Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.63 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------

CẤU TRÚC ĐỘC THOẠI
TRONG NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chun ngành : Lí luận ngơn ngữ
Mã số : 5 04 08

Người hướng dẫn khoa học : TS Phạm Văn Tình
Người viết: Học viên Lưu Thị Oanh

Hà Nội – 2004


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................4
2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
............................................................6
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
.................................................................……6
4. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn ..........................................................7
5. Bố cục của luận văn…....................................................................... … 7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.Về các khái niệm độc thoại và đối thoại (theo quan điểm giao tiếp)……9
2. Các dạng độc thoại trên văn bản………………………………………11
3. Quan niệm về độc thoại nội tâm của luận văn……………………… 16
4. Tiểu kết……………………………
…………………………………

1


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

Chương 2
CẤU TRÚC CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
1. Hình thức thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn
của Nam Cao……………………………………………………………..22

1.1. Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm …………… .23
1.2. Cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại nội tâm………………. 25
1.3. Cách thức nhập đề của các đoạn độc thoại nội tâm……………… .27
1.4. Cách thức kết thúc của các đoạn độc thoại nội tâm…………………33
2. Tần suất xuất hiện các dạng độc thoại………………………………. 37
2.1. Số lần xuất hiện trong truyện của các đoạn độc thoại nội
tâm……....37
2.2. Độ phân bố các đoạn độc thoại nội tâm…………………………......38
3. Tiểu kết..................................................................................................41

Chương 3
GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

1. Mở đầu................................................................................................ 43
2. Khẳng định chủ đề tác phẩm...............................................................44
2.1. Trƣớc Cách mạng.............................................................................44
2.1.1. Đề tài ngƣời nông dân............................................................... ..45
2.1.1.1. Hệ thống chủ đề tƣ tƣởng thứnhất................................................45
2.1.1.2 Hệ thống chủ đề tƣ tƣởng thứ hai..................................................52
2


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

2.1.2 Đề tài ngƣời trí thức tiểu tƣ sản............................................


57

2.2. Sau Cách mạng.................................................................................58
2. 2.1.Hệ thống chủ đề tƣ tƣởng thứ nhất……………………………

61

2.2.2 Hệ thống chủ đề tƣ tƣởng thứ hai………………………

65

2.3. Tiểu kết.......................................................................................... ..65
3. Khẳng định phong cách tác giả.............................................................68
3.1. Độc thoại nội tâm theo mạch tâm lí nhân vật…………………...

68

3.1.1. Độc thoại nội tâm đƣợc xây dựng dựa trên“cái hàng ngày”...........69
3.1.2. Độc thoại nội tâm diễn tả mạch tâm lí của nhân vật trí thức
tiểu tƣ sản..................................................................................... 70
3.1.3. Độc thoại nội tâm diễn tả mạch tâm lí của nhân vật nông dân

78

3.1.4. Tiểu kết...................................................................................

81

3.2. Từngữ sử dụng, phong cách diễn giải riêng biệt


.82

……………

3.2.1. Sửdụng phƣơng ngữ nông dân đồng bằng Bắc Bộ....................... 82
3.2.2. Sử dụng nhiều phátngôn ngắn gọn, tỉnh lƣợc............................... 85
3.2.3. Sửdụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ………………………….... ....87
3.2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ của văn nghị luận.......................................
.88
3.2.5. Sử dụng nhiều câu hỏi nghi vấn để diễn giải tâm lí nhân vật........
89
3.2.6. Tiểu kết...................................................................................... ....93

KẾT LUẬN………………………………………………………………94
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………96
3


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lí do lựa chọn đề tài.

Văn bản nghệ thuật (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết...) vốn là

một hình thức tổ chức ngơn ngữ có giá trị đặc biệt trong việc lƣu giữ,
truyền đạt truyền thống văn hố- lịch sử, tƣ tƣởng, phong cách ngơn ngữ,
phong cách nhà văn ở một thời điểm lịch sử nhất định này sang thời điểm
khác. Việc nghiên cứu các cách thức thể hiện ngôn ngữ trong các văn bản
nghệ thuật là một trong những hƣớng nghiên cứu để làm rõ phong cách tác
giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật. Vì thế việc nghiên cứu này là cần
thiết nhất là trong thời điểm hiện nay.
Nghiên cứu cách thức thể hiện của ngơn ngữ trong các văn bản nghệ
thuật có nhiều hƣớng khác nhau nhƣ: chủ đề, cấu tứ, ngôn ngữ, xây dựng
văn bản… Trong đó, xây dựng văn bản có những đoạn độc thoại nội tâm
là một cách thức thể hiện ngơn ngữ hết sức độc đáo. Bởi đó là nét riêng, là
sở trƣờng, là tài năng của nhà văn.
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật nổi trội trong văn bản
nghệ thuật của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù
riêng về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong số
các nhà văn trƣớc Cách mạng, Nam Cao nổi lên nhƣ một cây bút hiện thực
phê phán xuất sắc nhất, ông đã sử dụng rất nhiều đoạn độc thoại nội tâm
trong các tác phẩm của mình để khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật,
phát triển câu truyện theo mạch tâm lí nhân vật. Cả cuộc đời gắn bó với sự
nghiệp văn chƣơng, mƣời lăm năm cầm bút (1936- 1951) nhà văn Nam
Cao đã chứng kiến rất nhiều đổi thay của dân tộc. Trƣớc Cách mạng
4


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam


Cao

những trang viết của ông là cả tấm lịng và tình u thƣơng cực độ những
lớp ngƣời nghèo khổ, những cảnh đời đau khổ, bất hạnh; là nỗi căm giận
xót xa đến cháy lịng trƣớc bao ngang trái , bất công của chế độ cũ; là
những ƣớc mongcháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn.
Cũng khai thác đề tài ngƣời nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tƣ sản nhƣ
các bậc đàn anh khác nhƣ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... nhƣng Nam
Cao đã thổi vào đó những nét rất riêng biệt, trong đó kiếp sống con ngƣời
đau đớn phũ phàng hơn trƣớc những cơn xốy lốc mới của một thời kì lịch
sử đen tối nặng nề. Cách mạng Tháng tám thành cơng đã tạo ra một luồng
sinh khí mới trong các tác phẩm của ông mặc dù ông vẫn trung thành với
đề tài ngƣời nơng dân và tầng lớp trí thức tiểu tƣ sản. Bút pháp của ơng:
“Khơng nói những cái ngƣời ta đã nói, khơng tả theo lối ngƣời ta đã tả,
ông đã dám bƣớc vào làng văn với những cạnh sắc riêng của mình”. Độc
thoại nội tâm chính là một thủ pháp nghệ thuật nổi trội tạo nên “cạnh sắc”
riêng của nhà văn Nam Cao. Với độc thoại nội tâm, Nam Cao đã góp một
tiếng nói riêng cách tân và hiện đại hố nền văn xi quốc ngữ, khẳng
định một ngòi bút đầy tài năng, sắc sảo của một nhà văn hiện thực chủ
nghĩa. Với độc thoại nội tâm, ông đã khắc hoạ rất rõ nét nhiều loại nhân
vật đủ mọi tầng lớp trong xã hội với nhiều sự biến động mang tính thời
đại. Với tài năng, tâm huyết và sự say mê đầy trách nhiệm của một trái tim
lớn, một ngƣời nghệ sĩ lớn luôn thức đập với những buồn, vui, đau khổ
của con ngƣời, của cuộc đời, Nam cao đã tạo dựng đƣợc một sự nghiệp
văn chƣơng lớn. Rất nhiều nhân vật trong các tác phẩm của ông đã để lại
những ám ảnh kì lạ đối với nhiều thế hệ cơng chúng nhƣ: Chí Phèo, Thị
Nở, Lão Hạc, Điền, Hộ, Độ....Và tất cả những tâm tƣ, tình cảm, những
diễn biến tâm lý của các nhân vật ấy thể hiện qua các đoạn độc thoại nội

5



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

tâm đã để lại những ấn tƣợng sâu sắc trong lịng độc giả. Vì thế đã có
nhiều tác phẩm của ông đƣợc chọn lọc giảng dạy ở trƣờng phổ thông.
Sử dụng độc thoại nội tâm là bút pháp nghệ thuật hết sức độc đáo
của nhà văn Nam Cao. Đã có nhiều bài viết về thủ pháp độc đáo này của
Nam Cao nhƣng chƣa có một cơng trình nào, nghiên cứu đầy đủ và hệ
thống về cấu trúc hình thức và giá trị nội dung của độc thoại nội tâm trong
các văn bản nghệ thuật Nam Cao, giúp độc giả có thể hiểu một cách chi
tiết, sâu sắc ý nghĩa đóng góp của sự nghiệp văn chƣơng Nam Cao cho
nền văn xuôi hiện thực nƣớc ta; giúp độc giả có thể cảm nhận đúng, sâu
hơn các tác phẩm văn học Nam Cao. Vì vậy, chúng tơi mạnh dạn chọn cho
mình đề tài luận văn này.
Và một điều hết sức đặc biệt thôi thúc tôi tiến hành luận văn này. Đó
là việc tơi đƣợc may mắn sinh ra và lớn lên ở vùng chiêm trũng Hà Namquê hƣơng của nhà văn Nam Cao. Từ thuở còn là học sinh cắp sách tới
trƣờng, những tác phẩm văn học của Nam Cao trong chƣơng trình học phổ
thơng đã để lại trong tôi nhiều ấn tƣợng sâu sắc. Đọc các tác phẩm của
ơng tơi đã biết và hiểu đƣợc tƣ duy, tình cảm, ngôn ngữ đặc trƣng của
những con ngƣời đã sống trên mảnh đất quê hƣơng tôi cách tôi gần một
thế kỉ. Tôi đã rất cảm ơn nhà văn Nam Cao và tự hỏi rằng: cái gì đã tạo ra
sức mạnh trƣờng tồn cho các tác phẩm văn học Nam Cao? Khơng cái gì
khác đó chính là giá trị biểu hiện của ngôn ngữ. Đƣợc may mắn học tập và
rèn luyện tại khoa Ngôn ngữ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu cấu trúc

độc thoại trong ngơn ngữ kể chuyện của Nam Cao sẽ góp một phần cơng
sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu giá trị đóng góp to lớn về mặt
ngơn ngữ của sự nghiệp văn học Nam Cao.

6


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tất cả các đoạn độc
thoại nội tâm trong truyện ngắn, bút ký của Nam Cao, trong hai tập Nam
Cao toàn tập (I & II), cụ thể là qua 22 truyện ngắn, bút ký, nhà xuất bản
Văn học 2002. Tất cả các đoạn độc thoại nội tâm đƣợc chúng tôi xem xét
trong phạm vi ngữ cảnh cần thiết trong toàn bộ văn bản.

3. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sẽ sử dụng phƣơng pháp thống kê, miêu tả, so sánh và phân tích
ngơn ngữ ở hai mặt:
- Cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại nội tâm.
- Nội dung thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm.
Ứng dụng các kiến thức lí luận để miêu tả chuẩn xác ngơn ngữ độc
thoại nội tâm trong truyện ngắn, bút ký của Nam Cao. Từ đó thấy đƣợc:
- Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm (giá trị ngữ nghĩa, giá trị
liên kết, tính hợp lí, chặt chẽ, mạch lạc…).
- Nét độc đáo, riêng biệt của bút pháp Nam Cao.


4. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ:
- Góp một cách nhìn cụ thể, chi tiết, đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật của
Nam Cao
-

Giúp cho việc cảm nhận cũng nhƣ giảng dạy các tác phẩm Nam Cao tốt
hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn.
7


Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cao

- Góp thêm một tiếng nói trong việc đi sâu nghiên cứu phong cách Nam
Cao nói chung. Đó là ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn.
- Về mặt lí luận: những nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung vào mảng lí
luận đối với việc nghiên cứu văn bản và phân tích diễn ngơn.

5. Bố cục của luận văn.
Ngồi phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng theo trình tự sắp xếp nhƣ sau:

Chương 1:

CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


Chương 2:

CẤU TRÚC CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG NGÔN NGỮ KỂ TRUYỆN CỦA NAM CAO

Chương 3:

GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NAM CAO

8


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Về các khái niệm độc thoại, đối thoại (theo quan điểm giao tiếp)
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con ngƣời. Nhờ ngôn ngữ mà con ngƣời có thể hiểu
nhau trong q trình lao động và sinh hoạt, nhờ ngơn ngữ mà con ngƣời có
thể diễn đạt cho nhau hiểu đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm, trạng thái và nguyện
vọng của mình. Ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng, trực tiếp
tham gia vào quá trình hình thành tƣ tƣởng. Là cơng cụ giao tiếp, ngơn

ngữ cịn là cơng cụ của tƣ duy. Theo R. Jakobson, ngơn ngữ là hệ thống
tín hiệu để truyền đạt qua một kênh thông tin giữa hai bên: thể phát và thể
nhận (và ngƣợc lại). Đó chính là các hình thức giao tiếp bằng lời giữa
ngƣời nói (SP1) với ngƣời nghe (SP2). Trong q trình giao tiếp, có hai
loại hình thức giao tiếp chủ yếu. Đó là giao tiếp một chiều và giao tiếp
nhiều chiều. Thế nào là giao tiếp một chiều, thế nào là giao tiếp nhiều
chiều? Hình thức giao tiếp một chiều là hình thức giao tiếp chỉ có một bên
nói, truyền thơng tin, truyền đạt các tƣ tƣởng khác... và khơng quan tâm
đến sự phản hồi; cịn một bên chỉ tiếp nhận. Hình thức này thƣờng gặp
trong mệnh lệnh quân sự, trong diễn văn, trong các bản báo cáo, trong các
bài nói của phát thanh viên truyền thanh, truyền hình... Khơng có sự hiện
diện của hai đối tƣợng tham gia vào cuộc trao đổi (một chiều, cách mặt).
Đó chính là độc thoại (cịn gọi là đơn thoại, monologue). Với đơn thoại
“ngƣời ta chỉ quan tâm tới... lời nói hay là diễn ngơn của anh ta mà khơng
quan tâm tới phản ứng hồi đáp” [Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Tốn 1993:
226]. Cịn trong hình thức giao tiếp bình thƣờng thì có ngƣời nói, ngƣời

9


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

nghe và có sự hồi đáp qua lại (luân phiên lƣợt lời). Sự phản hồi này đã
thay đổi vai trò của các đối tƣợng tham gia giao tiếp: bên nghe trở thành
bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại (dialogue). Hoạt
động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con ngƣời là hội thoại.

Thực tế, đã nói tới giao tiếp ngơn ngữ là nói tới hội thoại (ngƣời nói phải
có ngƣời nghe). Ngƣời nói, với mục đích chuyển tải những suy nghĩ, tình
cảm... (theo chiến lƣợc giao tiếp cụ thể) của mình và mong nhận đƣợc sự
phản hồi từ phía “đối tác”. Cứ thế, sự hồi đáp xuất hiện và cuộc trao đổi
đƣợc duy trì. Vì vậy, vấn đề hội thoại đƣợc đặc biệt quan tâm trong ngữ
dụng học. Nó là bộ phận chủ yếu của ngữ dụng học vĩ mô (A:
macropragmatics).
Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi chủ yếu chỉ đề cập tới khái
niệm độc thoại mà thôi. Nhƣ vậy, độc thoại đƣợc hiểu là hình thức giao
tiếp trong đó chỉ một bên nói cịn một bên tiếp nhận. Khơng có phản ứng
của một ngƣời thứ hai và khơng bị tác động và chi phối bởi các nhân tố
ngôn cảnh. Chủ đề, bố cục, diễn biến theo mạch nội dung hồn tồn có thể
tn thủ theo một logic định trƣớc của ngƣời nói (hoặc ngƣời viết). Độc
thoại, chiết tự có nghĩa là “nói một mình”. Đó là một trong những hoạt
động giao tiếp khá phổ biến mà ta thƣờng hay gặp trong khá nhiều trƣờng
hợp, đặc biệt là khi tiếp nhận văn bản. Vấn đề đặt ra là: ngôn ngữ độc
thoại có đặc trƣng gì (tƣơng đồng và khác biệt) so với ngơn ngữ giao tiếp
nói chung? Nhƣ chúng ta đã biết ngôn ngữ đƣợc coi là một hoạt động
quan trọng của con ngƣời “Nói chính là hành động” (J. Austin). Ngôn ngữ
mang bản chất xã hội. rõ nét. Chức năng giao tiếp xã hội của ngôn ngữ thể
hiện ở chức năng thông báo, chức năng trao đổi, chức năng giáo dục và
chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ độc thoại là một dạng thức ngôn ngữ nằm
trong hệ thống mang tính chuẩn mực nhƣng cũng rất sinh động, rất đa
10


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam


Cao

dạng và nó cũng mang trong mình cả bốn chức năng của ngôn ngữ. Do
những đặc thù của độc thoại mà ngôn ngữ độc thoại là thứ ngôn ngữ phản
ánh những bản chất sâu xa của những hiện tƣợng ngữ nghĩa - ngữ dụng
của ngơn ngữ. Nói một cách cụ thể ngôn ngữ độc thoại mang đậm phong
cách văn bản, thể hiện trong hàng loạt các thể loại văn bản: hành chính sự
vụ, chính luận khoa học, văn học nghệ thuật... Vì vậy, ngơn ngữ ở đó đƣợc
sắp xếp một cách trình tự, bài bản, chuẩn mực, lời lẽ đƣợc gọt giũa. Theo
Đỗ Hữu Châu “Trong quá trình nói và viết đó, ngƣời nhận bị trừu tƣợng
hố, xem nhƣ khơng có mặt, nhƣ khơng có ảnh hƣởng gì tới việc nói và
viết cả” và “nó xuất phát từ ngun lí câu chỉ có một chiều: ngƣời nói
(viết) - câu” [Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Toán 1993: 227]. Cũng vì thế,
nghiên cứu ngơn ngữ độc thoại thƣờng chú trọng phƣơng diện cấu trúc, tổ
chức, hình thức độc thoại, liên kết và sự mạch lạc trong các phát ngơn,
v.v.
Độc thoại là một hình thức giao tiếp. Một bài diễn văn, một bài thơ,
một cuốn tiểu thuyết,... do ai đó đọc hoặc viết ra cũng nhằm mục đích là
hƣớng tới một cuộc trao đổi. Có điều, đối tƣợng trao đổi ở đây gần nhƣ đã
đƣợc xác định, thuần nhất hơn (một bài báo viết về bóng đá dĩ nhiên phải
có đích cho những ai quan tâm tới thể thao...). Chủ đề, nội dung cũng ít có
sự xáo trộn, biến thiên bất ngờ nhƣ trong đối thoại. Sự giao tiếp là một
hoạt động của con ngƣời trong xã hội. Vì thế khi nghiên cứu về độc thoại
không thể bỏ qua những yếu tố liên quan đến con ngƣời và xã hội nhƣ tâm
lí, phong tục, văn hố, dân tộc... Và phƣơng pháp phân tích ngơn ngữ độc
thoại chủ yếu là phƣơng pháp phân tích câu, phân tích văn bản cũng nhƣ
những khái niệm về hệ thống, cấu trúc ngôn ngữ.
Đặc thù của độc thoại là hình thức giao tiếp một chiều, cấu trúc
cũng đa dạng và phong phú, có thể phục vụ truyền tải thông tin, mệnh lệnh
11



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

hoặc báo cáo, diễn thuyết... Cho nên ứng với mỗi mục đích giao tiếp cụ
thể mà độc thoại có hình thức thể hiện riêng sao cho thích hợp.

2. Các dạng độc thoại trên văn bản
Các kiểu văn bản, các thể loại văn bản và các phong cách của văn
bản riêng lẻ là sản phẩm của hoạt động lời nói. Chúng thuộc bình diện của
lời nói. Ngơn ngữ độc thoại là thứ ngơn ngữ trình bày và ngơn ngữ biểu
hiện bao gồm cả tính nghệ thuật và phi nghệ thuật của ngôn ngữ. Độc
thoại trên văn bản cũng có rất nhiều kiểu loại khác nhau.
Văn bản vốn đƣợc xây dựng theo một phong cách chức năng
thƣờng có nhiều kiểu. Trƣớc khi bắt tay vào công việc miêu tả chính của
mình, chúng tơi xin dừng lại đơi chút để bàn về các thuật ngữ văn bản và
diễn ngôn. Văn bản với vai trò là đối tƣợng nghiên cứu của ngơn ngữ học
có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Đến nay số lƣợng các định nghĩa về văn
bản đã nhanh chóng tăng lên đến mức khơng dễ dàng kiểm sốt đƣợc.
Chúng tơi xin trích dẫn một vài định nghĩa làm ví dụ, và điều đáng chú ý
là với các định nghĩa này không phải ở đâu ngƣời ta cũng để ý đến sự
phân biệt văn bản với diễn ngôn:
1. “…văn bản đƣợc xét nhƣ một lớp phân chia đƣợc thành các khúc
đoạn.” (L. Hjelmslev, 1953).
2. “ Văn bản đƣợc hiểu ở bậc điển thể là phát ngơn bất kì có kết
thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng ngữ pháp”. (W. Koch,

1966).
3. Văn bản “là chuỗi nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ đƣợc làm
thành bởi một dây chuyền của các phƣơng tiện thế có hai trắc diện”. (trục
dọc và trục ngang D.Q.B) (R. Harweg, 1968).
12


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

4. “Chúng ta sẽ gọi cái khách thể của xuyên ngôn ngữ học
(translinguistique) là diễn ngôn (discourse)- tƣơng tự với văn bản (texte)
do ngôn ngữ học nghiên cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy cịn là sơ
bộ ) nhƣ là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất
xét từ quan điểm nội dung, đƣợc truyền đạt cùng với những mục đích giao
tiếp thứ cấp, và có một tổ choc nội tại phù hợp với những mục đích này,
vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hố khác nữa, ngồi
những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ (langue)” (Barthes,
1970).
5. “Một văn bản là một đơn vị của ngơn ngữ trong sử dụng. Nó
khơng phảI là một đơn vị ngữ pháp loại nhƣ một mệnh đề hay một câu;
mà nó cũng khơng đƣợc xác định bằng kích cỡ của nó […] Một văn bản
khơng phải là một cái gì loại nhƣ một câu, chỉ có điều là lớn hơn; mà nó là
một cái khác với một câu về mặt chủng loại.
Tốt hơn nên xem xét một văn bản nhƣ là một đơn vị nghĩa: một đơn
vị khơng phải của hình thức mà là của ý nghĩa.” (Halliday, 1976- 1994).
6. “Văn bản có thể định nghĩa là điều thơng báo viết có đặc trƣng là

tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối
với điều đƣợc thông báo […] Về phƣơng diện cú pháp, văn bản là một hợp
thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các
phƣơng tiện từ vựng- ngữ pháp”. (L.M. Loseva, 1980).
7. “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong
đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu- phần tử, trong hệ thống
văn bản cịn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và
những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và

13


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

với tồn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lƣới của những quan hệ
và liên hệ ấy”. (Trần Ngọc Thêm, 1985).
8. “Văn bản là một chuỗi ngơn ngữ giải thuyết đƣợc ở mặt hình
thức, bên ngoài ngữ cảnh”, (Cook, 1989).
9. “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên
dƣới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, đƣợc nhận dạng vì những
mục đích phân tích. Nó thƣờng là một chỉnh thể ngơn ngữ với một chức
năng giao tiếp có thể xác định đƣợc ví dụ nhƣ một cuộc thoại, một tờ áp
phích”. (D. Crystal, 1992).
10. “Diễn ngơn là những chuỗi ngôn ngữ đƣợc nhận biết là trọn
nghĩa, đƣợc hợp nhất lại và có mục đích”. (Cook, 1992).
11. “Diễn ngơn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là

ngơn ngữ nói) lớn hơn một câu, thƣờng cấu thành một chỉnh thể có tính
mạch lạc, kiểu nhƣ một bài diễn thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc
truyện kể”. (Crystal, 1992).
12. “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn S1,…, Sn, trong
đó việc giải thuyết nghĩa của mỗi phát ngôn Si (với 2 ≤ i ≤ n) lệ thuộc vào
sự giải thuyết những phát ngôn trong chuỗi S1, …, Si- 1. Nói cách khác,
sự giải thuyết thoả đáng một phát ngơn tham gia diễn ngơn địi hỏi phải
biết ngữ cảnh đi trƣớc”. (I.Bellert, 1971).
13. “Chúng ta sẽ sử dụng văn bản nhƣ một thuật ngữ chun mơn,
để nói đến việc ghi lại bằng ngôn từ của một hành động giao tiếp”. (G.
Brown và G. Yule, 1983).
14. “… tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kì cái nào ghi
bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp” (D. Nunan, 1993).

14


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

15. Văn bản: 1. Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do
cấu trúc, đề tài- chủ đề v.v… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại nhƣ
một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đƣờng v.v…2.
Văn học. Trƣớc hết đƣợc coi nhƣ một tài liệu viết, thƣờng đồng nghĩa với
sách, […] 3. Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGƠN, đơi khi đƣợc đánh đồng với
ngơn ngữ viết, cịn diễn ngơn thì đƣợc dành cho ngơn ngữ nói, hoặc diễn
ngơn đƣợc dùng bao gồm cả văn bản (Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn

ngữ học. Chủ biên Asher. Pergamon Press. Tập 10. Phần chú giải thuật
ngữ, tr. 5180).
Chúng tôi theo cách hiểu của Phạm Văn Tình:
Thuật ngữ văn bản (text) (và đi theo nó là các thuật ngữ phân tích
văn bản, ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ học văn bản,...) lâu nay - đặc biệt là
thời kì đầu - thƣờng đƣợc hiểu là các văn bản liên kết chủ yếu mang tính
đặc thù của ngơn ngữ viết. Nó thƣờng đƣợc coi là sản phẩm mang dấu ấn
của một cá nhân nào đó sáng tạo ra. Nó “đƣợc định nghĩa nhƣ một đơn vị
ngôn ngữ học lớn hơn câu hợp thành bởi các câu chữ đƣợc chuẩn hố.
Ngơn ngữ học văn bản đề cập tới các điều kiện ngơn ngữ nội tại góp phần
vào việc thiết lập nên văn bản : sự liên kết, tính mạch lạc và cách thức tổ
chức” [Asher (Ed.) 1994 : 4578]. Xuất phát từ quan niệm nhƣ vậy nên
trƣớc đây, đa số các nhà ngữ học văn bản hầu nhƣ chỉ quan tâm tới các
loại hình văn bản đƣợc xây dựng theo những định hƣớng về chủ đề và bố
cục nhất định, thoát li khỏi các bối cảnh giao tiếp bằng lời.
Cịn thuật ngữ diễn ngơn (discourse - cịn đƣợc dùng là diễn từ, ngơn
bản, ngơn phẩm,...) thƣờng đƣợc hiểu là một chuỗi phát ngôn đƣợc thực
hiện trong giao tiếp bằng lời. Dĩ nhiên nói nhƣ vậy khơng hàm ý diễn
ngôn chỉ dùng cho các phát ngôn mang tính hội thoại (dialogue), mà cịn

15


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

chỉ cả các trƣờng hợp đơn thoại, nhƣ các bài diễn văn, phát biểu, thuyết

trình... Tuy nhiên, do đặc thù thể hiện (đƣợc phát âm thành lời), có ngƣời
nghe trực tiếp (cử toạ) mà mọi diễn ngơn loại này nói chung thƣờng đƣợc
coi là đối tƣợng nghiên cứu của lí thuyết hội thoại [Phạm Văn Tình 2002: 2829].
Văn bản nhƣ vậy, có nhiều loại. Những kiểu văn bản này đƣợc
phân biệt trên cơ sở sự khác biệt về chức năng, nội dung... bao gồm: văn
bản khoa học bao gồm kiểu tự nhiên, kiểu xã hội; văn bản báo chí có: văn
bản tin tức (thơng tấn), văn bản chính luận, văn bản quảng cáo; văn bản
chính luận lại chia ra: kiểu chính trị, kiểu kinh tế, kiểu pháp quyền, kiểu
đạo đức, kiểu nghệ thuật, kiểu tôn giáo; văn bản hành chính- cơng vụ chia
ra: kiểu hành chính - giấy tờ (quản lí), kiểu luật pháp, kiểu quân sự, kiểu
ngoại giao, kiểu thƣơng mại, kiểu kinh tế, v. v. Mỗi kiểu văn bản lại đƣợc
chia ra các thể loại văn bản. Các thể loại văn bản đƣợc phân biệt trên cơ
sở sự khác biệt về kết cấu, về tu từ. Ví dụ: kiểu văn bản quân sự chia ra
các thể loại: mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, quy tắc, huấn thị... Với mỗi
loại văn bản ấy lại có một loại độc thoại tƣơng ứng: độc thoại mệnh lệnh
(các khẩu lệnh quân sự, chẳng hạn), độc thoại quy tắc, độc thoại huấn thị...
Nhƣ chúng ta đã biết hình thức độc thoại thƣờng gặp trong mệnh
lệnh quân sự, trong diễn văn, trong các bản báo cáo, trong các bài nói của
phát thanh viên truyền thanh, truyền hình... Đó là loại độc thoại trình bày,
diễn thuyết. Chúng ta cịn gặp một loại độc thoại đặc biệt rất phổ biến
trong các văn bản nghệ thuật (cụ thể là các tác phẩm văn học) đó là độc
thoại nội tâm. Loại độc thoại này đƣợc các nhà văn sử dụng nhƣ một thủ
pháp nghệ thuật đặc sắc nhằm miêu tả chân thực tƣ duy, tình cảm, thái
độ.... của các nhân vật. Nhà văn hồ mình, “hố thân”, sống cùng nhân
vật. Từ đó bộc lộ rõ nét bản chất tính cách con ngƣời.
16


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

Vậy thì, thế nào là độc thoại nội tâm? Độc thoại nội tâm thƣờng
đƣợc dùng trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? Đó là những vấn đề
mà chúng tôi sẽ làm sáng tỏ trƣớc khi tiến hành các bƣớc miêu tả trong
luận văn này.

3. Quan niệm về độc thoại nội tâm của luận văn
Độc thoại đƣợc hiểu nơm na là nói một mình. Độc thoại tồn tại ở cả
dạng nói và dạng viết. Ngơn ngữ độc thoại dù ở dạng nói hay dạng viết
đều rất ngắn gọn, cơ đọng có logic nhƣng có thể dài dịng, rất chi tiết để
cho ngƣời nghe, ngƣời đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn
bản nghệ thuật (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký sự, bút ký...). Các
nhà văn thƣờng sử dụng độc thoại nội tâm nhƣ một thủ pháp nghệ thuật
nhằm miêu tả một cách chân thực và sống động bản chất của con ngƣời
với lối sống, suy nghĩ, tâm tƣ, tình cảm trong xã hội. Đó chính là bản chất
xã hội của ngơn ngữ độc thoại nội tâm.
Độc thoại nội tâm, một dạng “nói một mình”, tức nhà văn muốn sử
dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua ngƣời đối thoại trực tiếp nhằm thực hiện
ý đồ thể hiện của mình là đào sâu tính cách nhân vật. Đây có thể coi là
một “hành vi mƣợn lời” (mƣợn lời nhân vật) để thể hiện dụng ý của nhà
văn. Sự hốn vị điểm nhìn làm cho nhân vật đƣợc khai thác sâu hơn khía
cạnh tâm lí, diễn biến tƣ tƣởng hành động. Vì vậy, sự tình miêu tả sau đó
có sức thuyết phục hơn. Đó cũng là một hƣớng thể hiện “cao tay”, là cái
tài của nhà văn. Theo A. Trovenskij, độc thoại nội tâm là “hình thức ngôn
ngữ của tƣ duy và ấn tƣợng nhân vật. Trong cấu trúc của nó, có thể xuất
hiện hai phƣơng hƣớng, muốn diễn đạt trật tự suy nghĩ và ấn tƣợng nhân


17


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

vật, phản ánh chúng trong những hình thức giao tiếp” [Dẫn theo Nguyễn
Thị Tuyết Mai, Báo cáo khoa học, Viện Ngôn ngữ học 2003].
Độc thoại nội tâm thƣờng liên quan tới cuộc sống thƣờng nhật, về
bản thân, về xã hội, về gia đình, bạn bè... ở khía cạnh những toan tính, suy
nghĩ, tâm tƣ, tình cảm mà ngƣời khác khơng thể biết. Theo nghĩa từ điển
thì độc thoại nội tâm nghĩa là lời nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật tự
nói với mình về bản thân mình. Theo chúng tơi hiểu thì độc thoại nội tâm
là dịng suy nghĩ của con ngƣời thể hiện những tâm tƣ, tình cảm, trạng thái
tâm lý thầm kín, khơng phát ra thành lời. Trong văn bản nghệ thuật, độc
thoại nội tâm đƣợc thể hiện bằng thứ ngơn ngữ mang tính khẩu ngữ tự
nhiên (có sự bố trí, sắp đặt để đạt mục đích riêng của nhà văn). Vì thế các
phát ngơn trong các đoạn độc thoại nội tâm có thể chƣa thành câu (đoản
ngữ động từ, đoản ngữ danh từ…), có thể là câu (câu đơn, câu phức).
Vì là lời của con ngƣời tự nói với mình mà ngƣời khác khơng thể
biết nên độc thoại nội tâm chính là hình thức giao tiếp một chiều. Vì thế
khi nghiên cứu về độc thoại nội tâm chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố
liên quan đến con ngƣời và xã hội nhƣ tâm lí, phong tục, văn hố, dân
tộc...
Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại nên nó cũng mang đầy đủ
những tính chất, đặc thù của độc thoại thơng thƣờng. Ngồi ra nó cịn có

những đặc điểm riêng cả về cấu trúc, hình thức tổ chức độc thoại, thậm chí
cả về ngơn ngữ. Chính vì độc thoại nội tâm mang màu sắc cá nhân nên
ngơn ngữ theo đó cũng có những nét riêng theo từng cá nhân. Độc thoại
nội tâm là dịng suy nghĩ “chảy âm thầm trong óc” con ngƣời nó khơng
đƣợc thể hiện bằng âm thanh nhƣng khi đƣợc thể hiện dƣới dạng viết nó
mang đậm tính khẩu ngữ tự nhiên của con ngƣời. Mà theo quan điểm của

18


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

Ngữ dụng học thì đó là thứ ngôn ngữ xã hội sinh động và cũng rất chuẩn
mực. Nó phản ánh bản chất sâu xa của những hiện tƣợng ngữ nghĩa- ngữ
dụng của ngơn ngữ. Dĩ nhiên, nó phải tuân thủ nguyên tắc thể hiện mà mọi
ngôn ngữ đang hành chức. Nhà văn cũng qua những dòng độc thoại nội
tâm đó mà phản ánh đƣợc hết sức trung thực những đặc điểm của phƣơng
ngữ từng vùng cũng nhƣ phong tục, văn hố của từng vùng.
Ngơn ngữ của độc thoại nội tâm cũng là thứ ngôn ngữ đƣợc xã hội
hố cao độ, mang tính chất chuẩn mực nhƣng đƣợc khoanh vùng ở từng
địa phƣơng cụ thể. Nhƣ vậy ngôn ngữ độc thoại nội tâm tuân theo những
quy tắc, những chuẩn mực của phƣơng ngữ từng vùng. Đó chính là đặc
điểm nổi bật của hình thức thể hiện của ngơn ngữ độc thoại nội tâm trong
văn bản nghệ thuật.
Độc thoại nội tâm không giới hạn về không gian và thời gian. Nó
thƣờng xuất hiện sau mỗi biến cố, mỗi sự kiện xảy ra trong văn bản nghệ

thuật. Do mang đặc thù của độc thoại (hình thức giao tiếp một chiều), độc
thoại nội tâm khơng có sự tƣơng tác qua lại.
Về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung trong độc thoại nội tâm
cũng có những đặc thù riêng biệt. Có những lời độc thoại nội tâm đƣợc thể
hiện bằng cả một đoạn văn dài với sự liên kết chặt chẽ (cả về nội dung lẫn
hình thức) của nhiều phát ngơn. Nhƣng cũng có những lời độc thoại chỉ là
một phát ngôn và phát ngôn này là kết quả của một loạt sự tình đã đƣợc
nêu ra từ trƣớc....Ở đây chúng tôi đề nghị gọi những cấu trúc, tổ chức các
phát ngôn độc thoại là các đoạn văn độc thoại nội tâm hay là các đoạn độc
thoại nội tâm. Khái niệm đoạn văn đƣợc hiểu theo quan điểm: “Đoạn văn
còn đƣợc dùng để chỉ một phần trích bất kì, mà xét trong quan hệ với tồn
văn bản chứa nó thì nó tỏ ra là khơng hồn tồn độc lập…Khi phần trích

19


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

này tự nó là tƣơng đối trọn vẹn và đầu đề đƣợc gán cho hợp lí thì ngƣời ta
có thể coi nó nhƣ một “bài”, “bài văn” tuy nhiên ít nhiều phải chỉ ra tƣ
cách phần trích của nó.” (Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong
tiếng Việt, tr.202, 203).
Trong văn bản nghệ thuật, các đoạn độc thoại nội tâm đƣợc phát
hiện thơng qua các hình thức sau: một câu kể nhƣ : ông, y, hắn, cụ, bà, nó,
thị,... nghĩ rằng, nghĩ bụng: (sau dấu hai chấm này, lời độc thoại bắt
đầu),... Đây là hình thức phổ biến nhất, rất dễ nhận diện trên văn bản.

Nhƣng cũng có những đoạn độc thoại nội tâm khơng dễ dàng phát hiện
nhƣ vậy, có những đoạn độc thoại lời độc thoại đan cài, xen lẫn lời dẫn
chuyện, khi gặp những đoạn độc thoại nội tâm nhƣ thế chúng ta cần phải
xem xét cả một loạt sự tình khác trong văn bản thì mới có thể chỉ ra chính
xác ranh giới giữa chúng.
Cách thức thể hiện nội dung của các đoạn độc thoại nội tâm trong
văn bản nghệ thuật có cách thức nhập đề, cách thức kết thúc. Cách thức
nhập đề lại đƣợc chia ra: dẫn thoại trực tiếp, dẫn thoại gián tiếp.... Cách
thức kết thúc có kết thúc đóng, kết thúc mở.... Khi nghiên cứu độc thoại
nội tâm chúng ta khơng thể bỏ qua bất kì hình thức nào.
Đƣợc thể hiện dƣới dạng viết trong văn bản nghệ thuật, khi lời độc
thoại nội tâm là một đoạn văn, nó mang trong mình tất cả các hình thức
liên kết của văn bản (cả liên kết hình thức, cả liên kết nội dung); mạch lạc
chủ đề và mạch lạc tâm lí... Nghiên cứu ngôn ngữ độc thoại nội tâm
thƣờng trú trọng phƣơng diện cấu trúc, tổ chức và liên kết các phát ngôn
nhƣ là một hành vi xã hội, và chú ý cả về tính đúng sai của các câu nhìn
theo góc độ hệ thống. Về phƣơng pháp nghiên cứu độc thoại nội tâm, có
rất nhiều câu hỏi đã đƣợc đặt ra: Ngƣời ta đề cập tới những vấn đề gì?

20


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

Những vấn đề đó đƣợc đặt ra trong hồn cảnh nào? Có cơng khai hay
khơng? Ngƣời ta sử dụng thứ ngơn ngữ nào? Có dễ nhận biết hay không?

Ngƣời ta tổ chức và chi phối độc thoại nội tâm nhƣ thế nào để đạt đƣợc
mục đích đề ra?... Do vậy, phƣơng pháp phân tích độc thoại nội tâm chủ
yếu là phƣơng pháp phân tích cấu trúc hình thức, phân tích câu, phân tích
văn bản, diễn ngơn,... cũng nhƣ những khái niệm về hệ thống, cấu trúc
ngôn ngữ.
Độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật có những giá trị nhất
định trong việc thể hiện các ý đồ trong cách sáng tạo của nhà văn. Nó góp
phần khẳng định chủ đề của tác phẩm, góp phần làm nên đặc trƣng phong
cách tác giả.

4. Tiểu kết
Độc thoại nội tâm trong các văn bản nghệ thuật là một hình thức
độc thoại đặc biệt, khác hẳn với các loại độc thoại khác về tính chất, cách
sử dụng và hồn cảnh sử dụng. Độc thoại nội tâm xuất hiện chủ yếu trong
văn bản nghệ thuật (truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết, ký sự,
bút ký…). Rất nhiều nhà văn đã sử dụng độc thoại nội tâm nhƣ một thủ
pháp nghệ thuật độc đáo và đặc sắc để thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật
trong các tác phẩm của mình. Nam Cao là một trong số các nhà văn đã sử
dụng các đoạn độc thoại nội tâm một cách chính xác và đạt hiệu quả nghệ
thuật cao trong các tác phẩm của ông. Trên cơ sở lý thuyết chúng tôi đã
lựa chọn nghiên cứu và xem xét ở chƣơng này, chúng tơi sẽ đi vào miêu tả
và phân tích cách thể hiện của ngôn ngữ trong các đoạn độc thoại nội tâm
mà nhà văn Nam Cao đã sử dụng thành công trong tác phẩm của ơng. Từ
đó thấy đƣợc nét độc đáo, đặc sắc trong bút pháp truyện ngắn Nam Cao

21


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao

nói riêng và bút pháp văn Nam Cao nói chung. Cũng trên cơ sở ứng dụng
kiến thức lí luận đó miêu tả, phân tích chính xác ngơn ngữ thể hiện trong
độc thoại nội tâm góp phần vào nghiên cứu một cách hệ thống về một hình
thức giao tiếp đặc biệt của con ngƣời: độc thoại- hình thức giao tiếp một
chiều.

CHƢƠNG 2
CẤU TRÚC CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

1. Hình thức thể hiện của các đoạn độc thoại nội tâm
Hi sinh ở tuổi 36 khi đang trên đƣờng làm nhiệm vụ Cách mạng
(1951), sự nghiệp văn chƣơng của Nam Cao để lại cho chúng ta không
phải nhiều tác phẩm (vài chục truyện ngắn, vài truyện viết cho thiếu nhi,
dăm tập bút kí, nhật kí, tiểu luận, 2 tiểu thuyết một dài, một vừa) nhƣng
chừng đó cũng đủ để khẳng định rằng Nam Cao là một nhà văn hiện thực
xuất sắc, đại diện cho một thế hệ nhà văn phản ánh những thăng trầm lịch
sử của xã hội ta nửa đầu thế kỉ XX. Với một phong cách mới, sắc sảo của
22


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

Cao


một nhà văn đầy bản lĩnh, Nam Cao đã khắc hoạ, đã miêu tả rất chi tiết,
sống động chân dung con ngƣời chủ yếu là ngƣời nông dân và tầng lớp
tiểu tƣ sản trí thức nghèo trong những năm đầu thế kỷ XX. Nói về nghệ
thuật văn ông có rất nhiều, nhƣng nhà văn của chúng ta đã rất thành cơng
trong việc sử dụng hình thức tự truyện, kết cấu tâm lí nhân vật. Càng
ngày, tác phẩm của Nam Cao để lại càng đƣợc khẳng định nhƣ một phong
cách độc đáo, mới lạ - một tên tuổi lớn của dòng văn học hiện thực phê
phán. Và nét độc đáo tạo nên phong cách rất Nam Cao đó chính là khắc
hoạ tâm lí nhân vật bằng các đoạn độc thoại nội tâm mang chiều sâu của
sự suy nghĩ. Nhà văn đã khéo léo để nhân vật tự bộc bạch tất cả những suy
nghĩ, những tâm sự, buồn vui, đau đớn, day dứt trào lên từ đáy sâu tâm
hồn con ngƣời qua những đoạn độc thoại đó mà khi đọc chúng ta khơng hề
thấy có sự gƣợng ép nào trong đó. Theo Hà Minh Đức “Nam Cao vận
dụng nhiều độc thoại nội tâm để biểu hiện nhân vật. Nhân vật sống với kỉ
niệm, với hiện tại và cả chút mơ ƣớc với tƣơng lai. Nhân vật sống với mọi
ngƣời và riêng cả với bản thân mình qua những tâm trạng. Nam Cao
không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng độc thoại nội tâm, nhƣng là tác giả
vận dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất độc thoại nội tâm (...). Độc thoại
nội tâm xen giữa dòng đối thoại, đi sâu vào hồi tƣởng quá khứ và mong
ƣớc với mai sau” [Hà Minh Đức, trong Nhiều tác giả 1998: 409]. Sử dụng
độc thoại nội tâm chỉ là một khía cạnh trong nghệ thuật văn ơng. Nhƣng
chính điều này đã góp một phần lớn trong sự thành cơng của nhà văn Nam
Cao mà tất cả chúng ta - thế hệ sau này khơng thể phủ nhận đƣợc khi tìm
hiểu nghệ thuật của ông. Dù rằng, tài văn, phong cách của Nam Cao đƣợc
bộc lộ qua nhiều cách thức biểu hiện khác nhau (chủ đề, cấu tứ, cách nói,
câu chữ,...).

23



Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Cao

1.1. Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm
Qua lựa chọn và khảo sát 22 truyện ngắn, bút ký trong Nam Cao
toàn tập (2 tập, NXB Văn học, Hà Nội, 2003) chúng tôi đã thống kê đƣợc
88 đoạn độc thoại nội tâm với 640 phát ngơn độc thoại. Hình thức thể hiện
các phát ngơn trong các đoạn độc thoại đó rất đa dạng và phong phú. Có
những phát ngơn chƣa thành câu, có những phát ngôn lại đƣợc thể hiện
dƣới dạng những câu ngắn, dài, rút gọn (tỉnh lƣợc, vô nhân xƣng, định
danh...).
Các phát ngơn chƣa thành câu nhƣ:
Ừ!
Trời ơi!
Gớm!...
có khoảng 28 phát ngơn phân bố không đồng đều, rải rác trong các đoạn
độc thoại. So với các phát ngơn là câu thì loại phát ngơn này chiếm một số
lƣợng ít, có những tác phẩm hầu nhƣ khơng có loại phát ngơn này chẳng
hạn nhƣ: Cách mạng, Từ ngược về xuôi, Ở hiền...
Các phát ngôn đƣợc thể hiện dƣới dạng những câu rút gọn (hoặc
thiếu chủ ngữ, hoặc thiếu vị ngữ, hoặc là những câu vơ nhân xƣng, những
câu định danh) nhƣ:
Cịn phây phây q đi nữa.
Đi lâu thế khơng biết rằng đi đâu.
Có của mà vẫn khổ.
Thật đốn mạt.

Thế nào là mềm nắn rắn bng.
Thơi thì đành nhẽ....
24


×