Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích tiên quế võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÚC

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH TIÊN - QUẾ - VÕ
TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÚC

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH TIÊN - QUẾ - VÕ
TRONG THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)

Chuyên ngành

: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam


Mã số

: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Chúc


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, gia
đình và bạn bè. Qua đây, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh Bắc Ninh, Ban Tuyên giáo tỉnh Bắc Ninh, Thư viện tỉnh Bắc Ninh,
phòng Tư liệu khoa Lịch sử (trường ĐHKHXH và NV – ĐHQGHN)... đã giúp
đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành nhiệm vụ này.
Xin cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Lịch sử nói chung và bộ

mơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đã truyền thụ những kiến thức
quý báu cho tôi trong quá trình học đại học và cao học tại trường, đồng thời có
những gợi ý bổ ích cho luận văn.
Đặc biệt, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS. Vũ Quang Hiển – Người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong thời
gian tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và bảo vệ luận văn.

Học viên

Nguyễn Thị Chúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 3
3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 5
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH XÂY
DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, TIẾN LÊN XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH
TIÊN - QUẾ - VÕ GIAI ĐOẠN 1945 – 1950..................................................... 9
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chỗ đứng chân trên địa bàn
Tiên - Quế - Võ và chủ trƣơng của Đảng bộ ...................................................... 9
1.1.1. Những yếu tố chi phối đến việc chỗ đứng chân kháng chiến trên địa bàn
Tiên - Quế - Võ ....................................................................................................... 9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ........................................................................... 19
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ............................................................................. 23

1.2.1. Chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị ............................................................... 23
1.2.2. Chỉ đạo xây dựng khu du kích .................................................................... 31
1.2.3. Chỉ đạo đấu tranh bảo vệ khu du kích ....................................................... 40
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 49


CHƢƠNG 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
BẮC NINH XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH TIÊN - QUẾ - VÕ GIAI
ĐOẠN 1951- 1954 ............................................................................................... 50
2.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phƣơng tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh và chủ trƣơng của Đảng bộ ...................................................................... 50
2.1.1. Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh ...................................................................................................................... 50
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ ............................................................................ 58
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ .............................................................................. 62
2.2.1. Chỉ đạo mở căn cứ du kích......................................................................... 62
2.2.2. Chỉ đạo xây dựng căn cứ du kích ............................................................... 66
2.2.3. Chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ căn cứ……………………………………….74
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 88
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ VÀ MỘT
SỐ KINH NGHIỆM ........................................................................................... 89
3. Nhận xét và kinh nghiệm ............................................................................... 89
3.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 89
3.2. Hạn chế ......................................................................................................... 96
3.3. Một số kinh nghiệm ....................................................................................... 98
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 108
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 112



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 trở
đi đã xuất hiện hình thái “cài răng lược” và dần trở thành hình thái chủ yếu trên
chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, tồn tại đan xen, chuyển hóa lẫn nhau giữa vùng
tự do, vùng tạm chiếm. Vì vậy, vấn đề chiến tranh du kích là một trong những
vấn đề trọng tâm, phát triển chiến tranh du kích ở những vùng địch tạm chiếm là
mục tiêu hết sức cần thiết nhằm phân tán lực lượng đối phương, bảo vệ vùng tự
do và căn cứ kháng chiến, đồng thời làm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực của đối
phương, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, bán vũ trang tạo sức mạnh
nhằm tiến lên mở rộng vùng giải phóng, giành thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải
xây dựng được những khu du kích, căn cứ du kích ngay trong lịng địch.
Xây dựng căn cứ du kích là một điển hình sáng tạo của Đảng trong việc
vận dụng lý luận Mác - Lênin về xây dựng hậu phương của chiến tranh cách
mạng nhằm huy động toàn dân tham gia kháng chiến làm cho mỗi người dân là
một người lính, mỗi làng xã là một pháo đài.
Căn cứ du kích là hậu phương của chiến tranh du kích, cung cấp sức
người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là cơ sở cho lực lượng vũ trang trụ
bám tiêu diệt sinh lực địch.
Căn cứ du kích là khu vực dân cư được giải phóng nằm trong vùng địch
tạm chiếm và trở thành chỗ dựa của chiến tranh du kích.
Căn cứ du kích có đặc trưng: chính quyền đối phương đã bị lật đổ, lực
lượng vũ trang của đối phương đã bị tiêu diệt, các tổ chức chính trị phản động đã
tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập cơng khai quản lý mọi hoạt động
xã hội; các đoàn thể cách mạng công khai hoạt động. Tuy nhiên, căn cứ du kích
cịn nằm trong vịng vây của địch nên bị chúng uy hiếp, tình hình chưa ổn định.
Căn cứ du kích được củng cố dần, trở thành vùng giải phóng.

1



Khu du kích là khu vực dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm, có hoạt
động chiến tranh du kích của lực lượng kháng chiến và thường xuyên diễn ra
tranh chấp giằng co với địch để giành quyền làm chủ hồn tồn.
Khu du kích có các đặc điểm: chính quyền cách mạng chưa hình thành
hoặc đã hình thành nhưng hoạt động bí mật hoặc nửa cơng khai, các lực lượng
vũ trang cách mạng chưa đủ sức tiêu diệt hết các cứ điểm của đối phương; chính
quyền và một số cứ điểm của đối phương tồn tại nhưng không đủ sức kiểm soát,
khống chế nhân dân như cũ, các đơn vị nhỏ của đối phương không dám tự do đi
lại, các tổ chức phản cách mạng và gián điệp hoạt động nửa công khai, không đủ
sức khống chế nhân dân, nhân dân được cách mạng bảo vệ nhưng chưa thoát
khỏi sự uy hiếp của đối phương, vừa lo đóng góp cho cách mạng vừa phải cống
nạp một phần cho đối phương. So với căn cứ du kích, khu du kích có thể rộng
lớn hơn về mặt giới hạn địa lý nhưng đời sống chính trị của dân chưa được an
tồn, ổn định. Khu du kích là bước quá độ từ cơ sở chính trị của kháng chiến tiến
lên căn cứ du kích.
Đó là nơi củng cố uy tín và ảnh hưởng của chính quyền cách mạng, nơi
ni dưỡng các lực lượng vũ trang và bán vũ trang, che giấu, đùm bọc và phối
hợp tác chiến với các đơn vị chủ lực, nơi phát huy cao độ sức mạnh của cuộc
chiến tranh nhân dân trong vùng tạm chiếm.
Chính vì thế, sự ra đời của các khu du kích, căn cứ du kích trong vùng
tạm chiếm vừa thể hiện sự phát triển của chiến tranh du kích, vừa là cơ sở, là
bệ đỡ cho cuộc chiến tranh phát triển cao hơn nữa. Khu du kích, căn cứ du kích
là những pháo đài, những làng xã chiến đấu điển hình biết đánh và biết thắng
kẻ thù, đồng thời cũng là những tấm gương, điển hình tích cực được phát huy
và lan rộng trong vùng sau lưng địch, tạo ra những chuyển biến có lợi cho cuộc
cách mạng.
Thấy được tầm quan trọng của công tác xây dựng khu du kích và khu căn
cứ, tháng 12 năm 1949, Hội nghị thường vụ Tỉnh Bắc Ninh mở rộng đã quyết

định thành lập khu căn cứ du kích Gia - Thuận, tiếp đó là các căn cứ du kích

2


Tiên - Quế - Võ và Yên - Từ. Khu căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ ra đời và tồn
tại có vai trị quan trọng trong việc đánh bại âm mưu “dùng người Việt đánh
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. Thông qua hoạt
động phối hợp với chiến trường chính, tổ chức hàng trận đánh lớn nhỏ của hoạt
động khu du kích, buộc Pháp phải tìm mọi cách để đối phó. Điều này góp phần
khơng nhỏ trong việc hỗ trợ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương của và dân quân,
du kích địa phương, giúp các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể ở địa phương
có thể đứng vững trên địa bàn lãnh đạo nhân dân chiến đấu. Nhờ đó, cuộc chiến
đấu của nhân dân địa phương, các làng xã không bị cơ lập.
Nghiên cứu về khu căn cứ du kích Tiên - Quế- Võ nói riêng và các khu
căn cứ khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung trong cuộc kháng chiến chống
Pháp giúp khơi phục lại vị trí, hoạt động và vai trị của các khu du kích, thơng
qua đó góp phần bổ sung tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở địa
phương cho học sinh, sinh viên. Với ý nghĩa khoa học thực tiễn đó, người viết
chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích Tiên Quế - Võ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề
tài cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một trong nhiều căn cứ du kích ở tỉnh Bắc Ninh, lại nằm trên địa bàn
nhỏ, nên vấn đề về căn cứ Tiên - Quế - Võ chưa được quan tâm nghiên cứu
nhiều. Hoạt động của căn cứ này mới chỉ được đề cập sơ lược trong một số cuốn
sách viết về lịch sử kháng chiến chống Pháp của Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Hà
Bắc trước kia và tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Trước hết phải kể đến tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Bắc” của Đảng
bộ tỉnh Hà Bắc xuất bản năm 1977. Cuốn sách có phần trình bày khái quát về
cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của quân dân Hà Bắc, trong đó chủ yếu xem

xét các sự kiện, các cuộc đấu tranh của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương gắn
với những hoạt động của quân dân du kích thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang. Những vấn đề hoạt động của các căn cứ du kích, trong đó có căn cứ du
kích Tiên - Quế- Võ vẫn còn bỏ ngỏ.

3


Năm 1998, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cho xuất bản bộ sách
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”. Bộ sách gồm hai tập, và đến năm 2010 tái
bản lần hai. Trong lần tái bản này, một số tư liệu mới được bổ sung làm rõ sự
nghiệp cách mạng của nhân dân Bắc Ninh, Hà Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng từ
năm 1926 đến năm 2008. Công trình này đã giành một phần đáng kể phục dựng
lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bắc Ninh. Tác phẩm
cũng đề cập đến căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ, xong vấn đề đề cập đến mang
tính khái qt, hoạt động cịn ít, chưa đầy đủ.
Năm 2001, tác giả Vũ Quang Hiển cho xuất bản chuyên khảo “Đảng lãnh
đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946 -1954)” - Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm đã trình bày một cách cơ bản, có hệ thống
về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong việc xây dựng, bảo vệ các
căn cứ du kích ở Đồng bằng Bắc Bộ. Trong cơng trình này, căn cứ du kích Tiên Quế - Võ đã được tác giả nhắc đến song vẫn mang tính bao qt, tuy nhiên cơng
trình này đã trang bị cho người đọc và người viết nhiều tri thức về mặt phương
pháp luận khi nghiên cứu đề tài.
Tháng 11 năm 2011, tác giả Vũ Quang Hiển cho xuất bản cuốn “Một số
căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954)” - nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Trong tác phẩm này tác giả cũng đã
có một phần nói về căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp tuy nhiên tác giả nghiên cứu khái quát về hoạt động của căn cứ du
kích nhiều hơn.
Năm 1990, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc xuất bản cuốn “Lịch sử quân
sự Hà Bắc (1945- 1954) tập I” cuốn sách đã trình bày những hoạt động quân sự

của nhân dân Hà Bắc chống thực dân Pháp, trong đó có hoạt động của căn cứ
Tiên- Quế- Võ được đề cập ít.
Năm 2000, nhà xuất bản Quân đội nhân dân cho xuất bản cuốn “Bắc Ninh
- Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)”. Với cơng trình này,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bắc Ninh được dựng lại

4


trên tất cả các mặt với nhiều thắng lợi to lớn. Tuy nhiên hoạt động đấu tranh của
căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ cũng được trình bày một cách rải rác trong sách.
Năm 2001, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh đã cho xuất bản công trình
nghiên cứu “Tổng kết chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân tỉnh Bắc Ninh
trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống chiến tranh phá hoại của
giặc Mỹ (1954-1972)”. Nội dung của cuốn sách tập trung vào khái quát một số
sự kiện tiêu biểu của chiến tranh du kích, từ đó rút ra những đặc điểm, bài học
kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành chiến tranh du kích,
chiến tranh nhân dân ở Bắc Ninh, hoạt động của căn cứ Tiên - Quế - Võ cũng
được đề cập đến.
Như vậy, mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến căn cứ
du kích Tiên - Quế - Võ đặt trong phạm vi nhất định của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Bắc Ninh cũng như một số huyện, xã thuộc địa bàn Tiên Du,
Quế Dương, Võ Giàng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện về sự ra đời, hoạt động cũng
như những đóng góp của căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ. Đây là cơ sở để người
viết kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, tiếp tục đi sâu và
tìm hiểu về căn cứ du kích này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng căn cứ du

kích Tiên - Quế - Võ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945
đến năm 1954.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ bao gồm các huyện Tiên
Du, Quế Dương, Võ Giàng của tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ba huyện không thể tách rời bối cảnh chung của cả
nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Do vậy, đề tài giới hạn trong phạm

5


vi ba huyện trên nhưng có sự mở rộng đến bối cảnh chung của cuộc kháng chiến
cả nước và vùng đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ trong
giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh trong việc xây dựng và bảo vệ khu du kích, căn cứ du kích
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945-1954.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong việc
xây dựng căn cứ du kích ở địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Thứ hai, làm rõ phong trào đấu tranh quần chúng của nhân dân ba huyện
Tiên - Quế - Võ và chủ trương của Đảng bộ.
Thứ ba, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử về xây dựng căn cứ du
kích ở địa phương.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp tư liệu lịch sử có liên quan đến vấn đề Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ trong kháng chiến chống Pháp

ở tỉnh Bắc Ninh.
Hệ thống hóa và trình bày những tư liệu ấy qua các giai đoạn phát triển
gắn liền với điều kiện cụ thể ở mỗi giai đoạn.
Rút ra nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, những thành
cơng và hạn chế trong q trình xây dựng căn cứ du kích ở Bắc Ninh.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu
sau đây:

6


Tài liệu lưu trữ: bao gồm các báo cáo, văn bản chỉ đạo của Đảng bộ và bộ
chỉ huy quân sự tỉnh có liên quan đến căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ được lưu
trữ tại Tỉnh đội, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Đây là nguồn tài
liệu chủ yếu giúp khôi phục lại hoạt động căn cứ du kích.
Tài liệu tham khảo khác: gồm sách thơng sử, chun khảo, tham khảo,
có liên quan đến căn cứ du kích, căn cứ địa trong kháng chiến chống Pháp nói
chung và các căn cứ du kích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử sử dụng trong đề tài là trên nguồn tài liệu có được,
người viết phục dựng lại quá trình ra đời, những hoạt động của căn cứ du kích
Tiên - Quế - Võ. Trên cơ sở đó để đánh giá về vai trị của nó đối với cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn ba huyện Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng
và so sánh với các căn cứ cách mạng khác trong và ngồi tỉnh. Bên cạnh đó, để
làm rõ vị trí, đặc điểm của căn cứ du kích, khác phục sự hạn chế và nguồn tư liệu
lưu trữ, người viết còn sử dụng một số phương pháp như thống kê, tổng hợp, so
sánh, phân tích…

6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài hướng đến những đóng góp sau:
Thứ nhất, luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống về vị trí,
q trình ra đời, hoạt động và vai trò của khu căn cứ Tiên - Quế - Võ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Thứ hai, luận văn đóng góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về
lịch sử các khu di tích và lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở
Bắc Ninh nói riêng và phạm vi đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy về lịch sử địa phương cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh. Bằng những sự kiện, nhân vật cụ thể, luận văn góp phần khơi dậy và phát
huy niềm tự hào truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Tiên
- Quế - Võ, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.

7


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xây dựng cơ sở chính
trị, tiến lên xây dựng căn cứ du kích Tiên- Quế- Võ giai đoạn 1945-1950
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xây
dựng căn cứ du kích Tiên- Quế- Võ giai đoạn 1951-1954.
Chương 3. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ và một số kinh nghiệm

8


CHƢƠNG 1

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH XÂY DỰNG CƠ SỞ
CHÍNH TRỊ, TIẾN LÊN XÂY DỰNG CĂN CỨ DU KÍCH TIÊN-QUẾ-VÕ
GIAI ĐOẠN 1945 – 1950
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng chỗ đứng chân trên
địa bàn Tiên - Quế - Võ và chủ trƣơng của Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố chi phối đến việc xây dựng chỗ đứng chân kháng
chiến trên địa bàn Tiên - Quế - Võ
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong vùng
đồng bằng sông Hồng, nằm trong khoảng 20”58’B đến 20”16’B và 105”54’Đ
đến 106”19’Đ, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đơng và Tây nam giáp Thành
phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n và phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương
với tổng diện tích tồn tỉnh là 822,7 km2
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, điều kiện khí hậu giữa các huyện trong tỉnh ít có
sự khác biệt, đặc biệt là tỉnh có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, trong đó có hai
con sơng lớn là sơng Cầu, sơng Đuống, ngồi ra có sơng Ngũ Huyện Khê, Tiêu
Tương, Tào Khê có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa của
nhân dân, Mặt khác, những con sơng này có vị trí quan trọng về mặt qn sự cho
qn dân tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh đó thì tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1 và tuyến đường sắt
Hà Nội - Lạng Sơn, cùng các tuyến quốc lộ 2,3 chạy qua vùng Tiên - Quế - Võ
cũng tạo điều kiện cho việc liên lạc với các vùng lân cận, và với vị thế huyết
mạch như vậy thì đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa ta
với thực dân Pháp.
Cư dân vùng Tiên - Quế - Võ có gần 43.000 người sinh sống trên những
vùng đất cao và thường ở xung quanh các sườn đồi, gò đất, lối ra vào chính là
hai cổng tiền và hậu, ngoài ra được rào, chắn bởi các lũy tre, các loại cây có gai,

9



và khoảng cách giữa các xã, làng từ 500 đến 1.000m. Với điều kiện tự nhiên
phong phú, xóm làng đơng đúc tạo điều kiện thuận lợi cho Tiên - Quế - Võ có
những tiện lợi nhất định để lập làng chiến đấu và xây dựng căn cứ du kích,
kháng chiến lâu dài. Với địa hình trũng nhằm giam chân địch chúng chỉ có một
con đường duy nhất vào căn cứ, tuy nhiên ta cũng gặp khơng ít khó khăn trong
việc bảo quản và cất giữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược.
Do những điều kiện quan trọng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nói
trên đã cho thấy căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ là địa bàn có lợi cho Pháp phát
huy ưu thế của mình, đồng thời cũng là khu vực quan trọng mà Pháp buộc phải
dốc nhiều lực lượng để khống chế và chiếm lấy. Do vậy nó cũng ảnh hưởng
khơng nhỏ đến quá trình hình thành, phát triển và hiệu quả hoạt động của khu du
kích Tiên - Quế - Võ.
Trước khi bị thực dân Pháp chiếm đóng các đơn vị hành chính của huyện
Võ Giàng khơng thay đổi, thời kỳ này ở huyện Võ Giàng gồm có 15 xã là: Vũ
Ninh, Đại Phúc, Võ Cường, Nam Sơn, Vân Dương, Kim Chân, Khắc Niệm, Đại
Xuân, Việt Thống, Nhân Hòa, Bằng An, Hán Quảng, Cộng Lạc, Quốc Tuấn, Tân
Dân. Và đến năm 1950, các xã Vũ Ninh, Võ Cường, Đại Phúc, Kim Chân cắt về
thị xã Bắc Ninh, số xã còn lại là 11. Các đơn vị hành chính này được giữ nguyên
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và cho tới khi hịa bình được lặp
lại.
Huyện Tiên Du sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có 1 thị trấn là Lim
và 13 xã là: Cảnh Hưng, Hiên Vân, Đại Đồng, Hoàn Sơn, Minh Đạo, Tri Phương,
Lạc Vệ, Tân Chi, Việt Đoàn, Nội Duệ, Liên Bão, Phú Lâm, Phật Tích.
Huyện Quế Dương có 12 xã: Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng,
Đào Viên, Đức Long, Mộ Đạo, Ngọc Xá, Phù Lãng, Phù Lương, Phượng Mao,
Việt Hùng.
Theo quyết định của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng Hịa ngày
6-8-1961 hai huyện Quế Dương và Võ Giàng sát nhập và lấy tên là huyện Quế
Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh.


10


Dân cư và truyền thống yêu nước của nhân dân vùng Tiên- Quế- Võ
Ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử nhân dân Bắc Ninh nói chung và nhân dân Tiên Quế - Võ nói riêng đã có tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường. Cư dân Việt
cổ xuất hiện trên vùng đất Tiên - Quế - Võ từ khá sớm (khoảng thời đại đồng
thau- sắt sớm), sinh sống dọc theo đơi bờ các dịng sơng Tiêu Tương, sơng Ngũ
Huyện Khê, sông Cầu, sông Đuống, dân ở đây đều là người Kinh, sống tập trung
thành những làng lớn nằm kề nhau. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế nông nghiệp nên cư dân sống chủ yếu bằng việc trồng lúa, hoa
màu, chăn nuôi. Trên địa bàn tồn tỉnh Bắc Ninh thì vùng Tiên - Quế - Võ, có
một nền kinh tế khá phát triển, con người nơi đây khéo tay, tài hoa, giỏi nghề dệt,
buôn bán, nghề rèn ở Việt Vân (Quế Võ), làm gốm Phù Lãng, nghề mộc Đại
Đồng, nghề mây tre đan xuất khẩu ở Lạc Vệ, Xuân Hội, nghề trồng dâu nuôi tằm,
xây dựng ở Nội Duệ, trồng cây cảnh Phú Lâm, nghề khảm trai, nghề dệt làng
Tam Tảo, nghề rèn ở làng Nga Hoàng. Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề
truyền thống đã thu hút đông đảo người dân lao động trong tỉnh và các vùng lân
cận tham gia. Chính vì vậy, nó tạo ra tình tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau
của những người lao động. Nó mở ra mối quan hệ tiếp xúc, giao thương giữa các
tầng lớp nhân dân ở các làng xã, địa phương trong và ngồi tỉnh. Đồng thời nó
cịn có tác dụng truyền bá những tư tưởng mới, những tư tưởng cách mạng từ nơi
này đến nơi khác, từ vùng này đến vùng khác rất nhanh chóng. Hoạt động bn
bán trên địa bàn Tiên - Quế -Võ cũng diễn ra sôi nổi, tấp nập. Người dân nơi đây
chủ yếu bán những mặt hàng thủ cơng do chính đơi bàn tay mình làm ra, đem
các sản phẩm của mình đến bn bán ở các chợ trên địa bàn huyện, đồng thời
thường xuyên đi lại giữa các vùng chợ nông thôn và thành phố trên địa bàn tỉnh,
sang thời Pháp thuộc, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của
thực dân Pháp đã làm thay đổi nền kinh tế - xã hội của Tiên- Quế- Võ. Sự phát
triển về kinh tế dẫn đến sự biến đổi và phân hóa xã hội một cách mạnh mẽ.

Tầng lớp địa chủ xuất hiện nhiều, có tiềm lực kinh tế và địa vị chính trị ở
nơng thơn. Tầng lớp nơng dân đơng đảo về số lượng nhưng ngày càng lún sâu

11


vào con đường bần cùng hóa. Nơng dân Tiên - Quế - Võ mất đất phải làm tá điền,
lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, chịu tô cao, thuế nặng, cuộc sống vô cùng cực
khổ. Một bộ phận khác phải bỏ ruộng đồng, thậm chí bỏ làng ra đi, làm thuê cho
các nhà máy, đồn điền, nhưng cũng bị bọn chủ tư bản đối xử tàn tệ và nhận
những đồng lương rẻ mạt. Giai cấp công nhân ở đây dần hình thành qua nhiều
thời kỳ trên nhiều lĩnh vực khác nhau: xây dựng đường bộ, làm đường sắt, làm
thuê trong các nhà máy gạch, khuy, giấy, sửa chữa xe lửa, và những công nhân
đồn điền. Những công nhân này xuất thân từ nơng dân nên họ có quan hệ tự
nhiên với người nơng dân, vì ở gần nhà máy, đồn điền nên người cơng nhân
thường ở nhà của mình, vì thế mà mối quan hệ của họ và những người nơng dân
càng trở lên gần gũi. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến những tư
tưởng tiến bộ nếu được du nhập sẽ nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong
phong trào quần chúng, trong đó có chủ nghĩa Mác- Lênin.
Do làng nghề và thương nghiệp phát triển khá sớm nên giai cấp tiểu tư sản
phát triển nhanh chóng ở nhiều vùng Tiên - Quế - Võ. Họ là những thị dân, cả
những người bn chuyến, bán có quầy, có cửa hàng lớn để những người mua
thúng bán mẹt, những người thợ thủ công hoặc những người thợ tri thức khá
đông đảo được đào tạo ở Bắc Ninh và Hà Nội. Họ rất nhạy bén với thời cuộc,
mang trong mình dịng máu u nước, lại ở một địa phương có điều kiện giao
lưu, tiếp xúc với bên ngồi, rất gần với Hà Nội nên tiểu tư sản là những người
tiên phong trong việc nắm bắt, nhận thức và truyền bá tư tưởng mới mẻ, cách
mạng vào nhân dân.
Tóm lại, sự biến đổi về kinh tế và kết cấu giai cấp trong xã hội ở Tiên Quế - Võ có giá trị trong việc hình thành và phát triển các trào lưu tư tưởng và
các phong trào chính trị lúc đó trên phạm vi Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói

chung. Nói một cách cụ thể, do điều kiện kinh tế khá phát triển, trình độ dân trí
tương đối cao, tầng lớp tri thức đông đảo, nhạy bén, đội ngũ cơng nhân có tinh
thần đấu tranh cách mạng, nhân dân có truyền thống yêu nước, nên đây là mảnh

12


đất màu mỡ cho chủ nghĩa Mác - Lênin nhanh chóng nảy nở, phát triển trong
quần chúng nhân dân.
Trước đây trong lịch sử thời Bắc thuộc, Tiên - Quế - Võ thuộc bộ Vũ
Ninh của quốc gia Văn Lang. Truyền thuyết Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, dãy
tre ngà ở Phù Chẩn, dãy ao hồ trên đất Tiên Du là minh chứng cho tinh thần
chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta trong những buổi đầu của lịch sử. Năm
40, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Trang Liêm Sơn (Tiên Du),
Liễu Giáp - một phụ nữ có tài cung kiếm đã tập hợp lực lượng, dựng đồn trại bên
sông Tiêu Tương tiến công địch ở trị sở Long Biên, góp phần vào chiến thắng
trên sơng Như Nguyệt có căn cứ ở Thị Cầu (Võ Giàng), Đáp Cầu và Vạn Xuân.
Thời Trần, đối mặt với quân Mông - Nguyên hung bạo, nàng Chân Nương
và chồng là Trần Thế Bảo cùng nhân dân trong vùng đã lập chiến cơng ở Hoan
Châu và giữ gìn kho tàng ở Thăng Long. Cuối thế kỷ XIX, nhân dân Tiên - Quế
- Võ đã nô nức tham gia khởi nghĩa của Nguyễn Cao và khởi nghĩa Yên Thế
chống thực dân Pháp xâm lược. Đầu thế kỷ XX, phong trào “Đông kinh nghĩa
thục” có sự tham gia của các nhân sĩ ở các vùng trên địa bàn tỉnh, những hoạt
động công khai góp phần tạo ra nét đặc trưng của phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và phát xít Nhật nhảy vào
Đơng Dương, ban cán sự Đảng Bắc Ninh mở hội nghị tại Liễu Khê - Thuận
Thành (7-1941) đề ra chủ trương tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh,
chuẩn bị lực lượng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Đến tháng 6-1945,
tồn thể các làng, xã thành lập mặt trận Việt Minh, các đoàn thể, các đoàn thể

thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, thiếu niên cứu quốc,
nhi đồng cứu quốc, ở Tiên Du, quần chúng cũng hăng hái tham gia mặt trận Việt
Minh, thành 3-1945 tổ chức Việt Minh được thành lập ở hầu hết các địa phương
trong huyện.
Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, cơng tác xây dựng lực lượng
vũ trang cách mạng cũng được chuẩn bị chu đáo. Trên khắp địa bàn Tiên - Quế -

13


Võ các đội tự vệ, đội du kích được thành lập được thành lập và tự trang bị vũ khí
thơ sơ, các đội tự vệ, du kích này đều đã qua huấn luyện, làng Chè (Tiên Du)
được chọn làm nơi sản xuất vũ khí, lừu đạn. Loạt lừu đạn đầu tiên được sản xuất
và thử nghiệm thành cơng đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp giành chính
quyền tháng Tám năm 1945 trên phạm vi Bắc Kỳ.
Tháng Tám năm 1945, sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh vô
điều kiện, lệnh Tổng khởi nghĩa được truyền đi trong cả nước, nhân dân toàn
tỉnh Bắc Ninh đã vùng lên đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Bắc Ninh và mặt trận Việt Minh. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám
năm 1945 đập tan ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đưa nhân
dân Tiên - Quế - Võ cùng nhân dân cả nước bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập, tự do, làm chủ chính quyền.
Như vậy, truyền thống yêu nước, đấu tranh anh dũng, bất khuất có từ thời
dựng nước của nhân dân Bắc Ninh nói chung và nhân dân Tiên - Quế - Võ nói
riêng đã kết tinh lại thành nguồn sức mạnh to lớn để lớp lớp các thế hệ phát huy
cao độ và có hiệu quả ở thời cận hiện đại mà đỉnh cao là cuộc cách mạng tháng
Tám năm 1945. Đồng thời, truyền thống ấy cũng sẽ là nguồn sức mạnh lớn lao
để nhân dân Tiên - Quế - Võ bước vào cuộc kháng chiến nhằm bảo vệ thành quả
của cách mạng tháng Tám.
Chủ trương xây dựng căn cứ kháng chiến của Trung ương Đảng

Chiến tranh là sự thử thách toàn diện với mỗi bên tham chiến. Quy luật
chiến tranh vô cùng nghiêm khắc: mạnh thì thắng, yếu thì thua, tuy nhiên sự
chênh lệch về kinh tế và quân sự giữa Việt Nam và thực dân Pháp là quá lớn,
song Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận vấn đề tương quan lực lượng
của quân dân Việt Nam với quân đội Pháp không chỉ về vật chất, mà cả về tinh
thần; không chỉ về kinh tế, qn sự mà cịn cả về chính trị, văn hóa, khơng chỉ
thấy lực lượng trong nước mà cịn thấy sức mạnh quốc tế. Vì thế Đảng khơng
chịu bó tay trước khó khăn, thử thách, mà kiên quyết phát động cuộc kháng
chiến, đồng thời khẳng định kháng chiến nhất định giành thắng lợi.

14


Lấy nhỏ đánh lớn là đặc điểm cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến,
tương quan lực lượng không cho phép ta dùng lực lượng quân sự đơn thuần, tiến
hành chiến tranh cổ điển. Nó địi hỏi sức mạnh của cả dân tộc, lấy lực lượng vũ
trang làm nòng cốt, tiến hành đấu tranh trên tất cả các mặt trận, trong đó đấu
tranh qn sự đóng vai trị quyết định. Nó khơng cho phép ta chỉ dùng qn đội
đánh theo cách dàn trận địa, có phân tuyến rõ rệt mà nó u cầu phải đẩy mạnh
chiến tranh du kích ở khắp mọi nơi, đi từ đấu tranh du kích đến đấu tranh chính
quy, đánh chúng trên tất cả các mặt trận. Nó khơng cho phép đánh nhanh thắng
nhanh mà phải đánh lâu dài, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa kháng chiến
vừa xây dựng hậu phương, vừa kháng chiến vừa vận động quốc tế từ đó từng
bước làm thay đổi lực lượng giữa ta và thực dân Pháp.
Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6-3-1946 và Tạm ước Việt Pháp ngày 14-9-1946, về phía Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nghiêm chỉnh
những điều khoản của Hiệp định và Tạm ước trong khi chính phủ Pháp lại bội
ước. Chúng cố tình gây ra các vụ xung đột với ta ở Hải Phòng, Hà Nội, nghiêm
trọng nhất là trong các ngày 18 và 19-12-1946, tướng Morliere (Mooclie) đã gửi
tối hậu thư địi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa phải phá bỏ mọi cơng sự
và chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân

Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu u cầu đó khơng được chấp nhận
thì chậm nhất là vào sáng ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành
động. Trước thái độ ngang ngược và hành động lấn tới của thực dân Pháp, nhân
dân ta khơng cịn con đường nào khác là cầm vũ khí đứng lên chống thực dân
Pháp, cứu tổ quốc. Đúng như V.Lênin đã chỉ rõ, một khi “chiến tranh đã khơng
thể tránh được, thì phải dốc tất cả cho chiến tranh” [76, tr.374]. Do đó, Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết phát động cuộc kháng chiến
tồn quốc.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được xác định qua các văn
kiện quan trọng là: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (1212-1946). “Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-

15


12-1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng
lợi” (xuất bản năm 1947) của Trường Chinh. Đó là đường lối chiến tranh nhân
dân, tồn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.
Chiến tranh nhân dân là huy động toàn dân đánh giặc, muốn huy động
được sức mạnh toàn dân đánh giặc, thắng giặc phải giác ngộ, tổ chức nhân dân
nâng cao trình độ qn sự, trình độ chính trị của nhân dân, “làm sao cho giặc
đụng vào đâu cũng gặp sức kháng chiến của tồn dân Việt Nam cầm vũ khí trong
tay chống lại chúng, thà chết cũng không chịu làm nô lệ” [38, tr.38]. Cuộc chiến
tranh diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau, từ thế trận cài răng lược đến thế
trận chiến tranh không giới tuyến, không mặt trận, tác chiến theo nhiều quy mô
từ nhỏ đến lớn, từ phân tán đến tập trung, phải luồn sau lưng địch mà đánh. Đó
là cuộc chiến tranh từ chiến tranh du kích đến chiến tranh vận động tiến lên tổng
tiến cơng. Trong đó “chiến tranh du kích là cách đánh bằng những đội quân hoặc
quân chính quy tương đối nhỏ, cải trang, biến thành thường dân và trà trộn trong
nhân dân, vũ khí thơ sơ nhưng tinh thần tích cực; luồn sau lưng địch mà đánh,
nhằm bên sườn địch mà đánh, nhè chỗ địch yếu mà đánh bất thình lình; lừa địch

bên phải thì đánh bên trái, tụ lại để đánh, chia ra để đánh, chặn đường giao thông,
gây rối trong phố, đốt phá kho tàng.. làm cho địch mất ăn mất ngủ”[38, tr. 30,31].
Để tiến hành chiến tranh nhân dân cần phải tăng cường xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân, phát động phong trào dân quân. Đó “là cách hiệu
nghiệm động viên toàn dân tham gia tác chiến, là cách tổ chức và rèn luyện đội
quân hậu bị hết sức dồi dào để bổ sung, tiếp ứng cho quân chính quy, để đánh
lâu dài”[40, tr. 314].
Lực lượng vũ trang của ta muốn lớn mạnh và phát triển được phải có nơi
đứng chân vững chắc là căn cứ địa. Ngay trong quá trình vận động cách mạng
tháng Tám, Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã thành lập một số căn cứ địa, An
toàn khu nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thành
cơng điển hình của chủ trương đó của Đảng là việc xây dựng căn cứ địa Việt Bắc,
xây dựng An toàn khu I, An toàn khu II.

16


Trong chiến tranh, căn cứ địa hậu phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
bởi đó là một trong những điều kiện căn bản để tiến hành kháng chiến và đưa
kháng chiến đến thắng lợi. Căn cứ địa - hậu phương chính là “những vùng an tồn,
nơi đứng chân và là chỗ dựa của cách mạng để tích lũy, xây dựng, phát triển lực
lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.. phục vụ cho kháng chiến và
chiến tranh cách mạng” [37, tr.78]. Cũng trong những ngày đầu của cuộc kháng
chiến, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã chỉ rõ: “căn cứ địa là một vùng đất
tương đối an tồn, ở đó ta đóng các cơ quan đầu não, huấn luyện bộ đội chủ lực,
đào tạo cán bộ, chế tạo vũ khí, đạn dược, chạy chữa thương binh” [38, tr.95].
Có nhiều hạng căn cứ địa: căn cứ địa miền rừng núi, căn cứ địa đồng bằng,
căn cứ địa ao hồ.
Nơi lập được căn cứ địa là nơi phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:
a. Là nơi có vị trí chiến lược trọng yếu để tiến có thể lui, lui có thể giữ, có

đường giao thơng, liên lạc thuận tiện cả trong nước và quốc tế;
b. Là nơi có nhiều cơ sở cách mạng vững chắc, có nền dân chủ nhân dân
và phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng;
c. Là nơi có điều kiện thực hiện kinh tế tự cấp, tự túc, đáp ứng được
những nhu cầu thiết yếu về hậu cần tại chỗ;
d. Là nơi mà bộ máy chính quyền của địch mỏng, yếu, lỏng lẻo, có lợi
cho hoạt động của lực vũ trang cách mạng và bất lợi cho hoạt động của chính
quyền địch.
Nếu xây dựng căn cứ địa cách mạng thiếu một trong những điều kiện trên
thì cơng tác xây dựng căn cứ - hậu phương, chế độ mới trong chiến tranh cách
mạng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Và theo quan điểm của Trường Chinh thì trong tất cả yếu tố trên thì yếu tố
con người là điều kiện quan trọng hàng đầu trong chiến tranh, bởi lẽ “đội quân chủ
lực có tinh thần và quần chúng đơng đảo, giác ngộ thì đó sẽ là rừng người, núi
người che chở cho ta” [38, tr.95]. Do đó muốn xây dựng được chính quyền cách
mạng, tổ chức quần chúng đông đảo, chặt chẽ, cán bộ tốt, đồng thời phải tổ chức

17


rộng rãi dân quân và vũ trang toàn dân, đảm bảo có một đội quân chủ lực, tập
chung được trang bị những vũ khí cần thiết và một trận địa an tồn; phải đẩy mạnh
sản xuất, đảm bảo bí mật [38, tr.98]. Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ hai (31947) cũng đã thảo luận nhiều nội dung liên quan đến việc xây dựng căn cứ địa,
đặc biệt là xây dựng căn cứ địa kháng chiến ở các vùng đồng bằng. Mặc dù đồng
bằng là chiến trường có lợi cho thực dân Pháp vì diện tích hẹp, địa hình khá bằng
phẳng, đối phương có thể huy động được những đạo quân cơ động mạnh, có khả
năng phát huy hỏa lực. Thế nhưng đồng bằng, cịn là nơi đơng dân, nhiều của, xây
dựng chỗ đứng chân ở đồng bằng mới có điều kiện khai thác nhiều nhân, tài, vật
lực cho cuộc kháng chiến. Ở đâu cũng phải chú ý đến việc xây dựng căn cứ toàn
diện cả về kinh tế, chính trị, quân sự. “Ở đồng bằng lại càng phải chú trọng tổ

chức tiểu tổ bí mật và chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều địa điểm dự bị” [53, tr.340]. Hội
nghị một lần nữa phân tích điều kiện thực tiễn của nước ta “khơng thể có căn cứ
địa rộng rãi và vững chắc như ở Trung Quốc. Những căn cứ địa ở Việt Nam có thể
bị đánh xuyên mũi dùi hoặc bị bao vây” [53, tr. 340].
Trong bản đề án báo cáo tại Hội nghị dân quân và bộ đội địa phương
toàn quốc lần thứ 4 (1950) cũng đã nêu rõ: “đẩy mạnh khu du kích, thành lập
những căn cứ du kích là một kế hoạch khơng thể thiếu” “khu du kích là nơi mà
các lực lưỡng vũ trang và bán vũ trang của ta đánh phá được quân địch, là chỗ
mà lực lượng vũ trang của ta vật lộn với chính quyền địch. Có những nơi chính
quyền địch ở làng xã bị tiêu diệt, nhưng vì ảnh hưởng quân sự của địch, chính
quyền của ta cũng chưa hồn tồn tự do trong việc cai trị nhân dân được. Các
tổ chức của nhân dân tuy đã thành lập những vẫn ở vào thế tranh đấu với địch
mà chưa hoàn toàn được tự do, trong các khu du kích ảnh hưởng của quân địch
vẫn còn ở nhân dân” [24, tr.27,28].
Căn cứ địa là khu vực tập kết cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến
bảo vệ cơ quan lãnh đạo và lực lượng kháng chiến, nơi đứng chân và tổ chức
chiến đấu nơi củng cố và huấn luyện các lực lượng vũ trang của toàn miền, khu
và toàn khu vực, các tỉnh, huyện.

18


Như vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ đã đánh giá đúng tầm quan
trọng của vấn đề căn cứ kháng chiến và đề ra chủ trương xây dựng căn cứ địa
kháng chiến. Chủ trương, đường lối đó tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, phát
triển trong thực tiễn kháng chiến. Đó là xuất phát điểm cho những thắng lợi
trong quá trình xây dựng và bảo vệ các khu du kích, căn cứ du kích trong kháng
chiến chống thực dân Pháp. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng đã nhanh chóng và tích cực chuẩn bị mọi
mặt, xây dựng cơ sở cho sự ra đời của khu du kích, căn cứ du kích trên địa bàn,

tạo cơ sở cho kháng chiến trường kỳ, toàn diện đi đến thắng lợi cuối cùng.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
quân dân cả nước nói chung và quân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã đứng lên
đấu tranh kiên cường chống lại mọi sự đàn áp, bóc lột của đế quốc thực dân,
thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách bóc lột về kinh tế, đàn áp về chính trị,
đồi trụy về văn hóa. Mặc dù nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đứng lên đấu tranh quyết
liệt trên tất cả các mặt nhưng do lực lượng còn non trẻ, kinh nghiệm cịn thiếu,
bên cạnh đó cũng chưa biết kết hợp lực lượng dân quân trong tỉnh, các cuộc đấu
tranh chống lại Pháp diễn ra mang tính tự phát, lẻ tẻ nên hầu hết mọi cuộc đấu
tranh, mọi phong trào của quân dân lúc bấy giờ đều bị thực dân Pháp dập tắt
nhanh chóng, quân Pháp liên tục mở những trận càn quét vào các cơ quan đầu
não của tỉnh khiến Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh điêu đứng, không kịp trở tay, ln rơi
vào tình thế bị động. Trước tình hình trên Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu
tình hình cách mạng và thực hiện theo chủ trương của Trung ương Đảng là phải
tích cực đồn kết nhân dân, nghiên cứu tình hình của đối phương để có thể đưa
ra nhanh chóng kịp thời những biện pháp chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Bên cạnh đó thì cơng tác hậu cần sau lưng địch là một trong những vấn đề hết
sức quan trọng lúc bấy giờ, để có thể đưa cách mạng giành thắng lợi thì việc xây
dựng lực lượng cách mạng là một vấn đề hết sức cấp thiết, tháng 5-1947, Hội
nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập để thống nhất về việc tổ

19


×