Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đô thị hóa và biến đổi không gian làng ngọc than xã ngọc mỹ huyện quốc oai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.1 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------◊------------------

NGƠ THỊ CHANG

ĐƠ THỊ HĨA VÀ BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN LÀNG NGỌC THAN,
XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------◊------------------

NGƠ THỊ CHANG

ĐƠ THỊ HĨA VÀ BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN LÀNG NGỌC THAN,
XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ NHÂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC
MÃ SỐ: 60.31.03.02

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Văn Sửu

HÀ NỘI - 2016




Lời cam đoan

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các tài liệu tham khảo, trích dẫn có
xuất xứ rõ ràng.Tơi chịu trách nhiệm về chất lượng của cơng trình nghiên cứu này.

Tác giả luận văn
Hà Nội, tháng 10 năm 2016

Ngô Thị Chang


LỜI CẢM ƠN

Hồn thành luận văn với đề tài “Đơ thị hóa và biến đổi khơng gian làng Ngọc
Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội”, tôi xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn
Sửu, người thầy đã hướng dẫn, góp ý cho tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành luận văn.
Xin cảm ơn tập thể các thầy cơ giáo Khoa Nhân học đã dạy dỗ và chỉ bảo tôi về
mặt tri thức. Cảm ơn Trung tâm Thông tin Văn hóa các dân tộc và lãnh đạo trung tâm
đã tạo điều kiện, hỗ trợ và động viên tôi về mọi mặt trong q trình tơi theo học
chương trình thạc sĩ và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi không thể hồn thành luận văn này nếu khơng có lịng hiếu khách,
sự giúp đỡ và cung cấp thông tin của của lãnh đạo địa phương và nhiều người dân ở
làng Ngọc Than đã nhiệt tình cung cấp cho tơi nhiều tư liệu quý báu trong thời gian
điền dã dân tộc học ở làng.
Cuối cùng, tơi xin dành tình cảm đặc biệt cho gia đình và bạn bè, những người
đã động viên, khuyến khích và tạo những điều kiện cần thiết để tơi hồn thành cơng

trình nghiên cứu này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2016

Ngô Thị Chang


MỤC LỤC

Trang
Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

1

3. Cách tiếp cận và các khái niệm công cụ

1

4. Phương pháp nghiên cứu

5


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

6. Đóng góp của luận văn

6

7. Kết cấu của luận văn

7

Chương 1: Tổng quan tài liệu và địa bàn nghiên cứu

8

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

8

1.1.1. Nghiên cứu làng Việt: Một số điểm đáng lưu ý

8

1.1.2. Làng Việt từ góc độ tiếp cận từ khơng gian

11

1.2. Giới thiệu khái quát làng Ngọc Than


15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư

15

1.2.2. Sự thay đổi đơn vị hành chính làng Ngọc Than trong lịch sử

18

1.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội

21

Tiểu kết chương 1

26

Chương 2: Đơ thị hóa ở làng Ngọc Than

27

2.1. Đơ thị hóa ở ven đơ Hà Nội

27

2.2. Q trình đơ thị hóa ở làng Ngọc Than

32


2.3. Tác động của đơ thị hóa tới làng Ngọc Than

33

2.3.1. Cơ hội mở ra từ đô thị hóa

33

2.3.2. Thách thức của q trình đơ thị hóa

39

Tiểu kết chương 2

43

Chương 3: Biến đổi không gian công

44

3.1. Không gian công truyền thống ở làng Ngọc Than

44


3.2. Biến đổi không gian công làng Ngọc Than

51

3.2.1. Sự biến đổi trong không gian công truyền thống


51

3.2.2. Sự xuất hiện các không gian công hiện đại

58

Tiểu kết chương 3

61

Chương 4: Biến đổi không gian tư

62

4.1. Không gian tư qua ngôi nhà truyền thống làng Ngọc Than

62

4.2. Biến đổi không gian ngôi nhà làng Ngọc Than

66

4.2.1. Sự biến đổi không gian nhà truyền thống

66

4.2.2. Sự xuất hiện của những ngôi nhà hiện đại

74


Tiểu kết chương 4

80

Chương 5: Biến đổi không gian thiêng

81

5.1. Không gian thiêng truyền thống làng Ngọc Than

81

5.2. Biến đổi không gian thiêng làng Ngọc Than

94

5.2.1. Sự biến đổi trong không gian thiêng truyền thống

94

5.2.2. Sự xuất hiện các không gian thiêng hiện đại

104

Tiểu kết chương 5

105

Kết luận


106

Tài liệu tham khảo

108

Phụ lục ảnh

115


Bảng 1: Dân số các xóm làng Ngọc Than tháng 7 - 2011

16

Bảng 2: Dân số làng Ngọc Than từ năm 1946 đến 2015

17

Bảng 3: Các xứ đồng cổ làng Ngọc Than

48

Bản vẽ 1: Mặt bằng hiện trạng tổng thể đình Ngọc Than năm 2005

82

Bản vẽ 2: Mặt đứng Tiền tế, đình Ngọc Than năm 2005


84

Bản vẽ 3: Mặt đứng Đại đình, đình Ngọc Than năm 2005

85

Bản đồ 1: Hệ thống không gian công truyền thống làng Ngọc Than trước 1954

44

Bản đồ 2 : Không gian mặt nước làng Ngọc Than trước năm 1970

54

Bản đồ 3 : Không gian mặt nước làng Ngọc Than năm 2016

55

Bản đồ 4 : Hệ thống không gian công làng Ngọc Than năm 2016

94

Sơ đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất xã Ngọc Mỹ năm 2015

33

Sơ đồ 2 : Đường ra và vào làng trước kia

46


Sơ đồ 3: Biến đổi tổng thể không gian nhà của ông Đề từ năm 1978 đến 2016

70

Sơ đồ 4: Biến đổi không gian nhà bà Nguyên từ năm 1953 đến 2016

72

Sơ đồ 5: Bên trong không gian nhà hiện đại của ơng Đỗ Văn Minh, xóm Qn

76

Sơ đồ 6: Bên trong không gian nhà hiện đại của ông Đỗ Nhất Nghê, x. Bến Rước

79

Sơ đồ 7: Vị trí, thứ bậc tế lễ của các thành phần ở làng

83

Sơ đồ 8: Vị thứ ngồi trong Đái bái đình Ngọc Than

86

Sơ đồ 9: Không gian văn từ trước thời kỳ HTX

89

Sơ đồ 10: Không gian văn từ năm 2016


90

Sơ đồ 11: Biến đổi khơng gian đình Ngọc Than

95

Sơ đồ 12: Bút ngọc nghiên than làng Ngọc Than từ trước năm 1954 đến năm
1972

98

Sơ đồ 13: Hiện trạng Bút ngọc nghiên than năm 2016

98

Sơ đồ 14: Tổng thể không gian chùa năm 2016

100

Sơ đồ 15: Biến đổi khơng gian điếm xóm Ngánh từ năm 1980 - 2016

103


QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

: Ban Chấp hành


EFEO

:Ecole Franỗaise dExtrờme-Orient

BEFEO

:Bulletin de lEcole Franỗaise dExtrờmeOrient

CNXH

: Ch ngha xó hi

HTX

: Hợp tác xã

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó Giáo sư, Tiến sỹ

THCS

: Trung học cơ sở

Tr


: Trang

UBND

: Ủy ban Nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa người Việt. Từ lâu,
các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về làng và cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu có giá
trị về nhiều khía cạnh khác nhau của làng như nơng nghiệp, sở hữu đất đai, thiết chế
xã hội, lối sống, phong tục, tơn giáo,… Trong đó, làng ở đồng bằng sông Hồng từ lâu
đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Theo dòng thời gian, hiểu biết
và các lý giải về làng ở đồng bằng sông Hồng ngày càng được tăng cường và trở nên
khá phong phú với nhiều góc nhìn và các cách lý giải khác nhau. Đặt vùng ven đô của
Hà Nội vào không gian đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới, cơng nghiệp
hóa và đơ thị hóa, chúng ta càng thấy làng ở khu vực này có nhiều tiền đề, cơ sở và
động năng thúc đẩy sự biến đổi từ bên trong lẫn bên ngồi. Trong bối cảnh đó, để góp
phần tìm hiểu về làng Việt ở đồng bằng sơng Hồng trong bối cảnh đơ thị hóa đã và
đang diễn ra ở cả khu vực nội đô và các làng ven đơ, tơi nghiên cứu biến đổi làng từ
góc độ khơng gian và chọn một làng cụ thể, làng Ngọc Than, để khảo sát tiến trình đơ
thị hóa và đặc biệt là những biến đổi về ba loại hình khơng gian, với mong muốn có
thêm đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về những vận động của làng trong xã hội
đương đại nói chung và trong bối cảnh đơ thị hóa ở khu vực ven đơ Hà Nội nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có các mục tiêu chính: (i) Phác họa bức tranh về làng Ngọc Than
trong truyền thống, khái qt q trình độ thị hóa ở làng trong những năm vừa qua; (ii)
Tìm hiểu những biến đổi của ba loại hình khơng gian ở làng trong bối cảnh của đơ thị
hóa; và (iii) Lý giải các chiều kích biến đổi và những nhân tố dẫn tới sự biến đổi

khơng gian làng trong bối cảnh đơ thị hóa.
3. Cách tiếp cận và các khái niệm công cụ
Về cách tiếp cận khơng gian: Tiếp cận khơng gian có một vị trí quan trọng
trong các ngành Khoa học Xã hội và nhân văn. Sử dụng khái khái niệm “không gian”
làm đơn vị phân tích, hướng tiếp cận khơng gian có nhiều cách phân loại và gọi tên
khơng gian. Ví dụ, Setha Low và Denise Lawrence-Zunuga phân chia không gian
thành sáu loại1 trong khi đó Condominas chỉ tập trung vào khơng gian xã hội tộc người
1

Bao gồm: embodied spaces, gendered spaces, inscribed spaces, contested spaces, trannational spaces, spatial
tactics; dẫn theo [71, tr 45 - 46].

1


ở khu vực Đông Nam Á. “Không gian xã hội” chứa đựng các quan hệ xã hội, các vấn
đề và những thực hành của các xã hội tộc người ở khu vực Đơng Nam Á, vì thế, nó
rộng lớn hơn cả không gian địa lý cư trú (Georges Codominas, 1997). Do vậy, ngồi
những chiều kích vốn có là mang tính khơng gian và thời gian, khơng gian xã hội cịn
mang tính lịch sử và tộc người. Khơng gian xã hội quan hệ mật thiết, thay đổi tùy
thuộc vào điều kiện lịch sử, đặc điểm kinh tế, xã hội của một cộng đồng [77, tr 49].
Trong luận văn này, tôi sử dụng hướng tiếp cận không gian và tập trung vào ba loại
không gian cụ thể: Không gian công, không gian tư, khơng gian thiêng để phân tích sự
biến đổi của chúng trong bối cảnh đơ thị hóa.
Một số khái niệm cơng cụ: Có các khái niệm cơng cụ quan trọng của luận văn
được xác định nội hàm ở đây.
Đô thị hóa được hiểu là một q trình gia tăng tính đô thị, phát triển kinh tế và
xã hội, biến một vùng dân cư khơng có cuộc sống đơ thị thành một vùng dân cư thuộc
tính của xã hội đơ thị. Đơ thị hóa cịn là một q trình biến đổi văn hóa và ứng xử. Văn
hóa và cách cư xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hóa và ứng xử

trong truyền thống nơng thơn [27, tr 115].
Đơ thị hóa có tác động mạnh mẽ đến khu vực ven đô. Khái niệm Ven đô
(periurban) được các nhà nghiên cứu phát triển đơ thị tóm lược như sau: về mặt địa lý
ven đơ có thể hiểu là khu vực cận kề thành phố. Về tổng thể, vùng ven đơ là nơi vừa
có hoạt động nơng thơn vừa có hoạt động đơ thị, nghĩa là khơng hồn tồn là đơ thị,
cũng khơng thuần túy là nơng thơn và chịu tác động mạnh của đơ thị hóa. Nó là sự pha
trộn của hệ thái sinh thái nơng nghiệp và đơ thị. Do đó, khó có thể xác định được ranh
giới của một vùng ven đô với các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, người ta xác định
ranh giới của vùng ven đơ dựa vào các chính sách đơ thị và các biện pháp quản lý hành
chính [80, tr 80]. Tuy nhiên, từ tiếp cận Nhân học, khu vực ven đô được hiểu và đặt
trong những bối cảnh, không gian gắn liền với đặc thù của mỗi địa phương, không thể
đồng nhất. Như Michael Leef (2016) cho rằng có ba phương diện tạo nên ranh giới của
khu vực ven đô (gắn liền với chức năng đô thị; chịu tác động của tồn cầu hóa; là ranh
giới hành chính). John Friedmann (2011) nhấn mạnh thêm tính giao thoa giữa khu vực
thành phố và nông thôn ở khu vực đô thị. Điểm chung giữa các nhà nghiên cứu khi
định nghĩa về khu vực ven đơ chính là cùng khẳng định đặc tính địa phương, xét cả về
khơng gian và thời gian. Từ những phân tích và thảo luận trên, khu vực ven đô được
xem là không gian quan trọng của q trình phát triển của thành phố và vùng đơ thị vì
2


đây chính là khơng gian của sự chuyển đổi, mâu thuẫn và giao thoa. Sự chuyển đổi ở
khu vực này chủ yếu diễn ra theo hướng từ nông thôn sang đơ thị, từ truyền thống sang
hiện đại, một q trình phát triển được gọi là hiện đại hóa [71, tr 71-74].
Ở khu vực ven đơ, làng xã trong q trình đơ thị hóa đã biến đổi về mọi mặt.
Đặc biệt là biến đổi không gian. Vậy biến đổi được hiểu là gì? Các nhà nhân học văn
hóa xã hội, đặc biệt là những người đã quan sát và báo cáo về biến đổi trong một quá
trình nghiên cứu dân tộc học lâu dài, từng có xu hướng nước đơi khi đề cập đến lý
thuyết đối với các q trình có khả năng dẫn tới biến đổi xã hội. Nhiều báo cáo đã
quan sát các biến đổi - các kết quả của biến đổi - song lại không hề nhắc đến các quá

trình đã làm cơ sở nền tảng cho những biến đổi đó. Nhìn nhận biến đổi theo những
viễn cảnh lũy tiến và mang tính hình học tuyến tính sẽ khơng giúp ích gì cho việc nhận
thức về biến đổi xã hội con người với nhau.
Nhưng tựu chung sự biến đổi đó được nhìn nhận trên bối cảnh từ truyền thống
đến hiện đại. Vậy truyền thống được hiểu là gì? Nội hàm khái niệm này cho đến nay
vẫn được bàn luận rất nhiều. Từ “truyền thống” tiếng Latin là tradition, “hành vi lưu
truyền”, là động từ tradere, “chuyển sang cho người khác, giao, trao lại”. Tuy nhiên,
cần tránh lẫn lộn giữa hai động từ hàm ẩn trong khái niệm truyền thống: “trao” và
“truyền”. Sự thực, khái niệm này không thể tự khn mình bảo thủ, duy trì các yếu tố
của một nền văn hóa ở mãi một trạng thái, bởi trong chính bản chất cái được gọi là
truyền thống đã mang trong mình yếu tố làm mới và tích hợp các văn hóa [63, tr 19].
Nhận diện truyền thống sẽ góp phần định hình sự biến chuyển trong q trình đơ thị
hóa và đưa ra những ý tưởng mang tính kiến giải.
Hiện nay, các nhà Nhân học đặt biến đổi không gian khu vực ven đô trong sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của q trình hiện đại hóa, đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa. Trong
khi các khái niệm trên đã được thảo luận phổ biến trong nghiên cứu về đô thị hóa ở
Việt Nam thì các khái niệm liên quan đến khơng gian có nội hàm cần phải thảo luận
nhiều hơn. Ba loại khơng gian cơ bản được phân tích ở làng Ngọc Than ở ven đô Hà
Nội là “không gian cơng”, “khơng gian tư”, và “khơng gian thiêng”. Có thể nói, sự
phân chia cặp đối lập là “khơng gian công” và “không gian tư” là một cách phân loại
phổ biến trong tài liệu nghiên cứu, và chúng đã trở thành các khái niệm phân tích quan
trọng để tìm hiểu về thực tiễn đời sống xã hội (S.I. Benn and G.P. Gaus, 1983). Dù
vậy, ở đây tôi vẫn xác định cụ thể hơn nội hàm của từng khái niệm không gian, vì
3


“công” ở đây là công cộng hay chung? Tương tự, “tư” ở đây là tư nhân hay riêng. Như
vậy, sự phân loại và xác định nội hàm của loại hình khơng gian được cụ thể hóa cho
luận văn này là một nhiệm vụ luôn được đặt ra trong từng trường hợp nghiên cứu cụ
thể, như McDowell nhấn mạnh “sự phân chia giữa cộng và tư nhân... là xem xét quá

trình mà nó được hình thành ở những thời điểm, địa điểm cụ thể” [98, tr 149].
“Không gian công” trong luận văn của tơi được hình dung theo cách Mitchell
hiểu về khơng gian cơng, đó là nơi tương tác xã hội và chính trị (trong khi khơng gian
tư là địa hạt riêng trong gia đình) [93, tr 116]. Vậy, khơng gian công được hiểu là
không gian sinh hoạt chung thuộc về tập thể. Một điểm quan trọng liên quan đến
không gian công là sự phân định giữa không gian công mang tính thế tục và khơng
gian cơng mang tính thiêng. Trong luận văn này, không gian công là không gian công
cộng nhưng khơng mang tính thiêng, nghĩa là khơng gian cơng được phân biệt với
không gian thiêng [Mircea Eliade (Huyền Giang dịch, 2016)]. “Khơng gian thiêng” dù
có tính thiêng vẫn có tính cơng trong đó (Phạm Quỳnh Phương, 2010; Đỗ Quang
Hưng, 2010). Thực tiễn cho thấy, không gian thiêng là một loại hình khơng gian quan
trọng trong đời sống làng Việt ở đồng bằng sông Hồng, cần được tách riêng thành một
loại hình khơng gian để quan sát và phân tích.
Bên cạnh hai loại hình khơng gian cơng và khơng gian thiêng, khơng gian tư có
một vị trí quan trọng trong nhiều xã hội và nền văn hóa. Khơng gian tư được hiểu là
không gian thuộc về mỗi cá nhân hay mở rộng ra là gia đình (và rộng hơn nữa là dịng
họ, tùy từng hồn cảnh và cách định nghĩa). Khơng giống với khơng gian cơng, khơng
gian tư ít chịu sự kiểm soát của nhà nước [100, tr 2379]. Đặt trong bối cảnh của làng ở
đồng bằng sông Hồng, không gian tư là nơi thuộc về gia đình, nơi con người có nhiều
sự riêng tư dành cho bản thân.
Ở Việt Nam, ba loại hình khơng gian trên (khơng gian cơng, không gian tư,
không gian thiêng) đã được các nhà nghiên cứu sử dụng trong một số cơng trình
nghiên cứu. Ví dụ, Lisa Drummond đã sử dụng hai phạm trù không gian công (public
space) và không gian riêng (private space) để phân tích và lý giải về thực tiễn sử dụng
hai không gian này ở đô thị Hà Nội đương đại. Tác giả phát hiện và lập luận rằng
không gian tư tưởng chừng như ít chịu sự kiểm sốt bởi lực lượng bên ngồi như nhà
nước thì lại bị nhà nước kiểm sốt, và ngược lại, khơng gian cơng là khơng gian thuộc
về cộng đồng, nhà nước, thường bị quy định bởi các chuẩn mực xã hội và pháp luật
4



của nhà nước, song lại luôn bị chiếm hữu, biến thành cái riêng. Trong bối cảnh đó,
biên giới giữa khơng gian cơng và khơng gian tư mang tính lỏng, có thể thay đổi và
thường vượt quá giới hạn giống như trong các xã hội phương Tây, nhưng lại có
nguyên nhân và diễn ra theo cách riêng của Việt Nam [71, tr 58 - 59].
Đặt trong bối cảnh của vùng đồng bằng sơng Hồng, khơng gian thiêng có thể
được nhận diện với một loạt các cơng trình và khơng gian bao quanh như đình, chùa,
đền, miếu và các nơi chốn có tính thiêng trong làng, song khơng thuộc về khơng gian
tư. Không gian thiêng, như tác giả Phạm Quỳnh Phương (2010) xác định, là việc con
người gắn tính thiêng vào một nơi chốn cụ thể. Trong trường hợp nghiên cứu của tác
giả, đó chính là các di tích thờ Đức thánh Trần. Theo tác giả thì các di tích này vốn
ban đầu xuất hiện ở một số làng vùng đồng bằng sông Hồng, rồi lan toả ra các khu vực
khác ở Việt Nam và cả bên ngoài biên giới Việt Nam (ở nước ngồi) gắn với sự di dân
của con người.
Có thể nói, ba loại khơng gian này, khơng gian cơng, không gian tư và không
gian thiêng vừa là các đối tượng nghiên cứu, vừa là các đơn vị phân tích. Trong luận
văn này, chúng được đặt trong bối cảnh của đơ thị hóa ở một làng cụ thể, đó là làng
Ngọc Than ở ven đô Hà Nội để quan sát, phân tích và lý giải. Tuy nhiên, như đã đề
cập ở trên, sự phân chia và biên giới giữa chúng khơng mang tính tuyệt đối, bất biến,
vì khó có thể xác định được ranh giới rạch ròi giữa các loại hình khơng gian.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình điền dã dân tộc học để thu thập tài liệu nghiên cứu cho luận
văn, tôi sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng
vấn hồi cố. Ngồi ra, tơi cịn thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài
được lưu trữ và tại địa bàn nghiên cứu.
Cụ thể, tơi đã quan sát tồn bộ khơng gian gian và tập trung vào ba loại khơng
gian được phân tích trong luận văn để xem các loại không gian cụ thể và tồn bộ
khơng giang làng nói chung đã biến đổi như thế nào, không gian nào được phục hồi,
không gian nào mở rộng, không gian nào mất đi, không gian nào có những yếu tố mới
xuất hiện. Đặc biệt, tơi quan sát tham gia ở từng không gian trong những bối cảnh cụ

thể, như các nghi lễ cúng ở điếm, các hoạt động ở đình, chùa...
Từ những quan sát nêu trên, tơi có được các thơng tin định tính, định lượng liên
quan đến những biến đổi trong đời sống của người dân khi có sự tác động của đơ thị
5


hóa. Từ đó, tơi phỏng vấn, trao đổi, nói chuyện với người dân và cán bộ địa phương để
làm rõ những gì tơi cần cho nghiên cứu này. Giới tính được chia đều trong các độ tuổi
để thông tin thu được khách quan từ nhiều góc độ. Trong các cuộc phỏng vấn sâu, tơi
thường có những câu hỏi mang tính hồi cố để hiểu được những gì đã diễn ra khơng chỉ
hơm nay mà cịn trước đây. Những câu hỏi hồi cố đặc biệt hữu ích đối với những
người cao tuổi, có sự am hiểu về những biến đổi ở làng qua thời gian, ở từng không
gian.
Một cách thu thập tài liệu nữa là khai thác các tài liệu thành văn. Đây vừa là
một phương tiện nhằm có được cái nhìn lịch đại và mở rộng nhãn giới về bối cảnh và
quy mô của vấn đề, vừa giúp tôi đối chiếu so sánh với các tài liệu thu được thông qua
quan sát, phỏng vấn, từ đó làm sáng tỏ hơn sự biến đổi của các loại khơng gian, của
tiến trình đơ thị hóa ở làng và khu vực rộng lớn hơn của địa bàn nghiên cứu.
Ngoài ra, một số kỹ thuật thu thập tài liệu khác như chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bản đồ,
v.v., cũng góp phần giúp tơi có thêm thông tin và hiểu rõ hơn những biến đổi ở làng
được nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như được xác định ở trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào
biến đổi của ba loại hình khơng gian trong tiến trình đơ thị hóa ở một làng cụ thể. Như
vậy, dù tên luận văn có hai vế là đơ thị hóa và biến đổi khơng gian, tơi muốn tập trung
vào tìm hiểu, phân tích và lý giải về sự biến đổi của ba loại không gian. Đơ thị hóa ở
đây được hiểu vừa là tiền đề, vừa là bối cảnh của những biến đổi ba loại không gian
nêu trên.
Địa bàn nghiên cứu của luận văn là làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc
Oai, Hà Nội. Đây là một làng cổ truyền, có các thiết chế không gian khá đặc trưng cho

làng Việt ở đồng bằng sơng Hồng, song đang có nhiều biến đổi dưới ảnh hưởng của đơ
thị hóa ở chính tại làng và trong không gian vùng ven đô thành phố Hà Nội. Như vậy,
làng Ngọc Than không chỉ tiện cho việc điền dã dân tộc học của tôi (cách trung tâm
Hà Nội khoảng 16 km), mà còn chứa đựng nhiều yếu tố có tính truyền thống để có thể
quan sát, tìm hiểu và đặc biệt, là một làng ven đô đang chịu những tác động có thể
quan sát được từ đơ thị hóa.
6. Đóng góp của luận văn

6


Qua việc tìm hiểu về những biến đổi của khơng gian làng và q trình đơ thị
hóa tác động đến sự thay đổi của ba loại không gian, luận văn mong muốn góp thêm
hiểu biết của chúng ta về những biến đổi ở làng Việt thuộc khu vực ven đô nói riêng,
ở đồng bằng sơng Hồng nói chung trong q trình đổi mới và đặc biệt là trong tiến
trình đơ thị hóa. Đặc biệt, những phân tích về biến đổi từ góc độ khơng gian, nhất là ở
các khơng gian cụ thể, sẽ góp thêm một cách nhìn, một sự phân tích và lý giải về làng
và những vận động, biến đổi của nó qua một trường hợp cụ thể trong tiến trình đơ thị
hóa ở ven đơ thành phố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có cấu
trúc gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu và địa bàn nghiên cứu; Chương 2:
Đơ thị hóa ở làng Ngọc Than; Chương 3: Biến đổi không gian công; Chương 4: Biến
đổi không gian tư; Chương 5: Biến đổi không gian thiêng.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1.

1.1.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu làng Việt: Một số điểm đáng lưu ý

Thứ nhất, cho đến nay có một số lượng lớn cơng trình nghiên cứu về làng Việt
Nam nói chung và làng ở đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Trong gian đoạn nửa đầu
thế kỷ XX đã có những cơng trình nghiên cứu đáng chú ý về làng của các nhà khoa
học nước ngoài, như Rouilly (1929), Malot (1903), Gourou (1936)...1và các học giả
Việt Nam, gồm Phan Kế Bính 2 , Trần Trọng Kim 3 , Nguyễn Văn Huyên (1939),
Nguyễn Văn Khoan (1930)… Trên nền tảng học thuật đó, ở giai đoạn nửa sau thế kỷ
XX, các nghiên cứu làng Việt và nhất là làng Việt ở đồng bằng sơng Hồng có những
bước tiến mới ở các góc độ khác nhau. Một loạt các cơng trình nghiên cứu về làng,
hay có liên quan đến làng của các tác giả Phan Huy Lê (1959), J.Scott (1976),
S.Popkin (1979), Trương Hữu Quýnh (1982-1983), Trần Từ (1984), Bùi Xuân Đính
(1985), Nguyễn Đức Nghinh - Ngơ Kim Chung (1987), Nguyễn Đình Đầu (1992),
Lương Văn Hy (1992), Nguyễn Quang Ngọc (1993), Nguyễn Duy Hinh (1996), Đào
Thế Tuấn (1997), Lâm Bá Nam (2000), F.Hutart-G.Lemercinier (2001)], Trương
Huyền Chi (2001), Phan Đại Doãn (2001)], J. Kleinen (2007),… cho thấy một khối
lượng khác lớn các cơng trình nghiên cứu về làng ở đồng bằng sông Hồng từ truyền
thống đến hiện đại.
Thứ hai, các nghiên cứu về bản chất làng coi làng là một cộng đồng cư dân,
biến đổi không ngừng cùng với biến đổi trong quy ước xã hội theo thời gian [66, tr
25]. Làng có vị trí quan trọng, được tìm hiểu nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn các khía
cạnh văn hóa, chính trị, tơn giáo, kinh tế, nghệ thuật… trong cấu trúc tổng thể cấu trúc
của làng nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Như vậy, trong nghiên cứu về làng
đã có những cách tiếp cận khác nhau, trong đó, các chiều cạnh kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, lịch sử làng Việt đã được quan tâm phân tích và thảo luận trong nhiều tài
liệu nghiên cứu4.


1

Xem một tổng quan tương đối cụ thể, chuyển dẫn từ: Nguyễn Thừa Hỷ (2012).
In lần đầu: Phan Kế Bính (1913 - 1914), “Việt Nam phong tục”, Đơng Dương Tạp chí, No 24 - 49.
3
In lần đầu: Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam sử lược, Trung Bắc tân văn, Hà Nội.
4
Để có một cái nhìn bao quát về sự phong phú của lịch sử vấn đề, xem Thư mục về nghiên cứu làng Việt, bước
đầu được đưa ra trong cơng trình của Nhiều tác giả (2006), Làng Việt Nam, đa nguyên và chặt, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2

8


Thứ ba, một điểm quan trọng khác là làng truyền thống được nhận định theo
những cách khơng hồn tồn giống nhau. Trong khi P.Ory cho rằng làng xã chính là
“một chính phủ cự tộc đầu sỏ (un gouvernement oligarchique), một quốc gia nhỏ bé
nằm lọt trong đế quốc Annam. Nhà nước không can thiệp vào những công việc nội bộ
làng xã” [dẫn theo: 43, tr 182], thì nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huyên cho rằng:
“Làng có thể định nghĩa là một tập hợp nhiều gia đình thành một nhóm dân cư, hay
tách thành nhiều nhóm. Làng khơng phải chỉ gồm những người cư trú tại đây, mà cả
mọi người gốc tích ở làng và có thể chỉ về làng một hai lần trong đời. Nhưng những
người này có mồ mả tổ tiên, nhà thờ do một người trong “họ” trơng nom. Dù thế nào
thì đối với một người Việt Nam, bao giờ cũng là vinh dự khi có một làng quê ở tỉnh lẻ.
Nếu không, dưới mắt dân làng, họ bị gọi bằng cái từ khá khinh thị là người tứ xứ” [38,
tr 817]. Như vậy, làng Việt đã được nhận biết với các đặc tính khác nhau, tùy thuộc
vào góc quan sát, sự quan tâm của nhà nghiên cứu. Những tri thức và cách lý giải về
làng bổ sung cho nhau, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, nhiều chiều hơn về làng Việt.
Thứ tư, một điểm quan trọng khác mà tổng luận tài liệu nghiên cứu của tôi cho

thấy, có ít nhất hai thái độ khoa học cơ bản tồn tại trong các quan sát và nhận xét, đánh
giá của các nhà nghiên cứu Việt Nam thế kỷ XX về làng Việt truyền thống nói chung
và làng ở đồng bằng sơng Hồng nói riêng [66, tr 21 - 23]. Đại điện từ những cái nhìn
từ nền học vấn Đông Dương, thời Pháp thuộc là quan điểm phê phán. Quan điểm phê
phán nhìn thực thể làng như là một bước cản trở đối với sự phát triển đất nước, cho dù
có nhiều điều hay, nhưng làng vẫn là nơi mà rất nhiều hủ tục còn tồn tại. Làng là nơi
chứa đựng sự bè phái, mê tín dị đoan, cường hào sách nhiễu, trọng danh vô lối, tiểu
nông tủn mủn… cho nên cần “cải lương hương chính”. Quan điểm phê phán này hiện
rõ trong các nghiên cứu làng qua phong tục, tập quán và các thực hành văn hóa. Đại
diện cho quan điểm này có tiếng nói phê phán mạnh mẽ nhất chính là Phan Kế Bính,
ơng nhận xét về làng như sau: “Từ ngày nước Đại Pháp bảo hộ, đem những thói văn
minh Âu Tây mà rải rác sang nước ta. Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra
nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi”[13, tr 8]1.
Quan điểm tích cực nhìn làng với những ưu điểm. Nếu đặt trong bối cảnh đầu
thế kỷ XX, khi Việt Nam còn bị thực dân đô hộ, cả dân tộc đang đứng trước yêu cầu
1

Một cách sinh động hơn nữa, xem sự đả phá của các nhà văn, báo chí đương thời như tuần báo Phong hóa, hay
Ngơ Tất Tố viết Tập án cái đình và Việc làng, Lều chõng.

9


canh tân, tìm đường giành lại độc lập dân tộc như một mục tiêu tối thượng, thì quan
điểm phê phán rõ ràng có tác dụng thức tỉnh đối với những gì là lực cản cho cuộc chấn
hưng dân trí của đất nước hay ít nhất là một nhóm ưu tú trong xã hội Việt Nam đương
thời. Khi lịch sử đã chuyển đổi, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, thì một thế
hệ các nhà khoa học và ngay cả các nhà quản lý chính sách bắt đầu thấy ở làng, trong
khơng gian mới, những thực hành có các giá trị đáng được phát huy. Bên cạnh những
nguyên nhân khác, đây là yếu tố góp phần hình thành và ni dưỡng những cái nhìn và

thái độ có thiện cảm hơn, hay thậm chí là đánh giá cao sự hợp lý, tính tích cực của
thực thể làng ở các góc độ khác nhau trong xã hội đương đại.
Trong số các nhà khoa học có quan điểm tích cực đối với thực thể làng thì Từ
Chi nổi lên là một trong những học giả tiêu biểu cho quan điểm này ở Việt Nam. Từ
Chi thấy ở làng những tổ chức linh hoạt, duy trì một thứ dân chủ kiểu làng xã. Tiếp đó,
trong bối cảnh đổi mới và nhất là khi mục tiêu phát triển bền vững được đề cao, nhiều
giá trị văn hóa và một số thiết chế của làng được ca ngợi, tìm cách bảo tồn, phát huy,
như các di tích, các nghi lễ, lễ hội,…
Như vậy, qua thời gian, các quan điểm về làng chuyền từ cái nhìn với những
mặt hạn chế đến những yếu tố tích cực đã và đang tồn tại. Thực tiễn này khẳng định
thời điểm, bối cảnh và góc nhìn của chúng ta đối với thực thể làng. Một tổng quan các
nghiên cứu về làng cho thấy làng là một thực thể có những mặt ưu điểm và nhược
điểm. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu làng không nhấn mạnh thái quá vào một quan
điểm nào mà cần nhìn nhận làng với những chiều cạnh khác nhau. Trong đó, một cái
nhìn hiểu được sự tồn tại hợp lý của làng trong bối cảnh lịch sử và đương đại sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ và tìm được cách phát huy các thế mạnh của văn hóa làng phục vụ sự
phát triển Việt Nam hiện tại và tương lai.
Thứ năm là tính đóng hay mở của làng. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến
nay, các cơng trình nghiên cứu đã chú trọng hơn tới những biến đổi xã hội của làng
Việt. Từ đó, những nghiên cứu khảo tả hay nghiên cứu cộng đồng đã dần dần được
thay thế bằng những nghiên cứu về mối liên kết giữa địa phương và các cấp cao hơn
với giả định ngầm hiểu rằng làng là một bộ phận của xã hội rộng lớn hơn [46, tr 14].
Sự thực, làng không bất biến mà thường biến. Điều này không trái ngược với tính tự trị
của làng, mà chính là biểu hiện sự hoàn chỉnh của thực thể làng. Bởi hoàn toàn chủ

10


động, tự trị, làng có thể đối diện với những biến đổi, chọn lựa sự biến đổi để phát triển
mà khơng bị phá vỡ cấu trúc.

Đối lập với cách nhìn làng có tính đóng, quan điểm nhấn mạnh tính mở của
làng cho phép tư duy về làng trong tính năng động của nó với các thế giới bên ngồi
làng [46, tr 9 - 10] [62, tr 29]. Nhà sử học Hà Văn Tấn nhìn thấy tính mở của làng qua
các mối quan hệ liên làng, siêu làng (Hà Văn Tấn, 1987). Làng xã, mà điển hình của
nó ở miền Bắc Việt Nam còn thường được phản ảnh trong sự can thiệp của nhà nước,
nhằm kiểm soát nguồn lực của làng như đất đai và lao động.
Thực tế cho thấy càng nhìn gần với hiện tại thì quan điểm về tính mở của làng
càng có nhiều cơ sở thực tiễn hơn. Nghiên cứu có tính hệ thống về di cư nội địa, sự
xáo trộn các khối cư dân của làng là thú vị bởi tính linh động và phức tạp của vấn đề
(Li Tana, 1996; Nguyễn Văn Chính, 1997). Di dân là một trong những yếu tố không
phải là một sự phản kháng của nơng dân, mà là con đường tìm kiếm mưu sinh, kết nối
làng với xã hội ngoài làng, làm biến chuyển làng, tăng cường sự kết nối liên làng trong
xã hội đương đại.
1.1.2. Làng Việt từ góc độ tiếp cận từ không gian
Nếu phần trên, tôi tập trung làm rõ một số điểm quan trọng đáng lưu ý trong
nghiên cứu về làng Việt thì ở phần này tơi muốn phác họa hướng tiếp cận làng Việt từ
góc độ không gian trong tài liệu nghiên cứu. Nghiên cứu về không gian của con người
đề cập đến hai lĩnh vực quan trọng, đó là ký ức và địa lý. Edward W. Said (2000) với
nghiên cứu nổi tiếng của mình đã đưa ra những luận điểm độc đáo về mối tương tác
giữa sáng tạo, ký ức và khơng gian trong đó con người tồn tại. Theo tác giả, sáng tạo
truyền thống là phương pháp sử dụng ký ức tập thể một cách có lựa chọn, tính tốn
kiểu trưng dụng các biểu tượng tập thể để nhào nặn văn hóa mới phục vụ cho cái hiện
tại, mà bề ngồi thì được che đậy bởi vỏ bọc “truyền thống” [94, tr 179]. Minh chứng
trong nghiên cứu của mình, Said cho rằng người Palestin và Israel giờ đây có mối liên
hệ về lịch sử, địa lý mật thiết đến không tưởng. Họ sống cùng nhau - như Said ví von,
một sự kết hợp giữa cây thông của dự án trồng với các cây khác sinh trưởng bốn thập
niên qua trong một cách thức khiến ta cứ tưởng như thể tất cả chúng đã từng ở đó.
Cách tiếp cận của Said, phức tạp và tinh tế, đã mở ra một viễn cảnh phân tích các cơ
chế “sáng tạo không gian” của kẻ mạnh, tạo dựng diễn ngơn khơng gian theo hướng có
lợi cho mình. Said đã dẫn các phân tích về khơng gian vào bối cảnh mới có sự chồng

11


lấn giữa địa lý vật chất và địa lý tưởng tượng. Áp dụng cách phân tích của Said vào
làng Việt trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi cho thấy sự cần thiết phải nắm bắt
được các diễn ngôn về không gian làng với những điều ẩn chứa đằng sau các “động
cơ” đưa ra hình ảnh đại diện cho các không gian.
Trong các nghiên cứu về làng Việt, tiếp cận khơng gian đã xuất hiện như một
cách nhìn và tư duy chủ đạo của các học giả Đông Dương, nhất là nhà địa lý nhân văn
Pierre Gourou. Sử dụng cách tiếp cận cơ bản của ngành học, nghiên cứu của Gourou
cho thấy làng Việt ở đồng bằng sông Hồng hiện lên thật cụ thể, sống động và rõ nét.
Chương IV trong nghiên cứu được trích dẫn nhiều của ơng viết về làng châu thổ Bắc
Kỳ tiết lộ các không gian như lũy tre, hệ thống đường làng, cổng làng, ao làng, giếng
làng, đình và điếm, mà tác giả coi như những thành tố cơ bản tạo lên hình hài, dáng vẻ
mà ta có thể quan sát được về làng. Theo ơng, một vấn đề quan trọng đó chính là yếu
tố phong thủy có vai trị quan trọng chi phối diện mạo của làng Việt. Dù chưa thực sự
có đủ am hiểu về lĩnh vực này để có thể nói vị trí của một số làng được chọn vì lý do
phong thủy nhưng tác giả cũng đã đưa ra nhận định rằng các làng thường được xác
định hình dáng hiện tại vì những lý do đó [29, tr 241]. Nhưng, liệu rằng vấn đề phong
thủy chỉ gắn với xác định hình dáng, vị trí của làng hay cịn gắn với những khơng gian
bên trong, đó là vấn đề mà những nghiên cứu sau có thể khai thác và đào sâu.
Cũng với các nhà khoa học Pháp, hay theo truyền thống học thuật Pháp, nghiên
cứu về làng Việt theo hướng tiếp cận không gian được tiếp tục với các nhà khoa học
thuộc thế hệ sau, nổi bật là qua cơng trình Làng Việt ở vùng châu thổ sơng Hồng: Vấn
đề cịn bỏ ngỏ? do Philippe Papin và Olivier Tessier chủ biên (2002). Cũng theo mạch
này, một ấn phẩm của tác giả Nguyễn Tùng chủ biên mang tên Mông Phụ - một làng ở
Đồng bằng sông Hồng củng cố hướng tiếp cận không gian trong nghiên cứu về làng ở
đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đương đại. Cụ thể hơn, hướng tiếp cận không
gian được thể hiện rõ nét qua hai bài viết của Nguyễn Tùng [66, tr 97 - 138] và Olivier
Tessier [66, tr 139 - 179]. Quan điểm của Nguyễn Tùng về làng trong bối cảnh đương

đại nhấn mạnh, làng chỉ là đơn vị cư trú cơ sở mà người dân gắn bó về tình cảm nhưng
hồn tồn khơng có bộ máy hành chính riêng biệt [66, tr 99], nên không thể đánh đồng
làng với xã như một số quan điểm trước đó. Làng bao gồm các khơng gian bao gồm:
xứ và xứ đồng, không gian cư trú, không gian canh tác. Trong không gian cư trú, nổi
bật là kiến trúc công cộng mang đậm những đặc trưng làng xã Bắc Bộ. Tổ chức không
12


gian làng theo hướng xen kẽ được Olivier Tessier phác họa qua mơ hình làng Hay ở
Phú Thọ.
Tiếp nối các nghiên cứu trên, tơi chọn nghiên cứu ba loại hình không gian ở
một làng cụ thể. Nhưng qua tổng quan tài liệu nghiên cứu đã củng cố nhận định việc
phân loại các không gian cần dựa vào từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại của
Nguyễn Tùng khá hay nhưng chưa bao qt một số khơng gian. Ví dụ: phần KIẾN
TRÚC CƠNG CỘNG thuộc mục 2.2 Khơng gian cư trú, ta nhận thấy trong sự liệt kê
của ông thiếu: đường làng, điếm canh. Sự phân chia mục 2.1 Xứ và xứ đồng có sự
chồng lấn lên mục 2.3 Khơng gian canh tác, bởi thực chất, xứ đồng chính là thuộc
khơng gian canh tác, vì thế, phần 2.3, ơng chỉ phân chia không gian canh
tác gồm: sông đào, đất đai manh mún. Cách phân chia này, vừa thiếu, vừa có phần
khơng chính xác. Ví dụ, sơng đào thực chất thuộc hệ thống thủy lợi gồm nhiều hạng
mục khác ngồi sơng đào (như kênh mương, ao trữ nước trong đồng,...), còn “đất đai
manh mún” là tính chất của khơng gian canh tác chứ không phải là một không gian
riêng để đứng thành một mục.
Trong khi đó, cách phân loại của Tessier là sâu sắc, và dựa trên một làng trung
du - làng Hay (Phú Thọ) để chứng minh một điều, nhìn từ trung du, làng xã có tổ chức
khơng gian khác với vùng đồng bằng châu thổ. Điều ấy thể hiện rõ nhất ở khơng gian
hình thể làng trung du là đa dạng hơn khơng gian hình thể làng châu thổ.
Gần đây, một số nghiên cứu về làng trong bối cảnh đô thị hóa từ góc độ tiếp cận
khơng gian đã được cơng bố. Trong số đó, tác giả Nguyễn Cơng Thảo (2012) phân tích
sự biến đổi khơng gian thiêng trong kí ức người dân khi có sự tác động của đơ thị hóa

đã khiến các khơng gian ấy dần biến mất, kéo theo tâm thức của người dân về cái
thiêng cũng bị phai mờ. Dưới chiều cạnh văn hóa, tơn giáo, quá trình “giải thiêng” là
một quá trình nổi bật, là lí do quan trọng dẫn đến sự biến đổi của các không gian sinh
thái làng Việt theo hướng gia tăng tính thế tục. Bên cạnh đó, từ cái nhìn rộng, văn hóa
nhìn từ khơng gian, Lương Văn Hy cho rằng văn hóa trước hết có những tác động đến
mơi trường sống, đặc biệt, không gian chung. Tác động của mạng lưới xã hội tới ý
thức gìn giữ khơng gian như sau: khi mạng lưới xã hội chằng chịt như không gian làng
xã thì khơng gian chung ít bị ơ nhiễm hơn vì áp lực cộng đồng hiệu quả hơn, cịn khi
mạng lưới xã hội lỏng hơn như trong không gian đơ thị thì khơng gian chung bị ơ
nhiễm nặng hơn [44, tr 17].
13


Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Sửu và Chu Thu Hường (2015) một
mặt phác họa các hướng tiếp trong nghiên cứu làng Việt (tiếp cận lịch sử, tiếp cận chủ
thể và tiếp cận không gian làng), một mặt sử dụng tiếp cận không gian để làm rõ sự
biến đổi của một số không gian ở một làng ven đô cụ thể ở đồng bằng sông Hồng. Các
tác giả đã phân loại và tập trung vào một số không gian chủ đạo của làng như không
gian cư trú, không gian thiêng, không gian sản xuất, không gian công… Sự biến đổi
của các không gian này qua thời gian ở làng Đồng Kỵ được phác họa song còn chưa
sâu. Theo các tác giả, các động năng của sự biển đổi bao gồm cả các yếu tố nội tại và
các yếu tố bên ngồi như các tác động của chính sách cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Trong bối cảnh đó, sự biến đổi không gian làng ở Đồng Kỵ là một kết quả tất yếu,
song điểm nhấn của các tác giả chính là sự ứng phó linh hoạt của các chủ thể làng
trước những phát triển công nghiệp, đô thị và sự thâm nhập của thị trường. Trước đó,
nghiên cứu của Chu Thu Hường (2010) đóng góp đáng kể về mặt tư liệu thực địa vào
việc hiểu rõ hơn, cụ thể hơn sự biến đổi của khơng gian làng Đồng Kỵ.
Góp phần mở rộng bối cảnh nghiên cứu đơ thị hóa ở làng Việt, nghiên cứu
Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự (2015) cho thấy sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền
thống bao gồm khơng gian truyền thống của làng Việt nói chung và các làng ở Thái

Bình nói riêng cũng khơng nằm ngồi quy luật tác động của đơ thị hóa gắn liền với
chương trình nơng thơn mới. Nghiên cứu đi vào phân tích những biến đổi trong kiến
trúc dân gian từ kiến trúc nhà ở đến kiến trúc cơng cộng; văn hóa xã hội; văn hóa tinh
thần ở Thái Bình để nhận diện được sự thay đổi từ truyền thống đến hiện đại. Từ đó
đưa ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông
thôn mới hướng tới sự phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu nêu trên khơng chỉ gợi mở ý tưởng cho
nghiên cứu của tơi mà cịn cung cấp thêm nhiều dữ liệu so sánh ở những khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, với nghiên cứu về Ngọc Than, một làng mà tính chất khơng
gian hình thể rơi chủ yếu vào những đặc điểm của làng châu thổ Bắc Bộ và đặt trong
bối cảnh có nhiều tác động của đơ thị hóa thì mơ hình của hai nhà nghiên cứu trên đều
khơng tương thích dù nghiên cứu của cả Nguyễn Tùng và Tessier có giá trị tham khảo
đặc biệt hữu ích cho nghiên cứu của tơi ở làng Ngọc Than, song lại không thể kế thừa
y nguyên vào phân tích làng Ngọc Than. Chính vì thế, tơi tập trung vào ba loại khơng
gian và phân tích sự biến đổi của chúng trong bối cảnh đơ thị hóa ở làng Ngọc Than.
14


1.2. Giới thiệu khái quát làng Ngọc Than
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư
Vị trí địa lý
Làng Ngọc Than ngày nay là một thôn1 thuộc xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai,
Hà Nội. Vị trí của làng nằm cách trung tâm thị trấn Quốc Oai 1,5 km về phía Tây
Nam. Phía bắc giáp với hai xã Phùng Xá, Bình Phú của huyện Thạch Thất. Phía nam
giáp hai xã Nghĩa Hương, Cấn Hữu. Phía đơng giáp thơn Phú Mỹ. Phía tây giáp thơn
Đồng Bụt của xã Ngọc Liệp. Ngọc Than trước kia vốn chỉ là một làng nhỏ, nằm dọc
hai bờ sông Ngọc. Con sông từng là tuyến đường thủy quan trọng của làng vì nối liền
sơng Tích với sông Đáy đổ ra sông Hồng, và cả vùng phên dậu phía Tây với kinh
thành Thăng Long. Cái tên làng Than cũng bắt nguồn từ đây, chỉ làng ở ven bờ sông
Ngọc2.

Ngọc Than là vùng đồng chiêm trũng “chiêm khê mùa thối”. Bù lại, thiên nhiên
đã ban cho làng một cảnh quan thật đẹp “phong cảnh tự nhiên thành, nhất đái sơn khê
chung tú khí” như các nhà phong thủy xưa đã nói rằng: thế đất làng Than là thế đất
“ngư phục, mã hồi” có thể dựng lên được nghiệp vương bá hoặc chí ít cũng làm lên
được võ cơng, văn nghiệp. Lời tán thưởng này có thể hơi quá nhưng phải thừa nhận,
vị trí địa lý của làng đã hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển trên những
lĩnh vực khác, nhất là về văn hóa, xã hội.
Nằm ở trung tâm của một vùng đất cổ có bề dày nghìn năm văn vật, làng có
điều kiện để xây dựng, bảo tồn một truyền thống văn hóa dân gian phong phú đặc sắc.
Đồng thời, do gần kề với kinh thành, giao thông thủy bộ đều thuận tiện, người làng có
thể giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận [61, tr 104 - 105].
Năm 2010, hồn thành tuyến đường cao tốc Láng - Hịa Lạc đi qua địa bàn các
huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội), trong đó xuyên qua xứ
đồng làng của làng Ngọc Than. Tuyến đường cao tốc đã rút ngắn khoảng cách từ làng
tới trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 16 km, khiến cho việc đi lại càng trở nên thuận
tiện. Như vậy, với vị trí của một làng ven đô, cách trung tâm Hà Nội không xa, Ngọc
1

Lý giải của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh về “thôn” phù hợp với trường hợp Ngọc Than: Thôn chỉ một làng nhỏ, ít
ra là trên nguyên tắc, với tất các các chức năng của đơn vị hành chính cơ sở. Nhưng đồng thời, thôn cũng là một
đơn vị địa vực nằm bên trong xã. Khác với xóm, thơn thường có đình, cũng như một số tập tục riêng, nên có bản
sắc đơi khi khá đậm nét so với các thơn khác cùng xã. Trường hợp đó, thơn cũng tự xem như một làng, với nghĩa
kèm theo đầy cảm xúc của từ này. (xem Nguyễn Văn Vĩnh, 2013).
2
Than 灘 trong Ngọc Than 玉灘 chữ Hán, chỉ đất ven nước sông hợp với Ngọc, thành nghĩa đất ven sông Ngọc.

15


Than khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng và tác động của xu thế đơ thị hóa trong một kế

hoạch tổng thể mở rộng địa vực đơ thị của Hà Nội.
Khí hậu
Làng Ngọc Than nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm đặc
trưng cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu trong năm chia hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao có thể lên tới 37 - 38oC. Mùa khơ tương ứng
với mùa đơng lạnh giá, nhiệt độ có thể xuống tới 10 oC. Độ ẩm trung bình cả năm
khoảng 72 - 82%. Lượng mưa trung bình cả năm xấp xỉ 1.700 mm. Cả năm trung
bình có gần 1.400 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,3 - 23,5oC.
Lượng bức xạ trung bình cả năm là 122,8kcal/cm 2, cán cân bức xạ luôn dương [8, tr
30 - 31]. Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất đời sống của người
dân nơi đây.
Đặc điểm dân cư
Trước đây, làng Ngọc Than tổ chức thành xóm. Ngọc Than ban đầu có 9 xóm là
Đơng Trại, Phú Thứ (tức xóm Miếu hay xóm Qn), xóm Cống, Đơng Trù, Tây Trù
(tức xóm Ơ), xóm Giữa (cịn gọi là xóm Đình), Tây Phú (tức xóm Ngánh), Thượng
Khê và Hạ Khê. Năm 1968, với sự gia tăng dân số, làng giãn dân ra khu vực xóm Bến
Rước và xóm Trại Mới.
Năm 2010 làng có 11 xóm. Kể theo vị trí địa lý, bắt đầu từ xóm tiếp giáp với
thơn Phú Mỹ là xóm Ngánh; xóm Thượng Khê, xóm Hạ Khê, xóm Giữa, xóm Ơ, xóm
Chùa, xóm Cống, xóm Qn, xóm Trại, xóm Bến Rước, xóm Trại Mới. Số hộ và số
dân từng xóm được thể hiện qua bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Dân số các xóm làng Ngọc Than, tháng 7 - 2011
TT

Xóm

Số hộ

Số dân (người)


1.

Xóm Ngánh

139

517

2.

Xóm Thượng Khê

76

207

3.

Xóm Hạ Khê

83

342

4.

Xóm Giữa

217


820

5.

Xóm Ô

155

590

6.

Xóm Chùa

361

1413

7.

Xóm Cống

74

252

8.

Xóm Quán


118

515

16


9.

Xóm Trại

157

701

10.

Xóm Bến Rước

188

717

11.

Xóm Trại Mới

304

1172


Nguồn: Ban văn hóa xã hội - CLB Văn hóa Thể thao Thơn Ngọc Than (2011)
Điều đặc biệt cần nhấn mạnh đó chính là sự gia tăng dân số nhanh của làng
Ngọc Than trong khoàng thời gian hơn nửa thế kỷ qua, như được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Dân số làng Ngọc Than từ 1946 đến 2015
Năm

Dân số

Ngọc Than

Toàn xã

Năm 1946

3.000

Năm 1960

3.700

5.111

Năm 1979

4.700

6.986

Năm 1989


5.300

7.925

Năm 1993

5.500

8.167

Năm 2005

6.300

9.363

Năm 2006

6.400

9.769

Năm 2007

6.487

Năm 2009

6.614


Năm 2011

7.246

Năm 2015

7.300

Nguồn: Ban văn hóa xã hội - CLB Văn hóa Thể thao Thơn Ngọc Than (2011)
Tính đến năm 2015, làng Ngọc Than có tổng cộng 1.902 hộ, 7.300 nhân khẩu1.
Dân cư cư trúc thành 5 cụm dân cư, mỗi cụm gồm một số xóm.
+ Cụm số 1: xóm Cống, xóm Quán, xóm Trại.
+ Cụm số 2: xóm Trại Mới, xóm Bến Rước.
+ Cụm số 3: xóm Chùa, khu vực Gốc Gạo.
+ Cụm số 4: xóm Giữa, xóm Ơ.
+ Cụm số 5: xóm Ngánh, xóm Thượng Khê, xóm Hạ Khê.
Trong đó, cụm số 2 với hai xóm mới hình thành từ những năm 1968 cho những
người từng ở làng đi theo chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới những năm 1961
- 1962 tại Hà Giang vì khơng phát triển được nên quay trở về. Cho đến nay, số dân
lên tới 400 - 500 hộ sinh sống, trở thành cụm đông dân cư nhất ở làng. Cụm ít dân cư
nhất có trên 180 hộ, như cụm số 5. Còn lại dao động từ 200 - 300 hộ ở ba cụm 2, 3, 4.
1

Số liệu được cung cấp bởi trưởng thôn Đỗ Doanh Lực, 58 tuổi.

17



×