Tải bản đầy đủ (.doc) (239 trang)

Đề tài - Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 239 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ANH VŨ

QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CƠNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ANH VŨ

QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CƠNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN HÀ NỘI

Ngành :

Quản trị kinh doanh

Mã số :

9.34.01.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Minh Tuấn
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung

HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới Học viện Khoa học xã hội nói chung và Khoa Quản trị doanh nghiệp nói
riêng cùng tập thể các Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, cung cấp kiến thức và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy PGS.TS. Trần Minh
Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, những người trực tiếp hướng dẫn khoa học
đã tận tâm giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi cả về phương diện kiến thức, kỹ năng cũng như
phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn tôi thực hiện cơng tác nghiên cứu
và hồn thành Luận án.
Tiếp nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn bè,
cơ quan, đồng nghiệp đã đồng hành, hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi trong q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Trần Anh Vũ

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tơi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các thông tin và kết quả
nghiên cứu trong Luận án là do tơi tự thu thập, tìm hiểu và phân tích, khơng sao
chép bất cứ cơng trình khoa học nào đã cơng bố.
Trong q trình thực hiện Luận án, tơi đã nghiêm túc tuân thủ các quy định,
quy tắc hiện hành; Các nội dung, kết quả trình bày trong Luận án là sản phẩm
nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; Các Tài liệu tham khảo sử dụng trong
Luận án đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin, số liệu
và các nội dung khác trong Luận án của mình.
Nghiên cứu sinh

Trần Anh Vũ

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU
..............................................................................................................................
VIII
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................IX
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................10
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu quốc tế về Quản trị công ty............10
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về Quản trị cơng ty......14
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CÔNG TY

ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN................................. 22
2.1. Một số khái niệm và lý luận cơ bản............................................................... 22
2.1.1. Tổng quan về Quản trị công ty............................................................ 22
2.1.2. Tổng quan về Công ty đại chúng và Quản trị công ty đại chúng........28
2.2. Các nguyên tắc Quản trị công ty theo Mô hình Thẻ điểm Quản trị cơng ty
................................................................................................................................. 37
2.2.1. Bảo vệ quyền cổ đơng......................................................................... 38
2.2.2. Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đơng............................42
2.2.3. Đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan về Quản trị công ty...........44
2.2.4. Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin........................................... 46
2.2.5. Đảm bảo trách nhiệm của Hội đồng quản trị......................................49
2.3. Kinh nghiệm về Quản trị công ty tốt ở một số quốc gia trên thế giới.........53
2.3.1. Các mơ hình, kinh nghiệm thực tiễn tốt về Quản trị công ty đại
chúng theo Mô hình thẻ điểm Quản trị cơng ty............................................ 53
2.3.2. Các bài học kinh nghiệm về Quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam 63
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI.................68
3.1. Tổng quan về Thị trường chứng khốn và các Cơng ty đại chúng niêm
yết trên Thị trường chứng khốn Việt Nam nói chung và sàn chứng khốn
HNX nói riêng........................................................................................................ 68
3.1.1. Tổng quan Thị trường chứng khốn Việt Nam và các Công ty đại
chúng niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam...............................68
3.1.2. Khung pháp lý cho việc thực hiện Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam
.............................................................................................................................69


iii


3.1.3. Giới thiệu về sàn chứng khoán Hà Nội và các Công ty đại chúng

niêm yết trên sàn HNX................................................................................. 71
3.1.4. Nghiên cứu điển hình thực tiễn Quản trị cơng ty tại một số doanh
nghiệp điển hình niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.............................74
3.2. Thực trạng áp dụng các Nguyên tắc Quản trị công ty tại các Công ty đại
chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội: Đánh giá theo Mơ hình Thẻ
điểm Quản trị cơng ty............................................................................................ 77
3.2.1. Thực trạng áp dụng các Nguyên tắc Quản trị công ty tại các Công ty
đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội........................................ 77
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng.........................................................107
3.3. Đánh giá chung về thực trạng Quản trị công ty tại các Công ty đại
chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội..................................................113
3.3.1. Những mặt đạt được.........................................................................113
3.3.2. Những mặt hạn chế...........................................................................114
3.3.3. Nguyên nhân.....................................................................................116
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CƠNG TY ĐẠI CHÚNG
NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN HÀ NỘI.......................................120
4.1. Phân tích bối cảnh và dự báo hoạt động Quản trị công ty của các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.........................................................................................................120
4.2. Quan điểm và định hướng cho việc nâng cao chất lượng Quản trị công
ty của các Công ty đại chúng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế....122
4.2.1. Quan điểm nâng cao chất lượng Quản trị công ty của các Công ty
đại chúng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.................................122
4.2.2. Định hướng nâng cao chất lượng Quản trị công ty của các Công ty
đại chúng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.................................124
4.3. Đề xuất các giải pháp đối với các Cơng ty đại chúng niêm yết trên sàn
chứng khốn Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng Quản trị công ty..........126
4.3.1. Các giải pháp về Bảo vệ quyền cổ đông...........................................127
4.3.2. Các giải pháp về Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đơng128

iv


4.3.3. Các giải pháp về Đảm bảo quyền lợi các bên liên quan về Quản trị
công ty........................................................................................................130
4.3.4. Các giải pháp về Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin.............132
4.3.5. Các giải pháp về Đảm bảo trách nhiệm của Hội đồng quản trị.........134
4.4. Kiến nghị chính sách đối với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng Quản trị
công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội.....136
4.4.1. Các chính sách về Quản trị cơng ty đại chúng..................................136
4.4.2. Các chính sách hỗ trợ và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
Quản trị công ty đại chúng.........................................................................144
KẾT LUẬN..........................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...............................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................152
PHỤ LỤC.............................................................................................................159
Phụ lục 1: Phương pháp tiếp cận và triển khai nghiên cứu....................................159
Phụ lục 2: Kinh nghiệm Quản trị cơng ty đại chúng theo Mơ hình Thẻ điểm Quản
trị công ty tại một số quốc gia trên thế giới...........................................................166
Phụ lục 3: Lịch sử phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam....................181
Phụ lục 4: Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).....................184
Phụ lục 5: Bảng hỏi khảo sát điều tra về thực trạng Quản trị công ty tại các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).................................186
Phụ lục 6: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát điều tra thành công.....199
Phụ lục 7: Miêu tả biến..........................................................................................205
Phụ lục 8: Kết quả kiểm định EFA........................................................................209
Phụ lục 9: Kết quả kiểm định CFA........................................................................212
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy..................................................................................222

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

BGĐ

:

Ban giám đốc

BKS

:

Ban kiểm soát

CACG

:

Hiệp hội thịnh vượng chung cho quản trị doanh nghiệp
(Commonwealth Association for Corporate Governance)

CTCP

:


Công ty cổ phần

CTĐC

: Công ty đại chúng

CTNY

:

ĐHĐCĐ

: Đại hội đồng cổ đông

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investments)

FII

: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investments)

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HNX

: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange)


HOSE

: Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock

Cơng ty niêm yết

Exchange)
IFC

: Cơng ty Tài chính Quốc tế (International Finance Company)

LDN

:

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic

Luật Doanh nghiệp

Co-operation and Development)
QTCT

: Quản trị công ty

QTCTĐC

: Quản trị công ty đại chúng


SGDCK

:

Sở giao dịch chứng khoán

vi


TTCK

:

Thị trường chứng khoán

TTGDCK :

Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN :

Uỷ ban chứng khoán nhà nước

UPCOM

:

VCCI


:

Hệ thống giao dịch chứng khốn của các Cơng ty đại chúng chưa
niêm yết (Unlisted Public Company Market)
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber
of Commerce and Industry)

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nội dung chính trong luật Quản trị công ty của Trung Quốc............54
Bảng 2.2: Một số quyền của cổ đông được pháp luật Thái Lan quy định................56
Bảng 3.1: Số lượng Công ty đại chúng tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2017......69
Bảng 3.2: Quy mơ niêm yết tại HNX giai đoạn 2012 - 2017...................................72
Bảng 3.3: Đặc điểm các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn HNX.......................73
Bảng 3.4: Đánh giá của cổ đông về thực hiện Quyền của cổ đông tại các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội..................................78
Bảng 3.5: Đánh giá của cổ đơng về đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đơng tại
các Cơng ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội..................82
Bảng 3.6: Đánh giá của cổ đông về đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan về
Quản trị công ty.......................................................................................... 85
Bảng 3.7: Đánh giá của cổ đông về Công bố thông tin và minh bạch của các
Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội........................90
Bảng 3.8: Đánh giá của cổ đơng về vai trò, trách nhiệm và cơ cấu Hội đồng quản trị
của các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội............97
Bảng 3.9: Đánh giá của cổ đơng về quy trình Hội đồng quản trị tại các Cơng ty
đại chúng niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội....................................101
Bảng 3.10: Đánh giá của cổ đông về nhân sự của Hội đồng quản trị tại các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội................................105

Bảng 3.11: Hệ số Cronbach‟s Alpha của các biến độc lập và biến phụ thuộc.......107
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy...................................................................109

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Quy mơ thị trường cổ phiếu Việt Nam những năm gần đây (%GDP)......68
Hình 3.2: Các thị trường tại HNX........................................................................... 71
Hình 3.3: Hệ thống chỉ số HNX.............................................................................. 72
Hình 3.4: Lĩnh vực kinh doanh của các CTĐC niêm yết trên sàn HNX..................73

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị cơng ty (QTCT) bao gồm các biện pháp trong nội bộ doanh nghiệp
nhằm điều hành và kiểm sốt cơng ty. Hoạt động này liên quan tới các mối quan hệ
giữa Ban giám đốc (BGĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT) và các cổ đơng với các bên
có quyền lợi liên quan đến cơng ty. QTCT được đánh giá là có hiệu quả khi khích lệ
BGĐ và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và của các cổ đơng,
khuyến khích cơng ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất, cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả.
Cơng ty đại chúng (CTĐC) là mơ hình cơng ty có sự tách biệt giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý, với sự tham gia góp vốn của nhiều nhà đầu tư. Trong những năm
gần đây, loại hình CTĐC đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh
tế, là nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường chứng khoán và là kênh huy
động vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.


Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, tạo
dựng lịng tin đối với cổ đơng, nhà đầu tư, thực hiện QTCT tốt là con đường tất yếu
đối với tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn (TTCK). Ở Việt
Nam, CTĐC là loại hình công ty được thiết kế phù hợp để huy động vốn từ các nhà
đầu tư. TTCK chính là phương tiện để loại hình cơng ty này thực hiện huy động vốn
từ công chúng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các CTĐC phải thực hiện tốt
các tiêu chuẩn thực thi về QTCT.
Trong những năm gần đây, hoạt động QTCT tại các công ty đại chúng niêm
yết trên sàn chứng khoán Hà Nội ngày càng được quan tâm. Các CTĐC niêm yết
trên sàn Hà Nội ngày càng chú trọng hơn đến bảo vệ quyền lợi của cổ đông, cung
cấp thông tin cho cổ đông trước ĐHĐCĐ đầy đủ và chi tiết hơn. Ngồi ra, để đảm
bảo tính minh bạch, các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội đã tăng
cường nhiều biện pháp để ngăn ngừa các hoạt động nội gián và lạm dụng mua bán
tư lợi cá nhân. Đặc biệt, đa số các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội đã
có cơng bố quy chế hoạt động/cơ cấu quản trị/điều lệ của Công ty nhằm đảm bảo sự
minh bạch và nâng cao mức độ hài lòng của cổ đơng.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng năng lực QTCT của các CTĐC tại
Việt Nam nói chung và các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nói riêng

1


vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo nghiên cứu Thẻ điểm QTCT tại Việt Nam (IFC,
2012), công tác QTCT tại Việt Nam cịn nhiều điểm cần hồn thiện. Thống kê sơ bộ
cho thấy hiện có khoảng 80% doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu, nội dung của QTCT,
tuy nhiên, số doanh nghiệp tự nguyện thực hiện chỉ chiếm 20%, trong khi tại các nước
trên thế giới tỷ lệ này vào khoảng 50%. Ngay cả các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
với các yêu cầu khắt khe về QTCT, thì việc thực hiện QTCT tốt theo thông lệ quốc tế
mới chỉ ở bước đầu. Mức điểm số QTCT bình quân chung của 100 công ty hàng đầu
niêm yết tại Việt Nam là 42,5/100, rất thấp so với tiêu chuẩn thực tiễn QTCT tốt trên

thế giới là 65-74/100. Điểm số riêng cho các tiêu chí về hiệu quả hoạt động QTCT như
Quyền của cổ đơng; Đối xử bình đẳng với cổ đơng; Vai trị của các bên có quyền lợi
liên quan trong QTCT; Minh bạch và công bố thông tin; Trách nhiệm của HĐQT... của
các doanh nghiệp được nghiên cứu đều ở dưới mức 60/100. Hoạt động QTCT tại Việt
Nam chưa thực sự trở thành trọng số trong quá trình đưa ra quyết định của doanh
nghiệp. Minh chứng là, năm 2015, trong Lễ Vinh danh các doanh nghiệp QTCT tốt
nhất khu vực ASEAN, Việt Nam khơng có đại diện nào nằm trong Top 50 doanh nghiệp
niêm yết có chất lượng QTCT tốt nhất.

Việc hội nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN và những chính sách thu
hút đầu tư nước ngồi (vốn FDI và FII) mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho
TTCK Việt Nam. Các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK nói chung và các CTĐC
niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ
chức, quỹ đầu tư lớn, dài hạn và ổn định; Cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp niêm yết cũng đứng trước nhiều
thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh. Việc tham gia các tổ
chức, thể chế quốc tế (như thị trường vốn chung ASEAN) địi hỏi một mơi trường
minh bạch, có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nói riêng phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia với tiềm lực tài chính mạnh, phương thức quản
trị hiện đại và kinh nghiệm dày dặn. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam
đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào mặt bằng giá cổ phiếu thấp. Tuy
nhiên, đây chỉ là lợi thế mang tính ngắn hạn. Chính những bất cập về quy mơ vốn
hóa và tính thanh khoản, đặc biệt là những yếu kém trong kiểm tra, giám sát, và
trong thực thi QTCT là những rào cản khiến TTCK Việt Nam chưa phải là điểm đến
lý tưởng cho các khoản đầu tư dài hạn.
2


Trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế, hoạt động QTCT trong các

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà
Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến này là cần thiết
trong bối cảnh Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần ứng dụng các mơ hình quản trị hiện đại để
nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi, đặc biệt là các
CTĐC. Vì vậy, việc tăng cường QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán
Hà Nội đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư bên
ngoài. Từ đó, góp phần mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và nước
ngồi nhằm khuyến khích đầu tư, giảm chi phí giao dịch và phát triển thị trường vốn
tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là hiện nay, chất lượng và hiệu quả
trong việc áp dụng các định chế về QTCT cũng như năng lực thực thi các yêu cầu
về QTCT tốt tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các CTĐC nói riêng cịn
nhiều hạn chế và yếu kém cần cải thiện cả về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
triển khai. Đây cũng là một trong những khía cạnh quan trọng minh họa cho tính
cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được,
tác giả đã lựa chọn chủ đề “Quản trị công ty tại các Cơng ty đại chúng niêm yết trên
sàn chứng khốn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. Đề tài triển
khai nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn
chứng khốn Hà Nội; Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách đối với Nhà nước và các
giải pháp đối với các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội nói riêng và Việt
Nam nói chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTCT trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu của luận án là hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản
trị công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khốn; đồng thời, thơng qua nghiên
cứu đánh giá thực trạng Quản trị công ty đại chúng (QTCTĐC) niêm yết trên sàn
chứng khốn Hà Nội theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty (OECD), luận án đề
xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng QTCT.

Để thực hiện mục tiêu trên đây, Luận án đề ra 3 mục tiêu cụ thể sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về QTCT nói chung và Cơng ty niêm yết nói riêng
dựa trên việc tiến hành nghiên cứu nội dung Quản trị công ty qua hệ thống nguyên
3


tắc Quản trị cơng ty và hồn thiện phương pháp đánh giá chất lượng thực hiện các
nội dung Quản trị cơng ty.
+ Phân tích các nội dung của QTCT ở Việt Nam nói chung và các QTCTĐC
niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội nói riêng: Đánh giá thực trạng, rút ra mặt
được, mặt chưa được và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng QTCT tại các
CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về QTCTĐC niêm yết
trên sàn chứng khốn theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty và thực trạng QTCT
theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về QTCT niêm yết
trên sàn chứng khốn thơng qua các ngun tắc Quản trị cơng ty theo Mơ hình Thẻ
điểm Quản trị công ty, kinh nghiệm của một số nước về QTCTĐC; và thực trạng
QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội; từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng QTCT tại các doanh nghiệp này trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội theo Mơ hình thẻ điểm
Quản trị cơng ty trên 5 khía cạnh: Quyền cổ đơng; Đối xử bình đẳng với các cổ
đơng; Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; Cơng bố thơng tin và
tính minh bạch; và Trách nhiệm của HĐQT. Hiện nay, các nguyên tắc QTCT của
OECD được áp dụng phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và được sử dụng

như là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng thẻ điểm. Các nguyên tắc này đánh
giá một cách chi tiết quyền của cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đơng, vai trị
của các bên liên quan, cơng bố thơng tin và tính minh bạch, và trách nhiệm của
HĐQT. Nhìn chung, các nguyên tắc này phù hợp để đánh giá thực trạng Quản trị
công ty của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội. Vì vậy, tác giả quyết
định lựa chọn nghiên cứu theo mô hình này.
Về khơng gian: Nghiên cứu về thực trạng QTCT của các CTĐC niêm yết
trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau khi nghiên cứu chung về thực trạng
QTCT của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, đề tài khảo sát 170
4


cơng ty có vốn hóa cao nhất trên thị trường HNX và có thời gian niêm yết trong
năm 2017, để đảm bảo tính đại diện mẫu (Trên tổng 384 cơng ty niêm yết trên sàn
HNX năm 2017), và nghiên cứu chi tiết về năng lực QTCT theo Mơ hình thẻ điểm
Quản trị công ty.
Về thời gian: Đánh giá thực trạng QTCT của các CTĐC niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2012-2017; đề xuất giải pháp cho giai đoạn
2018-2025.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Tác giả dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, phân tích thực trạng QTCT tại
các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Các nghiên cứu, đánh giá thực
tiễn còn dựa trên quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Bên cạnh đó, đề tài tiếp cận nghiên cứu trên quan điểm QTCT đặt trong bối
cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và các chuẩn mực chung về QTCT trong xu thế hội
nhập quốc tế.
Để nghiên cứu về QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà

Nội, tác giả tiếp cận theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị công ty (Corporate Governance
Scorecard) của OECD (2015). Thẻ điểm QTCT cung cấp một cơ sở mang tính
chuẩn mực và một hệ thống cho phép cơ quan quản lý và các nhà đầu tư có thể đánh
giá hiện trạng QTCT của doanh nghiệp cũng như có cái nhìn tổng thể về tình hình
QTCT tại mỗi quốc gia. Từ đó cho phép mỗi doanh nghiệp tự đánh giá chất lượng
QTCT và thúc đẩy q trình cải thiện thực tiễn QTCT của mình.
Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty được đánh giá dựa trên 5 lĩnh vực là: (1)
Quyền của Cổ đông; (2) Đối xử bình đẳng đối với cổ đơng; (3) Vai trị của các bên
có quyền lợi liên quan trong QTCT; (4) Công bố thông tin và minh bạch; (5) Trách
nhiệm của HĐQT. Đây chính là các nội dung được công nhận là nền tảng của QTCT
tốt xuất phát từ các Nguyên tắc QTCT của OECD. Từ các chỉ số thành phần trên, sẽ
tính tốn ra một chỉ số tổng hợp về QTCT thông qua mức trọng số cụ thể của từng
chỉ số thành phần là: (1) Quyền của cổ đơng - 15%; (2) Đối xử bình đẳng đối với cổ
đơng - 20%; (3) Vai trị của các bên có Quyền lợi liên quan trong QTCT - 5%; (4)
Công bố Thông tin và minh bạch - 30%; (5) Trách nhiệm của HĐQT - 30%.

5


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Quản
trị kinh doanh, trong đó chủ yếu là các các phương pháp sau:
 Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập các tài liệu thứ cấp: Trong nghiên cứu này, các dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ các nguồn như Internet, sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên
cứu trong và ngồi nước về chủ đề QTCT tại các CTĐC. Ngoài ra, các tài liệu thứ
cấp còn bao gồm các số liệu thống kê về tình hình hoạt động, các bản cáo bạch, báo
cáo tài chính, báo cáo đại hội cổ đơng, ... của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội. Các nguồn tài liệu này hầu như đều được các công ty niêm yết công
bố công khai trên website của cơng ty và tại các cơng ty chứng khốn.

Các dữ liệu thứ cấp xoay quanh các nội dung chính bao gồm: (1) Quản trị
công ty, (2) CTĐC và QTCTĐC, (3) Nội dung các ngun tắc của QTCT theo Mơ
hình Thẻ điểm Quản trị công ty, và (4) Kinh nghiệm về QTCT tốt ở các nước trên
thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Australia, Nam Phi …
Sau khi xác định rõ các dữ liệu thứ cấp cần thiết phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến
hành thu thập dữ liệu. Trong quá trình thu thập, tác giả cũng phân loại và loại bỏ các dữ
liệu không cần thiết để tạo thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Việc sử dụng các dữ
liệu thứ cấp mang lại nhiều lợi ích cho nghiên cứu này. Cụ thể, dữ liệu thứ cấp là các
dữ liệu đã được công bố công khai nên nhà nghiên cứu dễ dàng thu thập, nhờ vậy tiết
kiệm thời gian và chi phí trong q trình thu thập (xem thêm phụ lục 1).

Thu thập các tài liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành khảo sát điều tra bằng bảng hỏi
170 CTĐC (trong tổng số 384 CTĐC niêm yết trên sàn chứng Hà Nội năm 2017,
chiểm tỷ lệ 44,27%) về thực trạng QTCT dựa theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị công
ty. Kết quả thu được thông tin phản hồi từ 165 doanh nghiệp, trong đó có 06 doanh
nghiệp trả lời khơng hợp lệ, như vậy cịn 159 mẫu khảo sát hợp lệ để phục vụ cho
công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá. Cách thức lựa chọn các cơng ty tham gia
khảo sát dựa vào giá trị vốn hóa trên thị trường HNX cao nhất và có thời gian niêm
yết trong năm 2017. Việc lựa chọn ra những công ty có vốn hóa trên thị trường lớn
nhất cũng đã được IFC sử dụng khi đánh giá về thực trạng QTCT tại Việt Nam cũng
như các nước trên thế giới. IFC đã thực hiện khảo sát 100 cơng ty có vốn hóa cao
nhất niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam, đại diện cho hơn 80% tổng giá trị
vốn hóa thị trường của hai sở giao dịch (80 công ty trên sàn HOSE và 20 công ty
trên sàn HNX). Việc khảo sát 159 cơng ty có trị giá vốn hóa cao nhất trên sàn HNX
sẽ cho phép tổng hợp và chỉ ra được thực trạng QTCT tại các doanh
6


nghiệp trên sàn HNX và tương ứng để so sánh với kết quả các báo cáo Thẻ điểm
QTCT của IFC thực hiện tại Việt Nam. Với tỷ lệ khoảng trên 40% về số lượng

doanh nghiệp niêm yết trên sản chứng khốn HNX và là những cơng ty có giá trị
vốn hóa cao nhất, kết quả khảo sát đủ để đảm bảo tính đại diện cho các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn HNX.
Ngồi ra, đề tài tiến hành một số cuộc phỏng vấn một số chuyên gia và đại
diện của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách liên quan vấn đề cải thiện
QTCT ở Việt Nam theo phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Trong nghiên cứu này,
mục tiêu phỏng vấn là thu thập đánh giá và quan điểm của các chuyên gia, các cổ
đông và các nhà quản trị CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội về công tác
QTCT. Tác giả đã triển khai 16 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với 16 chuyên gia và
các nhà quản trị của các CTĐC niêm yết trên sàn Hà Nội. Trong đó, có 05 chuyên
gia về QTCT đang làm việc tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các tổ chức
chuyên trách về QTCT hiện nay tại Việt Nam.
 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng các số liệu thống kê, so sánh
các số liệu thứ cấp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và
các số liệu sơ cấp thông qua khảo sát doanh nghiệp, để phân tích thực trạng
QTCTĐC theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị công ty nhằm đưa ra kết luận về QTCT ở
các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).
Phương pháp phân tích định tính: Đánh giá những thành tựu, hạn chế, cơ
hội và thách thức trong việc nâng cao QTCT tại các CTĐC Việt Nam nói chung và
các CTĐC trên sàn HNX nói riêng.
Nghiên cứu tình huống: Thực hiện nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm
QTCTĐC của một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Nam Phi … nhằm tìm
ra những bài học, kinh nghiệm và định hướng hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực QTCT
cho các CTĐC Việt Nam. Ngoài ra, tác giả thực hiện nghiên cứu điển hình thực trạng
QTCT của hai CTĐC tiêu biểu niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội hiện nay, đó là:
Cơng ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội (Ha Noi Beer Trading Joint Stock Company)
và Công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh (Tran Anh Digital World JSC).

5. Đóng góp khoa học mới của Luận án

Qua tổng kết các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả nhận
thấy việc nghiên cứu QTCT nói chung và QTCTĐC niêm yết trên TTCK có những
kết quả đạt được như sau:

7


Kết quả đạt được: các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đa dạng
cả về lý thuyết và thực nghiệm. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, nhất là các
cơng trình quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm và cách tiếp cận nghiên cứu về QTCT
và QTCTĐC. Nhiều nghiên cứu sử dụng mơ hình định lượng để đo lường các nhân
tố ảnh hưởng đến QTCT nói chung và QTCTĐC nói riêng; hoặc mối quan hệ giữa
QTCT với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đa số các nghiên cứu đều dựa theo các
nguyên tắc về QTCT của OECD. Nhờ vậy, các cơng trình nghiên cứu này đã góp
phần hoàn thiện khung lý luận liên quan đến QTCT cũng như tạo tiền đề cho các
nhà nghiên cứu sau có thể xác định được hướng nghiên cứu cũng như các vấn đề
cần được nghiên cứu sâu rộng hơn. Về mặt thực tiễn, các cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước đã tổng hợp và đưa ra rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn liên
quan, chẳng hạn như: kinh nghiệm về mối liên hệ giữa nâng cao QTCT và hiệu quả
của doanh nghiệp niêm yết; kinh nghiệm về hoàn thiện khung khổ pháp lý để nâng
cao hiệu quả QTCT; và các mô hình, và kinh nghiệm thực tiễn tốt về QTCT.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã có một số đóng góp mới về mặt
khoa học và thực tiễn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, với việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc
tế về QTCT và QTCTĐC, luận án có những đóng góp về mặt khoa học thông qua
việc đánh giá lại các khái niệm, các tiêu chí, nội dung về QTCT, đặc biệt là cách
tiếp cận nghiên cứu QTCTĐC (Theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty).
Thứ hai, luận án hệ thống hóa khung cơ sở lý luận về QTCT nói chung và
QTCTĐC nói riêng. Đặc biệt, luận án làm rõ các học thuyết nền tảng của QTCT
cũng như các mơ hình và nội dung QTCT đối với các CTĐC.

Thứ ba, luận án tổng hợp kinh nghiệm QTCTĐC theo Mơ hình thẻ điểm
Quản trị cơng ty tại các quốc gia có hệ thống QTCTĐC tiên tiến hiện nay như Trung
Quốc, Thái Lan, Australia, Nam Phi … Trên cơ sở đó, luận án rút ra được các bài
học và kinh nghiệm trong việc triển khai QTCT theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị
cơng ty tại các CTĐC ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới về mặt thực tiễn
thông qua việc cung cấp một bức tranh về thực trạng QTCT tại các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội nói riêng được
đánh giá theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty. Bên cạnh đó, luận án chỉ ra những
thành công và hạn chế liên quan đến thực trạng hoạt động QTCT theo Mơ hình thẻ
điểm Quản trị công ty của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.
8


Thứ năm, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
QTCT của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội trong thời gian tới.
Năm nhóm giải pháp này được đề xuất theo 05 nội dung cơ bản của QTCTĐC theo
Mơ hình thẻ điểm Quản trị công ty (OECD).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận liên quan
đến QTCT và QTCTĐC, từ đó góp phần xây dựng cơ sở để đánh giá thực trạng
QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Bên cạnh đó, đề tài sử
dụng cách tiếp cận mới để nghiên cứu thực trạng QTCT tại các CTĐC niêm yết trên
sàn chứng khoán Hà Nội theo các nguyên tắc QTCT theo Mơ hình thẻ điểm Quản
trị cơng ty (OECD).
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã đưa ra cái nhìn khái quát về QTCT tại các
CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán ở Việt Nam. Đặc biệt, đề tài đã phân tích và
đánh giá chi tiết thực trạng QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà
Nội theo Mơ hình thẻ điểm Quản trị cơng ty. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các chính
sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn

chứng khoán Hà Nội. Những kết quả của nghiên cứu giúp các CTĐC nói chung và
các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội nói riêng nắm bắt được một cách
khách quan hơn về những thực trạng QTCT thời gian qua, từ đó có các biện pháp
kịp thời để cải thiện hiệu quả QTCT.
7. Cơ cấu của luận án
Cơ cấu của Luận án ngoài các phần Mục lục, Mở đầu, Tính cấp thiết của đề
tài, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Khoảng trống
nghiên cứu và Đóng góp mới về khoa học, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, danh mục
tài liệu tham khảo và các phụ lục được xây dựng bao gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu quản trị Công ty đại chúng niêm
yết trên sàn chứng khốn
Chương 3: Thực trạng Quản trị cơng ty tại các Cơng ty đại chúng niêm yết
trên sàn chứng khốn Hà Nội
Chương 4: Đề xuất các chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng Quản
trị công ty tại các Cơng ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đã có nhiều nghiên cứu trong
nước và quốc tế tiếp cận và đưa ra các vấn đề lý luận, thực trạng về QTCT nói
chung và QTCTĐC nói riêng. Có thể tóm lược các nội dung của các nghiên cứu đã
được triển khai về chủ đề này như sau:
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu quốc tế về Quản trị cơng ty
Với vai trị quan trọng của hoạt động QTCT, chủ đề QTCT đã được nhiều các
cơng trình nghiên cứu trên thế giới đề cập đến. Các nghiên cứu này đã làm rõ các
vấn đề về QTCT, từ những cơ sở lý luận về QTCT đến mối quan hệ giữa QTCT và

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và CTĐC nói riêng.
- Các Nguyên tắc và Nội dung về Quản trị công ty
QTCT thường được xem xét nghiên cứu theo cách tiếp cận dưới các nguyên
tắc, trong đó nổi tiếng nhất là “Bộ nguyên tắc về QTCT của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế - OECD” (Principles of corporate governance) [76], hoàn thiện
năm 2004 (OECD, 2004) và cập nhật năm 2015 với những giá trị cốt lõi được gìn
giữ và củng cố để đảm bảo chất lượng, tính phù hợp và tính ứng dụng của Bộ
ngun tắc (Sẽ được trình bày cụ thể và chi tiết tại chương 2 của Luận án này). Các
nguyên tắc QTCT của OECD cho phép các nhà hoạch định chính sách đánh giá và
cải thiện môi trường pháp lý, quy định và thể chế cho QTCT nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế, tăng trưởng bền vững và ổn định tài chính. Bộ quy tắc cũng nhấn mạnh
vai trò quan trọng của yếu tố pháp lý trong hoạt động QTCT nói chung và QTCTĐC
nói riêng.
Một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm đó là sự phân biệt giữa QTCT
và Quản lý công ty. Trong nghiên cứu “The Difference Between Corporate
Governance & Corporate Managemen” [48], Ashe-Edmunds S. (2012) cho rằng
đây là hai khái niệm khác nhau nhưng có thể dễ gây nhầm lẫn. Cụ thể, Quản lý công
ty bao gồm các công cụ điều hành công ty theo các chiến lược và định hướng đã đề
ra. Trong khi đó, QTCT ở tầm cao hơn, liên quan đến các cơ cấu và các quy trình
của cơng ty nhằm kiểm sốt và định hướng cơng ty để đảm bảo quyền lợi cho các cổ
đông, các nhà đầu tư vốn vào công ty.
Một số các nghiên cứu khác đi sâu vào các nội dung về QTCT dựa trên các
nguyên tắc của OECD. Nghiên cứu năm 2013 của Chechet I.L. và các cộng sự
“Impact of internal governance mechanisms on corporate performance in deposit
money banks in Nigeria” [54, Pp. 35-46], đã xem xét yếu tố về quản trị nội bộ của
10


doanh nghiệp, bao gồm HĐQT và Ban kiểm soát (BKS). Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố thiết yếu của cơ chế quản trị nội bộ như HĐQT, BKS … có ảnh

hưởng đáng kể đến hoạt động quản trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
tại Nigeria.
Nghiên cứu năm 2012 của Al-Tamimi H. và Charif H. “Corporate
governance practices and the role of the board of directors: evidence from UAE
conventional and Islamic banks” [46, Pp. 207-213] phân tích vai trị của Ban lãnh
đạo cơng ty trong việc triển khai hiệu quả cơng tác QTCT.
Nhìn chung, các nghiên cứu về lý luận QTCT và QTCTĐC khá đa dạng và
phong phú, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp
nói chung và hoạt động QTCTĐC nói riêng trong từng bối cảnh cụ thể về khơng
gian và thời gian. Ngoài các nghiên cứu tiêu biểu ở trên, còn một số tác giả khác với
các nghiên cứu như: “Literature Review on Corporate Governance Structure and
Performance in Non-Financial Firms in Bangladesh” [85, Pp. 96-104] của
Samaduzzaman M. và các cộng sự (2015); “The influence of good corporate
governance and earnings management on firm value” [62, Pp. 1405-1419] của
Fuzuli M.F.A. và các cộng sự (2013); “The impact of corporate governance on the
performance of Jordanian Banks” [68, Pp. 349-359] của Manaseer M.F.A. và các
cộng sự (2012); “Corporate governance systems and firm value: Empirical
evidence from Japan's natural experiment” [59, Pp. 176-196] của Eberhart R.
(2012); và “Corporate governance and firm performance: The Case of Chinese
ADRs” [80, Pp. 7580-7605] của Pan L. và các cộng sự (2013) ...
- Kinh nghiệm về mối liên hệ giữa nâng cao Quản trị công ty và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp niêm yết
Rất nhiều các nghiên cứu đã đưa ra các phân tích, đánh giá về mối liên hệ
giữa QTCT với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán ở các quốc gia khác nhau.
Nghiên cứu “The Effect of Corporate Governance Components on Return on
Assets and Stock Return of Companies Listed in Tehran Stock Exchange” [84, Pp.
137-146] của Rostami Shoeyb và các cộng sự (2016) cho thấy các yếu tố thuộc thị
trường chứng khốn với vai trị là yếu tố khách quan, có tác động đáng kể đến mối
quan hệ giữa QTCT và lợi tức tài sản, lợi nhuận của doanh nghiệp tại Iran. Kết quả

nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tập trung quyền sở hữu, tính
độc lập của HĐQT và lợi ích tài sản, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong khi đó, cơng trình nghiên cứu “Corporate governance and
performance of non-financial public listed firms in Oman” [60] của Ebrahlm M. A.
11


A. (2014) tại các công ty niêm yết tại Oman, lại tập trung vào mối quan hệ giữa
Quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động phi tài chính của các công ty niêm yết
tại quốc gia đang phát triển - Oman. Cụ thể, nghiên cứu này khảo sát mối quan hệ
giữa cơ chế Quản trị doanh nghiệp (đặc điểm của BGĐ và đặc điểm của hoạt động
kiểm toán) và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết tại
quốc gia này. Tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết phụ
thuộc nguồn lực và tiến hành thu thập số liệu trong các báo cáo thường niên của 78
công ty niêm yết tại Oman để phân tích, đánh giá.
Ở vùng Trung Đông, nghiên cứu “Corporate Governance and Firm
Performance in Listed Companies in the United Arab Emirates” [79] của Otman K.
A. M. (2014) lại xem xét những tác động của Quản trị doanh nghiệp đến hoạt động
của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị khu vực Trung Đông và
Bắc Phi, đặc biệt là tại Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. Từ dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ báo cáo hàng năm của 80 công ty niêm yết trên thị trường tài chính
Dubai và sở giao dịch chứng khoán Abu Dhabi, nghiên cứu chỉ ra rằng các nguyên
tắc Quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết, và văn hoá của cộng đồng UAE
là rào cản chính trong việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn kế tốn quốc tế.
Ở khu vực Đơng Nam Á, nghiên cứu “Corporate governance and prediction
of financial failure of companies listed on the stock exchange of Thailand” [82] của
Poungswangsuk Sirirat (2013) lại chỉ ra tác động của Quản trị doanh nghiệp và các
chỉ số tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Thái Lan.
Một học giả khác là Nuryaman N. (2012) trong nghiên cứu “The influence of

corporate governance practices on the company's financial performance: Studies
on the companies surveyed by IICG and listed on the Indonesia stock exchange”
[74, Pp. 1-17] đã xem xét ảnh hưởng của QTCT đối với hiệu quả hoạt động tài
chính của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia. Nghiên cứu của
Nuryman dựa trên quy mô mẫu của 43 doanh nghiệp trong danh sách xếp hạng quản
trị doanh nghiệp trong năm 2007-2009 và được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Indonesia. Dữ liệu được lấy từ báo cáo CGPI và báo cáo tài chính giai đoạn
2009-2011. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy thực tiễn Quản trị doanh nghiệp có
tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Tại Malaysia, Marn J.T.K. và Romuald D.F. (2012) trong nghiên cứu “The
impact of corporate governance mechanism and corporate performance: A study of
listed companies in Malaysia” [69, Pp. 31-45] đã sử dụng dữ liệu từ 20 công ty
niêm yết tại Malaysia và dữ liệu thu thập được qua phân tích thống kê mơ tả, tương
12


quan và hồi quy, các biến số quản trị doanh nghiệp nhằm đánh giá tác động tương
đối của chúng đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho
thấy quy mô của HĐQT và các biến cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
suất của công ty.
Nghiên cứu “Corporate governance and firm performance of listed firms in
Sri Lanka” [63, Pp. 664-667] của Guoa Z. và Kgad U. (2012) đã kiểm chứng mối
quan hệ giữa QTCT với kết quả hoạt động kinh doanh của các cơng ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khốn ở Sri Lanka. Dữ liệu được thu thập từ 174 công ty trong
năm tài chính 2010 cho phép kiểm tra mức độ ảnh hưởng của cơ chế QTCT đến
hiệu quả hoạt động của các cơng ty này. Nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho thấy quy
mô ban quản trị và tỷ lệ các thành viên khơng điều hành trong HĐQT có tác động
không đáng kể đến giá trị công ty. Trái với những phát hiện của các nghiên cứu
trước đây, quy mơ cơng ty và cổ phần của giám đốc có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động của các công ty niêm yết ở Sri Lanka.

Nghiên cứu “Outside directors, corporate governance and firm
performance: Empirical evidence from India” [66, Pp. 39-55] của Kumar N. và
Singh J.P. (2012) là một phát hiện khá thú vị khi xem xét hiệu quả của sự tham gia
của giám đốc bên ngồi vào HĐQT của các cơng ty phi tài chính tại Ấn Độ. Nghiên
cứu đặc biệt điều tra mối quan hệ giữa giám đốc độc lập với hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giám đốc độc lập có tác động tích
cực đến việc tạo ra giá trị doanh nghiệp. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong
việc xây dựng mơ hình HĐQT cho các doanh nghiệp ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu
này có nét tương đồng với nghiên cứu “Corporate governance, tourism growth and
firm performance: Evidence from publicly listed tourism firms in five Middle
Eastern countries” [45, Pp. 342-351] của Al-Najjar B. (2014). Dựa trên nghiên cứu
kết quả hoạt động của các công ty du lịch niêm yết công khai tại 5 quốc gia vùng
Trung Đông, Al-Najjar đã chỉ ra rằng tính độc lập của BGĐ có tác động tích cực đến
hoạt động của cơng ty. Cụ thể, các giám đốc độc lập tham gia vào HĐQT sẽ cải
thiện hoạt động của công ty. Những phát hiện này có ý nghĩa thực nghiệm cho các
nhà hoạch định chính sách, chính phủ và các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu “Corporate governance and firm value: International evidence”
[47] của Ammann M. và các cộng sự (2011) chú trọng mối liên hệ giữa nâng cao
QTCT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết, thể hiện thông qua giá trị
doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu khẳng định mối liên hệ thuận chiều giữa QTCT và
giá trị doanh nghiệp, cho rằng QTCT càng hiệu quả thì giá trị doanh nghiệp càng gia
tăng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số bằng
13


×