Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu ngành thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.77 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ THU LAN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢNG THỜI HẠN
BẢO QUẢN HỒ SƠ, TÀI LIỆU
NGÀNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ
Mã số: 60 32 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. Nguyễn Văn Hàm

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các tư liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu có điều gì sai sót,
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Lan

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nội cùng các thầy cơ giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Văn
phòng Tổng cục Thi hành án dân sự cùng các đồng nghiệp trong phòng, cũng
như các cán bộ, công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự. Đặc biệt, tôi xin
trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS. Nguyễn Văn Hàm
đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Trong q trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu
của bản thân tơi, cịn có sự kế thừa, tổng hợp tài liệu của các nhà nghiên cứu đi
trước; tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đề tài và trình độ của bản thân cịn
hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ
và góp ý của thầy cơ và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

iii


MỤC LỤC
Mở đầu................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 4
6. Nguồn tư liệu tham khảo ................................................................................. 7
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 8
Chƣơng 1. Hệ thống tổ chức và tài liệu hình thành trong hoạt động của các
cơ quan thi hành án dân sự ............................................................................ 10
1.1. Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự................................................... 10
1.1.1. Tổng cục Thi hành án dân sự .................................................................. 12
1.1.2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ............ 16
1.1.3. Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh .. 17
1.2. Đặc điểm, nội dung và thành phần tài liệu hình thành trong hoạt động của
các cơ quan thi hành án dân sự.......................................................................... 19
1.2.1. Đặc điểm ................................................................................................. 19
1.2.2. Nội dung, thành phần .............................................................................. 22
Chƣơng 2. Vận dụng lý luận, thực tiễn về xác định giá trị trong xây dựng
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự ............. 39
2.1. Tổng quan về Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ................................ 39
2.1.1. Khái niệm Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu .................................. 39
2.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ............ 42
2.1.3. Cơ sở và phương pháp chung xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ,
tài liệu ................................................................................................................ 44

iv


2.2. Sự cần thiết phải xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi
hành án dân sự ................................................................................................... 47
2.3. Vận dụng lý luận, thực tiễn xác định giá trị để định thời hạn bảo quản cho
tài liệu ngành thi hành án dân sự ....................................................................... 51
2.3.1. Cơ sở lý luận về xác định giá trị tài liệu ................................................. 51

2.3.1.1. Khái niệm về xác định giá trị tài liệu ................................................... 51
2.3.1.2. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị
tài liệu ................................................................................................................ 52
2.3.2. Cơ sở thực tiễn xác định giá trị tài liệu ngành thi hành án dân sự .......... 64
2.3.2.1. Quy định của pháp luật về xác định thời hạn bảo quản của tài liệu .... 64
2.3.2.2. Nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu trong thực tế của các cơ quan thi
hành án dân sự ................................................................................................... 71
2.3.3. Xác định thời hạn bảo quản cho các nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành trong
hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự .................................................. 74
Chƣơng 3. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án
dân sự................................................................................................................ 90
3.1. Phạm vi và đối tượng sử dụng.................................................................... 90
3.2. Kết cấu Bảng thời hạn bảo quản tài liệu .................................................... 90
3.3. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự.............. 92
3.4. Hướng dẫn sử dụng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành
án dân sự .......................................................................................................... 113
Kết luận .......................................................................................................... 116
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 118
Phụ lục ........................................................................................................... 123

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ là một sản phẩm của lịch sử, là nguồn tài nguyên thông tin
quá khứ vô cùng phong phú của dân tộc. Giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ đã được
thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…Trong mọi
cơ quan, tổ chức, tài liệu lưu trữ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý,
chỉ đạo, điều hành cũng như cung cấp thơng tin có giá trị pháp lý cao và chính

xác. Đối với ngành thi hành án dân sự thì hồ sơ, tài liệu sản sinh trong quá trình
giải quyết cơng việc khơng chỉ phản ánh đường lối, chính sách quản lý của Đảng
và Nhà nước trong công tác thi hành án dân sự mà cịn là nguồn thơng tin chủ yếu
để xử lý và thực hiện các nghiệp vụ thi hành án. Tuy nhiên, tại các cơ quan thi
hành án dân sự, cơng tác lưu trữ vẫn cịn nhiều tồn tại và hạn chế như kho bảo
quản tài liệu chật hẹp, chưa đảm bảo diện tích theo quy định; tài liệu chưa được
thu thập và lập hồ sơ đầy đủ; việc phân loại, sắp xếp và quản lý tài liệu lưu trữ
chưa khoa học... Đặc biệt, một trong những hạn chế nhất hiện nay của công tác
lưu trữ là việc xác định giá trị tài liệu chưa được thực hiện một cách triệt để. Cụ
thể là, tại các cơ quan thi hành án dân sự, các hồ sơ, tài liệu quản lý hành chính
được đối chiếu và định thời hạn bảo quản theo Thông tư số 09/2011/TT-BNV
ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình
thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức; còn đối với những hồ
sơ, tài liệu nghiệp vụ thi hành án thì chỉ dừng lại ở việc xác định các mức bảo
quản tạm thời, bảo quản lâu dài và bảo quản vĩnh viễn chứ chưa định được thời
hạn bảo quản theo số năm cụ thể. Cá biệt một số cơ quan thi hành án dân sự cịn
chưa thực hiện cơng tác xác định giá trị đối với tài liệu lưu trữ của cơ quan mình.
Trong cơng tác lưu trữ, xác định giá trị tài liệu là một khâu nghiệp vụ quan
trọng, nó có liên quan và quyết định đến số phận của tài liệu. Kết quả của cơng tác
này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nội dung và thành phần tài liệu của
Phông lưu trữ của các cơ quan. Việc không xác định rõ thời hạn bảo quản dẫn đến

6


nhiều hồ sơ, tài liệu bảo quản không đúng theo giá trị thực của chúng; tài liệu hết
giá trị, đến hạn tiêu hủy nhưng vẫn còn được lưu trữ, gây lãng phí trong việc bố trí
kho tàng, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí bảo quản.
Thực tế này đặt ra yêu cầu cho Tổng cục Thi hành án dân sự - cơ quan quản
lý nhà nước về thi hành án dân sự, trực thuộc Bộ Tư pháp là phải xây dựng Bảng

thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu áp dụng trong toàn ngành để thống nhất thực hiện
nghiệp vụ xác định giá trị tài liệu, đồng thời tiêu chuẩn hóa thời hạn bảo quản cho
các loại tài liệu chuyên ngành. Bảng thời hạn bảo quản tài liệu cũng giúp cán bộ
lưu trữ tránh được cách nhìn phiến diện, chủ quan trong khi xác định giá trị, đồng
thời tạo cơ sở để lựa chọn những tài liệu có giá trị đưa vào bảo quản trong kho,
loại bỏ những tài liệu khơng cịn giá trị. Nó khơng chỉ là phương tiện để tiến hành
xác định giá trị tài liệu trong kho lưu trữ cơ quan chủ quản mà cịn có ý nghĩa chỉ
đạo và hướng dẫn cho các cơ quan trong toàn ngành về vấn đề này.
Việc xây dựng Bảng thời hạn bảo quản của ngành cũng là một vấn đề được
các cấp Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm và là một nội dung quan trọng trong Đề
án “Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ trong hệ thống cơ quan thi hành án dân
sự” của Tổng cục Thi hành án dân sự đã được Bộ trưởng Tư pháp phê duyệt theo
Quyết định số 3542/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 và bắt đầu triển khai thực hiện từ
năm 2015.
Nhận thấy sự cấp thiết này, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Nghiên cứu
xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự”
làm đề tài luận văn Thạc sỹ ngành Lưu trữ học. Trên cơ sở phân tích lý luận và
qua việc khảo sát, tìm hiểu thực tế, chúng tôi hy vọng sẽ xây dựng Bảng thời hạn
bảo quản hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh để phục vụ việc nghiên cứu áp dụng trong thực
tế, giúp nâng cao chất lượng và khắc phục những hạn chế trong cơng tác xác định
giác trị nói riêng và cơng tác lưu trữ nói chung của tồn ngành thi hành án dân sự.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

7


Về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về thời hạn bảo quản
của các loại tài liệu hình thành trong hoạt động của ngành thi hành án dân sự, bao
gồm cả tài liệu hành chính và tài liệu chuyên môn nghiệp vụ.
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu và định thời

hạn bảo quản cho loại hình tài liệu giấy, đề tài khơng đề cập đến các loại hình tài
liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử, tài liệu khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, đề tài chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu xác định thời hạn bảo quản của khối tài liệu chuyên
ngành thi hành án dân sự, còn thời hạn bảo quản của các tài liệu quản lý hành
chính được đưa ra chủ yếu dựa trên những quy định đã có của Nhà nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục tiêu xây dựng Bảng thời hạn
bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự làm tài liệu tham khảo, ứng dụng
trong thực tế công tác của ngành.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ
cơ bản cần thực hiện như sau:
- Tìm hiểu và khái quát những lý luận chung về xác định giá trị tài liệu và
vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản;
- Khảo sát thực tế tại một số cơ quan thi hành án dân sự từ Tổng cục Thi
hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự
huyện; nghiên cứu nội dung, thành phần tài liệu hình thành chủ yếu trong hoạt
động của cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương qua các báo
cáo về tình hình cơng tác lưu trữ;
- Vận dụng lý luận và thực tiễn để nghiên cứu và xác định giá trị, định thời
hạn bảo quản cụ thể cho các nhóm tài liệu hình thành trong hoạt động của hệ
thống các cơ quan thi hành án dân sự;

8


- Hệ thống hóa và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi
hành án dân sự.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu không phải là vấn đề

mới, trong cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” xuất bản năm
1958 tại Liên Xô, các tác giả đã đưa ra và phân tích khái niệm về cơng tác đánh
giá tài liệu văn kiện, bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện và phương pháp
công tác đánh giá tài liệu văn kiện. Đây là những nội dung mang tính chất lý luận
được khái quát lên qua thực tiễn công tác đánh giá, xác định giá trị tài liệu ở Liên
Xô trước đây, có thể nói, đó là cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển các vấn đề
lý luận về xây dựng bảng thời hạn bảo quản sau này ở nhiều nước trên thế giới.
Cuốn “Những văn bản pháp quy về lưu trữ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa từ 1980-1992” xuất bản năm 1992 cũng có những quy định cụ thể về vấn đề
xác định thời hạn bảo quản của tài liệu như phần Quy định của Cục Lưu trữ nhà
nước Trung Hoa về thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ cơ quan, trong đó trình bày
chi tiết các nguyên tắc xác định thời hạn bảo quản tài liệu, đồng thời đưa ra các
Bảng thời hạn bảo quản cho nhiều loại tài liệu khác nhau (tài liệu hành chính, tài
liệu kế tốn, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu chuyên ngành...).
Ở nước ta, việc nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản được đề cập
tương đối nhiều ở các mức độ và hình thức nghiên cứu khác nhau. Trước hết phải
kể đến các giáo trình giảng dạy như giáo trình “Lý luận và thực tiễn cơng tác lưu
trữ” năm 1990 của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình
Quyền, Nguyễn Văn Thâm; trong đó các tác giả đã trình bày rất cụ thể khái niệm
“Bảng kê”, các loại bảng kê dùng trong xác định giá trị và các bước cụ thể cần
tiến hành khi xây dựng một bảng kê. Đây là một trong những nội dung lý luận cơ
bản để chúng tôi nghiên cứu, vận dụng trong việc xác định giá trị và xây dựng
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu ngành thi hành án dân sự. Cuốn sách
“Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan” của tác giả Dương

9


Văn Khảm do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1998 cũng đưa ra
các khái niệm về thời hạn bảo quản, bảng thời hạn bảo quản và đề cập đến các

nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu, song chủ yếu tác giả tập trung vào
mơ tả quy trình xử lý và vận dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn xác định giá trị
nhằm lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan chứ không đi vào giải quyết về
vấn đề định thời hạn bảo quản cho các loại hồ sơ, tài liệu.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học tập
trung vào vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản như đề tài “Xác định giá trị tài
liệu và xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu tại Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” do Nguyễn Trọng Thư chủ nhiệm (1996);“Nghiên cứu
xác định thời hạn bảo quản hồ sơ nhân sự” do Lã Thị Hồng chủ nhiệm
(2005);“Nghiên cứu, xây dựng Bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu phổ biến hình
thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” do Nguyễn Lệ Nhung chủ nhiệm
(2008). Ngoài ra, các luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp ngành Lưu trữ học
cũng đề cập đến vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu như đề tài
luận văn “Cơ sở khoa học để định thời hạn bảo quản văn bản quản lý nhà nước ở
cấp huyện” năm 1998 của tác giả Nguyễn Nghĩa Văn, “Nghiên cứu xây dựng Bảng
thời hạn bảo quản mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh ủy và các ban
tham mưu, giúp việc tỉnh ủy” năm 2003 của tác giả Nguyễn Hồng Phượng,
“Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của các cơng trình xây
dựng cơ bản (cơng trình xây dựng dân dụng)” năm 2013 của tác giả Dương Thị
Thanh Huyền, khóa luận tốt nghiệp đề tài “Tìm hiểu các Bảng thời hạn bảo quản
tài liệu ở các cơ quan Lưu trữ cấp Bộ và cơ quan Trung ương” năm 2002 của tác
giả Nguyễn Thị Dịu… Các đề tài này đã có những đóng góp nhất định trong việc
nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, đưa ra

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thị Lan Anh: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản

mẫu tài liệu phông Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Luận
văn thạc sỹ ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà
Nội, 2006
2.
Nguyễn Thiên Ân (chủ nhiệm): Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn
bảo quản tài liệu chủ yếu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước cấp
huyện, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà
Nội, 2013
3.
G.A. Bêlốp, A.N Lơghinơva, K.G.Michiắp, N.R.Prôkôpenkô: Lý luận
và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành,
1969
4.
Báo cáo số 05/BC-VP ngày 03/01/2014 của Văn phòng Tổng cục Thi
hành án dân sự về tình hình thực hiện cơng tác lưu trữ trong tồn ngành
5.
Báo cáo số 68/BC-THA ngày 07/01/2010 của Tổng cục Thi hành án
dân sự về Quá trình xây dựng và trưởng thành hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
6.

Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011, www.chinhphu.vn

7.
Công văn số 25/NV ngày 10/9/1975 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng Ban
hành Bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện mẫu, www.archives.gov.vn
8.
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Ban Quản lý dự án ADB): Tài liệu
khóa học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ quản lý công tác văn thư, lưu trữ theo tiêu
chuẩn quốc tế, Hà Nội, 2006
9.

Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn
Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1990
10.
Nguyễn Thị Dịu: Tìm hiểu các Bảng thời hạn bảo quản tài liệu ở các
cơ quan Lưu trữ cấp Bộ và cơ quan Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp ngành Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà
Nội, 2002

11


11.
Võ Văn Đàng, Nguyễn Đức Nhật (dịch): Những văn bản pháp quy về
lưu trữ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh, 1992
12.
Trần Đạo, Thái Hà: Vai trò của Bảng thời hạn bảo quản trong hệ thống
công cụ xác định giá trị tài liệu, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 01/1992
13.
Nguyễn Cảnh Đương: Bàn về phân nhóm các tiêu chuẩn xác định giá
trị tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 04/2014
14.
Nguyễn Cảnh Đương, Hồng Văn Thanh: Tìm hiểu các tiêu chuẩn xác
định giá trị tài liệu lưu trữ, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11/2013
15.
Nguyễn Liên Hương: Xác định giá trị tài liệu – nhiệm vụ khó khăn nhất
trong cơng tác lưu trữ hiện nay, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 10/2011
16.
Dương Văn Khảm: Bảng thời hạn bảo quản và việc lựa chọn các
nguồn sử liệu, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 02/2005

17.
Dương Văn Khảm: Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt
Nam, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2011
18.
Dương Văn Khảm: Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ
quan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
19.
Dương Văn Khảm: Những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý xác định giá
trị tài liệu, Hội nghị khoa học về xác định giá trị tài liệu, Hà Nội, 1994
20.
Dương Thị Thanh Huyền: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo
quản tài liệu của các cơng trình xây dựng cơ bản (cơng trình xây dựng dân dụng),
Luận văn thạc sỹ ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Hà Nội, 2013
21.
Hà Huề: Ý nghĩa quan trọng của Bảng thời hạn bảo quản tài liệu
chuyên ngành, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4/1993
22.
Trần Thị Loan: Xác định giá trị tài liệu hình thành trong hoạt động của
các trường trung học chuyên nghiệp, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lưu trữ học và tư
liệu học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2004
23.
Nguyễn Hồng Long (chủ nhiệm): Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định
giá trị tài liệu và xây dựng danh mục thời hạn lưu trữ tài liệu của Kiểm toán Nhà
12


nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở - Hội đồng khoa học Kiểm toán Nhà
nước, Hà Nội, 2006
24.


Luật Kế toán năm 2003, www.chinhphu.vn

25.

Luật Lưu trữ năm 2011, www.chinhphu.vn

26.
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014),
NXB Tư pháp, Hà Nội, 2015
27.
Thanh Mai: Bàn về vấn đề xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu
phổ biến hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, Tạp chí Văn thư
Lưu trữ Việt Nam, số 05/2011
28.
Thanh Mai: Những nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu ở nước ta
nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 08/2012
29.
Thanh Mai: Bàn về thời hạn và nơi bảo quản hồ sơ nhân sự trong các
cơ quan, tổ chức, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 07/2014
30.
Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ
31.
Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/09/2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ
quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công
tác thi hành án dân sự
32.
Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2014 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong
lĩnh vực kế tốn nhà nước
33.
Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 03/10/2014 của Chính phủ về việc bãi
bỏ một số điều của Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/09/2009 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về
cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm
công tác thi hành án dân sự

13


34.
Nguyễn Lệ Nhung: Xác định giá trị sử liệu tài liệu Phông lưu trữ Đảng
Cộng sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Hà Nội, 2000
35.
Nguyễn Lệ Nhung: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản hồ
sơ, tài liệu các cơ quan quản lý nhà nước, Trung tâm Khoa học và công nghệ văn
thư lưu trữ - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội, 2006
36.
Hoàng Tùng Phong: Xây dựng danh mục và xác định thời hạn bảo
quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến ở Sở Nội vụ, Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Lưu trữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2011
37.
Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Chinh: Giáo trình nghiệp vụ lưu trữ cơ
bản, NXB Hà Nội, 2006
38.
Nguyễn Hồng Phượng: Nghiên cứu xây dựng Bảng thời hạn bảo quản
mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh ủy và các ban tham mưu, giúp

việc tỉnh ủy, Luận văn thạc sỹ khoa học Lưu trữ học và tư liệu học, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2003
39.
Vương Đình Quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xác định giá
trị tài liệu quản lý của các cơ quan Nhà nước địa phương, Hội nghị khoa học về
xác định giá trị tài liệu, Hà Nội, 1994
40.
Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi
hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp
41.
Quyết định số 3542/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ trong hệ thống cơ quan
thi hành án dân sự”
42.
Quyết định số 1904/QĐ-BTP ngày 22/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Bộ Tư pháp
43.
Quyết định số 520/QĐ-THA ngày 26/3/2009 của Cục trưởng Cục Thi
hành án dân sự về việc ban hành Danh mục hồ sơ mẫu và lập hồ sơ công việc của
Cục Thi hành án dân sự

14


44.
Quyết định số 64/2009/QĐ-TANDTC ngày 14/12/2009 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
Phơng lưu trữ Tịa án nhân dân tối cao
45.

Nguyễn Văn Thâm: Một số vấn đề về văn bản quản lý nhà nước, lưu
trữ - lịch sử và quản lý hành chính (Tuyển chọn các bài viết), NXB Chính trị - hành
chính, Hà Nội, 2011
46.
Tạp chí dân chủ và pháp luật: Cơng tác thi hành án dân sự trong tiến
trình cải cách tư pháp (Số chuyên đề), NXB Tư pháp, Hà Nội, 2013
47.
Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ Quy
định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức
48.
Thông tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự
49.
Thông tư số 13/2011/TT-BNV ngày 24/10/2011 của Bộ Nội vụ Quy định
thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
50.
Hoàng Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Nhân: Một số ý kiến về việc xác định giá
trị tài liệu của các Đảng đoàn, Ban cán sự, Đảng ủy các cơ quan nhà nước và Đoàn
thể Trung ương, Hội nghị khoa học về xác định giá trị tài liệu – Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội, 1994
51.
Nguyễn Nghĩa Văn: Cơ sở khoa học để định thời hạn bảo quản văn
bản quản lý nhà nước ở cấp huyện, Luận văn thạc sỹ khoa học Lưu trữ học và tư
liệu học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 1998

15




×