Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Aristoteles Onassis - Ông vua vận tải đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.36 KB, 4 trang )

Aristoteles Onassis - Ông vua vận tải đường biển

Lúc sinh thời, ông là chủ tư nhân lớn nhất thế giới trong lĩnh vực vận tải biển.
Aristoteles Onassis được coi là một trong những doanh nhân vĩ đại nhất của thế giới sau
thế chiến thứ hai. Ông đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới với nhiều tỉ
USD, nhờ những thành công phi thường trong lĩnh vực vận tải biển.
Hàng chục năm liền, Onassis không chỉ được coi là một chủ kinh doanh tài ba bậc nhất mà
còn là một nhân vật có quyền lực và ảnh hưởng rất lớn.
Lúc sinh thời, ông là chủ tư nhân lớn nhất thế giới trong lĩnh vực vận tải biển, sở hữu hàng
trăm con tàu trọng tải hàng chục vạn, hàng trăm vạn tấn, được tổ chức trong hơn 30 công
ty vận tải biển khác nhau. Dù có thể mỗi công ty, đội tàu treo cờ của một quốc gia khác
nhưng thực tế đều của cùng một ông chủ là Aristoteles Onassis. Tiếp đó,ông đầu tư bất
động sản và cũng rất thành công.
Ngoài những hòn đảo tuyệt đẹp trên biển Địa Trung Hải thuộc quyền sử dụng, ông còn sử
hữu nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ khác ở châu Âu và cả những lâu đài di động trên
những con tàu khổng lồ ngoài đại dương. Chính những lâu đài di động này là nơi nghỉ
ngơi, gặp gỡ của những nhân vật giàu có và quyền thế nhất mà Aristoteles Onassis có quan
hệ mật thiết. Ngoài ra Onassis còn là ông chủ của hãng hàng không tư nhân Hi Lạp
“Olympic Airways S.A.” và nhiều sòng bạc quốc tế.
Có vốn nhờ buôn thuốc lá
Aristoteles Onassis là một người gốc Hy Lạp, sinh ngày 15/1/1906 tại vùng Izmir thuộc
Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1922, khi có tranh chấp giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp,
những người sống sót của nhà Onassis buộc phải bỏ trốn khỏi vùng Anatolien. Lúc đó
Aristoteles mới 16 tuổi và toàn bộ tài sản của gia đình chỉ là 250 USD. Là trụ cột của gia
đình, ông đã phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Năm 1923, Aristoteles Onassis theo một
tàu vận tải sang Achentina kiếm việc. Công việc đầu tiên mà ông làm là nhân viên trực
tổng đài của một công ty viễn thông. Cuộc sống vất vả và gánh nặng gia đình của một
người di tản đã làm cho Aristoteles sớm từng trải.
Với bản tính lanh lợi, khôn ngoan, Aristoteles đã dấn từng bước vào con đường kinh doanh
từ rất sớm. Ý tưởng kinh doanh lần đầu tiên xuất hiện trong đầu Aristoteles khi ông nhận
thấy giá thuốc lá tại Buênốt-Airet quá cao so với giá thuốc lá tại quê nhà. Aristoteles lập


tức liên hệ với gia đình để gửi thuốc lá sang Achentina cho ông bán. Cứ vài tháng có một
chuyến tàu từ Hy Lạp sang Achentina là gia đình Onassis lại gửi cho Aristoteles một gói
quà toàn thuốc lá để ông bán.
Chẳng mấy chốc một “đường dây” cung cấp thuốc lá từ châu Âu sang châu Mỹ đã xuất
hiện. Aristoteles có của ăn của để và tích luỹ được vốn nhờ buôn thuốc lá. Sau hơn bốn
năm, cứ tích luỹ từng xu từng xu qua những bao thuốc lá, Aristoteles đã có hơn 1 triệu
USD, một số tiền khá lớn lúc bấy giờ.
Trở thành ông vua vận tải biển
Khi đã có vốn, dù còn rất trẻ nhưng Aristoteles đã có dịp thể hiện bản lĩnh và quyết tâm
kinh doanh của mình. Những người quen biết Aristoteles lúc đó vô cùng ngạc nhiên và
sửng sốt khi chàng trai 21 tuổi Aristoteles bỏ nghề buôn thuốc lá đang phát đạt để mở một
công ty vận tải biển riêng. Sự quyết tâm và liều lĩnh của Aristoteles được thể hiện ngay ở
việc ông đã bỏ toàn bộ gia tài hơn triệu USD dành dụm bấy lâu để mua 6 con tàu vận tải là
những chiếc tàu chở dầu của người Canada. Với bước ngoặt này, Aristoteles đã bộc lộ
những tài năng kinh doanh và khả năng đàm phán tài tình hiếm có.
Năm 1933, để có những hợp đồng vận tải lớn, Aristoteles Onassis quyết định chuyển sang
sinh sống tại Mỹ. Trụ sở của công ty được đặt tại New York. Là người rất giỏi chớp thời
cơ trên đất Mỹ ông đã có rất nhiều cơ hội kinh doanh. Thiên thời địa lợi đã tạo ra một tên
tuổi mới trong giới kinh doanh vận tải biển. Công ty vận tải biển của Aristoteles Onassis là
một trong những công ty vận tải tư nhân đầu tiên nhận được các hợp đồng của Chính phủ
Mỹ. Đặc biệt khi bắt đầu thế chiến thứ II, Onassis đã nhanh chóng nhập cuộc với các hợp
đồng chở dầu cho quân đội Mỹ và đã ký được nhiều hợp đồng vận chuyển béo bở cho
quân đồng minh.
Những chiếc tàu chở dầu cũ kỹ nhưng khổng lồ của Aristoteles Onassis bỗng nhiên trở nên
đắc dụng và có giá hơn bao giờ hết. Giá vận chuyển trong chiến tranh tăng vọt làm
Aristoteles Onassis thu được nhiều khoản lợi nhuận kếch sù. Có bao nhiêu tiền Aristoteles
Onassis lại cho đóng những con tàu chở dầu mới, cái sau to hơn cái trước. Trong chiến
tranh thế giới thứ hai, Aristoteles Onassis đã đầu tư thêm được 20 chiếc tàu vận tải mới để
đáp ứng các hợp đồng vận tải quốc tế ngày càng nhiều hơn.
Từ năm 1945 trở đi, Aristoteles Onassis thực sự trở thành một ông vua vận tải biển với

những đội tàu chở dầu khổng lồ. Lúc này ông đã có tất cả 46 chiếc tàu và chiếm một thị
phần quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển xăng dầu.
Năm 1950, cả thế giới biết đến tên tuổi đại gia Aristoteles Onassis khi ông đã cho đóng
chiếc tàu dài nhất thế giới lúc đó là 236 mét. Cho đến năm 1971, Aristoteles Onassis đã có
cả hơn một trăm chiếc tàu biển vận tải hạng nặng và siêu nặng với công suất vận chuyển
lên tới 1,25 triệu tấn hàng hoá.
Tuy vậy, cuộc đời kinh doanh của Aristoteles Onassis cũng có nhiều lúc thăng trầm. Sự
khôn ngoan, tinh quái của Aristoteles Onassis đã đem lại cho ông rất nhiều tiền. Nhưng
cũng có lúc ông phải trả giá đắt cho những phi vụ liều lĩnh của mình. Ông đã từng bị chính
quyền Mỹ bắt tạm giam và sau đó bị toà án xử phạt 7 triệu USD vì đã ngấm ngầm mua các
tàu chiến của quân đội rồi đem sử dụng cho mục đích kinh doanh.
Nhà tỉ phú với quyền lực đáng sợ
Cùng với việc giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh vận tải đường biển, Aristoteles
Onassis cũng có được nhiều quan hệ mật thiết gắn bó với các chính khách, các nhân vật
nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Aristoteles Onassis đã chi không tiếc tiền cho các quan hệ
này. Các lâu đài biệt thự và khách sạn nổi tiếng thuộc sở hữu của Aristoteles Onassis đều
là những nơi nghỉ mát, thư giãn và gặp gỡ của các đại gia và các VIP. Aristoteles Onassis
thường nhận làm việc rất nhiều nhưng ông không làm việc tại văn phòng.
Thậm chí Aristoteles Onassis không có văn phòng làm việc riêng thật sự cho mình. Các
hợp đồng, các quyết định kinh doanh đều được ông thực hiện ở các quán ba, các nhà hàng
và khách sạn quan trọng.
Aristoteles Onassis có một lâu đài đặc biệt trên một con tàu khổng lồ giữa biển khơi mang
tên Yacht Christian. Có thể gọi đây là địa chỉ chính của Onassis. Tại nơi đây, ông đã tổ
chức nhiều bữa tiệc, nhiều cuộc gặp gỡ bí mật với những nhân vật đặc biệt. Vợ chồng
Tổng thống Mỹ John F Kennedy, Thủ tướng Anh Winston Churchil và nhiều ông chủ công
nghiệp lớn nhất của thế giới phương Tây đã từng đến đây ăn nghỉ.
Onassis đặc biệt gắn bó với Vương quốc Monaco và đã có thời gian ông coi đây như một
Tổng hành dinh thứ hai của mình. Chính ông là người môi giới cho ông hoàng Monaco lấy
nữ diễn viên điện ảnh Mỹ nổi tiếng Grace Kelly. Các ông hoàng và đại gia dầu mỏ của các
nước Ả Rập cũng thường xuyên lui tới các chốn thiên đường, các lâu đài tráng lệ của

Onassis. Nhờ đó, vào những năm 1960, Aristoteles Onassis đã có được những thoả thuận
ngầm độc quyền chở dầu cho Ả Rập Xêut. Sau đó, cứ gần như mỗi tháng, Aristoteles
Onassis lại phải đặt đóng thêm một tàu chở dầu mới.
Nhưng cũng từ đó, Aristoteles Onassis đã lọt vào danh sách đen của CIA, lý do chủ yếu là
vì ảnh hưởng của ông quá lớn đến nền kinh tế nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung.
Nhiều đánh giá cho rằng ảnh hưởng và thế lực của một cá nhân tỉ phú Aristoteles Onassis
còn lớn hơn cả một quốc gia. Mỹ đã phải dùng cả những chiến dịch và thủ thuật nhỏ nhất
để tìm cách hạn chế nó.
Nhân việc phát hiện ra Onassis đã dùng tiền hối lộ một quan chức, Mỹ đã gây sức ép buộc
Ả Rập Xêut phảt cắt các hợp đồng chở dầu với Aristoteles Onassis, nhiều nhà sản xuất dầu
mỏ các nước khác bị vận động và ép không thuê Aristoteles Onassis chở. Từ khi đó, không
biết bao con tàu chở dầu của Onassis bị bỏ không. Thậm chí Onassis xin chở miễn phí mà
cũng không được.
Tưởng rằng cơ nghiệp của nhà tỉ phú Aristoteles Onassis lụn bại từ đó nhưng cuộc chiến
kênh đào Suez năm 1957 đã cứu ông. Trong khi công suất của các hãng vận tải đã được sử
dụng hết nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của các bên tham gia chiến sự thì
Aristoteles Onassis có hơn 100 chiếc tàu chở dầu bỏ không. Đúng là “buồn ngủ gặp chiếu
manh”. Bản lĩnh của nhà kinh doanh Aristoteles Onassis vẫn còn đó. Ông đã chớp vội thời
cơ hiếm có. Thậm chí Aristoteles Onassis còn tự quyết định được cả giá cả vận chuyển dầu
mỏ trong những ngày cuộc chiến kênh đào Suez đang nóng bỏng nhất.
Khi đang thoả sức hốt bạc thì Onaissis lại nói rằng: Tiền không còn là mục tiêu của tôi. Chỉ
có cuộc chơi đối với tôi là quan trọng. Cuối đời, Aristoteles Onassis về sống tại hòn đảo
Scorpions xinh đẹp của Hy Lạp và mất tại đó ngày 15/3/1975.

×