Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo trình Viêm Dạ Dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.07 KB, 6 trang )

Viêm Dạ Dày
(Thông tin dành cho bệnh nhân)

Viêm dạ dày là bệnh thường thấy, chiếm đến 10% các trường hợp đau bụng
gặp ở phòng cấp cứu bệnh viện.
Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân: thường người bệnh có những cơn đau
khó chịu ở vùng thượng vị hoặc những triệu chứng khó tiêu.
I. Tổng quan
- Viêm dạ dày: Khi có viêm và kích ứng niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có
thể cấp tính hoặc mãn tính.
- Khi uống rượu bia hoặc aspirine có thể bị tình trạng viêm dạ dày cấp. Vi
trùng Helicobacter pylori, một loại vi trùng ký sinh ở dạ dày có thể gây ra viêm dạ
dày mạn tính…
- Viêm dạ dày là bệnh thường gặp.
- Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân: thường người bệnh có những cơn đau
khó chịu ở vùng thượng vị hoặc những triệu chứng khó tiêu

II. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày thường do stress, thói quen sinh
hoạt, ăn uống, các hóa chất gây bào mòn và nhiễm trùng, đặc biệt do nhiễm
Helicobacter pylori
b) Thuốc :
- Aspirin, Analgin
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
- Steroid (ví dụ: prednisone, dexamethasone)
- Muối kali
- Viên sắt
- Hóa trị liệu ung thư
b) Nuốt nhầm dị vật và độc chất
- Chất ăn mòn: acid, kiềm


- Bia, rượu
- Nuốt dị vật: kẹp giấy, tăm, kim, đinh, …
c) Tình trạng bệnh lý nội khoa và ngoại khoa
- Stress ở những bệnh nhân có bệnh nội khoa hoặc chấn thương nặng
- Sau nội soi dạ dày
- Sau mỗ cắt một phần dạ dày
- Sau xạ trị ung thư
- Bệnh tự miễn
- Thiếu máu ác tính Biermer ( Thiếu máu hồng cầu to )
- Nôn ói mạn tính
d) Nhiễm trùng
- Lao phổi
- Giang mai
- H. pylori và các loại vi khuẩn khác
- Nhiễm siêu vi
- Nhiễm nấm
- Nhiễm giun và ký sinh trùng

III. Triệu chứng viêm dạ dày

Triệu chứng không phải lúc nào cũng tương ứng với mức độ viêm ở niêm
mạc dạ dày
- Quan sát niêm mạc dạ dày bằng ống nội soi (ống nhỏ có camera đưa vào
dạ dày bệnh nhân)
- Hình ảnh viêm dạ dày nặng mặc dù bệnh nhân không cảm thấy đau đớn
nhiều
- Có triệu chứng đau nhiều nhưng nội soi lại thấy tổn thương niêm mạc
không đáng kể
- Người cao tuổi có thể có những tổn thương nặng ở dạ dày (ung thư dạ
dày) mà không có biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc đau…

- Các triệu chứng đau khó chịu thường tập trung ở vùng thượng vị, vùng
chậu hông, có thể lệch về bên trái hoặc lói ra sau lưng
- Người bệnh thường mô tả cơn đau quặn, nóng rát, xót, tức…có thể đau
lâm râm hoặc đau dữ dội
Các triệu chứng khác
- Ợ hơi: có thể làm dịu cơn đau một chút hoặc không hết đau
- Nôn hoặc buồn nôn: dịch nôn ói có thể trong, xanh, vàng, có tia máu hoặc
toàn máu tùy theo độ trầm trọng của viêm dạ dày
- Cảm giác đầy hơi, lình bình ở thượng vị
- Ơ những trường hợp nặng: có thể có chảy máu trong dạ dày. Các triệu
chứng thường là:
+ Tái xanh, toát mồ hôi, tim đập nhanh
+ Ngất xỉu, khó thở
+ Đau ngực hoặc đau nhiều vùng dạ dày
+ ói nhiều máu
+ Tiêu phân đen, dính, hôi
IV. Khi nào bệnh nhân cần đi bệnh viện?
- Triệu chứng cấp tính kéo dài ngày càng nặng, uống các loại thuốc thông
thường tự mua không bớt
- Cơn đau nặng hơn khám bình thường
- Tiêu ra phân đen, dính , rất hôi thối
- Triệu chứng không giảm dù đã theo chế độ kiêng cữ tốt
- Ói nhiều, ói liên tục, ói có máu
- Xót và đau bụng
- Chóng mặt xây xẩm, ngất xỉu
- Tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh
- Tái xanh, khó thở, đau ngực
Thăm khám
- Bác sĩ hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống sinh hoạt, các
thuốc đang sử dụng và khám lâm sàng, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm

để loại trừ các bệnh lý khác như
+ Công thức máu (xem có thiếu máu)
+ Chức năng gan và thận
+ Tổng phân tích nước tiểu
+ Chức năng túi mật và tụyến tụy (phân biệt với đau do sỏi đường mật hoặc
viêm tụy cấp)
+ Xét nghiệm thử thai (thai sớm)
+ Xét nghiệm H. Pylori bằng huyết thanh chẩn đoán
+ Xét nghiệm phân
+ Phim Xquang hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác
+ Điện tâm đồ : nếu tim nhanh hoặc có đau trước ngực (loại trừ nhồi máu
cơ tim)
+ Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể cho chỉ định nội soi dạ dày để quan
sát trực tiếp niêm mạc dạ dày
+ Nội soi kèm sinh thiết, CLO test để chẩn đoán
V. Điều trị viêm dạ dày
- Khi đã chẩn đoán chính xác, bệnh nhân sẽ được điều trị nhằm 2 mục tiêu:
+ Giảm đau
+ Làm lành các tổn thương ở dạ dày
- Bệnh nhân cần tránh các loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như
:aspirine, tránh uống bia rượu, các loại thuốc kháng viêm NSAID ( Advil , Motrin,
Alaxan, Voltaren vv…)
Nên dùng paracetamol thay thế khi đau nhức vì thuốc này ít ảnh hưởng trên
niêm mạc dạ dày
- Các thuốc kháng acid gồm 3 loại
+ Kháng acid có magnesium: có thể gây tiêu chảy
+ Kháng acid có aluminium: có thể gây táo bón
+ Kháng acid có calcium: có thể gây táo bón

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×