Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Khảo sát thành ngữ tục ngữ ca dao trong thơ nôm của nguyễn trãi và hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THỊ THU HIỀN

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO
TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI
VÀ HỒ XUÂN HƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội-2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THỊ THU HIỀN

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO
TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI
VÀ HỒ XUÂN HƢƠNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thông


Hà Nội-2013


Mục lục

Chữ viết tắt..................................................................................................... 4
Hệ thống bảng biểu số liệu............................................................................ 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 7
3. Mục đích, phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 9
5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 10
Chƣơng 1:KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG
THƠ NƠM NGUYỄN TRÃI .................................................................... 11
1.1. Đơi nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi ................ 11
1.1.1. Cuộc đời .............................................................................................. 11
1.1.2. Con ngƣời và sự nghiệp ...................................................................... 13
1.2. Tác phẩm Quốc âm thi tập ................................................................... 15
1.3. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập ...........................17
1.3.1. Khảo sát số lƣợng ............................................................................... 17
1.3.2. Ý nghĩa biểu đạt .................................................................................. 21
1.3.2.1. Tự răn và khuyên nhủ mọi ngƣời ..................................................... 21
1.3.2.2. Tình yêu với thiên nhiên, quê hƣơng đất nƣớc ................................ 26
1.3.2.3. An phận với cuộc sống an nhàn nơi thơn dã .................................... 28
1.3.2.4. Lịng biết ơn kính trọng với nguồn cội; trung quân ái quốc ............ 31
1.3.2.5. Nhân tình thế thái ............................................................................. 32
1.3.3. Hình thức biểu đạt ............................................................................... 35
1.3.3.1. Phƣơng thức thứ nhất ....................................................................... 37
1.3.3.2. Phƣơng thức thứ hai ......................................................................... 39



1.3.3.3. Phƣơng thức thứ ba .......................................................................... 41
1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 42
Chƣơng 2: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG
THƠ NƠM CỦA HỒ XN HƢƠNG ....................................................... 45
2.1. Đơi nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng ........... 45
2.2. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng ............................................... 48
2.3. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng49
2.3.1. Khảo sát số liệu ..................................................................................... 49
2.3.2. Ý nghĩa biểu đạt .................................................................................... 52
2.3.2.1. Bênh vực những ngƣời phụ nữ có số phận hẩm hiu, bất hạnh .......... 53
2.3.2.2. Ca ngợi ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa ............................................. 54
2.3.2.3.Thể hiện ƣớc vọng tình yêu ................................................................ 56
2.3.2.4. Châm biếm, đả kích những kẻ đạo đức giả ....................................... 57
2.3.2.5.Phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái ..................... 58
2.3.3. Hình thức biểu đạt ................................................................................. 60
2.3.3.1. Phƣơng thức thứ nhất ......................................................................... 60
2.3.3.2. Phƣơng thức thứ nhất ......................................................................... 62
2.3.3.3. Phƣơng thức thứ ba ............................................................................ 63
2.4. Tiểu kết ................................................................................................... 65
Chƣơng 3: SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG SÁNG
TÁC THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ HỒ XUÂN HƢƠNG ......... 67
3.1. Sự giống nhau trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng67
3.1.1. Cùng trải nghiệm nỗi đắng cay của cuộc đời ........................................ 67
3.1.2. Cùng sử dụng chất liệu dân gian để sáng tác thơ chữ Nôm .................. 68
3.1.3. Cùng vận dụng các phƣơng thức sáng tạo chất liệu dân gian ............... 71


3.2. Sự khác nhau trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng75

3.2.1. Hệ thống chủ đề ................................................................................... 75
3.2.2. Đặc điểm thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng .................. 78
3.2.3. Mật độ sử dụng ...................................................................................... 80
3.3. Giải thích nguyên nhân.......................................................................... 80
3.3.1. Thời đại ................................................................................................. 80
3.3.2. Thời đại, gia đình và thân phận riêng, khác biệt ................................... 81
3.3.3. Phong cách, giọng điệu thơ .................................................................. 81
3.4. TiÓu kÕt ................................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Diễn giải

1

BKCG

Bảo kính cảnh giới

2

C

Câu


3

CD

Ca dao

4

CLDG

Chất liệu dân gian

5

ThN

Thành ngữ

6

TN

Tục ngữ


HỆ THỐNG BẢNG BIỂU SỐ LIỆU
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ có sử dụng CLDG ..................17
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lƣợng các bài thơ sử dụng ThN, TN, CD ...18
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các môn loại có sử dụng CLDG ...............19

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng CLDG trong mỗi môn loại ..........19
Biểu đồ 1.5: Biểu đồ so sánh số lƣợng CLDG đƣợc sử dụng trong
mỗi môn loại....................................................................................................20
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ sử dụng CLDG .......................50
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện số lƣợng các bài thơ có sử dụng CLDG ..........51
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ từng CLDG so với tổng số bài
sử dụng CLDG ................................................................................................51
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng và tỉ lệ các bài thơ sử dụng CLDG..........52


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, việc sáng tạo
chữ viết riêng là nhu cầu tất yếu, góp phần thể hiện, củng cố sự độc lập về văn
hóa của dân tộc đó. Đối với ngƣời Việt Nam, sự ra đời của chữ Nôm và văn học
viết bằng chữ Nôm chính là kết quả của tinh thần tự tơn ấy. Chữ Nôm là văn tự
đƣợc sáng tạo dựa trên các chất liệu chữ Hán, dùng để ghi âm tiếng Việt.
Giai đoạn từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII ghi dấu thời kỳ phát
triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Giai đoạn này văn học tồn tại, phát triển
trong lịng xã hội và văn hóa phong kiến.
Theo quốc sử Việt Nam thì từ thế kỷ XIII dƣới thời nhà Trần, ở Đại
Việt đã có nhiều ngƣời làm thơ phú bằng chữ Nơm. Nói đến văn thơ chữ
Nơm, không thể không kể đến Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập. Có thể
nói, đây là tập thơ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học sử Việt
Nam. Thơ Nơm Nguyễn Trãi thể hiện tình u tha thiết dành cho nƣớc cho
dân với tinh thần nhân nghĩa sâu sắc, đồng thời cùng có cả nỗi thao thức
dằn vặt từ cảnh ngộ riêng tƣ với một cái tôi trữ tình mang màu sắc của cả
Nho, Phật và Lão.
Bƣớc sang cuối thế kỷ XVIII, tên tuổi của Hồ Xuân Hƣơng và
những bài thơ Nôm Đƣờng luật của bà đã tỏa sáng cả trang văn sử Việt.

Hồ Xuân Hƣơng nổi tiếng là “bà chúa thơ Nôm” (chữ dùng của Xuân
Diệu), với khoảng 50 bài thơ Nôm Đƣờng luật, đƣợc sƣu tầm và chép lại
vào năm 1893.
Thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng tuân thủ nghiêm chỉnh thể cách Đƣờng Luật
nhƣng lại phá tan hình thức “nghiêm trang” ấy bằng cách triệt để khai thác
các biện pháp tu từ của tiếng Việt: ngôn ngữ đời thƣờng tự nhiên đƣợc sử
dụng thích hợp, cùng với cách chơi chữ song quan mập mờ giữa thanh và tục,


khiến cho ngƣời đọc cảm thấy hứng thú khám phá những điều bất ngờ ngay
trong hàm nghĩa của từ ngữ câu thơ. Chính thơ Hồ Xuân Hƣơng đã mở đầu
cho xu hƣớng thơ Nôm trào phúng ở các thế hệ nhà thơ sau này.
Các sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng đều có ảnh
hƣởng rất nhiều từ văn học dân gian. Đặc biệt là các yếu tố thành ngữ, tục
ngữ, ca dao đƣợc vận dụng theo cả hai phƣơng thức trực tiếp và gián tiếp.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết giới thiệu về hai tác giả và
các sáng tác thơ Nôm của họ nhƣng chƣa có cơng trình nào triển khai đến tận
cùng và đối sánh sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong sáng tác thơ
Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: Khảo sát thành ngữ, tục
ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng với hi
vọng sẽ đóng góp thêm một cái nhìn tồn diện, cụ thể về từng tác giả, đặc biệt
trong sự đối sánh về sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm
của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Về hai tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xn Hƣơng, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu, nhiều tác phẩm, bài viết khá phong phú và đa dạng.
Viết về Nguyễn Trãi có các cuốn sách nhƣ: Văn chương Nguyễn Trãi,
Nguyễn Trãi và bản hùng ca đại cáo của Bùi Văn Nguyên; Nguyễn Sĩ Cẩn
viết Về thơ văn Nguyễn Trãi; Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu

Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm; Ngồi ra cịn có: Nguyễn Trãi tác phẩm và
dư luận của Lê Trí Viễn, Trần Thị Băng Thanh; Nguyễn Trãi đánh giặc cứu
nước của Nguyễn Lƣơng Bích; Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp của Trần
Huy Liệu; Nguyễn Trãi nhà văn học và chính trị thiên tài của Nguyễn Đổng
Chi, Mai Hanh, Lê Trọng Khánh; Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân


tộc của Hồng Trung Thơng, Nguyễn Hồng Phong; Kỉ niệm 600 năm sinh
Nguyễn Trãi của Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khánh Tồn.
Bên cạnh đó cịn có các bài viết nhƣ: Nguyễn Trãi người anh hùng dân
tộc vĩ đại nhà văn hóa kiệt xuất của Phạm Văn Đồng; Chất dân gian trong
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi của Lê Xn.
Ngồi ra cịn có các luận án tiến sĩ nhƣ: Thi pháp thơ Nơm Nguyễn Trãi
của Hồng Thị Thu Thủy; Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi của Phạm Thị Phƣơng Thái; Thơ Nôm Đường luật (từ Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương) của Lã Nhâm Thìn; Quốc
âm thi tập của Nguyễn Trãi trong dịng thơ Nơm Đường luật Việt Nam thời
trung đại của La Kim Liên.
Viết về tác giả Hồ Xuân Hƣơng có các tác phẩm nhƣ: Nghĩ về thơ Hồ
Xuân Hương của Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lí, Nguyễn Đức Quyền; Thiên tình sử
Hồ Xn Hương của Hoàng Xuân Hãn; Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn
vào thế tục của Đào Thái Tôn; Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm của Xuân
Diệu; Tản mạn về Lưu hương kí của Trần Khải Thanh Thủy; Hồ Xuân Hương
về tác gia tác phẩm của Nguyễn Lộc, Đào Thái Tôn, Nguyễn Văn Hanh.
Cùng các bài viết nhƣ: Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nơm Hồ Xn
Hương của Đặng Thanh Hồ, Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với thơ Nôm
Đường luật của Hồ Xuân Hương của Trƣơng Xuân Tiếu, Thơ Hồ Xuân
Hương với văn học dân gian của Nguyễn Đăng Na.
Cũng có rất nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng nhƣ:
Vấn đề Hồ Xuân Hương (Tiểu sử, văn bản, q trình huyền thoại dân gian

hóa) của Đào Thái Tơn; Hồ Xn Hương với dịng thơ Nơm Đường luật trào
phúng của Ngơ Gia Võ; Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng của
Hồ Xuân Hương của Trƣơng Xuân Tiếu; Hồ Xuân Hương và nền văn hóa dân
gian Việt Nam của Nguyễn Thị Ngọc.


3. Mục đích, phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Mục đích:
“Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãu
và Hồ Xuân Hƣơng” sẽ làm rõ hơn những thành tựu, phong cách sáng tác, sự
sáng tạo của hai tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng, đặc biệt là trong những
sáng tác thơ Nơm có vận dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong tập Quốc
âm thi tập và các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng.
Đối tượng nghiên cứu:
Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng đều sáng tác rất nhiều thể loại, chữ Hán
cũng nhƣ chữ Nôm. Nhƣng do thời gian và khn khổ của luận văn có hạn,
chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát những câu thơ Nôm có vận dụng yếu tố thành
ngữ, tục ngữ, ca dao để làm sáng tỏ sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo của hai
nhà thơ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng những
phƣơng pháp nghiên cứu:
Khảo sát, lập phiếu thống kê, nêu số liệu (số lƣợng và tỉ lệ phần trăm
%) các bài thơ, câu thơ có sử dụng hoặc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
So sánh: so sánh mật độ, số lƣợng, cách thức sử dụng, vận dụng thành
ngữ, tục ngữ, ca dao của mỗi tác giả và đối sánh hai tác giả.
Phân tích: phân tích tác dụng của những thành ngữ, tục ngữ, ca dao ấy
trong việc thể hiện tƣ tƣởng của nhà thơ.



Phƣơng pháp tổng hợp: có sự kết hợp của các phƣơng pháp khi
trình bày một luận điểm nhƣ thống kê kết hợp nêu số liệu sau khi phân
tích, so sánh…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của
Nguyễn Trãi
Chƣơng 2: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Hồ
Xuân Hƣơng
Chƣơng 3: So sánh sự giống và khác nhau trong sáng tác thơ Nôm của
Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hƣơng


Chƣơng 1
KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO
TRONG THƠ NƠM NGUYỄN TRÃI
1.1. Đơi nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, vốn ngƣời Chi Ngại (làng
Ngái), huyện Phƣợng Nhỡn (nay là huyện Chí Linh), Hải Dƣơng, sau rời làng
Ngọc Ổi, huyện Thƣợng Phúc, Hà Đông (sau đổi thành làng Nhị Khê, xã
Quốc Tuấn, huyện Thƣờng Tín, Hà Tây; nay thuộc Hà Nội). Nhị Khê là một
làng quê nằm bên tả ngạn sơng Tơ Lịch phía Hà Nội chảy về, thuần nơng và
có nhiều nghề thủ cơng đặc sắc.
Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình dịng tộc, nhiều đời là võ
quan cao cấp dƣới các triều đại. Dịng họ ơng có truyền thống cƣơng trực,
khảng khái, khí tiết, lập trƣờng thân dân, từng đứng về phía những ngƣời thế

cô, bị hà hiếp để đấu tranh dũng cảm chống lại cƣờng quyền và bạo lực, vì thế
dịng họ ấy nhiều lần bị tai họa nặng nề với nhiều mức độ khác nhau dƣới các
triều đại phong kiến.
Nguyễn Trãi chịu ảnh hƣởng lớn bởi tƣ tƣởng, văn hóa và học thuật
cùng nhân cách của ông ngoại, của cha, nhất là tƣ tƣởng thân dân, chăm lo
cho dân. Ông ngoại là Chƣơng Túc Quốc Thƣợng hầu Tƣ đồ Trần Nguyên
Đán (1325 – 1390), hoàng tộc nhà Trần, là cháu bốn đời của Chiêu Minh đại
vƣơng Trần Quang Khải – con trai thứ của Trần Thái Tông, ngƣời sáng lập
nhà Trần. Quan Tƣ đồ là ngƣời có học vấn uyên thâm, nổi tiếng thơ văn, giỏi
lịch pháp, thiên văn, độn số và là ngƣời có cơng giúp Cung Định vƣơng Tả
Tƣớng quốc Trần Phủ (tức Trần Nghệ Tông 1370 – 1372, nhƣờng ngôi cho


em, và làm Thƣợng hoàng 1372 – 1394), tiêu diệt Dƣơng Nhật Lễ để khôi
phục nhà Trần, đƣợc phong tƣớc hầu, giữ chức Tƣ đồ quyền ngang Tể tƣớng.
Thân phụ là Nguyễn Ứng Long (1355 – 1428), sau đổi tên là Nguyễn
Phi Khanh, vào năm 1400 ra làm quan dƣới triều Hồ Quý Ly. Ông là con rể
của Trần Nguyên Đán, từng đỗ Hồng giáp trong kỳ thi Đình năm Giáp Dần
(1374), niên hiệu Long Khánh thứ 2 triều Trần Duệ Tơng (1373 – 1377),
nhƣng triều đình khơng trọng dụng bổ chức quan. Mãi đến khi họ Hồ sốn
ngơi nhà Trần, thì Nguyễn Ứng Long mới đƣợc Hồ Quý Ly ban chỉ dụ mời ra
làm quan với chức Hàn lâm Học sĩ, kiêm Tƣ nghiệp Quốc tử giám. Mẹ
Nguyễn Trãi là Trần Thị Thái, con thứ ba của Trần Nguyên Đán.
Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi Đình, đỗ Thái học sinh khoa thi đầu tiên
dƣới triều nhà Hồ, năm sau đƣợc cử giữ chức Ngự sử đài Chánh chƣởng.
Năm 1407, giặc Minh xâm lƣợc, cha con Hồ Quý Ly bị giặc bắt, nhiều quan
lại nhà Hồ bị giết hoặc bị bắt đƣa về giam ở Trung Quốc. Riêng Nguyễn Trãi
trốn thốt và bắt đầu mƣời năm tìm đƣờng cứu nƣớc. Lúc này có hai cuộc
khởi nghĩa chống Minh của nhà Hậu Trần do Trùng Quang đế và Giản Định
đế lãnh đạo, nhƣng Nguyễn Trãi không theo, mãi đến năm 1418, ông mới vào

Lam Sơn phò giúp Lê Lợi. Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa, do lực yếu thế cơ,
có lúc đội quân khởi nghĩa bị giặc Minh đánh tan tác, mỗi ngƣời một nơi.
Năm 1412, ông trở lại Lam Sơn lần thứ hai, yết kiến Bình Định vƣơng tại Lỗi
Giang, dâng Bình Ngơ sách, đƣợc Lê Lợi tin dùng, đối đãi vào hàng quân sƣ,
cùng bàn bạc việc quân cơ. Kháng chiến thành cơng, khi triều đình định cơng
ban thƣởng, dù công lao vào bậc nhất, nhƣng ông chỉ đƣợc ban quốc tính (họ
Lê), phong tƣớc Quan phục hầu, chức Thƣợng thƣ Bộ Lại, kiêm Nhập nội
Hành khiển và trông coi Môn hạ sảnh, tức những chức quan đối nội, lo việc
triều đình, ở bậc hai, bậc ba trong hàng ngũ quan chức đời Lê. Nhƣng sau đó
khơng lâu do bị Lê Thái Tổ nghi oan trong việc Đèo Cát Hãn nổi loạn đòi


phiên trấn cát cứ, ơng bị tù, cịn những vị khai quốc công thần nhƣ Phạm Văn
Xảo và Trần Nguyên Hãn thì bị bức tử. Khi đƣợc tha thì ơng bị mất gần hết chức
tƣớc, quốc tính. Gần cuối đời, có thể nói, Nguyễn Trãi gặp nhiều bi kịch, vì thế,
ông xin về Côn Sơn làm bạn với trăng thanh gió mát, vui thú với tùng mai, thỉnh
thoảng mới về Thăng Long khi triều đình có việc cần. Đến năm 1440, lúc này Lê
Thái Tông đã trƣởng thành, đã dẹp yên bè đảng Lê Sát, nhà vua triệu ông ra làm
quan trở lại, dù lần này chức tƣớc không cao, nhƣng Nguyễn Trãi vẫn hăm hở ra,
chỉ vì dân vì nƣớc và viết bài Tạ ân biểu nổi tiếng.
Cũng vì sự trở lại lần này mà sau đó ơng cùng gia tộc bị cái án oan
nghiệt Lệ Chi viên vào tháng 9 năm 1442. Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm
Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đơng, duyệt qn ở
thành Chí Linh, Hải Dƣơng. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Cơn Sơn, nơi ở
của ông. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch), vua đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia
Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một ngƣời thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy
đã 40 tuổi, đƣợc vua Lê Thái Tơng u q vì sự xinh đẹp, có tài văn chƣơng,
luôn đƣợc vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm
với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ơng mới có 20 tuổi. Các quan bí mật

đƣa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sƣ, nửa đêm vào đến cung mới
phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và
gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này.
Đến tháng 7 năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho
Nguyễn Trãi, truy tặng ông tƣớc Tán Trù bá và bổ dụng ngƣời con cịn sống
sót của ơng là Nguyễn Anh Vũ.
1.1.2. Con ngƣời và sự nghiệp
Tìm hiểu cội nguồn của sự hình thành thiên tài Nguyễn Trãi có lẽ khơng
ngồi những nhân tố sau:


- Ảnh hƣởng từ dòng họ với truyền thống cƣơng trực, khảng khái, khí
tiết cứng cỏi, đấu tranh chống lại cƣờng quyền, bạo lực, chống cái xấu cái ác
làm hại nƣớc hại dân.
- Ảnh hƣởng sâu đậm tƣ tƣởng, văn hố và học thuật cùng nhân cách
của ơng ngoại, của cha, nhất là tƣ tƣởng thân dân, chăm lo cho dân.
- Từng sống đời sống thanh bần, trong sạch giản dị ở Côn Sơn, ở Nhị
Khê từ thuở thiếu thời, cũng nhƣ lúc cáo quan về Côn Sơn, sống gần gũi với
nhân dân; đặc biệt là mƣời năm phiêu bạt tìm đƣờng cứu nƣớc nên ơng thấu
hiểu dân tình, đồng cảm những cảnh ngộ của nhân dân.
- Tiếp thu nhiều nguồn văn hoá tƣ tƣởng: trong kinh sách Tam giáo,
nhất là Nho giáo; từ truyền thống văn hoá tƣ tƣởng nhân dân; từ tinh hoa văn
hoá thời đại Lý - Trần; từ hiện thực thời đại lịch sử; từ thực tế trải nghiệm
cuộc sống của bản thân rồi dung hòa, nâng cao thành hệ tƣ tƣởng của thời đại
phục hƣng dân tộc sau chiến thắng giặc Minh. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi
cũng chính là tƣ tƣởng tiêu biểu cho tƣ tƣởng Đại Việt ở nửa đầu thế kỷ XV.
Vì thế, tuy khái niệm nhân nghĩa là của Nho gia nhƣng quan niệm của ơng có
khác chút ít so với Khổng Mạnh, và hoàn toàn khác xa với Tống Nho, tƣ
tƣởng đó mang tinh thần thân dân, vì dân. Theo ơng, yêu nƣớc chính là yêu
dân, thể hiện khát vọng xây dựng đất nƣớc hồ bình, phát triển, nhân dân

đƣợc ấm no, hạnh phúc, muốn “yên dân”, thì phải “trừ bạo”.
Nguyễn Trãi hội tụ những phẩm chất của một nhà thơ, nhà chính luận,
nhà quân sự, nhà địa lí, nhà sử học, nhà ngoại giao. Ơng có nhiều tác phẩm thuộc
nhiều thể loại nhƣ: Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí
Linh sơn phú, Ức Trai di tập, đặc biệt là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập.
Năm 1980 UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là Anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới.


1.2. Tác phẩm Quốc âm thi tập
Xét từ phƣơng diện sáng tác thơ văn, Nguyễn Trãi là một tác gia xuất
sắc trên nhiều loại hình văn học. Khi ra đi, ông đã để lại cho dân tộc ta một
khối lƣợng lớn các tác phẩm có giá trị văn chƣơng cao mà trong đó có thể
kể đến Quốc âm thi tập - một tuyển tập gồm 254 bài thơ làm bằng chữ
Nôm đƣợc chia làm bốn môn loại là Vô đề, Môn thời lệnh, Môn hoa mộc và
Môn cầm thú.
Vô đề: gồm 14 tiểu mục, 192 bài thơ.
Mơn thì lệnh: gồm 9 tiểu mục, 21 bài thơ.
Môn hoa mộc: gồm 23 tiểu mục, 34 bài thơ.
Môn cầm thú: gồm 7 tiểu mục, 7 bài thơ.
Không chỉ đƣợc đánh giá là tác phẩm viết bằng ngơn ngữ dân tộc có
chỗ đứng quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, Quốc âm thi tập cịn
đƣợc coi là tác phẩm đã có cơng đầu trong cơng cuộc khẳng định sự tồn tại
của dịng văn học tiếng Việt cũng nhƣ vai trò và khả năng thẩm mĩ, phản ánh
xã hội và tâm trạng của con ngƣời.
Vì là một tác phẩm viết bằng ngơn ngữ dân tộc, ra đời trong những
bƣớc đi đầu tiên của nền văn học viết cho nên có thể chắc chắn rằng trong
Quốc âm thi tập không thể thiếu các chất liệu của văn học dân gian nhƣ thành
ngữ, tục ngữ, ca dao. Điều này cũng đƣợc giải thích rất xác đáng rằng, bất cứ
nền văn học thành văn của bất cứ quốc gia nào cũng lấy văn học dân gian làm

nền tảng, đặc biệt là đối với một đất nƣớc bị ngoại bang xâm chiếm kéo dài
gần 1000 năm nhƣ Việt Nam.


Qua Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã gửi gắm những quan niệm về
đạo đức, những bài học về luân thƣờng đạo lý, những lời giáo huấn sâu sắc
cho cháu con:
Tích đức cho con hơn cho tích của.
(Tự thán bài 41)
Hãy năng tích đức để cho con.
(BKCG bài 22)
Trồng cây đức để con ăn.
(Mạn thuật bài 5)
Nguyễn Trãi đã dùng ngôn ngữ dân tộc và dùng những chiêm nghiệm,
những suy tƣ, trăn trở ông đã tiếp thu đƣợc từ trong văn học dân gian để tạo
thành những bài học răn dạy nhân dân. Qua đó biểu đạt những kinh nghiệm
về đời sống, diễn tả những khát vọng và lí tƣởng của nhà thơ về con ngƣời, tự
nhiên và xã hội.
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thực sự là những bài học về luân lý
và đạo đức. Trên cơ sở tiếp thu chất liệu của văn học dân gian, trƣớc hết là ở
nội dung tƣ tƣởng, Nguyễn Trãi đã chuyển tải tiếng nói của cha ơng xƣa đến
các thế hệ con cháu mai sau. Mặt khác, Nguyễn Trãi không chỉ vận dụng mà
cịn có sáng tạo độc đáo. Những bài học ơng nêu ra khơng phải có tính chất
giáo huấn sng mà ơng cố gắng ghép nó, đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể
của cuộc sống. Ngoài ra, Quốc âm thi tập cịn vận dụng ngơn ngữ của thành
ngữ, tục ngữ, ca dao của văn học dân gian một cách nhuần nhuyễn và sáng
tạo. Phải nói rằng, Nguyễn Trãi đã tạo nên nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân
gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục



đƣợc những ảnh hƣởng của ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hƣớng ngày
càng đƣợc dân tộc hóa và đại chúng hóa.
1.3. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập
1.3.1. Khảo sát số lƣợng
 Những bài sử dụng chất liệu dân gian
Theo Phụ lục 1, qua việc khảo sát 254 bài thơ, chúng tơi nhận thấy:
Có 151 bài thơ sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao (chiếm 59,45%), nhiều
hơn hẳn so với 103 bài không sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Chúng tơi có biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ có sử dụng CLDG nhƣ sau:

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ có sử dụng CLDG.
 Số lượng CLDG được sử dụng
Trong 59,45% các bài thơ có sử dụng CLDG, chúng tơi nhận thấy:
Số bài sử dụng tục ngữ là 81 bài;
Số bài sử dụng thành ngữ là 118 bài;


Số bài sử dụng ca dao là 9 bài.
Chúng tôi có biểu đồ thể hiện số lƣợng các bài thơ sử dụng thành ngữ, tục
ngữ, ca dao nhƣ sau:

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lượng các bài thơ sử dụng ThN, TN, CD
Thành ngữ: Những bài sử dụng nhiều thành ngữ nhất là BKCG (với
36/61 bài, chiếm 59,02%), và Tự thán (với 29/41 bài, chiếm 70,73%).
Tục ngữ: Những bài sử dụng nhiều tục ngữ nhất là BKCG (với 38/61 bài,
chiếm 62,29%), và Tự thán (với 10/41 bài, chiếm 24,39%).
Ca dao: Những bài sử dụng nhiều ca dao nhất là Thuật hứng (với 2/25
bài, chiếm 8%), và BKCG (với 2/61 bài, chiếm 3,28%).
 Sử dụng CLDG của Vô đề, Mơn thì lệnh, Mơn hoa mộc, Mơn cầm thú
trong Quốc âm thi tập

Trong bốn môn loại của Quốc âm thi tập, chúng tơi nhận thấy, phần Vơ đề có tỉ lệ
các bài thơ sử dụng chất liệu dân gian nhiều nhất, sau đó đến Mơn cầm thú, Mơn hoa
mộc và cuối cùng là Mơn thì lệnh.
Chúng tơi có biểu đồ so sánh tỉ lệ các mơn loại có sử dụng chất liệu dân gian nhƣ sau:


Biểu đồ 1.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các mơn loại có sử dụng CLDG
Trong mỗi mơn loại, chúng tơi nhận thấy:
+ Phần Vơ đề: có 142/192 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 73,96%).
+ Phần Môn thì lệnh: có 1/21 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 4,76%).
+ Phần Mơn hoa mộc: có 7/34 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 20,59%).
+ Phần Mơn cầm thú: có 3/7 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 42,86%).
Chúng tơi có biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng chất liệu dân gian trong mỗi môn
loại nhƣ sau:

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng CLDG trong mỗi môn loại.


Những bài thơ có sử dụng chất liệu dân gian nhiều nhất trong mỗi môn loại:
+ Phần Vô đề: Những bài sử dụng nhiều chất liệu dân gian nhất là: BKCG với
53/61 bài (chiếm 86,88%), Tự thán với 28/41 bài (chiếm 68,29%).
+ Phần Mơn thì lệnh: Trong 21 bài thì chỉ có một bài có sử dụng chất liệu dân
gian, đó là bài Nước trời một sắc (chiếm 4,76 %).
+ Phần Mơn hoa mộc: Các bài có sử dụng chất liệu dân gian là: Cúc, Hoa
đào, Hoàng tinh, Cây đa già, Hoa mộc, Hoa nhài, Hoa sen.
+ Phần Môn cầm thú: Các bài có sử dụng chất liệu dân gian là: Chim hạc già,
Mèo, Trâu trong nghiên.
 Số lượng CLDG cụ thể trong mỗi mơn loại:
+ Phần Vơ đề: có 78 bài có sử dụng tục ngữ, 112 bài sử dụng thành ngữ, 7 bài sử dụng ca dao.
+ Phần Mơn thì lệnh: có 1 bài sử dụng thành ngữ

+ Phần Môn hoa mộc: 3 bài sử dụng thành ngữ, 2 bài sử dụng tục ngữ, 2 bài
sử dụng ca dao.
+ Phần Môn cầm thú: 2 bài sử dụng thành ngữ, 1 bài sử dụng tục ngữ
Chúng tơi có biểu đồ so sánh số lƣợng chất liệu dân gian đƣợc sử dụng
trong mỗi môn loại nhƣ sau:

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ so sánh số lượng CLDG được sử dụng trong mỗi môn loại


Chúng tôi nhận thấy, trong Quốc âm thi tập, phần Vơ đề có sử dụng
nhiều chất liệu dân gian nhất, sau đó đến phần Mơn hoa mộc và Mơn cầm thú,
cuối cùng là phần Mơn thì lệnh.
1.3.2. Ý nghĩa biểu đạt
Qua việc khảo sát theo Phụ lục 1 và việc phân tích số liệu, chúng tơi
nhận thấy trong Quốc âm thi tập, có 316 câu thơ tác giả sử dụng chất liệu dân
gian để giãi bày tâm trạng, thể hiện nỗi lịng mình với thiên nhiên đất nƣớc và
con ngƣời.
So với thơ chữ Hán, tập thơ Nôm đại thành của Nguyễn Trãi có khả năng
thể hiện sâu sắc tâm hồn dân tộc, cảm quan về thiên nhiên, quê hƣơng, đất
nƣớc. Nhờ sử dụng ngơn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi có thể bộc lộ các cung bậc
tình cảm, các sắc thái trữ tình, thế giới nội tâm và mọi nỗi ƣu phiền một cách
tự do, linh động hơn.
Hầu hết các bài thơ trong Quốc âm thi tập đƣợc làm vào những năm cuối
đời, thời kỳ nhiều bi kịch nhất của Nguyễn Trãi, vì vậy khơng gian xã hội ở
đây đƣợc biểu hiện trong khung cảnh thôn quê dân dã, với những tâm tƣ tình
cảm, thái độ xử thế của vị ẩn sĩ vẫn đau đáu nỗi đời.
Nguyễn Trãi mƣợn chất liệu dân gian để tự răn mình, khuyên nhủ cháu
con; thể hiện tình yêu với thiên nhiên đất nƣớc tƣơi đẹp; an phận với cuộc
sống ẩn dật, an nhàn nơi thôn dã; bày tỏ lịng biết ơn kính trọng với tổ tơng,
thể hiện tấm lịng trung qn ái quốc với đấng minh quân.

1.3.2.1. Tự răn và khuyên nhủ mọi người
Theo số liệu thống kê ở Phụ lục 1, trong 316 câu thơ sử dụng chất liệu
dân gian, chúng tôi nhận thấy có 144 câu thơ Nguyễn Trãi dùng để tự răn
mình và khuyên răn con cháu (chiếm 45,57%). Nội dung này chiếm tỉ lệ nhiều


nhất trong tổng số các câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao của
Nguyễn Trãi.
Quốc âm thi tập thật sự là những bài học về luân lý, đạo đức. Trên cơ sở
tiếp thu chất liệu của văn học dân gian, trƣớc hết ở nội dung tƣ tƣởng, Nguyễn
Trãi đã chuyển tải tiếng nói của cha ơng xƣa đến các thế hệ con cháu mai sau.
Mặt khác, Nguyễn Trãi khơng chỉ vận dụng mà cịn có sáng tạo độc đáo.
Những bài học ơng nêu ra khơng phải có tính chất giáo huấn sng mà ơng cố
gắng ghép nó, đặt nó trong một hồn cảnh cụ thể của cuộc sống. Chính vì thế,
những kinh nghiệm đƣợc Nguyễn Trãi nêu ra trong bài thơ rất gần gũi với dân
gian, dễ đƣợc nhân dân tiếp nhận và qua đó phản ánh cốt cách thân dân của
nhà yêu nƣớc vĩ đại xứng danh “Ức trai tâm thƣợng quang khuê tảo”
Ca dao có câu:
“Thật vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lịng vàng.”
Quốc âm thi tập có câu:
Ngọc lành nào có tơ vết
Vàng thật âu chi lửa thiêu.
(Tự thuật bài 5)
Nguyễn Trãi đã mƣợn ý của ca dao để giãy bày tấm tình của mình thật tài
tình. Tấm lịng thơm thảo, yêu nƣớc thƣơng dân, trung quân ái quốc của ông
giống nhƣ “ngọc lành”, nhƣ “vàng thật” thì cần gì phải đem thử lửa! Tấm
lịng của ơng vẫn vằng vặc chiếu sáng muôn đời.
Sống trong chế độ quân chủ chuyên chế, lịng tin của ơng ở vua khơng
cịn, xung quanh là những kẻ gian thần đố kị, ghen ghét, luôn tìm cách hại



ông. Nhƣng ông không chịu khuất phục mà luôn giữ “tấm lịng thơm” của
mình. Đó là tấm lịng trung với nƣớc, hiếu với dân, ln vì hai chữ “nhân
nghĩa”. Chính điều đó tạo nên phú q vàng bạc mn đời:
Có con mới biết ơn cha nặng
Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều.
(BKCG bài 37)
Khỏi triều quan mới hay ơn chúa
Sinh được con thì cảm đức cha
(Trần tình bài 3)
Sự đời ai cũng thế cả: có con mới biết cơng ơn cha mẹ nặng sâu. Và cũng
nhƣ thế, ở ẩn rồi, không hƣởng bổng lộc vua ban rồi mới cảm thấu đƣợc hết
cái nghĩa của vua. Trong BKCG bài 37, ta thấy Nguyễn Trãi dù khơng cịn
làm quan, dù đang vui với thú điền viên, nhƣng tấm lịng thì vẫn hƣớng về
vua, vẫn đau đáu nỗi đời lo cho dân cho nƣớc.
Khơng những tự răn mình tránh xa khỏi những cám dỗ của đời sống,
Nguyễn Trãi cịn có nhiều câu thơ khuyên nhủ ngƣời đời.
- Khuyên răn về lẽ sống:
Tục ngữ có câu: “Ở bầu thì trịn ở ống thì dài.”
Quốc âm thi tập có câu:
Ở bầu thì dáng ắt nên trịn.
(BKCG bài 21)
Hay:
Ắt đã trịn bằng nước ở bầu.
(Trần tình bài 4)


×