Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch huyện đồng văn tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY ANH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THÙY ANH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG.

Hà Nội, 2016



LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hồn thành luận văn
này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa Du lịch
và khoa sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm Văn hóa Thể thao và Du
lịch huyện Đồng Văn và Phịng Văn hóa Thể thao và Du lịch huyện Đồng Văn đã
không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên thực hiện

Trần Thị Thùy Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. 5

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 11
6. Bố cục luận văn............................................................................................................ 12
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................ 13
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch .......................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch ................................................................................. 13
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ....................................................................... 14
1.2.1. Quan niệm phát triển du lịch .............................................................................. 14
1.2.2. Những nội dung phát triển du lịch ..................................................................... 15
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch ................................................ 22
1.3.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................................. 22
1.3.2. Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội ............................................................. 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG ........................................................................................................... 27
2.1. Tiềm năng du lịch huyện Đồng Văn .................................................................... 27
2.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Đồng Văn ............................................................ 27
2.1.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................................. 28

1


2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch huyện Đồng Văn ................... 35
2.2.1. Cơ sở kinh doanh lưu trú ..................................................................................... 35

2.2.2. Cơ sở kinh doanh lữ hành ................................................................................... 37
2.2.3. Cơ sở kinh doanh ăn uống ................................................................................... 38
2.2.4. Hệ thống giao thông vận tải ................................................................................ 39
2.2.5. Các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung ...................................................... 41
2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch tại huyện Đồng Văn .......................................... 42
2.3.1. Du lịch tham quan cao nguyên Đá ..................................................................... 42
2.3.2. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử ................................................. 43
2.3.3. Du lịch phong tục tại các bản của đồng bào dân tộc ...................................... 44
2.3.4. Du lịch lễ hội .......................................................................................................... 47
2.4. Thực trạng thị trƣờng khách du lịch tại huyện Đồng Văn, Hà Giang ........ 49
2.4.1. Lượng khách du lịch đến Đồng Văn .................................................................. 49
2.4.2. Nguồn khách du lịch đến Đồng Văn.................................................................. 52
2.4.3. Mục đích tham quan và tìm hiểu của du khách ............................................... 53
2.4.4 Phân kỳ du khách đến Đồng Văn ........................................................................ 54
2.4.5. Nhu cầu lưu trú của du khách đến Đồng Văn ................................................. 57
2.5. Thực trạng nguồn nhân lực trong du lịch tại huyện Đồng Văn .................... 58
2.6. Thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch huyện Đồng Văn .... 60
2.6.1. Các cấp chính quyền và quản lý nhà nước ....................................................... 60
2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch ............................................................................ 61
2.7. Thực trạng tổ chức quản lý du lịch huyện Đồng Văn ..................................... 62
2.7.1. Cơ quan quản lý nhà nước .................................................................................. 62
2.7.2. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch .......................................................... 63
2.8. Những thuận lợi và khó khăn của du lịch huyện Đồng Văn .......................... 63
2.8.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 63
2.8.2. Khó khăn ................................................................................................................. 65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 66

2



CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG .................................................................. 67
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................... 67
3.1.1. Những căn cứ thực tiễn........................................................................................ 67
3.1.2. Chủ trương chính sách nhà nước ...................................................................... 70
3.1.3. Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh ..................................................... 72
3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang73
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ..................... 73
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch .............................................................. 76
3.2.3. Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch ................................................. 81
3.2.4. Giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch ..................................................... 82
3.2.5. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch............................................... 87
3.2.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch.............................................. 88
3.2.7. Giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch ................................................................. 92
3.2.8. Giải pháp liên kết tuyến điểm, vùng và ngoại vùng......................................... 96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 100
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 103
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...…....107

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chính phủ

DLCĐ


Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GGN

Global Network of National Geoparks – Cơng viên địa chất tồn cầu.

KT

Kinh tế



Nghị định

NQ

Nghị quyết



Quyết định


QH

Quốc hội

QL

Quốc lộ

SVHTTDL Sở Văn hóa Thể thao Du lịch
TDMNBB

Trung du miền núi Bắc Bộ

TP

Thành phố

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Oraganization – Tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc


UNIDO

United Nations Industrial Development Organization
Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc

UNWTO

United Nation World Tourism Organization – Tổ chức Du lịch thế giới

XH

Xã hội

VHPVT

Văn hóa phi vật thể

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Đồng Văn ..................35
Bảng 2.2: Các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Đồng Văn ................39
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Đồng Văn .........................................................50
Bảng 2.4: Mục đích của du khách đến Đồng Văn ....................................................53
Bảng 2.5: Lượng khách du lịch đến Đồng Văn qua các tháng năm 2015 ................55
Bảng 2.6: Thời gian lưu trú của du khách đến Đồng Văn năm 2015 .......................57

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân được cải thiện thì đời
sống tinh thần cũng khơng ngừng được nâng cao, trong đó du lịch trở thành nhu cầu
khơng thể thiếu trong đời sống hiện đại. Du lịch là một ngành kinh tế tương đối
nhạy cảm và có trách nhiệm với mơi trường, vì vậy phát triển du lịch góp phần khai
thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tơn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của đất
nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam với tiềm năng
du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát
triển và khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc dân. Những chuyến đi đến những
vùng đất mới mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị tạo tiền đề cho
ngành du lịch địa phương phát triển. Những năm gần đây Đồng Văn – Hà Giang với
những thế mạnh về tài nguyên du lịch độc đáo đã và đang trở thành điểm đến ưa
thích của nhiều du khách.
Đồng Văn là mảnh đất địa đầu của tỉnh Hà Giang và cũng là huyện địa đầu
của tổ quốc. Phía Bắc và Tây giáp với Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, phía Nam
giáp huyện n Minh, phía Đơng giáp huyện Mèo Vạc. Thiên nhiên đã ban tặng
cho Đồng Văn nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như các hoang mạc đá, các di
sản địa chất địa mạo của công viên địa chất, cùng với đó là các điểm di tích lịch sử
văn hóa như Cột cờ Lũng Cú, khu di tích nhà Vương, các làng văn hóa dân tộc....
Bên cạnh các điểm du lịch, nét văn hóa đặc thù của người dân vùng núi cao cũng là
những tài nguyên vơ giá để tạo nên các sản phẩm văn hóa ở huyện Đồng Văn.
Du lịch Đồng Văn có nhiều sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài
nước. Đặc biệt là khách du lịch ở các khu vực như Đồng bằng Sông Hồng, thành
phố Hà Nội và miền núi đồng bằng Bắc Bộ. Sức hấp dẫn của du lịch Đồng Văn ẩn
chứa nhiều điều kỳ thú qua từng dòng sơng, ngọn núi, văn hóa ẩm thực, tơn giáo, tín
ngưỡng bản địa và lễ hội của các dân tộc trên địa bàn huyện. Sự lôi cuốn này được
thể hiện qua tổng số lượng khách đến Đồng Văn hàng năm đều tăng mạnh. Bên
cạnh việc góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện, du lịch ở Đồng Văn còn có


6


vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, tiếp thu các
giá trị văn hóa trong khu vực hay quốc gia làm phong phú thêm đời sống văn hóa
địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay du lịch của Đồng Văn chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện và phù hợp: Hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn còn nhiều bất cập và yếu
kém, chưa phát huy được hết thế mạnh, tiềm năng, tài nguyên và các điều kiện phát
triển du lịch trong khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mang lại doanh thu lớn
cho huyện; đa số nhân dân cũng như một bộ phận cán bộ chính quyền chưa nhận thức
được tầm quan trọng của du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về tiềm năng du lịch ở Đồng Văn do đó tơi
lựa chọn “Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang” làm đề tài
cho luận văn Thạc sĩ Du lịch học của mình. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một cách
có hệ thống các tiềm năng du lịch của huyện Đồng Văn cũng như thực trạng hoạt
động của ngành du lịch tại đây và đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát
triển Đồng Văn trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, ngoài những nghiên cứu, giới thiệu khá phong phú về văn hóa,
di tích lịch sử của Hà Giang, Đồng Văn như tìm hiểu về Di tích nghệ thuật kiến trúc
nhà Vương, NXB Văn hóa dân tộc của Ngun Bình, Nguyễn Bắc Quang (2010);
Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang của Phạm Quang Hoan và Hùng Đình
Quý; tìm hiểu về Trồng lanh và nghề dệt vải của người Mông ở Đồng Văn – Hà
Tuyên của Vương Thị Bình (1998); hay tìm hiểu chung về Văn hóa truyền thống
các dân tộc Hà Giang của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang do Hùng
Đình Quý chủ biên (1994)… đã bắt đầu có một số cơng trình nghiên cứu về du lịch
Hà Giang và một số cơng trình nghiên cứu về cao nguyên đá Đồng Văn như:
- Lê Đức An, Đặng Văn Bào (2008), Cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc : một

di sản địa mạo quý giá. Đề tài đã nghiên cứu về các giá trị địa chất địa mạo của Cao
nguyên Đồng Văn và đưa ra những biện pháp giúp bảo tồn và phát huy các giá trị
của di sản quý giá này.

7


- Đặng Văn Bào, Nguyễn Cao Huần, Tạ Hòa Phương, Trương Quang Hải, Vũ
Văn Tích (2010), Cơng viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn – khả năng khai thác
cho phát triển kinh tế và bảo tồn. Đây là một cơng trình nghiên cứu khá tổng qt về
khả năng khai thác Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn dưới góc độ kinh tế
và du lịch, từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn di sản này một cách hiệu quả.
- Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Liên, Hồ Huyền Trang (2012), Tìm hiểu tiềm
năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang. Các tác giả của đề tài đã tập
trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về du lịch, tiềm năng phát triển du lịch tỉnh
Hà Giang: Tài nguyên du lịch tự nhiên, nằm tựa vào dãy núi Hồng Liên Sơn với
dải Tây Cơn Lĩnh và Cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang dáng địa hình cao
dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đơng Nam với nhiều cảnh quan du lịch tự
nhiên (Đèo Mã Pì Lèng, Núi đơi - Cổng trời Quản Bạ, Rừng Nguyên sinh Đèo gió,
Thác tiên, Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Ruộng Bậc thang Hồng Su phì); Tài nguyên du lịch
nhân văn (Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ Đồng Văn, Dinh Họ Vương, Căng Bắc Mê…),
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (Lễ hội Chợ tình Khâu vai, Lễ hội nhảy lửa
của người Pà Thẻn, Lễ hội Gầu tào của người Mông, Lễ Hội cầu mưa của người Lơ
Lơ…). Nhóm tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn
chế trong phát triển du lịch; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hà
Giang đến năm 2020.
- Mai Thu Hà (2013), Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang theo
hướng bền vững. Đề tài nghiên cứu chỉ ra thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Hà
Giang, những vấn đề còn tồn tại và giải pháp phát triển loại hình du lịch cộng đồng
theo hướng bền vững. Cụ thể, đề tài đã đề xuất những giải pháp nhằm góp phần duy

trì và phát triển hoạt động du lịch tại các làng văn hóa dựa trên tính đa dạng về
phong tục truyền thống của các dân tộc thiểu số tại đây.
- Nguyễn Thị Tươi (2013), Phát triển du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, Hà
Giang. Đề tài đi sâu vào phân tích các giá trị du lịch của Cao nguyên đá Đồng Văn, chỉ
ra những vấn đề cơ bản của thực tế hoạt động du lịch tại đây và những giải pháp ở cả tầm
vĩ mô và vi mô nhằm phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn một cách toàn diện.

8


- Nguyễn Thị Thu Hương (2015), Cơ sở địa lý học phát triển du lịch sinh
thái cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Đây là đề tài thạc sĩ khoa học trái đất có ý
nghĩa to lớn trong việc chỉ ra các cơ sở địa lý học để phát triển du lịch sinh thái trên
cao nguyên đá Đồng Văn với những đánh giá sát thực về tiềm năng phát triển du
lịch của Hà Giang nói chung và cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng. Đề tài đề xuất
các định hướng phát triển các tuyến du lịch đến Cao nguyên đá Đồng Văn có tính
khả thi cao, nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
- Đặng Thị Giang (2015), Truyền thơng với quảng bá du lịch văn hóa tại cao
nguyên đá Đồng Văn. Đề tài tiếp cận vấn đề thực trạng và phát triển du lịch văn hóa
tại cao nguyên đá Đồng Văn theo góc độ quảng bá truyền thông đã thống kê được
số lượng du khách, số lượng cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống, các tuyến du lịch
hiện tại và đánh giá được hiệu quả du lịch của Cao nguyên đá Đồng Văn trước và
sau khi quảng bá về giá trị du lịch của di sản này thông qua các biện phá truyền
thông. Từ đó nhận thấy vai trị to lớn của truyền thơng đối với phát triển du lịch nói
chung và đối với điểm du lịch cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng. Đề tài cũng đã đề
xuất các giải pháp phát huy hiệu quả của truyền thông với quảng bá du lịch văn hóa
tại cao ngun đá Đồng Văn.
- Với vai trị là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, trực tiếp khai thác và
quản lý về du lịch của Hà Giang nói chung, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà
Giang cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch và đề

xuất các giải pháp nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị của các tài nguyên du lịch
cụ thể như Cao nguyên đá Đồng Văn, các làng văn hóa…Cụ thể, năm 2008 Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang nghiên cứu về vấn đề “Xây dựng mơ hình
làng du lịch cộng đồng ở Hà Giang”, năm 2011 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Hà Giang công bố đề tài nghiên cứu “Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng
đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn 2030”
Ngồi ra cịn một số bài viết, tác phẩm, phóng sự... liên quan đến đề tài đã
được xuất bản, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tham luận
trong Hội thảo “Du lịch cộng đồng thực trạng và giải pháp phát triển bền vững”
(2008) của UBND tỉnh Hà Giang tổ chức ở mức độ triển khai các dự án du lịch;

9


Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu này đã khẳng định việc phát triển du lịch
tại Hà Giang nói chung, Đồng Văn nói riêng là hồn tồn khả thi và để lại tư liệu quan
trọng cho các cơng trình nghiên cứu sau. Tuy nhiên, hiện nay dường như chưa thấy
công trình nào nghiên cứu chuyên về phát triển du lịch huyện Đồng Văn, vì vậy, luận
văn đặt ra cho mình nhiệm vụ bước đầu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về du
lịch Đồng Văn, trên những nét lớn của du lịch địa phương này. Luận văn tập trung vào
việc nhận diện và xác định những tài nguyên du lịch chủ yếu, những sản phẩm du lịch
chính, mang tính đặc thù trên cơ sở phát huy hiệu quả khai thác các tài nguyên du lịch
địa phương. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch trên
địa bàn huyện Đồng Văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận đã được trang bị vào đánh giá tiềm năng, hiện trạng
hoạt động du lịch tại huyện Đồng Văn, đề ra những biện pháp hợp lý góp phần phát
triển du lịch huyện Đồng Văn theo hướng bền vững, nâng cao đời sống cho người
dân, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho khách du lịch khi đến với

Đồng Văn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch
huyện Đồng Văn.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch tại huyện Đồng Văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tế thực
trạng nguồn tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch tại huyện Đồng Văn trong
những năm qua.

10


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận
và thực tiễn phát triển du lịch nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động
du lịch tại Đồng Văn.
- Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu các đối tượng thuộc địa giới
toàn bộ địa lý hành chính huyện Đồng Văn.
- Giới hạn về thời gian: Luận văn quan tâm đến tình hình phát triển du lịch
huyện Đồng Văn từ năm 2011 đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp mà đề tài áp dụng bao gồm:
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Để có được cái nhìn tổng qt về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã thu thập các
thông tin, các dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu về du lịch, các quan điểm về
phát triển du lịch, các tài liệu liên quan đến văn hóa, du lịch, kinh tế xã hội của Hà

Giang nói chung Đồng Văn nói riêng. Sau đó tác giả tiến hành phân tích dữ liệu,
đánh giá tổng hợp rồi đưa ra những kết luận có căn cứ. Phương pháp này chủ yếu
phục vụ cho nội dung của chương 1 và chương 2 của luận văn.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
+ Sách, giáo trình
+ Các cơng trình khoa học bao gồm báo cáo lý luận, luận văn…
+ Các báo, tạp chí chun ngành, các thơng tin trên Internet
+ Các văn bản pháp luật như Luật du lịch
+ Các báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang,
Phịng và Trung tâm Văn hóa Thể thao và Du lịch của huyện Đồng Văn
+ Các nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của tỉnh Hà Giang, huyện
Đồng Văn.
- Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp khảo sát thực địa là một phương pháp quan trọng góp phần làm
cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Trực tiếp khảo sát tại các địa điểm đã

11


và đang khai thác phục vụ khách du lịch giúp tác đánh giá được tiềm năng cũng như
nguồn lực phát triển du lịch tại huyện Đồng Văn đồng thời đưa ra được những kiến
nghị, đề xuất hợp lý và khả thi.
Tác giả sử dụng phương pháp này để phục vụ cho chương 2 và chương 3 của
luận văn. Khảo sát thực địa được tác giả triển khai vào mùa cao điểm nhất của du
lịch huyện Đồng Văn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương. Cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
Chương 2: Tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn,

Hà Giang
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch huyện Đồng Văn,
Hà Giang.
7. Đóng góp của luận văn
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du
lịch Đồng Văn.
- Đánh giá những tiềm năng chủ yếu cho phát triển du lịch của Đồng Văn và
lợi ích của nó cho tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển du lịch huyện
Đồng Văn.

12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào
đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian nhàn
rỗi để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm
thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật…. hay chỉ đơn giản quan sát các
môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người tìm
các cơ hội kinh doanh, cơng tác, dự hội nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu
khoa học kĩ thuật… Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian
và không gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa
học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo luật Du lịch Việt Nam
(2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Qua định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy du lịch được tách thành hai phần, có

mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú.
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du
lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch.
Nói đến du lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con

13


người đến nơi khác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa
bệnh, văn hoá, nghệ thuật, thể thao… Đối với hoạt động du lịch, con người với vai
trị là một du khách có nhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour du lịch.
Điều này có nghĩa để trở thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều
kiện sau: Có thời gian rỗi; có khả năng thanh tốn; có nhu cầu cần đươc thoã mãn.
Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Roma (Italia) để thảo luận
về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du
lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời
gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ khơng có nơi ở thường xun, nhưng cũng khơng
cơng nhận những người nước ngồi ở quá một năm hoặc những người đi ra nước
ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở
vùng biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập

ở nơi đến”.
Trên cơ sở đó, khách du lịch có quyền lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du
lịch theo đồn; lựa chọn một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du
lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo
hợp đồng và bảo hiểm du lịch khi sử dụng các dịch vụ du lịch, dựa trên cơ sở quy
định hiện hành. Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu thực hiện các biện pháp đảm
bảo an tồn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch, được cứu
trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ
chức, cá nhân cung cấp dịch vụ gây ra. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm
pháp luật về du lịch.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
1.2.1. Quan niệm phát triển du lịch
Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng
trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính phủ xác định phát triển du lịch trở

14


thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ
dưỡng, phục hồi sức khỏe của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng
cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiệu quả của
ngành du lịch thường được đánh giá qua các chỉ số chính thức như: tốc độ tăng
trưởng khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách,
đóng góp vào cơ cấu GDP.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính
quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ ban
ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng
động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và tham gia của
cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền

thông - một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đất nước.
Nguyên tắc phát triển du lịch
1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa
kinh tế, xã hội và mơi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn
hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích chính đáng và an ninh, an
tồn cho du khách, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát
triển du lịch
5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam
6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

1.2.2. Những nội dung phát triển du lịch
1.2.2.1. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ
thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, xây dựng các
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của du khách.

15


Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuển, vui chơi
giải trí...đặc biệt là cơng trình kiến trúc hỗ trợ. Đây chính là các yếu tố đặc trưng
trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch, nếu thiếu những yếu tố này thì nhu
cầu du lịch của khách khơng được thỏa mãn. Do vậy, đây chính là yếu tố trực tiếp
đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách.
Có thể phân loại cơ sở vật chất kỹ thuật theo tiêu chí sau: Cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ vận chuyển du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú, cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ ăn uống, cơ sở vật chất kỹ thuật các dịch vụ bổ sung và vui
chơi giải trí.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận chuyển du lịch: đây chính là hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Thành
phần chính trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật này là các phương tiện vận
chuyển, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý, điều hành, bán vé và các hoạt
động tác nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú: đây chính là thành phần đặc trưng
nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nó tồn tại dưới nhiều
hình thức khác: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ...thành phần chính là các tòa nhà với
các phòng nghỉ được trang bị tiện nghi đảm bào điều kiện sinh hoạt hàng ngày của
du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống: là một bộ phận quan trọng trong
toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nó bao gồm các yếu tố đảm bảo
tiện nghi cho hoạt động ẩm thực của du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật các dịch vụ bổ sung chủ yếu là các công tình, thiết bị
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiêu dùng các dịch vụ và sử
dụng triệt để các yếu tố tài nguyên. Nó bao gồm các khu vực giặt ủi, vật lý trị liệu,
bể bơi...Cơ sở vật chất kỹ thuật này thường gắn liền với cơ sở lưu trú. Quy mơ của
nó tùy thuộc vào quy mô của cơ sở lưu trú.

16


Cơ sở vật chất kỹ thuật vui chơi, giải trí: chủ yếu là các cơng trình nhằm tạo
điều kiện cho du khách vui chơi, rèn luyện, trải nghiệm nhằm mang lại sự thích thú
hơn trong chuyến đi của mình.
Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quy định bởi nội dung của
hoạt động du lịch và của nhu cầu du lịch. Nó được biểu hiện tập trung ở các điểm

quan trọng sau đây:
Cơ sở vật chất kỹ thuật có mối quan hệ mật thiết với tài ngun du lịch.
Mục đích của du khách có thể khác song với mục đích nào thì giữa chúng
đều có một điểm chung là phải sử dụng các tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch
và các yếu tố đảm bảo điều kiện tiện nghi.
Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong
bối cảnh đó vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Thống nhất ở chỗ không thể khai thác tài nguyên du lịch nếu khơng có cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch đi kèm và ngược lại không thể xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch mà nơi đó khơng có tài ngun du lịch. Như vậy trong mối quan hệ
thống nhất này, tài ngun có vai trị quyết định cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hay
nói cách khác việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần phải
căn cứ vào nguồn tài nguyên du lịch, thậm chí đặc điểm của tài nguyên du lịch còn
quyết định đến việc sử dụng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầy tư.
Ngược lại, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có những tác động tích cực đến tài nguyên
du lịch. Điều này chỉ có được khi cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng phù
hợp với tài nguyên du lịch, bản thân nó có thể trở thành một yếu tố tô điểm thêm
cho bức tranh tài nguyên du lịch tại đó.
Mối quan hệ mâu thuẫn thể hiện ở những tác động tiêu cực từ phía hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với tài nguyên du lịch. Đây là vấn đề khó tránh khỏi
bởi lẽ nó khơng chỉ tồn tại trên cơ sở đầu tư xây dựng khơng hợp lý mà cịn có thể
nảy sinh bởi những vấn đề liên quan đến dự án. Những tác động tiêu cực đó thường
kéo theo hậu quả làm giảm sức hấp dẫn của tài nguyên và những hậu quả khác về

17


môi trường. Trong bối cảnh ngày nay mối quan hệ này đang được xem xét một cách
nghiêm túc, đặc biệt tại những khu vực tài ngun có tính nhạy cảm cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tính đồng bộ cao trong xây dựng. Đặc

điểm này xuất phát từ tính tổng hợp của nhu cầu du lịch bao gồm các nhu cầu thiết
yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung, du khách đòi hỏi đồng thời phải thỏa
mãn tất cả các nhu cầu đó. Vì vậy cần có sự đồng bộ giữa các yếu tố về cơ sở vật
chất ky thuật phục vụ du lịch.
1.2.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch được
tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay
một quốc gia nào đó.
Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận
sau (xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch) :
- Dịch vụ vận chuyể n;
- Dịch vụ lưu trú, ăn uố ng;
- Dịch vụ tham quan, giải trí;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: Hàng hố tiêu dùng,đờ lưu niệm..
Theo luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Có hai loại sản phẩ m du lịch cơ bản:
- Sản phẩm du lịch hữu hình, tờ n tại ở dạng vậ t thể : Ví dụ : Đồ lưu niệm ,
các món ăn , đồ uố ng khách du lich
̣ sử du ̣ng trong nhà hàng ,.... Sản phẩm dạng này
chiế m mô ̣t tỷ lê ̣ rấ t nhỏ trong sản phẩ m du lich
̣ nói chung .
- Sản phẩm du lịch vơ hình, tờ n tại ở dạng phi vật thể và chỉ có thể biết được
thơng qua cảm nhâ ̣n của khách du lich
.̣ Dạng sản phẩm này mang tính dịch vụ bao gồm
:
+ Dịch vụ lưu trú và các dich
̣ vu ̣ bổ sung ở các cơ sở lưu trú ;
+ Các dịch vụ của các tổ chức du lịch;

+ Dịch vụ giải trí cơng cơ ̣ng ở các cơ sở du lịch;

18


+ Dịch vụ lưu trú chữa bê ̣nh và các dich
̣ vu ̣ tắ m nghỉ gắ n liề n với nó ;
+ Các dịch vụ của các cơ sở thể thao;
+ Các dịch vụ vận tải du lịch;
+ Các dịch vụ và hà ng hoá đươ ̣c bán ở cơ sở Du lịch ngoài dịch vụ cơ bản:
làm đe ̣p, cắ t tóc...
1.2.2.3. Phát triển thị trường du lịch
Thị trường khách du lịch có thể hiểu bao gồm tất cả khách du lịch hiện tại và
tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu
cầu hay mong muốn sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Các thơng tin chính thức được truyền tải trên mạng xã hội, các tài liệu có ảnh
hưởng rất lớn đối với việc lựa chọn điểm đến của du khách. Trước khi thực hiện
chuyến đi, du khách thường tham khảo các website đăng tải, các nhận xét, đánh giá
của khách du lịch về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của khách
du lịch là các giá trị của điểm đến, họ sẽ học hỏi và trải nghiệm được điều thú vị gì
qua chuyến đi, an ninh an toàn, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, ngôn ngữ, ẩm
thực, lưu trú và giao thông.
Thị trường khách du lịch bao gồm:
Thị trường khách du lịch nội địa: đây là thị trường cực kỳ lớn, việc khai thác
tốt thị trường này vừa đáp ứng được nhu cầu đi du lịch của nhân dân trong nước vừa
phục vụ sự phát triển của xã hội. Có thể nói đây là thị trường quan trọng, nó có tác
dụng điều hịa và tránh sự giảm sụt khi có biến cố xảy ra nhu dịch Sars, cúm gà...
Thị trường khách quốc tế: mặc dù hiện nay chưa khai thác được thị trường
này một cách hiệu quả nhưng đây là thị trường rất tiềm năng. Khách của thị trường

này là nhóm khách hàng ở độ tuổi từ 50 -60 đến từ các khu vực Đông Bắc Á, Bắc
Mỹ và Châu Âu. Họ có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày và nhu cầu hưởng
thụ vật chất, văn hóa cao. Các hãng lữ hành trong nước chưa chú trọng khai thác thị
trường này, phần lớn còn phụ thuộc vào các hãng lữ hành nước ngoài và hạn chế
bởi các cửa vào hàng không, cơ sở hạ tầng yếu.

19


1.2.2.4. Phát triển nhân lực trong du lịch
Trong xã hội hiện đại, nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của đất nước. Nhân lực là nguồn lực chủ đạo của xã hội. Nhân lực là nguồn lao
động trong một lĩnh vực nào đó trên một địa bàn nhất định và trong những khoảng
thời gian nhất đinh. Do có vai trị vị trí quan trọng như vậy nên nhân lực luôn là mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ một cá nhân tổ chức nào trong đó có các doanh
nghiệp du lịch. Là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao, đối tượng
chính của du lịch là du khách, du khách trong quá trình đi du lịch sẽ tiêu dùng các
sản phẩm du lịch mà sản phẩm thì quyết định kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp trong ngành du lịch. Chính vì lý do đó phải đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
các yêu cầu điều kiện đặt ra từ thực tế. Đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch tức là
đào tạo ra những người biết tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm đáp ứng, thỏa
mãn những nhu cầu khác của khách có như vậy du lịch mới phát triển bền vững được.
Muốn có nguồn nhân lực trong du lịch có chất lượng cao, cần phải xem xét,
đánh giá việc đào tạo này một cách khoa học, bài bản, chính quy khơng chỉ đối với
nhân sự bộ máy tổ chức quản lý du lịch mà ngay cả với người trực tiếp tham gia vào
việc kinh doanh du lịch tại địa phương.
1.2.2.5. Phát triển hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch
Tuyên truyền, quảng bá là sự phân tích có tổ chức, có kế hoạch hóa và kiểm tra
khả năng thu hút khách hàng của một đơn vị, cũng như chính sách và hoạt động với
quan điểm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của nhóm khách hàng đã lựa chọn. Từ cơ sở

trên ta có thể quan niệm tuyên truyền, quảng bá du lịch là các hoạt động cung cấp
thơng tin, hình ảnh tun truyền, nghiên cứu các nhu cầu của du khách về sản phẩm du
lịch nhằm biến sức mua sản phẩm dịch vụ du lịch thành một nhu cầu thực sự.
Đối tượng chính của tuyên truyền, quảng bá du lịch là các sản phẩm du lịch
cụ thể và các giá trị của các sản phẩm du lịch đó.
Các cơng cụ cần thiết để tiến hành cơng tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là:
Các kênh phân phối: nhằm đưa ra các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp tới
tay người tiêu dùng.

20


Các kênh thơng tin đại chúng: là nhóm cơng cụ mang tính bề nổi, có chức
năng truyền tin về sản phẩm du lịch đến tay khách hàng mục tiêu, tạo lịng tin và
thúc đẩy họ mua. Nó bao gồm quảng cáo, khuyến mại, truyền thông, bán hàng...
Các kênh xúc tiến: các buổi hội thảo chuyên đề về du lịch, các hội chợ về du
lịch, ngày hội văn hóa, hợp tác nghiên cứu trao đổi về du lịch....
1.2.2.6. Phát triển tổ chức quản lý du lịch
Tổ chức quản lý du lịch là một công cụ được sử dụng bởi con người để kết
hợp các hoạt động của các cá nhân trong cùng tổ chức nhằm tạo ra một giá trị hay
nói chính xác hơn là đạt được mục tiêu của tổ chức.
Một tổ chức được tạo ra thường được dùng để phục vụ cho một nhu cầu một
mong muốn nào đó của con người.
Việc tổ chức, quản lý du lịch cơ bản phải dựa trên hệ thống luật và các văn
bản dưới luật:
Nghị định 20/CP, Nghị định 53/CP và nghị định 94/2003/NĐ-CP về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch, Quyết định số
171/QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ về thành lập các Sở Du lịch.
Thông tư 48/2005/TT-BNV, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy cảu Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý

nhà nước về du lịch ở địa phương, đã ban hành các quy chế, quy định về tổ chức,
biên chế, quyền hạn, trách nhiệm và quy chế làm việc của các Vụ, các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc.
Nhiệm vụ của cơng tác quản lý du lịch:
Thường xun duy trì cơng tác kiểm tra, rà sốt, điều chỉnh, kiện tồn sắp
xếp lại tổ chức theo hướng tinh gọn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, giữ được sự ổn
định và thích nghi với công việc.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành.
Thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương; dần nâng cao sự
quan tâm và trách nhiệm của toàn xã hội trong phát triển du lịch.

21


Từng bước được thể chế hóa chủ trương, chính sách phát triển du lịch của
Đảng và Nhà nước.
Tiến hành kiểm tra, thanh tra, đưa hoạt động du lịch vào nề nếp, giảm dần
tính tự phát. Tài ngun, mơi trường được tăng cường bảo vệ. Quan tâm hướng phát
triển bền vững trong hoạt động du lịch.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển du
lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành sản phẩm du lịch. Số lượng,
chất lượng, sự phân bố của các dạng tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy
mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động du lịch. Tài nguyên du
lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Mặt khác, vì tài ngun
du lịch khơng bị suy giảm trong q trình khai thác và nguồn tài ngun này có thể
được sử dụng với số lần không hạn chế, nếu như chúng được bảo vệ và tôn tạo…
nên tài nguyên du lịch còn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tổ
chức lãnh thổ du lịch, là cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam

(2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
- văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch có
thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Tài nguyên du lịch tự
nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái,
cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên
du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hố, văn nghệ dân gian,
di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của
con người và các di sản văn hố vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục

22


×