Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THANH LÊ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THANH LÊ



QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH QUÝ

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, nguồn số liệu
rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Mặc
dù, đã có nhiều cố gắng song luận văn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết,
kính mong các nhà khoa học, quý thầy, cơ giáo và độc giả góp ý để hồn thiện
hơn.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Trần Thị Thanh Lê



LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự
hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý quan trọng của tập thể và cá nhân các nhà khoa
học, sự hỗ trợ nhiệt tình và tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị, cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể Lãnh đạo Học viện hành chính
Quốc gia, Khoa sau đại học, các thầy cơ giáo đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Huỳnh Quý, người hướng dẫn
khoa học, đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Tuy có nhiều cố gắng và tâm huyết để nghiên cứu hoàn thiện luận văn
nhưng do hạn chế về mặt thời gian và khả năng nghiên cứu nên khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, nhà khoa
học và những người quan tâm đến đề tài góp ý kiến để đề tài được hồn thiện
hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Trần Thị Thanh Lê


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,

CHỐNG MA TÚY ........................................................................................ 6
1.1. Nhận thức chung về ma túy ..................................................................... 6
1.1.1. Ma túy và tác hại của ma túy ................................................................ 6
1.1.2. Khái niệm tội phạm ma tuý................................................................. 10
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý. ..... 11
1.2. Những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy......................... 15
1.3. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy............................. 167
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở một số địa
phương ......................................................................................................... 18
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Hà Tĩnh.... 18
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Quảng Trị 20
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Thừa Thiên Huế 22
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 24
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ................... 25
2.1 Một số đặc điểm tình hình có liên quan đến sử dụng ma túy tỉnh Quảng
Bình ............................................................................................................. 25


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư .................................................................. 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 28
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2018 .................. 28
2.1.3. Tình hình hoạt động tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói
riêng tại tỉnh Quảng Bình ............................................................................. 31
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trong thời
gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................... 49
2.2.1. Cơng tác phịng, chống ma túy ........................................................... 49
2.2.2. Công tác tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản Quản lý nhà nước
về phòng, chống ma túy trong thời gian qua tại tỉnh Quảng Bình. ................ 58
2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình .................................................................................... 72
2.4. Đánh giá chung...................................................................................... 74
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ............................................ 74
2.4.2.Tình hình tái nghiện và sự hạn chế trong cơng tác phịng, chống ma túy 79
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 82
Chương 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NAY ĐẾN 2023 ..................................... 83
3.1. Dự báo tình hình ma tuý trong thời gian đến tại tỉnh Quảng Bình .......... 83
3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình .................................................................................................. 86
3.2.1. Giải pháp chung.................................................................................. 86
3.2.2. Giải pháp cụ thể.................................................................................. 91
Tiểu kết chương 3.........................................................................................108
KẾT LUẬN ............................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANTT: An ninh trật tự
BĐBP: Bộ đội Biên phịng
BLHS: Bộ luật Hình sự
CA: Cơng an
KCN: Khu cơng nghiệp
MTTH: Ma túy tổng hợp
PCMT: Phịng, chống ma túy
QLNN: Quản lý nhà nước
LĐ-TB&XH: Lao động-Thương binh và Xã hội
TPMT: Tội phạm ma túy

TTATXH: Trật tự an toàn xã hội
UBND: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2018 .................. 28
Bảng 2.2 : Thống kê tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn trong giai đoạn
2013-2018. ................................................................................................... 32
Bảng 2.3. Thống kê người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ
năm 2013 đến năm 2018............................................................................... 38
Bảng 2.4. Thống kê quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình từ năm 2013 đến năm 2018. ................................................................. 40
Bảng 2.5. Thống kê tình hình cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
từ năm 2013 đến năm 2018 .......................................................................... 43
Bảng 2.6. Thống kê tình trạng người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình từ năm 2013 đến năm 2018 .................................................................. 45
Bảng 2.7: Thống kê tội phạm ma túy từ 2013 - 2018 ................................... 47

Biểu đồ 2.1: Thống kê người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ
năm 2013 đến năm 2018 .............................................................................. 38
Biểu đồ 2.2: Thống kê tội phạm ma túy từ 2013 - 2018 ................................ 47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương,
chính sách về phịng, chống ma túy như: Chỉ thị số 21- CT/TW ngày
26/3/2008 của Bộ chính trị (Khóa X) về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy trong tình hình mới”. Chiến
lược quốc gia phịng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020

và định hướng đến năm 2030. Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 có
hẳn một chương (Chương XX) quy định các tội phạm về ma túy từ Điều 247Điều 259; Luật phịng, chống ma túy (Năm 2013).
Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, là địa phương có nhiều
tuyến giao thơng huyết mạch quan trọng của đất nước đi qua, thuận lợi cho
việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương lân cận cũng như các nước
trong khu vực. Dưới sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và q trình
đơ thị hố, các ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện phát triển nhanh,
đây cũng là môi trường để tội phạm và các tệ nạn xã hội hình thành và gia
tăng.
Trước tình hình trên, cơng tác quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy
của tỉnh Quảng Bình ngày càng được chú trọng, cơng tác đấu tranh, phịng
ngừa tội phạm về ma túy đạt được những kết quả nhất định góp phần ngăn
chặn tình trạng thẩm lậu về ma túy, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân
dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về phịng,
chống ma túy ở Quảng Bình vẫn cịn những tồn tại, hạn chế từ công tác tuyên
truyền, công tác quản lý người nghiện còn lỏng lẻo, số lượng người nghiện
cao, việc quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách
của Đảng và Nhà nước về phòng, chống ma túy còn chậm, chưa đầy đủ, sự
phối, kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ,
1


cơng tác tun truyền cịn mang nặng hình thức, đội ngũ cán bộ thực hiện
nhiệm vụ còn yếu và thiếu.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về phòng,
chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề phòng, chống
ma tuý theo những lĩnh vực và góc độ khác nhau, có thể kể đến một số cơng
trình đã được cơng bố:

- Cuốn sách “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các giải
pháp phòng ngừa” của Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh niên,
Hà Nội năm 2005.
- Cơng trình nghiên cứu “Hiểm hoạ ma t và cuộc chiến mới” của
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm.
- “Luận cứ khoa học cho những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm về ma túy” của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn
Phùng Hồng, đăng trên Tạp chí CAND.
- Luận án “Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma tuý của
lực lượng Công an cấp huyện” của Tiến sỹ Ngô Đức Tuấn, Hà Nội, 2006.
- Luận văn Thạc sỹ Luật “Tội sử dụng trái phép chất ma tuý theo Luật
hình sự Việt Nam” của Thạc sỹ Hoàng Văn Vương, Hà Nội, năm 2008.
- Sách chuyên khảo“Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma
tuý” của Tiến sỹ Bùi Minh Trung, NXB CAND, năm 2010.
- Luận án Tiến sỹ Quản lý hành chính cơng “Quản lý Nhà nước về cơng
tác phịng, chống ma t ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Phan
Thị Mỹ Hạnh, Hà Nội - 2016. Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về phòng, chống ma tuý ở nước ta.

2


- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về phòng, chống
ma túy trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Anh,
ĐăkLăk, năm 2017.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Quản lý nhà nước về phòng, chống ma
túy từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” của Thạc sỹ Trà Thanh
Hải, Hà Nội, năm 2018.
Riêng đối với tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, chưa có cơng
trình nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ, tồn diện cơng tác quản lý

nhà nước về phịng, chống ma t. Vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài này để
nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống ma
tuý trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua, từ đó đưa ra những giải pháp
cụ thể nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý trên địa
bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình từ đó đưa ra những giải pháp hồn thiện quản lý nhà
nước về phịng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về
phòng, chống ma túy.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp chung và giải pháp cụ thể, nhằm tăng cường
thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình thời gian tới.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để đề
xuất những giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả hồn thiện quản lý nhà

nước về phịng, chống ma túy.
- Khơng gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy giai
đoạn 2013 - 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như sau:
Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
so sánh và phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải
quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, quan điểm của Đảng và nhà nước
về phòng, chống ma túy.
Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống ma túy, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ
đó đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý

4


nhà nước về phịng, chống ma túy có hiệu quả tại địa phương trong giai đoạn
tiếp theo.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở Lý luận quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy và
đặc điểm tình hình có liên quan đến tình trạng sử dụng ma túy tại tỉnh Quảng
Bình.

Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chương III: Dự báo tình hình và các giải pháp quản lý nhà nước về
phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ nay đến 2023.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1.1. Nhận thức chung về ma túy
1.1.1. Ma túy và tác hại của ma túy
1.1.1.1. Khái niệm ma túy
Theo Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển
học năm 2016 [583] thì ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.
Theo Liên Hợp Quốc thì ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên
hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi
tâm trạng, ý thức, trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào chất
đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng.
Ở Việt Nam, theo các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa
đổi, bổ sung năm 2017, ma túy có thể hiểu là các chất bao gồm: nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô,
quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma túy khác ở thể lỏng hay
thể rắn.
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy (PCMT) năm
2000 đã bổ sung và sửa đổi năm 2008 quy định: “chất gây nghiện” là chất
kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng và “chất hướng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo

giác, sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
Như vậy, ma túy là những chất đã được khoa học xác định và có tên gọi riêng.
Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định của
Chính phủ (Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐ-CP;
Nghị định số 82/2013/NĐ-CP). Việc xác định có phải là chất ma túy, tiền chất
6


ma túy hay khơng thì phải được tiến hành qua trưng cầu giám định.
Điều 2 Luật PCMT được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thơng qua
ngày 09 tháng 12 năm 2000 quy định và sửa đổi bổ sung ngày 23/7/2013 quy
định: “Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành”.
- Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
[19 tr 9 - 10].
Từ các khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm chung như sau: ma túy là
chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con
người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó.
Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và
nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.1.2. Phân loại ma túy
Ma túy được phân thành nhiều nhóm, sự phân định phải dựa vào những
căn cứ nhất định nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Một số cách
phân loại cơ bản như sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: ma túy tự nhiên, ma

túy tổng hợp và ma túy bán tổng hợp:
+ Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc ni
trồng và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của
cây thuốc phiện như moocphin, codein, narcotics, coca và các hoạt chất của
nó như cocain, cần sa và các sản phẩm của cây cần sa...;
7


+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự
nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất ma
túy được tổng hợp từ moocphin...;
+ Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã được điều chế bằng phương
pháp tổng hợp hóa học tồn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển
hình là các amphetamine....
- Căn cứ theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính là kích
thích, ức chế thần kinh và gây ảo giác:
+ Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng
nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao
gồm: Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà
phê, các loại nước tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca
cô-la (coke); Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có cơng thức
hố học rất gần như: Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylpheniate
Methylenedioxymethamphetamine (MDMA), ... Cô-ken - Cocaine;
+ Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động.
Thuốc ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động
của hệ thống thần kinh. Một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây
nghiện: Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: Rượu (ethanol): Bia, rượu chát,
rượu mạnh..., Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc
thuốc ngủ; Thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc phiện: Thuốc phiện (opium),
morphine, pethidine, codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine...;

Cần sa ở liều lượng nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng,
thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)...
+ Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như
thấy hoặc nghe những điều khơng có thực, thấy thời gian và khơng gian thay
đổi, thấy sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn
8


hay khác hơn bình thường. Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic
acid

diethylamide);

DMT

(dimethyltryptamine);

Psilocybin

(magic

mushroom); Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ
Mescaline); MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh; Phencyclidine or
PCP (angel dust); Ketamine; Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil).
- Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp
pháp:
+ Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng như Rượu, bia; Ni-cô-tin
(thuốc lá); Ca-phê-in; Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative hypnotics) gồm có: Benzodiazepines như Serepax, Valium, Librium... Một số
dược phẩm trong nhóm amphetamies như dexamphetamine, methylphenidate,
phentermine... Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một số loại ma túy hợp

pháp. Vượt qua những giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp, ví
dụ như người dưới 18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những
loại thuốc trị bệnh có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua khơng có toa bác sĩ...
+ Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các
loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin,
Psilocin, Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine... Cô-ken
(Cocaine); Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện
(narcotics) mua khơng có toa bác sĩ; các loại amphetamine bất hợp pháp như
methamphetamine, crystal methamphetamine....
- Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên
gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 05 nhóm sau:
+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);
9


+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
Vậy, ma túy được hiểu là những chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp, khi vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (hút, uống,
ngậm, chích) gây ức chế hay kích thích hệ thần kinh trung ương, làm giảm
đau, gây ảo giác, sảng khoái, gây cho người nghiện ham muốn không kiềm
chế được, phải tăng liều để thỏa mãn cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức
khỏe ngày một cạn kiệt, nhân cách suy thối, gia tài khánh kiệt, băng hoại nịi
giống, dân tộc.
1.1.2. Khái niệm tội phạm ma tuý
Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại chất gây
nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt. Điều 1 Nghị định
67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ đã quy định “Các chất ma

túy rất độc tuyệt đối cấm sử dụng; việc sử dụng các chất này trong phân tích,
kiểm nghiệm; nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt
của cơ quan có thẩm quyền”. Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các
chất ma túy khơng chỉ gây khó khăn cho việc kiểm sốt chất ma túy của nhà
nước mà cịn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua đó đe dọa nghiêm
trọng đến an tồn, trật tự cơng cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của
nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do tác
hại lâu dài và nhiều mặt của các vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất
ma túy nên mọi hành vi vi phạm ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất
ma túy đều bị quy định là tội phạm.
Từ các quy định của Chương XVII có thể định nghĩa: Tội phạm về ma
tuý là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma tuý của Nhà nước.

10


1.1.3. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý.
1.1.3.1. Khái niệm về phòng, chống ma tuý
Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác
hại lớn về mặt sức khỏe, làm suy thối nịi giống, phẩm giá con người, phá
hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, đấu tranh phịng và chống tội phạm về ma túy
đã và đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Mỗi một quốc
gia đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính sách và đưa ra nhiều
biện pháp nhằm phịng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc
biệt nguy hiểm này.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là nhiệm vụ quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta. Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài, phức tạp địi
hỏi sự bền bỉ, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
tồn xã hội.

Khoản 7 Điều 2 Luật PCMT năm 2013: “PCMT là phòng ngừa, ngăn
chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp
liên quan đến ma tuý”. Tuy nhiên, phòng, chống là khái niệm kép, bao gồm 2
yếu tố:
- Phòng tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý là áp dụng các biện pháp ngăn
chặn, kiềm giảm, phịng ngừa, khơng để xảy ra tình trạng tệ nạn ma tuý và các
loại tội phạm về ma tuý.
- Chống tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý là tiến hành các biện pháp
kiên quyết để đấu tranh chống lại các hành vi liên quan đến ma tuý và tệ nạn
ma tuý.
Phòng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhằm việc giảm bớt hoặc
giảm thiểu việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó.
Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các
11


hành vi trái phép khác về ma túy (Khoản 7 Điều 2 Luật PCMT, năm 2013).
Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng
những tác hại, ảnh hưởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của
tệ nạn ma túy trong cộng đồng, xã hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất
hợp pháp liên quan đến việc trồng các cây có chứa ma túy; các hoạt động sản
xuất, chế biến, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn
chặn sự gia tăng số người nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về ma
túy)...
Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn
chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về
ma túy; xóa bỏ việc bn bán, sử dụng trái phép ma túy với mục đích hướng
đến là xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã hội.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu phịng, chống tội phạm ma túy là ngăn
chặn và loại trừ tội phạm ma túy ra khỏi đời sống xã hội, tạo thành hai hệ

thống biện pháp cụ thể của phòng, chống tội phạm ma túy ở từng quốc gia và
giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
1.1.3.2. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý
Quản lý nhà nước về PCMT là hoạt động chấp hành và điều hành của
các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền, được
tiến hành trên cơ sở pháp luật để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức
năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.
Quản lý nhà nước về PCMT là một bộ phận của quản lý nhà nước về
trật tự an toàn xã hội.
1.1.3.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy
Từ những khái niệm trên, có thể thấy quản lý nhà nước về phịng, chống
ma túy có các đặc điểm như sau:

12


- Chủ thể của cơ quan quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy
Chính vì ma túy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đến trật tự
an toàn xã hội, an ninh quốc gia nên chủ thể quản lý nhà nước về phòng,
chống ma túy phải là Chính phủ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao
cho lực lượng Cảnh sát trực tiếp chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước
khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy và chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về kết quả thực hiện.
Chính quyền các cấp là cơ quan quản lý cơ sở thực hiện quản lý Nhà
nước về phòng, chống ma túy tại địa phương, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo
dục, tổ chức phòng, chống ma túy trên địa bàn; quản lý việc cai nghiện ma túy
và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy.
- Khách thể quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Khách thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống ma túy rất rộng
lớn, liên quan đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp buôn bán, vận chuyển,

sản xuất, tàng trữ, sử dụng ma túy và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt
động trên.
- Đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Đối tượng là các tổ chức, cá nhân, là công dân Việt Nam hoặc nước
ngồi cư trú tại Việt Nam có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép, sản xuất,
tàng trữ, sử dụng các chất ma túy.
Mục tiêu là huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và tồn
xã hội để phịng, chống ma túy có hiệu quả nhằm xây dựng nước Việt Nam
phồn vinh, giàu mạnh, khơng có tệ nạn ma túy.
1.1.3.4. Nội dung quản lý nhà nước về phịng, chống ma túy
Cơng tác quản lý nhà nước về PCMT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi
quốc gia, dân tộc. Hiệu quả của công tác này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
tội phạm, đời sống, trật tự xã hội và sự phát triển chung của quốc gia, dân tộc.
13


Vì thế, cơng tác quản lý nhà nước về PCMT địi hỏi sự quyết tâm, kiên trì,
huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn xã hội, khơng
ngừng hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm giáo dục, nâng cao
nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hợp tác quốc tế vì mục tiêu
xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Trong những năm qua, trước những tác hại của tệ nạn ma túy, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về PCMT, coi công tác quản lý nhà nước về PCMT là nhiệm vụ quan trọng
trong hoạt động của hệ thống chính trị và của tồn xã hội.
Theo Điều 36, Chương V, Luật Phịng, chống ma túy năm 2013 quy định
nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế
hoạch về phịng, chống ma túy;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

phòng, chống ma túy;
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy;
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp,
thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức
và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai
nghiện ma túy;
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về
phòng, chống ma túy;
14


- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về phòng, chống ma túy.
1.2. Những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy
- Hiến pháp 1992 Chương V Điều 61 quy định nghiêm cấm sản xuất,
vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma
túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã
hội nguy hiểm.
Hiến pháp 2013 quy định tại Khoản 2 Điều 14 quy định “Quyền con
người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
- Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội phạm về ma túy được quy định tại

Chương XVIII bao gồm 10 Điều, tương ứng với 10 tội danh khác nhau. Ngày
19/6/2009, tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII, đã thơng qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, bãi bỏ Điều 199
quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt tử hình ở Điều
197. Như vậy, pháp luật hình sự nước ta hiện có 09 điều luật quy định về tội
phạm ma túy tương ứng với 09 tội danh khác nhau, cụ thể như sau: Điều 192:
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; Điều
193: Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; Điều 195: Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép
chất ma túy; Điều 196: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 197:
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 198: Tội chứa chấp việc sử
15


dụng trái phép chất ma túy; Điều 200: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma túy; Điều 201: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử
dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.
Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/7/2016), trong đó có các tội
phạm về ma túy được quy định tại Chương XX với 13 điều luật từ Điều 247259 (tăng 04 điều so với BLHS năm 1999). Điểm mới đáng lưu ý trong BLHS
2015 đã tách Điều 194 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thành 4 tội riêng
biệt đó là tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249; tội
“Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250; tội “Mua
bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251; và tội “Chiếm đoạt
chất ma túy” được quy định tại Điều 252. BLHS năm 2015 còn quy định hình
phạt tiền đối với tất cả 13 điều luật với mức phạt thấp nhất là 5.000.000 đồng
(tăng 4 triệu đồng so với BLHS năm 1999) và cao nhất là 500.000.000 đồng.
- Luật xử lý vi phạm Hành chính 2013, Điều 132, truy tìm đối tượng đã
có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
- Các văn bản riêng quy định cho cơng tác phịng, chống ma túy:
Luật phịng, chống ma túy số 13/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 của
Văn phịng Quốc Hội;
Thơng tư số 05/2018/TT-BCA, ngày 07/2/2018 của Bộ Công an về quy
định thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Nghị định 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của chính phủ, sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính

16


phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
Nghị Quyết số 98/NQ-CP, ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng
cường chỉ đạo cơng tác phịng, chống, kiểm sốt và cai nghiện ma túy trong
tình hình mới;
Quyết định số 424/QĐ-TTg, ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình phịng, chống ma túy đến năm 2020.
1.3. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Theo Điều 37, Chương V, Luật phòng, chống ma túy 2013 quy định cơ
quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy bao gồm:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phịng,chống ma túy
Bộ Cơng an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối hợp với các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc thống nhất
quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi,

quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan
hữu quan trong phòng, chống ma túy.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống
ma túy; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma túy tại
địa phương; quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người
đã cai nghiện ma túy
Theo đó, các cơ quan chun trách phịng, chống tội phạm về ma túy
thuộc Công an nhân dân được tiến hành các hoạt động để phịng, chống ma
túy tỉnh Quảng Bình như sau:
- Cơ quan Cơng an chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực
hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

17


×