Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận án tiến sĩ sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN HƢƠNG

SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE
CỦA TRẺ DƢỚI 2 TUỔI CÓ MẸ ĐƢỢC BỔ SUNG
VI CHẤT DINH DƢỠNG TRƢỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH
MANG THAI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN HƢƠNG

SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE
CỦA TRẺ DƢỚI 2 TUỔI CÓ MẸ ĐƢỢC BỔ SUNG
VI CHẤT DINH DƢỠNG TRƢỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH
MANG THAI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số

: 62720135


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Thành Trung
2. TS. Nguyễn Hồng Phƣơng

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Xuân Hƣơng, Nghiên cứu sinh khóa 9, Trƣờng Đại
học Y Dƣợc Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện với sự hƣớng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Thành Trung và TS. Nguyễn Hồng Phƣơng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Xuân Hƣơng


ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Nguyên, Phòng đào tạo bộ phận Sau đại học Trƣờng Đại học Y Dƣợc
Thái Nguyên, Bộ môn Nhi trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, khoa Nhi
Tổng hợp Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong q trình học tập và nghiên cứu để tơi có thể hồn thành
luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thành Trung và TS. Nguyễn Hồng Phƣơng là những ngƣời thầy kính mến đã
tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều thời gian tâm huyết giúp tơi hồn thành luận
án này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Văn Sơn và
các bạn trong nhóm nghiên cứu của Dự án Emory đã tận tình giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thu thập số liệu, theo dõi và giám sát nghiên cứu này.
Tơi xin cảm ơn các cháu và gia đình các cháu đã tham gia vào nghiên cứu,
các cộng tác viên nghiên cứu, các nhân viên y tế 20 xã thuộc 4 huyện Đại Từ,
Định Hóa, Phú Lƣơng,Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã giúp tôi thực hiện
nghiên cứu này.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
cha, mẹ, chồng, con, ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã dành cho tơi mọi
sự động viên, chia sẻ về tinh thần, thời gian và cơng sức suốt trong q trình
học tập, nghiên cứu.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Xuân Hƣơng


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANLT
BMI
CI
CN
CC
CNSS
CS
GH
FA
IGF -1
IFA
MM
NKHHC
PNMT
SD
SDD
SS
TCC
TH
THCS
THPT
TN

VCT
VCDD
UNICEF
WHO
YNSKCĐ

An ninh lƣơng thực

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Confidence Interval (Khoảng tin cậy)
Cân nặng
Chiều cao
Cân nặng sơ sinh
Cộng sự
Growth Hormone (Hormone tăng trƣởng)
Folic acid
Insulin -Like Growth Factor 1
(Yếu tố tăng trƣởng giống Insulin 1)
Sắt + Acid folic
Multiple micronutrient ( Đa vi chất dinh dƣỡng)
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Phụ nữ mang thai
Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
Suy dinh dƣỡng
Sơ sinh
Tiêu chảy cấp
Trung học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng
Thái Ngun
Vịng đầu
Vịng cánh tay
Vi chất dinh dƣỡng
United Nations Childen‟s Fun (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc)
World Health Orgarization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 5
1.1. TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM ......................................... 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.1.2. Tăng trƣởng của trẻ dƣới 2 tuổi ............................................................ 6
1.1.3. Khuynh hƣớng thế tục tăng trƣởng .................................................... 10
1.2. SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM..................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 11
1.2.2. Tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ em .................................. 12
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT
VÀ SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM DƢỚI 2 TUỔI ............................................ 19
1.3.1. Dinh dƣỡng ......................................................................................... 19
1.3.2. Di truyền và gia đình .......................................................................... 26
1.3.3. Các nội tiết ........................................................................................... 27
1.3.4. Môi trƣờng và xã hội .......................................................................... 28
1.3.5. Bệnh tật ............................................................................................... 31
1.4. Mối liên quan giữa dinh dƣỡng của mẹ và sự tăng trƣởng của trẻ .......... 32
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới về bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai .34
1.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai ...36



v

1.5. Những vấn đề còn tranh luận cần tiếp tục nghiên cứu ............................. 38
1.6. Cơ sở nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 39
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 45
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 45
2.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ................................................... 45
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................... 46
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 46
2.2.2. Thời gian nghiên cứu:......................................................................... 46
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 46
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 46
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................. 46
2.3.3. Chọn mẫu ............................................................................................ 47
2.3.4. Tổ chức triển khai nghiên cứu ............................................................ 49
2.3.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu ....................................................... 51
2.3.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu..................................................... 56
2.3.7. Phân tích và xử lý số liệu.................................................................... 59
2.3.8. Các biện pháp khống chế sai số.......................................................... 61
2.3.9. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 62
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 63
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 63
3.2. Sự tăng trƣởng về thể chất và sức khỏe của trẻ em dƣới 2 tuổi ............... 67
3.2.1. Sự tăng trƣởng về thể chất của trẻ dƣới 2 tuổi. .................................. 67
3.3. Tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ em dƣới 2 tuổi ..................... 76
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tăng trƣởng thể chất, tình trạng dinh dƣỡng và
sức khỏe trẻ em ............................................................................................... 82
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 111
4.1. Sự tăng trƣởng về thể chất và sức khỏe của trẻ em dƣới 2 tuổi. ............ 113



vi

4.1.1. Sự tăng trƣởng về thể chất của trẻ dƣới 2 tuổi. ................................ 113
4.1.2. Tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ em ................................ 118
4.1.3. Sự tăng trƣởng thể chất, tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của 3
nhóm tham gia nghiên cứu ......................................................................... 125
4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự tăng trƣởng và sức khỏe ở trẻ em ............ 127
4.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tăng trƣởng của trẻ em. ........................... 127
4.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ em .132
4.3. Những hạn chế của đề tài ....................................................................... 141
KẾT LUẬN .................................................................................................. 138
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 141
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN
CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ................................. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 127
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức tăng trƣởng cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ em từ
0-2 tuổi .................................................................................... 7
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ dƣới 5 tuổi theo vùng sinh thái năm 2015 .............. 14
Bảng 1.3. Tỉ lệ SDD theo nhóm tháng tuổi..................................................... 15
Bảng 1.4. Tóm tắt các nghiên cứu bổ sung đa vi chất ở PNMT trên thế giới 35
Bảng 1.5. Thiết kế nghiên cứu mẹ .................................................................. 41
Bảng 2.2. Thời điểm và các số liệu cần thu thập ............................................ 51

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các bà mẹ tham gia nghiên cứu .................... 64
Bảng 3.2. Đặc điểm của nhóm trẻ tham gia nghiên cứu ................................. 65
Bảng 3.3. Đặc điểm hộ gia đình của nhóm trẻ tham gia nghiên cứu ............. 66
Bảng 3.4. Các chỉ số nhân trắc của trẻ ngay sau sinh ..................................... 67
Bảng 3.5. Cân nặng trung bình của trẻ từ 1 – 24 tháng tuổi ........................... 67
Bảng 3.6. Chiều dài trung bình của trẻ từ 1 – 24 tháng tuổi .......................... 68
Bảng 3.7. Mức tăng cân trung bình tích lũy theo dõi theo chiều dọc từ 0 đến
24 tháng tuổi ................................................................................. 68
Bảng 3.8. Mức tăng chiều dài trung bình tích lũy theo chiều dọc từ 0 đến 24
tháng tuổi ...................................................................................... 69
Bảng 3.9. Vòng đầu trung bình của trẻ từ 1 – 24 tháng tuổi........................... 70
Bảng 3.10. Vịng cánh tay trung bình của trẻ từ 1 – 24 tháng tuổi ................. 71
Bảng 3.11. Cân nặng trung bình của 3 nhóm trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi (kg) .... 72
Bảng 3. 12. Chiều dài trung bình của 3 nhóm trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi (cm) ...... 73
Bảng 3.13. Vịng đầu trung bình của 3 nhóm trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi (cm) ... 74
Bảng 3.14. Vịng cánh tay trung bình của 3 nhóm trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi (cm).. 75
Bảng 3.15. Tình trạng dinh dƣỡng và bệnh tật theo lứa tuổi .......................... 76


viii

Bảng 3.16. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ từ 0 -24 tháng tuổi của 3 nhóm
nghiên cứu..................................................................................... 80
Bảng 3.17. Tỷ lệ thiếu máu của trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi của 3 nhóm nghiên cứu....81
Bảng 3.18. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ từ 124 tháng giữa 3 nhóm nghiên cứu ................................................ 82
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên
cân nặng trẻ sơ sinh, cân nặng lúc 12 tháng và 24 tháng................. 82
Bảng 3.20. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh, cân
nặng lúc 12 tháng và 24 tháng........................................................ 83
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên

chiều dài trẻ sơ sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng .............................. 87
Bảng 3.22. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến chiều dài trẻ sơ sinh, lúc
12 tháng và 24 tháng ...................................................................... 88
Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên
tình trạng trẻ SDD thể nhẹ cân lúc sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng . 92
Bảng 3.24. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến tình trạng nhẹ cân khi
sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng ........................................................ 93
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên
tình trạng trẻ SDD thể thấp còi lúc sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng 96
Bảng 3.26. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thể thấp cịi
khi sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng ................................................... 97
Bảng 3.27. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên
tình trạng trẻ thiếu máu lúc sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng .......... 102
Bảng 3.28. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu khi
sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng ...................................................... 103
Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên
tình trạng trẻ NKHHC lúc sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng ........... 106


ix

Bảng 3.30. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến tình trạng NKHHC, lúc
12 tháng và 24 tháng .................................................................... 107
Bảng 3.31. Ảnh hƣởng của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc khi mang thai lên
tình trạng trẻ TCC lúc sinh, lúc 12 tháng và 24 tháng.................. 109
Bảng 3.32. Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan đến tình trạng TCC, lúc 12
tháng và 24 tháng ......................................................................... 109
Bảng 4.1. Cân nặng lúc đẻ của trẻ em theo một số tác giả ........................... 113
Bảng 4.2. Chiều dài lúc đẻ của trẻ em theo một số tác giả ........................... 115
Bảng 4.3. Cân nặng, chiều dài của trẻ em tại Thái Nguyên với một số nghiên

cứu khác ...................................................................................... 116
Bảng 4.4. Vòng đầu lúc đẻ (cm) của trẻ em theo một số tác giả .................. 117


x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi Việt
Nam 2008 - 2015 ............................................................................. 13
Hình 1.2. Các hormon tác động tăng trƣởng trong thời kỳ trẻ em và lứa tuổi
chịu ảnh hƣởng nhiều nhất............................................................... 28
Hình 1.3. Khung lý thuyết các giai đoạn và can thiệp dinh dƣỡng tiềm năng để
cải thiện kết quả thai nghén. ............................................................ 38
Hình 2.1. Danh sách địa bàn nghiên cứu ......................................................... 46
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu ................................................................. 48
Hình 3.1. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thấp còi ở trẻ em theo tuổi và giới. ............... 77
Hình 3.2. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng nhẹ cân ở trẻ em theo tuổi và giới ................ 77
Hình 3.3. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng gầy còm ở trẻ em theo tuổi và giới ............... 78
Hình 3.4. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ theo tuổi và giới ............................................. 78
Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo tuổi và giới .............................. 79
Hình 3.6. Tỷ lệ tiêu chảy cấp theo tuổi và giới ................................................ 79
Hình 3.7. Ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc
khi mang thai lên cân nặng của trẻ .................................................... 86
Hình 3.8. Ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của bổ sung vi chất cho bà mẹ trƣớc
khi mang thai lên chiều dài của trẻ .................................................... 91
Hình 3.9. Ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của bổ sung đa vi chất cho bà mẹ
trƣớc khi mang thai lên tình trạng nhẹ cân của trẻ ............................. 96
Hình 3.10. Ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của bổ sung đa vi chất cho bà mẹ
trƣớc khi mang thai lên tình trạng thấp cịi của trẻ........................... 101

Hình 3.11. Ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của bổ sung đa vi chất cho bà mẹ
trƣớc khi mang thai lên tình trạng thiếu máu của trẻ........................ 106


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trƣởng là một đặc
điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Nghiên cứu tăng trƣởng đƣợc xem là khoa học
cơ bản của Nhi khoa [102], [154]. Các nhà Nhi khoa, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp
quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều lƣu ý, nhấn mạnh 1.000
ngày đầu đời, từ khi thụ thai đến khi đƣợc tròn hai tuổi, là giai đoạn tối quan
trọng, là “những ngày vàng”. Đây là giai đoạn đặc biệt, quyết định phần còn lại
của cuộc đời trẻ, những ngày quyết định cho sự phát triển thể chất, tinh thần và
vận động cho trẻ em. 1000 ngày vàng là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng
tăng trƣởng chiều cao của trẻ trong tƣơng lai [109], [131], [132]. Chậm phát
triển chiều cao lúc còn nhỏ dẫn đến giảm tầm vóc khi trƣởng thành [109]. Trẻ
bị suy dinh dƣỡng (SDD) và thiếu máu trong 2 năm đầu của cuộc đời sau này
thƣờng kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Nếu trẻ bị suy dinh dƣỡng nặng
trong thời gian này sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hƣởng đến khả
năng lao động, học tập, sáng tạo, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và gây tổn
thất lớn về mặt kinh tế trong tƣơng lai [60].
Mặc dù SDD trẻ em đã giảm nhanh trong hai thập kỷ qua, song tỷ lệ thấp
còi vẫn còn cao, tỷ lệ trên 40% ở một số quốc gia ở một số khu vực trên thế
giới [109], [110].
Tại Việt Nam, tỷ lệ SDD trẻ em còn ở mức cao. Theo số liệu thống kê
năm 2015 của Viện Dinh dƣỡng quốc gia, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chiếm
14,1%, thể thấp còi chiếm 24,6%, đặc biệt cao ở các vùng miền núi và Tây
Nguyên. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dƣỡng là 29,2% [56].
Tình trạng dinh dƣỡng bà mẹ trƣớc và trong khi mang thai còn kém, đặc biệt

là thiếu máu khi mang thai còn phổ biến [11], [21], [28], [32]. Các nghiên cứu
trên thế giới đã cho thấy tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời mẹ, đặc biệt là tình
trạng vi chất dinh dƣỡng khi mang thai là nhân tố quyết định chính về cân nặng


2

sơ sinh và tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Điều đó có nghĩa là tình trạng
dinh dƣỡng của ngƣời mẹ cần phải đƣợc chuẩn bị từ trƣớc khi có thai và cần
đƣợc duy trì tốt trong suốt thời kỳ mang thai [131], [132].
WHO khuyến cáo bổ sung sắt- acid folic hàng ngày từ khi bắt đầu có thai
cho tới sau sinh 1 tháng ở những cộng đồng thiếu máu trung bình. Nhiều quốc
gia trên thế giới đã áp dụng khuyến cáo này từ 2006 đến nay [166]. Một số
nghiên cứu đã chứng minh đƣợc các lợi ích của bổ sung sắt và acid folic khi
mang thai nhƣ giảm thiếu máu mẹ và con, cải thiện kết quả thai nghén nhƣ
tăng cân nặng sơ sinh, giảm đẻ non [122]. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho
rằng bổ sung sắt và acid folic đơn thuần không bù đắp đƣợc sự thiếu hụt nhiều
vi chất khác cũng có vai trị trong dinh dƣỡng và sức khỏe nhƣ nhóm các
vitamin B, vitamin A, kẽm, vv. Bổ sung đa vi chất thay cho bổ sung sắt- acid
folic đã và đang đƣợc tiến hành nghiên cứu ở một số quốc gia, nhƣng chủ
yếu dành cho các phụ nữ đang mang thai [99].
Trên thực tế có rất nhiều phụ nữ mang thai khi cơ thể ở trong tình trạng
suy dinh dƣỡng và hoặc có lƣợng dự trữ sắt rất thấp. Hơn nữa họ thƣờng phát
hiện có thai muộn vào q II của thai kỳ. Vì vậy việc bổ sung vi chất trong
mang thai thƣờng muộn và không là phƣơng pháp tối ƣu để bù đắp nhu cầu về
dinh dƣỡng ngày càng tăng của sản phụ và thai nhi. Bổ sung vi chất cho các
bà mẹ trƣớc khi mang thai đƣợc cho là ƣu việt hơn vì nó cải thiện đƣợc dinh
dƣỡng của ngƣời mẹ trƣớc khi mang thai sẽ cải thiện đƣợc sức khỏe bà mẹ và
kết quả của thai nghén.
Trên thế giới và trong nƣớc đã có nhiều tác giả nghiên cứu tìm hiểu về

vai trò của dinh dƣỡng và vi chất dinh dƣỡng lên sự phát triển thể chất của trẻ
trong giai đoạn 1000 ngày vàng, tuy nhiên nghiên cứu về vai trò của việc bổ
sung vi chất dinh dƣỡng cho bà mẹ trƣớc và trong thời kỳ mang thai ảnh


3

hƣởng nhƣ thế nào tới sự phát triển thể chất và sức khỏe của trẻ sau sinh còn
hạn chế.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, dân cƣ khoảng hơn một triệu ngƣời
(70% sống ở khu vực nông thôn). Là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc; nhóm
dân tộc Kinh chiếm khoảng 81%, các dân tộc thiểu số khác bao gồm Tày,
Nùng, Sán Dìu, Hmơng, Sán Cháy, Hoa và Dao chiếm khoảng 19% tổng số
dân cƣ. Các huyện: Đại Từ, Phú Lƣơng và Định Hóa nằm ở phía Tây Bắc,
huyện Võ Nhai nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Các huyện này
đều là các huyện miền núi xa trung tâm thành phố, điều kiện kinh tế xã hội
còn nhiều khó khăn lạc hậu, cũng là nơi có tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng và thiếu
máu còn ở mức cao so với mặt bằng chung của thành phố.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Sự tăng trưởng
thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh
dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên” nhằm mục tiêu
nhƣ sau:


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ
được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong mang thai tại Thái Nguyên
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất và sức

khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất trước và trong mang thai
tại Thái Nguyên.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM
1.1.1. Khái niệm
Tăng trƣởng là sự tăng kích thƣớc của cơ thể hoặc của bất kỳ một bộ
phận nào trong cơ thể. Tăng trƣởng là một quá trình động với những thay đổi
về tầm vóc và thành phần cơ thể. Tăng trƣởng là kết quả của quá trình tăng
sản và phì đại (tăng số lƣợng và kích thƣớc tế bào) cũng nhƣ quá trình chết tế
bào theo chƣơng trình [102], [157].
Khái niệm tăng trƣởng thƣờng đƣợc dùng để chỉ thay đổi về thể chất
hoặc thể xác, còn phát triển thƣờng dùng cho các quá trình phát triển về tâm
sinh lý xã hội. Hai quá trình tăng trƣởng và phát triển của trẻ em bắt đầu từ
khi trứng đƣợc thụ tinh cho đến khi trẻ trƣởng thành. Quá trình tăng trƣởng và
phát triển trẻ em theo chiều hƣớng đi lên theo quy luật tiến hố chủng lồi và
cá thể tiến hố. Tuy nhiên sự tăng trƣởng và phát triển của các bộ phận và hệ
thống trong cơ thể rất khác nhau về thời điểm bắt đầu, kết thúc cũng nhƣ tốc
độ. Từ phơi thai đến ngƣời trƣởng thành là một q trình thay đổi vừa liên tục
vừa không liên tục. Theo duy vật biện chứng những thay đổi về lƣợng đến
một mức độ nào đó sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất [102], [157]. Do đó trong
chăm sóc, ni dƣỡng, giáo dục trẻ em cần có những cách tiếp cận khác nhau
tùy theo giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển của trẻ em.


6


1.1.2. Tăng trƣởng của trẻ dƣới 2 tuổi
Trẻ em là cơ thể đang
tăng trƣởng, quá trình tăng
trƣởng thể chất là một q
trình liên tục từ phơi thai
cho đến khi trƣởng thành,
tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng
cơ thể (chiều cao, cân nặng)
và từng cơ quan không giống
nhau trong mỗi giai đoạn phát
triển tạo nên những quỹ đạo
tăng trƣởng khác nhau (hình
1). Tăng trƣởng là một vấn đề
liên quan với nhiều tính trạng,
kích thƣớc của cơ thể. Để
đánh giá sự tăng trƣởng về thể chất ở trẻ dƣới 2 tuổi thƣờng dựa vào các chỉ
số: cân nặng, chiều dài, vòng đầu, vòng cánh tay.
1.1.2.1. Tăng trưởng về cân nặng
Cân nặng là số đo thƣờng đƣợc tiến hành trong tất cả các công trình
điều tra cơ bản cũng nhƣ thƣờng ngày. Một phần vì đó là kích thƣớc tổng hợp
cơ bản khơng thể thiếu để đánh giá về mặt thể lực, dinh dƣỡng và sự tăng
trƣởng. Mặt khác, đó cũng là kích thƣớc phổ cập, đơn giản, dễ đo [18].
Cân nặng của ngƣời nói lên khối lƣợng và trọng lƣợng hay độ lớn tổng
hợp của tồn bộ cơ thể, nó có liên quan đến mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thu và
tiêu hao. Trẻ đƣợc nuôi dƣỡng tốt sẽ tăng cân. Do đó cân nặng phần nào nói lên
tình trạng thể lực, dinh dƣỡng và sự tăng trƣởng của trẻ nhất là khi đƣợc theo
dõi trong nhiều tháng.



7

Trong thời kỳ bào thai, cân nặng tăng nhiều nhất vào 3 tháng cuối của
thai kỳ. Mức độ tăng cân của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng thể
chất và dinh dƣỡng của bà mẹ trƣớc sinh, mức độ tăng cân trong thai kỳ của
bà mẹ cũng nhƣ chức năng của rau thai và tử cung của bà mẹ.
Cân nặng trung bình khi sinh của trẻ là 3000 gram, trẻ nam thƣờng
nặng hơn trẻ nữ từ 100-150 g, con so thƣờng nhẹ cân hơn con rạ. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Yến (2004) có cân nặng khi đẻ trẻ trai 3114 gram, trẻ nữ
3100 gram [59], nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hƣơng (2011) cho thấy cân
nặng sơ sinh của trẻ nam 3100 gram, trẻ nữ 3000 gram [16]. Cân nặng tăng
gấp đôi khi trẻ đƣợc 4-5 tháng và tăng gấp 3 lúc trẻ tròn 1tuổi. Từ 2-10 tuổi,
cân nặng của trẻ tăng bình quân 2kg/năm [47]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Yến cho thấy trong 3 tháng đầu cân nặng của trẻ tăng rất nhanh, cân nặng
tăng gấp đôi so với lúc đẻ đối với trẻ nam vào lúc 3 tháng, đối với trẻ nữ vào
lúc 4 tháng tuổi. Trẻ nam cân nặng tăng gấp 3 so với lúc đẻ khi trẻ đƣợc 12
tháng. Nhƣng ở thời điểm này trẻ nữ chỉ tăng gấp 2,5 lần so với lúc đẻ. Từ
năm thứ 2 trở đi cân nặng vẫn tiếp tục tăng nhƣng tăng chậm hơn so với năm
đầu [59]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hƣơng (2011) cho thấy cân nặng
trung bình của trẻ nam cao hơn trẻ nữ ở hầu hết các lứa tuổi [16].
Bảng 1.1. Mức tăng trưởng cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ em từ 0-2
tuổi [102]

0-3 tháng

30

Mức tăng chiều
cao
(cm/tháng)

3,5

3-6 tháng

20

2,0

1,0

6-9 tháng

15

1,5

0,5

9-12 tháng

12

1,2

0,5

1-2 tuổi

8


1,0

0,25

Tháng tuổi

Mức tăng cân
(g/ngày)

Mức tăng vòng
đầu
(cm/tháng)
2,0


8

Có thể ƣớc tính cân nặng của trẻ em theo công thức [102]:
 Trẻ từ 1-6 tuổi: cân nặng (Kg) = 2 x tuổi (năm) + 8
1.1.2.2. Tăng trưởng về chiều cao (Chiều dài)
Chiều cao là một trong những kích thƣớc cơ bản nhất trong các cuộc điều tra
về nhân trắc [18]. Chiều cao dùng để đánh giá sức lớn của trẻ em, hình thái tầm
vóc của ngƣời trƣởng thành. Chiều cao là số đo trung thành của tăng trƣởng,
chiều dài phản ánh tốt cuộc sống quá khứ và là bằng chứng phản ánh chế độ dinh
dƣỡng. Trẻ thiếu dinh dƣỡng kéo dài sẽ làm chậm phát triển chiều cao.
Tốc độ tăng trƣởng tăng nhanh nhất trong giai đoạn bào thai, tăng nhanh
nhƣng giảm nhanh trong giai đoạn nhũ nhi. Trong thời kỳ bào thai, chiều dài
từ đỉnh đầu đến mơng hoặc gót tăng nhanh nhất trong 3 tháng giữa của thai
kỳ, còn cân nặng tăng nhiều nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Trẻ sơ sinh khi mới đẻ có chiều dài trung bình khoảng 48-50 cm. Trong

năm đầu sau sinh, chiều dài tăng gấp rƣỡi (từ 50 cm lúc sinh tăng lên 75 cm
lúc tròn 1 năm), đặc biệt trong 3 tháng đầu mỗi tháng chiều dài tăng lên từ
3,5- 3,8 cm, sau đó mỗi tháng tăng thêm từ 1-1,2 cm. Sang năm thứ hai, chiều
dài tăng thêm 12 cm. Năm thứ ba tăng thêm 8 cm [47]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Yến (2004) cho thấy chiều dài khi sinh ở trẻ trai 49,84cm, trẻ gái
49,27cm, chiều dài của trẻ tăng rất nhanh trong 3 tháng đầu, mỗi tháng tăng
trung bình 3- 4 cm, hết năm thứ nhất chiều dài tăng thêm 24,9cm ở trẻ thành
phố và 24,2 cm ở trẻ nông thôn, chiều dài ở trẻ trai cao hơn trẻ gái [59].
1.1.2.3. Vòng đầu (hay chu vi chẩm- trán)
Vịng đầu là một kích thƣớc hay đƣợc dùng trong nhân trắc học, tƣơng
quan với khối lƣợng của não và chức năng nhận thức [65]. Đo vòng đầu cho
phép gián tiếp đánh giá có thể phát hiện sự bất thƣờng thứ phát của não do các
quá trình bệnh lý. Vì vậy Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo đo vòng đầu khi
thăm khám cho trẻ, đặc biệt là trẻ dƣới 2 tuổi [167].


9

Trong thời kỳ bào thai, não là cơ quan đƣợc hình thành rất sớm và phát
triển nhanh nhất. Ở thai nhi 2 tháng, chiều cao đầu bằng một nửa chiều cao
đỉnh – mông. Lúc mới sinh, trọng lƣợng não nặng khoảng 370-390g, chiếm
10-12% trọng lƣợng cơ thể, chu vi vòng đầu trung bình 34 cm (33-37 cm).
Trong năm đầu, vịng đầu phát triển nhanh, nhất là 3 tháng đầu, mỗi tháng
tăng trung bình 2 cm; sau đó mức độ tăng trƣởng chậm dần, trẻ 2 tuổi vòng
đầu khoảng 46- 47 cm [102]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến tại Hà Nội cho
thấy vòng đầu đẻ trẻ trai 33,34 cm, trẻ gái 32,40 cm, vòng đầu tăng nhanh
trong 3 tháng đầu tiên, sau đó tốc độ tăng chậm lại, vịng đầu trẻ trai lớn hơn
trẻ gái [59]. WHO đã công bố chuẩn tăng trƣởng cho trẻ em từ 0-5 tuổi vào
năm 2006; nhƣng qua khảo sát hệ thống các nghiên cứu lớn từ 55 nƣớc và
chủng tộc trên toàn thế giới cho thấy sự khác biệt giữa chuẩn tăng trƣởng

chiều dài, cân nặng của WHO 2006 là không đáng kể, nhƣng với vịng đầu là
đáng kể và có thể đƣa đến nguy cơ chẩn đoán sai các trƣờng hợp đầu to hoặc
đầu bé [70], [152]. Vì vậy mỗi quốc gia cần có số liệu tham chiếu vịng đầu
trẻ em của nƣớc mình.
1.1.2.4. Vịng cánh tay
Vịng cánh tay (VCT) là một trong những chỉ tiêu nhân trắc thƣờng
đƣợc sử dụng trong các cuộc điều tra thực địa. Nó cho phép đánh giá khối
lƣợng các bắp thịt và nó cũng phản ánh tình trạng dinh dƣỡng của trẻ. Dựa
vào chỉ số VCT có thể phân loại nhanh tình trạng dinh dƣỡng tại cộng đồng.
WHO đã đƣa ra ngƣỡng đánh giá tình trạng dinh dƣỡng ở trẻ em từ 1 -5 tuổi
theo VCT: Bình thƣờng: VCT ≥ 13,5 cm, VCT 11,5 đến dƣới 12,5 cm: SDD
cấp tính vừa, VCT < 11,5 cm: SDD cấp tính nặng [161]. Những nghiên cứu
cho thấy những trẻ đƣợc nuôi dƣỡng tốt VCT tăng nhanh, nhất là trong những
năm đầu tiên của cuộc đời. Vòng cánh tay lúc mới đẻ của trẻ trai là 10,14 ±
0,99 cm, trẻ gái là 9,98 ± 0,86 cm. Trong năm đầu VCT phát triển nhanh, đến


10

cuối năm thứ nhất đạt 13,5 – 14,0 cm, sau đó tăng chậm dần và thay đổi rất ít,
đến 5 tuổi thì đạt 15 -16 cm [102]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến cho thấy
VCT lúc mới sinh trẻ trai là 10,35 cm, trẻ gái là 10,05 cm, VCT phát triển
nhanh trong năm đầu, đến cuối năm thứ nhất VCT đạt 13,76 – 14,08 cm, sau
đó tăng chậm lại [59].
1.1.3. Khuynh hƣớng thế tục tăng trƣởng
Mơ hình tăng trƣởng của cơ thể không đứng yên mà thay đổi theo thời
gian thơng qua nhiều thế hệ, ngƣời ta gọi đó là biến đổi thế tục về tăng
trƣởng. Có thể quan sát các biến đổi thế tục về tăng trƣởng thông qua biến đổi
tầm vóc (chiều cao, cân nặng), ở trẻ em theo tuổi, biến đổi thời điểm trƣởng thành
tính dục. Mức tăng trƣởng trong thời thơ ấu đã tăng lên đáng kể trong thời gian 50

- 100 năm qua. Nguyên nhân là thời kỳ tăng trƣởng liên quan đến giai đoạn trƣớc
tuổi trƣởng thành, do đó các nghiên cứu tập trung vào lứa tuổi đang phát triển. Xu
hƣớng thế tục đang có biểu hiện gia tăng lớn trong tỷ lệ tăng trƣởng và trƣởng
thành đã xảy ra ở tất cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Sự gia tăng thế tục
về chỉ số chiều cao ở trẻ em đã khác biệt rõ rệt, khoảng 1,5 cm/ thập kỷ. Tƣơng tự,
xu hƣớng thế tục trong cân nặng cũng theo chiều hƣớng tích cực, tỷ lệ trẻ sơ sinh
có trọng lƣợng sinh ra ngày càng tăng. Chiều cao, cân nặng của trẻ em tăng đồng
nghĩa với sự xuất hiện sớm tuổi dậy thì. Trẻ em ngày nay có chiều dài thân, vòng
ngực, độ dày lớp mỡ dƣới da, khối lƣợng cơ, đặc biệt là chiều dài của đùi đã tăng
lên rõ rệt ở cả hai giới [47].
Tuy nhiên, mỗi quốc gia có xu hƣớng thế tục khác nhau, điều này là do
sự tăng trƣởng kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện sống, đặc biệt về dinh dƣỡng
và chăm sóc sức khỏe. Nhƣ Tanner 1999 đã viết “tăng trƣởng là tấm gƣơng
phản chiếu điều kiện xã hội”. Tóm lại, sự quan tâm tới trẻ em của mỗi quốc
gia thể hiện mức độ tăng trƣởng trung bình của trẻ em ở quốc gia đó. Cịn yếu


11

tố di truyền, đặc biệt là ƣu thế lai cũng đóng một vai trị nhỏ trong việc gây ra
xu hƣớng thế tục.
Một nghiên cứu về xu hƣớng thế tục trong kích thƣớc khi sinh của trẻ
sơ sinh Việt Nam trong giai đoạn 1975- 2000 cho thấy, có một sự gia tăng
đáng kể trọng lƣợng sơ sinh (100 g) và chiều dài (1,7 cm) của trẻ sơ sinh Việt
Nam ở năm 1995 so với những trẻ sơ sinh của những năm 1975. Chiều cao
trung bình của trẻ trai và trẻ gái ở thời điểm 1995 tăng hơn năm 1975 một
cách rõ rệt, tăng ở mọi lứa tuổi. Mức tăng trung bình đạt 4 cm đối với nữ và
3,28 cm đối với nam cho mỗi lứa tuổi. Những thay đổi về cân nặng cũng
tƣơng tự nhƣ các thay đổi về chiều cao khi so sánh giữa 2 thời điểm 1975 và
1995, sự tăng cân trung bình đạt 1,7kg/ năm đối với trẻ gái và trẻ trai [45].

Hiện nay ở các nƣớc phát triển, xu hƣớng tăng trƣởng đã chậm dần và đã có
tình trạng ngừng lại. Các nghiên cứu tăng trƣởng thế tục ở 16 nƣớc thuộc
châu Âu, các tác giả đã cho thấy đến cuối thế kỷ XX, khuynh hƣớng tăng
trƣởng thế tục về chiều cao ở trẻ em đã ngừng lại hoặc tăng rất ít ở một số
nƣớc châu Âu [45]. Ở Hoa Kỳ, thế tục tăng chiều cao của các học sinh đƣợc
cho là chấm dứt ở giữa những năm 1900, tuy nhiên một xu thế tăng trƣởng
chiều cao có thể đƣợc tái lập [81].
1.2. SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM.
1.2.1. Khái niệm
Theo WHO, sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần
và xã hội chứ khơng chỉ là khơng có bệnh và tật.
Sức khỏe trẻ em là một vấn đề quan trọng có tính tồn cầu, là mối quan
tâm của mọi quốc gia, của mọi gia đình vì “Trẻ em hơm nay là thế giới ngày
mai”. Sức khỏe trẻ em còn là một trong các yếu tố quyết định của sức khỏe
ngƣời trƣởng thành trong tƣơng lai.


12

Đánh giá sức khỏe của một cá nhân hay của một cộng đồng là một
thách thức, là một việc rất khó khăn, vì sức khỏe là một khái niệm trừu tƣợng,
không thể đo lƣờng đƣợc. Trong phạm vi của đề tài chúng tơi chỉ đề cập đến
một khía cạnh về sức khỏe trẻ em đó là một số bệnh thƣờng gặp ở trẻ em tại
cộng đồng: Tình trạng dinh dƣỡng, thiếu máu, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và
tiêu chảy ỏ trẻ dƣới 2 tuổi.
1.2.2. Tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ em
1.2.2.1. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lƣợng và các vi
chất dinh dƣỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dƣới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức
độ khác nhau, nhƣng ít nhiều ảnh hƣởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và

vận động của trẻ.
Hai năm đầu sau sinh là giai đoạn phát triển cơ thể nhanh nhất, đồng
thời cũng là giai đoạn có nguy cơ SDD cao nhất. Mặc dù có nhiều chuyển biến
tích cực trong những năm gần đây, tình hình SDD ở trẻ em dƣới 5 tuổi hiện đang
cịn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các nƣớc đang phát triển trong
đó có Việt Nam.
Tình hình SDD trẻ em ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra về tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em, tỷ lệ trẻ em
SDD nhẹ cân ở Việt Nam tuy đã giảm nhƣng vẫn ở mức cao, năm 2012 là
16,2%, năm 2013 là 15,3%, năm 2014 là 14,5%, năm 2015 là 14,1% và năm
2017 là 13,4%. Tuy nhiên tỷ lệ SDD thấp cịi chung tồn quốc vẫn ở mức
26,7% năm 2012, 25,9% năm 2013, 24,9% năm 2014, 24,6% năm 2015 và
năm 2017 là 23,8% [56].


13

Hình 1.1. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Việt
Nam 2008 – 2015 (Cập nhật ngày: 06/10/2016).


×