Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo trình Viêm Gan Siêu Vi C và Thai Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.35 KB, 9 trang )

Viêm Gan Siêu Vi C và Thai Kỳ


Các chức năng của gan bình thường:
1- Chuyển hoá carbohydrates, mỡ, protein, và rượu.
2- Dự trữ các vitamin và chất sắt.
3- Sản xuất và bài tiết mật.
4- Giải độc máu.
5- Sản xuất các protein của huyết tương và các yếu tố đông máu)
Nguy cơ Viêm Gan C:
1- Dùng chung kim tiêm thuốc.
2- Nhân viên Y tế phơi nhiễm với máu nhiễm virus.

Triệu chứng của Viêm Gan C:
1- Đau hạ sườn (P).
2- Nôn và buồn nôn.
3- Chán ăn.
4- Vàng da, mệt mỏi, ngứa ngáy.

Nguồn lây nhiễm virus Viêm Gan C (HCV) ở người:
1- Thẩm phân máu+chăm sóc y tế+chu sinh=5%,
2-Truyền máu= 10%,
3- Quan hệ tình dục= 15%,
4- Tiêm chích ma tuý 60%,
5- Nguyên nhân chưa rõ 10%

Bản đồ phân bố 6 genotypes của HCV trên toàn thế giới

A- Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong và sau thai kỳ
Phụ nữ bị viêm gan C khi muốn có thai sẽ lo lắng đặc biệt về sức khoẻ của đứa
con mà mình sẽ sanh ra. Nguy cơ lây nhiễm virus cho con là 5-10%, và tỉ lệ này sẽ còn


cao hơn ở những bệnh nhân đồng nhiễm với HIV.
Khi người mẹ mắc thêm AIDS, nguy cơ có thể tăng từ 36 đến 100 lần. Nguy cơ
cũng sẽ cao hơn khi mẹ nhiễm cả HBV (viêm gan siêu vi B) lẫn HCV.

Cấu trúc của HCV: Vỏ Glycoproteins E1 và E2; Vỏ Lipid; Capsid Protein;
Nucleic Acid

Sơ đồ genome của HCV: HCV-RNA

Đồng nhiễm HCV và HIV sẽ gia tăng rất nhiều nguy cơ lây nhiễm HCV từ mẹ
sang con

Nguy cơ lây nhiễm HCV từ mẹ sang con sẽ tăng cao trong thời gian chu sinh
Lây nhiễm cho trẻ có thể xảy ra trước hoặc trong khi sanh. Ở những nơi trên thế
giới có chuẩn thấp về y tế, việc lây truyền HCV từ mẹ sang con lại càng dễ xảy ra hơn.
Bác sĩ và các nữ hộ sinh cần giúp đỡ và ủng hộ người phụ nữ bị viêm gan C khi họ
thực sự muốn có một đứa con. Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo chính thức về vấn đề
mẹ viêm gan C không nên có con.

×