Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn Thần Sa Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

ĐIỀN THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ
GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN
THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ "Nghiên cứu đề xuất một số
nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn Thần Sa - Phượng
Hồng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Ngun" là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê


Sỹ Trung. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn

Điền Thị Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khóa 18, từ năm
2010 - 2012.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học,
các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý
báu đó.
Trước hết, tác giả xin dành tình cảm chân thành của mình tới PGS .TS.
Lê Sỹ Trung - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức viên chức Ban quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, UBND xã Thượng Nung,
UBND huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và
triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp

đỡ của người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 2012
Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................... 4
1.1. Khái niệm đồng quản lý .......................................................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
1.2.1. Tính pháp lý về quản lý rừng đặc dụng ........................................... 5
1.2.2. Đồng quản lý nhằm kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên với sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững ................................................ 7
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 7
1.3.1. Đồng quản lý rừng đặc dụng vận dụng khoa học tiên tiến kết
hợp kiến thức bản địa ...................................................................... 7
1.3.2. Đồng quản lý rừng đặc dụng giải quyết mâu thuẫn giữa lợi

ích Quốc gia và lợi ích các bên liên quan ....................................... 7
1.3.3. Đồng quản lý rừng đặc dụng với chiến lược xóa đói giảm nghèo........ 8
1.4. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước ........................................................ 8
1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 10
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG .................. 14
2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Thần Sa - Phượng Hồng .................... 14
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 14
2.1.2. Địa hình .......................................................................................... 14
2.1.3. Khí hậu ........................................................................................... 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv
2.1.4. Thực trạng kinh tế .......................................................................... 15
2.1.5. Kinh tế - xã hội .............................................................................. 15
2.1.6. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội ..................................................... 16
2.2. Tình hình kinh tế, xã hội xã Thượng Nung ........................................... 17
2.2.1. Lịch sử hình thành xã Thượng Nung ............................................. 17
2.2.2. Dân số ............................................................................................ 18
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................. 18
2.2.4. Tình hình dân sinh ......................................................................... 19
Chƣơng 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 21
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 21
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 21
3.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 21

3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 21
3.2.1 Đối tượng ........................................................................................ 21
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp ............................................. 22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................. 23
3.4.3. Xử lý số liệu ................................................................................... 25
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26
4.1. Thực trạng tài nguyên rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng ..................................................................................... 26
4.1.1. Thảm thực vật rừng ........................................................................ 26
4.1.2. Hiện trạng khu hệ thực vật ............................................................. 29
4.1.3. Hiện trạng khu hệ động vật ............................................................ 31
4.1.4. Thực trạng một số loài động - thực vật quý hiếm.......................... 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên
nhiên Thần sa - Phượng Hoàng ........................................................... 36
4.2.1. Sự phụ thuộc của người dân vào rừng ........................................... 36
4.2.2. Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
- Phượng Hoàng ............................................................................ 39
4.2.3. Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng từ năm 2009 - 2011 ................... 41
4.2.4. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác quản
lý bảo vệ rừng tại khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng .............. 42

4.3. Phân tích các bên liên quan ................................................................... 44
4.3.1. Phân tích mối quan tâm và vai trị của các bên liên quan .............. 44
4.3.2. Phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan ..... 49
4.4. Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng
dân cư tại xã Thượng Nung liên quan đến công tác quản lý rừng ....... 52
4.4.1. Trong đời sống hàng ngày và sản xuất nông nghiệp ..................... 53
4.4.2. Trong khai thác sử dụng lâm sản ................................................... 53
4.5. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý
rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng .................... 55
4.5.1. Đề xuất một số nguyên tắc ............................................................. 55
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng .............................. 59
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 76
1. Kết luận .................................................................................................... 76
2. Tồn tại ...................................................................................................... 78
3. Kiến nghị .................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân


BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

KBT

Khu bảo tồn

BQL

Ban quản lý

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

BVR

Bảo vệ rừng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSNG


Lâm sản ngồi gỗ

XTTS

Xúc tiến tái sinh

TVVP

Tang vật vi phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích đất theo mục đích sử dụng xã Thượng Nung ................. 20
Bảng 4.1: Các kiểu thảm thực vật có tại khu Thần Sa - Phượng Hoàng ........ 27
Bảng 4.2: Thành phần thực vật khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng ......... 29
Bảng 4.3: Danh sách các họ giàu loài tại Thần Sa - Phượng Hồng .............. 30
Bảng 4.4: Thành phần Động vật có xương sống Khu BTTN Thần Sa Phượng Hoàng ................................................................................. 31
Bảng 4.5: Danh lục các loài động vật quý hiếm tại KBTTN Thần Sa Phượng Hoàng ................................................................................. 32
Bảng 4.6: Kết quả điều tra một số loài động vật khu vực nghiên cứu ............ 34
Bảng 4.7: Mức độ khai thác gỗ của các hộ gia đình ....................................... 37
Bảng 4.8: Nhu cầu sử dụng một số loại lâm sản phổ biến trong khu vực ...... 38
Bảng 4.9: Thu nhập bình quân hộ ................................................................... 38
Bảng 4.10: Tổng hợp nhu cầu chi phí của hộ trong năm ................................ 39
Bảng 4.11: Thu nhập trung bình một hộ từ tài nguyên rừng .......................... 39
Bảng 4.12: Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2009 - 2011 ...... 41

Bảng 4.13: Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan ........... 44
Bảng 4.14. Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác đồng quản lý ................ 50
Bảng 4.15. Khung giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng ....... 73
Bảng 4.16. Nhu cầu sử dụng vốn giai đoạn 2013 - 2015 ................................ 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất theo mục đích sử dụng xã Thượng Nung ................. 20
Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy BQL khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng ........ 40
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ VENN - vai trò của các đối tác trong quản lý rừng
khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng ................................................. 46
Sơ đồ 4.3. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy hội đồng đồng quản lý rừng ........ 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội, trong đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong việc duy
trì các chu trình tuần hồn tự nhiên và sự cân bằng sinh thái, là cơ sở của sự
sống còn, sự thịnh vượng và bền vững của con người cũng như của trái đất
nói chung. Chính vì thế trong những thập kỷ vừa qua, nhiệm vụ bảo tồn đa

dạng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã
trở thành mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng thế giới, điều này được thể
hiện trong tuyên bố của Hội nghị môi trường đầu tiên ở Stockhoml năm 1972
và công ước bảo vệ đa dạng sinh học năm 1993.
Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khởi xướng và phát động chiến dịch trồng cây từ năm 1959,
trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằng việc ban hành nhiều văn
kiện mang tính chất pháp lý liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học, như Luật
Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường,
Kế hoạch hành động đa dạng sinh học… và tham gia các Công ước Quốc tế.
Với đặc điểm diện tích tự nhiên trải dài trên gần 15 vĩ độ (8 020’ 22022’ vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102010’ - 109020’ kinh độ Đơng), địa
hình đa dạng, biến đổi từ độ cao 3.143 m cho đến âm dưới mực nước biển,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, là nơi hội tụ của các luồng thực vật di cư… Việt
Nam là một trong những nước được đánh giá có tính đa dạng cao về các hệ
sinh thái rừng, đa dạng loài…Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó ngun nhân chính là mất rừng đang đe dọa nghiêm trọng đa dạng
sinh học. Năm 1943, diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha tương đương độ
che phủ 43%, đến năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 9,18 triệu ha, tương đương
độ che phủ 27,2% [13], từ năm 1990 đến nay nhiều chủ trương, đường lối của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước diện tích rừng Việt Nam khơng
ngừng tăng lên, tính đến 31 tháng 12 năm 2010 diện tích rừng cả nước là
13.388.075 triệu ha tương đương độ che phủ 39,5%. Trong đó, rừng tự nhiên

10.304.816 triệu ha, rừng trồng 3.083.259 triệu ha [5] nhưng chất lượng rừng chưa
được cải thiện nhiều, một số lồi thực vật, động vật có nguy cơ bị diệt chủng.
Hệ thống rừng đặc dụng được coi là chiến lược bảo tồn thiên nhiên lâu
dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài động - thực vật đang bị đe
dọa. Hiện Việt Nam có 145 khu rừng đặc dụng, trong đó có 30 vườn Quốc
gia, 57 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài và 45 khu bảo tồn cảnh
quan với tổng diện tích 2,292 triệu ha [14].
Khác với rừng sản xuất và rừng phòng hộ, việc thành lập, xây dựng kế
hoạch và tổ chức quản lý rừng đặc dụng thường được tiếp cận một chiều từ
trên xuống, chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến vai trị và vị trí
của các bên liên quan, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản
lý bảo vệ rừng chưa nhịp nhàng, thiếu chặt chẽ dẫn đến có lúc, có nơi khó
khăn, lúng túng trong chỉ đạo, triển khai quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, trong
khi đó tiềm năng quản lý bảo vệ rừng trong xã hội chưa được khai thác, chưa
khuyến khích thu hút được các lực lượng tham gia một cách tích cực trong
cơng tác quản lý bảo vệ rừng. Mặt khác, bảo tồn thiên nhiên thường mâu
thuẫn với những lợi ích kinh tế trước mắt của cộng đồng dân cư, dẫn đến tại
một số khu rừng đặc dụng tình trạng chặt phá rừng, khai thác, săn bắt động
vật trái phép vẫn xẩy ra, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của các
khu rừng đặc dụng.
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tình trạng khai
thác vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng, săn bắn, bẫy động vật,
khai thác khoáng sản vẫn thường xuyên xảy ra, mặc dù Ban quản lý Khu bảo
tồn và các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đã có nhiều nỗ lực [3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





3
Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với cơng tác quản lý bảo vệ rừng
đặc dụng nói chung và quản lý rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hồng nói riêng, đó là cần phải khai thác được sức mạnh
tổng hợp của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Để thực
hiện được vấn đề này cần phải đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý rừng
hiện nay, tìm ra được tồn tại, khó khăn, thách thức; phân tích, đánh giá được
tiềm năng, khả năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan để từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp, sát đúng với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, luật
pháp Nhà nước hiện hành.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - Phượng Hoàng xuất phát từ lý luận và thực tiễn, với sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Lê Sỹ Trung tôi thực hiện luận văn Thạc sĩ khoa học
Lâm nghiệp, với chủ đề “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải
pháp đồng quản lý tại khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hồng, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Ngun”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Khái niệm đồng quản lý
Khái niệm đồng quản lý hay hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên
(Comanagement of Protected Areas) được nhiều tác giả định nghĩa, sau đây là
một số khái niệm thường được dùng trong các nghiên cứu về đồng quản lý.
Rao và Geisler, định nghĩa đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết

định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý
tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới
một mục mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng
minh tự nguyện”.
Borrini - Feyerabend, đưa ra khái niệm về đồng quản lý các khu bảo
tồn (Protected Areas) là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng
nhau thỏa thuận chia sẻ những chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một
vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới dạng tình trạng bảo vệ.
Wild và Mutebi, lại cho rằng đồng quản lý là một quá trình hợp tác
giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc quản lý
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác, các bên liên quan;
nhà nước hay tư nhân cùng nhau thông qua một hiệp thương, xác định sự
đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp
mà các đối tác đều chấp nhận được.
Andrew W.Ingle và các tác giả, 1999 cho rằng đồng quản lý được coi
như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên
cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công
nhận mà hầu hết những người sử dụng tài ngun chấp nhận được. Q trình
đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm sốt việc sử
dụng tài ngun.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
Borrini - Feyerabend, khái niệm về đồng quản lý như là một dạng hợp
tác trong đó có hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định
và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý quyền và trách nhiệm về một

vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định. Đồng
thời với mục tiêu về văn hóa, chính trị việc đồng quản lý là nhằm tìm kiếm sự
“cơng bằng” trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Qua các khái niệm của các tác giả nói trên, đồng quản lý rừng Khu bảo
tồn được hiểu như sau: Đồng quản lý rừng Khu bảo tồn là sự tham gia của hai
hay nhiều đối tác vào công tác quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn, trong đó
trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của các đối tác được thống
nhất thông qua thảo luận trên cơ sở khả năng, năng lực của các bên và không
trái với pháp luật hiện hành, Công ước Quốc tế Nhà nước đang tham gia,
nhằm đạt mục tiêu chung quản lý tài nguyên rừng Khu bảo tồn tốt hơn, vừa
thỏa mãn mục tiêu riêng của từng đối tác.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Tính pháp lý về quản lý rừng đặc dụng
Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 [18], quy định tổ chức quản lý rừng đặc
dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt cho hộ gia đình chưa có điều kiện di chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo
vệ, giao khốn đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ
gia đình cá nhân sinh sống ổn định trong khu vực đó để bảo vệ và phát triển
rừng, UBND tỉnh có thẩm quyền giao đất cho thuê đất vùng đệm đối với hộ
gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nghiên cứu thí nghiệm về
lâm nghiệp.
Điều 50, 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [19], quy định tổ
chức quản lý rừng đặc dụng, khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và
phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6
được thực hiện theo quy chế quản lý rừng, không gây thiệt hại đến mục tiêu
bảo tồn và cảnh quan của khu rừng; được khai thác các cây đổ gãy, các loài
lâm sản ngoài gỗ trừ các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cấm khai thác
theo quy định của Chính phủ.
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 [11] của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Tại mục 3, Điều 15 quy
định tổ chức cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng đặc dụng mà cấp Bộ
hoặc UBND tỉnh không thành lập Ban quan lý khu rừng, có trách nhiệm tổ
chức quản lý khu rừng được giao; ban quản lý khu rừng đặc dụng có năng lực
và điều kiện phát triển du lịch sinh thái, được thành lập một bộ phận trực thuộc
để thực hiện nhiệm vụ này, theo hình thức bước đầu là đơn vị sự nghiệp có thu;
ban quản lý khu rừng đặc dụng huy động vốn, lồng ghép nguồn vốn; Nhà nước
khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.
Nghị định số 23/2004/NĐ - CP [9] về việc hướng dẫn thi hành luật bảo
vệ phát triển rừng; Điều 5, 6 quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp huyện và xã;
Nghị định số 99/2009/NĐ - CP ngày 2/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản. Trong đó quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Luật Đa dạng sinh học năm 2008, quy định sự đa dạng về nguồn đầu tư
bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
Thông tư 70/2007/TT-BNN-KL ngày 1/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và
phát triển rừng trong cộng đồng dân cư bản, làng, buôn, thôn, ấp;
Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam đến năm 2010.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
1.2.2. Đồng quản lý nhằm kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên với sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững
Để phát triển kinh tế xã hội con người phải khai thác tài nguyên thiên
nhiên, trong đó có tài nguyên rừng, trong khi đó bảo tồn là bảo vệ và tạo điều
kiện cho chính bản thân nó phát triển hơn, như vậy ở một góc độ nào đó bảo
tồn mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này
thì đồng quản lý là giải pháp hữu hiệu, nó đảm bảo cho con người khai thác
nguồn tài nguyên một cách hợp lý, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế nâng
cao đời sống, kinh tế - xã hội phát triển nguồn lực để bảo tồn phát triển rừng
đặc dụng được tốt hơn.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Đồng quản lý rừng đặc dụng vận dụng khoa học tiên tiến kết hợp
kiến thức bản địa
Rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng
quản lý, đây là đội ngũ có kiến thức khoa học kỹ thuật trong quản lý bảo vệ
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; các bên tham gia (các bên liên quan tham gia
đồng quản lý) đặc biệt cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội họ là
những người có kinh nghiệm, hiểu biết về khu rừng, khi vận dụng một cách
sáng tạo những kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến thì cơng tác quản lý
bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
1.3.2. Đồng quản lý rừng đặc dụng giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích Quốc
gia và lợi ích các bên liên quan
Lợi ích rừng đặc dụng mang lại thường mang tính Quốc gia, Quốc tế.
Hiệu quả khó có thể đo đếm và phải mất nhiều thời gian mới phát huy hiệu

quả, trong khi đó cộng đồng dân cư quan tâm đến rừng đặc dụng thường với
mục tiêu ngắn hạn, phục vụ nhu cầu cuộc sống trong một thời gian, thời điểm
nhất định. Trên thực tế giữa thì lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân; giữa lợi ích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
lâu dài và lợi ích trước mắt thường khơng hồn tồn đồng nhất, để giải quyết
hài hịa vấn đề này thì đồng quản lý rừng có tính khả thi cao.
1.3.3. Đồng quản lý rừng đặc dụng với chiến lược xóa đói giảm nghèo
Các khu rừng đặc dụng thường được quy hoạch thành lập ở vùng sâu
vùng xa, nơi mà đời sống của người dân đang gặp khó khăn và sự phụ thuộc
vào rừng của người dân lớn hơn ở nơi khác, nếu việc quản lý bảo vệ rừng đặc
dụng chỉ được thực hiện bởi các ban quan lý rừng đặc dụng, vơ hình dung đã
gây khó khăn hơn cho người dân sống gần rừng tìm kiếm cơ hội nâng cao đời
sống vật chất. Trong khi đó, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là
những vùng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt. Đồng quản lý rừng là phương
thức quản lý tạo cơ hội cho các bên liên quan trong đó có cộng đồng người
dân tham gia nhiều hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng
sinh học, đồng thời tạo nguồn thu nhập hợp pháp và thường xuyên; nâng cao
đời sống vật chất tinh thần, như vậy đồng quản lý rừng đặc dụng góp phần
xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
1.4. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nƣớc
Đồng quản lý hay hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên
(Comanagement of Protected Areas) lần đầu tiên được biết đến ở Ấn Độ sau
đó Châu Phi, Châu Mĩ và đã được nhiều tác giả nghiên cứu, hệ thống lại.

Năm 1996 [28], Wild và Mutebi đã nghiên cứu hợp tác quản lý tại
Vườn Quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda,
trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu hợp tác giữa Ban quản lý Vườn quốc
gia và cộng đồng dân cư; hai bên thỏa thuận ký kết quy ước cho phép người
dân khai thác bền vững một số lâm sản, đổi lại có nghĩa vụ tham gia bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Như vậy phương thức đồng quản lý ở đây
là giữa Ban quản lý Vườn với cộng đồng người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
Năm 1999 [27], trong bài viết của Sherry, E.E về Vườn Quốc gia Vutul
ở Canada, tác giả đã đề cao vai trị của sự liên minh giữa chính quyền, thổ dân
và Ban quản lý Vườn Quốc gia trong việc huy động lực lượng tham gia quản
lý kết quả mang lại thật khả quan công tác bảo tồn được thực hiện tốt hơn, giá
trị của Vườn quốc gia tăng lên. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp kiến thức bản
địa với mục tiêu bảo tồn, Ban quản lý Vườn chuyển giao kỹ thuật bảo tồn, xây
dựng các mơ hình phát triển kinh tế cịn người dân thực hiện các mơ hình đó.
Sự hợp tác đã giải quyết hài hịa giữa chính sách của chính quyền và bản sắc
truyền thống của người dân.
Schuchemann [26], đã nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Andringitren
thuộc Nước Cộng hòa Madagascar, để thực hiện quản lý Vườn quốc gia
Chính phủ Madagascar đã có Nghị định đảm bảo quyền của người dân trong
Vườn quốc gia như sau: Quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên rừng
phục hồi để sử dụng tại chỗ, giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng… đổi lại
người dân phải tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái. Đồng quản lý
ở đây đã có nhiều bên tham gia hơn bao gồm cả đơn vị quản lý du lịch trong

vườn và chính quyền địa phương.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad [24], tại Khu bảo tồn Hoàng gia
Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một
số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. 30% 50% lợi ích thu được từ du lịch sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động kinh tế xã
hội của cộng đồng; nghiên cứu này chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên
rừng phục vụ du lịch ở vùng đệm.
Trong báo cáo của Moenieba, Isaacs và Najma Mohamed [23] về “Hợp
tác quản lý với người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận động” đã nghiên cứu các
hoạt động hợp tác quản lý tại Vườn Quốc Gia Richtersveld. Cộng đồng người
dân ở đây là người di cư từ vùng khác đến, chủ yếu làm nghề khai thác Kim
cương, cuộc sống khó khăn, nhận thức về bảo tồn thiên nhiên chưa cao trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
khi đó cơng việc của họ làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của Vườn Quốc
gia, Ban quản lý Vườn Quốc gia đã đề xuất phương thức hợp tác quản lý với
cộng đồng người dân, dựa trên hương ước quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng
dân cư. Theo đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của
mình, cịn chính quyền và Ban quản lý Vườn Quốc gia hỗ trợ người dân xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội.
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan được đánh giá là Quốc gia có nhiều
thành cơng trong cơng tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu
rừng bảo vệ. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên
rừng thường thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia
quản lý khu bảo tồn. Poffenberger, M. và Mc Gean, B. 1993 trong báo cáo
“Liên minh cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm

tại Vườn Quốc gia Dong Yai nằm ở vùng Đông Bắc và khu rừng phịng hộ
Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Đây là những vùng quan trọng đối với công tác
bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cũng là vùng có nhiều đặc điểm độc đáo
về kinh tế, xã hội, về thể chế của cộng đồng người dân địa phương trong quản
lý và sử dụng tài nguyên. Tại Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả
năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp
với Cục Lâm nghiệp Hoàng Gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn
định về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong
khu vực. Họ khẳng định rằng nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và
chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành cơng trong việc kiểm sốt
các hoạt động khai thác quá mức tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và
tác động tới mơi trường.
1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Đồng quản lý tài nguyên rừng là một khái niệm khá mới ở Việt Nam.
Theo một số tài liệu [16], [17], [21], khái niệm đồng quản lý rừng lần đầu tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
được đưa vào Việt Nam năm 1997, tại khóa tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và
phát triển” (Integrated Conservation and Development - ICD) tổ chức tại
Vườn Quốc gia Cát Tiên do Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tài trợ, sau đó
khái niệm này tiếp tục được giới thiệu trong một số khóa tập huấn về bảo tồn
thiên nhiên của các dự án được các tổ chức quốc tế tài trợ.
Năm 2002 [20], Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả đã có
nghiên cứu phối hợp quản lý và bảo tồn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
Các tác giả đánh giá nghịch lý về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý

và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản thuộc vùng đệm Khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Luông. Nghiên cứu này đã đưa ra một số phân tích về sự
phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng và đánh giá một số thể chế,
chính sách hiện có đối với cơng tác quản lý rừng đặc dụng.
Năm 2003 [15], Hội thảo để thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Xai
Lai Leng do cộng đồng quản lý được tổ chức tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ
An, tại hội thảo nhiều ý kiến tham luận và trao đổi của các nhà quản lý, các
chuyên gia về một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn.
Năm 2003 [16], Nguyễn Quốc Dựng đã có nghiên cứu về đồng quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, nghiên cứu đã có đánh giá giá trị đa
dạng sinh học của Khu bảo tồn, tiềm năng đồng quản lý của các bên liên
quan, bao gồm: Chính quyền xã Tà Bhinh, cộng đồng dân tộc Cơ Tu, Kiểm
Lâm, UBND huyện; đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý.
Đồng quản lý ở đây là sự hợp tác giữa Ban quản lý vườn, chính quyền và
cộng đồng người dân.
Năm 2004, Nguyễn Quốc Dựng cho rằng: đồng quản lý khu bảo tồn
thiên nhiên là quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối tác có mối
quan tâm tới nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn, nhằm đạt được một thỏa
thuận thống nhất về quản lý vừa đáp ứng mục tiêu chung là bảo tồn thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được phù hợp với từng
đối tác.
Năm 2006, Vũ Đức Thuận đã nghiên cứu đề xuất đồng quản lý Khu
bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La, nghiên cứu đã phân tích các bên liên

quan và đề xuất một số nguyên tắc, giải pháp để tiến tới tổ chức đồng quản lý
rừng Khu bảo tồn.
Năm 2009, Nguyễn Xuân Hoan đã nghiên cứu đồng quản lý khu bảo
tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, nghiên cứu đã phân tích các bên liên quan và
phong tục tập quán thể chế chính sách của người dân và đề xuất nguyên tắc,
giải pháp để tổ chức đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.
Ngày 2 tháng 2 năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số
126/QĐ-TTg về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định và
vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc thí điểm này sẽ tạo cơ sở
cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chia sẻ lợi ích, quyền và
nghĩa vụ của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng với cộng đồng địa phương
theo nguyên tắc đồng quản lý nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững
rừng đặc dụng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân sống
ở trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm khu rừng đặc dụng.
Nhu cầu đồng quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam nói chung và Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hồng nói riêng rất lớn, các dự án đã,
đang và sẽ thực hiện rất cần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn để đưa ra
được các nguyên tắc và giải pháp thực hiện các nguyên tắc về đồng quản lý
phù hợp với điều kiện từng khu rừng đặc dụng, từng vùng sinh thái.
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã có một số
nghiên cứu nhưng chủ yếu tập trung đánh giá về mức độ đa dạng sinh học và
giá trị bảo tồn của khu, ngoài ra Nguyễn Xuân Tùng (2010) đã nghiên cứu và
đề xuất một số giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng tại khu bảo tồn nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





13
nghiên cứu chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra các biệp pháp quản lý bảo vệ rừng ở mặt
tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và tăng cường thực
thi pháp luật. Do vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu đồng quản lý tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hồng, trong đó tập trung đánh giá thực
trạng công tác quản lý bảo vệ rừng; phân tích vai trị, khả năng, tiềm năng hợp
tác cũng như mâu thuẫn giữa các bên liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh
giá đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý Khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hồng, góp phần giải quyết những khó
khăn trong cơng tác quản lý rừng Khu bảo tồn.
Qua tổng quan nghiên cứu các vấn đề về đồng quản lý trong và ngoài
nước nhận thấy các nghiên cứu trước đây, phần lớn các tác giả chủ yếu tập
trung nghiên cứu đồng quản lý giữa Ban quản lý khu bảo tồn với cộng đồng
dân cư sống trong và gần rừng, chưa có nhiều chú ý đến các cơ quan, tổ chức
khác có mối quan tâm hoặc có chức năng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Qua đó đề tài nghiên cứu sẽ mở rộng thêm hướng nghiên cứu tới các cơ quan
tổ chức khác có mối quan tâm, có chức năng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn
và vùng lân cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG
2.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng
2.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nằm cách thành phố
Thái Nguyên 40 km về phía Đơng Bắc, có tọa độ địa lý:
Từ 21o45'12'' đến 21o 56'30'' vĩ độ Bắc
Từ 105o51'05" đến 106o08'38" kinh độ Đơng
Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Ngun.
Phía Bắc giáp xã Sảng Mộc và huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn.
Phía Đơng giáp xã Nghinh Tường và huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Phía Nam giáp xã Thần Sa huyện Võ Nhai.
2.1.2. Địa hình
Khu bảo tồn thuộc vùng núi cao nằm phía Đơng Bắc của tỉnh Thái
Ngun, địa hình chia cắt hiểm trở, núi đá chiếm gần 87% diện tích khu bảo
tồn. Khu vực thuộc phần cuối cùng phía Nam của dãy Ngân Sơn bắt đầu từ
Bắc Kạn. Độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 700m.
2.1.3. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, một năm chia thành 2
mùa, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Số giờ nắng trung bình năm là 1.560
giờ năm cao nhất là 1.750 giờ năm thấp nhất là 1.470 giờ. Chế độ ẩm với
lượng mưa trung bình năm là 1.750mm, năm cao nhất tới 2.450mm năm thấp
nhất 1.250ml. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng
bốc hơi bình quân năm 885mm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15
lượng bốc hơi lớn thường xảy vào các tháng 12 và tháng 1, gây nên tình trạng

khơ hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân. Độ ẩm khơng
khí trung bình năm từ 82% giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%.
Độ ẩm khơng khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Ở các thung
lũng sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất
hiện 1 - 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của
động thực vật [1].
2.1.4. Thực trạng kinh tế
Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân
trong khu vực còn ở mức thấp. Sản lượng lương thực bình quân gần 500
kg/người/năm. Thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo
trong khu vực là 1.921 hộ, chiếm 38,97% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn,
người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ, khai thác vàng... để
kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một trong những nguyên nhân
chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và chất lượng [1].
2.1.5. Kinh tế - xã hội
2.1.5.1. Dân số và Lao động
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2011, dân số trong vùng là
20.895 nhân khẩu, sinh sống tại 4.929 hộ gia đình, trên địa bàn 66 xóm bản,
thuộc 6 xã và 1 thị trấn, mật độ dân số trong vùng bình qn là: 45
người/km2. Phân bố dân cư khơng đều, đa số các xóm bản tập trung ở thung
lũng, gần sơng suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường
giao thông.
Tổng số lao động trong vùng là 9.351 lao động chiếm 44,75% dân số,
trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu chiếm trên 85%; lao động thuộc các
ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





16
2.1.5.2. Dân tộc và phong tục tập quán canh tác
Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H'mơng.
Ngồi ra cịn một số dân tộc khác có ít người như Cao Lan, Sán Dìu. Dân tộc
Tày có số dân đơng nhất chiếm 42,4%. Tiếp đến là dân tộc Dao 23,4%. Dân
tộc Nùng chiếm 16,0%. Dân tộc Kinh chiếm 10,7%. Dân tộc H’mông chiếm
7,4%. Các dân tộc còn lại chỉ chiếm 0,1%.
Cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập,
trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục
tập quán canh tác khác nhau.
2.1.6. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội
- Giao thông: Hệ thống giao thơng trong vùng chưa phát triển. Tồn bộ
hệ thống giao thơng chỉ có gần 150 km đường ơ tơ. Trong đó có 59 km đường
nhựa và bê tơng, đường cấp phối (19,21km) và còn lại là đường đất. Tất cả
các xã trong vùng đều đã có đường ơ tô đến được trung tâm xã. Tuy nhiên
chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa
mưa lũ. Ngồi ra cịn hàng trăm km đường mịn dân sinh trong các xã, xóm
bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất lượng xấu.
- Thủy lợi: Do địa hình trong khu vực phức tạp, chủ yếu là núi đá, bị
chia cắt mạnh nên đa phần các thửa ruộng nằm trong các thung lũng, diện tích
nhỏ, việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu rất khó khăn.
Theo số liệu điều tra khảo sát các xã trong vùng, hệ thống kênh mương
đã xây dựng được gần 20 km, trong đó có 1 km kênh mương cứng. Hiện nay,
một số đoạn kênh mương đã xuống cấp và hiệu suất sử dụng các cơng trình
này chưa cao. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Thời gian tới
cần kiểm tra, tu sửa, nâng cấp và xây dựng thêm hệ thống kênh mương để
phục vụ sản xuất lương thực được hiệu quả.
- Điện nước sinh hoạt: Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện
lưới quốc gia. Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×