Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của tản đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.73 KB, 88 trang )

Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------***----------------

ĐOÀN THỊ THÚY

NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA TẢN ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học

Hà Nội - 2014

1


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN THỊ THÚY

NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA TẢN ĐÀ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Hải Yến

Hà Nội - 2014

2


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Hải Yến.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Đồn Thị Thúy

3


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình với Tiến sĩ Trần Hải

Yến, người thầy đã định hướng và luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn để tơi hồn
thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học, gia đình
và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.

Học viên

Đoàn Thị Thúy

4


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp mới của luận văn
7. Cấu trúc của luận văn
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1.

Một số khái niệm liên quan

1.2.


Các hình thức tự sự Việt Nam thời trung đại

1.3.

Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự Việt Nam thời trung đại
1.3.1. Nhân vật trong Liệt truyện
1.3.2 Nhân vật trong truyện chí quái, truyền kỳ
1.3.3. Nhân vật trong truyện thơ Nôm

Tiểu kết
Chương 2. Các kiểu nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà
2.1. Tác phẩm văn xuôi tự sự trong di sản văn chương của Tản Đà
2.2. Thế giới nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà - lược kê và phân
loại
2.2.1. Lược kê các nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà
2.2.2 Phân loại các nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà
2.3. Nhân vật của Tản Đà - khảo từ không gian và thời gian hiện diện

5


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

2.3.1. Nhân vật của Tản Đà - khảo từ không gian
2.3.2. Nhân vật của Tản Đà - khảo từ thời gian hiện diện
2.4. Hai kiểu nhân vật đặc biệt trong văn xuôi tự sự của Tản Đà
2.4.1. Nhân vật trong thế giới mộng
2.4.2 Nhân vật tôi – tác giả
Tiểu kết

Chương 3. Bút pháp tạo hình và khắc họa tính cách nhân vật của Tản Đà
3.1. Phương thức tạo hình nhân vật
3.2. Phương thức biểu tả tính cách nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản
Đà
3.3. Chất liệu và thủ pháp khắc họa nhân vật
Tiểu kết
C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tản Đà nổi lên như một ngòi
bút độc đáo, dồi dào năng lực sáng tác. Ơng là một cây bút phóng khống, xơng
xáo trên nhiều lĩnh vực như thơ, văn, báo, kịch... Đi khắp mọi miền đất nước,
ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại: thơ, hát nói, văn, kịch, dịch
thuật, biên khảo... Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngơng nghênh, đậm
cá tính, ơng được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền
văn học Việt Nam, là gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại.
Thời đại Tản Đà sống diễn ra rất nhiều những biến động trong sinh hoạt
chính trị xã hội cùng với vô số những biến động trong đời sống văn học. Khía
cạnh nổi bật trong những chuyển động đó là nỗ lực của thế hệ nhà nho duy tâm
nhằm đưa nội dung yêu nước và tinh thần dân tộc vào văn chương, biến văn
chương thành vũ khí cách mạng. Bên cạnh những u cầu đó thì u cầu xây

dựng một nền văn học mới do sự xuất hiện của văn tự mới và những thiết chế
văn hóa thực dân cũng được đặt ra như một đòi hỏi khách quan. Yêu cầu này đã
được khởi xướng thực hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX - khi Tản Đà bước
vào sự nghiệp văn chương. Xuất hiện trong bối cảnh đó, sáng tác của Tản Đà in
đậm dấu ấn của buổi giao thời hai thế kỷ, đúng như cảm nhận của Hoài Thanh,
Hoài Chân:
Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ
đương sắp sửa… Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt

7


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

Nam đầu thế kỷ hai mươi với tấm lòng bình thản một người thời trước [33,
tr.12 ].
1.2. Bên cạnh một Tản Đà-thi sĩ cịn có một Tản Đà-người viết văn xuôi.
Không chỉ chiếm một khối lượng lớn trong di sản văn chương, văn xi cịn là
lĩnh vực mà khơng ít lần Tản Đà thừa nhận đã dành nhiều “tinh tứ học lực”.
Từ thời điểm Tản Đà bước vào văn đàn (1915) đến khi ông bắt đầu rơi
vào một cơn khủng hoảng sáng tạo trầm trọng, cạn kiệt khả năng sáng tác
và trở nên lạc lõng. Tản Đà đã để lại một di sản văn xuôi phong phú bao
gồm cả các tự sự nghệ thuật và các tản văn. Đây cũng là bộ phận sớm tạo
nên uy tín xã hội cho ông [37, tr.1-2].
Tuy không được đánh giá cao bằng sáng tác thơ, nhưng trong văn xuôi của
Tản Đà cũng chứa đựng rất nhiều những dấu hiệu biến chuyển của hai thời kì
văn học, của cá tính sáng tạo ở nhà văn này. Hơn nữa việc tìm hiểu tác phẩm tự
sự của Tản Đà cịn có ý nghĩa ở chỗ trước đó là một thời kỳ văn chương dân tộc
thiên về thơ, về chất trữ tình; cịn sau đó là một giai đoạn văn xuôi tự sự liên tục
phát triển và có thành tựu.

1.3. Với phương thức tự sự, bên cạnh cốt truyện, nhân vật có vai trị quan
trọng.
Nhân vật chính là nơi chứa đựng nội dung, phản ánh tư tưởng, chủ đề của
tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà
văn. Phân tích nhân vật trở thành một con đường quan trọng để đi đến giá
trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của
nhà văn. Nhân vật được coi là đứa con tinh thần của nhà văn, nên phân

8


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

tích nhân vật cịn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của
nhà văn [52, tr.1].
Trên đây là những ngun do chính để chúng tơi quyết định chọn đề tài
Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà như một tìm tịi bổ sung
cho việc nhận diện một cây bút độc đáo của giai đoạn giao thời những năm đầu
thế kỷ XX trong lịch sử văn học dân tộc.

2. Lịch sử vấn đề
Tản Đà là một hiện tượng văn học giao thời, là dấu nối giữa văn học trung
đại và hiện đại, nên di sản của ông gợi mở nhiều hướng nghiên cứu để tìm ra
khơng chỉ cái riêng của tác giả mà cả nét chung của một giai đoạn văn học. Xin
được điểm lược về tình hình nghiên cứu, phê bình về tư tưởng và văn chương
của Tản Đà nói chung và về văn xi tự sự của ơng nói riêng.
Dựa vào những sưu tầm, chúng tơi có thể tạm chia những bài nghiên cứu,
phê bình về sáng tác của Tản Đà theo mấy loại sau:
Loại thứ nhất là những cơng trình có tính chất chun luận nghiên cứu một
cách khái qt về sự nghiệp sáng tác của Tản Đà: Sự thai nghén một thiên tài:

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Trương Tửu, 1939), Công của thi sĩ Tản Đà (Xuân
Diệu, 1939), Thân thế và sự nghiệp văn chương của thi sĩ (Nguyễn Mạnh Bổng,
1944), Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – thân thế, sự nghiệp văn chương (Hà Như
Chi, 1958), Viết về Tản Đà (Huỳnh Phan Anh, 1971), Tản Đà thơ và đời (Nhóm
trí thức Việt, 2012)…
Loại thứ hai là những bài chủ yếu đi sâu khai thác một vài phương diện
của sáng tác Tản Đà như: Những cái hay của thơ Tản Đà (Trương Tửu, 1939),

9


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

Văn Tản Đà (Nguyễn Triệu Luật, 1939), Tản Đà dịch văn (Nguyễn Xuân Huy,
1939), Tản Đà triết học (Trúc Khê Ngô Văn Triện, 1939)…
Loại thứ ba là những bài viết tập trung vào một tác phẩm cụ thể: Tựa Giấc
mộng con (Nguyễn Tiến Lãng, 1941), Nên hiểu bài thơ Thề non nước của Tản
Đà như thế nào cho đúng (Triêu Dương, 1971), Bàn thêm về ý nghĩa bài thơ Thề
non nước của Tản Đà (Nguyễn Văn Hạnh, 1975), Cảm nhận Muốn làm thằng
Cuội (Lãng Tử Trần, 2011)…
Thứ tư là các bộ giáo trình văn học dành cho bậc Đại học: Việt Nam văn
học sử giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ, tập 3, 1965), Bảng lược đồ văn học
Việt Nam (Thanh Lãng, 1967), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930
(Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng , 2006), Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi
năm đầu thế kỉ XX ( Trần Ngọc Vương (Chủ biên) - Trần Hải Yến - Phạm Xn
Thạch , 2010)…
Ngồi ra cịn có những Luận án, Luận văn nghiên cứu về Tản Đà, văn
chương của Tản Đà như, Thi pháp thơ Tản Đà, Luận án tiến sĩ Ngữ văn của
Nguyễn Ái Học (Đại học sư phạm Hà Nội, 2007); Tản Đà và sự hình thành loại
hình kí giả-văn nhân chun nghiệp giai đoạn giao thời, Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Văn học của Nguyễn Thị Hồng (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013)…
Liên quan tới hình thức văn xi tự sự mà chúng tơi đang tìm hiểu có
những nghiên cứu như: Năm 1918 Phạm Quỳnh viết bài Mộng hay mị (Nam
Phong, số 7): Nhân đọc sách Giấc mộng con của ông Hiếu, mà biện bạch được
rõ mộng mị là thế và tự hỏi giấc mộng của ơng là mộng hay là mị. Có lẽ cũng
mới là một giấc mị mà thôi... Nhưng chê ông lần này mong rằng lần sau lại có
dịp khen ông, khen bấy giờ mới càng có giá trị [47, tr.163]. Cũng trong năm

10


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

1918 Phạm Quỳnh lại viết bài Các bài tựa tập văn xi Khối tình của Tản Đà”,
trong đó tác giả viết: “Nay cứ hiện tượng văn quốc ngữ mà xét, thời ông Nguyễn
Khắc Hiếu cũng là một tay sành làm văn trong buổi bây giờ, ví như một tay thợ
khéo trong bọn xây cái “nhà quốc văn” ngày nay [47, tr.170]. Đến năm 1941,
Nguyễn Tiến Lãng viết Văn xuôi Tản Đà (NXB Hương Sơn):
Người ta thường nói: “Tản Đà chỉ là một nhà thi sĩ”. Khi nói câu ấy tức
là người ta đã phụ bạc biết bao nhiêu công phu của Tản Đà trong nền văn
xuôi Việt Nam cận đại... Tôi dám quả quyết mà đáp rằng: giá trị văn xi
của Tản Đà cũng khơng kém gì giá trị văn vần của Tản Đà. Kỳ thực, Tản
Đà làm văn xuôi rất dụng công mà văn xuôi của Tản Đà rất dồi dào tư
tưởng nhưng nhà văn muốn tự tình cảm mà đi tới tri thức [47, tr.243].
Có thể thấy, phần nhiều nghiên cứu, đánh giá về Tản Đà, thường tập trung
vào các tác phẩm thơ của ông. Những nghiên cứu về Tản Đà với tư cách một tác
giả văn xi cịn rất ít ỏi, chưa thành một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Việc
tìm hiểu nhân vật trong mảng văn xuôi tự sự của ông lại càng hiếm hoi hơn.
Chính điều đó đã gợi ý cho chúng tơi tiến hành luận văn này với những hướng
nghiên cứu sâu hơn về nhân vật của Tản Đà và các biện pháp nghệ thuật mà ông

sử dụng để tạo ra thế giới nhân vật đó, qua đó thấy được thêm những chi tiết của
tính giao thời của một giai đoạn văn chương.
3. Mục đích nghiên cứu
Tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, Luận văn đặt ra nhiệm
vụ khảo sát thế giới nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm tự sự bằng văn xuôi
của Tản Đà và các phương thức nghệ thuật mà ông dùng để xây dựng nên các
nhân vật này. Trên cơ sở đó, luận văn cũng mong muốn chỉ ra được thế giới nhân

11


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

vật ấy thừa hưởng và sáng tạo thêm những gì từ truyền thống tự sự trước đó của
dân tộc và tự sự từ phương Tây.
4. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi tư liệu:
Sau khi Tản Đà qua đời, tác phẩm của ông đã qua nhiều lần thu thập, xuất
bản, nhưng phải đến Tản Đà toàn tập (5 tập) do chính trưởng nam của ơng là
Nguyễn Khắc Xương sưu tầm, biên soạn, giới thiệu năm 2002 thì di sản của ông
mới coi là đến tay độc giả đầy đủ nhất. Bộ sách chia tác phẩm của Tản Đà thành
3 phần: thơ, văn xuôi và dịch thuật. Phần thơ: tập hợp các thơ Tản Đà đã in sách,
in trên các báo, thơ ở các bài văn, truyện. Các bài thơ được xếp sắp theo thể loại:
tứ tuyệt, bát cú, trường thiên, lục bát, song thất... Phần văn xuôi chia ra: đã in
thành sách, in trên các báo. Các sách đã in của Tản Đà có nhiều thể loại: sách
truyện, sách nghị luận, sách giáo dục... Văn xuôi in trên các báo cũng phong phú,
nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại và phong cách... Phần dịch thuật của Tản
Đà có: Kinh Thi, Đại học, Liêu Trai chí dị và Đường thi... Ngồi ra, Tản Đà cịn
dịch Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi và Thuật hoài của Đặng Dung.
Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ lựa chọn khảo sát những tác

phẩm văn xuôi tự sự từ tập 2 của Tản Đà toàn tập.
* Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài của luận văn tự nó đã hạn định việc
tìm hiểu của chúng tơi ở thế giới nhân vật xuất hiện trong văn xuôi tự sự của Tản
Đà. Trong khuôn khổ một luận văn chuyên ngành, chúng tôi sẽ tập trung vào vấn
đề nhân vật với các công việc cụ thể: Thống kê và phân loại thế giới nhân vật
xuất hiện trong những tác phẩm văn xi tự sự của Tản Đà, từ đó tìm hiểu các
phương thức nghệ thuật mà ông sử dụng, như miêu tả ngoại hình, tính cách, hành
động của nhân vật qua các cốt truyện khác nhau.

12


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp xuyên suốt
là văn học sử, đồng thời linh hoạt kết hợp với lối phân tích nghệ thuật tạo dựng
nhân vật. Cả hai phương pháp nói trên cịn được cụ thể hố qua các thao tác
thống kê, tổng hợp, và phân tích…
6. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở thống kê, phân loại, đối sánh, luận văn sẽ đưa ra một phác thảo
về thế giới nhân vật mà Tản Đà đã thể hiện trong các sáng tác văn xuôi tự sự.
Đồng thời, việc phân tích đặc điểm của các nhân vật đó cũng như những biện
pháp nghệ thuật mà Tản Đà sử dụng để tạo nên thế giới nhân vật của ông sẽ góp
phần nhìn nhận lại đặc thù sáng tác của Tản Đà và tư cách một tác gia văn xuôi
của ông.
7 . Cấu trúc của luận văn
Ngoài PHẦN MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung

Chương 2. Các kiểu nhân vật trong văn xuôi tự sự của Tản Đà
Chương 3. Bút pháp tạo hình và khắc họa tính cách nhân vật của Tản Đà

13


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
Một số vấn đề chung

1.1.

Một số khái niệm liên quan
Trong đề tài mà chúng tôi hướng tới có một số khái niệm cần làm rõ như:

nhân vật văn học, và tự sự. Xin được trích dẫn những khái niệm này trong một số
từ điển.
Theo Từ điển văn học (Bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng
Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2005), khái niệm ‘nhân vật văn học’ được xác
định:
Là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con
người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại văn học tự sự và kịch, ở
sân khấu, điện ảnh, điêu khắc, hội họa, đồ họa. Các thành tố tạo nên nhân
vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá thể, tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế
giới xúc cảm, ý chí, các hình thức ý thức và hành động. Nhân vật văn học
là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, khơng thể bị đồng nhất với
con người thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần

với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở
quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống
một tác phẩm cụ thể. Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ rõ
nhất trong phạm vi vấn đề “nhân vật và tác giả”. Nhân vật văn học là một

14


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn,
một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách [12, tr.1254-1255].
Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (2007), ‘Nhân vật văn học’ là:
Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học
có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể khơng có
tên riêng như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong “Truyện Kiều”. Trong
truyện cổ tích, ngụ ngơn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con
người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức
năng cơ bản của nhân vật văn học khái quát tính cách của con người. Do
tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính
cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử… Từ những góc độ
khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau.
- Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân
vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn,
nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản

diện.
- Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân
vật kịch.
- Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức
năng (hay mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng [11, tr.202-203].

15


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

Từ những định nghĩa trên có thể thấy, theo lí luận văn học hiện đại ‘nhân
vật’ gắn liền với hình thức văn chương là kịch và tự sự; nhân vật được tạo nên
bởi các yếu tố: tư tưởng, ý thức, cảm xúc, và hành động (có thể thêm ngoại
hình); nhân vật trong tác phẩm văn chương có chính có phụ, có chính diện - phản
diện, có nhân vật đóng vai trị chức năng bên cạnh loại nhân vật tính cách và tư
tưởng. Đây là những gợi ý mấu chốt để chúng tơi tìm hiểu nhân vật trong các tác
phẩm tự sự của Tản Đà.
Về khái niệm ‘Tự sự’, đây là thuật ngữ chỉ:
một trong ba phương thức biểu đạt của văn học (bên cạnh trữ tình và
kịch). Tự sự và kịch đều tái hiện hành động diễn ra trong thời gian và
khơng gian, tái hiện tiến trình các biến cố trong cuộc đời các nhân vật.
Nét đặc thù của tự sự là vai trò tổ chức của trần thuật, nó thơng báo về
các biến cố, các tình tiết như thơng báo về một cái gì đó đã xảy ra và được
nhớ lại, đồng thời mơ tả hồn cảnh hành động và dáng nét các nhân vật,
nhiều khi còn thêm cả những lời bàn luận… [11, tr.1903].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì ‘Tự sự’
là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ
tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. Nếu tác
phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì

tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong tồn bộ tính khách quan của nó.
Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống
trong không gian, thời gian, qua các sự kiện biến cố xảy ra trong cuộc đời
con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình
cảm của mình. Nhưng ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập
sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa

16


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

chúng dường như khơng có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại
những gì xảy ra bên ngồi mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng
hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác
định đang tự phát triển, tồn tại bên ngồi nhà văn, khơng phụ thuộc vào
tình cảm, ý muốn của nhà văn [10, tr.328].
Như vậy có thể thấy các thành tố quan trọng tạo nên một tác phẩm tự sự
(dù là kịch, hay bằng văn xi, bằng các thể thơ) bao gồm: cốt truyện, tình tiết
và nhân vật. Đây sẽ là những căn cứ chính để chúng tôi xác định phạm vi tư liệu
nghiên cứu cho đề tài từ di sản văn chương đa dạng của Tản Đà.
1.2. Các hình thức tự sự Việt Nam thời trung đại
Văn học trung đại gồm hai bộ phận: văn học chức năng và văn học nghệ
thuật. Theo quy luật chung của văn học trung đại thế giới, giai đoạn đầu, văn học
chức năng chiếm ưu thế và là trung tâm của văn học, còn văn học nghệ thuật
nằm ở bên ngồi. Sau đó, văn học nghệ thuật phát triển, dần dần đẩy văn học
chức năng ra bên ngoài và chiếm vị trí trung tâm. Bên cạnh đó văn học trung đại
Việt Nam phát triển song song với văn học dân gian. Một mặt nó hấp thụ kinh
nghiệm nghệ thuật của văn học dân gian, nhưng mặt khác cũng luôn bổ sung cho
văn học dân gian, thúc đẩy văn học dân gian cùng tiến tới. Đi đôi với những

tương tác này, văn học trung đại còn tiếp nhận tinh hoa văn học các nước lân
cận, chủ yếu là Trung Hoa.
Nhìn từ văn thể, văn học trung đại gồm hai mảng: văn xuôi, văn vần và
thơ, và đều khởi đầu bằng việc vay mượn mơ hình, ngun tắc sáng tác từ Trung
Hoa. So với thơ, văn xuôi thời trung đại, do đặc thù văn hóa, thường ít phát triển
hơn. Và trong hình thức văn xi như tiểu thuyết, truyện truyền kì, tản văn, liệt
truyện… thì tự sự là hình thức sinh thành muộn hơn, ở vị trí thấp hơn trong

17


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

thang bậc giá trị chính thống. Ngồi ra, do tình trạng đặc biệt văn tự dân tộc (chữ
Nơm hình thành trên sự vay mượn chữ Hán và do đó khơng độc lập hồn tồn
khỏi chữ Hán) nên trong văn chương Việt Nam thời trung đại đã xuất hiện
phương thức tự sự bằng thơ (chủ yếu dùng thể lục bát và được viết/văn bản hố
bằng chữ Nơm).
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
đã hình thành ba xu hướng: xu hướng dân gian, xu hướng lịch sử, xu hướng thế
tục. Xu hướng dân gian là sưu tầm, ghi chép, cải biên truyện dân gian, đấy là q
trình văn học hóa truyện dân gian, quá trình lột xác, chuyển từ sáng tác văn học
dân gian sang sáng tác văn học viết. Xu hướng lịch sử là sưu tầm, ghi chép về
nhân kiệt địa linh đất Việt, bao gồm các nhân vật lịch sử (người, thần) và các sự
kiện lịch sử, tuy nhiên ông cũng lưu ý khi chia thành xu hướng dân gian và xu
hướng lịch sử, chỉ muốn đề cập tới hai mạch phát triển chung của chúng. Trên
thực tế, hai xu hướng này ln có sự đan xen và thâm nhập vào nhau. Truyện
lịch sử thường bị dân gian hóa để gia tăng sự hấp dẫn; còn truyện dân gian lại
được lịch sử hóa để tỏ ra nó có thật. Xu hướng thế tục được định nghĩa là viết về
chuyện thế tục, chuyện thế tục lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản

ánh, đối tượng của truyện thế tục là con người với những khát khao trần thế
nhất và truyện thế tục chỉ dừng lại ở hình thức truyện ngắn [40]. Bên cạnh đó,
tùy quy mơ và tính chất của các tác phẩm, văn xuôi tự sự được chia thành ba
nhóm: truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi và ký, với những đường ranh mang
tính tương đối.
Cịn tác giả Trần Đình Sử thì đề nghị dùng khái niệm “truyện” (chứ khơng
phải “tiểu thuyết”) để định danh loại hình tự sự trung đại. Và ông đưa ra bảng
phân loại gồm năm thể loại của truyện Việt Nam trung đại: truyện thần quái,

18


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

truyện truyền kỳ, diễn ca lịch sử, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Hán và
Nôm. Dựa trên chữ “truyện”, Trần Đình Sử nhấn mạnh cội nguồn lịch sử của
chuyện kể trung đại, chú ý đến tính chất văn sử triết bất phân của truyện trung
đại. Quan điểm này chi phối đáng kể đến việc ơng phân tích thi pháp của truyện,
chẳng hạn ông lưu ý nhiều đến tinh thần thực lục, nguyên tắc chép sử, lập hồ sơ
nhân vật của các truyện ngắn [40].
Còn nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn lại phân loại truyện ngắn trung đại
theo một tiêu chí khác, tiêu chí cốt truyện. Theo ơng, xét về nguồn gốc cốt
truyện, có thể chia truyện ngắn trung đại thành ba nhóm chính: 1) Nhóm tác
phẩm lấy cốt truyện từ chính sử1. 2) Nhóm tác phẩm vay mượn cốt truyện Trung
Quốc2. 3) Nhóm tác phẩm có cốt truyện hư cấu thuần túy của Việt Nam3 [40].
1

Thuộc loại này có thể kể đến kiểu Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm (Công dư tiệp ký). Cốt
truyện về Trâu Canh đã chép ở trong Đại Việt sử ký toàn thư, năm Tân Mão, Thiệu Phong năm
thứ 11 (1351). Tất nhiên chính sử chỉ chép vắn tắt sự kiện. Đến Công dư tiệp kýVũ Phương Đề

đã kể chi tiết hơn, tăng cường phần hư cấu hơn, khiến cho truyện hấp dẫn hơn. Truyền thống
viết truyện mượn cốt truyện của sách chép sử đã có từ lâu trong văn học Trung Quốc và là một
quy luật của sự phát triển tiểu thuyết. Các bộ sử cung cấp những ghi chép gốc về những nhân
vật hay những sự việc kỳ lạ, cố gắng ghi chép đúng với thực tế vốn có nhưng chưa quan tâm
đến kỹ thuật kể chuyện. Các nhà văn sẽ chọn những nhân vật và sự kiện nào được coi là thú vị
và gia cơng nghệ thuật, có thể nhận thức và lý giải diễn biến cốt chuyện theo một chiều hướng
khác hẳn cốt truyện gốc. Đây là trường hợp từ Tam quốc chí của Trần Thọ đến Tam quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung đã được nhà Trung Quốc học người Nga Riftin khảo sát rất kỹ
lưỡng.
2
Nhóm này thuộc về một số truyện của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ví dụ như Mộc
miên thụ truyện (Truyện Ma cây gạo) được giới nghiên cứu cho rằng đã mượn cốt truyện của
truyện Mẫu đơn đăng ký trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc). Tất nhiên, có
truyện truyền kỳ mà ở đó, việc mượn cốt truyện khơng rõ nhưng dấu ấn ảnh hưởng thi pháp
truyền kỳ Trung Quốc là rất rõ, ví dụ như truyện Từ Thức lấy vợ tiên (Truyền kỳ mạn lục) có
nhiều dấu hiệu mơ phỏng Đào hoa nguyên ký của Đào Uyên Minh.
3
Loại này chiếm số lượng lớn nhất. Nội dung thường kể về các nhân vật của Việt Nam những nhân vật hữu danh và vô danh trong lịch sử, các môtip thường được sáng tạo trên cơ sở
phỏng lại những lời kể của người này người khác, tức là môtip dân gian, đã được lưu truyền
theo con đường truyền miệng. Mỗi nhóm truyện trên có đặc điểm thi pháp riêng [39, tr.147148].

19


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

Trong vấn đề liên quan tới đề tài, chúng tơi chú ý tới một số hình thức tự
sự như: Liệt truyện, tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, truyện thơ Nơm.
Trước hết là hình thức Liệt truyện. Liệt truyện là một thể loại do Tư Mã
Thiên sáng tạo, xuất hiện trong Sử ký, về sau ảnh hưởng đến cách chép sử, chép

gia phả, viết bi ký,… Liệt truyện là chuyện kể có đầu đi cuộc đời của một
người cho nên người ta thường chú ý đến gia thế với quan niệm phúc ấm, đến
đạo đức theo quan niệm cương thường, đến kinh lịch, sự nghiệp. Trong liệt
truyện, người ta cũng chú ý khắc họa một vài nét tiêu biểu của tính cách nhân vật
nhưng thường là với thái độ sùng kính, và ngắn gọn. Đây là một thể văn trang
nghiêm viết về người thật việc thật, không đưa vào đó những chi tiết tầm thường,
rườm rà. Người viết thường đứng ở cương vị con cháu, người dưới viết để ghi
công, để ca tụng, tất nhiên không tránh khỏi thêm bớt, tô điểm, nhấn mạnh
những mặt tốt, che giấu, kiêng tránh những mặt yếu, những thiếu sót, nhưng về
nguyên tắc liệt truyện địi hỏi sự chân thực, khơng được hư cấu. Trong liệt truyện
có lời bình luận, nhưng hết sức gọn, hầu như bằng một số thuật ngữ xếp loại định
sẵn bằng cách dùng điển tích gây liên tưởng đến một hình ảnh có sẵn trong sử
sách. Đó là lời bình luận theo sử bút nghĩa là phải xác đáng, thành lời bàn “thiết
thạch thiên cổ” [42, tập 2, tr.576].
Ở Việt Nam thời trung đại, liệt truyện không chỉ kể về các hình mẫu nho
gia, chí sĩ (Đại Nam chính biên liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn,
hay “Tiểu truyện các chí sĩ lúc mất nước” trong Việt Nam vong quốc sử của Phan
Bội Châu in năm 1905) mà có cả những nhân vật danh tiếng, có những nét phi
phàm, xuất chúng, như các thiền sư nổi danh4. Theo quy ước chung của thể loại,
4

Một số tác phẩm tiêu biểu cho thể loại này ví dụ như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục...
Các tác phẩm này thường nhấn mạnh vào phép lạ kỳ dị, phi thường của thiền sư…

20


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

nhân vật trong các tác phẩm đó thường mang tính lý và thuộc loại nhân vật chính

diện: đấng anh hùng, nho gia, thiền sư,… tài đức lỗi lạc, sự nghiệp vẻ vang. Hầu
hết các truyện đều dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kỳ, phi
thường, khác thường. Có nhiều hình thức đặc tả sự phi thường. Đơn giản nhất,
phổ biến nhất là mô tả vài chi tiết về sự khác thường về ngoại hình và các phẩm
chất đạo đức, tinh thần, hoặc những năng lực khác. Ở những tác phẩm thuộc thể
loại này thường vắng bóng việc tả chân dung chi tiết, cụ thể mà ta chỉ được tiếp
xúc với vài nét chấm phá về dung mạo, tính cách.
Tiếp theo là Tiểu thuyết chương hồi. Hầu hết các tác phẩm ở thể loại này
trực tiếp lấy lịch sử làm đề tài. Nó thể hiện nổi bật nhất tính chất văn sử bất
phân. Chất văn học bộc lộ ở miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết và dẫn dắt
chuyện.
Một số tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Nam triều cơng nghiệp diễn
chí của tác giả Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736), Tây Dương Gia Tô bí lục của
tác giả Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hịa Đường (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngơ Gia văn phái (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu
thế kỷ XIX), hay Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu (đầu thế kỷ XX)...
Về hình thức, chỉ trừ Nam triều cơng nghiệp diễn chí, Tây Dương Gia Tơ
bí lục là chia quyển cịn Hồng Lê nhất thống chí hồn tồn theo mơ hình
chương hồi Trung Quốc. Mỗi hồi chứa đựng một số sự kiện chính, có một
câu đối ở đầu hồi (đầu mục), tóm gọn nội dung sự kiện. Cách trần thuật
mở đầu bằng niên hiệu lịch sử [28, tr.302].
Về nghệ thuật, tác giả của các bộ tiểu thuyết chương hồi cũng có hư cấu.
Tuy nhiên, mức độ hư cấu ở tiểu thuyết chương hồi Việt Nam không cao, do
quan niệm văn chương và chủ yếu là do những tác phẩm này ở Việt Nam thường

21


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà


có nội dung lịch sử. Sự ‘sáng tạo’ của tác giả thường chỉ diễn ra ở việc lựa chọn,
xếp đặt chi tiết hay sự kiện, hoặc thể hiện ở những lời bình kín đáo đi kèm.
Truyện truyền kỳ ở Việt Nam viết bằng chữ Hán, du nhập từ Trung Hoa
và rộ lên từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII thì suy thối dần. Sang thế kỉ XIX
thì hịa vào các thể tạp ký, và hình thức cũng sơ lược hơn.
Truyện truyền kỳ, như tên gọi của nó, chứa đựng những yếu tố kì lạ, kể
những việc khác thường: “Cái gọi là truyền kỳ, chủ yếu là truyền cái kỳ trong
tình yêu nam nữ và cái kỳ trong thế giới thần linh ma quỷ. Các mơ típ mới như
người lấy tiên, người lấy ma, người hóa phép, biến hóa” [28, tr.293-294].
Thể loại này có một số tác phẩm tiêu biểu như: Thánh Tông di thảo của Lê
Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đồn
Thị Điểm…
Cuối cùng là Truyện thơ Nơm. Đây là một sáng tạo độc đáo của văn học
dân tộc. Ðây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với một
phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nơm là trung thiên tiểu
thuyết (tiểu thuyết vừa). Bộ phận văn học này được sáng tác bằng chữ Nôm và
phần lớn được viết theo thể lục bát - thể thơ quen thuộc nhất với người bình dân.
Một số ít khác viết theo thể thất ngôn bát cú (thơ Ðường luật). Theo Kiều Thu
Hoạch, hiện có ở Việt Nam khoảng trên 100 truyện Nơm. Truyện thơ Nôm Việt
Nam phát triển rầm rộ trong suốt các thế kỷ XVII - XVIII - XIX, nhưng truyện
thơ Nơm thế kỷ XVII cịn lại khơng nhiều, phần lớn truyện thơ Nơm hiện cịn là
từ thế kỉ XVIII-XIX. Truyện thơ Nơm thường có một cốt kể là câu chuyện tình
yêu trai gái, hoặc sáng tạo từ một câu chuyện Trung Hoa hoặc từ chuyện kể dân
gian, với mục đích khẳng định đạo lý nhân sinh hoặc thể hiện khát vọng về tình
yêu nam nữ trong một kết thúc thường là có hậu. Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự,

22


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà


Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên
của Nguyễn Đình Chiểu được coi là những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này.
Tóm lại, trước khi Tản Đà kể những câu chuyện bằng chữ quốc ngữ, các
tác giả Việt Nam thời trung đại đã có một lối kể chuyện dựa trên việc vay mượn
các hình thức kể chuyện từ văn học Trung Hoa và kiểu kể chuyện dân gian.
Chúng tạo thành một trong những ‘không gian chuyện kể’5 làm nền cho Tản Đà
khi ông cầm bút viết truyện văn xuôi.
1.3. Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự Việt Nam thời trung đại
Thế giới nhân vật trong loại hình tự sự Việt Nam thời trung đại gồm một
số kiểu nhân vật như kiểu nhân vật thực, nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân
vật do tác giả vay mượn, và cả nhân vật do tác giả sáng tạo ra. Có thể lược điểm
nhân vật theo một số thể loại tự sự chủ yếu như sau:
1.3.1. Nhân vật trong Liệt truyện
Như trên đã nói Liệt truyện trong văn học trung đại Việt Nam trung đại
chỉ còn lại ở những tác phẩm gắn với Phật giáo, nên nhân vật chủ yếu là các
thiền sư. Hơn nữa việc phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi
nhân vật cũng không phải là thế giới hiện thực đời thường mà phải là những chi
tiết phù hợp với thế giới Phật giáo, và qua ba chặng đường đời (ra đời thần kỳ,
hành đạo thần kỳ, và quy tịch thần kỳ), trong đó có nhiều yếu tố hoang đường,
vừa lạ hố vừa ảo hoá, vừa là sản phẩm kế thừa cội nguồn truyền thống văn hố
Phật giáo vừa tương đồng và tích hợp cả nhiều yếu tố dân gian.

5

Khi chuyển sang học chữ quốc ngữ, Tản Đà đương nhiên đã học và biết đến lối văn phương
Tây (chủ yếu là văn học Pháp). Những lối kể chuyện phương Tây này chắc chắn đã có trong
“sở tri” của ơng. Tuy nhiên, trong khn khổ luận văn, chúng tôi xin không đề cập sâu đến
luồng ảnh hưởng này.


23


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

Cuối thế kỷ XIX - đầu XX, trong hoàn cảnh mất nước vào tay thực dân
phương Tây, nhiều tấm gương xả thân vì đại nghĩa đã xuất hiện trong lịch sử và
đi vào một số ghi chép của các tác giả như Đặng Đoàn Bằng, Phan Bội Châu...
Nhằm mục đích nêu gương, cổ động tinh thần ái quốc cho quần chúng, nên hầu
hết các chuyện “nghĩa liệt” thường là những ghi chép cuộc đời thực và tập trung
vào đoạn đời nhân vật gắn mình với sự nghiệp chống Pháp; đồng thời khoảng
cách giữa người kể chuyện và nhân vật cũng xa rời “khoảng cách sử thi” mà trở
nên gần gũi hơn, nhân vật chính cũng mang nhiều nét dân chủ hơn.
1.3.2 Nhân vật trong truyện chí quái, truyền kỳ
Nhân vật của thể loại này là các nhiên thần đất Việt như: thần Tản Viên,
thần Bạch Hạc, thần Long Đỗ, thần Đồng Cổ…, hay các nhân thần như: Hai Bà
Trưng, Triệu Quang Phục, Lý Phục Man, Lê Phụng Hiểu, Cao Lỗ, Lý Thường
Kiệt… Những vị thần này thường “hiện thế’ khng phị cho nước Việt. Bên
cạnh đó, truyện truyền kỳ cịn có những nhân vật thuộc trần tục với những
chuyện sinh hoạt, hoặc có số phận con người bình thường trong sự biến động
khôn lường của xã hội. Các nhân vật này thường là người phụ nữ với những
quan hệ tình ái, và những tài tử, hiệp khách với cuộc sống giang hồ [16, tr.111].
Hầu hết các truyện nếu kể về các nhân vật lý tưởng đều dùng các biện
pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc phi thường, khác thường của loại nhân vật này.
Một đoạn giới thiệu ngắn mở đầu truyện, có dáng dấp của một đoạn “trích
ngang” hiện đại, hướng ngay sự chú ý của người đọc đến tính chất phi thường
này. Các vị thần trong Việt điện u linh (thế kỷ XIV) lúc sinh thời, trước khi hiển
linh, thường được giới thiệu là có những nét khác thường. Như Phùng Hưng sức
có thể bắt cọp, vật trâu. Em trai là Phùng Hãi cũng có thể vác đá nặng ngàn cân
hoặc chiếc thuyền ngàn hộc mà đi hơn mười dặm. Lý Ông Trọng “thân dài hai


24


Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Tản Đà

trượng ba tấc, khí chất thẳng thắn dũng mãnh, khác với người thường”. Lý
Thường Kiệt con nhà gia thế “đời đời trâm hốt”, “là người nhiều mưu lược, có
tài tướng súy, từ lúc ít tuổi đã lừng danh và phong tư tuấn nhã”. Lê Phụng Hiểu
“người cao lớn, tướng đẹp, râu tốt, có sức khỏe lạ thường”, từng nhổ cả gốc tre
để đánh trận, ăn hết nồi cơm ba mươi… Nghĩa là chất kỳ ảo có thể chi phối cả
cách khắc họa nhân vật phi thần linh.
Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo của thể
loại truyện truyền kỳ. Ngồi vai trị tạo sự lạ hoá, làm cho câu chuyện trở nên li
kì nhằm hấp dẫn người đọc, thể hiện ước mơ về lẽ cơng bằng, yếu tố kì ảo cịn
có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan
niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con người.
Ví dụ như yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương đã được
tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện
cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả
rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối được thần rùa Linh Phi cho uống
thuốc tiên sống lại, trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh
lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa
dòng, lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm
hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn
được chăm lo cho chồng con, gia đình. Đồng thời đây cũng là một kết thúc có
hậu, thể hiện được ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: người
tốt dù có bị nghi oan rồi kết cục cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện luôn
luôn chiến thắng cái ác.
1.3.3. Nhân vật trong truyện thơ Nôm


25


×