Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Chính sách đối ngoại của mỹ đối với các nước mỹ latinh từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 109 trang )

Đại học quốc gia Hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xà hội và nhân văn

Khoa quốc tế học


Nguyễn khánh vân

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
các n-ớc mỹ latinh
Từ sau chiến tranh lạnh đến nay
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
MÃ số: 603140

Luận văn thạc sĩ

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn

Hà Nội 2008


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI
VỚI KHU VỰC MỸ LATINH TRƢỚC KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH
LẠNH ........................................................................................................................8
1.1. Vai trò của khu vực Mỹ Latinh đối với nƣớc Mỹ ........................................8
1.2. Khái quát về chính sách của Mỹ với Mỹ Latinh trƣớc khi kết thúc chiến
tranh Lạnh. ..........................................................................................................16
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC


MỸ LATINH TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH .................................................25
2.1. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ đối với Mỹ Latinh trên
một số lĩnh vực .....................................................................................................25
2.1.1. Chính trị – ngoại giao .............................................................................26
2.1.1.1. Điểm qua quan hệ ngoại giao Mỹ - Mỹ Latinh từ sau Chiế n tranh
Lạnh......................................................................................................................... 26
2.1.1.2. Phổ biến dân chủ: nội dung quan trọng trong chính sách của Mỹ đối
với Mỹ Latinh về mặt chính trị............................................................................. 35
2.1.2. Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh .......................41
2.1.3. Chính sách an ninh - quân sự của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh .....49
2.1.4. Một số chính sách khác của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh ………...62
2.1.4.1. Chính sách của Mỹ đối với phong trào cánh tả Mỹ Latinh ............... 63
2.1.4.2. Chính sách chống ma túy của Mỹ tại Mỹ Latinh ................................. 66
2.2. Các biện pháp thực thi chính sách của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh tại
một số quốc gia.....................................................................................................71
2.2.1. Đối với Venezuela…………………………………………………......72
2.2.2. Đối với Colombia……………………………………………………...77
2.2.3. Đối với Brazil……………………………………………………….....81

1


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI MỸ LATINH VÀ DỰ BÁO VỀ XU HƢỚNG
ĐIỀU CHỈNH MỚI .................................................................................................84
3.1. Một số vấn đề cịn tồn tại trong chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh ..84
3.2. Dự báo về xu hƣớng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Mỹ Latinh ....94
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………...104


2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACN:

Andean Community of Nations
Cộng đồng các nước Andean

ALBA:

Alternativa Bolivariana para América Latina y El Caribe
Giải pháp Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ

ATPDEA:

Andean Trade Preferential Drug Erdication Act
Luật Ưu đãi thương mại nhằm loại bỏ ma túy của các nước
vùng Andes

CBI:

Caribbean Basin Initiative
Sáng kiến về khu vực Caribbean

CIA:

Central Intelligence Agency
Cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ


DR-CAFTA:

Dominican Republic and Central America Free Trade Agreement
Thỏa thuận mậu dịch tự do với Trung Mỹ và Cộng hòa Dominica

EAI:

Enterprise for the American Initiative
Sáng kiến cho các nước châu Mỹ

ENL:

National Liberation Army
Quân đội giải phóng quốc gia Colombia

EU:

European Union
Liên minh châu Âu

FARC:

Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia
Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia

FBI:

Federal Bureau of Investigation
Cục điều tra liên bang Mỹ


FTA:

Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do

FTAA:

Free Trade Area of the Americas
Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ

IDB:

Inter-American Development Bank

3


Ngân hàng phát triển Liên Mỹ
IAEA:

International Atomic Energy Agency
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

IMF:

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

Mercosur:


Mercado Común del Sur
Thị trường chung Nam Mỹ

NAFTA:

North American Free Trade Agreement
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NATO:

North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NED:

National Endowment for Democracy
Quỹ dân chủ quốc gia

NGO

Non governmental organization
Tổ chức phi chính phủ

OAS

Organization of American States
Tổ chức các nước châu Mỹ

OECD


Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OPEC

Organization of the Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

TNCs

Transnational Corporations
Công ty xuyên quốc gia

USAID

U.S. Agency for International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ

US SouthCom

U.S. Southern Command
Bộ tư lệnh phía Nam của Mỹ

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

4



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến tranh Lạnh kết thúc cùng với sự chấm dứt của trật tự thế giới hai cực
đã dẫn đến những thay đổi lớn về tương quan lực lượng trên thế giới. Nước Mỹ mất
đi đối trọng và trở thành siêu cường duy nhất có khả năng chi phối đời sống chính
trị quốc tế. Vì vậy, những chính sách đối ngoại của Mỹ khơng chỉ tác động đến bản
thân nước Mỹ mà cịn ảnh hưởng to lớn đến cục diện toàn thế giới.
Khu vực Mỹ Latinh, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, từ lâu đã là mục tiêu
quan trọng trong chiến lược bành trướng ảnh hưởng ra bên ngoài của Mỹ. Khu vực
này từng được Mỹ xem như bàn đạp đầu tiên để tiến ra thế giới, và đã trở thành sân
sau phục vụ cho những lợi ích chiến lược của Mỹ trong suốt nhiều thế kỷ. Như vậy,
những điều chỉnh lớn về mặt chính sách sau Chiến tranh lạnh của Mỹ không thể bỏ
qua Mỹ Latinh.
Trên thực tế, quan hệ Mỹ - Mỹ Latinh đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
và cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề khá phức tạp, như sự bất bình đẳng trong quan
hệ kinh tế hai bên, cũng như những can thiệp trực tiếp về chính trị, xã hội, quân sự
và tư tưởng của Mỹ đối với khu vực này. Chính vì vậy, việc hoạch định chính sách
của Mỹ với Mỹ Latinh ln rất phức tạp và địi hỏi phải tính đến rất nhiều yếu tố
khác nhau. Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh sẽ
góp phần đưa ra những đánh giá đúng đắn về bản chất, cũng như xu hướng của mối
quan hệ này.
Trong điều kiện có ít thơng tin, hiểu biết về quan hệ quốc tế của khu vực,
nghiên cứu quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latinh là hết sức cần thiết, đáp ứng
nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước ta hiện nay. Theo cách xem xét
đó, đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh từ sau chiến
tranh lạnh đến nay” được tôi lựa chọn nghiên cứu cho luận văn của mình.

5



2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
này ở Việt Nam, nhất là những cơng trình nghiên cứu bài bản, qui mơ đến chính
sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh. Phần lớn các nghiên cứu là
những bài báo mang nặng tính thơng tin được đăng trên một số tạp chí như Châu
Mỹ Ngày nay, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế... Chẳng hạn như: “Chính sách của Mỹ
đối với khu vực Mỹ Latinh”, của tác giả Trần Đình Vượng đăng trên Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, số 3/2002 chủ yếu phân tích chính sách của Mỹ trên khía cạnh kinh tế
- thương mại trong những năm gần đây. Những vấn đề về chính trị - an ninh chưa
được tác giả đề cập. Một số nghiên cứu của Viện Nghiên cứu châu Mỹ - Viện Khoa
học xã hội Việt Nam có liên quan đến đề tài cũng chỉ điểm qua chính sách của Mỹ
đối với Mỹ Latinh, chẳng hạn như: nghiên cứu “Hoa Kỳ - Những xu hướng thay đổi
chiến lược kinh tế sau Chiến tranh lạnh” năm 1998 do Đỗ Lộc Diệp chủ biên, hay
một cơng trình khác cũng do tác giả trên chủ biên là “Mỹ Latinh một vùng năng
động” xuất bản năm 1998; Cũng của Viện Nghiên cứu châu Mỹ có cơng trình
“Chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Bill Clinton” do Vũ Đăng Hinh chủ biên năm
2002, đề cập đến chính sách kinh tế của Mỹ nhưng rất ít phân tích đối với Mỹ
Latinh; Ngồi ra, cịn có một số nghiên cứu khác “Chính trị - ngoại giao của các
nước Mỹ Latinh trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hồ Châu trên tạp chí Châu
Mỹ ngày nay số 1/1999, “trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh” của Đỗ Minh Tuấn
đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 11/2005.
Ngồi những cơng trình của tác giả Việt Nam cịn có một số cơng trình khác
của tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt như: “Quan hệ Mỹ - các nước Mỹ
Latinh: mối quan hệ bị lãng quên” của Forge G.Castaneda đăng trên tạp chí Châu
Mỹ ngày nay số 1/2004. Nghiên cứu này điểm lại chính sách của Mỹ đối với các
nước Mỹ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay chủ yếu trên các vấn đề
an ninh chính trị, với quan điểm phê phán chính sách của Mỹ; cơng trình “Chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh” của Randall Ripley, James

Lindsay (2002) cũng là một nghiên cứu sát với đề tài. Tuy nhiên, nghiên cứu này

6


vẫn đề cập một cách chung về chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh Lạnh.
Vì Mỹ Latinh chưa phải là ưu tiên chính sách của Mỹ nên những phân tích trong
nghiên cứu này chưa nói nhiều đến chính sách của Mỹ với các nước Mỹ Latinh.
Như vậy có thế thấy nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh ở
Việt Nam còn rất hạn chế. Điều này càng khẳng định thêm sự cần thiết phải nghiên
cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Mỹ
với khu vực Mỹ Latinh kể từ sau chiến tranh Lạnh. Từ đó đưa ra một số dự báo về
triển vọng của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực, và một vài nhận xét.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực
Mỹ Latinh kể từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc (năm 1991), xét trên bình diện đa
phương. Bao gồm mục tiêu cơ bản, nội dung và những biện pháp triển khai cụ thể
của Mỹ trên các lĩnh vực chủ yếu như chính trị, kinh tế, an ninh và một số lĩnh vực
khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Các phương pháp khoa học
xã hội liên ngành cũng được sử dụng làm sáng tỏ thêm các vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có 3 chương:
Chương 1: Khái qt về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ
Latinh trước khi kết thúc chiến tranh Lạnh.
Chương 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh từ sau

chiến tranh Lạnh
Chương 3: Một số vấn đề tồn tại trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Mỹ Latinh và dự báo về một số xu hướng điều chỉnh mới

7


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC
MỸ LATINH TRƢỚC KHI KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Vai trò của khu vực Mỹ Latinh đối với nƣớc Mỹ
Từ trước đến giờ, các nước Mỹ Latinh vẫn được xem là “sân sau” của Mỹ.
Thuật ngữ “sân sau” này đã phản ánh phần nào về bản chất của mối quan hệ Mỹ Mỹ Latinh. Ngay từ những ngày đầu áp dụng học thuyết bành trướng ảnh hưởng
toàn cầu, Washington đã muốn nắm khu vực này trong tay và khơng cho phép các
nước phương Tây khác nhịm ngó tới đây. Mỹ Latinh quá gần Mỹ và vì vậy, cũng
quá nhạy cảm đối với Mỹ, nếu người Mỹ bỏ qua khu vực này thì lợi ích và an ninh
của chính họ sẽ bị đe dọa trực tiếp. Vì vậy, dù chỉ là một “đối tác” không ngang
bằng trong quan hệ với Washington, nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò
ngày càng quan trọng của khu vực này đối với Mỹ. Tất cả những hoạch định về
chính sách mà Washington theo đuổi tại Mỹ Latinh chủ yếu đều xuất phát từ tầm
quan trọng về địa kinh tế - chính trị của khu vực này và những lợi ích gắn bó chặt
chẽ của Mỹ tại đây.
Trước tiên, về mặt địa lý, Mỹ Latinh là một vùng đất rộng lớn và giàu có về
tài ngun thiên nhiên và khống sản, hơn nữa lại có vị trí địa lý gần gũi với nước
Mỹ. Khu vực với tổng diện tích ước tính khoảng 21,069,501 km² (chiếm 1/7 tổng
diện tích thế giới) và số dân 569 triệu người (theo số liệu của CIA - The World
Factbook) này bao gồm 8 nước thuộc vùng Trung Mỹ (là Belize, El Salvador, Costa
Rica, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama); 13 nước thuộc vùng
Nam Mỹ (là Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc
Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay, Venezuela); và 19 quốc gia hải

đảo thuộc khu vực Caribean (là Antigua & Barbuda, Aruba, Bahamas, Barbados,
Cuba, Dominica, Cộng hòa Dominica, Grenada, Guadeloupe, Haiti, Jamaica,
Martinique, Puerto Rico, St. Kitts & Nevis, St. Lucia, St. Vincent & the Grenadines,
Trinidad & Tobago, quần đảo Turks & Caicos, Quần đảo Virgin).

8


Mỹ Latinh là một khu vực rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, là nguồn
cung cấp nông sản, lâm sản và khoáng sản quan trọng cho thế giới cũng như cho
Mỹ (chuối chiếm 95% sản lượng toàn thế giới, cà phê 80%, đường 42%, nitơrát
95%, bạc 45%, đồng 22%, dầu mỏ 16%...). Hiện nay, rất nhiều nước trong khu vực
đóng vai trị quan trọng với nền kinh tế thế giới: Brazil đứng đầu thế giới về sản
xuất đường mía và cà phê, chiếm 1/2 sản lượng cà phê thế giới, là nhà cung cấp đậu
tượng lớn thứ 2 thế giới, một trong 4 nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi, công
nghiệp thép đứng hàng thứ hai thế giới và cũng là nước xuất khẩu dầu thơ; Mexico
giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về khai thác bạc, thứ 5 thế giới
về khai thác và thứ 9 về xuất khẩu dầu lửa và khí đốt (chiếm khoảng 1/3 tổng thu
nhập quốc dân); Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm 35,4% sản
lượng toàn cầu và 46% xuất khẩu của Chile; đứng đầu thế giới về sản xuất bột cá.
Ngoài ra nước này cũng rất giàu các nguồn tài nguyên khoáng sản như đồng, diêm
tiêu, sắt, than, gỗ và hải sản; Venezuela đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất
khẩu dầu lửa. Dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng nhất chiếm 80% kim ngạch xuất
khẩu và đóng góp 1/2 thu ngân sách Chính phủ và 1/3 GDP của đất nước này.
Venezuela cũng rất giàu có về các nguồn tài ngun than đá, quặng sắt, kim cương,
vàng, kẽm, bạc, bơ-xít, thuỷ điện; Peru đứng đầu thế giới về sản xuất bột cá và len;
thứ tư về đồng; thứ năm về vàng; thứ hai thế giới về sản xuất bạc và thứ tám về sản
xuất kẽm; Colombia đứng đầu khu vực Mỹ Latinh về trữ lượng than (chiếm 40%
tổng trữ lượng), thứ hai khu vực về tiềm năng thuỷ điện (sau Brazil), dầu lửa có trữ
lượng khoảng 3,1 tỷ thùng, ngồi ra cịn có vàng, bạc, platin; Argentina là nhà cung

cấp hàng đầu thế giới về các sản phẩm đậu, ngô và lúa mì…[58]
Hiện nay, khu vực khai khống của Mỹ Latinh đã thu hút tới 24% tổng vốn
đầu tư trong lĩnh vực này của toàn thế giới (năm 2007), trong đó chủ yếu tập trung
tại Chile, Peru, Mexico, Argentina và Brazil. Hiện đã có 1.821 cơng ty đầu tư vào
các dự án khai khoáng tại khu vực này với số với lên tới gần 10 tỷ USD, tăng 40%
so với năm 2006, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác vàng, bạc, đồng,
sắt, kẽm và niken.

9


Với nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn như vậy, các nước Mỹ Latinh đã trở
thành nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu vô cùng quan trọng cho Mỹ. Nếu như giai
đoạn trước năm 1930, Mỹ Latinh cung cấp chủ yếu nguồn nguyên liệu thô cho các
nước phương Tây đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của
các nước này. Thì sau đó, cùng với việc bành trướng và mở rộng ảnh hưởng xuống
phía Nam, Mỹ đã dần dần biến các nước này phục vụ cho lợi ích của mình [2,tr35].
Thực tế là tư bản Mỹ, thơng qua các cơng ty xun quốc gia, đã kiểm sốt hầu hết
những nguồn tài nguyên quan trọng tại các nước Mỹ Latinh như những quặng mỏ
khổng lồ tại Peru, các nhà máy lọc dầu tại các quốc gia như Brazil, Colombia,
Venezuela…
Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhu cầu năng lượng và nguyên
liệu với nền kinh tế Mỹ là rất cao. Gần một phần ba năng lượng tiêu thụ ở Mỹ là từ
nguồn cung cấp nước ngồi, trong đó gần 2/3 là dầu mỏ. Riêng kim ngạch nhập
khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng 4/08 đã tăng vọt lên 29,3 tỷ USD. Với mức thâm
hụt trung bình 59,3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2008, các chuyên gia dự kiến
tổng thâm hụt thương mại của Mỹ trong cả năm 2008 có thể lên tới 707,5 tỷ USD,
so với 700,3 tỷ cả năm 2007. Đây sẽ là năm thứ 6 liên tục, thâm hụt thương mại của
Mỹ tăng mạnh, thâm hụt thương mại của Mỹ với các quốc gia thành viên OPEC lên
tới 15,6 tỷ USD.

Trong vòng 25 năm trở lại đây, trong bối cảnh nguồn năng lượng toàn cầu
khan hiếm, Mỹ Latinh vẫn là khu vực cung cấp năng lượng quan trọng cho Mỹ (Mỹ
nhập khẩu khoảng 30% dầu từ Mỹ Latinh) [41,tr143]. Hiện tại, việc phát triển năng
lượng sinh học ở Brazil đã mở ra những triển vọng mới cho hợp tác năng lượng của
Mỹ tại đây. Trong 8 tháng đầu năm nay, Braxin đã sản xuất 580.000 tấn dầu diezel
sinh học.. Chính điều này cũng góp phần tăng vị thế của khu vực này trên bản đồ
các khu vực xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Điểm thứ hai lý giải cho sự quan tâm của Mỹ đối với Mỹ Latinh, đó là, khu
vực này là một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho các doanh nghiệp của Mỹ khai
thác tìm kiếm lợi nhuận. Với việc thúc đẩy tiến trình tự do hóa đầu tư và thương

10


mại ở khu vực, các doanh nghiệp Mỹ có rất nhiều cơ hội trong việc xâm nhập thị
trường và khuyếch trương ảnh hưởng. Các doanh nghiệp này với lợi thế về cơng
nghệ, vốn, trình độ quản lý đã đè bẹp các doanh nghiệp địa phương và thao túng
nền kinh tế khu vực. Đặc biệt, những TNC của Mỹ đã có một tiếng nói khá quan
trọng đối với hoạch định chính sách của các chính phủ Mỹ Latinh. Góp phần phổ
biến thói quen tiêu dùng, lối sống Mỹ và tuyên truyền cho ảnh hưởng của nước Mỹ
tại đây.
Riêng trong thập kỷ 1970, các TNC của Mỹ kiểm soát 70% hoạt động xuất
khẩu, 95% công nghiệp khai thác, 75% công nghiệp luyện kim và thủy điện, 40%
công nghiệp vận tải, 50% công nghiệp chế biến của Mỹ Latinh [19,tr20]. Đặc biệt,
Mỹ đẩy mạnh sự xâm nhập của mình vào những nền kinh tế tương đối đóng của khu
vực thơng qua việc giảm sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động đầu tư, tín
dụng, tiền tệ và ngoại thương. Trong giai đoạn đầu thập kỷ 90, thông qua các thể
chế kinh tế quốc tế như IMF hay WB, Mỹ đã gây sức ép lên tiến trình tư nhân hóa
tại các nước trong khu vực để đổi lại là các khoản vay tín dụng và việc giải quyết
khoản nợ nước ngồi to lớn của những quốc gia này. Cụ thể như quá trình tư nhân

hóa tại Paraguay, Bolivia, Panama và một số nước khác đã được bắt đầu ngay sau
khi IMF nêu điều kiện cho vay tín dụng nếu triển khai quá trình phi nhà nước hóa
nền kinh tế, mở đường cho những doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại đây [19,tr37].
Hoạt động xuất khẩu của khu vực đã được mở rộng đáng kể, từ năm 1990
đến năm 2001, xuất khẩu tăng từ 161,4 tỉ tới 391,4 tỉ đôla Mỹ. Tuy nhiên hoạt động
xuất khẩu lại nằm trong tay các TNC. Mexico tuy được đánh giá là nước đứng đầu
trong khu vực về khối lượng xuất khẩu, nhưng 1/3 tổng số doanh thu từ hoạt động
xuất khẩu lại chảy vào túi của ba TNC của Mỹ hoạt động tại nước này (IBM,
General motors và Chrycles).
Trong giai đoạn gần đây, Mỹ Latinh được Uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh và
Caribean của Liên hợp quốc (CEPAL) nhận định là khu vực có nền tảng kinh tế vĩ
mô tương đối vững chắc và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhờ được hưởng lợi từ
hai yếu tố là giá nguyên liệu tăng cao và gặp thuận lợi trong tiếp cận nguồn tài

11


chính bên ngồi. Theo số liệu sơ bộ của CEPAL, năm 2007, GDP của khu vực Mỹ
Latinh tăng 5,6% và đây là năm thứ 5 liên tiếp khu vực này đạt tăng trưởng cao,
trong đó các nước dẫn đầu là Panama (tăng 9,5%), Argentina (8,6%), Venezuela
(8,5%) và Peru (8,2%). Ngoài ra, khu vực này cịn có được thặng dư tài khoản vãng
lai trong cán cân thanh toán quốc tế cao chưa từng có, và cải thiện được các chỉ số
liên quan đến thất nghiệp, chống đói nghèo và phân phối thu nhập.
Kim ngạch trao đổi buôn bán giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh cũng đã có
bước tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó riêng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và
Mexico đã đạt mức cao kỷ lục là 347 tỷ USD (2007). Hiện Mexico là đối tác thương
mại lớn thứ ba của Mỹ, sau Trung Quốc và Canada. Tổng kim ngạch trao đổi
thương mại của các nước Mỹ Latinh (không tính Mexico) với Mỹ năm 2007 đạt
142,300 tỷ USD, trong đó Mỹ Latinh đã xuất siêu 27,244 tỷ USD. Trong 6 tháng
đầu năm 2008, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh tăng

19,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 318,87 tỷ USD, trong đó nhập siêu của
khu vực Mỹ Latinh đã lên tới trên 50 tỷ USD. Hiện nay, tại khu vực Mỹ Latinh trao
đổi thương mại giữa Brazil và Mỹ tăng trưởng cao nhất với 26,5%, đạt trên 29,7 tỷ
USD. Bên cạnh đó, Mexico, Chile và Venezuela tiếp tục là những đối tác thương
mại lớn của Mỹ tại khu vực này.
Kim ngạch buôn bán của khối các nước Trung Mỹ tham gia Hiệp định
Thương mại Tự do với Mỹ (CAFTA) trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng ước tính
tăng 13% so với cùng kỳ năm 2007, lên hơn 22,4 tỷ USD. Tại khu vực Trung Mỹ,
Costa Rica (mặc dù chưa tham gia CAFTA) tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất
của Mỹ, với mức tăng trưởng trao đổi thương mại khoảng 29%.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích kinh tế - chính trị của khu vực và sự gia
tăng vị thế của Mỹ Latinh trong đời sống quốc tế, ngày càng có nhiều quốc gia lớn
muốn xâm nhập và gây ảnh hưởng tại đây. Đây cũng là một yếu tố khiến Mỹ phải
chú tâm nhiều hơn đến khu vực này.
Chính phủ Trung Quốc mới đây đã công bố văn kiện về chính sách nhằm
thúc đẩy sự phát triển tồn diện quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc với các

12


khu vực này trong tương lai. Nước này nhấn mạnh mong muốn mở rộng và tăng
cường hợp tác với Mỹ Latinh trong các lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thiên
nhiên. Hiện tại, Trung Quốc có nhu cầu cấp bách đối với hầu hết các loại nguyên
vật liệu nhằm đáp ứng cho nền kinh tế khổng lồ đang tăng trưởng rất nhanh (trên
9%/năm). Hàng năm, Bắc Kinh nhập rất nhiều quặng sắt của Brazil, đồng của Chilê
hay đậu nành của cả khu vực Nam Mỹ. Từ 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu từ Nam
Mỹ sang Trung Quốc đã tăng rất nhanh. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2004, Bắc
Kinh đã nhập khẩu hơn 2 tỷ USD đậu nành và các sản phẩm tái chế từ Argentina.
Song song, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh đầu tư trực tiếp
vào khu vực Trung và Nam Mỹ. Hôm 17/11, Bắc Kinh ký thỏa thuận đầu tư 20 tỷ

USD trong vòng 10 năm với Argentina trên các lĩnh vực đường sắt, khai thác dầu
khí và nơng nghiệp. Cịn Brazil – một thị trường khổng lồ trong khu vực, có nhiều
triển vọng thu hút khoảng 10 tỷ USD vốn từ giới đầu tư Trung Quốc trong vài năm.
Ngoài ra, các tập đồn của Trung Quốc cịn liên kết với các đối tác bản địa trên các
dự án khai thác quặng sắt ở Peru, vàng ở Venezuela hay dầu mỏ ở Ecuador. Năm
1978, Trung Quốc mới chỉ đầu tư 200 triệu USD vào Châu Mỹ Latinh, tuy nhiên tới
năm 2000 con số này đã tăng lên 10 tỷ. Chính quyền nước này cũng cho biết thêm,
hiện tại có khoảng 30.000 hợp đồng đã được ký kết giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh.
Bên cạnh Trung Quốc, Nga cũng đã hướng mối quan tâm vào khu vực này
khi cam kết sẽ đưa mối quan hệ với châu Mỹ Latinh trở thành ưu tiên hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của mình. Thủ tướng Nga Putin đã khẳng định rằng “Mỹ
Latinh đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích thế giới đa cực
đang được hình thành. Chúng tơi sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn tới khu vực này
trong chính sách kinh tế và đối ngoại của chúng tôi”. Về cơ bản, hợp tác của Nga
với khu vực tập trung nhiều hơn vào khía cạnh quân sự. Nga đã cho triển khai đội
tàu chiến hải quân tới tập trận tại vùng biển Caribean. Nước này cũng đã ký các hợp
đồng cung cấp vũ khí trị giá hơn 4,4 tỷ USD cho Venezuela từ năm 2005.

13


Tương tự với Trung Quốc và Nga nhưng trên quy mô nhỏ hơn, các quốc gia
châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hay Việt Nam cũng đang tăng
cường thắt chặt quan hệ thương mại với khu vực Mỹ Latinh.
Sự xuất hiện của những nhân tố mới trong khu vực đã tạo cho Mỹ Latinh
một tầm quan trọng khác trong chiến lược chung của Mỹ. Rõ ràng từ trước đến nay,
người Mỹ vẫn luôn lo ngại sự xâm nhập từ bên ngồi vào sân sau của mình. Từ
những năm 1830, học thuyết Monroe đã thể hiện tinh thần này. Tuy nhiên, trong bối
cảnh quốc tế biến đổi và nhiều nhân tố mới xuất hiện như ngày nay, Mỹ khó lịng
ngăn cản được những nước như Trung Quốc hay Nga chiếm lĩnh khu vực này. Rõ

ràng Mỹ Latinh đang ngày càng có một tầm quan trọng lớn hơn trong cuộc cạnh
tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc.
Mặt khác, xét trên phương diện chiến lược, thâu tóm khu vực Mỹ Latinh là
một phần trong ý đồ khuyếch trương ảnh hưởng của Mỹ ra bên ngoài từng bước
một. Mỹ Latinh là bước đầu tiên rất quan trọng không thế bỏ qua. Kể từ học thuyết
Monroe cho đến những giai đoạn sau đó trong mối quan hệ Mỹ - Mỹ Latinh, người
ta luôn nhận thấy Washington đưa khu vực này vào trong những toan tính kinh tế chính trị của mình. Như chúng ta đã biết, chính sách kinh tế quốc tế của Mỹ những
thập kỷ cuối thế kỷ XX đặc trưng bởi mong muốn mở cửa thị trường các quốc gia
cho cạnh tranh và giảm những can thiệp của nhà nước trong hoạt động kinh tế. Mỹ
Latinh chính là phép thử đầu tiên cho chiến lược này của Mỹ. Các triển khai của Mỹ
trong việc xây dựng mơ hình kinh tế tân tự do ở Mỹ Latinh đã được tiến hành tại tất
cả các nước trong khu vực. Mục tiêu chính của Mỹ là đạt được một thỏa thuận toàn
cầu trong khn khổ WTO, những hiệp định khu vực này có thể cung cấp một
khung tham chiếu có giá trị. Mặt khác, nếu những đàm phán đa phương vấp phải
khó khăn, Washington luôn luôn sẵn sàng quay trở lại với những dự định khu vực
của mình.
Cuối cùng, sự quan tâm của Mỹ đối với Mỹ Latinh xuất phát từ rất nhiều
những vấn đề nảy sinh trong khu vực như: chủ nghĩa cộng sản trong giai đoạn chiến
tranh Lạnh, khủng hoảng kinh tế, các phong trào kháng chiến, ma túy, nhập cư…

14


Đây là những vấn đề đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại khu vực mà
Washington khơng thể bỏ qua. Đồng thời, ở bên trong nước Mỹ, cũng có rất nhiều
vấn đề mới như nhập cư bất hợp pháp từ bờ Nam Rio Bravo, sự bùng nổ của tiêu
thụ ma túy (đặc biệt là heroin và cocain) hay sự thay đổi của thị trường lao động.
Tâm lý của dân chúng Mỹ là sự hoài nghi về địa vị của đất nước mình trên thế giới,
về an ninh quốc gia, an ninh lãnh thổ và an ninh cá nhân. Thế mà những nguồn gia
tăng bất ổn định này lại xuất phát chủ yếu từ khu vực Mỹ Latinh. Vì vậy, hoạch

định chính sách của Washington liên quan đến khu vực chịu sự chi phối to lớn
không chỉ của những nhân tố bên ngoài mà cả bên trong nước Mỹ. Những nhà lãnh
đạo buộc phải đưa ra những tham số mới trong định nghĩa về an ninh quốc gia và
đưa Mỹ Latinh vào trong phạm vi quan tâm của mình.
Hơn nữa, một lý do quan trọng là sự ổn định ở Mỹ Latinh mang lại bối cảnh
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ. Trên thực tế, Mỹ đã không
ngần ngại can thiệp vào những vấn đề của các nước trong khu vực như giúp đỡ tài
chính tối đa cho Chile trong cơng cuộc cải cách đất nước của Pinochet; Mexico
cũng đã nhận được nhiều giúp đỡ về tài chính để giải quyết những vấn đề kinh tế xã
hội (trong năm 1994 là cuộc nổi dậy ở miền Nam đất nước do những bất bình với
Chính phủ Mexico), hay như xóa nợ cho Peru và Argentina vào năm 1992 [19,
tr29].
Như vậy, kể từ những giai đoạn đầu bành trướng ảnh hưởng của chủ nghĩa
đế quốc Mỹ, khu vực Mỹ Latinh đã đóng một vai trị nhất định trong chiến lược của
Mỹ. Điều này không chỉ do những nhân tố khách quan chi phối, mà một phần quan
trọng chính từ vai trị địa kinh tế - chính trị và tầm quan trọng chiến lược của khu
vực này. Mối quan tâm của Mỹ với khu vực có thể thay đổi theo từng giai đoạn
nhưng rõ ràng tầm quan trọng mà những nước Mỹ Latinh tác động lên nước Mỹ là
bất biến. Trên những cơ sở đó, chính sách của Mỹ đối với khu vực giai đoạn trước
Chiến tranh Lạnh sẽ được tóm lược sau đây.

15


1.2. Khái quát về chính sách của Mỹ với Mỹ Latinh trƣớc khi kết thúc
chiến tranh Lạnh.
Học thuyết Monroe “châu Mỹ là của người Mỹ”
Mong muốn đưa Mỹ Latinh vào vùng ảnh hưởng của đế chế Mỹ không phải
là điều mới mẻ. Kể từ năm 1823, trong bài diễn văn hàng năm đọc trước Quốc hội,
tổng thống thứ 5 của Mỹ James Monroe đã bày tỏ mong muốn thống trị về chính trị,

kinh tế và quân sự đối với khu vực khi yêu cầu người châu Âu không can thiệp ở
Mỹ Latinh. Và trong suất thế kỷ XIX và XX, người ta đã chứng kiến Washington
thiết lập những điều kiện cho sự thống trị bá quyền thực sự tại nơi được xem là sân
sau của Mỹ hơn là một đối tác bình đẳng.
Về cơ bản , nội dung học thuyết của tổng thống Monroe thể hiê ̣n mong muốn
đưa Mỹ trở thành người bảo trơ ̣ cho an ninh và sự ổ n đinh
̣ của Tây bán cầ u

, và

không mơ ̣t lực lượng nào khác có quyền can thiệp vào cơng việc này của Mỹ

. Để

thực hiện điều đó, Mỹ đã cho triển khai sau đó rấ t nhiề u những cuô ̣c chiế m đóng
dồ n dâ ̣p, những kế hoa ̣ch bí mâ ̣t , hay những khoản đầ u tư ồ a ̣t…Cũng trong thế kỷ
XIX và đầ u XX , xuất hiện mô ̣t vài hướng tiế p câ ̣n lý thuyế t khác

, như thuyết Số

mê ̣nh hiể n nhiên và Hê ̣ luâ ̣n Roosevelt, bở sung cho ho ̣c thú t Monroe.
Nhìn chung , vấ n đề Mỹ Latinh đố i với nước Mỹ là mơ ̣t chủ đề vừa th ̣c
chính sách đối ngoại, vừa là đố i nô ̣i . Điề u này đă ̣c biê ̣t đúng với vùng Carribean và
Trung Mỹ , nhưng lại it́ phù hợp hơn nế u áp du ̣ng vào khu vực Nam Mỹ . Những
quan điể m về mố i quan hê ̣ Liên Mỹ giải thích ta ̣i sao khu vực này dường nh

ư ít

đươ ̣c nước Mỹ quan tâm mă ̣c dù nó là mô ̣t vùng mang lơ ̣i ić h thiế t ́ u với nước
Mỹ. Chính vì vậy, vấ n đề đă ̣t ra là phải xem xét la ̣i mố i quan hê ̣ Liên Mỹ kể từ ć i

thế kỷ XX . Chính diễn biến của Chiến tranh Lạnh cũ ng ảnh hưởng không nhỏ đế n
mố i quan hê ̣ này : trong thời kỳ căng thẳ ng với Liên Xô , nước Mỹ tỏ ra khá cứng rắ n
trong quan hê ̣ với các nước Mỹ Latinh , nhưng sau đó , cùng với sự rung chuyể n của
khố i X ô viế t, mố i nguy cơ từ chủ n ghĩa cộng sản trong khu vực cũng giảm đi

,

những trách nhiê ̣m mới của nước Mỹ trên quy mô toàn cầ u ngày càng tăng lên. Đối
với Mỹ Latinh, Mỹ phải đưa ra một dự định mới lạ để có thể thổi một luồng gió mới

16


vào mối quan hệ n ày. Bên ca ̣nh đó , những thay đổ i của nề n kinh tế toàn cầ u kể từ
đầ u những năm 1980 buô ̣c các chủ thế quố c tế phải thić h ứng . Mố i quan hê ̣ liên Mỹ
cũng vậy : mô ̣t phầ n , cầ n phải thích ứng với viê ̣c mở cửa các thi ̣trường qu

ốc gia ,

viê ̣c bỏ qua những chính sách thay thế nhâ ̣p khẩ u trong nước ; mă ̣t khác , phải thích
ứng với sự phát triển và gia tăng của các liên minh khu vực.
Hành động đầu tiên của Mỹ thể hiện học thuyết Monroe chính là vào những
năm 1860, với vấn đề Mexico. Khi đó, hồng tử nước Áo Maximilian, lợi dụng tình
hình xung đột và nội chiến bên trong nước Mỹ, đã xưng hoàng đế Mexico với sự hỗ
trợ của Pháp và Tây Ban Nha vào năm 1863. Chính phủ Mỹ khơng thừa nhận chế
độ qn chủ này, nhưng phải cho đến khi nội chiến chấm dứt mới can thiệp. Bắt đầu
từ mùa hè năm 1865, Bộ trưởng ngoại giao Seward tiến hành một chiến dịch ngoại
giao nhằm buộc lực lượng của Pháp rút khỏi Mexico. Năm 1866 người Pháp đồng ý
rút khỏi Mexico và một năm sau đó, Maximilian đã bị bắt và xử bắn. Như vậy, thời
kỳ 1863-1867 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong việc khẳng định những

nguyên lý được xác lập bởi Monroe.
Nếu Mexico là trường hợp can thiệp thật sự đầu tiên của Mỹ tại khu vực Mỹ
Latinh dưới ngọn cờ của Học thuyết Monroe, thì giai đoạn tiếp theo đó, thời kỳ
Venezuela và cuộc “chiến tranh” Mỹ - Tây Ban Nha 1898 đã củng cố quyền tối cao
của Mỹ trong khu vực và chấm dứt tham vọng quyền lực của người châu Âu tại đây.
Vào năm 1895, xuất hiện bất đồng về vấn đề biên giới giữa Venezuela và
Guiana thuộc Anh. Tình hình ngày càng căng thẳng giữa hai phía, Washington đã
đề xuất đóng vai trị trung gian giải quyết xung đột sau khi cảnh báo Anh về bất kỳ
nỗ lực nào chiếm giữ lãnh thổ. Tổng thống Grover Cleveland tuyên bố sẵn sàng sử
dụng mọi phương tiện cần thiết để chống lại Anh. Những người Anh, khi đó đang
gặp phải những khó khăn với thuộc địa tại Nam Phi, đã chấp nhận vai trò trọng tài
của Mỹ. Như vậy, vấn đề Venezuela đã cho thấy nước Anh đã từ bỏ vai trị của
mình tại Nam Mỹ trong suốt thế kỷ XIX, và có sự nhường bước này là tác động
cạnh tranh từ phía Mỹ. Sự chuyển giao quyền lực này được thể hiện cụ thể qua việc
bãi bỏ Hiệp ước Clayton-Bulward và thay thế bằng Hiệp ước Hay-Paunceforte

17


(1902), khẳng định bá quyền của Mỹ tại vùng Carribean và Trung Mỹ, cũng như là
ưu thế của Mỹ về mặt hàng hải và quân sự tại Mỹ Latinh.
Trường hợp xâm lược Cuba và Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha đánh dấu sự
ra đi cuối cùng của người Tây Ban Nha khỏi Tây bán cầu. Cuba từ lâu đã là đối
tượng thèm muốn của Mỹ, nước Mỹ coi hòn đảo này như một phần khơng thể thiếu
của mình. Tuy nhiên, những đề xuất đối với Tây Ban Nha để có được Cuba đều
khơng có kết quả. Cho đến tháng 2/1898, với lý do chiến hạm Maine bị nổ trong
vinh La Habana, Mỹ đã tiến hành can thiệp quân sự chống lại Người Tây Ban Nha.
Tổng thống MacKinley đã bào chữa cho cuộc chiến tranh là để chống lại một
hành động xâm phạm đến an ninh của Mỹ và bảo vệ cuộc tranh đấu của những dân
tộc Mỹ anh em chống lại một thế lực Châu Âu. Sau khi MacKinley tuyên chiến vào

tháng 4/1898, quân đội Mỹ cũng đã nắm lấy cơ hội để xâm chiếm những căn cứ Tây
Ban Nha khác trong vùng và tại Philippin. Hiệp ước Paris ký tháng 12/1898 đặt dấu
chấm dứt cho cuộc chiến tranh mà người Tây Ban Nha không thể tránh khỏi.
Chiến thắng này đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại Mỹ;
Chủ nghĩa biệt lập, đã dẫn dắt chính sách đối ngoại của Mỹ từ khi ra đời, đã nhường
chỗ cho một chính sách mang tính đế quốc chủ nghĩa. Người Mỹ bề ngoài mong
muốn xây dựng một mối quan hệ đặc quyền với vùng Caribbean và Trung Mỹ,
nhưng trên thực tế, đó là sự bắt đầu của một chính sách can thiệp thật sự.
Rõ ràng, Mỹ khơng chỉ bằng lòng với việc đuổi những lực lượng châu Âu ra
khỏi bán cầu Tây, mà còn muốn thay thế những vị trí bỏ trống. Thơng qua những
học thuyết khác có cùng tư tưởng với học thuyết Monroe như Số mệnh hiển nhiên
(Manifest Destiny) hay Hệ luận của Roosevelt (The Roosevelt Corollary), Mỹ đã
tiến hành can thiệp về mặt chính trị, quân sự và kinh tế tại Mỹ Latinh.
Một trong những mục đích quan trọng của Mỹ trong thế kỷ XIX là mở rộng
lãnh thổ quốc gia. Giai đoạn đầu thế kỷ, sự mở rộng được tiến hành thông qua việc
mua bán lãnh thổ Louisiana năm 1804 và Florida năm 1819. Tuy nhiên, quan điểm
mở rộng lãnh thổ quốc gia đã có sự thay đổi, thể hiện qua việc Mỹ tiến hành thơn
tính Taxas vào năm 1845 và chiến tranh với Mexico (1846 – 1848). Với chiến thắng

18


của mình, Mỹ đã ký Hiệp ước Guadalupe- Hidalgo tháng 2/1848, thu nhận
California, New Mexico, Utah, Arizona Texan và Nevada. Người ta có thể sử dụng
học thuyết Số mệnh hiển nhiên mà John L.Sullivan đưa ra để lý giải một phần hành
động này. Học thuyết cho rằng nước Mỹ được dành cho đặc quyền mở lãnh thổ trên
toàn châu lục. Quyền tự nhiên này có được là do tính ưu việt của người da trắng văn
minh (những người Anglo – Saxon) so với những người Anh - điêng và các dân tộc
khác trong vùng. Bởi vì nước Mỹ thuộc vào một nền văn minh cao hơn, quyền của
họ là thống trị châu lục. Vì vậy, Mỹ khơng ngần ngại khi sử dụng công cụ chiến

tranh cho mục tiêu tối cao đó.
Quan điểm này được phần lớn giới tinh hoa trong xã hội Mỹ tán đồng. Chẳng
có gì đáng ngạc nhiên bởi vì những lý thuyết phân biệt chủng tộc đã ngự trị tư duy
khoa học và chính trị Mỹ lúc đó. Ý tưởng những người Mỹ là một dân tộc được
Thượng đế ủng hộ và có sứ mệnh giúp đỡ những dân tộc khác “lạc hậu” hơn ra khỏi
bóng tối, tức là áp đặt sự thống trị của người Anglo-Saxon tại châu Mỹ đã được thể
hiện rõ ràng.
Can thiệp quân sự của Mỹ tại Mỹ Latinh giai đoạn 1898 - 1934
Quốc gia

Năm

Cuba

1898-1902, 1906-19, 1912, 1917-22

Guatemala

1920

Haiti

1915-1934

Honduras

1903, 1907, 1911, 1912, 1924, 1925

Mexico


1914, 1916-17

Nicaragua

1909-10, 1912-25, 1926-33

Panama

1903

Puerto Rico

1898

Cộng hòa Dominica

1903, 1904, 1905, 1912, 1916-24

Nguồn: Olivier Dabène,L'Amérique latine au XXè siècle.Paris:Armand Colin, 1994.

19


Quan hệ ngoại giao láng giềng thân thiện - chủ nghĩa Liên Mỹ
Chủ nghĩa can thiệp đã trở thành một bộ phận cấu thành của Chính sách Mỹ
Latinh của Mỹ cuối thế kỷ XIX và đầu XX. Chính vì vậy, Mỹ đã ra sức thúc đẩy
xây dựng chủ nghĩa Liên Mỹ (Panamericanism) như một công cụ để xoa dịu phản
ứng của các nước Mỹ Latinh đối với những can thiệp của mình. Hội nghị Liên Mỹ
đầu tiên diễn ra tại Washington vào 2/10/1889 đã không đưa đến việc ký kết những
hiệp định quan trọng, ngoại trừ hiệp định thành lập Liên hiệp quốc tế các nền cộng

hòa châu Mỹ (the International Union of American Republics). Các quốc gia trong
khu vực kể từ đây phải tính đến các lợi ích của Mỹ với tư cách là một cường quốc
khu vực. Sau đó, rất nhiều những hội nghị Liên Mỹ đã được tổ chức (tại Mexico
(1901), Rio de Janeiro (1906), Buenos Aires (1910), Santiago (1923) (1928) (1933),
Buenos Aires (1936) (1938), La Havana, (1940)). Chiến lược của nước Mỹ trong
những hội nghị này là giữ một thái độ hòa giải đối với các nước Mỹ Latinh, hành
động với vai trò trung gian cho những xung đột giữa các nước Mỹ Latinh. Nếu nước
Mỹ duy trì thái độ như vậy, họ sẽ giữ được vai trị trung tâm trong tiến trình Liên
Mỹ.
Giai đoạn sau đó, nước Mỹ theo đuổi một sự cân bằng giữa chủ nghĩa can
thiệp cực đoan và chủ nghĩa liên Mỹ mang tính chất hợp tác. Khơng một vị tổng
thống nào thể hiện tham vọng kết hợp hai khía cạnh hồn tồn khác biệt này rõ nhất
bằng Wilson. Vừa mang tính chất đế quốc vừa thể hiện tính hợp tác, chủ nghĩa
Wilson khá nghịch lý khi sự can thiệp sức mạnh (dưới thời tổng thống Wilson nước
Mỹ tham gia vào nhiều cuộc can thiệp quân sự nhất) được đặt bên cạnh chủ nghĩa lý
tưởng thái quá về nền dân chủ trong khu vực. Trên thực tế, chính sách Mỹ Latinh
của những tổng thống Mỹ sau đó từ Cleveland đến Hoover đều giống như vậy: một
chính sách can thiệp mang tính chất “ổn định”[26,tr21].
Tuy nhiên, dưới thời kỳ cầm quyền của F.D. Roosevelt, chính sách Mỹ
Latinh có một sự biến đổi lớn. Roosevetl tuyên bố một chính sách láng giềng thân
thiện và tiến hành học thuyết phi can thiệp: Nước Mỹ sẽ không can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước Mỹ Latinh nữa. Và để chứng tỏ điều này, Roosevelt đã rút

20


quân Mỹ khỏi Haiti và Nicaragua năm 1934, ông cũng đã ký vào nghị định thư
Buenos Aires 1936 (tuyên bố không chấp nhận sự can thiệp của một Nhà nước châu
Mỹ vào công việc nội bộ của một Nhà nước khác tại bán cầu dưới bất kỳ lý do nào).
Bằng chứng rõ nhất cho chiều hướng mới trong chính sách Mỹ Latinh của Mỹ là

vấn đề Mexico năm 1937 – 1938. Bộ ngoại giao Mỹ đã khơng có những phản ứng
chính thức khi Chính phủ Cárdenas đã tiến hành quốc hữu hóa ngành cơng nghiệp
điện và dầu lửa mà khơng bồi thường tổn thất cho các doanh nghiệp Mỹ.
Sở dĩ Roosevelt theo đuổi một chính sách mới với Mỹ Latinh là có lý do.
Thời kỳ này, khủng hoảng kinh tế đang diễn ra tại Mỹ, tất cả các nguồn tài nguyên
quốc gia đều được huy động để chống lại khủng hoảng. Việc duy trì những tốn
qn Mỹ tại nước ngồi hay những can thiệp quân sự tại Mỹ Latinh đòi hỏi phải chi
phí tốn kém và hạn chế những cải cách trong chương trình phục hồi kinh tế New
Deal. Mặt khác, tình hình quốc tế những năm 1930 ngày càng tỏ ra đáng lo ngại với
sự phát triển của Chủ nghĩa phát-xít và những nguy cơ của cuộc Chiến tranh Thế
giới thứ nhất. Vì vậy, chính quyền Mỹ nhận thấy tầm quan trọng của việc “đóng
cửa” hồn tồn Tây bán cầu trước tất cả tác động bên ngoài. Tất cả những yếu tố
này đã khiến nước Mỹ từ bỏ chủ nghĩa can thiệp trực tiếp của mình.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, những bước đi đầu tiên xây dựng một hệ
thống an ninh tập thể Liên Mỹ đã được Roosevelt đề đạt và đã được người kế nhiệm
là H.Truman bổ sung. Ba trụ cột của hệ thống này là: Hiệp ước tương hỗ giữa các
nước châu Mỹ (The Inter-American Treaty of Reciprocal Assistance – TIAR, Rio
de Janeiro 1947), giải quyết hịa bình các tranh chấp (Pacte de Bogota 1948) và
Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ 1948. Với TIAR, các quốc gia
châu Mỹ cam kết không chấp nhận sự can dự của các cường quốc châu Âu vào cơng
việc nội bộ của mình. Hiệp ước qn sự này cũng nhằm chống lại Liên bang Xô viết
khi những mầm mống của Chiến tranh Lạnh đang hiện ra. Hội nghị Bogota với việc
thông qua Hiệp ước Bogota đã thiết lập nên một cơ chế điều chỉnh những khác biệt
giữa các nước châu Mỹ. Hội nghị này cũng là sự mở đầu cho Chủ nghĩa Liên Mỹ về
chính trị, tuy nhiên phải đến 13 năm sau, nghĩa là dưới thời Kennedy, bản phác thảo

21


về chủ nghĩa Liên Mỹ kinh tế mới ra đời. Liên minh vì sự tiến bộ (The Alliance for

Progress) là một chương trình hợp tác liên Mỹ do tổng thống Kennedy đề xuất vào
năm 1961, với thời hạn 10 năm, nhằm mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện cho sự phát
triển kinh tế và thúc đẩy những cải cách xã hội tại Mỹ Latinh, tấn công vào tất cả
những lĩnh vực đời sống: kinh tế, y tế, văn hóa,... Tuy nhiên, sau những mục đích
bên ngồi này, vẫn ẩn chứa động cơ chính trị: đó là loại trừ tất cả các cơ hội của chủ
nghĩa cộng sản lan truyền trên châu lục nhờ vào việc củng cố nền dân chủ.
Tuy nhiên, sau sự ra mắt đầy phô trương, chương trình này đã nhanh chóng
gặp phải nhiều vấn đề. Giới tinh hoa lãnh đạo tại các nước Mỹ Latinh có sự nhìn
nhận khá tiêu cực về những cải cách đã tiến hành, họ cho rằng chúng chủ yếu chỉ
làm suy giảm địa vị của họ. Hơn nữa, cánh tả Mỹ Latinh không tin tưởng vào nước
Mỹ, vốn được xem là một đế quốc. Vì vậy, chỉ 3 năm sau khi được đưa ra, Liên
minh vì sự tiến bộ đã thể hiện sự yếu kém về thực chất. Quan tâm của nước Mỹ giờ
đây đang hướng về khu vực Đông Nam Á và những dính líu tại Việt Nam. Và mặc
dù vẫn kéo dài 10 năm như dự kiến, dự án của Kennedy đã khó lịng đạt tới những
mục tiêu đề ra.
Như vậy, sự phát triển của chủ nghĩa Liên Mỹ về kinh tế trong suốt những
năm 1960 không đi cùng với một tiến trình tương đồng về chính trị. Mặt khác, bản
thân chủ nghĩa Liên Mỹ, mặc dù đã có một kết quả nào đó dưới thời Roosevelt và
Truman, đã bị suy yếu vào những năm 1950 với sự quay trở lại của chủ nghĩa đơn
phương và chủ nghĩa can thiệp. Rõ ràng, chủ nghĩa can thiệp của Mỹ đối với Mỹ
Latinh là một nhân tố bất biến.
Chiến tranh Lạnh và chính sách đảo chính phịng ngừa của Mỹ
Sau Thế chiến thứ hai, vấn đề đặt ra với nước Mỹ nằ m ở chỗ: nước này đạt
được địa vị siêu cường thế giới, và những trách nhiệm của Mỹ cũng mang tính tồn
cầu. Tuy nhiên, Liên bang Xơ viết lại thiết lập một hệ thống kinh tế, chính trị và xã
hội hoàn toàn khác, cạnh tranh với Mỹ. Mỹ Latinh giờ đây chỉ là một con tốt trên
bàn cờ chiến lược toàn cầu của Mỹ, tuy nhiên vẫn là một mắt xích khơng thể thiếu.

22



Vì vậy, bất chấp những tham vọng tự chủ của các chính phủ Mỹ Latinh và sự tác
động của Liên Xơ, Mỹ vẫn khơng từ bỏ vai trị của mình trong khu vực.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thông qua Tổ chức các nước châu Mỹ
(OAS) và Hiệp ước Rio (1947), một hệ thống an ninh khu vực đã được thiết lập
dưới sự bảo trợ của Mỹ và chủ yếu nhằm vào chủ nghĩa cộng sản. Mỹ khẳng định
rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ đe dọa tới an ninh khu vực và mọi hành vi xâm nhập của
chủ nghĩa cộng sản sẽ bị trả đũa. Những can thiệp tiếp theo của Mỹ mang tính chất
chính trị - quân sự phản ánh điều này: Khủng hoảng tên lửa Cuba (11/1962), can
thiệp quân sự tại Cộng hòa Dominica (1965), Grenada (1984) và Panama (1989).
Trong tất cả các trường hợp, Mỹ đều không bị chỉ trích bởi những thể chế quốc tế
cao nhất, bất chấp sự phản đối của đông đảo công luận Mỹ Latinh và trong một số
trường hợp của cả các nước thành viên.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến những can thiệp mang tính kinh tế - chính trị,
đặc biệt là tại Guatemala năm 1954 và Chile năm 1973. Trong trường hợp của
Guatemala, cải cách nông nghiệp mà tổng thống Arbenz tiến hành đã châm ngịi cho
khủng hoảng. Khi chính phủ nước này tiến hành quốc hữu hóa đất trồng trọt bằng
cách trưng dụng đất của những chủ sở hữu lớn, trong đó có United Fruit, đánh đổi
lại là sự miễn trừ thuế dựa trên những khai báo về thuế của doanh nghiệp này. Công
ty này đã từ chối và cầu viện đến sự can thiệp của chính phủ Mỹ. Lập tức, Mỹ tố
cáo đường lối cộng sản của chế độ Azbenz, đồng thời CIA triển khai kế hoạch lật
đổ chính phủ Guatemala vốn theo đuổi sự độc lập với Mỹ. Tháng 6/1954, vụ đảo
chính được tiến hành và nhân vật thân Mỹ được đưa lên nắm quyền là Carlos
Castillo Armas. Tẩt cả những kháng nghị của chính phủ Guatemala đều khơng được
OAS xem xét, bởi vì sức ép từ phía Mỹ hơn là hiệp ước Caracas mà những nước
này đã ký vào, tuyên bố chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản trong khu
vực.
Trường hợp của Chile cũng có những khía cạnh tương đồng. Salvador
Allende, người đứng đầu chính phủ theo khuynh hướng marxist đã lên nắm quyền
một cách dân chủ và tiến hành chương trình quốc hữu hóa các ngành cơng nghiệp


23


chính của Chile. Đường lối này khơng đoạn tuyệt hồn tồn với các chính sách cải
cách xã hội quan trọng của Eduardo Frei, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp Mỹ
đó lại là một thảm họa. Chính phủ Allende đã quốc hữu hóa các mỏ đồng của doanh
nghiệp Mỹ Anaconda và Kennecott. Sau đó, tham vọng quốc hữu hóa Cơng ty điện
thoại và điện báo quốc gia (do International Telephone and Telegraph - ITT kiểm
soát) đã thổi bùng lên sự giận dữ của phía Mỹ. Những người đứng đầu ITT, sử dụng
ảnh hưởng đối với các nhà cầm quyền Mỹ, đã thúc đẩy các âm mưu, ám sát và tham
vọng đảo chính trước khi lật đổ được chính phủ Allende vào ngày 11/9/1973.
Như vậy, bên cạnh khía cạnh chính trị của những can thiệp của Mỹ (chống
lại chủ nghĩa cộng sản), thì việc bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mỹ cũng là một nhân
tố quan tro ̣ng quyết định.
Tóm lại, cho đến những năm 1980, học thuyết Monroe vẫn là khuôn khổ lý
thuyết và thực tế cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh. Trong
suốt hai thế kỷ XIX và XX, nước Mỹ đã xây dựng và theo đuổi chủ nghĩa bá quyền
khu vực và thế giới, Mỹ Latinh chỉ là bước đệm mở đầu cho chủ nghĩa can thiệp của
người Mỹ. Quan hệ Liên Mỹ từ giai đoạn bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh
Lạnh có thế khái quát thành 4 giai đoạn quan trọng sau: 1)Học thuyết Monroe 1823
ra đời là nền tảng lý thuyết của chủ nghĩa đế quốc Mỹ tại bờ phía Nam Rio Grande;
2) Giai đoạn 1880-1890, trong thời gian đó chủ nghĩa đế quốc được cụ thể hóa bằng
chủ nghĩa can thiệp quân sự dưới vỏ bọc là Chủ nghĩa Liên Mỹ (Panamericanism);
3) Sự bình thường hóa quan hệ tương đối, đă ̣c biê ̣t trong giai đoa ̣n những năm 1930
đến 1950 và sự đẩy mạnh vị trí trung tâm quyền lực của Mỹ trong Chủ nghĩa Liên
Mỹ; 4) Quay trở lại với chính sách can thiệp của Mỹ bắt đầu từ giữa những năm
1950, liên quan đến bối cảnh của Chiến tranh Lạnh, và kéo dài cho cuối những năm
1980.


24


×