Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số tư tưởng biện chứng trong tác phẩm kinh dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM VĂN QUÂN

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
TRONG TÁC PHẨM KINH DỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM VĂN QUÂN

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG
TRONG TÁC PHẨM KINH DỊCH

Chuyên ngành: Triết học
Mã số
: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI - 2012



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Hùng
Hậu. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực,
bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2012.
Tác giả

Phạm Văn Quân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

Chương 1. MỘT VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM KINH DỊCH ....................................... 8
1.1. Kinh Dịch - Nguồn gốc và phân loại ............................................................. 8
1.1.1. Kinh Dịch ............................................................................................ 8
1.1.2. Nguồn gốc Kinh Dịch.......................................................................... 8
1.1.3. Các loại Kinh Dịch ............................................................................ 11
1.2. Kết cấu, nội dung chính của Kinh Dịch ....................................................... 11
1.2.1. Kết cấu của Kinh Dịch ...................................................................... 11
1.2.2. Nội dung chính của Kinh Dịch .......................................................... 12
1.3. Giá trị của Kinh Dịch ................................................................................... 27
Chương 2. TƯ TƯỞNG VỀ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI LIÊN HỆ
TRONG KINH DỊCH ............................................................................... 33
2.1. Tư tưởng về vận động và phát triển ............................................................. 33
2.1.1. Vận động và phát triển của Âm – Dương ......................................... 33

2.1.2. Vận động và phát triển trong Quái (quẻ)........................................... 40
2.2. Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến ................................................................ 48
2.2.1. Mối liên hệ của Âm - Dương ............................................................ 48
2.2.2. Mối liên hệ trong Quái (quẻ) ............................................................. 53
Chương 3. TƯ TƯỞNG VỀ MÂU THUẪN, LƯỢNG CHẤT VÀ PHỦ ĐỊNH CỦA
PHỦ ĐỊNH TRONG KINH DỊCH ............................................................. 63
3.1. Tư tưởng về mâu thuẫn trong Kinh Dịch ..................................................... 63
3.2. Tư tưởng sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong Kinh
Dịch ........................................................................................................ 68
3.3. Tư tưởng về sự phủ định của phủ định trong Kinh Dịch ............................. 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 84


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Hà Đồ ............................................................................................. 12
Hình 2: Diễn số Hà Đồ ................................................................................ 13
Hình 3: Tiên thiên bát quái .......................................................................... 14
Hình 4: Hà Đồ và Tiên thiên bát quái ......................................................... 15
Hình 5: Lạc Thư .......................................................................................... 16
Hình 6: Cửu trù Hồng Phạm........................................................................ 17
Hình 7: Hậu thiên bát quái .......................................................................... 18
Hình 8: Lạc Thư và Hậu thiên bát quái ....................................................... 19
Hình 9: Đồ hình thuyết minh các hào trong quẻ ......................................... 22
Hình 10: 64 quẻ trùng quái của Phục Hy .................................................... 23
Hình 11: Đồ hình 64 quẻ ngày nay ............................................................. 24
Hình 12: Vơ cực đồ ..................................................................................... 36
Hình 13: 8 quẻ đơn ...................................................................................... 37
Hình 14: 64 quẻ kép .................................................................................... 37
Hình 15: Một quẻ (Thiên Địa Bĩ) chiêm bệnh trong Mai Hoa dịch số ....... 42

Hình 16: Đồ hình của của giáo sư Hồng Phương. ..................................... 57
Hình 17: Hai mặt đối lập của các quẻ bất dịch và đảo dịch ........................ 65


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, "Kinh Dịch" được coi là một kỳ thư và "là hiện tượng lạ trong
lịch sử học thuật thế giới”. "Kinh Dịch" - Bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm
trước cả những tác phẩm "Veda" cùng "Upanisad" ở Ấn Độ và những tư
tưởng triết học thiên tài của Socrate, Heraclit,... ở Hy Lạp. Ngay ở Trung
Quốc, "Kinh Thi" và "Kinh Thư" cũng khơng có nguồn gốc sâu xa bằng nó.
Mặc cho sự biến thiên của lịch sử, có lúc khen lúc chê, lúc thịnh lúc
suy; "Kinh Dịch" vẫn là một sự bí ẩn kỳ vĩ, sừng sững thách đố trí tuệ của con
người. Trải qua khói lửa bạo tàn dưới thời Tần Thủy Hồng nổi tiếng với thái
độ độc đốn cực đoan “phân thư, khinh nho” (đốt sách, chôn sống học trò), và
qua bão táp của thời kỳ “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc với phong
trào “Phê Lâm, Phê Khổng”, "Kinh Dịch" giống như khi xuất hiện cho đến
nay, gần như nó vẫn đang trong q trình hình thành và phát triển, không
ngừng âm thầm cống hiến cho văn hố Trung Quốc cũng như nhân loại.
"Kinh Dịch" khơng bao giờ bị quên lãng mà có sức cuốn hút mãnh liệt
với bất cứ học giả ở bất cứ thời đại nào muốn tìm hiểu về nền văn hóa phương
Đơng, trong dịng chảy tìm về những nền văn minh cổ xưa. Điều đáng kinh
ngạc là "Kinh Dịch" khơng đơn thuần trình bày 64 quẻ bát qi, mà nó cịn
trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã góp phần tạo dựng
nên một nền văn minh Trung Hoa cổ cực thịnh, mà nền văn minh cổ ấy vẫn
tiếp tục có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách
xuyên suốt không đứt đoạn, một nền văn minh cổ duy nhất của thế giới cịn
hiện hữu cho đến ngày hơm nay.
Khi khoa học hiện đại bắt đầu nhìn lại quá khứ, những nhà khoa học
trên thế giới đã xem xét "Kinh Dịch" với tri thức của con người hiện đại và

liên hệ với những thành tựu hiện nay. Trong cuốn "Kinh Dịch với vũ trụ quan

1


Đông phương" (GS Nguyễn Hữu Lương. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
1992) phần thay lời giới thiệu có tựa là “Tìm hiểu về Kinh Dịch” do ơng Trần
Ngun (viết theo De R.Wilhem, Yi King, với chú thích: đăng trong “Phụ
san Khoa học phổ thông” số 190, tháng 6 - 1992) đã viết: “Ngày nay người ta
đã đem đối chiếu Kinh Dịch với nhiều lý thuyết triết học, khoa học Tây
phương như lý thuyết về nguyên tử, thuyết sinh vật tiến hóa của Lamark
Darwin, biện chứng pháp của Hegel, Karl Marx, thuyết tương đối của
Einstein với phương trình E = mc2, lý thuyết quan trọng, người ta hy vọng qua
Kinh Dịch sẽ ước đốn để tìm ra những cái mới rồi sẽ dùng khoa học để kiểm
chứng lại. Như vậy là đúng với lời của nhà toán học Pháp H. Poincaré đã nói:
''Phỏng đốn trước rồi hãy chứng minh! Tơi có cần nhắc lại rằng chính như
vậy mà đã có những phát minh quan trọng''.
Quả thật hiện giờ, "Kinh Dịch" đang được cả thế giới chú ý. Một nhà
xã hội học Mỹ đã phải kinh ngạc thốt lên: "Nền văn hóa phương Đông đang
làm biến đổi lối sống và quan niệm giá trị của người phương Tây. Thuật Yôga
của Ấn Độ đã làm thay đổi phương thức và quan niệm về thể dục và sức khỏe
của người phương Tây, còn Kinh Dịch của Trung Quốc thực sự làm thay đổi
triết học quan, thế giới quan và phương thức tư duy của người phương Tây"
[78, tr.36]. Học giả Nhật Bản thì gọi là "Cơn sốt Dịch Trung Quốc lôi cuốn
khắp thế giới'',... [19, tr.13].
Từ trước đến nay, cách nhìn nhận, định giá "Kinh Dịch" có phần phiến
diện, ít đề cập về mặt triết học có chăng chỉ dừng lại ở một cuốn sách bói, đề
cập vấn đề dự đốn trong Dịch. Bên cạnh đó, cịn e ngại khi tìm hiểu vì cho
rằng: "Kinh Dịch" chỉ đề cập những vấn đề huyền học, thần bí có yếu tố mê
tín dị đoan như sự vận hành của Âm - Dương, sự hình thành vận động của Bát

Quái, cách thức gieo quẻ,... Gần đây, đã có rất nhiều cơng trình và tác phẩm
nghiên cứu về mặt triết học trong "Kinh Dịch". Tuy nhiên, hầu hết các cơng
trình đó đều dừng lại ở việc nghiên cứu về mặt thế giới quan, còn mặt tư

2


tưởng biện chứng trong tác phẩm thì rất hạn chế, thường đề cập chung với các
nội dung khác mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, riêng
rẽ. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, tơi đã chọn đề tài: “Một số tư tưởng
biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch” làm luận văn thạc sĩ của mình. Vì
vậy, luận văn này sẽ khơng trình bày tồn bộ nội dung "Kinh Dịch", mà chỉ đề
cập đến một số tư tưởng biện chứng trong tác phẩm "Kinh Dịch".
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
"Kinh Dịch" là cuốn sách cổ của Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn
trong các nền văn hóa dùng chữ Hán như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,
Singapore,... Sách viết về Dịch rất nhiều "nhiều đến nỗi chất lên xe trâu kéo
tốt mồ hơi, chứa trong nhà nóc khơng cịn kẽ hở". Trên thế giới hiện nay (kể
cả các nước phương Tây) cũng có phong trào say mê nghiên cứu Dịch. Họ
hình thành nên các trung tâm nghiên cứu Kinh Dịch và Hội thảo tồn thế giới
về Chu Dịch như "Trung tâm dự đốn thông tin Thiệu Vĩ Hoa - thành phố
Ngạc Châu" vào tháng 09/1993; "Hội thảo học thuật Chu Dịch quốc tế lần thứ
4'' năm 1987 ở Tế Nam - Trung Quốc; "Hội thảo học thuật quốc tế lần thứ 5
về Chu Dịch và hiện đại hóa" vào ngày 16/09/1993 ở thành phố An Dương Trung Quốc... C.Barket - nhà Dịch học người Anh nói: "Chỉ trong vịng năm
chục năm trước, những người biết Kinh Dịch trong xã hội phương Tây có thể
nói tuyệt đối khơng có. Thế nhưng trong mấy chục năm gần đây, mức độ
những người biết Kinh Dịch nổi tiếng đang nâng cao với tốc độ như bay. Với
tính thực dụng và tính hệ thống, nó đã được sự thừa nhận của các chuyên gia
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ nổi tiếng thế giới,
ông Ca - Gustaf nghiên cứu Kinh Dịch nhiều năm, phát hiện ra nó là một

nguồn trí tuệ lấy khơng hết, dùng không kiệt. Necát - Pô, nhà vật lý được giải
thưởng Nobel đã phát hiện ra, giữa Kinh Dịch và vật lý học hiện đại có mối
quan hệ song song tồn tại với nhau. Ơng đã in nổi hình "âm dương - thái cực"
của Dịch trên ống tay áo của mình. Tác giả cuốn sách "Vật lý học hiện đại với

3


chủ nghĩa thần bí phương Đơng", ơng Fo - Capura đã chú ý tới những đặc
trưng quan trọng nhất của vật lý học hiện đại và Kinh Dịch đều là sự biến hóa
và biến cách. Hơn thế, trong cuốn sách "Con đường của vật lý học'' của ông,
ông đã giải thích... Trên thực tế, vi tích phân hiện đại là sự sản sinh của một
trong những nền móng xây dựng khoa học trong máy tính, cũng có thể quy tụ
ngun nhân ở sự gợi ý của Kinh Dịch..." [78, tr.35].
Ở Việt Nam, qua các triều đại và các thời kì ln có người nghiên cứu
Dịch và quan tâm đến Dịch. Từ thời Lý, "Kinh Dịch" đã đưa vào học hành và
thi cử. Nhà Nho phải am tường Nho Y Lý Số. "Kinh Dịch" là kinh điển quan
trọng nhất đối với Nho gia trong Tứ Thư Ngũ Kinh, nên gọi là Kinh. Nó đứng
đầu trong năm Kinh. "Kinh Dịch" cịn gọi là bản Kinh, nó là tác phẩm thống
nhất thiên văn, địa lý, nhạc luật, binh pháp, luật làm thơ, thuật tốn, tơn giáo
vào làm một,... Tuy nhiên, ở Việt Nam học giả Nguyễn Hiến Lê đánh giá: “ở
nước ta chưa ai có thể gọi là nhà Dịch học được” [42, tr.72]. Song khơng vì
thế mà phong trào nghiên cứu Dịch lại đứt đoạn. "Kinh Dịch" là nguồn trí
thức vơ tận cả về đạo trời và đạo người cho giới trí thức Việt Nam xưa.
Khác với việc nghiên cứu Dịch ở Trung Quốc, người Việt Nam có cách
hiểu và tiếp cận riêng của mình khi tiếp thu "Kinh Dịch". Phần lớn nội dung
bói tốn, thuật số, từ ngữ, nguồn gốc của Kinh Dịch ít được chú ý, mà các nhà
nghiên cứu Dịch Việt Nam thường quan tâm đến nghĩa lý trong "Kinh Dịch"
nhằm ứng dụng về tư tưởng đạo đức hay dùng vào việc binh pháp. Chúng ta
có thể nhắc đến Nguyễn Trãi với tác phẩm "Quân trung từ mệnh tập";

Nguyễn Bỉnh Khiêm với tác phẩm "Trung Tân quán ngụ hứng", "Trịnh
Phùng sấm ký"; Đặng Thái Phương với tác phẩm "Chu Dịch quốc âm diễn
giải". Chỉ nói riêng nhà bác học Lê Q Đơn, người sống ở thế kỷ 18, có tác
phẩm "Dịch kinh phu thuyết", đặc biệt cũng đã để cả quyển I trong bộ “Vân
đài loại ngữ” (1995) của ông để viết về “lý khí” một lý thuyết xuất phát từ
Dịch học,...

4


Đến thời cận đại và hiện đại Việt Nam có nhà khoa bảng Hán học kiêm
chí sĩ Phan Bội Châu với “Quốc văn Chu Dịch diễn giải” (1990). Ngô Tất Tố
nhà văn và dịch giả với tác phẩm “Kinh Dịch” (1958). Trần Trọng Kim, nhà
sử học và nghiên cứu Đạo Nho với tác phẩm "Nho học" (1971). Tác giả Thu
Giang Nguyễn Duy Cần, nhà nghiên cứu Dịch học với tác phẩm "Dịch học
tinh hoa", "Chu Dịch huyền giải" (1992). Tác giả Nguyễn Đăng Thục, nhà
nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông với tác phẩm "Lịch sử triết học
Đông Phương" (1991). Kinh Dịch, theo tác giả Phùng Hữu Lan trong “Đại
cương triết học sử Trung Quốc” (1959) thì trước hết là một bộ sách bói tốn.
Thể tài của nó ngun là Bát Quái, mỗi quái gồm ba vạch liền hay đứt…”.
“Kinh Dịch ngồi phương diện bói tốn cịn ảnh hưởng sâu vào triết học của
Lão Tử và của Khổng Tử”. Tác giả Nguyễn Hiến Lê, nhà nghiên cứu triết học
Trung Quốc với tác phẩm "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" (2007). Tác
giả Nguyễn Hữu Lương với tác phẩm "Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông
Phương" (1992). Tác giả Nguyễn Văn Thọ với tác phẩm "Dịch kinh đại toàn"
(1995).
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn đang tranh cãi về nguồn gốc của
Kinh Dịch như tác giả Hoàng Tuấn trong tác phẩm ''Kinh Dịch và nguyên lý
toán nhị phân'' (2002) cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ văn hóa Lạc Việt,
hay như tác giả Lê Gia với tác phẩm "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" (2008) và

tác giả Nguyễn Thiếu Dũng trong bài viết ''Kinh Dịch có nguồn gốc từ đâu?''
(2004) cũng cho Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số học giả nghiên cứu Kinh Dịch đã đăng tải quan
điểm của mình trên một số tạp chí, luận văn như: ''Một vài suy nghĩ của Bác
Hồ với Chu Dịch'' (1996) của Lê Văn Quán, hay bài: ''Một số suy nghĩ về thế
giới quan trong Kinh Dịch'' (2000) của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu, hoặc luận
văn: ''Vấn đề vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch'' (2001) của Thạc sĩ
Nguyễn Tài Đông, bài viết: "Tư tưởng biện chứng trong Chu Dịch" (2006)

5


của Tiến sĩ Phạm Quỳnh, bài viết: "Kinh Dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam"
(2010) của GS.TS Nguyễn Tài Thư,...
Như vậy, "Kinh Dịch" ở Việt Nam được nghiên cứu ở nhiều phương
diện khác nhau. Tuy chưa làm nổi bật tư tưởng biện chứng trong tác phẩm
"Kinh Dịch" nhưng hầu hết các cơng trình đó vẫn rất có giá trị. Những cơng
trình này đề cập ở các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, là chú giải tác phẩm Kinh Dịch.
Thứ hai, là đề cập vấn đề vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch, nếu có
đề cập đến vấn đề tư tưởng biện chứng thì cũng chỉ dừng ở bài viết thảo luận,
trao đổi.
Thứ ba, là đi sâu tìm hiểu nhân sinh quan trong tác phẩm Kinh Dịch.
Thứ tư, là khả năng dự đoán trong tác phẩm Kinh Dịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm góp phần tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm
"Kinh Dịch''.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi

tập trung vào một số tư tưởng nổi bật:
- Tư tưởng về vận động, phát triển và mối liên hệ trong "Kinh Dịch".
- Tư tưởng về mâu thuẫn, lượng chất và phủ định của phủ định trong
"Kinh Dịch".
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn chỉ dừng lại tập trung ở tư
tưởng biện chứng trong "Kinh Dịch".
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm "Kinh Dịch", đặc biệt là
phần "Dịch truyện".

6


5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bên cạnh đó, luận văn sử
dụng các phương pháp cơ bản sau: phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu,
lơgíc - lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc. Ngoài ra, luận văn có tham
khảo một số cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài để thực hiện luận văn này.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa tư tưởng biện chứng trong Kinh Dịch
và làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các hình và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Một vài nét về tác phẩm Kinh Dịch.
Chương 2: Tư tưởng về vận động, phát triển và mối liên hệ trong Kinh
Dịch.
Chương 3: Tư tưởng về mâu thuẫn, lượng chất và phủ định của phủ

định trong Kinh Dịch.

7


Chương 1
MỘT VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM KINH DỊCH
1.1. Kinh Dịch - Nguồn gốc và phân loại
1.1.1. Kinh Dịch
Kinh là quyển sách. Dịch là sự chuyển dịch, là sự biến đổi. Hiểu một
cách khái quát nhất thì "Kinh Dịch" là một quyển sách nói về các sự biến đổi
trong tồn bộ thế giới. Chữ Dịch gồm có 3 nghĩa: Bất Dịch, Giao Dịch và
Biến Dịch.
- Bất Dịch: chẳng có gì thay đổi cả, âm dương trai gái gặp nhau mà khơng
giao nhau thì chẳng có kết quả gì xảy ra. Càn vẫn là Càn, Khôn vẫn là Khôn.
- Giao Dịch: là sự trao đổi, thảo luận giữa các sự vật và hiện tượng:
Càn giao Khơn thì ra Tốn, Ly, Đồi , Khơn giao Càn thì ra Chấn, Khảm, Cấn.
- Biến Dịch: là kết quả của giao dịch.
Do đó chữ Dịch bao gồm cả ba nghĩa, trong đó biến dịch là quan trọng
nhất như trong triết học vẫn thường nói, vận động chính là phương thức của
tồn tại, là thuộc tính cố hữu của vật chất.
Ngồi ra, chữ Dịch cịn có nhiều cách giải thích khác nhau như con
thằn lằn thay đổi mầu sắc 12 lần trong một ngày, hoặc như sự dịch chuyển của
mặt trời và mặt trăng, ...
1.1.2. Nguồn gốc Kinh Dịch
Khởi thủy là Phục Hy (2852 - 2737 tr.CN) còn gọi là Đào Hy, Thái Cao
hay Thái Hạo tìm ra Hà Đồ khi trơng thấy con long mã nổi lên trên sơng
Hồng Hà, nhà vua ghi lại những chấm trên lưng con long mã giống như một
bức đồ họa của sơng Hồng Hà, trên cơ sở đó, sau này Văn Vương đã xây
dựng nên Hậu Thiên Bát Quái.


8


Khoảng hơn 2000 năm sau, Vua Hạ Vũ (2205 - 2197 tr.CN) khi đi trị
thủy trên sơng Lạc tìm thấy trên lưng con rùa cũng có một bức đồ hình đặc
biệt gọi là Lạc Thư. Từ đó, ơng tìm ra nhiều ứng dụng, một trong ứng dụng
quan trọng nhất là cửu trù hồng phạm. Hơn 1000 năm sau, Chu Văn Vương,
vào khoảng (1144 năm tr.CN) trong khi nằm ở ngục Dữu Lý đã xếp lại quẻ
Dịch của Phục Hy và viết Thốn từ cho quẻ. Sau đó, Chu Cơng Đán là con
của Chu Văn Vương đã đặt lời cho từng vạch một hay cịn gọi là Hào từ gồm
có 384 hào của 64 quẻ. Ông gán cho mỗi hào một ý nghĩa ngắn gọn mang tính
triết lý hoặc sự lành dữ, tốt xấu.
Về các "Thoán từ" và "Hào từ" của Văn Vương và Chu Công quá vắn
tắt và nhiều câu lơ lửng, khó hiểu nên Khổng Tử (551- 479 tr.CN) viết "Thập
Dực" (mười cánh) nhằm giải thích ý nghĩa thốn từ và những câu lơ lửng khó
hiểu trong "Kinh Dịch". Vì vậy, tiên nho mới ví thập dực giống như mười
cánh chim bay bổng, có ý nói "Kinh Dịch" đến đây là đã hồn tất và có thể
phát huy được hết ý nghĩa của nó.
"Thập Dực" gồm 10 thiên: Thốn truyện (2 thiên), Tượng truyện (2
thiên), Hệ từ truyện cũng gọi là Đại truyện (2 thiên), Văn ngôn truyện (1 thiên),
Thất quái truyện (1 thiên), Tự quái truyện (1 thiên), Tạp quái truyện (1 thiên).
Sau đó, Khổng Tử chia "Chu Dịch" làm hai thiên: "Thượng Kinh" gồm
30 quẻ và "Hạ Kinh" gồm 34 quẻ, tổng cộng là 64 quẻ. Vì vậy, "Kinh Dịch"
do 5 tác giả xây dựng nên, đó là:
Một là, Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy.
Hai là, Lạc Thư và Cửu trù hồng phạm của Hạ Vũ.
Ba là, Thoán từ và Hậu Thiên Bát Quái của Văn Vương.
Bốn là, Hào từ của Chu Công Đán.
Năm là, Thập dực gồm 10 thiên truyện của Khổng Tử.


9


Ngoài ra, các sách viết về "Kinh Dịch" rất nhiều, có tới 150 bộ gồm
1761 quyển của 158 tác giả nhưng tất cả đều xoay quanh nội dung của các tác
giả nêu trên.
Trong hơn 50 năm qua, thế giới lại say mê nghiên cứu "Kinh Dịch",
dựa trên cơ sở các phê phán và tìm kiếm bản khắc mai rùa thời Thương và
Chu cũng như bản khắc trên đồ đồng thời Chu và các nguồn khác. Việc xây
dựng lại nguồn gốc của "Kinh Dịch" này có quan hệ với một loạt các cuốn
sách như "The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching" (Nhiệm
vụ của thượng đế: bí mật lịch sử trong Kinh Dịch) của tác giả S.J.Marshall
và "Zhouyi: The Book of Changes" (Chu Dịch: cuốn sách của sự thay đổi) của
Richard Rutt. Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến cách hiểu mới về
"Kinh Dịch" bao gồm các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward
Shaughnessy. Các cơng trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát
hiện trong những năm 1973 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngơi
mộ cổ cịn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Tiền Hán (khoảng năm 168
tr.CN) ở Đồi Mã Vương gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.
Văn bản trong ngôi mộ cổ bao gồm cả những chú giải bổ sung của
"Kinh Dịch" mà trước đây người ta khơng được biết và có vẻ như được viết ra
(như người ta vẫn gán cho) bởi Khổng Tử. Hầu hết văn bản trong ngôi mộ ở
Đồi Mã Vương là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản "Kinh Dịch'' sớm nhất
được công nhận. Nhiều người cho rằng: các văn bản này không nhất thiết phải
loại trừ lẫn nhau, nhưng nhiều nhà khoa học hiện đại nghi ngờ về sự tồn tại
thật sự của Phục Hy cũng như cho rằng Khổng Tử khơng làm gì cho "Kinh
Dịch" cả. Một số học giả khác cho rằng: Đồ hình của "Kinh Dịch" là sản
phẩm của nền văn minh Thần Nông (ở phía nam sơng Dương Tử, trong đó có
Việt Nam) mà sau này người Hoa Hạ đã học tập và phát triển lên. Luận cứ

của họ khơng phải là khơng có cơ sở khoa học khi mà một số tên quẻ cũng
như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đơi khi cịn rất mơ hồ.

10


Tuy nhiên, chúng ta đều thống nhất với nhận định "Kinh Dịch" xuất hiện rất
sớm trong lịch sử nhân loại, nó có nguồn gốc từ Trung Quốc.
1.1.3. Các loại Kinh Dịch
"Kinh Dịch" chia làm nhiều loại:
Một là, Liên Sơn Dịch: là sách Dịch nhà Hạ có từ thời Phục Hy, lấy
quẻ Cấn (

) làm chủ.

Hai là, Qui Tàng Dịch: là sách Dịch nhà Thương có từ thời vua Thần
Nơng, nơng nghiệp phát triển nên lấy quẻ Khôn (

) làm chủ.

Ba là, Chu Dịch: là sách Dịch nhà Chu, đó là thời Chu Văn Vương,
Chu Vũ Vương khởi nghiệp, lúc này trình độ khoa học đã phát triển nên lấy
quẻ Càn (

) và Khơn (

) làm chủ.

Trong Tứ Khố Tồn Thư Liên minh Mục Lục có 4 bộ: Kinh, Tử, Tập,
Sử thì "Kinh Dịch" được xếp vào bộ Kinh. Ngày nay, trong các Y văn khơng

cịn nhắc tới "Liên Sơn Dịch" và "Qui Tàng Dịch" nữa mà tất cả các sách về
Dịch chỉ nói về "Chu Dịch" mà thơi.
1.2. Kết cấu, nội dung chính của Kinh Dịch
1.2.1. Kết cấu của Kinh Dịch
"Kinh Dịch" là một tác phẩm được cấu tạo đặc biệt. Do nhiều tác giả
khác nhau nên việc trình bày kết cấu của "Kinh Dịch" cũng không thống nhất.
Tuy nhiên, về đại thể ta có thể thấy như sau:
"Kinh Dịch" bao gồm 12 thiên trong đó có 2 thiên kinh và 10 thiên
truyện.
- Phần thứ nhất là gồm hai thiên kinh:
+ Thượng kinh
+ Hạ Kinh
- Phần thứ hai là Thập dực (Mười thiên truyện)

11


1.2.2. Nội dung chính của Kinh Dịch
Trong tồn bộ "Kinh Dịch" bao quát các nội dung cơ bản sau:
- Hà đồ và Tiên thiên bát quái từ thời vua Phục Hy (2852 - 2737 tr.CN).
Theo truyền thuyết thì vua Phục Hy vạch ra Hà đồ và tiên thiên bát quái
nhân dịp vua trông thấy con long mã (con ngựa đầu rồng - một con vật thần
thoại) xuất hiện trên sông Hồng Hà, trên lưng nó có những chấm như một
bức họa đồ, vua liền phỏng theo và vẽ thành một bức đồ gọi là "Hà đồ". Hà
Đồ nguyên thủy chỉ có 55 điểm đen trắng phân phối như sau:

Hình 1: Hà Đồ
Hà Đồ gồm 55 điểm đen trắng chia thành chẵn lẻ, Âm Dương.
Dương số: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25
Âm số: 2 + 4 + 6 + 8 + 10 = 30

Tức là chẵn nhiều hơn lẻ, Âm nhiều hơn Dương, với ngụ ý: Âm phải
bao bọc cho Dương tơn q ở bên trong, Âm ti tiện ở bên ngồi. Âm chính ra

12


phải đóng vai bì phu, vỏ bọc, vai khách. Âm Dương mới là chủ động, cốt cán.
Tuy nhiên, nhìn vào Hà Đồ ta thấy:
Bên phía phải, các số lẻ 7 và 9 (Dương) lại ở bên ngoài, các số chẵn 2
và 4 (Âm) lại ở bên trong.
Ở bên trái, thì ngược lại: Các số lẻ 1, 3 (Dương) ở phía trong, các số
chẵn 6, 8 (Âm) ở phía ngồi.

Hình 2: Diễn số Hà Đồ
Vua lại lấy vạch ngang liền (
ngang đứt (

) để ký hiệu là "dương", vạch

) để kí hiệu là "âm", gọi đây là lưỡng nghi. Mỗi gạch như

thế gọi là 1 hào. Xếp các hào âm và dương thành những tập hợp. Tập hợp hào,
ta có 4 tượng (tứ tượng) là:

Tập hợp 3 hào ta sẽ được tám quẻ (bát quái). Tám quẻ đó là:
: Càn (hay kiền) vi thiên là trời có đức cứng mạnh, là đàn ơng.
: Đồi (hay đối) vi trạch là chầm(đầm), vui vẻ.
: Ly vi hỏa là lửa, sáng.
: Chấn vi lôi là sấm, động.


13


: Tốn vi phong là gió, vào.
: Khảm vi thủy là nước, hiểm trở.
: Cấn vi sơn là núi, yên tĩnh.
: Khơn vi địa là đất, có đức nhu thuận, là đàn bà.
Xếp theo thứ tự này gọi là Tiên thiên bát quái. Tiên Thiên bát quái có
nghĩa là bát quái tượng trưng vũ trụ (thiên) hồi đầu, khi mới hình thành. Tức
là 8 quẻ nguyên thủy do vua Phục Hy vạch ra.

Hình 3: Tiên thiên bát quái

14


Hình 4: Hà Đồ và Tiên thiên bát quái
- Lạc thư và Cửu trù Hồng phạm của vua Hạ Vũ (2205 - 2197 tr.CN).
Theo "Kinh Thư", sau khi trị thủy thành công, Vua Vũ, người đã sống
ở thế kỷ 22 tr.CN đã được Trời ban cho "Hồng Phạm Cửu Trù", tức là phép
tắc cai trị xã hội, và định chế nhân luân.
Tục truyền Trời cho thần qui hiện lên ở sơng Lạc, mang trên lưng một
hình vẽ. Vua Vũ mới đặt tên là "Lạc Thư", nhân đấy làm ra "Hồng Phạm".
Cửu trù của vua Hạ Vũ gồm:
+ Trù thứ nhứt gọi là "Ngũ Hành",
+ Trù thứ hai gọi là kính dùng "Ngũ Sự "(năm việc),
+ Trù thứ ba là dùng cho đầy đủ "Bát chánh" (8 điều chánh),
+ Trù thứ tư là hiệp dùng "Ngũ Kỷ",
+ Trù thứ năm là kiến thiết dùng "Hoàng Cực",
+ Trù thứ sáu là cai trị dùng "Tam Đức",


15


+ Trù thứ bảy là sáng suốt dùng "Kê Nghi" (xét việc nghi ngờ),
+ Trù thứ tám là xét dùng "Thứ Trưng",
+ Trù thứ chín là khuyên dùng "Ngũ Phúc", ra oai dùng "Lục Cực".

Hình 5: Lạc Thư

16


Hình 6: Cửu trù Hồng Phạm
- Thốn từ và Hậu thiên bát quái.
Tương truyền đây là phần phát triển của Văn Vương nhà Chu, khi bị
giam ở ngục Dữu Lý (1144 - 1142 tr.CN). Ơng đã thay đổi vị trí các quẻ Dịch
trong mơ hình bát qi cổ và diễn giải thêm, cho mỗi quẻ một ý nghĩa xã hội
và nhân sinh. Mơ hình mới gọi là hậu thiên bát qi.
Mơ hình này theo trật tự như sau:
Kiền là cha

17


Khảm là trung nam
Cấn là thiếu nam
Chấn là trưởng nam
Tốn là trưởng nữ
Ly là trung nữ

Khơn là mẹ
Đồi là thiếu nữ.

Hình 7: Hậu thiên bát quái

18


Hình 8: Lạc Thư và Hậu thiên bát quái.
Từ 8 quẻ ban đầu khi chồng các quẻ đơn lên với nhau thì tạo thành 64
quẻ mới.
Giai đoạn này, Văn Vương đã đặt tên và tìm nghĩa cho 64 quẻ rồi viết
"Thoán từ" cũng gọi là "Quái từ" cho mỗi quẻ. Nhờ ông mà ý nghĩa mỗi quẻ
mới linh diệu, lời đốn mới tương đối minh bạch, mà cơng việc đóan cũng
nhất trí hơn trước, khơng cịn có cảnh mỗi quan Thái Bốc đốn theo ý riêng
của mình nữa.

19


Nhưng lời đốn của ơng rất ngắn mỗi quẻ chỉ được một câu, chẳng hạn:
+ Quẻ Càn là “nguyên, hanh, lợi trinh”, nghĩa là quẻ đó có những đức: “đầu
tiên lớn; thuận, thông, tiện phải bền chặt”
+ Quẻ Thái là “Tiểu vãng, đại lai, cát, hanh” nghĩa là : âm qua dương
lại tốt lành hanh thông.
+ Quẻ Ký Tế là hanh, tiểu, lợi trinh, cơ cát, chung lọan” nghĩa là: Việc
nhỏ thì hanh thơng, lợi nhưng phải vững chí. Mới đầu tốt lành, cuối cùng loạn.
Những người nghiên cứu phần Thoán từ và Hậu thiên bát quái của Văn
Vương đều cho rằng: ơng đã mơ hình hóa một giai đoạn mới của sự biến
chuyển của vũ trụ, từ vận động vơ hình sang vận động hữu hình. Sự biến hóa

của "âm dương bát qi" tạo ra sự hình thành mn vật của trời đất.
- Hào từ
Sau khi Văn Vương mất, con ông là Chu Công Đán cắt nghĩa từng hào
trong 64 quẻ, cho mỗi hào một ý nghĩa ngắn gọn, gắn sự cát hung cho từng
hào gọi là hào từ. Từ 64 quẻ với mỗi quẻ 6 hào cộng là 384 hào, để giải nghĩa
từng hào một. Mỗi quẻ trùng gồm hai quẻ đơn, quẻ đơn ở dưới gọi là nội quái,
quẻ ở trên gọi là ngoại quái. Ví dụ: quẻ Thiên Phong Cấu thì Thiên, tức Càn
là ngoại quái, Phong tức tốn là nội quái.
Mỗi quẻ trùng gồm sáu hào, đánh số từ dưới lên: hào 1 gọi là Sơ, hào 2
gọi là nhị, hào 3 gọi là tam, hào 4 gọi là tứ, hào 5 gọi là ngũ, hào trên cũng
không gọi là lục mà gọi là thượng. Nếu hào là vạch liền thì bên cạnh từ chỉ số
đếm gọi là “cửu”; thí dụ: “Sơ cửu” có nghĩa là hào đầu tiên là Dương
(

). Nếu hào là vạch đứt thì bên cạnh từ chỉ số đếm gọi là “lục”, thí dụ:

Sơ lục, có nghĩa là hào đầu tiên là Âm (

). Tiếp theo đó là cửu nhị (hoặc

lục nhị) có nghĩa là hào 2 là Dương (cửu) hoặc Âm (lục).
Ví dụ: Quẻ Địa Thiên Thái:
Hào thượng
Hào 5

Quẻ trên là Khôn: Địa (Ngoại quái)

20



×