Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của xuân diệu và chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.59 KB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ư NG TH

QU NH

KH NG GIAN VÀ THỜI GIAN NGH THU T
TRONG TH

V

ỐN
CH

A CỦA XUÂN I U VÀ
AN VI N

U N VĂN THẠC S
C u
u v

HÀ NỘI- 2018





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Ư NG TH

QU NH

KH NG GIAN VÀ THỜI GIAN NGH THU T
TRONG TH

V

ỐN
CH

A CỦA XUÂN I U VÀ
AN VI N

U N VĂN THẠC S
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số

Gả

v

: 60 22 01 20

TS N u

HÀ NỘI- 2018

V


N



ỜI CẢ

N

Trang đầu tiên của Luận văn này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS. Nguyễn Văn Nam – Thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn em thực hiện
Luận văn. Cảm ơn thầy đã có những gợi ý về đề tài cũng nhƣ hƣớng dẫn em
triển khai đề tài qua góp ý đề cƣơng. Thầy đã có những động viên, thông cảm
giúp em khi trong thời gian làm bài em phải giải quyết nhiều việc cá nhân.
Cảm ơn gia đình đã ln ủng hộ, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng
nhƣ tinh thần giúp em vững bƣớc trong suốt thời gian làm Luận văn. Ngoài
ra, là bạn bè đã cùng em chia sẻ tài liệu, động viên để em thuận lợi hơn trong
quá trình làm bài.
Thân ái gửi lời cảm ơn đến thầy giáo, gia đình và các bạn!


ỤC ỤC
Ở ĐẦU ........................................................................................................... 3
o

1.

ọ đề t ........................................................................................ 3

2. Đố t ợ

3. P

ơ

,

ụ đí , p ạ

p áp

4. Cấu trú u

v

ứu............................................... 6

ứu .......................................................................... 7
v

....................................................................................... 7

Chƣơng 1: VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT................... 9
1 1 Cá p ạ

trù k ô

v t ờ

ệ t u t ................................ 9


1.1.1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật .......................................... 9
1.1.2. Khái lược chung về thời gian nghệ thuật trong thơ .......................... 11
1.2.

ố qu

t u t tro

ệ đặ b ệt k
á b

t ơ về

k ít

ữ k ơ

v t ờ



ù ...................................................................... 15

1.2.1. Khơng gian- một biểu hiện của mùa .................................................... 15
1.2.2. Mùa- Một biểu tượng bước đi của thời gian ........................................ 16
13 H
Xuâ

trì




tạo, p o

á

ệt u t ủ C ế

V

v

ệu......................................................................................................... 18

1.3.1. Hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên ....... 18
1.3.2. Hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu ........... 24
1.4 Tiểu kết (Điểm giống và khác trong hành trình sáng tạo và phong cách

nghệ thuật của hai nhà thơ) ...................................................... Error! Bookmark not defi
Chƣơng 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
VỀ MÙA CỦA CHẾ LAN VIÊN VÀ XUÂN DIỆU TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM ................................................................................................... 30
2 1 Cả



ủ đạo ủ

ệt u t ã


ạ ......................................... 30

2.1.1 Vỡ mộng trong hành trình tìm kiếm lý tưởng cá nhân ......................... 30
2.1.2. Phủ định, khước từ, ly khai thực tại. .................................................... 34
22T ờ

ệ t u t ................................................................................. 40

2.2.1 Nhận định tổng quát ............................................................................... 40
2.2.2 Màu sắc thẩm mỹ chủ đạo của các mùa trong thơ: .............................. 42

1


2.3 Không gian ng ệ t u t ............................................................................ 49
2.3.1 Những hình ảnh thiên nhiên nổi bật trong các bài thơ về mùa .......... 50
2.3.2 Những màu sắc thẩm mỹ chủ yếu của không gian nghệ thuật ........... 59
2 4 Đặ sắ tro

ệ t u t b ểu

ệ ......................................................... 60

2.4.1 Ngôn ngữ ................................................................................................. 60
2.4.2 Giọng điệu................................................................................................ 69
2.4.3 Thể thơ ..................................................................................................... 73
TIỂU K T ...................................................................................................... 78
Chƣơng 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
VỀ MÙA CỦA CHẾ LAN VIÊN VÀ XUÂN DIỆU SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM ................................................................................................... 79

3 1 Cả



sử t

v t ế sự ........................................................................ 79

3.1.1 Những biểu hiện của Cảm hứng sử thi ................................................. 79
3.1.2. Những biểu hiện của Cảm hứng thế sự ................................................ 82
32T ờ

ệ t u t ................................................................................ 86

3.2.1 Nhận định tổng quát: ............................................................................. 86
3.2.2 Màu sắc thẩm mỹ chủ đạo của các mùa trong thơ: ............................. 94
33K ô

ệ t u t ............................................................................ 102

3.3.1 Nhận định tổng quát .............................................................................. 102
3.3.2 Những hình ảnh nổi bật trong các bài thơ về mùa ............................. 105
3.3.3 Những màu sắc thẩm mỹ chủ yếu của không gian nghệ thuật .......... 108
3 4 Đặ sắ tro

ệ t u t b ểu

ệ ........................................................ 111

3.4.1 Ngôn ngữ ................................................................................................ 111

342Gọ

đ ệu .............................................................................................. 114

3.4.3 Thể t ơ ................................................................................................... 117
TIỂU K T ..................................................................................................... 124
K T U N ..................................................................................................... 126
TÀI I U THA

KHẢO ............................................................................. 128

2


Ở ĐẦU
1.

o

ọ đề t

Đến với văn chƣơng là đến với một thế giới đầy màu sắc, sinh động,
hấp dẫn nhƣng khơng kém phần huyền bí. Ở đó, mỗi tác phẩm chân chính là
cánh cửa để chúng ta bƣớc vào đời sống nội tâm con ngƣời phong phú, mn
hình vạn trạng; bởi ý nghĩa nhân văn cao cả nhất của văn chƣơng chính là xây
dựng tâm hồn con ngƣời, nhƣ Thạch Lam đã nói: Văn chương giúp “thanh
lọc” tâm hồn mỗi chúng ta. Văn chương có sức mạnh vơ hình. “Nó”là tiếng
nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn
có nhưng nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có [12;15]. Thơ ca luôn
là thế giới của sự sáng tạo, giúp cho những ngƣời nghệ sĩ thăng hoa để khẳng

định tài năng cũng nhƣ là nơi để chia sẻ những cảm xúc và tâm trạng. Mỗi
một nhà thơ là một chủ thể trữ tình để dẫn dắt bạn đọc đến với những xúc cảm
nên thơ và mềm mại, nhƣng không bởi thế mà thơ đánh mất đi phần mạnh
mẽ, quyết đoán và lý trí. Mỗi một nhà thơ lại có những tơ điểm riêng cho
“vƣờn địa đàng” của mình và tùy vào các giai đoạn phát triển khác nhau của
nền văn học, của bối cảnh lịch sử xã hội, mà thơ lại có sự vận động, thể hiện
và phát triển riêng. Trong sự đa dạng và cuốn hút của thi đàn Việt Nam, ngƣời
viết lựa chọn nghiên cứu về đề tài: "Không gian và thời gian nghệ thuật trong
thơ về bốn mùa của Xuân Diệu và Chế Lan Viên”.
Xuân Diệu và Chế Lan Viên- hai gƣơng mặt sáng của phong trào "Thơ
mới", hai giọng thơ- hai dấu ấn riêng để bao thế hệ yêu thơ nhận ra cái hay,
cái đẹp của mỗi ngƣời, dẫu mạch tƣ tƣởng theo từng giai đoạn lịch sử xã hội
tƣơng đối trùng hợp. Có biết bao đặc điểm trong nội dung và thế giới nghệ
thuật thơ Xuân Diệu và thơ Chế Lan Viên thu hút những tác giả nghiên cứu
văn học. Nhƣng ngƣời viết đặc biệt ấn tƣợng về vấn đề không gian và thời
gian nghệ thuật trong các bài thơ về bốn mùa của hai nhà thơ. Mỗi mùa trong

3


năm mang một vẻ đẹp và cách biểu cảm, sức lay động riêng, nhiều nhà văn,
nhà thơ đã mƣợn mùa để nói mình. Xn Diệu và Chế Lan Viên là hai trong
số nhiều nhà thơ khai thác hình tƣợng “mùa” thành công để gửi gắm tâm tƣ,
lý tƣởng, chiêm nghiệm sự trôi chảy của thời gian. Trong suốt sự nghiệp sáng
tác, hai nhà thơ đã có một số lƣợng tác phẩm đáng kể viết về mùa, với nhà thơ
Xuân Diệu khoảng 50 bài thơ và nhà thơ Chế Lan Viên khoảng 60 bài.
Xuất phát từ lòng yêu mến với hai tài năng trƣởng thành từ phong trào
thơ mới và ấn tƣợng với mạch thơ về mùa qua từng giai đoạn lịch sử và văn
học của dân tộc, ngƣời viết đã mạnh dạn theo đuổi nghiên cứu về thơ ông với
đề tài: "Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa của Xuân

Diệu và Chế Lan Viên”
Từ đó, việc khám phá “Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về
bốn mùa của Xuân Diệu và Chế Lan Viên” không chỉ giúp ngƣời nghiên cứu
khẳng định về phong cách thơ đặc sắc của hai nhà thơ, mà còn xác định vị trí
và những đóng góp của Xn Diệu và Chế Lan Viên trong tiến trình thơ ca
Việt Nam hiện đại. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về bốn mùa
của Xuân Diệu và Chế Lan Viên đƣợc nhìn nhận, nghiên cứu từ góc độ một
chỉnh thể nghệ thuật, nhấn mạnh vào vấn đề không gian và thời gian với
những quy luật vận động nội tại của nó, chứ khơng phải nhìn nhận trong sự
riêng biệt, tách rời giữa hình thức với nội dung, cũng khơng phải chỉ là một
hiện tƣợng xã hội lịch sử đơn thuần.


sử vấ đề

Trong sự nghiệp thơ ca của mình, nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Chế
Lan Viên đã cho ra đời số lƣợng tập thơ ấn tƣợng, với nhà thơ Xuân Diệu là
13 tập thơ và một tuyển tập thơ. Đó là: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió
(1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Dưới sao vàng (1949), Mẹ con (1954), Sáng
(1954), Ngôi sao (1955), Cầm tay (1962), Mũi Cà Mau (1962), Riêng chung

4


(1962), Tôi giàu đôi mắt (1970), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982) và
Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
Nhà thơ Chế Lan Viên cống hiến sức lao động nghệ thuật đáng nể về
lĩnh vực thơ ca với 15 tập thơ và hai tuyển tập thơ, đó là: Điêu tàn (1937),
Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo
bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Ngày vĩ

đại (1976), Hoa trước lăng Người (1976), Dải đất vùng trời (1976), Hái theo
mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985;
tập II, 1990), Ta gửi cho mình (1986), Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995).
Điểm qua lịch trình nghiên cứu thơ của hai nhà thơ Xuân Diệu và Chế
Lan Viên, ngƣời viết đã đƣợc tìm hiểu về những bài viết lớn nhỏ về ông.
Tổng hợp các tài liệu cho thấy, các cơng trình nghiên cứu về cuộc đời văn
nghiệp của hai nhà thơ hết sức đồ sộ về số lƣợng và quy mô về chất lƣợng
nhƣng là sự tách biệt, riêng rẽ của từng nhà thơ. Ngƣời viết xin đƣợc kể tên
một số nghiên cứu về thơ của Xuân Diệu của PGS.TS Lý Hoài Thu- Ngƣời
nặng lịng với thơ Xn Diệu. Đó là các nghiên cứu: Xn Diệu – Vị hồng đế
tình u của triều đại thơ ca lãng mạn 1932-1945 (Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1/1995). Nỗi buồn và sự cơ đơn trong thơ Xn Diệu trước
1945 (Tạp chí Văn học, số 5/1995). Sáng tạo và đóng góp của thi sĩ Xuân
Diệu vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại (Tạp chí Trung học phổ thơng, số
3/1995). Xn Diệu – Nỗi đam mê trần thế (Tạp chí Văn hố Nghệ thuật, số
3/1995). Thời gian - đời người – nhịp sống trong thơ Xuân Diệu trước 1945
(Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10/1996). Thế giới không gian nghệ thuật
của Xuân Diệu qua “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” (Tạp chí Văn học, số
12/1996). Thời gian nghệ thuật trong “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” của
Xn Diệu (Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 6/1997). Các đề tài nghiên cứu về
thơ và đời của nhà thơ Chế Lan Viên có thể kể đến nhƣ: Chế Lan Viên- Hoa

5


mọc trên đá- Giáo sƣ Hà Minh Đức. Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên- Đoàn
Trọng Huy. Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên- Hồ Thế Hà. Sự vận động
của cái tơi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên- Ngơ Thái Lễ….
Nhằm hƣớng tới nét độc đáo cho đề tài luận văn của mình, ngƣời viết
muốn khu biệt đề tài vào mảng nghệ thuật giàu xúc cảm và tinh tế trong thơ

của hai nhà thơ Xuân Diệu và Chế Lan Viên , đó là vấn đề khơng gian và thời
gian trong các bài thơ về bốn mùa. Từ đó có những liên kết, đối sánh giữa hai
nhà thơ qua từng giai đoạn khác nhau để thấy những điểm đặc sắc của Không
gian, thời gian trong các bài thơ về bốn mùa cũng nhƣ thấy rõ luồng vận động
chung- riêng trong tƣ tƣởng cũng nhƣ cá tính sáng tạo của hai nhà thơ.
2. Đố t ợ

,

ụ đí , p ạ

v

ứu

2.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề thuộc “Không gian và thời
gian và thời gian nghệ thuật trong các bài thơ về bốn mùa của Xuân Diệu và
Chế Lan Viên.
2.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là khảo sát toàn bộ các tập thơ trong sự nghiệp của
hai nhà thơ. Đặc biệt chuyên sâu, chắt lọc những bài thơ viết về mùa của
Xuân Diệu và Chế Lan Viên.
Bên cạnh đó, ngƣời viết đọc và tham khảo những bài nghiên cứu, bài
báo về hai nhà thơ trên sách báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
2.3.Mục đích nghiên cứu
Ngƣời viết thực hiện đề tài nhằm chỉ ra những phƣơng diện xây dựng
nên không gian và thời gian nghệ thuật trong các bài thơ về bốn mùa của
Xuân Diệu và Chế Lan Viên. Đó là những vấn đề thuộc: Cảm hứng chủ đạo
của nghệ thuật lãng mạn (giai đoạn trƣớc 1945); Cảm hứng sử thi thế sự (giai

đoạn sau năm 1945); Thời gian và không gian nghệ thuật ; Phƣơng thức biểu đạt.

6


Thông qua việc mô tả Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về
bốn mùa của Xuân Diệu và Chế Lan Viên ngƣời viết hƣớng tới khẳng định
những đặc điểm nổi bật thuộc về cảm hứng, tƣ tƣởng thơ, thi pháp trong các
bài thơ viết về mùa, để thấy mối quan hệ đặc biệt khăng khít giữa khơng gian
và thời gian nghệ thuật trong các bài thơ về mùa. Và hơn hết là nhấn mạnh
phong cách và vị trí của nhà thơ trong dòng chảy thi ca Việt Nam hiện đại.
3. P

ơ

p áp

ứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Không gian và thời gian nghệ thuật chính là một trong những yếu tố
căn bản hợp thành thi pháp tác phẩm văn chƣơng. Nghiên cứu các đặc tính
khơng gian, thời gian nghệ thuật của tác phẩm là một trong những nhiệm vụ
chủ yếu của tiếp cận thi pháp học. Vì thế nghiên cứu theo các nguyên tắc của
thi pháp học là phƣơng pháp nghiên cứu đặc biệt quan trong của luận văn.
3.2. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
Mục đích nghiên cứu của luận văn là vừa phát hiện những sắc thái thẩm
mỹ độc đáo của từng sáng tác độc lập vừa liên kết, khái quát để phát hiện các

quy luật chung ở nhiều tầng bậc chi phối và kiến tạo nên bản sắc độc đáo,
thống nhất ở mỗi phong cách sáng tạo. Vì thế tiếp cận theo quan điểm hệ
thống là có ích và cần thiết.
3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tập hợp nhiều sáng tác qua các
thời kỳ của hai phong cách sáng tạo vừa gần gũi vừa khác biệt, vì thế phƣơng
pháp so sánh, đối chiếu là cần thiết và có ích để phát hiện những sự tƣơng
đồng và dị biệt vốn tồn tại rất nhiều trong đối tƣợng khảo sát.

7


Ngồi ra, chúng tơi cũng thƣờng xun sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ:
 phƣơng pháp lịch sử - xã hội
 phƣơng pháp tiểu sử
Về các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác thông thƣờng
nhƣ thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, khảo sát văn bản…
Cấu trú u

v

Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, kết luận, luận văn
gồm có 3 chƣơng chính sau:
Chương I: Về không gian và thời gian nghệ thuật
Chương II: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về mùa
của Xuân Diệu và Chế Lan Viên trước Cách mạng Tháng Tám
Chương III: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ về mùa
của Xuân Diệu và Chế Lan Viên sau Cách mạng Tháng Tám


8


Chƣơng 1: VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
1.1. Cá p ạ

trù k ô

v t ờ

ệt u t

1.1.1. Khái lược chung về không gian nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Khơng gian nghệ thuật là
hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ điểm
nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định... Khơng gian nghệ thuật gắn
với cảm thụ về khơng gian, mang tính chủ quan... chẳng những cho thấy cấu
trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới,
chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” [17].
Ta thấy khơng gian chính là mơi trƣờng tồn tại của con ngƣời: dịng
sơng, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả... Không gian là nơi nhà văn triển
khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn
học là không gian nghệ thuật. Khơng gian đó khơng phải ngẫu nhiên nhƣ
trong đời sống mà do nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian
ứng với một cách sống riêng biệt của con ngƣời :
- Không gian rộng lớn : ngƣời có chí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó
khăn để tiến đến thành cơng nhƣ trong Ơng già và biển cả hay thơ về lãnh tụ
của Tố Hữu.
- Không gian nhỏ hẹp : diễn tả sự tù túng, ngột ngạt, ứng với mẫu ngƣời

thích ngồi một chỗ, thế giới tâm hồn nghèo nàn, không ƣớc mơ, không muốn
thay đổi, sống mòn …
Trong điêu khắc cũng nhƣ hội hoạ, không gian đƣợc ngƣời nghệ sĩ
miêu tả là không gian tĩnh. Ngƣời họa sĩ chỉ có thể chọn cho mình một khơng
gian nhất định để hồn thành bức tranh của mình, khơng thể cùng lúc di
chuyển nhiều khơng gian. Cịn khơng gian trong văn học là một khơng gian

9


có sự vận động, biến đổi. Con mắt của nhà văn có thể dễ dàng đƣa ngƣời đọc
di chuyển từ không gian này sang không gian khác. Đọc câu thơ:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
(Truyện Kiều)
Trong Truyện Kiều - tác giả đã cho ta thấy hai giai đoạn cuộc đời khác
biệt dữ dội của Thúy Kiều. Không gian trong văn học không hề bị một giới
hạn nào. Trong loại văn học kì ảo, con ngƣời có thể đi từ thế giới này sang thế
giới khác một cách dễ dàng. Đặc sắc này làm cho văn học phản ánh đời sống
trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó. Bởi lẽ, khơng gian, thời gian khơng chỉ là
mơi trƣờng, là q trình tồn tại của nhân vật mà cịn là sự cảm nhận của chính
chủ thể hoạt động ấy về thế giới. Thời gian trong truyện cổ tích ln mang
tính khép kín: tính cách con ngƣời là bất biến, ngƣời ta có thể trẻ mãi không
già, thời gian không làm ảnh hƣởng tới hạnh phúc mà con ngƣời đạt đƣợc.
Với thơ cổ điển, thời gian mang tính tuần hồn, vĩnh viễn. Để diễn tả cảnh
mùa thu mới - mùa thu đất nƣớc đã dành đƣợc độc lập, dân tộc ta đã đƣợc
sống cuộc sống tự do, nhà thơ Nguyễn Đình Thi dựng lên một khơng gian
rộng lớn, khống đạt, đa chiều:
“Mùa thu nay khác rồi
Tơi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới
Mùa thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát

10


Những dịng sơng đỏ nặng phù sa...”
(Đất nước)
Các cách biểu hiện khơng gian :
- Từ chỉ vị trí và tính chất nhƣ trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, phải,
trái, lên xuống… mênh mênh, bát ngát, hẹp, thăm thẳm, khúc khuỷu, quanh
co…
- Danh từ, cụm danh từ chỉ sự vật : bến đị, cây đa, mái đình, làng biển,
núi cao, rừng sâu, trời rộng, sông dài.
- Các địa danh trở thành không gian tƣợng trƣng nhƣ : Tiêu Tương –
Hàm Dương, Cơ Tơ, Xích Bích, địa ngục, thiên đàng, bồng lai…
Khơng có hình tƣợng nghệ thuật nào lại khơng có khơng gian nghệ
thuật và khơng có nhân vật nào lại khơng tồn tại trong một nền cảnh nhất định
nào đó. Ngay bản thân ngƣời kể chuyện cũng nhìn nhận sự việc trong một
khoảng cách, một góc nhìn nhất định. Khơng gian đó là khơng gian sống,
khơng gian trải nghiệm và cũng là không gian sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ.
1.1.2. Khái lược chung về thời gian nghệ thuật trong thơ
Mỗi hành động, sự kiện đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì
vậy, đi liền với khơng gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật . Thời gian nghệ
thuật là thời gian mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác giả có một cách

cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Điểm
thứ nhất cần lƣu ý là thời gian nghệ thuật có thể làm độc giả quên đi hiện
thực, nhập làm một với thời gian trong tác phẩm. Giữa ban ngày mà ta cứ
tƣởng đêm tối, từ hiện tại mà trở về quá khứ, thậm chí trở về thời khai thiên
lập địa. Do đƣợc xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên thời gian trong tác
phẩm dễ dàng biến đổi linh hoạt.
Điểm thứ hai cần lƣu ý là thời gian trong văn học có những nhịp điệu,
sắc độ riêng để phản ánh hiện thực. Văn học có thể kéo dài thời gian bằng

11


cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của
nhân vật của các sự kiện. Văn học có thể làm cho một ngày dài hơn thế
kỷ nhƣ tên truyện của Aitmatov. Ngƣợc lại, nhà văn có thể làm cho thời gian
trơi nhanh đi bằng cách dồn nén làm cho một khoảng thời gian dài chỉ qua
một dịng trần thuật ngắn.
Điểm thứ ba đó là thời gian trong văn học có thể trơi nhanh hay chậm,
yên ả, đều đều hay thay đổi đột ngột, gấp gáp, đầy biến động, có thể có những
liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Thời gian có thể đƣợc trần thuật cùng
chiều với thời gian tự nhiên, nhƣng cũng có thể đi ngƣợc từ hiện tại trở về quá
khứ bằng hồi tƣởng. Các lớp thời gian có khi đan bện, xoắn xít với nhau.
Cũng có lúc giữa quá khứ và hiện tại, tƣơng lai có mối liên hệ thời gian, cùng
đồng hiện trong một thời điểm. Trong đoạn Thúy Kiều trao duyên, giữa thời
điểm hiện tại, Thúy Kiều tự nhìn thấy mình trong tƣơng lai, một tƣơng lai
khơng cịn tồn tại làm ngƣời, mà chỉ là hồn ma đang ở chín suối, đang theo
gió đi về. Đấy là sự đồng hiện thời gian, tức quá khứ, hiện tại và cả tƣơng lai
hiện lên cùng lúc qua dòng cảm nghĩ của nhân vật mà Những ngôi sao xa
xôi của Lê Minh Khuê là ví dụ cụ thể. Thời gian vật lí trơi qua tuần tự theo
các mùa, thời tiết:

“Sen tàn cúc lại nở hoa.”
Thời gian tâm lí lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc trạng thái tâm hồn và
cuộc sống đặc thù của nhân vật :
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
Thời gian trong văn học là thời gian tâm lý, không trùng khít với hiện
thực nên hiểu và tiếp nhận yếu tố thời gian phải cân nhắc thật kĩ. Khi nhà văn

12


viết hôm qua, hôm nay, ngày mai, dạo này, tháng trước, năm sau, một đêm
đơng … thì có thể khơng phải là thời điểm cụ thể nào. Ví dụ, Hồng Lộc viết :
Hơm qua cịn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hơm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
(Viếng bạn)
Thì độc giả không cần biết cụ thể hôm qua, hôm nay là ngày nào. Chỉ
biết rằng sự việc xảy ra quá nhanh, hoàn toàn bất ngờ, gây bang hoàng, sửng
sốt. Điều đó tạo nên sự vận động và tính q trình đa dạng của hình tƣợng văn
học mà các loại hình nghệ thuật khác khó đạt đến đƣợc. Chính nhờ ngơn từ
mà hình tƣợng văn học có những hình thức thời gian đặc biệt để văn học có
thể chiếm lĩnh đời sống trên một tầm sâu rộng mà hội hoạ và điêu khắc khó bề
đạt đƣợc.
Một số thời gian tượng trưng :
- Buổi chiều : hồng hơn, chiều tà … là giây phút ánh sáng nhƣờng chỗ
cho bóng tối, gợi nỗi buồn, sự lụi tàn, sự kết thúc một ngày.
- Buổi sáng : bình minh, sáng, ban mai là sự năng động, trẻ trung, sự

rạng rỡ, tƣơng lai huy hoàng, tƣơi sáng, một ngày mới bắt đầu.
- Mùa xuân : mùa bắt đầu một năm tƣợng trƣng cho sự nảy nở, sinh
sôi, cho tuổi trẻ dồi dào sức sống và sinh lực.
Một số cách biểu diễn thời gian :
- Trực tiếp : dùng từ chỉ thời gian sáng, trưa, xuân, hạ…
- Gián tiếp : hình ảnh biểu tƣợng mang tính ƣớc lệ : tiếng cuốc kêu là
đêm hè, lá ngô đồng rụng là chiều thu, cánh én bay là mùa xuân …
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Thời gian nghệ thuật là “hình thức
nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như

13


không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng
xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái trần thuật bao
giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối
hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện
tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [17]. Cũng giống nhƣ không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình
tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Thời gian nghệ thuật không
phải là thời gian khách quan, vận động theo trật tự một chiều, trƣớc sau
không thể đảo ngƣợc mà là thời gian đƣợc soi chiếu bởi tƣ tƣởng, tình cảm
của nhà văn, đƣợc nhào nặn và sáng tạo trở thành hình tƣợng nghệ thuật, phù
hợp với quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời và thế giới. Vì thế, thời
gian nghệ thuật có thể nhanh hay chậm,dài hay ngắn, liên tục hay đứt quãng theo
một logic riêng khơng hồn tồn trùng khớp với thời gian khách quan.
Thời gian nghệ thuật là phƣơng tiện nghệ thuật để tác giả nhận thức và
phản ánh đời sống. Do đó, thời gian nghệ thuật chịu ảnh hƣởng nhiều bởi
tính chủ quan. “Thời gian nghệ thuật ln mang tính cảm xúc (tâm lý) và
tính quan niệm, do đó đầy tính chủ quan”. Tính chủ quan của thời gian nghệ

thuật đƣợc thể hiện ở cách cảm nhận, miêu tả thời gian của tác giả. Ở đây,
tác giả có tồn quyền sử dụng, tái hiện thời gian theo nhu cầu và mục đích
của riêng mình mà khơng gặp bất cứ một cản trở nào.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ liên quan đến thời gian trong tác phẩm
văn học đều trở thành thời gian nghệ thuật. Nhà lí luận Nga D.X.Likhachop
cho rằng: “Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ
phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự
vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian” và
“thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật. Nó buộc

14


thời gian cú pháp và quan niệm triết học về thế giới phải phục vụ cho những
quan niệm nghệ thuật của nó” [34].
1.2.

ố qu

ệ t u t tro

ệ đặ b ệt k
á b

t ơ về

k ít

ữ k ơ


v t ờ

ù

1.2.1. Không gian- một biểu hiện của mùa
Mẹ thiên nhiên không những là nơi bao bọc, chở che mà còn tiếp thêm
sức sống, tấm áo giàu màu sắc cho vạn vật. Mỗi một miền đất lại có một đặc
trƣng về thời tiết, thiên nhiên khác nhau để khoe lên nét đặc trƣng của mình.
Nói riêng ở nƣớc ta, thiên nhiên vơ cùng tƣơi đẹp và phong phú. Nếu nhƣ
Miền Nam có đặc trƣng của hai mùa mƣa-nắng, thì Miền Bắc lại là khúc
thanh âm rộn rịp, giàu xúc cảm của bốn mùa Xuân- Hạ-Thu Đông. Đặc trƣng
về không gian của từng mùa đƣợc “nhận diện” theo thời tiết, cỏ cây, hoa lá,
chim mng… khơng chỉ đơn thuần là những hình ảnh của một phạm trù
khác con ngƣời, mà hơn hết nó có sự gắn kết hết sức chặt chẽ, khó tách biệt
giữa ngƣời và vật. Chẳng thế mà từ xa xƣa các cổ nhân đã mƣợn thiên nhiên
làm biểu tƣợng cho đặc trƣng của tứ đại quân tử nhƣ “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”,
hay thƣờng mƣợn phong cảnh thiên nhiên để “tả cảnh ngụ tình” và rồi Đại thi
hào Nguyễn Du cũng phải thốt lên “Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Ta thấy khơng gian cảnh sắc mỗi mùa thƣờng có tác động rất lớn đến
tâm ý con ngƣời. Ví nhƣ mùa Xuân- mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, “cỏ non
xanh tận chân trời”, mùa cánh én bay, chim chóc ríu rít hội tụ sau những rét
mƣớt, mùa mà màu xanh là màu chủ đạo thì thƣờng gợi cho con ngƣời ta sự
hy vọng, lạc quan, khi mà vạn vật đâu đâu cũng căng tràn sức sống. Mùa hạ là
mùa bùng cháy khát khao với sắc đỏ, với tiếng ve kêu rát cả trƣa hè, mùa gợi
những rắn rỏi. Mùa thu, cảnh vật man mác chút buồn lãng đãng, thời gian nhƣ
trôi chậm lại, cây cối sang độ trút lá, màu vàng tỏa bóng nơi nơi, những cánh
đồng đã bắt đầu cô tịch, trăng trong veo cùng làn sƣơng mờ hay thấp thoáng

15



đâu đó chút gió heo may khiến cho lịng ngƣời rờn rợn, chất chứa nhiều nỗi
niềm. Chẳng thế mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã có một chuỗi ba bài thơ thu đặc
sắc và mùa thu cũng là nơi hò hẹn của rất nhiều tâm hồn thi sĩ. Sang Đông
thời tiết lạnh se sắt, cây cối khẳng khƣu trơ trọi, muôn loài cũng bớt rộn ràng,
ngay cả con ngƣời cũng nhƣ co lại trƣớc những đợt gió mùa khiến cho cảnh
vật thì khắc nghiệt, lịng ngƣời dễ cơ đơn.
Hay ta thấy một khía cạnh khác bên cạnh việc cảnh vật tác động tới tâm
trạng, đó là việc tâm trạng tác động đến cảnh vật tùy theo những trạng thái
vui, buồn, thăng hoa hay vụn vỡ. Khi vui thì có thể mùa nào cũng tìm thấy nét
thơ và mùa vốn vui thì sẽ thăng hoa hơn thế. Một khi đã buồn thì “mùa vui”
cũng có những luyến tiếc, trăn trở…
Nói về “Khơng gian- Một biểu hiện của mùa” ta nhƣ thấy vạn vật bốn
mùa hiện ra trƣớc mắt, cùng với đó là mn vàn trạng thái cảm xúc hỗn độn.
Dẫu có cắt nghĩa khơng gian để nói lên mùa nhƣ thế nào đi nữa cũng khơng
thể nói hết những tầng bậc của cảm xúc mỗi ngƣời. Chỉ biết rằng không gian
bốn mùa thật đặc biệt, thật tƣơi đẹp và thật kỳ diệu khi nuôi dƣỡng những
cảm hứng nghệ thuật chƣa khi nào nguôi cạn.
1.2.2. Mùa- Một biểu tượng bước đi của thời gian
Ta thấy có nhiều cách tính, nhiều cách gọi tên cho một năm. Ví nhƣ
“Một năm có 12 tháng”, “Một năm có 365 ngày”, “ Một năm có bốn quý”,
“Một năm có bốn mùa Xn-Hạ-Thu-Đơng”…Mỗi một cách gọi, cách tính lại
có dấu ấn riêng để ngƣời ta đi qua một năm, chào đón một năm, nhớ lại một
năm, nhƣng có lẽ “Một năm có bốn mùa” thƣờng khiến cho ngƣời ta nhớ
nhất, chắc cũng bởi hƣơng sắc không gian bốn mùa đã phân tích trƣớc đó.
Điều đặc biệt về mùa khơng chỉ có thế, mùa khơng cịn đứng n trong khơng
gian để tốt lên cái đặc trƣng tác động đến các giác quan của con ngƣời nữa
mà mùa đã có thể đong đếm, trăn trở về bƣớc đi của thời gian:

16



“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
(Ơng Đồ- Vũ Đình Liên)
Hoa đào nở- tín hiệu, quý ngữ của mùa xuân đã về. Câu thơ tiếp theo
“Lại thấy Ông đồ già” nhƣ một sự gợi nhắc về bƣớc đi, bƣớc dịch chuyển của
thời gian. Một năm qua đi, năm mới bắt đầu bằng mùa xuân, hoa nở rồi lại tàn
và xuân của đời ngƣời cứ thế qua đi.
Có lẽ khi mùa giữ vai trị là biểu tƣợng bƣớc đi của thời gian khiến ta
nhớ tới câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh “Một năm khởi đầu bởi mùa xuân,
một đời khởi đầu từ tuổi trẻ”. Với những đặc trƣng hàm chứa sự lạc quan, hy
vọng, đã đầy sức sống của mình, mùa xuân đã đƣợc lựa chọn là sự khởi đầu
của cả một năm. Cứ thế lần lƣợt Xuân- Hạ-Thu-Đông nối tiếp nhau năm này
qua năm khác, tạo thành một vịng khơng gian khép kín và tạo thành một
vịng thời gian tƣởng chừng khép kín bởi bốn mùa nhƣng ln tịnh tiến. Nếu
nhƣ cuộc sống thƣờng ngày, ngƣời ta thƣờng tính ngày, tháng, năm để đo
lƣờng thời gian thì trong thi ca, cách gọi tên mùa để biểu thị thời gian tạo nên
dấu ấn riêng, nét thi vị riêng. Và với việc lấy mùa để biểu thị thời gian, ta thấy
không gian, đặc trƣng của mùa chiếm vị trí quan trọng, khơng- thời gian
khơng tách rời. Điều đó, ta thấy rõ qua cách nói: “Đã mấy mùa trăng”, “Đã
mấy mùa khoai sọ”, “ Mấy mùa nƣớc nổi”, hay nhƣ trong ca khúc nọ có lời
“Hè sang thu tới, mà anh chƣa đến. Khung trời trong đầy một nỗi nhớ”…để


17


biểu hiện sự mong chờ, khát khao tình yêu đã qua nhiều tháng ngày dài. Dù là
đƣợc thể hiện trong thi ca hay lời ăn tiếng nói hàng ngày thì đó đều là những
thƣớc đo thời gian tuy ƣớc lệ nhƣng đầy tính mỹ cảm. Bốn mùa cứ thế chảy
trơi, gối đầu lên nhau tạo nên vô vàn tầng bậc cảm xúc. Mùa đong đếm thời
gian, thời gian cũng bởi thế mà cất vào ký ức của mình vơ vàn những ấn
tƣợng về mùa:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thơn Ðồi hát tối nay”
Lịng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh”
( Mưa xn- Nguyễn Bính)
Hình ảnh “Mƣa xn”, “Hoa xoan”, “ Hội chèo làng Đặng”… những
hình ảnh thơ mộng lặp đi lặp lại theo vịng tuần hồn của mùa, cùng với đó là
sự ghi dấu những cảm xúc, tình cảm, những trắc ẩn của lòng ngƣời một cách
rất ngẫu nhiên, khơng hẹn trƣớc và cũng có thể là khơng khi nào lặp lại. Mùasự sống, con ngƣời và cảm xúc cứ thế sóng đơi tạo nên những bản tình ca.
1.3. H
v Xuâ

trì



tạo, p o


á

ệt u t ủ C ế

V

ệu

1.3.1. Hành trình sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên
1.3.1.1 Giai đoạn trước 1945
Thời kì trƣớc cách mạng tháng tám, nhà thơ Chế Lan Viên tạo rúng
động trƣớc thi đàn với các tác phẩm trong tập “Điêu tàn” (1937). Thi đàn thơ
mới đang ngập tràn cảm hứng lãng mạn với khu vƣờn tình yêu, khu vƣờn

18


mộng mơ với sự thoát li thực tại để chạy trốn xã hội bảo hộ đƣơng thời, nơi
mà họ vẫn chƣa tìm ra một con đƣờng thực sự thì hiện tƣợng Chế Lan Viên
trong “Điêu tàn” khiến cho thi đàn phải sững sờ bởi sự thần bí, rùng rợn với
hình ảnh Đền Đài đổ nát, xƣơng, máu, tủy, sọ ngƣời…Hơn nữa nhà thơ Chế
Lan Viên và ba ngƣời bạn thơ khác là Hàn Mạc Tử, Quách Tấn, Yến Lan hình
thành nên “ Trƣờng thơ loạn” hay thi đàn cũng có cách gọi khác đó là
“Trƣờng thơ điên”. Từ những ý thơ, hình ảnh, tƣ tƣởng nổi loạn trong “Điêu
tàn” cho đến tƣ tƣởng chung đƣợc thể hiện trong các sáng của các nhà thơ
thuộc “Trƣờng thơ loạn”, ta thấy giữa bức tranh mộng mị, mộng mơ, “hồn
bƣớm mơ tiên”, thoát lên tiên, phiêu lƣu trong trƣờng tình, đắm say trong
động tiên….thì Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử lại điên và loạn với những xót xa,
những cảm nhận về thực tế phũ phàng của thân phận, của thời cuộc, nhƣng

dƣờng nhƣ xót xa, điên cuồng cũng chỉ đến vậy, sự bất lực dƣờng nhƣ càng
khiến cho họ “điên” hơn bao giờ hết. Có lẽ, đọc lời tựa của nhà thơ Chế Lan
Viên cho tập “Điêu tàn” (1937) ta vừa cảm nhận về cái điên của thi sĩ, nhƣng
trên hết là cái đau: “ Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm
thơ là sự phi thƣờng. Thi sĩ khơng phải là Ngƣời. Nó là Ngƣời mơ, Ngƣời say,
Ngƣời điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là u, Nó thốt Hiện Tại. Nó
xáo trộn Dĩ vãng. Nó ơm trùm Tƣơng Lai. Ngƣời ta khơng hiểu đƣợc nó vì nó
nói những câu vơ nghĩa, tuy rằng những cái vơ nghĩa hợp lý. Nhƣng thƣờng
thƣờng nó khơng nói. Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cƣời. Cái gì của nó cũng
tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào nƣớc mắt, nó cƣời tràn
cả tuỷ là tuỷ. Thế mà có ngƣời tự cho là hiểu đƣợc nó, rồi đem nó so sánh với
Ngƣời, và chê nó là giả dối với Ngƣời. Với nó, cái gì nó nói đều có cả”. Đọc
những vần thơ của nhà thơ trƣớc 1945 ta thấy rờn rợn và thực sự ta nhƣ lạc
vào một miền “thơ điên”:

19


“Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn
Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!
Trong nắng hè lá tươi đà đổi sắc
Dệt mùa thu sắp đến. Tựa đời ta
Chuỗi ngày xanh hùa theo nhau phai nhạt
Dệt tấm màn quàng liệm tấm hồn ta!”
( Những nấm mồ- Chế Lan Viên)
Tất cả là miền tối tăm, vô định, thời gian, không gian và con ngƣời đều
trở nên vô nghĩa, khổ đau. Mỗi lời thơ nhƣ một tiếng khóc than tuyệt vọng
khơng sao tìm thấy lối. Thực sự, ánh sáng đã biến mất, chỉ còn lại tro tàn.

Trong số ít những bài viết về thơ Chế Lan Viên, theo ngƣời viết, bài
viết có giá trị nhất đó là bài giới thiệu của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân
Việt Nam. Cho dù ý kiến nhận xét về thơ Chế Lan Viên của ông đã cách đây
hơn nửa thế kỷ nhƣng nó vẫn có giá trị lâu bền. Ơng đã nhìn nhận về thơ Chế
Lan Viên giai đoạn trƣớc năm 1945 một cách tinh tế, chính xác. Ơng cho rằng
sự xuất hiện của Chế Lan Viên đã khiến biết bao ngƣời phải ngạc nhiên bởi
“Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mƣơi, nó đứng sững nhƣ
một cái Tháp Chàm, chắc chắn, lẻ loi và bí mật”[182, 229]. Từ thực tế sáng
tác của Chế Lan Viên, Hoài Thanh khơng ngần ngại khi dự đốn : “Con ngƣời
này quả là ngƣời của trời đất, của bốn phƣơng, không thể lấy kích tấc thƣờng
mà hịng đo đƣợc” [182, 228]. Hơn thế nữa, nhà thơ cịn nhận thấy chính sự
độc đáo trong cách khám phá cuộc sống đã góp phần làm nên sức mạnh phi
thƣờng cho thơ Chế Lan Viên, vì thế, ơng khẳng định : “Trong cái ngộ
nghĩnh, cái ngơng cuồng ấy, tơi cịn thấy một sức mạnh phi thƣờng”[182, 31].
Mặt khác, Hồi Thanh cịn chỉ ra “lối thơ” của Chế Lan Viên khi so sánh với

20


×