vùng thì
nhân dân hết lịng ủng hộ, nơ nức đóng góp sức người, sức của và làm hậu thuẩn
tinh thần to lớn. Sở dĩ có thể thực hiện được điều đó là nhờ chính sách vi dân

nhất qn của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, với tư tưởng chủ đạo “Việc nhân nghĩa cốt
ở an dân”. Trên thực tế, nghĩa quân ở thời kỳ xây dựng lực lượng đã thực hiện
tốt vai trị “Đội qn cơng tác”, sẻ chia gánh nặng cùng dân lo xây dựng hậu
phương, căn cứ địa kháng chiến; khi đánh chiếm kho lương của giặc đều chia
cho dân để bồi dưỡng sức dân. Chính sách bình công ban thưởng cả nước, miễn
thuế cho dân sau chiến thắng, nhất là kế sách “Ngoại giao mềm” để dân yên ổn
làm ăn... đều thể hiện tinh thần vì dân sâu sắc.
Về nghệ thuật quân sự và phát triển cách đánh của chiến tranh giải phóng
tính chất tồn dân được thể hiện rất đậm nét. Nghệ thuật mở đầu chiến tranh vừa
đánh, vừa xây dựng lực lượng nên cách đánh du kích là chủ yếu và theo lực
lượng vũ trang thật sự đóng vai trị nồng cốt cho cuộc kháng chiến manh nha
dáng dấp của kháng chiến “Trường kỳ, toàn dân, tồn diện”. Chính dựa được
vào dân, nên nghĩa qn khơng những vượt qua thời kỳ nguy hiểm cịn chuyển
hóa lực lượng, xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến vừa mạnh, thực
hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Đặc biệt, khi nghĩa quân đã đủ lực lượng kháng chiến và thời cơ tiến ra Bắc
vây thành Đông Quan thì đơng đảo nhân dân trong kinh thành đã cùng nghĩa
quân giăng “Thiên la địa võng”, thực hiện “Mưu phạt tâm công”, các đội dân
binh, thổ binh vừa ủng hộ hết mình, vừa trực tiếp tự vũ trang cùng nghĩa quân
diệt tan viện binh địch tại Chi Lăng, buộc Vương Thông ở Đông Quan phải đầu
hàng, nghệ thuật kết thúc chiến tranh theo hướng thực hiện chính sách ửng xử
nhân văn với tù binh gây lại hòa hiếu với nhà Minh cũng chỉ thành công khi
được sự ủng hộ đồng tình, sẻ chia của nhân dân, nhất là nhân dân Thăng Long
18


đã từng phải chịu đựng gian khổ, hy sinh hàng chục năm dưới ách đô hộ tàn bạo
của quân Minh xâm lược.
Chiến tranh bảo vệ đất nước thời Tây Sơn được phát triển từ cuộc khởi
nghĩa nông dân chống áp bức phong kiến thành cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ

Tổ quốc, trong đó lực lượng vũ trang làm nồng cốt. Đây thật sự đã là cuộc chiến
tranh của dân, bởi người lãnh đạo là thủ lĩnh nông dân, tôn chỉ là chống áp bức
cường quyền để cải thiện đời sống nhân dân, lực lượng khởi nghĩa chính là nơng
dân mặc áo lính, là nhân dân nổi dậy chống thù trong (dưới danh nghĩa phù Lê)
và chống giặc ngoài (đánh tan các đạo quân xâm lược Xiêm, Mãn Thanh). Đây
cùng là cuộc chiến tranh tồn dân: dân tự nguyện đóng góp sức người sức của,
dân hậu thuẫn, dân ủng hộ, nơi dưỡng, dân trực tiếp cầm vũ khí phối hợp với
nghĩa quân đánh giặc trên mọi mặt trận.
Đặc biệt, cuộc chiến tranh tồn dân được bộc lộ ở nhiều khía cạnh: khi thì
cuộc khởi nghĩa nơng dân nhằm mục đích lật đổ Trịnh – Nguyễn, thống nhất đất
nước, thống nhất dân tộc, xây nên chế độ mới theo tôn chỉ cơi nới sức dân; khi
thì đánh quân xâm lược Mãn Thanh nhằm đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen
răng, đánh chi sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, vì độc lập dân tộc và sự tồn
vong của nền văn hiến nước Việt; sau chiến thắng, chính sách giao hảo với nhà
Thanh và ban hành một số chính sách nhằm khuyến dân của vua Quan Trung
cũng chính là sự thể hiện chính sách vì dân.
Cuộc chiến tranh tồn dân trong thời kỳ này cũng có những bước phát triển
mới. Trước hết, để có thể dựa vào lịng dân nhằm bình định Bắc Hà, Bắc Bình
Vương Nguyễn Huệ đã coi cuộc chiến thu phục nhân tâm hơn là các đồn tiến
cơng qn sự. Bởi lẽ, mặc dù ý chi “phá Trịnh phục Lê” lúc này đang cháy bỏng
trong nhân dân và các nhân sĩ Bắc Hà, nhưng sự nguy hại về một thứ “Giặc cỏ”
(chi quân Tây Sơn) từ phía Nam ra chưa thể làm cho nhân dân Bắc Hà chào đón
đội quân Tây Sơn. Lần đầu tiên quân ra Bắc để đại phá quân xâm lược Mãn
Thanh lại khác, Nguyễn Huệ đã đủ uy tín lên ngơi Hoàng đế

, đặt hiệu Quang

Trung, Quang Trung vừa hành binh thần tốc, vừa phát triển lực lượng như vũ
bão nhờ nhân dân cả nước, nhất là nhân dân Bắc Hà, đã thuận theo và hết lòng
19



ủng hộ. Đặc biệt, trận “Rồng Lửa Thăng Long” quét sạch 20 vạn quân Thanh chỉ
sau 5 ngày do quân dân sở tại phối hợp chặt chẽ với đại quân Tây Sơn đã mang
dáng dấp nghệ thuật tác chiến chiến lược: kết hợp tổng tiến cơng của binh đồn
chủ lực với nổi dậy rộng khắp của nhân dân, toàn dân đánh giặc. Đó là một tài
tình của vua Quang Trung biết tập hợp sức mạnh của toàn dân để tạo thành một
sức mạnh to lớn đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trước khi có Đảng Cộng
Sản Việt Nam ra đời cũng được coi là “Chiến tranh toàn dân một nửa”, tức là chỉ
thể hiện ở phía nhân dân (có tiếng nói ủng hộ của một số nhân vật chủ chiến
trong triều đình”, cịn hầu hết triều đình đứng ngồi cuộc. Chính việc khơng thể
phát động chiến tranh tồn dân đã làm cho nhà Nguyễn từng thất bại, phải dần
cắt đất cầu hòa và cuồi cùng hồn tồn sụp đổ. Cũng có những nhân vật trong
phái “chủ chiến” để lại tấm gương trung liệt như phong trào Cần Vương, song
thế thất bại của triều đại phong kiến Việt Nam thời suy tàn trước chủ nghĩa thực
dân đang nổi lên khắp thế giới là tất yếu. Điển hình như cuộc tử thủ thành Hà
Nội, cách thức hoạt động quân sự kém hiệu quả vì thiếu chổ dựa là nhân dân, chỉ
dựa vào thành cao, hào sâu để cố thủ nên bị động, không chịu nổi sức cơng phá
của đại bác qn thù.
Về phía nhân dân, ngay từ đầu đã tự lập các đội vũ trang chống Pháp, vệ
làng xã, phố phường, tiến hành các hoạt động du kích gây rối quân pháp, sẵn
sàng đem lược lượng hỗ trợ quan quân giữ thành... Nhiều nét mới về tổ chức lực
lượng, tư tưởng vận động cách mạng và kháng chiến xuất hiện, như dựa dân giữ
hiểm địa để tiến tới đánh vào Hà Nội (khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Bãi Sậy);
lập kế hoạch phối hợp giữa đánh chiếm bằng lực lượng quân sự với nổi dậy của
nhân dân; thực hiện vận động đánh địch càn quét (hai trận Cầu Giấy).
Chiến tranh toàn dân bảo vệ và giải phóng đất nước trong Cách mạng
Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh tồn dân đã
có sự phát triển nhảy vọt về chất, khơng chỉ về đường lối mà cịn trong bối cảnh

thế giới đã thay đổi toàn diện so với cuộc kháng chiến trước. Trong thời đại hỏa
khí, đối thủ là cường quốc thực dân trang bị hiện đại, khơng có sự ngang bằng
20


về cơng nghệ vũ khí như trước. Về dường lối, chiến tranh tồn dân khơng chỉ
gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn phải tranh thủ được sự ủng hộ
của quốc tế và người dân ngay tại chính quốc của đối phương.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, trong suốt 15 năm, phong trào Việt
Minh đã đi sâu bám sát vào trong quần chúng nhân dân, tạo cơ sở rộng khắp
trong các tầng lớp nhân dân, khi thời cơ đến, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền nổ ra tại Hà Nội và ở tất cả các địa phương khác đều là cuộc nổi
dậy đồng loạt của quần chúng nhân dân nhằm tạo khí thế áp đảo, cịn lực lượng
vũ trang đóng vai trị sẵn sàng ứng chiến ngầm và trên thực tế chưa có sung đột
đổ máu. Nhìn nhận về cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, có thể
thấy nó nằm trong hình thái tổng thể của chiến lược “Tận dụng chiến tranh đế
quốc để giành thắng lợi cho cách mạng vô sản”, nhất là từ khi Phát xít Nhật hất
cẳng Pháp tại Đơng Dương, ở một khía cạnh nhất định, sự kiện này đã lơi cuống
Việt Nam vào vịng xốy của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã thể hiện đầy đủ khi Hà Nội nổ súng mở
đầu phong trào tồn quốc kháng chiến. Cũng theo đó, chiến tranh nhân dân trong
thời đại mới là sự kế thừa và phát triển của chiến tranh toàn dân trong các giai
đoạn trước.
Chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến
tranh tồn dân có sự phát triển cao về chất cả về điều kiện mới – chiến tranh
nhân dân bảo vệ Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến tranh giải phóng
ở Miền Nam, lẫn đối tượng tác chiến – siêu cường quốc số một thế giới là Mỹ.
Đến thời kỳ này, lý luận “chiến tranh nhân dân” đã định hình rõ nét và đã phát
huy tác dụng to lớn. Đặc biệt hơn, nếu trong kháng chiến chống Pháp, Hà Nội
khởi đầu cho chiến tranh nhân dân giải phóng thì trong kháng chiến chống Mỹ,

Hà Nội khởi đầu cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dân cả nước khơng chỉ đóng góp sức người, sức của cho hoạt động
chiến đấu của lực lượng vũ trang, mà còn trực tiếp tham gia chiến tranh. Ở miền
Bắc, đó là hoạt động phịng thủ dân sự, phục vụ chiến đấu và vũ trang chiến đấu,
tạo lưới lửa phịng khơng nhân dân nhiều tầng và rộng khắp chống chiến tranh
21


phá hoại của khơng qn Mỹ. Ở Miền Nam, đó là sự đối mặt trực tiếp với Mỹ
và Chư Hầu của mọi tầng lớp nhân dân, từ các cụ già, em nhỏ đến những đội
quân tóc dài, những đội biệt động thành, trên tất các địa hình rừng núi, thành thị,
nơng thơn; bằng tất cả các hình thức đấu tranh sáng tạo và địn quyết định là
cuộc tiến cơng thần tốc của các binh đoàn chủ lực tiến vào Sài Gòn – Gia Định
với sự nổi dậy của quần chúng nhân dân. Đã làm nên chiến thấng vang dội, đập
tan hoàn toàn kế hoạch xâm lược của đế quốc Mỹ, đưa dân tộc Việt Nam bước
vào một kỹ nguyên mới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
1.1.4. Truyền thớng đánh giặc bằng trí thơng minh sáng tạo, bằng nghệ
thuật quân sự độc đáo
Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh
thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì Tổ quốc, mà cịn bằng trí thơng minh sáng
tạo, bằng nghệ thuật qn sự độc đáo.
Mưu trí sáng tạo được thể hiện trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của
cuộc đấu tranh giữ nước, tài thao lược kiệt xuất của dân tộc ta. Chúng ta biết lấy
nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cao thắng số
lượng đông, tự tạo vũ khí có trong tay, cướp súng giặc để giết giặc, phát huy uy
lực của mọi thứ vũ khí có trong tay, biết kết hợp nhiều cách đánh thích hợp.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân,
nghệ thuật quân sự tồn dân đánh giặc.
Lịch sử ơng cha ta đã có nhiều cách đánh địch độc đáo, Lí Thường Kiệt
biết “tiên phát chế nhân”, rồi lui về phòng ngự vững chắc và phản công đúng

lúc, Trần Quốc Tuấn biết “dĩ đoản chế trường”, biết chế ngự sức mạnh của kẻ
địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi. Thời Lê Lợi, biết đánh lâu dài,
từng bước tạo thế lực, tạo thời cơ giành thắng lợi. Thời Quang Trung biết đánh
thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng, khiến hơn 29 vạn
quân Thanh không kịp trở tay.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, các lực lượng vũ trang đã cùng toàn dân đứng lên đánh giặc bằng mọi
phương tiện và hình thức. Kết hợp đánh địch trên các mặt trận quân sự, chính trị
22


và binh vận. Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy, kết hợp ba thứ quân: bộ
dội chủ lưc, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Đánh địch trên cả ba vùng
chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Nghệ thuật quân sự của ta tạo ra một
hình thái chiến tranh cài răng lược, xen kẻ triệt để giữa ta và địch; buộc quân
địch phải phân tán, đơng mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, ln bị động đối phó theo
cách của ta.
Đánh địch bằng trí thông minh, sáng tạo, với nghệ thuật quân sự độc đáo
của mình, dù kẻ thù từ phương Bắc hay từ châu Âu, Mĩ đến, dù chúng có tiềm
lực kinh tế, đơng qn, có trang thiết bị hiện đại, lắm mưu mô xảo quyệt đến
mấy cũng không thể phát huy được sở trường và sức mạnh vốn có của chúng
trên chiến trường của ta; buộc chúng phải đánh theo cách của ta là đánh lâu dài,
đánh địchở mọi lúc, mọi nơi tạo cho địch tâm lý hoan mang lo sợ và cuối cùng
đều chịu thất bại thảm hại.
Dám đánh, biết đánh và biết thắng giặc bằng mưu trí và nghệ thuật quân sự
độc đáo là một đặc điểm nổi bật của truyền thống đánh giặc của dân tộc ta.
1.1.5. Truyền thống đồn kết q́c tế
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta ln có sự đồn kết với
các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước trên thế giới, vì độc lập dân tộc
của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn.

Cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật, nhất là cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước của nhân dân ta, đã tạo được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế
lớn lao. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng là thắng lợi
của tình đồn kết chiến đấu nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Tinh thần đồn kết đó là chổ dựa vững chắc cho mỗi dân tộc trong cuộc đấu
tranh giành và củng cố nền độc lập của mình.
Nhờ thực hiện đường lối đồn kết quốc tế đúng đắn, nên cuộc kháng chiến
của nhân dân ta đã giành được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân các
nước anh em, trước hết là nhân dân Liên Xô và Trung Quốc, của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào độc lập dân tộc và nhân dân u
chuộng hịa bình, cơng lí trên tồn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp, Mĩ.
23


Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung đã trở thành truyền thống, là một
nhân tố thành công trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cũng như trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.6. Trùn thớng mợt lịng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đứng lên lật đỗ ách thống trị
của chế độ phong kiến, thực dân: Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành lại độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả
nước lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đọan cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
1.2. Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học sinh Trường
THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long
1.2.1. Giáo dục và giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước cho học
sinh Trường THPT Mỹ Phước, tỉnh Vĩnh Long

a. Khái niệm giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung là “Hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ
năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu”. Giáo dục thường diễn
ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học. Bất
cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm
nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Giáo dục trong
lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người tích luỹ được kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm lao động, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết
cho nhau. Giáo dục ban đầu được thể hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay
trong lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng
phát triển lên thì giáo dục cũng nhờ thế mà vận động phát triển cho phù hợp với
24


xã hội, các loại hình hoạt động của xã hội ngày càng mở rộng thì giáo dục theo
phương hướng trực tiếp khơng cịn phù hợp mà địi hỏi phải có một phương thức
giáo dục hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường được
thực hiện một cách chuyên biệt ra đời ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu
phát triển của xã hội. Bởi thế, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng
trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Nhu cầu đó là nguồn gốc
phát sinh của hiện tượng giáo dục. Giáo dục là cơ hội giúp cho mỗi cá nhân phát
triển toàn diện, cơ hội để hoàn thiện bản thân. Ban đầu giáo dục diễn ra một
cách tự phát theo lối quan sát bắt chước, về sau giáo dục diễn ra một cách tự
giác, có kế hoạch, có tổ chức theo mục đích định trước và trở thành một hoạt
động có ý thức. Ngày nay, giáo dục trở thành hoạt động đặc biệt, đạt tới trình độ
cao về tổ chức, nội dung, phương pháp và trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển nhanh chóng của xã hội lồi người, nhờ có giáo dục xã hội khơng ngừng

phát triển và giáo dục được Đảng và Nhà nước ta coi là “Quốc sách hàng đầu”.
Có thể xem xét giáo dục theo các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ. Thế hệ trước truyền đạt các kinh nghiệm lịch sử - xã hội
cho thế hệ sau và thế hệ sau lĩnh hội các kinh nghiệm đó để tham gia vào đời
sống xã hội, lao động sản xuất và các hoạt động khác. Sự truyền đạt và lĩnh hội
các kinh nghiệm đã được tích luỹ trong q trình lịch sử phát triển của xã hội
lồi người là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã
hội. Muốn duy trì xã hội tiến bộ, thế hệ sau phải lĩnh hội tất cả những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội mà thế hệ trước đã tích luỹ và truyền đạt đồng thời làm
phong phú thêm các kinh nghiệm đó.
Thứ hai, giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình
thành cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết.
Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử Giáo dục là hiện tượng ra đời gắn
liền với tiến trình đi lên của xã hội. Một mặt nó phản ánh trình độ phát triển của
lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử, mặt khác nó lại tác động
tích cực vào sự phát triển của lịch sử. Giáo dục phù hợp với trình độ phát triển
25


×