Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hà nội mở rộng cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC


Lê Thị Thu Hà

HÀ NỘI MỞ RỘNG
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC


Lê Thị Thu Hà

HÀ NỘI MỞ RỘNG
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế


Người hướng dẫn khoa học:
TSKH. Lương Văn Kế

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC


Trang
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1-1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ .…2
1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 2

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... .....3

3.

Tình hình nghiên cứu đề tài……………………….………………….…….....3

4.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn……………...…..….......… 4

5.


Phương pháp nghiên cứu. ……...…………………………………..……..…… 5

6.

Kết cấu luận văn……………………………..…………………...………………6

Chương 1: BỐI CẢNH VÀ QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG HÀ NỘI
01/08/2008…………………………………………………….……………….…….......8
1.1

Lịch sử Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ .............................................. 8

1.2

Bối cảnh tuyên bố Quyết định mở rộng Hà Nội ngày 01/08/2008 ......... 15

1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực ........................................................................... 15
1.2.2 Bối cảnh thế giới ................................................................................................ 15
1.2.3 Bối cảnh khu vực................................................................................................ 17
1.3

Bối cảnh trong nước .......................................................................................... 20

1.4

Quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008 ...................................................... 22

1.4.1 Lý do Quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008 ........................................... 22
1.4.2 Nội dung cơ bản của quyết định mở rộng Hà Nội....................................... 24
1.4.3 Các ý kiến xung quanh quyết định mở rộng Hà Nội ................................. 25

1


1.4.4 Các đề án xây dựng Hà Nội mở rộng nhìn từ góc độ hội nhập quốc tế. 28
1.5

Tiểu kết .................................................................................................................. 30

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI
CỦA HÀ NỘI PHỤC VỤ HỘI NHẬP QUỐC TẾ...........................................32
2.1

Hà Nội trong tổng thể cả nước, so sánh với một số thủ đô các nước....33

2.2

Tổng quan hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội so sánh với thời

điểm trước khi mở rộng ................................................................................................ 36
2.3

Tổng quan hiện trạng phát triển môi trường đầu tư của Hà Nội. ……....41

2.4

Hội nhập quốc tế của Hà Nội: Trường hợp ngành du lịch, dịch vụ .......47

Chương 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀ NỘI, KIẾN NGHỊ CÁC
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........................................... 58
3.1


Tổng kết về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức của Hà Nội mở rộng

trong công tác hội nhập quốc tế………………………………………….………….58
3.2

Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế .................................... 65

3.2.1 Tăng cường huy động vốn đầu tư .................................................................... 65
3.2.2 Cải tiến và hồn thiện các cơ chế, chính sách .............................................. 71
3.2.3 Tăng cường hợp tác với các địa phương trong và ngoài vùng ................. 72
3.2.4 Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế ................................................................ 72
3.2.5 Tổ chức thực hiện quy hoạch ........................................................................... 74
KẾT LUẬN……..……………………………………………………………......…... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO……..…………………….……………….……......…... 80
PHỤ LỤC……..……………………………...………………………….……......…... 82

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT


APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các nước Đơng Nam Á


ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐSCT

Đường sắt cao tốc

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GMF

Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng

KCN

Khu công nghiệp



Kinh tế trọng điểm

IMF


Qũy tiền tệ quốc tế

NGO

Tổ chức phi chính phủ

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban Nhân dân

USD

Đồng đơ la Mỹ

UN

Tổ chức liên hợp quốc

WB

Ngân hàng thế giới


WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>

AnyBizSoft

PDF Merger
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one


LỜI MỞ ĐẦU

Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay là một quá trình đi lên của lịch sử nhân
loại, cho nên, sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngồi
tồn cầu hóa, từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới.
Để khỏi bị gạt ra ngoài lề sự phát triển chung và sự tiến bộ của lịch sử các nước,
căn cứ vào mục tiêu phát triển và khả năng thực tế của mình, Việt Nam đã dứt
khốt chọn cho mình một con đường hội nhập quốc tế và khu vực, trong đó đóng

vai trị tiên phong là các thành phố lớn, đặc biệt là thủ đơ Hà Nội.
1

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thế kỷ 21 các đô thị lớn quyết định trật tự kinh tế của thế giới, số lượng đô
thị lớn tăng lên rất nhanh và tập trung nhiều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
với các thành phố khổng lồ như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Seoul,
Tôkyô, Osaka, Jakarta, Manila, Bangkok. Tiềm lực kinh tế chủ yếu tập trung ở các
đô thị. Sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là các ngành tạo thị (công nghiệp và
dịch vụ) đã thúc đẩy q trình tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính của Ngân hàng
thế giới (WB), 80% thành tựu tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển sẽ
diễn ra tại các thành phố và các vùng đô thị lớn
Là Thủ đô của Việt Nam, từ lâu nay Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả
nước. Hà Nội nổi tiếng với nền văn hóa cổ truyền giàu giá trị nhân văn, các danh
lam thắng cảnh đặc sắc, là nơi thu thút nhân tài, cũng đồng thời là điểm đến của
các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, với diện tích khiêm tốn, dân số đơng nên hoạt động hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực từ văn hóa, đào tạo, giáo dục và đặc biệt là kinh tế của Hà Nội
trước khi mở rộng còn gặp nhiều khó khăn. Các cơng tác liên kết với các địa
phương nhằm triển khai các hoạt động hội nhập còn nhiều bất cập.

2


Chính bởi lý do đó, ngày 01/08/2008 Đảng, Chính phủ quyết định điều chỉnh địa
giới hành chính của Hà Nội với kỳ vọng Hà Nội là đầu tàu chính trị, văn hóa, một
trung tâm kinh tế hàng đầu, đóng góp tích cực hơn nữa cho hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Hà Nội sẽ gánh vác nhiều trọng trách trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ tích
cực các địa phương, thành phố khác trong cả nước cùng phát triển và hội nhập.

Đây là một quyết định mang tính lịch sử có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế,
văn hố, xã hội của cả nước đặc biệt là với cư dân Hà Nội cũ và của các địa
phương được sáp nhập. Chính vì vậy có khá nhiều ý kiến hồi nghi về tính đúng
đắn, khả thi của quyết định này.
Nghiên cứu về Hà Nội mở rộng trên phương diện phục vụ hợp tác và hội nhập
quốc tế, tác giả lựa chọn đề tài “Hà Nội mở rộng – cơ hội và thách thức trong hội
nhập quốc tế” dựa trên cơ sở nghiên cứu các nguồn dữ liệu tổng hợp từ hiện trạng,
bối cảnh, lý do và kế hoạch xây dựng Hà Nội mở rộng. Từ đó, đưa ra những đánh
giá về thực trạng, triển vọng và thách thức của Hà Nội trong hội nhập quốc tế, đề
xuất giải pháp thúc đẩy hội nhập để Hà Nội xứng tầm với quy mơ của một trong
17 Thủ đơ có diện tích lớn nhất trên thế giới. Luận văn hy vọng góp phần chia sẻ
và trả lời cho những ý kiến hoài nghi của quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008.
2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hà Nội cũ và Hà Nội mở rộng trên các lĩnh vực tự nhiên,
xã hội, kinh tế, tập trung nghiên cứu các thành tựu và định hướng hội nhập, hợp
tác quốc tế.
Phạm vi: Quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế của Hà Nội, khả năng hội nhập quốc
tế sau khi mở rộng.
3

Tình hình nghiên cứu đề tài.

Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, thống kê những sự kiện liên
quan đến những đặc điểm về tự nhiên, xã hội - đặc biệt chú trọng đến công tác hội
nhập quốc tế của Hà Nội trước và sau khi mở rộng tập trung trong khoảng thời
gian từ năm 2001-2010. Đặc biệt, sau giai đoạn mở rộng Hà Nội, từ tháng 8 năm
3



2008 đến tháng 8 năm 2010, tác giả tập trung thống kê các dự án xây dựng Hà Nội
mới qua các kênh truyền thông đại chúng, các tin tức sự kiện hàng ngày của tiến
trình phê duyệt, thực hiện, cùng những ý kiến thảo luận của xã hội, để có thể đưa
ra những nhận định về tình hình thực tế của quá trình phát triển và hội nhập Hà
Nội.
Tuy nhiên, nội dung đề tài đề cập đến một đối tượng quan trọng là – Hà Nội mở
rộng, trong khi phần lớn dự án xây dựng Hà Nội mới vẫn đang chờ Chính phủ và
Quốc hội thơng qua. Vì vậy nguồn tài liệu tham khảo cho đề tài là hết sức khan
hiếm, ngoại trừ những báo cáo, niên giám và các quyết định chính sách của Đảng
và Nhà nước về Thủ đô Hà Nội và các văn bản của các địa phương liên quan được
cơng bố trên báo chí.
Luận văn đã sử dụng một số tài liệu viết về Lịch sử Thăng Long - Hà Nội với
những phân tích đánh giá sâu sắc về giá trị truyền thống của vùng đất đế đơ. Bên
cạnh đó là các thơng tin kinh tế của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001 đến 2010, so
sánh với các địa phương trên cả nước qua niên giám thống kê… Đặc biệt, bài viết
sử dụng các thông tin cập nhật trên các trang báo điện tử về các dự án xây dựng
Hà Nội mới cùng các bài bình luận sâu sắc.
Viết về hội nhập quốc tế của Hà Nội mở rộng dưới góc độ phân tích các yếu tố
quốc tế, luận văn đã sử dụng các tài liệu phân tích xu hướng kinh tế thế giới như
cuốn Vận hành tồn cầu hóa (Making Globalization Work) làm cơ sở dữ liệu đánh
giá bối cảnh quốc tế trước quyết định mở rộng Hà Nội…
Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của Hà Nội trước và sau khi mở rộng kết hợp
phân tích các yếu tố liên quan đến lịch sử, văn hoá lâu đời của Hà Nội và Hà Tây
trước đây, đánh giá các yếu tố địa chính trị của các khu vực mới sáp nhập cùng
phân tích tình hình quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay, tác giả mong muốn đưa
ra cái nhìn khách quan cho những cơ hội và thách thức của Hà Nội trước và đặc
biệt là sau khi mở rộng trong công cuộc hội nhập quốc tế.


4


4

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Luận văn sẽ là một cái nhìn mới, tổng quát về những đặc điểm của Hà Nội sau khi
mở rộng trong hội nhập quốc tế của thủ đô và đất nước.
Trong phạm vi phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của Hà Nội mở
rộng, luận văn đưa ra những đánh giá, phân tích, dự đốn khả năng hội nhập quốc
tế tương lai của Hà Nội mới.
Luận văn đưa ra những nhận định về thách thức và khó khăn khi xây dựng Hà Nội
mở rộng theo định hướng tăng cường khả năng hội nhập của Hà Nội nói riêng và
Việt nam nói chung.
Đề tài đề cập đến một vấn đề mới mẻ và mang tính thời sự cao, vì vậy khó tránh
khỏi những góc nhìn chủ quan đặc biệt khi mọi dự án, quy hoạch và phát triển Hà
Nội mở rộng vẫn đang được bàn bạc, đánh giá và chưa đi vào thực hiện.
5

Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng một số phương pháp sau:
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực địa
Thu thập tài liệu lịch sử của Thăng Long - Hà Nội và Hà Tây, các văn kiện, nghị
quyết liên quan đến quyết định mở rộng Hà Nội, các báo cáo kinh tế, chính trị
cùng các tài liệu niên giám thống kê của Hà Nội các năm từ 2001 đến 2010.
Cập nhật thường xuyên và liên tục các thông tin liên quan đến công tác xây dựng
Hà Nội mới phục vụ cho công cuộc hội nhập quốc tế của Thủ đô như các dự án
quy hoạch đô thị, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu liên ngành (địa lý nhân văn)
Những thông tin đa dạng trên các lĩnh vực chính sách, kinh tế xã hội và văn hoá
của khu vực Hà Nội cũ và Hà Nội mới, các tỉnh thành trong cả nước được chọn
lọc, hệ thống, so sánh làm nổi bật những đặc điểm hiện trạng và tương lai trên lĩnh
vực hội nhập quốc tế.

5


Trên cơ sở nghiên cứu mơ hình các thủ đơ phát triển trên thế giới dựa trên các yếu
tố địa lý, văn hóa, kinh tế, văn hóa, xã hội… luận văn đề xuất định hướng cho mơ
hình Thủ đơ Hà Nội mới.
6

Kết cấu luận văn

Chương 1. Bối cảnh và quyết định mở rộng Hà Nội 01/08/2008.
Phân tích các đặc trưng (thuận lợi và khó khăn) về lịch sử, tự nhiên, xã hội và con
người Hà Nội trước khi mở rộng.
Bối cảnh ra đời quyết định mở rộng Hà Nội khi xét trên bình diện bối cảnh khu
vực, bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nội sinh của Việt Nam.
Tuyên bố chính thức mở rộng Hà Nội tháng 8 năm 2008 với lý do xây dựng một
thủ đô Hà Nội mới rộng lớn hơn, hiện đại hơn, phù hợp với phát triển và hội nhập
trong tương lai của đất nước và các ý kiến đa chiều xung quanh quyết định này.
Tính khả thi của các đề án xây dựng Hà Nội nhìn từ góc độ hội nhập quốc tế.
Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội phục vụ hội nhập
quốc tế.
Phân tích, Hà Nội trong bức trong tổng thể của cả nước, so sánh các điều kiện,
thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động xúc tiến đầu tư của Hà Nội thúc đẩy hợp
tác quốc tế, so sánh với thời điểm trước mở rộng. Đặc biệt phân tích thực trạng du

lịch và hoạt động xúc tiến phát triển du lịch như một ngành mũi nhọn của thủ đô.
Tổng kết, đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Hà Nội trong
hoạt động hợp tác và hội nhập kinh quốc tế.
Chương 3: Cơ hội và thách thức của Hà Nội, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy
hội nhập quốc tế.
Phân tích cơ hội và thách thức của Hà Nội mở rộng trong bối cảnh hội nhập quốc
tế sâu sắc như hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quá
trình hội nhập của Hà Nội. Đưa ra tổng kết và kết luận chung.

6


Tổng kết các đặc điểm của Hà nội cũ và Hà Nội mở rộng trên các yếu tố phục vụ
công tác hội nhập quốc tế trong xu hướng Toàn cầu hóa hiện nay trên phạm vi thế
giới. Những thuận lợi, khó khăn, kiến giải để Hà Nội mở rộng thành công hơn nữa
trong hoạt động hội nhập trong tương lai trên tiêu chí khắc phục mặt hạn chế,
phát huy tối ưu những tiện ích mà hội nhập quốc tế có thể mang lại cho thủ đơ Hà
Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hội nhập quốc tế thành cơng là một tiến trình lâu dài song song giữa việc xây
dựng định hướng và triển khai thực hiện… đây thực sự là một thử thách lớn với
Hà Nội mở rộng bởi các khó khăn về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, kỹ năng quản lý,
nguồn nhân lực…
Với quy mô là 1 trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất trên Thế giới, Hà Nội đang
chịu sức ép trong mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực cũng như trên
thế giới. Tuy nhiên, với quỹ thời gian chưa dài (2 năm) khi ưu tiên hàng đầu là
quy hoạch hạ tầng đô thị, quy hoạch quản lý hành chính… thì việc hội nhập quốc
tế sau 2 năm mở rộng chưa có nhiều đột biến.
Trong tương lai, nếu chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị được
thực hiện đồng bộ thì việc hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ có nhiều cơ hội thực hiện
thành cơng. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay cần chú trọng giải quyết những

tồn đọng sau thời kỳ sáp nhập , ổn định bộ máy quản lý hành chính, thống nhất và
triển khai các đề án trọng điểm xây dựng Hà Nội.

7


Chương 1: BỐI CẢNH VÀ QUYẾT ĐỊNH
MỞ RỘNG HÀ NỘI 01/08/2008
1.1 Lịch sử Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ:
“ … Thành Đại La ở vào chính giữa đất trời, có cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, đã
đúng ngơi Nam Bắc Đơng Nam lại tiện thế nhìn sơng tựa núi.
Đất ấy rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa; dân cư không phải cái nạn
tối tăm, ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh đông vui. Xem khắp nước Việt, đó
là đất danh thắng, thật là đơ hội trọng yếu để bốn phương xum họp và là đô
thành bậc nhất đáng mặt làm kinh sư cho muôn đời”.
Bài chiếu của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) năm 1010, vị vua đầu tiên của nhà
Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới với tên gọi Thăng Long có đoạn nói về vị
thế của Hà Nội và từ đó đến nay, lịch sử đã trao cho nơi này vị trí chính trị đặc thù
mà khơng nơi nào có được.
Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung
tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm
1010. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng
Long là nơi bn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn
rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đơ được chuyển về Huế và Thăng Long
bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà
Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng,
quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi
nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Có những cách hiểu khác khác nhau về tên gọi Hà Nội, theo cắt nghĩa tiếng Hán,
Hà Nội có nghĩa là phía trong con sơng, được giải thích rằng: năm 1831 dưới thời

8


vua Minh Mạng thứ 12, vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xố
bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc, chia cả nước làm 12
tỉnh trong đó có tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội (Hà Nội
trước khi mở rộng năm 2008), nửa chính đơng tỉnh Hà Tây (tỉnh Hà Tây thời Pháp
thuộc) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm
giữa sơng Hồng và sơng Đáy. Lại có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu
trong sách Mạnh Tử (Thiên Lương Huệ Vương) : “Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư
Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội” (nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà
Đơng, đưa thóc từ Hà Đơng về Hà Nội). Ngun ở Trung Quốc thời Mạnh Tử (thế
kỷ III tr.CN) phía bắc sơng Hồng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng
đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sơng Hồng khi tới địa đầu tỉnh
Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc – Nam, trở thành ranh giới giữa hai
tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đơng sơng Hồng nên thời cổ có tên
là đất Hà Đơng, cịn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách
Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu
Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông (dựa vào tên Hà Nội đã có
từ trước )1
Vị trí địa lý của Hà Nội là một trong những cơ sở để bao đời nay, Hà Nội vẫn
được chọn là nơi lý tưởng để định đô của Việt Nam. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần
tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên
sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
Trải qua quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước với bao thăng trầm và biến động
nhưng những phẩm chất tốt đẹp và giá trị tinh thần bền vững vẫn in đậm trong lối
sống của người Thăng Long - Hà Nội. Người dân các vùng của đất nước đưa nghề

1


Theo “Hỏi Đáp – 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” – Tơ Hồi, Nguyễn Vinh Phúc

9


thủ công về Hà Nội, tạo thành 36 phố phường sầm uất. Chính vì Hà Nội là nơi hội
tụ và đỉnh cao của nền văn hóa dân tộc, nên vùng đất và con người Thăng Long
cũng là nơi có tinh thần ham học và quý trọng trí thức. Do sống trong mơi trường
của đơ thành, lại có học vấn cao nên người Hà Nội cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên
nhiên, cảnh quan mơi trường, kiến trúc nghệ thuật, thích thưởng ngoạn thiên nhiên
đẹp, những bức tranh đẹp. Những yếu tố đó đã tạo lên tài sản vơ giá cho dân tộc
còn hiện hữu và lưu truyền giá trị đến tận ngày nay và mai sau, đó chính là nền
tảng phát triển ngành du lịch quốc tế trong xu hương hội nhập quốc tế của thời
hiện đại.
Nói đến vẻ đẹp của người Hà Nội là nói đến nếp sống thanh lịch. Người Hà Nội
lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm
mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao. Sự thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện
qua từng lời nói. Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội ở chỗ chuẩn xác, phát
âm đúng, mẫu mực cho cả nước.
Nét thanh lịch của người Hà Nội còn được thể hiện ở trang phục. Trong trang
phục của cả nam và nữ, của người già và trẻ em… luôn giữ được vẻ trang nhã, hài
hòa, giản dị, phù hợp với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình. Trang phục áo
dài của thanh nữ Hà Nội vẫn là nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam.
Trong ăn uống, người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch ở trình độ thẩm mỹ cao, sự
tinh tế trong công việc chế biến thức ăn. Chính chất sành điệu trong ăn uống ấy
mà người Hà Nội đã sáng tạo nhiều món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà thành
như: phở, bún thang, bún ốc, chả cá, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây…
Với những nét đặc sắc trong lịch sử, địa lý, văn hóa, con người… như vậy, Hà Nội
thực sự đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành các giá trị văn hóa cho bao
thế hệ người Việt Nam. Viết về vị thế địa – văn hóa của Hà Nội giáo sư Trần

Quốc Vượng đã có bài viết rất sâu sắc trong “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng
Long” khi ơng cho rằng Huế, Sài Gịn đã từng có lúc đóng vai trị Thủ đơ của cả
nước hay của một miền và ở nửa sau thế kỷ XX trở thành trung tâm của từng vùng
10


miền của nước Việt Nam. Tuy nhiên, khơng vì thế để nói rằng Huế là Kinh đơ của
Việt Nam cho đến 1945. Ngay ở nửa cuối thế kỷ XIX, một tác giả Pháp đã viết:
“Hà Nội vẫn là trái tim của cả nước” cho dù Huế đã là Kinh đô Việt Nam từ 1802.
Và dưới thời thuộc Pháp, Hà Nội (chứ khơng phải Huế, Sài Gịn) là Thủ đơ của cả
Đông Pháp (Đông Dương thuộc Pháp - Indochine francaise, bao gồm Bắc kỳ,
Trung kỳ (An Nam), Nam kỳ, Lào, Cao Miên). Tới 1945, với Cách mạng tháng
Tám, Hà Nội lại trở thành Thủ đô của cả nước Việt Nam. Rồi tới mốc 1975 lịch
sử…Rõ ràng với vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa của Hà Nội, qua bao
biến đổi của lịch sử, vị thế đế đô của mảnh đất rồng thiêng Thăng Long – Hà Nội
vẫn giữ nguyên giá trị.
Không phải ngẫu nhiên Thực dân Pháp chọn Hà Nội làm Thủ đô của cả Đông
Pháp mặc dù có những giai đoạn tên gọi Thăng Long bị biến cải chữ (Hán)
“Long” là “rồng” thành “Long “là sự hưng thịnh” để xố bỏ danh tính gắn với
vương triều; rồi hạ thấp tường thành; rồi phá bỏ thành quách cũ để xây thành
Vauban theo kiểu Pháp làm tỉnh thành Hà Nội… và có những giai đoạn Thủ đơ
của Đơng Pháp từng đặt tại Sài Gịn hay Đà Lạt…
Vị trí địa lý của Hà Nội so với các địa bàn khác trong nước như Trung Kỳ hay
Nam kỳ (thời Pháp thuộc) rõ ràng có những lợi thế vượt trội hơn cả cho việc lập
đô mà lịch sử đã bao đời minh chứng. Khi so sánh với các nước trong khối Đơng
Dương, rõ ràng Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung có những vị trí địa chính
trị thuận lợi hơn hẳn. Việt Nam đóng vai trị như là cửa ngõ chính của Trung Quốc
thơng xuống phía Nam, đặc biệt Việt Nam là cửa ngõ của Lào và Campuchia ra
biển – là yếu tố quan trọng quyết định đến bối cảnh chính trị và kinh tế của Việt
Nam và là tài ngun địa chính trị vơ giá cả trong q khứ và hiện tại.

Trong khối Đơng Dương nói riêng và Đơng Nam Á nói chung, Việt Nam là nước
có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đơng vì Việt Nam là nước
tiếp giáp nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất
và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước lớn
11


đều muốn qua Việt Nam đóng một vai trị then chốt trong việc bảo đảm an ninh
biển Đông cho lợi ích của họ.
Đây là những lý do thuyết phục để Thực dân Pháp lựa chọn xây dựng Thủ đô của
Đông Dương tại Việt Nam chứ không phải Lào hay Cao Miên,
Trong giai đoạn đấu tranh chống Pháp giải phóng dân tộc, mặc dù Bác Hồ sinh ra
từ mảnh đất Nghệ An (1890), lớn lên theo cha vào Huế (1905) rồi đi tiếp về
phương Nam, đến thành phố Sài Gòn (1911) để rồi từ đó xuất dương. Bơn ba khắp
năm châu bốn biển, 30 năm sau con người ấy trở về với Tổ quốc từ một cửa ngõ
địa đầu phía Bắc, Cao Bằng (1941). Con người ấy dường như chưa một lần đặt
chân lên Hà Nội. Hơn thế nữa nếu tính từ khi nhà Nguyễn lập triều, Vua Gia Long
đã dời đơ từ Thăng Long vào Huế (1802) thì Hà Nội đã khơng cịn là kinh đơ từ
ngót một thế kỷ rưỡi. Vậy mà tại Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào, người đã đưa
ra quyết định sáng suốt chọn Hà Nội làm Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, đã
nối lại mạch nghiệp xưa của kinh đô Thăng Long - Đơng Đơ. Tại sao Bác Hồ lại
có lựa chọn như vậy? Rõ ràng sự tích hợp của các yếu tố thuận lợi về địa thế chính
trị, kinh tế, văn hóa, con người nơi đây dù qua bao biến cố của lịch sử vẫn mang
trong mình dịng chảy của mảnh đất đế đô. Và lịch sử một lần nữa đã chứng minh
quyết định của Người là đúng đắn.
Với một “Thăng Long phi chiến địa” trong lịch sử, đã 3 lần Nhà Trần bỏ ngỏ
thành quách rồi 3 lần quay về giải phóng kinh đơ; một thành Đơng Quan bị Nhà
Minh chiếm đóng đã được giải phóng khơng phải bằng binh lực mà bằng “tâm
công” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, để rồi tiếp đó trên mặt hồ Lục thuỷ, vị anh
hùng dân tộc khai lập triều Lê đã trả lại gươm báu cho Rùa Thần làm nên biểu

tượng cho một kinh đơ của một quốc gia hồ hiếu ở những thế kỷ xa xưa.
Nhưng ở thế kỷ XX, từ Hà Nội, thủ đô của quốc gia vừa giành được độc lập, Hà
Nội buộc phải đứng lên trở thành một “Kinh thành huyết lệ” với 60 ngày đêm kìm
chân giặc, để 8 năm sau từ 5 cửa ô, những chiến sĩ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết

12


sinh” của Trung đồn Thủ đơ đã trở thành Đại đồn Qn Tiên phong trở về Giải
phóng Thủ đơ.
Trong lịch sử Việt Nam, có hai triều đại là Nhà Hồ ở đầu thế kỷ XV, và nhà
Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX, đã nhấc chân khỏi mảnh đất thiêng, rời đô khỏi mảnh
đất mà Đức Lý Thái Tổ đã viết trong “Chiếu dời đơ”: “Đó là nơi thắng địa, tụ hội
nhìn khắp bốn phương, là nơi đơ thành bậc nhất của đế vương mn đời… mưu
toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Và lịch sử cả hai triều đại
ấy, dài ngắn khác nhau đều không tránh khỏi sự suy vong trước nạn ngoại xâm 2.
Lịch sử có khi tụ khi tán. Huế và Sài Gịn nảy sinh và phát triển ở thời kỳ ly tán đó
cũng vì Việt Nam địa thế hẹp chiều ngang Tây - Đơng, rộng chiều dài bắc - Nam.
Cái nhìn địa - lịch sử sẽ cho ta thấy: Sự kiện lịch sử lớn (Nam tiến) phối hợp với
không gian địa lý của một cư dân nông nghiệp lúa nước vùng châu thổ đã tạo
dựng nên hình dạng kỳ lạ độc đáo của một nước Việt Nam hiện tại. Hà Nội chia sẻ
quyền uy kinh tế với các trung tâm miền Trung và miền Nam. Miền Trung nay
trung tâm là Đà Nẵng, Sài Gòn cũng mang chở sắc thái chung của Việt Nam như
Hà Nội - những sắc thái văn hóa riêng ngưng kết của một vùng miền: miền Trung,
miền Nam, tạo nên một khơng gian văn hóa. Bản sắc văn hóa Hà Nội là bản sắc
chung của văn hóa Việt Nam song trước hết là sự kết tinh của văn hóa châu thổ
sông Hồng.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, ngày hôm nay, Hà Nội cũng như cả
nước đang mở rộng cửa đón bè bạn từ khắp các nơi trên thế giới đến viếng thăm,
làm ăn. Hà Nội đổi mới từng ngày từng giờ. Nhiều dự án đầu tư, nhiều cơng trình

mới dựng, Hà Nội cùng cả nước tiến vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng
bản sắc Hà Nội từ ngàn xưa vẫn cịn được gìn giữ. Với sức sống dẻo dai, với lòng
yêu cái đẹp đã được hun đúc từ nhiều đời, người Hà Nội hôm nay đang đẩy lùi

2

Theo Sử gia kiêm nhà báo Dương Trung Quốc - Báo Lao Động online 30/06/2010

13


những gì khơng phải là của mình. Từng người, từng gia đình vẫn giữ "nếp nhà" cứ
như thể người Hà Nội muôn đời thanh lịch.'
Ngày hôm nay, trong giai đoạn hôi nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta tiếp cận đến
một góc nhìn khác về Hà Nội qua lăng kính cảm xúc của du khách quốc tế, phải
chăng đó cũng chính là cánh nhìn nhận khách quan nhất cho những nhận định về
những giá trị văn hóa tinh thần, giá trị truyền thống của Thủ đô Hà Nội thân yêu.
Nhiều người nước ngoài lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội cảm thấy bỡ ngỡ khi lạc
vào những dãy phố cổ mang những cái tên gần giống nhau, nằm ngang dọc, lộn
xộn với hàng chục cửa hàng bán những sản phẩm cùng chủng loại, những hàng ăn
hai bên đường tấp nập kẻ vào người ra hay hòa vào dòng người và xe cộ đi lại như
mắc cửi. Nhưng cảm giác ấy dần dần qua đi, thay vào đó là sự yêu mến da diết khi
họ nhận ra cuộc sống của con người Hà Nội đầy náo nhiệt, đầy sức sống, khơng
ngừng chuyển động nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Đa số du khách có ấn tượng
sâu sắc về phố cổ Hà Nội với sự dồi dào của từng chi tiết, cả kiến trúc lẫn cuộc
sống con người, những ngôi chùa, người bán hàng rong, những ngõ nhỏ, chợ ven
đường …Phố cổ đối với du khách giống như một cửa hàng bách hóa tổng hợp
khổng lồ với những khu vực, nơi mà các thương nhân và thợ thủ công cùng kinh
doanh một mặt hàng - thứ mà họ không thể thấy trên đất nước của họ. Ở Hà Nội,
bên cạnh những tòa nhà mang kiến trúc cổ của Pháp hay những tịa nhà thương

mại cao tầng ta có thể đột nhiên bắt gặp một mái đình, một ngơi chùa nằm khuất
sâu trong ngõ phố nhỏ. Đó là một nét văn hóa đẹp rất thu hút của Hà Nơi với du
khách quốc tế.
Chưa hết, người nước ngoài đến Hà Nội như bị cuốn vào một xứ sở bất tận của
các món ăn, từ món ăn truyền thống của Việt Nam như bún chả, phở, cháo cá, bún
cá… trong các quán nhỏ trên vỉa hè đến các gánh hàng rong bán trứng vịt lộn,
bánh rán, bún ốc, bún đậu mắm tôm, miến cua trộn đến các nhà hàng sang trọng
với đủ loại món ăn du nhập từ nước ngồi.

14


Ẩm thực Hà Nội đã góp phần khơng nhỏ đưa Ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè
thế giới và được cơng nhận là một trong những quốc gia có văn hóa ẩm thực đặc
sắc.
Điều hấp dẫn ở Hà Nội đối với du khách nước ngồi, cịn là con người ở đây,
những con người rất hiếu khách, đẹp dản dị, trong dịng chảy sơi động của thời
gian, của cuộc sống mưu sinh.
Với những đặc điểm về lịch sử, địa lý, con người, ngày 16 tháng 07 năm 1999, Hà
Nội vinh dự được UNESCO trao giải thưởng “Thành phố vì hịa bình” với những
tiêu chuẩn bình chọn như: Mẫu mực về hoạt động chống phân biệt đối xử và ủng
hộ đối thoại giữa các cộng đồng. Mẫu mực về hoạt động đô thị, hoạt động môi
trường, hoạt động phát triển văn hóa và hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt
là giáo dục công dân, nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống ở những vùng
miền khó khăn. Đối với thủ đô Hà Nội, được nhận giải thưởng “Thành phố vì hịa
bình” là niềm vinh dự và tự hào lớn lao. Đây cũng sẽ là một dấu ấn rất đẹp của
thời kỳ đổi mới, góp thêm vào những trang sử vẻ vang của thủ đô ngàn năm văn
hiến.
1.2 Bối cảnh tuyên bố Quyết định mở rộng Hà Nội ngày 01/08/2008
1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

1.2.1.1

Bối cảnh thế giới

Trong giai đoạn hiện nay tồn cầu hóa tiếp tục là xu thế chủ đạo của thế giới. Và
xu thế này đang chuyển dần từ phương tây sang phương đông. Thành quả của hội
nhập và hợp tác của các quốc gia được đóng góp chính bởi các thành phố lớn.
Thậm chí theo báo cáo mới cơng bố của tạp chí Foreign Policy phối hợp với hãng
tư vấn AT Kearney và Ủy ban Chicago về các vấn đề toàn cầu "Thế kỷ 21 sẽ
không bị thống trị bởi các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Brazil hay Ấn Độ, mà
bởi các thành phố".

15


Tạp chí Foreign Policy đã cơng bố bảng xếp hạng những thành phố quan trọng
nhất thế giới xét về mức độ ảnh hưởng và sự gắn kết với thế giới bằng cách thực
hiện một cuộc khảo sát, trong đó phân tích 65 thành phố có hơn một triệu dân trên
tồn cầu, để đánh giá mức độ "tồn cầu hóa", dựa trên các yếu tố như hoạt động
kinh doanh, doanh thu đầu người, sự giao thoa văn hóa và hoạt động chính trị.
New York của Mỹ dẫn đầu trong số 65 thành phố có tên trong danh sách. Tuy
nhiên trong top 10 có tới 5 vị trí thuộc về châu Á Thái Bình Dương là Tokyo
(Nhật Bản), Hong Kong, Singapore, Sydney (Australia) và Seoul (Hàn Quốc). Ba
thành phố khác thuộc nước Mỹ: New York, Chicago và Los Angeles. Châu Âu chỉ
có hai nơi London (Anh) và Paris (Pháp) là được lọt vào top 10. Điều đáng nói là
TP HCM của Việt Nam đứng thứ 61 trong danh sách, trong khi thủ đơ Hà Nội
khơng có trong tên trong danh sách của 65 thành phố này. Điều đó đã cho thấy
cơng tác hội nhập quốc tế của thủ đơ Hà Nội cịn nhiều bất cập và cần được xem
xét đặc biệt trong giai đoạn sau khi Hà Nội mở rộng. Tuy nhiên cũng cần nói thêm
rằng quy mơ nói riêng khơng tạo nên một "thành phố toàn cầu", khi mà những

thành phố đông dân nhất thế giới như Karachi (Pakistan), Lagos (Nigeria) và
Kolkata (Ấn Độ) đều đứng ở gần cuối bảng xếp hạng của Tạp chí Foreign Policy.
Tiêu chí để đánh giá mức độ hội nhập của các thành phố chính là mức độ thành
phố đã chuyển mình như thế nào trước những gì đang diễn ra bên ngồi biên giới mức độ ảnh hưởng và khả năng hội nhập của nó đối với thị trường tồn cầu, cũng
như nền văn hóa và sự đổi mới như thế nào. Vị trí của quyền lực chính trị cũng
khơng hẳn ảnh hưởng đến mức độ tồn cầu hóa của mỗi thành phố. Chỉ có bốn
trong 10 thành phố đứng đầu là thủ đô. Trong khi đó, Washington (thủ đơ Mỹ)
đứng thứ 13, Bắc Kinh (Trung Quốc) xếp hạng 15, Berlin (Đức) - 16 và Matxcơva
(Nga) -253.

3

Song Minh, Những thành phố quan trọng nhất thế giới, vnexpress.net, ngày 17/08/2010.

16


So sánh với một số thành phố khác trong nước và trong khu vực có thể thấy, Hà
Nội có khá nhiều lợi thế để phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động
có tay nghề đã qua đào tạo, danh lam thắng cảnh thu hút du lịch quốc tế, an ninh
trật tự và là trung tâm chính trị của cả nước, tuy nhiên công tác hội nhập quốc tế
của Hà Nội trước khi mở rộng và tính đến thời điểm hiện nay sau 2 năm mở rộng
chưa đạt được những thành tích tương xứng.
Để lý giải cho vấn đề này, có nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội đang trong tiến trình
đơ thị hóa và trước khi mở rộng, Hà Nội đã gặp phải những vấn đề như quỹ đất
hạn chế, sức ép về mật độ dân số đông gây ảnh hưởng đến công tác quy hoạch
không gian đơ thị, quản lý hành chính, đảm bảo an ninh, giáo dục, đào tạo, và đặc
biệt là ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra Hà Nội trước
khi mở rộng tiến hành liên kết với các địa phương, các thành phố khác trong cả
nước nhằm triển khai hội nhập quốc tế đã gặp những vấn đề trở ngại như việc lựa

chọn quỹ đất, giải phóng mặt bằng gây ra tình trạng chậm tiến độ ảnh hưởng đến
kế hoạch thực hiện…
Trước thực trạng đó, kế hoạch mở rộng Hà Nội được đặt ra với những lý do chính
trị, kinh tế, văn hóa khác nhau tuy nhiên cùng chung một mục đích cải thiện hoạt
động hội nhập quốc tế của Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của cả nước là thành phố
rộng lớn nhất, giàu truyền thống nhất.
1.2.1.2
-

Bối cảnh khu vực.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình
thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực, lãnh thổ, biển
đảo, tài nguyên.
Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới, cùng nhau xây dựng Cộng đồng
ASEAN dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội. Hợp tác
17


ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Các hiệp định
thương mại tự do giữa ASEAN với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Australia... đã
được ký kết và chuẩn bị đưa vào thực hiện.
Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội thừa hưởng những giá trị địa kinh tế, địa chính trị
của đất nước trong bản đồ chính trị kinh tế chung của khu vực và Hà Nội đã có
nhứng đóng góp khơng nhỏ cho công tác hợp tác, quan hệ quốc tế của khu vực
trong những năm vừa qua.
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ hợp

tác của các nước ASEAN, kể từ đó đến nay, Hà Nội đã nhiều lần đóng vai trị là
thành phố đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao các nước ASEAN và cũng từ những
sự kiện như vậy Hà Nội đã giúp bạn bè thế giới hiểu hơn về con người, văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ngay trong giai đoạn thế giới bất ổn nhất sau sự
kiện 11/09/2001, an ninh luôn đặt trong báo động, nhưng các quan chức quốc tế
đến dự hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hà Nội hồn tồn n tâm về cơng tác tổ
chức cũng như đảm bảo an ninh cho hội nghị. Điều đó đã đem lại tiếng vang lớn
trong cộng đồng quốc tế về một Hà Nội hiếu khách, thân thiện và an tồn. Thủ đơ
Hà Nội đã chuyền tải thơng điệp của cả nước sẵng sàng cho một kỷ nguyên mới
kỷ nguyên của hội nhập, hợp tác và cùng phát triển.
-

Hợp tác 1 vành đai 2 hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Các tỉnh phía Bắc nước ta từ lâu đã có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các địa
phương của Trung Quốc. Nhằm thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh biên
giới trên đất liền và các tỉnh nằm trong khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ giữa hai
nước trên các lĩnh vực mậu dịch, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và giao thơng
vận tải, Chính phủ 2 nước đã cùng nhau đưa ra ý tưởng hình thành và phát triển
"Hai hành lang, một vành đai kinh tế".
Mơ hình này đã bắt đầu khởi động từ tháng 5-2004, khi Thủ tướng Việt Nam Phan
Văn Khải sang thăm Trung Quốc.
Nếu nhìn trên bản đồ thì mơ hình "hai hành lang" sẽ có bố cục hình chữ Y với
18


Côn Minh, Nam Ninh, Quảng Ninh là ba đầu, Hà Nội là điểm giao thoa; còn
"vành đai" kinh tế sẽ bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và miền Bắc
Việt Nam.
Thật ra, đây chính là mơ hình rất gần gũi với các khái niệm đã tồn tại lâu nay

trong khu vực là "tam giác tăng trưởng", với việc các bên sẽ tận dụng sự gần gũi
về văn hóa, địa lý, sự bổ sung về tài nguyên để hỗ trợ lẫn cho nhau nhằm triệt để
phát huy lợi thế của từng bên, kết hợp lại thành một lợi thế chung.
Cũng vì vậy mà từ mơ hình ban đầu như một quá trình hợp tác tiểu vùng, dần dần,
"Hai hành lang- một vành đai" đã được nâng lên thành một "chiến lược hợp tác
Trung-Việt".
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng phục vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu qua cảng biển Hải Phòng đến Hà Nội và vùng Vân Nam (Trung Quốc) theo
đường sắt Hà Nội- Lào Cai. Hiện nay, lĩnh vực mà đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
đảm nhiệm là chuyên chở hàng hoá và hành khách chủ yếu trên tuyến Hải PhòngHà Nội.
Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ các dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô đã và
đang cạnh tranh quyết liệt với đường sắt. Việc vận tải hàng hoá bằng đường sắt
cũng vấp phải tình trạng tương tự khi lượng hàng hố container từ cảng Hải Phòng
về các tỉnh Bắc bộ chủ yếu đi theo đường bộ.
Như vậy có thể nói, Hà Nội đóng vai trị chủ đạo trong hợp tác 1 vành đai kinh tế
Việt Nam – Trung Quốc. Đóng vai trị là đầu mối giao thông ở Bắc bộ, Hà Nội chỉ
cách biên giới Việt Trung khoảng cách ngắn nhất là 154 km (Hà Nội – Lạng Sơn),
từ đây các tuyến đường giao thông tỏa đi từ đường bộ - quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng
Sơn, quốc lộ 18 Hà Nội – Quảng Ninh…, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường
hàng khơng.
Tuyến đường Hải Phịng – Hà Nội – Lào Cai hợp thành tuyến đường Hải PhịngCơn Minh, xun suốt dọc thung lũng sơng Hồng. Đoạn Hà Nội-Hải phịng dài
19


102 km, nối liền cảng Hải Phòng, cửa khẩu xuất nhập lớn nhất của vùng và thủ đô
Hà Nội, tạo nên mối liên kết giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung Quốc,
đây đồng thời cũng là tuyến đường huyết mạch trong đường sắt của Đồng bằng
sông Hồng.
Không phải là ngẫu nhiên mà ngay từ thời Pháp thuộc tuyến đường sắt Hà Nội Lao Cai đã được xây dựng. Đây là đầu mối giao thông quan trọng là tuyến giao
thương quốc tế giữa Thủ đô Hà Nội và thị trường lớn nhất khu vực Trung Quốc.

Rõ ràng giao thương quốc tế Hà Nội – Trung Quốc đã được xác lập từ rất lâu và
cho đến nay vẫn chứng minh tầm quan trọng của giao thông và giao thương quốc
tế này.
Hiện nay, để có phát huy thế mạnh của hợp tác 1 vành đai, 2 hành lang kinh tế
Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam cần chú trọng xây dựng, nâng cấp và điện khí
hóa hệ thống đường sắt Hải Phịng- Hà Nội- Lào Cai thành đường sắt hai chiều
mới mong đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ xuất nhập khẩu
của các tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Vân Nam- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng
và giảm tải cho Quốc lộ 5.
1.3 Bối cảnh trong nước
Đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều lợi thế trong việc
hình thành một số sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu Việt Nam, tiêu biểu trong
các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, du lịch - khách sạn - nhà hàng, vận
tải, đào tạo, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu,
chế biến dược phẩm và thực phẩm; lúa gạo, sản phẩm thịt, trái cây.... Tuy nhiên
cần phát triển đồng bộ và có những chính sách bảo hộ thương hiệu có hiệu quả để
đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thuận lợi, giảm thiểu rủi do.
Mục tiêu của Việt Nam là xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ trở thành đầu tàu phát triển kinh tế, khoa học cơng nghệ, giáo
dục, chăm sóc sức khoẻ, lơi kéo các vùng khác cùng phát triển; đồng thời đi đầu
trong lĩnh vực hợp tác quốc tế (cầu nối giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông
20


×