Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Các loại vận đơn đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.46 KB, 8 trang )

I.FIATA BILL OF LADING (FBL)
1.KHÁI NIỆM.
FIATA, tiếng Pháp "Fédération Internationale des Associations de Transitaires et
Assimilés”, tiếng Anh "International Federation of Freight Forwarders Associations", trong
tiếng Đức "Internationale Föderation der Spediteurorganisationen”. Được thành lập tại
Viên vào ngày 31/5/1926 và có trụ sở tại Zurich (Thụy Sĩ). Hiện nay, FIATA bao gồm
35.000 thành viên của trên 130 quốc gia, trong đó có Hiệp hội giao nhận Việt Nam
(VIFFAS) được thành lập từ 18/5/1994.
Là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để
cho các hội viên của liên đoàn sử dụng trong vận tải đa phương thức , đã được Phòng
thương mại quốc tế và ngân hàng chấp nhận.
2.TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG.
Vận đơn vận tải đa phương thức của FIATA (FB/L): Vận đơn này do người giao
nhận cấp khi chuyên chở hàng hóa bằng đường vận tải đa phương thức hoặc vận tải đường
biển. Vận đơn này cũng được các ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng L/C , vì khi
cấp vận đơn này người giao nhận phải đóng vai trò là người chuyên chở hoặc người kinh
doanh vận tải đa phương thức (MTO).
“MTO là bất kỳ một hợp đồng vận tải đa phương thức và nhận trách nhiệm thực
hiện hợp đồng đó như là một người chuyên chở”.
“Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên
chở hoặc một phần chuyên chở, dù người này với người kinh doanh vận tải đa phương
thức có là một hay không.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( Multimodal transport operator- MTO)
hành động như người ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của
người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.
3.SƠ ĐỒ LƯU CHUYỂN
• Những người gửi hàng lẻ giao những phần hàng không đầy container cho người
kinh doanh vận tải đa phương thức MTO tại kho CFS.
• Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận, MTO ký phát cho người gửi hàng
FBL.
• Những người xuất khẩu có vận đơn FBL thì gửi vận đơn cho người nhập khẩu.


• MTO vận chuyển hàng từ CFS đến cửa xuất khẩu.
• MTO tại cảng bốc lập Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest) vận tải đa phương
thức và trình cho Hải quan nước xuất khẩu để làm thủ tục xuất khẩu. Trình hồ sơ
hải quan để hải quan kiểm tra và chấp nhận thì MTO thực hiện việc bốc hàng lên
tàu.
• MTO cảng bốc truyền dữ liệu Manifest cho MTO cảng dỡ.
• MTO cảng dỡ dựa trên dữ liệu nhận được từ MTO cảng bốc trình cho Hải quan
nước nhập khẩu đầu tiên và làm thủ tục nhập khẩu hàng. MTO làm thủ tục Hải
quan tại Hải quan cửa khẩu khác cửa khẩu nhập đầu tiên hoặc địa điểm thông quan
nội địa (ICD).
• Trên cơ sở chấp nhận của hải quan, đại lý MTO cảng dỡ thực hiện việc kéo hàng
về kho CFS.
• Đại lý MTO cảng dỡ gửi thông báo hàng đến cho người nhập khẩu.
• Người nhập khẩu xuất trình FBL cho đại lý MTO cảng dỡ.
• Đại lý MTO cảng dỡ ký phát lệnh giao hàng cho người nhập khẩu.
• Đại lý MTO cảng dỡ thực hiện việc giao hàng.
• Người nhập khẩu nhận hàng về.
II.HOUSE BILL OF LADING (HB/L)
1.KHÁI NIỆM:
House Bill of Lading (HBL): vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do người chuyên
chở không chính thức ( Contracting carrier ) hay còn gọi là người giao nhận ký phát trên cơ
sở vận đơn chủ. Vận đơn gom hàng này do người giao nhận cấp cho người gửi hàng lẻ, khi
người giao nhận cung cấp dịch vụ gom hàng trong vận tải đường biển cũng như vận tải
hàng không. Vận đơn này chưa được phòng thương mại quốc tế thông qua, người gom
hàng cấp vận đơn này có thể đóng vai trò người chuyên chở hoặc không.Vì vậy, trong
nhiều trường hợp nó không đáp ứng yêu cầu của L/C , nên có xu hướng bị thay thế bằng
FBL và Neutral Air Waybill (trong vận tải hàng không).
2.TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG:
Sử dụng khi những người gửi hàng lẻ( hàng không đủ một container ) gửi hàng cho
người giao nhận (forwarder) không có chức năng vận chuyển.

3.SƠ ĐỒ LƯU CHUYỂN
Người gom hàng nhận hàng lẻ từ các chủ hàng và họ sẽ cấp cho người gửi hàng
một chứng từ gọi là vận đơn gom hàng ( House B/L).
Người gom hàng đóng các hàng lẻ vào container và gửi nguyên container cho
người chuyên chở thực ( hãng tàu).
Hãng tàu nhận container và sẽ cấp cho người gom hàng một vận đơn gọi là vận đơn
chủ ( Master B/L). Hãng tàu vận chuyển container đến cảng đến, dỡ khỏi tàu và giao
nguyên container cho đại lý của người gom hàng tại cảng đến trên cơ sở các người nhận đó
xuất trình House B/L.
(1). Người gửi hàng lẻ gửi những phần hàng không đầy container cho Forwarder tại CFS
(2). Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, Forwarder cảng bốc ký phát cho
người gửi hàng lẻ House Bill (HBL).
(3). Những người xuất khẩu có vận đơn HBL thì gửi vận đơn cho những người nhập khẩu
(4). Forwarder giao container hàng cho hãng tàu tại bãi container (CY) ở cảng bốc.
(5). Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, hãng tàu tại cảng bốc ký phát cho
Forwarder cảng bốc Master Bill.
(6). Forwarder cảng bốc gửi Master Bill cho Forwarder cảng dỡ.
(7). Căn cứ trên các Master Bill đã ký phát, hãng tàu cảng bốc lặp bảng lược khai hàng hoá
(cargo Manifest) và trình cho Hải quan cảng bốc.
(8). Sau khi Hải quan chấp nhận Manifest, bốc hàng lên tàu.
(9). Đại lý tàu cảng bốc truyền dữ liệu cho đại lý tàu cảng dỡ (dữ liệu Manifest).
(10). Đại lý tàu cảng dỡ căn cứ trên dữ liệu nhận được từ đại lý tàu cảng bốc lập Manifest
và trình cho Hải quan cảng dỡ. Sau khi Hải quan chấp nhận Manifest thực hiện việc dỡ
hàng xuất khẩu.
(11). Đại lý tàu cảng dỡ gửi thông báo hàng đến cho Forwarder cảng dỡ (Notice of arrival).
(12). Forwarder cảng dỡ xuất trình Master Bill cho đại lý tàu cảng dỡ.
(13). Đại lý tàu cảng dỡ ký phát lệnh giao hàng cho Forwarder cảng dỡ (DO).
(14). Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho Forwarder cảng dỡ trên cơ sở lệnh giao hàng được
xuất trình.
(15). Forwarder kéo container hàng từ CY về CFS và bung container ra chia hàng về ra

tương ứng.
(16). Forwarder gửi thông báo hàng đến cho người nhận hàng lẻ.
(17). Người nhận hàng lẻ xuất trình House Bill .
(18). Forwarder ký phát lệnh giao hàng cho những người nhận hàng lẻ.
19). Forwarder giao hàng cho những người nhận hàng lẻ trên cơ sở DO được xuất trình.
(20). Người mua nhận hàng về.
III. FORWARDER’S CERTIFICATE OF RECEIPT (FCR)
1.KHÁI NIỆM :
FCR viết tắt của chữ FIATA Forwarder’s certificate of receipt, là một trong các
chứng từ của hoạt động giao nhận vận tải (GNVT). FCR do FIATA đề xuất để sử dụng cho
các người giao nhận( NGN) quốc tế trong phạm vi tổ chức FIATA từ năm 1955.
FCR bản thân nó là một giấy chứng nhận về các chỉ dẫn gởi hàng do NGN phát
hành xác nhận rằng anh ta đã nhận hàng hóa như ghi trong FCR với tình trạng bên ngoài
trong điều kiện tốt từ người gởi hàng (NGH) và anh ta đang giữ chúng để thực hiện việc
gửi hàng không hủy ngang cho người giao nhận hàng (NNH) được chỉ định hoặc giữ lô
hàng đó tùy theo quyền định đoạt của NNH.
2.TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG
FCR không có chức năng là một chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa và cũng
không là một hợp đồng vận tải đối với hàng hóa được mô tả mặt trước của chứng từ này.
FCR chỉ đơn giản là một biên nhận được cấp cho NGH để hỗ trợ cho việc thanh toán L/C.
Tuy nhiên, FCR cũng có thể là bằng chứng của một hợp đồng gửi hàng/ xử lý hàng hóa.
Do hàng hóa sẽ được giao cho NGH được ghi danh trong FCR và việt giao hàng cho NNH
không phụ thuộc vào việc xuất trình FCR cho NGN hoặc đại lý của anh ta nên FCR là
chứng từ không có giá trị lưu thông. Có một quan niện sai phổ biến về tình trạng của FCR
là chúng sẽ được phát hành , theo lệnh (to order) của NNH hoặc ngân hàng (NH) mở L/C.
FCR không phải là chứng từ vận tải vì không xác định được sự giao hàng thực sự
mà chỉ là sự nhận hàng của NGN mà thôi. FCR sẽ được NH chấp nhận nếu được quy định
như vậy trong L/C.
FCR cho phép người giao nhận cấp cho người gửi hàng 1 loại chứng từ đặc biệt với
mục đích là xác nhận chính thức rằng người gửi hàng đã hoàn thành nghĩa vụ đồi với hàng

hóa và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục XK. Theo hợp đồng mua bán, người bán
giao hàng cho người mua hoặc 1 người vận tải (hoặc 1 người nhận ủy thác gửi giữ hàng
hóa khác (Baillee) cho dù có được chỉ định bởi người mua hay không) với mục đích
chuyển giao hàng hóa cho người mua và không bảo lưu quyền định đoạt hàng hóa, NM
được coi là đã sở hữu hàng hóa vô điều kiện theo hợp đồng.
FCR được sử dụng với mục định là giảm bớt khó khăn thường xảy ra trong giao
dịch thương mại quốc tế. Người giao nhận có thể thực hiện việc gom hàng từ nhiều người
cung ứng khác nhau. Từng người bán riêng lẻ có thể bán hàng theo điều kiện Ex Works
(EXW) và vì vậy người bán được quyền nhận tiền ngay sau khi giao hàng cho người giao
nhân.
Việc sử dụng FCR còn tránh được những rắc rối khi hoán đổi FBL trong mua bán
tay 3 theo điều kiện FOB/FCA thanh toán bằng L/C, là điều mà cả người giao nhận và

×