Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn hà tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

NGUYỄN THỊ THOAN

NHẬN THỨC CỦA PHỤ NỮ
NƠNG THƠN HÀ TÂY VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
-----***-----

NGUYỄN THỊ THOAN

NHẬN THỨC CỦA PHỤ NỮ NƠNG THƠN HÀ
TÂY VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
GIA ĐÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ
Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC
Mã số
: 5.06.02



Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MỘC LAN

HÀ NỘI 2007


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 6
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 6
4.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
6. Giả thuyết khoa học.............................................................................. 7
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................... 7
7.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi ...................................................... 7
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................... 7
7.4. Phương pháp quan sát .................................................................... 7
7.5. Phương pháp thống kê toán học .................................................... 7
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận ........................................................................... 8
1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về BĐG trong gia đình ......... 8
1.1.1. Những nghiên cứu về BĐG trong gia đình ở nước ngoài.... 8
1.1.2. Những nghiên cứu về BĐG trong gia đình ở Việt Nam .... 11
1.2. Một số khái niệm của đề tài ............................................................ 21
1.2.1.Khái niệm nhận thức ........................................................... 21
1.2.2. Khái niệm giới và BĐG ..................................................... 34
1.2.2.1. Khái niệm Giới ............................................................ 34

1.2.2.2. Khái niệm BĐG ........................................................... 38
1.2.3. Khái niệm gia đình ............................................................. 42
1.3. Các chuẩn mực về BĐG đã được luật hoá ...................................... 49

1


1.3.1. Cơng ước về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) ..................................................................................... 49
1.3.2. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam ............................... 50
1.3.3. Luật BĐG ........................................................................... 51
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................. 53
Chƣơng 2: Tổ chức nghiên cứu .............................................................. 54
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 54
2.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................... 55
2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................... 56
2.2.2. Phân tích mẫu nghiên cứu .................................................. 56
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 56
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................... 57
2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi .......................................... 57
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................. 58
2.3.4. Phương pháp quan sát ........................................................ 58
2.3.5. Phương pháp thống kê tốn học......................................... 58
2.4. Tiến trình nghiên cứu ...................................................................... 58
Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 60
CHƢƠNG 3: Kết quả nghiên cứu .......................................................... 61
3.1. Nhận thức chung của phụ nữ nông thôn Hà Tây về BĐG trong gia đình
................................................................................................................ 61
3.1.1. Nhận thức về khái niệm BĐG trong gia đình ......................... 61
3.1.2. Nhận thức về BGĐ trong gia đình thơng qua sự tự đánh giá về

mối quan hệ giới trong gia đình
3.1.3. Nhận thức về mục tiêu cuối cùng của BĐG trong gia đình .... 68
3.1.4. Nhận thức về vai trị, trách nhiệm của từng giới trong gia đình
........................................................................................................... 71
3.1.5. Nhận thức về đối tượng gánh chịu bất BĐG trong gia đình

2


3.1.5.1. Nhận thức chung về đối tượng gánh chịu sự bất BĐG trong
gia đình .............................................................................................. 74
3.1.5.2. Nhận thức về đối tượng đang gánh chịu bất BĐG trong các
lĩnh vực của cuộc sống gia đình ........................................................ 77
3.1.5.3. Nhận thức về sự cần thiết thay đổi thực trạng bất BĐG
trong gia đình .................................................................................... 83
3.2. Nhận thức về các biểu hiện của BĐG trong gia đình ............................ 84
3.2.1. Nhận thức về BĐG trong gia đình qua vấn đề bạo lực gia đình
........................................................................................................... 85
3.2.2. Nhận thức về BĐG trong giao tiếp gia đình ........................... 99
3.2.3. Nhận thức về BĐG trong lĩnh vực tái sinh sản (bao gồm cả
chăm sóc, giáo dục con cái, dinh dưỡng, y tế) ................................ 104
3.2.3.1. Nhận thức về BĐG trong chăm sóc, giáo dục con cái ... 104
3.2.3.2.Nhận thức về BĐG trong lĩnh vực sinh sản và tình dục . 106
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về BĐG và giải pháp nâng cao
nhận thức BĐG ..................................................................................... 109
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự nhận thức BĐG ....................... 109
3.3.2. Các giải pháp nâng cao nhận thức BĐG cho người phụ nữ . 112
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................... 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 119
1. Kết luận ............................................................................................ 119

2. Kiến nghị .......................................................................................... 120
2.1. Đối với bản thân người phụ nữ ..................................................... 120
2.2. Về phía Hội LHPN ........................................................................ 120
2.3. Về phía chính quyền địa phương .................................................. 121
2.4. Về phía các nhà hoạch định chính sách ........................................ 121

3


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

- SL

: Số lượng (người)

-%

: Tỷ lệ (%)

- ĐTB

: Điểm trung bình

- XH

: Xếp hạng

- BĐG

: Bình đẳng giới


- KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

- UBDSGĐTE

: Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em

- UBQGVSTBPN

: Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ

- CHXHCN Việt Nam : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hội LHPN

: Hội Liên hiệp Phụ nữ

- Luật HN&GĐ

: Luật Hơn nhân và Gia đình


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BĐG là một trong những vấn đề được đặt ra từ lâu ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Đến nay, đây vẫn là vấn đề bức xúc đang cần được quan tâm
giải quyết, đặc biệt ở các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Trong quá trình phát triển của xã hội hay của bất cứ một cộng đồng
nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải giải quyết các mối quan hệ xã hội mang

tính chất giới. Và để phụ nữ và nam giới thực sự bình đẳng với nhau khơng
chỉ cần có những điều kiện bình đẳng về kinh tế hay các cơ may xã hội mà
cịn cần có sự bình đẳng trong nhận thức của chính bản thân họ và của tồn
xã hội về địa vị và vai trò của họ ở trong và ngồi gia đình.
Ở Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, các vấn đề về
giới và BĐG đã và đang được đề cập đến ở nhiều góc độ của xã hội. Do
nước ta duy trì thể chế chính trị phong kiến quá lâu và chịu ảnh hưởng khá
nhiều tư tưởng của Nho giáo, cho nên tư tưởng trọng nam khinh nữ đến nay
vẫn còn in đậm trong đời sống tâm lý của người dân. Mặc dù xã hội Việt Nam
đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vị trí
vai trị của người phụ nữ trong xã hội, trong gia đình đã được coi trọng hơn, tuy
nhiên, trong nhận thức của mỗi người, vấn đề BĐG vẫn chưa thực sự được rõ
ràng. Khơng ít người trong xã hội ta hiện nay, đặc biệt là người nông dân, nhận
thức của họ về vấn đề này vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả về các vấn đề
liên quan đến phụ nữ và BĐG. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều
vào thực trạng vấn đề bất BĐG, bạo lực gia đình…. Trong khi đó, các
nghiên cứu về nhận thức của người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn về
BĐG trong gia đình thì chưa có nhiều.

4


Phụ nữ chiếm 1/2 dân số, cùng với người đàn ơng, họ có vai trị chính
yếu trong gia đình trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ni dạy con cái,
làm ra của cải vật chất ni sống gia đình và xã hội. Sự hạn chế trong nhận
thức của họ về vấn đề BĐG trong gia đình càng khiến cho tình trạng bất
BĐG diễn ra ở mức độ cao hơn. Hệ luỵ là làm giảm khả năng sáng tạo, lao
động tạo ra của cải vật chất, gây nên những bất cơng trong xã hội. Để xã hội
phát triển hài hồ, tốt đẹp và tồn diện thì việc đảm bảo bình đẳng cho cả hai

giới về mọi mặt của cuộc sống là việc tất yếu phải làm.
Hà Tây là một tỉnh có nhiều truyền thống văn hóa lâu đời. Tồn tỉnh có 12
huyện, 2 thành phố, và 14 thị trấn. Mặc dù kinh tế ở Hà Tây đã có nhiều chuyển
biến theo cơ chế thị trường, song các làng quê vẫn cịn lưu giữ được rất nhiều nét
văn hóa truyền thống, phong tục tập quán địa phương. Cùng với đó, kiểu quan
hệ, ứng xử trong các gia đình vẫn mang đậm nét truyền thống. Bên cạnh những
giá trị văn hóa tích cực, mối quan hệ giới trong các gia đình vẫn cịn tồn tại rất
nhiều bất cập. Ở nhiều thơn, xã có chuyện đàn ơng ở nhà ngồi chơi xơi nước, vợ
ra đồng làm hết các công việc nặng nhọc, về nhà vẫn phải làm tiếp các việc nhà,
từ nấu cơm rửa bát, cho lợn gà ăn… Nhiều gia đình vẫn ép gả con gái theo kiểu
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, tư tưởng coi trọng con trai, không coi trọng con
gái vẫn cịn rất nhiều.
Tìm hiểu được nhận thức của họ về vấn đề BĐG trong gia đình sẽ góp
một phần lý giải được nguyên nhân của những bất hợp lý trong quan hệ giới
nói trên, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thực trạng
nhận thức hạn chế về vấn đề giới.
Để góp một tiếng nói vào q trình thực hiện mục tiêu của sự nghiệp
giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của ngƣời phụ nữ nông
thôn tỉnh Hà Tây về BĐG trong gia đình hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu

5


Phát hiện thực trạng nhận thức về vấn đề BĐG của người phụ nữ nông
thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng
này, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người phụ nữ
nông thôn về thực hiện bình đẳng nam - nữ trong cuộc sống gia đình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan nghiên cứu vấn đề về phụ nữ và BĐG trong gia đình.
- Làm rõ các khái niệm
+ Khái niệm nhận thức
+ Khái niệm giới, BĐG
+ Khái niệm gia đình
- Khảo sát thực trạng nhận thức của phụ nữ nông thôn tỉnh Hà Tây về
BĐG trong gia đình, chỉ ra các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức của
người phụ nữ nông thôn Hà Tây về vấn đề này.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức cho người phụ
nữ nơng thơn về BĐG trong gia đình.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây về
BĐG trong gia đình hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 300 phụ nữ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây
- 10 cán bộ hội phụ nữ xã, huyện/thị xã, tỉnh
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu nhận thức của phụ
nữ nơng thơn về BĐG trong gia đình thơng qua: phân cơng lao động trong
gia đình; giao tiếp gia đình; sinh con và ni dạy con cái; tình dục; ra các
quyết định giải quyết các cơng việc gia đình, bạo lực gia đình...

6


- Về địa bàn: Hai huyện đại diện cho nông thôn thuần nông Hà Tây là
Mỹ Đức và Đan Phượng.
- Về khách thể: Những phụ nữ nông thôn làm nông nghiệp, đã lập gia đình.


6. Giả thuyết khoa học
Đa số phụ nữ nông thôn Hà Tây nhận thức về BĐG trong gia đình vẫn
cịn rất nhiều hạn chế. Người phụ nữ vẫn áp dụng khuôn mẫu giới và phân
công lao động theo giới vào đánh giá vai trị, vị trí của mỗi giới trong gia
đình. Họ chưa nhận thức đúng và đầy đủ được mục tiêu cuối cùng của BĐG,
chưa nhận ra được sự bất bình đẳng giới cịn tồn tại trong nhiều gia đình.
Mặc dù có một bộ phận lớn phụ nữ biết được những biểu hiện của sự bất
BĐG trong gia đình nhưng họ lại chấp nhận thực tế đó.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp quan sát
7.5. Phương pháp thống kê toán học

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về BĐG trong gia đình
1.1.1. Những nghiên cứu về BĐG trong gia đình ở nước ngồi
* Các tác giả Mill J.S. (1806 - 1873), Taylor H. (1885) trong các tác
phẩm “Nhận thức của phụ nữ” và “Địa vị phụ nữ” (Rossi A., 1890), đều
nhấn mạnh đặc điểm phát triển gia đình khơng tách rời các điều kiện chính
trị, xã hội rộng lớn hơn và quan hệ quyền lực gia trưởng của gia đình là cản
trở lớn đối với phát triển của phụ nữ và bình đẳng trong gia đình.
Qua phân tích cách thức xã hội truyền thống áp bức phụ nữ và đối xử với
họ như nô lệ, Mill J.S đi tới kết luận rằng cần giải quyết tình trạng này bằng việc
đảm bảo các quyền bình đẳng. Phụ nữ cần hưởng quyền tham gia bầu cử, quyền
bình đẳng pháp lý trong hơn nhân, giáo dục và việc làm. Điều đáng lưu ý là tác

giả Mill J.S. chủ yếu đề cập đến phụ nữ đã lập gia đình và lập luận theo hướng
khuyến khích họ chấp nhận vai trị hiện trạng ở gia đình. Ơng cho rằng phụ nữ
vốn có vai trị quan trọng trong gia đình và vì vậy họ vẫn cần giành thời gian,
sức lực ưu tiên nhiều hơn cho gia đình. “Gia đình là trường học tiềm năng phát
triển đạo đức” cho các thành viên. Nếu khơng có cơng bằng trong gia đình, đặc
biệt giữa vợ và chồng, sẽ không hy vọng nhiều về việc đạt tới công bằng ở các
lĩnh vực rộng lớn hơn như đời sống chính trị và xã hội.
Ngược lại, Taylor H. phản bác quan niệm xã hội phổ biến cho rằng “Mọi
phụ nữ đều là những người mẹ tiềm năng”. Bà đặc biệt nhấn mạnh vai trò phụ
nữ trong gia đình là bất bình đẳng và cần mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ.
Phụ nữ có gia đình cần tham gia vào lực lượng lao động xã hội để khẳng định vị
thế kinh tế và chỉ như vậy mới có thể cải thiện địa vị của họ ở gia đình. [33]
* “Giới và cuộc sống gia đình” của Tony Chapman, giảng viên Viện
Khoa học xã hội học về cuộc sống gia đình của Trường Đại học Teesside
(Mỹ), là một cơng trình nhấn mạnh đến vai trị giới và cơng việc gia đình.
Tác giả đã nghiên cứu gia đình và cơng việc gia đình trong tương quan giới

8


để làm rõ sự bất bình đẳng cịn tồn tại trong phân công lao động, kinh
nghiệm của nam giới và phụ nữ cũng như trách nhiệm và mối quan hệ của
họ về cuộc sống gia đình. Tác giả đã làm rõ vai trò và khả năng của nam
giới và phụ nữ trong việc làm thay đổi định kiến giới về lĩnh vực gia đình
trong tương lai.
Khơng giống như những nghiên cứu trước hầu như chưa đề cập đến
vai trò giới trong cơng việc gia đình, Tony Chapman đã xem xét cơng việc
gia đình mà nam giới và phụ nữ tham gia ở phạm vi rộng, bao gồm các công
việc được trả lương, cơng việc nội trợ, chăm sóc và ni con, thời gian nghỉ
ngơi, quản lý, chi tiêu và cả kế hoạch của gia đình… Ngồi ra, tác giả cũng

quan niệm cơng việc gia đình cịn gồm cả quan hệ tình dục vợ chồng, đồng
tính nam và đồng tính nữ, người đơn thân, người già. Tác giả chỉ ra rằng việc
tiếp cận giới cịn gặp khơng ít khó khăn do định kiến giới về cơng việc gia đình và
cơng việc xã hội đã ăn sâu trong tiềm thức con người như: ai nên làm gì, ai là
người làm tốt nhất cơng việc gì… Ngồi ra tác giả cũng nhấn mạnh ý thức hệ giới
đã cũng cố cho những quan điểm mang tính quy ước về người trụ cột trong gia
đình (breadwiner), người nội trợ trong gia đình (homemaker) và điều này đã là cơ
sở cho sự kết nối các quan hệ về tính nam và tính nữ.
Theo tác giả, sự phân cơng lao động theo giới trong gia đình – nam
giới là người trụ cột và phụ nữ chỉ làm việc nhà là do ảnh hưởng của chế độ
gia trưởng và chủ nghĩa tư bản… Điều này cũng tạo ra quan niệm văn hố
về “tính nam” (nasculinity) và “tính nữ” (feminity). Sự ảnh hưởng của tư
tưởng gia trưởng đã tạo thành định kiến xã hội khiến người chồng ln tìm
mọi cách để giữ vợ ở nhà đảm đương các công việc nội trợ. Nhưng thực tế
cũng có rất nhiều phụ nữ đã không chấp nhận điều này và họ vẫn tiếp tục ra
ngoài làm việc.
Sự phát triển của kinh tế xã hội cũng kéo theo sự biến đổi sâu sắc về
cuộc sống gia đình và sự phân cơng lao động trong gia đình. Những biến đổi
này diễn ra chủ yếu ở trong cuộc sống gia đình những người lao động (mô
9


hình nam giới kiếm tiền và phụ nữ nội trợ) – sự biến đổi này dẫn đến vai trò
giới trong cơng việc gia đình có nhiều thay đổi, đa dạng và có thể chấp nhận
được. Bản thân người nam giới, người chồng trong gia đình cũng như ngồi
xã hội đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận về cơng việc gia đình và
vai trị của phụ nữ trong các cơng việc gia đình. Tuy vẫn chưa đạt được sự
bình đẳng trong cơ hội việc làm ở thị trường lao động nhưng phụ nữ đã có
thể chủ động hơn trong việc làm và độc lập hơn về kinh tế. Nhưng như vậy,
phụ nữ lại “vơ tình” đặt lên vai mình một “vai trị kép”, họ vừa phải đảm

nhiệm cơng việc ngồi xã hội, vừa phải đảm đương cơng việc gia đình. [31].
* Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 19/9/2003 đã gióng lên hồi chng
báo động về tình trạng bạo lực trong gia đình ở quốc gia này. Theo thống kê
thì mỗi năm có 100.000 gia đình xảy ra bạo lực trong gia đình, chiếm 60%
các vụ ly hơn diễn ra trong cả nước. Kết quả điều tra do Mạng phụ nữ có tên
là Hongye Women’s Hotline – một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở tại Bắc
Kinh tiến hành cho thấy bạo lực xảy ra ở phần lớn gia đình người chồng có
trình độ học vấn cao. Cuộc điều tra này đã tập hợp 100 vụ hồ sơ về những
người đàn ông đánh vợ và kết quả cho thấy có 62% những người thực hiện
hành vi bạo lực trên đều có trình độ học vấn cao.
Cuối năm 2002, Hội Phụ nữ Bắc Kinh đã tổ chức một cuộc điều tra để
tìm ra nguyên nhân đằng sau vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.
Trả lời của 338 cán bộ làm công tác pháp luật ở trong và ngoài Bắc Kinh về
các câu hỏi được nêu ra cho thấy tư tưởng truyền thống “trọng nam” là một
nguyên nhân chủ yếu. [36]
* Một số học giả của Trung Quốc (Xius, Yang và Fei, Gui 1999) khi
nghiên cứu hiên tượng di cư ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng ở các nước theo
đạo Khổng, xã hội đặt trách nhiệm kiếm tiền ni sống gia đình lên vai
người đàn ông và nuôi nấng, chăm sóc con cái, chăm sóc người ốm và người
già lên vai phụ nữ. “Vai trò kinh tế” của người đàn ơng địi hỏi họ phải ra đi
kiếm tiền, cịn “vai trị gia đình” của phụ nữ buộc họ phải ở lại gánh vác
10


cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái. Sự ra đi của nam giới không chỉ làm
thay đổi cấu trúc của hộ gia đình mà cịn làm thay đổi tương quan giới trong
quan hệ gia đình, trong phân cơng lao động và thay đổi cách thức sử dụng
lao động ở cả nơi đến và nơi đi. Kết quả là phụ nữ ở lại làng quê buộc phải
trở thành người chịu trách nhiệm không chỉ trong công việc nội trợ, quản lý
hộ gia đình mà cịn là người lao động chính trên đồng ruộng. [32]

1.1.2. Những nghiên cứu về BĐG trong gia đình ở Việt Nam
* Sự bất bình đẳng trong quan hệ giới trong gia đình đã và đang thu
hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. Dựa trên cơ sở
thu thập phân tích một số tài liệu kết hợp với điều tra xã hội học năm 1998
tại xã C.N. (Từ Liêm, Hà Nội) về các mối quan hệ trong gia đình của nhóm
nghiên cứu Giới (Khoa Xã hội học, Phân viện Báo chí tuyên truyền, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), TS. Lê Thị Quý (Trung tâm nghiên
cứu khoa học về gia đình và phụ nữ) đã chỉ ra một số khía cạnh bạo lực gia
đình mới, một biểu hiện của bất BĐG khơng (hoặc chưa) nhìn thấy được đó
là việc người phụ nữ bị dồn ép phải làm tất cả mọi cơng việc trong gia đình,
từ kiếm sống đến các cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình…
Nghiên cứu này cho biết, rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ
nông thôn ở các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh… và một số tỉnh lân cận
Hà Nội mặc dù hàng ngày phải ra Hà Nội làm “cửu vạn” lấy tiền chăm lo
gia đình, nhưng khơng phải lúc nào người phụ nữ cũng được hưởng sự công
bằng. Nhiều người (cả nam và nữ) đã coi sự hy sinh, chịu thương chịu khó
của phụ nữ là một hiện tượng bình thường và tất yếu. Hơn thế nữa, họ coi tất
cả việc nhà là việc của phụ nữ. Điều đó có nghĩa rằng, ngoài trách nhiệm là
người sản xuất, người mẹ, người vợ, người phụ nữ khoác đủ các chức năng:
người nội trợ, người tiếp phẩm, người cấp dưỡng, người thợ giặt, người lau
dọn nhà cửa, nhà giáo dục, chị thủ quỹ, người thầy thuốc gia đình…
Với điều kiện như vậy, người phụ nữ đã khơng cịn thời gian để nghỉ
ngơi, chăm lo đến sức khoẻ của bản thân, nói gì đến nâng cao trình độ văn
11


hố. Vị thế của người phụ nữ trong gia đình ngày càng sa sút đi. Điều đáng
lưu ý là chính những người phụ nữ đã không nhận ra dạng bạo lực này vì
vậy họ khơng chỉ cam tâm chịu đựng mà cịn tự nguyện hy sinh cho đến khi
nào khơng cịn sức lực. Họ cũng khơng cịn thời gian để tham gia các hoạt

động văn hoá xã hội. Như vậy, đồng nghĩa với việc họ khơng cịn thời gian,
cơ hội để nâng cao văn hoá. Tất cả tạo thành một vịng trịn lẩn quẩn trói
buộc người phụ nữ suốt cuộc đời vào cái xiềng tự tạo trong gia đình.
Một dạng bạo lực gia đình nhìn thấy được và diễn ra phổ biến là người
phụ nữ bị chồng đánh đập cũng xảy ra khá nhiều. Điều này phản ánh tình trạng
bất bình đẳng về giới sâu sắc. Tuy nhiên, sự bất BĐG đã ẩn giấu bên dưới các
nguyên nhân bề mặt đa dạng của bạo lực gia đình. Nhiều người phụ nữ bị
chồng đánh nhưng họ vẫn mụ mị đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế, nguỵ biện cho
hành vi bạo lực của chồng là do khó khăn kinh tế mà chồng phải đánh vợ, hoặc
do bản thân mình khơng biết chiều chồng, khơng biết “nhịn” khi chồng nóng
giận… mà khơng nhìn nhận thấy bản chất của sự việc. [39, tr17].
*Tháng 6/1999, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và nhận thức về
BĐG của phụ nữ một xã miền núi” tại xã Quân Khê, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú
Thọ của nhóm nghiên cứu Đặng Thanh Trúc (Viện Xã hội học) và Nguyễn
Phương Thảo (Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ) cũng chỉ
ra rằng, những bất BĐG cịn tồn tại trong đời sống gia đình của người dân một
phần nguyên nhân là do chính họ mang nặng định kiến, nhận thức không đúng
về BĐG.
Nghiên cứu này thu được kết quả là đa số nam giới và phụ nữ tại địa
bàn điều tra được hỏi đều cho rằng: Bình đẳng nam nữ trong gia đình là
người phụ nữ phải nhường nhịn chồng; là người chồng quyết định mọi việc
trong gia đình; là nên để phụ nữ và nam giới làm những việc mà họ đã quen
làm. Và rất ít ý kiến đồng tình với quan điểm cho rằng bình đẳng là vợ
chồng cùng bàn bạc, cùng quyết định và cùng làm.

12


Những suy nghĩ lệch lạc, mang nặng thiên kiến về giới này xuất phát
từ những quan niệm về phân công lao động theo giới sau: Cả nam giới và

phụ nữ đều tin chắc rằng sự phân công lao động theo giới vẫn tồn tại là hết
sức tự nhiên có nguồn gốc từ sự khác biệt về thể chất của mỗi người. Thực
tế, thể chất của nam giới khoẻ hơn phụ nữ, vì thế người đàn ơng được giao
những cơng việc “nặng”, cịn việc “nhẹ” dành cho phụ nữ. Theo đó, cả hai
giới cảm nhận chung rằng công việc của đàn ông “nặng” hơn công việc của
phụ nữ, mặc dù phụ nữ có thể được xem là bận rộn hơn. Chính quan niệm
này đã nâng cao nhận thức về giá trị lao động của nam giới, đồng thời duy
trì một sự bất bình đẳng trong phân cơng lao động tại các hộ gia đình.
Một quan niệm rộng rãi khác ảnh hưởng tới việc phân công lao động
theo giới tại địa bàn Phú Thọ mà nghiên cứu đã thu được là quan niệm đàn
ông thông minh hơn phụ nữ. Cả đàn ông và phụ nữ đều tin rằng đàn ông nên
phụ trách những vấn đề “quan trọng” và ra những quyết định “quan trọng”.
Phụ nữ thường bị nghi ngờ về khả năng hiểu biết và nhận thức những vấn đề
phức tạp đòi hỏi nhiều kiến thức mới.
Thực tế nghiên cứu cũng cho thấy, phân công lao động theo giới, quyền
quản lý và đưa ra quyết định chủ yếu chịu ảnh hưởng của hai yếu tố trình độ văn
hố và độ tuổi. Yếu tố nhận thức đóng vai trị quan trọng trong việc tạo lập quan
hệ bình đẳng nam nữ trong gia đình. Vì vậy, cùng với cơng việc lâu dài là nâng
cao trình độ dân trí cho người dân thơng qua hệ thống giáo dục nhà trường, cần
tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến những kiến thức cơ bản về giới,
phân cơng lao động theo giới, vai trị và nhu cầu giới, BĐG nhằm trang bị cho cả
phụ nữ và nam giới những kiến thức cần thiết giúp họ tự tin và hiểu rõ hơn
những việc cần làm và nên làm. [38, tr32].
* Năm 2002, Ban Nghiên cứu, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cùng
với Trung tâm Nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng, Đại học Y Hà Nội và UNICEP
Hà Nội đã phối hợp tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phát
triển trẻ thơ của người chăm sóc trẻ”. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu
13



kiến thức, niềm tin và thực hành liên quan đến thực tế ni dạy trẻ của những
người có liên quan trên 4 chủ đề chính: (1) Giai đoạn sống cịn, (2) Mối quan hệ
ni dưỡng, (3) Bình đẳng và hồ nhập, (4) Trẻ học và phát triển.
Kết quả cho thấy, một trong những khía cạnh của BĐG trong gia đình đó
là thơng qua việc nhận thức và thực hành trong chăm sóc trẻ đã khơng được đảm
bảo cơng bằng, bình đẳng giữa trẻ trai và trẻ gái.
Trên thực tế, những quan niệm về bất BĐG còn tồn tại khá nặng nề ở
những người nuôi dạy trẻ (cả cha mẹ, ông bà, cơ giáo và anh chị trong gia đình).
Những quan niệm này được thể hiện cụ thể thông qua các hành vi chăm sóc và
giáo dục trong q trình ni dạy trẻ như: Phân cơng lao động trong gia đình,
quan niệm về những việc trẻ em trai và trẻ em gái nên làm hoặc không nên làm,
định hướng và cho phép hoặc không cho phép trẻ được làm hoặc chơi theo giới.
Số người cho rằng trong gia đình đã có sự đối xử bình đẳng với con trai
và con gái chỉ đạt 46,7%. Sự đối xử bất bình đẳng giữa con trai và con gái ln
diễn ra theo hướng có lợi cho con trai như: 1. Trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói
chung ít được đi học ở những bậc học cao hơn so với trẻ em trai và nam giới; 2.
Con gái phải làm công việc nội trợ gia đình nhiều hơn con trai và độ tuổi bắt đầu
làm việc nhà của con gái cũng sớm hơn so với con trai; 3. Khi gia đình gặp khó
khăn, nếu cần phải có sự lựa chọn, cha mẹ sẽ ưu tiên cho con trai đi học cao hơn.
Các lý do được đưa ra để lý giải sự phân biệt đối xử theo hướng bất lợi cho
con gái: Thứ nhất là do quan niệm về dòng tộc. Người ta vẫn cho rằng con gái lớn
lấy chồng là xuất giá tòng phu, là người của nhà khác, là con người ta, cha mẹ gả
bán một lần là xong, chỉ có con trai mới chính là con của gia đình, có quyền thừa
kế trong gia đình, và con trai là người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Thứ
hai, là do quan điểm về vai trò giới. Con trai giúp đỡ cha mẹ lúc tuổi già nên cha
mẹ quan tâm đầu tư cho con trai nhiều hơn; con trai là trụ cột gia đình, gánh vác
trách nhiệm chính trong gia đình nên con trai không làm các công việc “nhẹ” (như
không nội trợ gia đình). Con gái đi học khơng được lợi ích gì, con gái sau này
khơng đi ra ngồi xã hội nhiều nên không cần học nhiều, chỉ cần học đến mức độ
14



nào đấy rồi ở nhà lấy chồng, chỉ có con trai mới cần học cao để hiểu biết thêm về
xã hội, mở mang kiến thức. Thứ ba là do quan điểm về bản sắc giới. Con gái
ngoan ngoãn, chăm chỉ nên dễ được ưa thích, con trai hay nghịch ngợm và là nỗi
lo của cha mẹ trước các tệ nạn xã hội. Và thứ tư, là do tác động của dư luận. Thực
tế ở một số cộng đồng vẫn còn tình trạng khi gia đình sinh con một bề, đặc biệt là
sinh con một bề là gái thường hay bị người khác trêu chọc. Điều này ảnh hưởng
tới mong muốn sinh con trai của các bậc cha mẹ và làm tăng thêm sự phân biệt
đối xử giữa con trai và con gái của các bậc cha mẹ. [37, tr27].

*Năm 2001, trong bài viết “Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân
hạn chế sự tiến bộ và phát triển”, GS. Lê Thi cũng đã chỉ ra một số
nguyên nhân tâm lý cơ bản khiến cho nạn bạo lực với phụ nữ xảy ra. Bên
cạnh nguyên nhân tư tưởng đặc quyền của nam giới, coi khinh người phụ
nữ, tự cho mình quyền đối xử tàn bạo, bất cơng dưới nhiều hình thức
khác nhau, trên nhiều lĩnh vực hoạt động, trong gia đình và ngồi xã hội,
cịn có ngun nhân do chính tư tưởng, ý thức của người phụ nữ.
Một trong những nhược điểm của nhiều phụ nữ khiến cho nam giới
được tự do lộng hành đó là tư tưởng tự ti về thân phận dẫn đến sự thừa
nhận “tự nguyện” về quyền hành tối cao của nam giới và địa vị phụ thuộc
của người vợ vào người chồng trong gia đình. Họ lại chịu ảnh hưởng của
phong tục tập quán bảo thủ lạc hậu từ xưa để lại, luôn vùi dập người phụ
nữ, cùng với cách giáo dục cổ hủ một chiều của cha mẹ, họ hàng trong
ứng xử phải nhường nhịn đàn ơng, đặc biệt là người chồng.
Đồng thời có nguyên nhân khách quan là trình độ kiến thức xã
hội của phụ nữ còn thấp kém. Họ thiếu sự hiểu biết về quyền bình đẳng
giữa nam nữ, quyền được pháp luật bảo vệ.

15



Và tiếp đến là tư tưởng trọng nam khinh nữ đang tồn tại trong xã hội,
trước hết trong họ hàng, gia tộc dẫn đến sự đồng tình hay bênh che những
hành động đối xử bất bình đẳng của nam giới đối với phụ nữ. [41,tr25].
* Nghiên cứu của Trung tâm khoa học xã hội & Nhân văn Quốc gia
thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (2003) đã chỉ
ra rằng, phụ nữ đảm trách rất nhiều vai trị quan trọng trong gia đình như
phát triển kinh tế, thực hiện công việc nội trợ, tham gia các hoạt động xã
hội, cộng đồng… Nhưng hình như xã hội nói chung và nam giới nói riêng
vẫn định kiến đánh giá vai trị của họ cịn thấp.
Gánh nặng cơng việc nội trợ vẫn đè nặng lên vai phụ nữ và hầu như
chưa có sự chia sẻ của người chồng, của nam giới. Rõ ràng, vai trò của phụ
nữ trở nên hết sức quan trọng trong việc thực hiện những công việc nhằm
nuôi dưỡng và tái sản xuất sức lao động của các thành viên gia đình. Nhưng
việc đồng thời phải thực hiện hai vai trò quan trọng là kinh tế và nội trợ gia
đình đã vắt kiệt sức lực và trí tuệ của người phụ nữ. Dễ nhận thấy là mặc dù
các quan hệ kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng quan hệ giới hầu
như chưa có những chuyển biến kịp thời. Do vậy, phụ nữ thay vì được giải
phóng, được chia sẻ trong xã hội hiện đại thì vơ hình trung họ lại trở thành
người phải gánh chịu nhiều trách nhiệm và chịu nhiều thiệt thòi. [14, tr42].
* Trong nghiên cứu về “Tương quan giới trong phân cơng lao động
gia đình ở Hà Nội” của Trung tâm khoa học xã hội & Nhân văn Quốc gia
thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ đã chỉ ra những
hạn chế cản trở sự BĐG trong gia đình, trong đó, nhận thức đóng vai trị
quan trọng trong sự tạo lập quan hệ BĐG.
Nghiên cứu này cho rằng, cùng với việc nâng cao dân trí bằng giáo
dục theo hệ thống nhà trường cần tăng cường tuyên truyền giáo dục cộng
đồng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người, nhất là giáo dục các
quan hệ giữa người và người theo xu hướng xã hội hoá cá nhân. [15, tr104].


16


* Một nghiên cứu khác của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia
đình và phụ nữ là “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị
trường”, NXB Chính trị Quốc gia, 1996. Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu
thực trạng nghèo đói và những giải pháp giúp phụ nữ nơng thơn thốt nghèo.
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận mà nghiên cứu đã chỉ ra, đó là
q trình chuyển đổi cơ chế kinh tế một mặt đem lại những thành quả kinh tế –
xã hội cho mỗi gia đình, giới nam cũng như giới nữ. Mặt khác, khi nghiên cứu
vấn đề một cách cụ thể hơn trên quan điểm giới có thể thấy trong cơ chế kinh tế
mới người phụ nữ nông thôn đang phải đối mặt với những thách thức như:
- Thiếu các nguồn lực sản xuất thích hợp để phát triển sản xuất, chăn
nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển ngành nghề, đặc biệt là đối với phụ nữ
nghèo. Chính sách tín dụng của Nhà nước cũng còn nhiều hạn chế nên
những người nghèo ít có cơ hội vay vốn.
- So với nam giới, phụ nữ ít có cơ hội và điều kiện tiếp thu các kiến thức
khoa học kỹ thuật. Công tác khuyến nông cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ
thuật nông nghiệp chưa thực sự lấy lao động nữ làm đối tượng hỗ trợ, truyền
bá.
- Trình độ học vấn của phụ nữ nói chung thấp. Đó vừa là di sản của
quá khứ, vừa là thực trạng đáng buồn ở nông thôn hiện nay. Mù chữ, tái mù
chữ và học vấn thấp đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu tri thức khoa
học kỹ thuật, quản lý kinh doanh của phụ nữ nông dân.
- Gánh nặng của công việc nội trợ gia đình, sinh đẻ và ni dạy con
cái cũng hạn chế rất lớn năng lực sản xuất của phụ nữ… [3, tr13].
* Ngày 28/2/2006, tại Hà Nội, Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc
hội (PCSA) và Đại sứ quán Đan Mạch đã phối hợp tổ chức hội thảo: Các mơ
hình chống lại bạo hành trong gia đình. Hơn 50 đại biểu đại diện cho các

ban ngành chức năng, các tổ chức xã hội đã cùng tham gia trình bày ý kiến,
thảo luận về các mơ hình can thiệp phịng, chống bạo lực trong gia đình và
góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình.
17


Bà Lê Thị Mai Phương – đại diện Hội đồng dân số tại Việt Nam cho
biết: Từ khi dự án “cải thiện chăm sóc nạn nhân của bạo lực giới” đi vào
hoạt động đã thu hút được 800 khách hàng từ bệnh viện và cộng đồng đến
xin tư vấn. Nhìn chung những kết quả đánh giá cho thấy can thiệp đã mang
lại những thay đổi to lớn cho việc nâng cao nhận thức về giới và bạo lực gia
đình của các đối tượng khác nhau.
Tuy vậy, vẫn còn quá nhiều những khoảng cách giữa kiến thức thu nhận
được và sự thay đổi hành vi ở mỗi người. Bà Nguyễn Vân Anh – GĐ Trung tâm
nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA)
cho biết: Nhận thức về vấn đề BĐG của người dân, của hệ thống các cán bộ của
chúng ta vẫn chưa tốt lắm. Trong khi bạo hành giới và gia đình vẫn đang lan
rộng thì rất nhiều cán bộ thực thi pháp luật vẫn cho rằng bạo hành giới và bạo
hành trong gia đình là việc riêng của mỗi người chứ không phải là vấn đề của xã
hội. Nhiều người phụ nữ vì chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật và quyền con
người của chính mình, ln nghĩ rằng mình bị đánh là đúng rồi “vì mình nói lắm
q”, “vì mình thua đàn ơng”… Trong một khảo sát gần đây của CSAGA ở
Sơn La, có những người vợ đã nói: “Đầu của chồng to hơn mình nên họ phải ăn
nhiều hơn mình và có quyền quyết định mọi thứ, cịn mình là đàn bà thì ngu lắm,
chồng bảo gì thì mình phải nghe thế, nếu có bị chồng đánh thì cố chịu một tí,
đàn ơng ai chẳng đánh vợ…”.
Theo T.S Trần Thị Vân Anh, chừng nào mà người ta cịn có những
suy nghĩ là người phụ nữ phải có những tam tòng tứ đức, phải đẹp, phải nấu
ăn ngon, phải chăm con chiều chồng mà không được học cao biết rộng,
khơng được quan hệ xã hội rộng thì chừng đó chúng ta cịn gặp rất nhiều

khó khăn trong việc chống bạo hành giới và gia đình. [35, tr12].
* Tài liệu “Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, lý thuyết và thực
tiễn” do PGS.TS Trần Thị Minh Đức chủ biên, đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn
đến định kiến, phân biệt đối xử với người phụ nữ trong gia đình. Khơng phải chỉ
đàn ơng định kiến phân biệt đối xử với giới nữ, mà ngay chính bản thân người
18


phụ nữ họ cũng định kiến về địa vị của mình trong gia đình, ngồi xã hội. Họ
ln coi mình khơng có giá trị bằng nam giới và mặc định rằng những công việc
như nội trợ, làm việc nhà… là của phụ nữ. Hậu quả là người phụ nữ phải gánh
chịu rất nhiều thiệt thịi, khơng có cơ hội phát triển bản thân.
Phân biệt đối xử trong gia đình thường được nhắc tới với gánh nặng trong
vai trò nội trợ đặt nặng lên vai phụ nữ và trẻ em gái, cũng như những áp lực tâm
lý trong việc nhìn nhận đàn ơng là trụ cột gia đình. So sánh giữa những nghiên
cứu tại vùng nông thôn với vùng thành thị thì vai trị nội trợ là gánh nặng được
nhắc tới nhiều nhất đối với phụ nữ và trẻ em gái ở các gia đình thành thị. Tuy
nhiên, nhìn chung, dù ở nông thôn hay thành thị, công việc nội trợ vẫn chủ yếu
do phụ nữ và trẻ gái đảm nhiệm, trong khi làm kinh tế gia đình thì cả phụ nữ và
nam giới đều cùng chịu trách nhiệm.
Sự phân biệt đối xử theo giới dựa trên phân tích về quyền tiếp cận và
kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ và nam giới trong gia đình, phân tích
quyền quyết định của họ trong gia đình cho thấy phụ nữ và trẻ gái sở hữu rất
ít tài sản, dù đó là tài sản chung. Phụ nữ và trẻ gái là người tiếp cận sau cùng
với các cơ hội giáo dục, nâng cao nhận thức. Hầu như cả ở nông thôn và
thành thị, phụ nữ cũng khơng có nhiều cơ hội để quyết định những cơng việc
lớn trong gia đình. [8, tr40].
* Dự án nghiên cứu “Tác động của chương trình hành động Cairo
đến giới, nâng cao vị thế phụ nữ và sức khoẻ sinh sản tại 4 cộng đồng dân
cư của Việt Nam” do Tổ chức Dân số và Phát triển Quốc tế (PDI) thực hiện

cũng đã chỉ ra được các tồn tại liên quan đến BĐG trong gia đình. Cụ thể
các tồn tại đó là: Nam giới vẫn giữ quyền lực tuyệt đối trong gia đình; Phụ
nữ vẫn là người tham gia chính vào các cơng việc gia đình; Người phụ nữ
được coi là có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ và duy trì hạnh phúc gia
đình; và những mối quan hệ ràng buộc vẫn là những rào cản lớn với quá
trình cải thiện BĐG ở VN.

19


Kết quả nghiên cứu cho thấy trong gia đình quyền hạn của người đàn
ơng vẫn chiếm ưu thế. Tình trạng này trước hết là do ảnh hưởng của Nho
giáo. Cùng với sự ảnh hưởng này, quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn còn
tồn tại một cách dai dẳng và là một trong những thách thức lớn với các
chương trình dân số và sức khoẻ sinh sản ở VN.
Thứ hai là do ảnh hưởng của sự chuyển đổi của nền kinh tế. Quan
niệm “trọng nam khinh nữ” có phần mờ nhạt đi trong giai đoạn bao cấp
HTX với sự tham gia và đóng góp tích cực của phụ nữ trong phát triển kinh
tế đất nước thì trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường với cấu trúc xã
hội quay trở lại việc lấy gia đình hạt nhân làm trọng tâm, các quan niệm
phân biệt giới này như lại có cơ hội phát triển mạnh hơn. Có sự thay đổi này
là vì ở các vùng nơng thơn bên cạnh cơng việc truyền thống người nam giới
có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế khác mang lại thu nhập
đáng kể cải thiện kinh tế gia đình hơn người phụ nữ. Đóng góp nhiều hơn
vào kinh tế gia đình đã đem lại cho người nam giới một vị trí quan trọng và
tiếng nói có trọng lượng trong gia đình.
Nhiều khi, những trọng trách trên lại xuất phát từ chính yếu tố tâm lý
của người phụ nữ. Trong khi nam giới gắn kết nhiều hơn với những hoạt
động xã hội thì tâm lý người phụ nữ bị chi phối chủ yếu bởi những mối quan
hệ tình cảm trong gia đình. [34, tr39]. Khi người phụ nữ ra một quyết định

gì, bao giờ họ cũng cân nhắc những vấn đề “được” và “mất” liên quan đến
tình cảm và các mối quan hệ. Có lẽ chính vì thế mà người phụ nữ ln cố
gắng nhẫn nhịn trong mọi trường hợp có căng thẳng trong mối quan hệ vợ
chồng để giữ yên ấm trong gia đình.
Thêm vào đó là áp lực từ các mối quan hệ ràng buộc với gia đình và
họ hàng hai bên và với làng xã. Người phụ nữ luôn phải lo giữ gìn danh dự
cho gia đình chồng và cho chồng nên họ luôn phải cố gắng cam chịu, nhẫn
nhịn. [22,tr102+103]

20


1.2. Một số khái niệm của đề tài
1.2.1.Khái niệm nhận thức
1.1.1. Định nghĩa về nhận thức
Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người
(nhận thức, tình cảm, hành động). Nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế
giới khách quan trong đầu óc con người. Trong quá trình hoạt động, con người
phải nhận thức, hiểu biết, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản
thân mình, trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động.
Trong q trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức
độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận
thức cảm tính, đó là cảm giác, tri giác, trong đó con người nhận biết được
những cái bên ngồi của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động tới giác quan
con người; mức độ cao là nhận thức lý tính, cịn gọi q trình tư duy, con người
nắm được cái bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật, bản chất
của sự vật và hiện tượng. Các quá trình này bổ sung cho nhau, chi phối lẫn
nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người.
[10,tr117].
Từ điển TLH do Nguyễn Khắc Viện chủ biên định nghĩa: “Nhận thức

là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy,
nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan”. [28,tr6].
Quá trình ấy diễn ra ở các mức độ:
- Kinh nghiệm hàng ngày về sự vật, hiện tượng và người khác, mang
tính tự phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống.
- Khoa học các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ có hệ
thống, với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng
nghiệm đúng sai.
Dưới góc độ TLH, nhận thức là sự phản ánh những thuộc tính của sự
vật, hiện tượng, mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Sống trong điều kiện tự nhiên và môi
21


trường xã hội, đòi hỏi con người phải nhận thức được những quy luật của tự
nhiên và các quy luật của xã hội để hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã
hội và cải tạo chính bản thân con người. [28,tr6].
Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống
tâm lý con người. Nhận thức có mối quan hệ với thái độ và hành vi. Trong
đó nhận thức vừa là cơ sở, vừa là điều kiện, tiền đề, phương tiện hình thành
thái độ và hành vi. Nhận thức đúng là cơ sở của thái độ đúng và hành vi
đúng.
Nhận thức là một hoạt động gồm nhiều quá trình khác nhau, biểu hiện ở
những mức độ khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực
khách quan. Nhận thức bao gồm các q trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư
duy, tưởng tượng. Quá trình này phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư
duy của con người. Như vậy, quá trình nhận thức được hiểu là quá trình tiếp
cận, tiến gần đến chân lý nhưng khơng bao giờ ngừng ở một trình độ nào vì
khơng bao giờ nắm hết tồn bộ hiện thực. Q trình này diễn ra liên tục và
không bao giờ ngừng bởi hiện thực khách quan là vơ cùng và ln ln phát

triển.
Nhìn chung có rất nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về nhận thức.
Điểm chung của các quan niệm nhận thức là đề cập đến mặt tích cực của con
người, đề cập đến khả năng phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ
bản chất của hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của chủ thể.
Con người sống trong điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, muốn tồn tại và
phát triển đòi hỏi con người phải nhận thức được quy luật của tự nhiên và xã
hội, để cải tạo nó đồng thời cũng chính là cải tạo bản thân mình.
Các quan niệm của các nhà TLH cho chúng ta thấy rằng: nhận thức là sự
phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người, bao gồm các
quá trình từ biết (nhận biết, ghi nhớ, nhắc lại), đến hiểu (có thể áp dụng kiến thức
vào giải quyết tình huống mới). Quá trình nhận thức vận động, phát triển liên tục
không ngừng, mang bản chất xã hội, lịch sử. Kết quả cuối cùng của quá trình
22


×