Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đặc điểm của tiểu thuyết viễn du trong sa mạc của j m g le clézio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.76 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
---------------------------------------

TRẦN THỊ THẮM

ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU THUYẾT VIỄN DU
TRONG SA MẠC CỦA J.M.G. LE CLÉZIO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Hà Nội – Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ THẮM

ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU THUYẾT VIỄN DU
TRONG SA MẠC CỦA J.M.G. LE CLÉZIO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60.22.02.45

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan: đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ THẮM


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Văn học – Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thùy Linh.
Trước tiên, xin được gửi lời tri ân sâu sắc tới TS. Nguyễn Thùy Linh,
người đã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi từng bước đi của tơi trong suốt q
trình làm luận văn. Những nhận xét thấu đáo, những chỉ dẫn chuyên môn của
cô là hành trang quan trọng và không thể thiếu để làm nên luận văn này. Cô là
người luôn nghiêm khắc, cẩn thận trong công việc, nhưng cũng đầy ân cần,
chi chút, ln quan tâm, khích lệ tơi, cho tơi thêm tự tin để hoàn thành luận
văn và đạt được kết quả như ngày hơm nay.
Tơi xin tỏ lịng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự
nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ tôi về tư liệu và chuyên môn từ các thầy cô luôn
là điều tôi trân quý và ghi nhớ khi nhìn lại luận văn này.
Bên cạnh đó, sự động viên, thúc đẩy và trợ giúp từ gia đình, bạn bè là
điều tôi trân trọng và biết ơn khi nghĩ đến những lúc khó khăn và bế tắc trong

q trình theo đuổi cơng việc của mình. Tơi cũng xin cảm ơn lãnh đạo cơ
quan, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn
này.
Dù đã cố gắng hoàn thành luận văn nhưng do những giới hạn tri thức
và trình độ lý luận cịn hạn chế, luận văn của tơi vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vì
vậy, tơi rất mong nhận được những lời góp ý từ thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2019
TÁC GIẢ

TRẦN THỊ THẮM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Đối tƣợng, Phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
6. Bố cục luận văn.......................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT VIỄN DU VÀ CƠ SỞ CỦA TIỂU
THUYẾT VIỄN DU TRONG SÁNG TÁC CỦA LE CLÉZIO ................ 14
1.1. Tiểu thuyết viễn du................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 14
1.1.2. Một số đặc điểm của tiểu thuyết viễn du ........................................ 16
1.2. Cơ sở của tiểu thuyết viễn du trong sáng tác của Le Clézio .............. 17
1.2.1. Cơ sở tiểu sử học ............................................................................ 17
1.2.2. Cơ sở lịch sử, thời đại ..................................................................... 19
1.2.3. Cơ sở nghệ thuật ............................................................................. 21
CHƢƠNG 2. CẤU TRÚC TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT VIỄN DU

TRONG SA MẠC .......................................................................................... 24
2.1. Nghệ thuật lồng ghép các cuộc viễn du ................................................ 24
2.2. Kết cấu tiểu thuyết theo hành trình viễn du ........................................ 29
2.1.1. Cuộc viễn du của Nour và cộng đồng dân du mục ......................... 29
2.1.2. Cuộc viễn du của Lalla ................................................................... 32
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT TÁI TẠO KHÔNG GIAN VIỄN DU
TRONG SA MẠC .......................................................................................... 36
3.1. Không gian thực ..................................................................................... 37
1


3.1.1. Sa mạc ............................................................................................. 37
3.1.2. Biển ................................................................................................. 41
3.1.3. Thành phố ....................................................................................... 43
3.2. Không gian tâm tƣởng ........................................................................... 48
3.2.1. Không gian hồi ức........................................................................... 48
3.2.2. Không gian tưởng tượng ................................................................. 56
CHƢƠNG 4. NHÂN VẬT VIỄN DU: LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC ... 63
4.1. Nhân vật trung tâm của các cuộc hành trình ...................................... 63
4.1.1. Nour và cộng đồng người du mục .................................................. 63
4.1.2. Lalla ................................................................................................ 67
4.2. Nhân vật “bên lề” của cuộc hành trình ................................................ 73
4.2.1. Nhân vật huyền thoại ...................................................................... 73
4.2.2. Nhân vật “khai sáng” ..................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85

2



MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học, tiểu thuyết là thể loại văn chương có vị trí đặc

biệt nhất trong việc phản ánh sâu sắc và nhạy bén những vấn đề của cuộc
sống. Trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bakhtin nhận định rằng:
trên nhiều phương diện, tiểu thuyết dự báo trước sự phát triển tương lai của
toàn bộ nền văn học. Đồng thời, đây cũng là thể loại văn chương duy nhất
đang biến chuyển và ln biến đổi. Ở những thời kì khác nhau, tiểu thuyết
từng bước đổi mới mình để phản ánh nhạy bén hơn những biến chuyển của
đời sống. Sự đổi mới về phong cách lọai hình này ghi đậm cá tính sáng tạo
cũng như dấu ấn tác giả, đặc biệt trong văn học hậu hiện đại.
Thế kỷ XX với sự xuất hiện của hàng loạt trào lưu sáng tác mới, đặc
biệt là trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết Pháp với bề dày lịch sử cũng khơng nằm
ngồi sự vận động ấy. Trong đó, Jean-Marie Gustave Le Clézio được xem là
một trong những đại diện tiêu biểu của tiểu thuyết Pháp những năm cuối của
thế kỉ XX. Trong những tác phẩm của mình, nhà văn đã tạo ra những đổi mới
kỹ thuật trên nhiều phương diện để tiểu thuyết trở thành tư tưởng của nhà văn
về thế giới phức tạp, về con người hiện đại. Một vấn đề trở đi trở lại trong
những tác phẩm của Le Clézio là hành trình tìm kiếm tự do, hạnh phúc của
thế hệ trẻ các nước Tây Âu trong xã hội hiện đại, cùng với đó là số phận của
những người nhập cư nghèo, những cộng đồng nhỏ lẻ trong q trình tìm tới
thế giới lí tưởng mới. Cấu trúc tiểu thuyết đậm chất thơ cùng những sáng tạo,
cách tân thi pháp trong những trang viết về những cuộc hành trình của cá
nhân, của cộng đồng tạo nên bút pháp viễn du đặc trưng trong những áng văn
của Le Clézio. Nghiên cứu những đặc trưng, kỹ thuật tiểu thuyết của Le


3


Clézio là bước cơ bản để độc giả tiếp cận với những tư tưởng triết học nhân
văn của chủ nhân giải thưởng Nobel 2008 ấy.
J. M.G Le Clézio viết văn từ khá sớm. Ơng viết nhiều và nhiều trong số
đó đã trở thành cảm hứng đề tài trong các nghiên cứu lớn trên thế giới. Tuy
vậy, ở nước ta, nguồn tài liệu cũng như tác phẩm của Le Clézio vẫn cịn hạn
chế. Trong số rất ít những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt của Le
Clézio, Sa mạc là tiểu thuyết thể hiện rõ nét những nét độc đáo về thể loại tiểu
thuyết viễn du của nhà văn. Đây cũng là tác phẩm được coi là bước đột phá
đánh dấu phong cách thực nghiệm hơn (more experimental style). Nghiên cứu
Sa mạc dưới góc độ đặc điểm thi pháp loại hình là phương pháp để thấy được
những sáng tạo độc đáo, cũng như đặc trưng phong cách tiểu thuyết viễn du
của nhà văn lớn này. Điều này càng có ý nghĩa và cần thiết hơn trong điều
kiện những cơng trình nghiên cứu về văn học Pháp cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ
XXI cũng như về tiểu thuyết của Le Clézio tại Việt Nam còn chưa đa dạng về
số lượng cũng như đề tài.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1.

Các nghiên cứu ngoài nước
Bernard Teulon-Nouailles khi nghiên cứu về Michel Butor đã tổng hợp

lại những cơng trình và thành tựu của nhà văn này. Trong đó, bài tổng hợp
Michel Butor, Un Oiseau Migrateur (L'ecriture En Voyage) năm 2011 có nói
về tác phẩm phê bình Répertoire 4 cùng bài viết Viễn du và bút pháp trong đó.

Dựa trên khảo sát về các chuyến viễn du trong tác phẩm, bài viết đưa ra cách
nhìn nhận về viễn du, phân tích vai trị của các cuộc viễn du, đồng thời liệt kê
hệ thống các loại dịch chuyển không gian trong thể loại này. Tác giả cũng đưa
tới sự hình dung về chuyến viễn du. Đó là chuyến đi bất định mà những người
trong hành trình khơng xác định từ đâu tới và sẽ đi tới đích nào. Chuyến hành
trình gồng gánh theo mọi tài sản và gia đình của họ. Chuyến hành trình liên
4


quan mật thiết đến các không gian, và là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ
thuật xử lí khơng gian trong tác phẩm. Cơng trình này đã mang đến những cái
nhìn mới về vai trị của những cuộc viễn du với bút pháp nhà văn, là tiền đề
quan trọng của nhiều nghiên cứu về tiểu thuyết viễn du sau này.
Cuốn sách La vision du monde de Le Clezio: Cinq études sur l'oeuvre
của Teresa Di Scano đã trình bày cấu trúc của tác phẩm Sa mạc với sự hình
thành từ hai câu chuyện đan xen. Phân tích hai cuộc hành trình song song ấy,
tác giả khẳng định những ý nghĩa nhân văn về vấn đề tự do – nô lệ, giàu sang
– nghèo đói trong tác phẩm. Cấu trúc quay vòng với cái kết các nhân vật quay
trở lại nơi xuất phát, là nơi sa mạc cồn cát hoang vu trong Sa mạc được người
viết nhìn nhận với ý nghĩa phản ánh sức mạnh tổ tiên cội nguồn. Cơng trình
này đã góp phần khơng nhỏ trong những đánh giá, nhìn nhận về thế giới quan
của nhiều nghiên cứu sau này về Le Clézio.
Trong cuốn phê bình Tiểu thuyết xuất bản năm 2000, nhà nghiên cứu
Michel Raimond tiến hành khảo sát loại hình tiểu thuyết phiêu lưu, trong đó
có tiểu thuyết viễn du. Ông cho rằng, tiểu thuyết phiêu lưu (le roman
d’aventures) ra đời từ thời cổ đại, được hình thành từ hai loại: tiểu thuyết viễn
du (le roman de voyage) và tiểu thuyết thử thách (le roman d’epreuves). Ông
đưa ra sự phân biệt tiểu thuyết thử thách và tiểu thuyết viễn du, trong đó nhấn
mạnh tính khám phá về những khơng gian, xứ sở kì lạ trong tiểu thuyết viễn
du. Để làm rõ hơn về tiểu thuyết viễn du, nhà nghiên cứu xếp tiểu thuyết của

Jules Verne vào loại tiểu thuyết viễn du và phân tích về thể loại này. Cuốn
sách cũng hệ thống và nhận định về kiểu nhân vật trong tiểu thuyết viễn du,
đặc biệt là trong thời gian cổ đại với những nhân vật chưa có những nét đặc
thù riêng, chưa được chú trọng khắc họa, hoặc khắc họa nhân vật không là
mối quan tâm hàng đầu của thể loại này.

5


Trên Thời báo New York, ngay sau khi Le Clézio đạt giải thưởng
Nobel, ngày 9 tháng 10 năm 2008, Sarah Nyall có bài viết French Writer
Wins Nobel Prize. Bài viết giới thiệu qua về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách
tiểu thuyết của Le Clézio. Trong bài cũng có trích những đánh giá rất tích cực
của Viện Hàn lâm Thụy Điển về cách biến tấu tiểu thuyết viễn du kiểu mới
đượm chất trữ tình và thế giới cảm giác. Bài viết cũng trích những phát biểu
đầy cảm tình của các nhà nghiên cứu đầu ngành tại các trường đại học lớn về
sự cách tân nghệ thuật của Le Clézio với phong cách văn chương đầy chất trữ
tình. Bên cạnh đó, thủ tng Phỏp Franỗois Fillon cng y t ho khi núi,
gii Nobel này là niềm danh dự cho Pháp và Le Clézio có vai trị đặc biệt khi
đã chứng minh và bác bỏ lí thuyết về sự suy giảm văn hóa ở Pháp (refutes
with éclat the theory of a so-called decline of French culture).
Tạp chí The Guardian ngày 10 tháng tư năm 2010 có bài viết J.M.G Le
Clézio: “Being European, I'm not sure of the value of my culture, because I
know what it's done” khái quát hành trình sự nghiệp của Le Clézio, trong đó
có giới thiệu về nguồn gốc, cảm hứng viết Sa mạc, đó là sự phản kháng của
những người dân thuộc địa với chính quyền thực dân Pháp. Tuy khơng phân
tích rõ ràng về các vấn đề đặc điểm thi pháp của Le Clézio, nhưng bài viết
mang những nhận xét khách quan về con người và văn chương của nhà Nobel
văn chương, từ đó nêu lên tư tưởng nhân văn của Le Clézio trong những sáng
tác của mình, qua đó tạo thêm những cơ sở mới cho việc nhìn nhận, đánh giá

nhà văn Le Clézio cũng như những cơ sở nhận định về phong cách của Le
Clézio với độc giả.
Tác giả Tristan Savin còn yêu mến và đăng bài viết Thiên truyện về Le
Clézio. Bài viết sau này cũng được Nguyễn Duy Bình dịch trên báo Văn hóa
Nghệ An tháng 2 năm 2010. Bài viết điểm lại hành trình của Le Clézio và
đánh giá những hành trình của nhà Nobel văn học, từ đó nhận định tư tưởng
6


của Le Clézio trong sáng tác của mình. Đây cũng là tài liệu quan trọng được
luận văn sử dụng làm nguồn tư liệu khi viết về cơ sở tiểu sử học của tiểu
thuyết viễn du trong văn chương của Le Clézio trong luận văn.
Cịn khá nhiều cơng trình khác nghiên cứu về văn chương của Le
Clézio dưới góc nhìn về nội dung, về bút pháp cũng như các cơng trình
nghiên cứu về tiểu thuyết viễn du trên thế giới. Chỉ điểm trên đầu sách thơi
cũng có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu về Le Clézio ở nước ngồi với số
lượng lớn, đặc biệt là ở Pháp – quê hương của nhà văn, và cũng là kinh đơ của
văn hóa, văn học. Điều này càng khẳng định sự hấp dẫn, độc đáo của tiểu
thuyết Le Clézio với công chúng độc giả cũng như trong giới chuyên môn.
2.2.

Nghiên cứu trong nước
Bàn về tiểu thuyết viễn du, khó tìm thấy một cơng trình đề cập trực tiếp

tới thể loại này. Hơn hết, ở Việt Nam, dường như có sự sử dụng thay thế các
khái niệm phiêu lưu, du kí, viễn du khi nói về những cuốn tiểu thuyết đề cập
tới những cuộc hành trình. Lời giới thiệu: Phạm Quỳnh – Tuyển tập du kí, học
giả Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra rằng: “Phạm Quỳnh viết du ký vừa nhằm thoả
mãn hứng thú nội tâm, trình bày những cảm xúc riêng tư vừa hướng tới giới
thiệu những điều trải nghiệm tai nghe mắt thấy liên quan tới mỗi thắng cảnh,

di tích lịch sử và đời sống xã hội nơi phương xa”. Cũng trong đó, tác giả cho
rằng du ký cùng với bút ký, hồi kí, nhật ký, ký sự, phóng sự, tùy bút… nằm ở
phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học. Từ đó có thể thấy, du kí mang
tính chất khám phá những vùng đất địa lí mới. Nhưng, một đặc điểm thể hiện
ngay trên bề nổi của tác phẩm, đó là cảm quan, đánh giá, cảm xúc của người
viết. Trong khi đó, với tiểu thuyết viễn du, yếu tố đặc trưng trong nội dung
không yêu cầu yếu tố “mắt thấy, tai nghe” trong đó. Nó là cuộc du hành tới
một vùng đất xa lạ, thấy được những nét đặc trưng, riêng biệt về địa lí, văn

7


hóa của nơi đó. Và trên hết, đó cịn là hành trình trải nghiệm của tinh thần
nhân vật.
Theo tinh thần các tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX, tiểu
thuyết phiêu lưu là thuật ngữ có nội dung rất rộng bao gồm tiểu thuyết hiệp sĩ,
tiểu thuyết du kí, tiểu thuyết bợm nghịch, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết tình báo,
phản gián,… Các tác giả nhấn mạnh tới sự bất ngờ, kịch tính trong cốt truyện
của tiểu thuyết phiêu lưu. Các nhân vật trong đó đi lang thang, trải qua các
thử thách, nguy hiểm để hồn thành một nhiệm vụ nào đó, chinh phục các
vùng đất hoang sơ, kì lạ. Các tác giả tiến hành khảo sát những đặc điểm nổi
bật của một số tiểu loại của loại hình này. Cơng trình này khơng đề cập tới
tiểu thuyết viễn du, nhưng có thể thấy khá rõ sự tương đồng với những nhận
xét về thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, vượt thử thách đã được các nhà nghiên
cứu nước ngoài thực hiện. Đây cũng là cơ sở lý luận tiếng Việt để nghiên cứu
về bút pháp viễn du nói chung và về bút pháp viễn du của Le Clézio nói riêng
càng có cơ sở lý luận vững vàng và trực tiếp hơn.
Trong cuốn Lý luận văn học, các tác giả khi khảo cứu về nguồn gốc
tiểu thuyết đã diễn thuyết theo tinh thần của Bakhtin. Theo đó, những câu

chuyện về hành trình, phiêu lưu đã xuất hiện ngay những ngày đầu buổi bình
minh văn xi. Đề tài “đi tới các vùng đất mới lạ”, viết về địa lí, văn hóa, con
người của địa danh đó cũng khơng hề xa lạ với chúng ta. Nó tồn tại và ra đời
ngay khi chưa có tiêu chí xếp nó vào ngành nào (văn, sử, địa,…). Tới những
năm đầu thế kỉ XX, sự đổi mới cách viết và hướng các đề tài ấy vào thể loại
du kí tạo ý nghĩa to lớn trong q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về Le Clézio ở Việt Nam những năm gần
đây ngày càng được chú ý.

8


Trong cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX xuất bản năm 1992, các tác
giả đề cập tới Le Clézio với sự cách tân trong bút pháp tiểu thuyết với “lối
viết vỡ tung”. Tác giả cũng ca ngợi giá trị nhân văn tác phẩm khi nói về biểu
tượng Lalla: “Người phụ nữ đối đầu với “văn minh” công nghiệp” [30, tr.
553]. Chuyên đề đã tiến hành làm sáng tỏ nhiều mới mẻ trong phong cách văn
chương của Le Clézio, đồng thời nhận định về những nét riêng biệt trong thi
pháp của nhà văn.
Trên Báo Lao động (1997), dịch giả cuốn sách – Huỳnh Phan Anh giới
thiệu những khuynh hướng đổi mới kĩ thuật trong tiểu thuyết và đề cập đến
chủ đề những cuộc hành trình trong tác phẩm của Le Clézio. Trên vai trò là
người dịch của Sa mạc - cuốn sách được đánh giá là bước chuyển mình mạnh
mẽ trong văn chương của Le Clézio, Huỳnh Phan Anh nhận thấy sự khác biệt
rõ ràng hơn hết trong bút pháp của Le Clézio so với những tác giả khác.
Những giới thiệu này là tiền đề quan trọng để những người nghiên cứu Sa
mạc có thể đối chiếu, so sánh, và nhất là có cơ sở cảm quan với một tác phẩm
văn học nước ngoài, đặc biệt là khi sự cách trở về ngơn ngữ là điều khiến
chúng ta khó có thể nhìn tác phẩm như chính nó trong trạng thái ban đầu.
Các bài viết của nhà nghiên cứu Lộc Phương Thủy trong một số

Chuyên san về tiểu thuyết Pháp trên Tạp chí Văn học năm 1999 đã giới thiệu
nhà văn Le Clézio như là người có cơng “làm cho bức tranh toàn cảnh của
văn học Pháp thế kỉ XX đỡ màu ảm đạm”, đồng thời đã giới thiệu cấu trúc
tổng thể các cuộc hành trình trong Sa mạc với nhận định: Cốt truyện Sa mạc
đan xen hai tuyến truyện chính, trong đó cịn bao gồm vơ số các câu chuyện
nhỏ. Tác giả Lộc Phương Thủy cũng nói về sự độc đáo trong Sa mạc với lối
viết làm “vỡ tung” văn bản, và sự đan xen xâm nhập các thể loại “có cả thơ,
có tiểu luận, có sử thi, huyền thoại và cổ tích” [24, tr. 38] trong tiểu thuyết
của Le Clézio. Tuy nhiên, những bài viết chưa đi quá việc giới thiệu chung
9


hướng đi của những chuyến viễn du. Những vấn đề này sau đó được Lê Thị
Phong Tuyết năm 2004 trên Tạp chí Văn học tiếp nối, bổ sung rõ hơn.
Năm 2001, Phùng Văn Tửu trong cuốn Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế
kỉ XXI có viết về Sa mạc và Người tìm vàng như minh chứng cho sự chuyển
biến tư tưởng trong sáng tác của Le Clézio. Đồng thời, tác giả cũng đề cập
đến chủ đề đi tìm miền đất hứa nơi xứ sở cội nguồn hoang sơ, chỉ ra những
đối lập, khác biệt cả về không gian và biểu tượng giữa vùng đất sa mạc và
những thành phố hiện đại. Những lí luận này là những tư liệu quan trọng để
những người nghiên cứu sau này nhìn nhận và so sánh về cách tái tạo không
gian của nhà văn Le Clézio.
Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2, tháng 5 năm 2006, nhà nghiên
cứu Nguyễn Thị Bình có bài viết Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Sa
mạc của J.M.G Le Clézio. Tác giả đã tìm tịi và liệt kê các mốc thời gian trong
cuốn tiểu thuyết, xâu chuỗi, đối chiếu nó với những sự kiện lịch sử có thực,
sắp xếp theo trình tự logic với từng tuyến truyện, nhấn mạnh thủ pháp làm mờ
thời gian trong tác phẩm, từ đó khẳng định Le Clézio làm nhân vật trở nên
truyền thuyết hóa, bất tử hóa. Với nghiên cứu về khơng gian trong tác phẩm,
tác giả Nguyễn Thị Bình cũng hệ thống các kiểu không gian của Sa mạc, quy

chiếu ý nghĩa biểu tượng của chúng, đặc biệt là trong tương quan với các nhân
vật. Từ đó, tác giả khẳng định, không gian trong tiểu thuyết Le Clézio phản
ánh quan niệm về cội nguồn thế giới, về hạnh phúc đích thực mà con người
tìm kiếm, hướng đến, từ đó toát lên ý nghĩa nhân văn cao cả về ước mơ, hạnh
phúc, về con người, về xã hội, về cuộc đời.
Các vấn đề về thời gian, không gian trên được Nguyễn Thị Bình hệ
thống và bổ sung trong một cơng trình có tính tồn vẹn hơn về thi pháp cũng
như nội dung tác phẩm của Le Clézio: Những cuộc hành trình trong tiểu
thuyết của J.M.G Le Clézio - Luận án tiến sĩ năm 2006. Trong cơng trình, nhà
10


nghiên cứu công phu nghiên cứu bốn tác phẩm của Le Clézio: Cuốn sách của
những cuộc chạy trốn, Sa mạc, Người đi tìm vàng, Con cá vàng. Từ các
nghiên cứu này, nhà nghiên cứu chỉ rõ vai trò của kĩ thuật xây dựng các cuộc
hành trình trong việc tạo nên những biến đổi thi pháp tiểu thuyết của Le
Clézio, đồng thời khảo sát hệ thống các cuộc hành trình, phân chia kiểu cấu
trúc tác phẩm, phân loại các kiểu nhân vật và các kiểu không gian trong các
tác phẩm.
Với cuốn sách Tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm của J.M.G Le
Clézio, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình đã hệ thống và xây dựng lý thuyết
chung về tiểu thuyết viễn du, hệ thống những đánh giá tiểu thuyết viễn du của
Le Clézio của các nhà phê bình trên thế giới, đồng thời, khẳng định tư tưởng
nhân văn của nhà văn đoạt giải Nobel 2008 và làm sáng rõ những phương
thức thể hiện chủ nghĩa nhân văn mới ấy trong các sáng tác của nhà văn dưới
sự phân tích về cấu trúc, về nhân vật, về không gian của các tiểu thuyết tiêu
biểu của Le Clézio. Cơng trình này cũng là kim chỉ nam giúp luận văn có
hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn, là tiền đề làm cụ thể hóa sự phân tích đặc điểm
tiểu thuyết viễn du trong tác phẩm Sa mạc của Le Clézio sau đây.
Trong Tạp chí nghiên cứu khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 26 (2010),

Nguyễn Thị Bình với Báo cáo Những đổi mới kĩ thuật miêu tả không gian tiểu
thuyết Pháp hiện đại cũng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu thế giới quan của
nhà văn khi khảo cứu về không gian tiểu thuyết của Le Clézio. Trong báo cáo,
Nguyễn Thị Bình có trích dẫn: “Tác phẩm của Le Clézio là niềm suy tư
khơng ngi về hồn cảnh của con người trong thế giới, câu hỏi triết lí về bản
chất cội nguồn, về vật chất. Thế giới hiện đại bị cắt rời khỏi những thành tố
cơ bản của cuộc sống, liệu tồn tại của nhân loại còn ý nghĩa nữa hay không?”
[5, tr. 30]. Tác giả quan tâm nhiều tới motif những cuộc chạy trốn trong tác
phẩm của Le Clézio, và khẳng định: “những chuyến viễn du […] phản ánh
11


quá trình tiến triển tư tưởng của nhà văn” [5, tr. 33]. Đặc biệt, chủ đề viễn du
đã tạo nên nét đặc trưng cho không gian tiểu thuyết, trở thành thành tố có
chức năng quan trọng, tác động tới các thành tố kiến tạo khác của tiểu thuyết.
Mới đây, năm 2015, trong tập bài giảng chuyên đề Tiểu thuyết phương
Tây thế kỉ XX – Khuynh hướng – Tác giả - Tác phẩm của Trần Hinh, người
viết dành riêng chương 7 để nói về phong cách tiểu thuyết thơ của Le Clézio.
Chương 7 của tập bài giảng với nhan đề Le Clézio – Khuynh hướng tiểu
thuyết thơ đi sâu tìm hiểu khái niệm tiểu thuyết thơ, chất thơ trong tiểu thuyết,
những biểu hiện chất thơ trong tác phẩm của Le Clézio qua nhiều tác phẩm.
Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng phân tích những quan niệm của Le Clézio về
vai trị của nhà văn trong thế giới hiện đại. Từ đó, khẳng định và ca ngợi
phẩm chất và phong cách văn xuôi Le Clézio - “nhà văn bản lĩnh và đạo đức”.
Trong các nghiên cứu trong nhà trường, gần đây nhất có thể kể đến
Nghệ thuật tự sự trong Sa mạc của J.M.G Le Clézio - Luận văn thạc sĩ của
Hoàng Minh Tâm năm 2014. Luận văn phân tích tác phẩm Sa mạc dưới góc
độ tự sự học, đã chỉ ra các đặc điểm về người kể chuyện đa dạng, giọng điệu
đa sắc thái, và hệ thống các kiểu nhân vật đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết.
Thơng qua luận văn này, có thể nhận thấy khá rõ nét những nét riêng của

phong cách tiểu thuyết Le Clézio, giúp người viết càng có cơ sở hơn trong
những nhận định, đánh giá của mình.
Có thể thấy, những năm gần đây, việc tìm hiểu và nghiên cứu về Le
Clézio ngày càng được chú ý và có nhiều cơng trình hơn. Các nghiên cứu về
vấn đề thi pháp và nội dung trong các tác phẩm của ông đều chỉ ra những
cách tân mới mẻ trong tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết viễn du. Tuy nhiên,
chưa có cơng trình nghiên cứu chun biệt về Sa mạc với phương diện tiểu
thuyết viễn du để thấy được sự sáng tạo kĩ thuật trở thành đặc trưng phong
cách và thành “tiểu thuyết viễn du của Le Clézio”.
12


3.

Đối tƣợng, Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Đặc điểm của tiểu thuyết viễn du trong Sa mạc của J. M.G.

Le Clézio, luận văn tiến hành khảo sát tác phẩm Sa mạc dựa trên bản dịch của
Huỳnh Phan Anh (Nxb Hội nhà văn, 1997), nghiên cứu tác phẩm dựa trên
những đặc điểm về tiểu thuyết viễn du cũng như đặc điểm thi pháp độc đáo
của tác giả. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành so sánh tác
phẩm Sa mạc với một số tác phẩm hành trình, du kí khác để làm nổi bật hơn
chất viễn du đặc biệt trong tác phẩm của Le Clézio.
4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu Sa mạc trên phương diện là tiểu thuyết viễn du,

chúng tơi nhìn nhận tiểu thuyết viễn du như một đặc trưng phong cách văn
chương cuả Le Clézio. Luận văn hướng tới mục đích xác định những nét tiêu

biểu trong thi pháp tiểu thuyết viễn du của Le Clézio trên các vấn đề về xây
dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Sa mạc.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn: thi pháp học, xã hội

học văn học.
Thao tác chính: khảo sát văn bản, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp.
6.

Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn chia thành 4 chương

gồm các nội dung:
Chương 1: Tiểu thuyết viễn du và cơ sở của tiểu thuyết viễn du trong
sáng tác của Le Clézio
Chương 2: Cấu trúc tự sự của Sa mạc.
Chương 3: Nghệ thuật tái tạo không gian viễn du trong Sa mạc
Chương 4: Nhân vật viễn du: lãng mạn và hiện thực
13


CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT VIỄN DU VÀ CƠ SỞ CỦA TIỂU
THUYẾT VIỄN DU TRONG SÁNG TÁC CỦA LE CLÉZIO

1.1.

Tiểu thuyết viễn du


1.1.1. Khái niệm
Năm 1964, một bài viết trong tác phẩm Répertoire 4 do Michel Butor
tập hợp có nêu những đặc điểm của cuộc viễn du trong văn học nói chung. Đó
là sự dịch chuyển liên miên, những chuyến đi không xác định qua các vùng
đất trong khoảng thời gian lớn. Trong hành trình ấy, người ta khơng rõ đến từ
nơi nào và đi đâu. Họ đem theo các vật dụng cá nhân, những hành lí trang bị
cho cuộc sống bất định.
Theo nhiều nghiên cứu văn học Pháp, một số tác giả cho rằng, văn học
viễn du đã có lâu đời trong văn học Pháp. Viễn du bao gồm những hư cấu tiểu
thuyết và những đoạn miêu tả ít nhiều mang tính chất khoa học và tưởng
tượng. Với khả năng sáng tạo, người ta đã viết ra những Truyện kể viễn du
(récits de voyage) nổi tiếng. Và thế kỉ XIX, rất nhiều nhà văn đã sáng tạo
những tiểu thuyết viễn du với kĩ thuật ngày càng đa dạng. Trong đó, các nhà
văn đều sáng tác những tiểu thuyết viễn du trên chất liệu là những chuyến đi.
Tiểu thuyết viễn du từng được Michel Raimond – nhà văn hóa Pháp,
khảo cứu và phân biệt trong cuốn Phê bình Tiểu thuyết năm 2010. Trong đó,
ơng coi tiểu thuyết viễn du (le roman de voyage ) và tiểu thuyết thử thách (le
roman d’e’preuves) là 2 loại hình thành nên tiểu thuyết phiêu lưu (le roman
d’aventures). Học giả nhấn mạnh: những thử thách không nhất thiết phải gắn
liền với chuyến viễn du. Những chuyến phiêu lưu chú trọng vào thế giới của
nhân vật với những cuộc vượt qua các thử thách nguy hiểm. Trong khi đó,
tiểu thuyết viễn du định hướng người đọc tới việc khám phá những xứ sở kì lạ,
những lịch sử chưa được biết đến, những vùng đất mới, những nền văn hóa
14


mới. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng nhìn nhận: “Thế kỉ XX, thật khó khăn
khi khảo sát một chuyến viễn du mà thiếu những thử thách”. Raimond cho
rằng, “Tiểu thuyết viễn du có nguồn gốc từ thời cổ đại, trong đó nhân vật

chính chưa có những nét đặc thù riêng. Mối quan tâm của nhà văn không
dành cho khắc họa nhân vật mà chỉ dành cho những dịch chuyển được tiến
hành trong không gian, khảo sát những đặc điểm địa lí của vùng đất mới. Và
đơi khi, những chuyến khảo sát mang tính xã hội hơn là tính địa lí” [6, tr. 28].
Cùng đề tài khám phá những vùng đất mới, những cuộc dịch chuyển
trong không gian, du ký cũng đưa tới người đọc những hiểu biết về địa lí, văn
hóa của các xứ sở khác nhau. Tuy vậy, tính chất ký của nó là điểm nổi bật. Đó
là sự hình thành trên nền tảng ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe. Một
dạng thức đặc biệt của du ký là “du ký về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất
khơng tưởng hay viễn tưởng khoa học” [20, tr. 108]. Như vậy, xét về mặt hình
thức, du ký cũng là một hình thức viễn du với một diện mạo kiểu khác, một
cách nhìn kiểu khác về địa điểm, về xã hội, về thế giới. Trong hành trình của
du kí, chuyến đi trọn vẹn, có mục đích, có kết quả.
Có thể nói, chuyến viễn du trong các tác phẩm văn học rất đa dạng và
ln có vai trị quan trọng trong sự tổ chức, sắp xếp cốt truyện, nhân vật,
không – thời gian. Tiểu thuyết viễn du như thế khơng phải là một hình thức
văn chương phân chia tách biệt với các hình thức khác. Đó là khái niệm chỉ về
những câu chuyện du hành, lang thang, khám phá. Trong đó, nhân vật trung
tâm du hành tới những vùng đất, xứ sở mới, khám phá những đặc điểm về địa
lí, thiên nhiên, phong tục, văn hóa lãnh thổ. Tùy theo mục đích, quan niệm và
cách xử lý của mỗi nhà văn, thì mỗi tác phẩm lại khốc lên mình hình thức
riêng. Và với tài năng của mình, thì Le Clézio đã xử lý những chuyến viễn du
của các nhân vật trong câu chuyện tìm kiếm miền đất hứa, tìm kiếm hạnh

15


phúc đích thực với những kĩ thuật riêng, mang đến những định hình và giá trị
nghệ thuật cao cho tiểu thuyết viễn du thế kỉ XX.
1.1.2. Một số đặc điểm của tiểu thuyết viễn du

Tiểu thuyết viễn du có lịch sử lâu đời trong nền văn học với nội dung
đề tài xoay quanh các cuộc hành trình, dịch chuyển trong khơng gian, khám
phá những khơng gian địa lí mới mẻ, sự tìm hiểu về địa lý, văn hóa, lịch sử,
con người ở những vùng đất mới. Rất nhiều tác phẩm đã quá quen thuộc với
độc giả thế giới là những tiểu thuyết viễn du nổi tiếng như: Hai vạn dặm dưới
đáy biển (Jules Verne), Giáo dục tình cảm (Flaubert), Mê Cung (Alain Robbe
– Grillet), Ulysse (Joyce), Thời gian biểu (Michel Butor),...
Nội dung đề tài xoay quanh những cuộc viễn du, dịch chuyển trong
không gian của tiểu thuyết viễn du đã tác động đến các yếu tố nghệ thuật tác
phẩm. Tiểu thuyết viễn du có cấu trúc là cuộc hành trình khám phá những
khơng gian địa lí mới mẻ, những vùng đất xa lạ. Bởi thế, không gian trong
tiểu thuyết viễn du mang tính đặc biệt. Đó là sự tiếp nối của các khơng gian
địa lí với những tính chất khác nhau, đôi khi là sự pha trộn các không gian.
Không gian là yếu tố bao trùm trong tiểu thuyết. Không gian được đặc tả, hiện
lên đa dạng, phong phú và chiếm một dung lượng lớn trong tác phẩm. Tuy
vậy, tính chất đặc trưng về địa lí, văn hóa,… của mỗi địa điểm khác nhau luôn
là điều người viết lưu tâm trong cuộc hành trình. Các khơng gian được đặc
biệt chú ý và cũng là điểm mốc đánh dấu sự thay đổi của thời gian.
Dưới tác động của những cuộc dịch chuyển ấy, nhân vật trong tiểu
thuyết viễn du mang chức năng nhất định trong các cuộc hành trình. Nhân vật
trung tâm của cuộc hành trình tiến hành những chuyến dịch chuyển để khám
phá địa lí, lịch sử, văn hóa của các vùng đất, của thế giới, trong đó có thế giới
tự nhiên và thế giới con người – những nhân vật bên lề của hành trình. Các
nhân vật bên lề của các cuộc viễn du mang tính chất bất định, gắn liền với các
16


khơng gian địa lí cụ thể, và được quan sát, miêu tả dưới con mắt của “nhà
viễn du”. Thế nhưng, các nhà tiểu thuyết viễn du cũng sẵn sàng mờ hóa, tẩy
trắng nhân vật, để nhân vật làm nền trong cảnh. Thậm chí, các mối liên hệ của

nhân vật trong câu chuyện không tồn tại hoặc không liên quan đến hành động.
Nét đặc trưng nhất trong các nhân vật là sự lang thang, dịch chuyển khắp các
không gian địa lý. Họ gắn với một nền văn minh, một gia đình nhất định,
nhưng các mối liên hệ này không là yếu tố chặt chẽ và được chú ý nhất để tạo
nên nhân vật. Đích đến của các nhân vật trong tiểu thuyết viễn du bao giờ
cũng là cái nhìn mới qua cuộc hành trình, mà đơi khi, đó cịn là những khám
phá chân lí của đời sống.
Tính chất viễn du cũng thể hiện trong ngôn ngữ, giọng điệu của loại
tiểu thuyết này. Trong chuyến viễn du ấy, ở các môi trường địa lí, văn hóa
khác nhau, giọng điệu người kể chuyện cũng như giọng điệu nhân vật cũng
thay đổi để phù hợp với đặc trưng lãnh thổ đó.
Nhìn chung, tính chất viễn du đã đưa tới những đặc điểm mang tính
tiêu biểu của thể loại này trên các phương diện về cả nội dung và thi pháp.
Luận văn này nhìn nhận những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách tiểu
thuyết viễn du của Le Clézio, để thấy rằng: tiểu thuyết viễn du của Le Clézio
là những chuyến đi dài bất tận, đó cũng là khảo sát của con người về thế giới,
là cuộc hành trình tìm thiên đường hạnh phúc về cả tinh thần và vật chất, mà
cái kết luôn mang tính khơng tưởng. Những cuộc viễn du được xử lí với kĩ
thuật tiểu thuyết, có tác động và chi phối đến các thành tố kiến tạo tiểu thuyết:
cấu trúc tác phẩm, nhân vật, không – thời gian,… Đồng thời, những cuộc viễn
du cũng là hình thức phản ánh quan niệm về thế giới, về xã hội của chính tác
giả.
1.2.

Cơ sở của tiểu thuyết viễn du trong sáng tác của Le Clézio

1.2.1. Cơ sở tiểu sử học
17



J.M.G. Le Clézio sinh năm 1940 ở Nice, thành phố ven bờ Địa Trung
Hải, miền Nam nước Pháp, nhưng gốc gác của nhà văn quả thật xa xôi. Về
mặt địa lý, q gốc của ơng ở tận hịn đảo Mauritius trên Ấn Độ Dương. Về
mặt huyết thống, mẹ ông là nhạc công nguyên quán miền Bretagne, Tây Bắc
nước Pháp, cha là thầy thuốc mang quốc tịch Anh. Xa hơn nữa, vào cuối thế
kỷ 18, ông tổ Francois Alexis Le Clézio rời quê ra khơi xa tắp lập nghiệp ở
hòn đảo bấy giờ mang tên là Ile de France (Đảo Pháp), sau đổi thành
Mauritius khi lọt vào tay nước Anh năm 1810.
Cuộc đời Le Clézio cũng là những chuyến đi không ngừng, khi thì ở
châu Âu, lúc lại ở Nigeria, Mauritius (châu Phi), rồi Panama, Mexico (Trung
Mỹ), Thái Lan (châu Á), Albuquerque (Mỹ),… Le Clézio đã từng đi đến
nhiều nơi, quan sát và làm quen với nhiều vùng đất, nhiều loại người. Nhưng
đối với ông, hấp dẫn và thu hút nhất vẫn là những miền đất hoang sơ, những
nơi nền văn minh và công nghệ hiện đại vẫn chưa quá tác động và hủy hoại vẻ
đẹp nguyên sơ ấy. Le Clézio âm thầm xa lánh những ồn ào nơi phồn hoa đô
thị. Bởi thế, những năm tháng tuổi trẻ, ông đến vùng châu Á, nơi mà cuộc
sống hiện đại chưa quá can thiệp vào những giá trị truyền thống lâu đời, rồi
những vùng châu Mỹ, những khu vực thổ dân, những nơi rừng núi hoang sơ,
bạt ngàn, những tập tục nguyên thủy của con người,… Có lẽ bởi tính cách và
những trải nghiệm ấy mà những hành trình của Le Clézio cũng đã mang màu
sắc viễn du. Chúng không cần là những chuyến phiêu lưu, thử thách lập công,
mà là những trải nghiệm qua các vùng đất, cùng sống với những người dân
nơi đây, cảm nhận và yêu mến cuộc sống của họ, đồng thời lo lắng trước
những đổi thay của thế giới công nghiệp hiện đại, nhưng vẫn khao khát níu
giữ những gì là ngun bản nhất sẽ tồn tại trong cuộc sống này. Từ nguồn gốc
gia đình tới cuộc đời bản thân Le Clézio đã thấm đượm màu sắc viễn du. Có
lẽ những điều ấy đã tác động và hiện lên nổi bật trên những trang văn của Le
18



Clézio. Trong thế giới tiểu thuyết và truyện ngắn của Le Clézio, khơng chỉ Sa
mạc hay số ít các phẩm đã được dịch ra tiếng Việt như Người chưa bao giờ
thấy biển, Điệp khúc cơn đói, Những nẻo đường đời và những bản tình ca
khác, hay Bão, mà tất cả các nhân vật của Le Clézio lúc nào cũng trong trạng
thái di chuyển, lang thang trong các thành phố hay trong sa mạc, từ nơi này
sang nơi khác, từ trang đầu đến trang cuối.
Có thể nói, yếu tố tiểu sử như một định mệnh gắn Le Clézio với những
cuộc viễn du, với những cách gọi người ta dùng để nghĩ về ông như công dân
thế giới, nhà văn lữ thứ, nhà văn du mục,… Ông đi nhiều, tiếp xúc và gắn bó
với những con người “thiểu số”, thấp cổ bé họng, đến những vùng đất hoang
sơ mà giàu truyền thống, đồng thời chứng kiến những sự đổi thay của những
vùng đất này từ sức mạnh của sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, của nền văn
minh mới. Đồng thời, với con mắt nhìn về những con người đang hoang mang
đối mặt với thế giới hiện đại, luôn hướng về thiên nhiên nguyên thủy, Le
Clézio đã tạo ra một tính chất viễn du rất riêng. Ngay trong tính cách và
những hành trình của mình, Le Clézio đã chọn cho mình một lối đi đầy chất
trải nghiệm, suy tư và ý nghĩa như chính những trang viết của ơng.
1.2.2. Cơ sở lịch sử, thời đại
Thế kỉ XX với sự phát triển của khoa học, triết học đã thay đổi lối tư
duy duy lý, quy luật nhân quả điển hình. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa
duy lý đồng thời cùng với những nhận thức của con người về xã hội văn minh
không như người ta tưởng tượng. Đó cũng là lúc người ta bắt đầu tìm về nhân
vị của con người. Việc nhận ra rằng hiện thực là khác biệt, là đa bội và phong
phú khiến chủ nghĩa duy thực, chủ nghĩa phi duy lý có điều kiện để hình
thành và phát triển mạnh mẽ. Những cuộc chiến, những sự sụp đổ của các thế
lực, trào lưu khiến thế kỉ này là sự “tăng tố của những bi kịch”. Cái nhìn về vũ
trụ của con người do đó mà cũng bất định, thường chuyển, những niềm tin cố
19



hữu bị lung lay. Điều đó địi hỏi “hiện thực cần được lý giải theo một các thức
khác, một tâm thức khác”. Điều này là cơ sở để thế kỉ XX là thế kỷ của những
chuyến phiêu lưu, khám phá. Và cây bút Le Clézio cũng được sinh ra và
trưởng thành, lao động trong môi trường ấy.
Sinh ra khi thế chiến thứ hai bùng nổ, lớn lên trong những tháng năm
đầy thiếu thốn và đe doạ, Le Clézio có cái nhìn sâu sắc và thực tế về xã hội.
Dù sống trong một đất nước phát triển với những sự đi đầu trong nhiều lĩnh
vực, nhiều hoạt động, nhưng Le Clézio đã sâu sắc và tế nhị nhìn ra những mặt
trái của xã hội tiêu dùng. Từ đó, ơng càng đi nhiều, càng muốn chứng kiến và
nói lên những tiếng nói không được cất lên kia. Các tệ nạn xã hội, đặc biệt là
những tội ác liên quan đến trẻ em làm ơng đau lịng. Ơng đã khơng thể kiềm
chế, nhanh chóng lên án gay gắt nạn bán dâm trẻ em, lúc ấy đang bắt đầu
bành trướng ở Thái Lan. Cũng chính những tiếng nói càng lúc càng bức xúc
và hùng hồn này mà ông bị trục xuất khỏi đất nước này. Nhưng cũng chính từ
đó mà ơng xác định được hướng nhìn của mình một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
Ông đi nhiều hơn, du lịch và trải nghiệm nhưng khơng phải là để tìm niềm vui
thích, mà là để tạo ra những cuộc viễn du, để khám phá những vẻ đẹp nguyên
bản nhất, và lo ngại trước sự ảnh hưởng của văn minh mới đến xã hội này.
Những chuyến viễn du ấy đã kéo ông gần hơn đến những con người bé nhỏ,
những số phận nhiều cay đắng, đồng thời gần gũi và cảm nhận theo những
cách khác biệt về thiên nhiên, đặc biệt là những thiên nhiên hoang sơ, nguyên
bản.
Le Clézio đi nhiều và nhận ra nhiều điều, đặc biệt là những vấn đề về
văn hóa và thiên nhiên. Le Clézio chứng kiến những cuộc gây chiến với các
dân tộc thổ dân châu Mĩ, châu Phi đưa lại những hậu quả nặng nề. Trong đó,
ơng đã nhìn ra rằng: chiến tranh khơng chỉ là sự xóa bỏ của một cộng đồng
người, một nền văn hóa, mà cịn là một phần di sản nhân loại. Những cuộc
20



chiến tranh xâm lược thuộc địa, cùng sự phát triển của xã hội tiêu dùng hiện
đại đẩy con người vào trạng thái hoang mang, bất ổn. Người ta cố tìm đường,
tìm ra “mảnh đất hứa” cho bản thân mình trong thế giới ấy. Chính bởi vậy mà
ta bắt gặp trong các trang văn của Le Clézio hệ thống hình ảnh, thiên nhiên và
nhân vật rất khác biệt so với những đề tài “ăn khách” đương thời, đặc biệt là
tình trạng hoang mang của con người trước thế giới hiện đại, nhất là những
cảm nhận nhạy bén, tinh tế về con người, về thế giới thiên nhiên với mối liên
kết vô hình khơng tưởng trong đơi mắt của trẻ thơ, của những tâm hồn trong
trẻo. Và quả đúng như Le Clézio đã suy nghĩ và tâm niệm: “ Chúng ta đang
sống trong thời đại nhiễu nhương nên ở đó chúng ta bị các hình ảnh và tư
tưởng tấn cơng thường xun. Nhiệm vụ của văn chương hôm nay là ghi lại
tiếng vọng từ mớ hỗn loạn ấy”. Bởi vậy, mục đích văn chương của tác giả tài
năng này rất đơn giản, thuần khiết: “Tôi muốn viết cho cái đẹp của ánh mắt,
cho sự thuần khiết của tiếng nói […]. Tơi muốn viết để đứng về phía súc vật
và trẻ thơ, đứng dưới cùng với những người thấy được thế giới thật xung
quanh và cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó […]. Tơi muốn viết để thấy cuộc
sống chỉ có thế: để khơng cịn tồn tại cái xấu xí, cái bỉ ổi, cái dung tục, để câu
chữ khơng cịn là nơ lệ của đồng tiền, khơng cịn làm dơ bẩn những bức tường
và trang giấy, để tất cả lại như trước, khơng lăng nhục, như khi chưa có câu
chữ trên trái đất” [7, tr. 167].
Đặc điểm lịch sử xã hội thế kỉ XX trước nền văn minh công nghệ mới
cũng là nỗi trăn trở trong những trang văn của Le Clézio. Nhà văn đã tái hiện
ước mơ, khát vọng của con người nhân bản trên những trang văn là những
cuộc viễn du tìm hạnh phúc, tìm tiếng nói của những con người nhỏ bé,
những cộng đồng ít tiếng nói và đang cố tránh khỏi sự văn minh, đơ thị hóa
của thế giới.
1.2.3. Cơ sở nghệ thuật
21



×