Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Những chuyển biến trong chính sách của mỹ đối với myanmar từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

LƯỜNG LÂM QUỲNH

NHỮNG CHUYỂN BIẾN
TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI MYANMAR
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã Số: 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Huy

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng
được công bố. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lường Lâm Quỳnh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ luận văn ........................................................................3
4. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................4
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................7
6. Nguồn tài liệu ..................................................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn .........................................8
8. Bố cục của luận văn .........................................................................................8
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA
MỸ ĐỐI VỚI MYANMAR ...............................................................................9
1.1. Những chuyển biến trong chính sách tồn cầu của Mỹ từ sau Chiến
tranh Lạnh đến nay ...........................................................................................9
1.1.1. Chính sách tồn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc..............9
1.1.2. Những thay đổi trong chính sách tồn cầu của Mỹ từ sau sự kiện 11/9 ...... 17
1.2. Sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đang dần làm thay
đổi cán cân lực lượng toàn cầu........................................................................ 21
1.3. ASEAN gia tăng liên kết khu vực và thúc đẩy vai trò trung tâm
trong hợp tác khu vực ..................................................................................... 26
1.4. Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 30
Chương 2: THỰC TIỄN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
CỦA MỸ ĐỐI VỚI MYANMAR TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
ĐẾN NĂM 2013 ............................................................................................... 31
2.1. Mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với Myanmar .............................. 31
2.1.1. Nguyên nhân Mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với với
Myanmar ....................................................................................................... 31
2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar
thời kỳ cấm vận ............................................................................................. 36
2.1.2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 36
2.1.2.2. Nguyên tắc thực hiện .................................................................... 37



2.1.3. Thực tiễn và kết quả của việc Mỹ triển khai chính sách sách cấm
vận đối với Myanmar ................................................................................... 39
2.2. Chính sách “tiếp cận thực dụng” của Mỹ đối với Myanmar từ sau
khi nước này tiến hành cải cách dân chủ ....................................................... 43
2.2.1. Nguyên nhân Mỹ tiến hành chính sách “tiếp cận thực dụng” đối với
Myanmar ....................................................................................................... 44
2.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar
thời kỳ chính quyền Naypyidaw tiến hành cải cách dân chủ .......................... 55
2.2.2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 55
2.2.2.2. Nguyên tắc thực hiện .................................................................... 57
2.2.3. Thực tiễn và kết quả của việc Mỹ triển khai chính sách “tiếp cận
thực dụng” và phản ứng của Myanmar ........................................................ 59
2.3. Đặc điểm chính sách của Mỹ đối với Myanmar ...................................... 72
2.3.1. Giai đoạn Mỹ thực hiện chính sách cấm vận........................................ 72
2.3.2. Giai đoạn Mỹ triển khai chính sách “tiếp cận thực dụng” ................... 74
2.4. Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 76
Chương 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TRÊN
ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ VÀ XU THẾ TRONG QUAN HỆ MỸ MYANMAR ................................................................................................................. 77
3.1. Những tác động của tiến trình trên đối với các chủ thể .......................... 77
3.1.1. Đối với Mỹ và Myanmar ...................................................................... 77
3.1.1.1. Đối với Myanmar ......................................................................... 77
3.1.1.2. Những tác động đối với Mỹ .......................................................... 84
3.1.2. Đối với những chủ thể khác ................................................................. 94
3.1.2.1. Tác động đối với Trung Quốc ....................................................... 94
3.1.2.2. Đối với ASEAN ............................................................................. 99
3.1.2.3. Đối với các nhân tố khác ............................................................ 104
3.2. Xu thế trong quan hệ Mỹ - Myanmar.................................................... 110
3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 111

KẾT LUẬN .................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 116
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 129


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AC

:

Cộng đồng ASEAN
ASEAN Community

ADB

:

Ngân hàng Phát triển Châu Á
The Asian Development Bank

ARF

:

Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum

ASEAN

:


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast Asian Nations

EU

:

Liên minh Châu Âu
European Union

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product

HDI

:

Chỉ số phát triển con người

Human Development Index

IMF

:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế
International Monetary

NLD

:

Liên đồn quốc gia vì dân chủ
National League for Democracy

NGO

:

Tổ chức phi Chính phủ
Non – Governmental Organization

USD

:

Đơ la Mỹ
United states dollar


USDP

:

Đảng Đoàn kết và phát triển Liên bang
The Union Solidarity and Development Party

SPDC

:

Hội đồng Hịa bình và Phát triển liên bang
The Sate Peace and Development Coucil

WHO

:

Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization


WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới
World Trade Organization

WB


:

Ngân hàng Thế giới
World Bank

TTXVN

:

Thông tấn xã Việt Nam

TLTKĐB

:

Tài liệu tham khảo đặc biệt

TTKTG

:

Tin tham khảo Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế
giới về kinh tế cũng như tiềm lực quân sự. Để khẳng định vị thế cũng như sức
mạnh về kinh tế và quân sự tiềm tàng của mình, Mỹ đã tiến hành nhiều hoạt động

như can thiệp quân sự vào các quốc gia khác, chính điều này đã làm giảm uy tín
của Mỹ trên trường quốc tế. Đến những năm đầu của thế kỉ XXI, Mỹ lợi dụng vị
thế của người bị hại và dốc toàn lực vào cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố”,
điều này đã tạo nên một “khoảng trống quyền lực” ở khu vực Đông Nam Á. Tận
dụng thời cơ chưa từng có trong lịch sử, Trung Quốc đã tích cực gia tăng ảnh
hưởng tới khu vực này với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành “sân sau” của
mình. Trong đó, Myanmar là một điển hình cho sự gia tăng ảnh hưởng kiểm sốt
khu vực của Trung Quốc.
Trong khi đó, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Myanmar dưới quyền
lãnh đạo của Chính phủ Quân sự, quốc gia này bị Mỹ và phương Tây thực hiện
các biện pháp cấm vận. Điều này đã tác động khơng nhỏ tới tình hình đối nội và
đối ngoại của Myanmar. Quốc gia này dường như có rất ít quan hệ với bên ngoài,
Trung Quốc trở thành đối tác chính, chủ yếu và quan trọng nhất của Myanmar
trong thời gian này.
Bên cạnh đó, với tư cách là một quốc gia có vị trí địa – chiến lược quan
trọng ở khu vực, Myanmar nằm kẹp giữa hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn
Độ. Vị trí địa – chiến lược của Myanmar càng được nâng cao khi Trung Quốc gia
tăng mở rộng phạm vi không gian ảnh hưởng, Ấn Độ thực hiện chính sách
“hướng Đơng” và chính sách “xoay trục sang châu Á” của Mỹ. Và, nhất là khi
Myanmar tuyên bố thực hiện cải cách dân chủ từ đầu năm 2011 đã khiến cho Mỹ
theo đó là các nước thuộc thế giới phương Tây điều chỉnh chính sách của mình
đối với Naypyidaw, dỡ bỏ dần các biện pháp cấm vận và gia tăng tiếp xúc. Từ
đó, Myanmar đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược “tái cân
bằng” của Mỹ ở Đơng Nam Á. Chính vì vậy, quốc gia “chùa vàng” này trở
thành một trong những địa bàn quan trọng trong cạnh tranh chiến lược giữa
Washington và Bắc Kinh.
Đồng thời, sự thay đổi chiến lược và cách tiếp cận của Mỹ đối với
1



Myanmar một cách nhanh chóng nhằm phù hợp với những biến đổi trong tình
hình thực tế của Myanmar khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm
trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối
với Myanmar đã có tác động rất nhiều khơng chỉ đối với bản thân Myanmar mà
cịn đối với khu vực, nhất là với ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều chủ thể
khác, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một nước nằm trong tiểu vùng sông Mê Công, cũng là một
thành viên của tổ chức ASEAN, có quan hệ chặt chẽ với Myanmar, việc nghiên
cứu tìm hiểu về Myanmar là rất cần thiết, đặc biệt là tìm hiểu về những chuyển
biến trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
Để từ đó ta rút ra được kinh nghiệm trong việc ứng xử đối với các nước trong khu
vực, các nước lớn, và đặc biệt là rút kinh nghiệm trong ứng xử đối với chiến lược
“xoay trục” của Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chiến lược của Mỹ tới từng
quốc gia cụ thể ở Đơng Nam Á nói chung và nhất là với Myanmar và những tác
động nói riêng cịn tương đối khiên tốn, nhất là những nghiên cứu mang tính hệ
thống về sự chuyển biến chính sách này và những tác động của nó tới cục diện địa
– chính trị khu vực.
Xuất phát từ giá trị thực tiễn và giá trị khoa học nêu trên chúng tôi quyết
định chọn vấn đề “Những chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar
từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2013” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Về mặt tổng quan, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chuyển biến
trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến năm 2013.
- Cụ thể luận văn tập trung vào những yếu tố sau:
+ Những yếu tố chính tác động đến những chuyển biến các chính sách của
Mỹ đối với Myanmar;
+ Những nội dung cụ thể trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar qua
các giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay;
+ Những tác động được tạo ra từ những chính sách của Mỹ đối với

Myanmar trong các giai đoạn.
2


2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những biến chuyển
trong những chính sách mà Mỹ thực hiện ở Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh
đến năm 2013, những biểu hiện cụ thể và những tác động của những chính sách
ấy mang lại cho cả Mỹ và Myanmar.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Luận văn cũng tập trung đi sâu nghiên cứu, sau cuộc biểu tình đảo chính
năm 1988 và chính phủ qn sự lên nắm quyền, không công nhận kết quả bầu cử
năm 1990 thì chính quyền Mỹ đã ra lệnh cấm vận tất cả các công ty của Mỹ
không được nhập hay xuất bất cứ mặt hàng nào sang Myanmar và ngược lại. Tuy
nhiên trong những năm gần đây đặc biệt là khi Myanmar bắt đầu thực hiện cải
cách từ năm 2011 thì Mỹ lại nới lỏng và thay đổi trong chính sách với Myanmar,
điều này đem lại những lợi ích chiến lược đối với cả Mỹ và Myanmar, qua đó
thấy được những tác động đối với Mỹ, Myanmar và các nước khác trong khu vực
đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ luận văn
3.1 Mục tiêu
- Đánh giá lợi ích chiến lược của Mỹ và Myanmar khi Mỹ thay đổi những
chính sách của mình đối với Myanmar.
- Đi sâu, làm rõ và phân tích những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối
với Myanmar từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2013, đặc biệt là sự thay đổi có
tính chất bước ngoặt sau khi Myanmar tiến hành cải cách dân chủ năm 2011.
- Luận văn đi sâu đánh giá tác động của sự thay đổi chính sách ấy đối với
Myanmar, Mỹ và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, v.v.
- Luận văn cung cấp tư liệu có tính hệ thống đối với cơng tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu về quan hệ quốc tế - khu vực.

3.2 Nhiệm vụ
- Luận văn đi sâu phân tích những yếu tố quốc tế, khu vực cũng như hai
nước Mỹ và Myanmar có ảnh hưởng đến việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với
Myanmar, nhất là đi sâu tìm hiểu về những lợi ích chiến lược mà cả hai nước là
Mỹ và Myanmar có được như thế nào, đặc biệt là lợi ích chiến lược của Mỹ khi
Mỹ quyết định thay đổi chính sách đối với Myanmar.
3


- Luận văn đi sâu nghiên cứu chính sách tồn cầu hóa và khu vực hóa của
Mỹ, sau chiến tranh lạnh Mỹ khơng cịn là một siêu cường trên thế giới nữa. Mỹ
đã bị “sa lầy” trong Chiến tranh vùng vịnh, cuộc chiến chống khủng bố ở Trung
Đông, châu Phi, nên những khu vực vốn trước đây thuộc ảnh hưởng truyền thống
của Mỹ có “nguy cơ bị mất đi” bởi một “đối thủ” là Trung Quốc, khu vực Đông
Nam Á cũng khơng phải là trường hợp ngoại lệ, vì vậy Mỹ đã thay đổi những
chính sách của mình đối với Myanmar, qua đây chứng tỏ Myanmar có vị trí rất
lớn trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.
- Tiếp đến, luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá về những chính sách mà
Mỹ đã thực hiện ở Myanmar từ sau chiến tranh lạnh đến 2013 trên các lĩnh vực
cụ thể: ngoại giao – quân sự, an ninh – quốc phòng, kinh tế thương mại và đầu
tư, và các lĩnh vực khác… Qua đó thấy được tác động của sự chuyển biến đó đối
với Myanmar, Mỹ và các nước trong khu vực.
4. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Myanmar đã giành được sự quan tâm của các học giả trong
và ngoài nước.
Những nghiên cứu trong nước:
Trong những năm gần đây, vấn đề Myanmar được rất nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu, có thể kể đến một số cơng trình của những nhà khoa học thuộc
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. Chẳng hạn
như, Nguyễn Duy Dũng, Đánh giá nhanh tình hình Myanmar năm 2012 – Nhiệm

vụ cấp Bộ năm 2012, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Nguyễn Hồng Quang,
Myanmar với việc thực hiện hóa Cộng đồng ASEAN: Quan điểm, chính sách,
thuận lợi khó khăn – Nhiệm vụ cấp Bộ 2012, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Những cơng trình trên đã đưa ra những đánh giá nhanh về tình hình Myanmar
trong những năm gần đây, tuy nhiên những cơng trình này lại chưa đưa ra được
những đánh giá sâu sắc về tình hình Myanmar cũng như chính sách đối ngoại của
Myanmar, chính sách đối ngoại của các nước lớn đối với Myanmar.
Bên cạnh đó, các học giả Việt Nam cũng liên tục có những nghiên cứu
mới cập nhật liên quan đến Myanmar trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả như:
Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Myanmar, NXb Khoa học Xã hội, trong cuốn
sách này tác giả đã cho độc giả biết được tình hình Myanmar kể từ khi lập quốc
4


đến những năm 2005, tuy nhiên để nghiên cứu một cách hệ thống thì dường như
cuốn sách chưa làm được.
Tác giả Chu Công Phùng (2011), Myanmar: Lịch sử và hiện tại, Nxb
Chính trị Quốc gia, cuốn sách này là tài liệu quý cho những ai muốn nghiên cứu
về lịch sử Myanmar, tuy nhiên cuốn sách này lại chưa làm rõ được sự thay đổi
trong chính sách của các nước lớn đối với Myanmar, mà chỉ mang tính chất viết
lại lịch sử của Myanmar theo từng giai đoạn cụ thể mà thôi.
Tác giả Nguyễn Duy Dũng (cb) (2013), Myanmar cuộc cải cách vẫn đang
tiếp diễn, Nxb Từ điển Bách khoa, đây là cuốn sách chuyên khảo được các
nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á dày công nghiên cứu, cuốn
sách đã trình bày khái quát về tình hình Myanmar từ thời lập quốc đến những
năm gần đây khi cuộc cải cách diễn ra. Tuy nhiên, cuốn sách lại chưa nói được
những chính sách mà Mỹ thực hiện ở Myanmar, cũng như những tác động của
việc thực thi những chính sách ấy đối với bản thân Mỹ, bản thân Myanmar và các
nhân tố khác, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc.
Trần Khánh (2012), Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn

Độ ở Myanmar: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4
(91), bài nghiên cứu này viết rất rõ về sự cạnh tranh về chiến lược của các nước
lớn tại Myanmar. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đề cập và làm rõ về
những thay đổi chính sách của Mỹ ở Myanmar và những tác động của nó.
Phạm Quang Minh (2013), Cải cách của chính quyền Mi-an-ma và tác
động đối với quan hệ đối ngoại, Tạp chí Quan hệ Quốc phịng, số 21, q I; Mẫn
Huyền Sâm (2013), Cải cách dân chủ ở Myanmar: Nguyên nhân và tác động,
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 (154); Văn Trung Hiếu (2013), Cải cách và mở
cửa ở Myanmar, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (158); Dương Văn Huy (2013),
Một số vấn đề của Trung Quốc đối với Myanmar trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí
Nhân vật và Sự kiện – Bộ Công an, số 233, tháng 5/2013; Dương Văn Huy (2013),
Cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ tại Myanmar, Tạp chí Khoa học và Chiến lược
– Bộ Công An, số 5, tháng 5/2013; Đoan Hùng (2013), Về tình hình kinh tế My-anma sau 2 năm cải cách, Tạp chí Kiến thức Quốc phịng Hiện đại, số 3; Ngọc Anh
(2013), Quan hệ giữa Mỹ và My-an-ma trong thời gian gần đây, Tạp chí Kiến thức
Quốc phịng Hiện đại, số 5; v.v. Những nghiên cứu về Myanmar của các học giả
5


trên đã một phần làm sáng tỏ cho người đọc về tình hình Myanmar trong thời gian
gần đây, cũng như là về quan hệ đối ngoại của quốc gia Đông Nam Á này sau khi
Myanmar tiến hành cải cách dân chủ. Tuy nhiên, lại chưa làm sáng tỏ về mối quan
hệ Mỹ - Myanmar và những thay đổi trong mối quan hệ ấy trước và sau khi
Myanmar tiến hành cải cách.
Những nghiên cứu nước ngoài: Những nghiên cứu ở nước ngồi có thể
kể đến những cơng trình như: Lý Thần Dương (2011), Vì sao chính phủ
Myanmar gác lại dự án thủy điện Myhitsone, Tri thức Thế giới, số 21; Lý Thần
Dương, (2011), Những chuyển biến và bất biến của chính phủ mới Myanmar,
Tri thức Thế giới, số 9; C.S.Kuppuswamy (2012), Myanmar: Byelection and
the National League for Democracy, South Asia Analysis Group. Paper 4860,
December; Billy Tea, China and Myanmar: Strategic Interests, Strategies and

the Road Ahead, Institute of Peace and Conflict Studies, New Dalhi India.
September 2010; Eric Han (2012), US Foreign Policy and Myanmar: A
(mis)tarageted Sanction Approach Towards Improving Human rights and
Democracy, August. Những cơng trình này đã phần nào phản ánh được tình
hình Myanmar cũng như tình hình đối ngoại của quốc gia này trong những năm
gần đây, đặc biệt là chính sách của Mỹ và Trung Quốc đối với Myanmar. Tuy
nhiên, những cơng trình này lại chưa nói được sự thay đổi có tính chất bước
ngoặt sau khi chính phủ Myanmar tiến hành cải cách theo hướng dân chủ hóa.
Về chính sách của Mỹ ở Myanmar có thể kể đến Michael F. Martin
(2010), U.S. Sacntion on Burma, (CRS) Report for Congress, Congressional
Research Service, July 16, 2010; Michael F. Martin (2013), U.S. Policy Towards
Burma: Issues for the 113th Congress, (CRS) Report for Congress Congressional
Research Service, March 12, 2013; Andrew Selth (2012), United Sates Relations
With Burma: From Hostility to Hope, Griffith University – Griffith Asia Institute
(GAI), No 36, 2012. Những nghiên cứu trên có thể nói là những nghiên cứu căn
bản và chuyên sâu nhất về chính sách của Mỹ đối với Myanmar, tuy nhiên
những nghiên cứu này lại chưa làm nổi bật về chính sách của Mỹ đối với
Myanmar trước và sau cải cách dân chủ, mà chỉ trình bày chung chung về chính
sách của Mỹ đối với Myanmar, và cũng chưa làm nổi bật được tính chất, cũng
như đặc điểm trong chính sách của Mỹ đối với Myanmar, cũng như tác động của
những chính sách ấy đối với các chủ thể khác trong khu vực.
6


Có thể nói, hiện nay thế giới khơng chỉ quan tâm đến Myanmar và quan
tâm đến mối quan hệ Mỹ - Myanmar, bởi nước này đang được coi là điểm sáng
trong tiến trình cải cách kinh tế và chính trị. Sau khi Myanmar tiến hành cải cách
dân chủ, thực hiện chính sách ngoại giao hướng Tây thì Mỹ cũng đã thay đổi
cách tiếp cận đối cũng như thay đổi chính sách đối với quốc gia này. Về vấn đề
này, giới học giả trong và ngồi nước cũng đã có những sự quan tâm nghiên cứu

và cũng đã có những thành tích nhất định, song hiện đối với những nghiên cứu về
sự thay đổi trong chính sách của Mỹ ở Myanmar và những tác động của sự thay
đổi ấy với bản thân Mỹ, bản thân Myanmar và các chủ thể khác vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải làm rõ hơn nữa.
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận
Trên cơ sở nòng cốt là phương pháp lịch sử để tiếp cận vấn đề cần nghiên
cứu, thì các phương pháp liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội cũng được
vận dung một cách linh hoạt trong luận văn nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý và hệ thống tư liệu.
- Phương pháp trao đổi phỏng vấn các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu
để có cái nhìn đa chiều, thực chất về vấn đề nghiên cứu.
- Hình thành khung phân tích.
6. Nguồn tài liệu
Để hồn thành luận văn, tác giả luận văn đã sử dụng các nguồn tài liệu
sau:
- Tư liệu gốc: Các văn bản, các bài phát biểu của quan chức cấp cao hai
nước Mỹ và Myanmar trong phạm vi giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài.
- Tư liệu nghiên cứu: Các sách đã xuất bản, các bài tạp chí nghiên cứu có
liên quan đền vấn đề.
- Tư liệu khác: Các website, các bản tin của các hãng thơng tấn báo chí
trong và ngồi nước đặc biệt là bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.

7


7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn
7.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu tương đối mới ở Việt Nam, những nghiên cứu

này khơng chỉ làm rõ thêm về chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á
trong từng quốc gia cụ thể. Đồng thời, cũng góp phần lý giải được nhiều vấn đề
quan trọng liên quan đến Myanmar, một quốc gia vốn được coi là đóng kín nhất
thế giới, nay tiến hành cải cách dân chủ mở cửa kinh tế, trở thành điểm sáng của
thế giới. Bên cạnh đó, luận giải được những thay đổi chính sách của Mỹ đối với
Myanmar sẽ góp phần gia tăng nhận thức về cạnh tranh chiến lược các nước lớn
khu vực, nhất là cặp quan hệ Mỹ - Trung. Mặt khác cũng sẽ góp phần minh
chứng thêm cho rất nhiều vấn đề liên quan đến lý thuyết lịch sử quan hệ quốc tế.
7.2. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn hoàn thành hy vọng sẽ khắc họa một bức tranh toàn diện về
quan hệ Mỹ - Myanmar và cung cấp tư liệu có tính hệ thống nhằm phục vụ cho
cơng tác giảng dạy học tập và nghiên cứu về quan hệ quốc tế - khu vực.
- Luận văn hoàn thành góp phần cung cấp một số cơ sở khoa học cho các
nhà hoạch định chính sách trong việc ứng xử với các nước lớn, đặc biệt là nhìn
nhận về chính sách khu vực của Mỹ đối với các quốc gia nhỏ cụ thể, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong ứng xử với các nước lớn.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài còn được chia
làm ba phần tương đương với nội dung của ba chương sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với
Myanmar
Chương 2: Thực tiễn và kết quả triển khai chính sách của Mỹ đối với
Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2013
Chương 3: Đánh giá những tác động của tiến trình trên đối với hai nước
và các chủ thể, xu hướng trong quan hệ Mỹ - Myanmar

8


Chương 1:

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
CỦA MỸ ĐỐI VỚI MYANMAR
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện thế giới và khu vực có những
chuyển biến mới, sự chuyển biến này được nhìn nhận trên nhiều phương diện
khác nhau, đặc biệt là chính sách tồn cầu của các nước lớn sau Chiến tranh Lạnh
trong đó có Mỹ, cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang dần
làm thay đổi cán cân lực lượng tồn cầu. Trong khi đó tại khu vực Đơng Nam Á,
tổ chức ASEAN đang ngày càng gia tăng liên kết nội khối, mở rộng liên kết
ngoại khối và giữ vai trị trung tâm trong việc giữ gìn hịa bình, ổn định, hợp tác
khu vực. Những điều này đã tác động mạnh mẽ đến chính sách của Mỹ đối với
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á, đặc biệt là chính sách đối với Myanmar.
1.1. Những chuyển biến trong chính sách toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến
tranh Lạnh đến nay
1.1.1. Chính sách tồn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc
Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai,
Chiến tranh Lạnh và trật tự hai cực Ianta trong vai trò là hình thái biểu hiện của
cuộc đối đầu Đơng – Tây khốc liệt đã đi đến điểm kết thúc khi chủ nghĩa xã hội ở
Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Những sự kiện này đã làm thay đổi sâu sắc cục diện
chính trị thế giới, khiến cho cơ cấu địa – chính trị và sự phân bố quyền lực tồn
cầu hồn tồn bị đảo lộn. Q trình hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến
tranh Lạnh chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đốn định.
Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi có tính chất, xu
thế đan xen nhau phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Trên bình diện an ninh –
chính trị, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu thế hịa dịu – hịa hỗn tỏ ra
chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình cải
thiện quan hệ giữa các nước, các đối thủ cũ vốn từng đứng trên hai trận tuyến đối
lập nhau được thúc đẩy, hình thành các mối quan hệ hợp tác, liên kết trên nhiều
lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển. Quan hệ
giữa các nước lớn thay đổi nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng chuyển sang tìm
kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xung đột mang tính chất đối

9


kháng. Mỗi nước lớn đều coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc
tế thuận lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, xây dựng các mối quan hệ theo mô
thức “đối tác chiến lược” với quy mô khác nhau. Tuy vậy, vừa hợp tác vừa cạnh
tranh gay gắt với nhau, vừa thỏa hiệp vừa xung đột, mâu thuẫn với nhau vẫn ln
hiện diện như hình thái đặc trưng của quan hệ giữa các nước lớn. Song, vì những
lợi ích và mục đích khác nhau của mình các nước đều tránh đối đầu với Mỹ.
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài
gần nửa thế kỷ kết thúc, mở ra một chương mới cho lịch sử quan hệ quốc tế.
Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ được xây dựng dựa trên sự đánh giá thận trọng
của giới nghiên cứu chiến lược của nước này về thế giới hậu Chiến tranh Lạnh.
Theo quan điểm của các chiến lược gia Mỹ thì tình hình chính trị thế giới hậu
Chiến tranh Lạnh có mấy điểm quan trọng.
Thứ nhất, với sự tan rã của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa thì Mỹ đã vươn lên trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh và tầm
quan trọng tồn cầu về mọi mặt, quân sự, chính trị, kinh tế…. Trung Quốc đang
có vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế và chính trị thế gới. Tuy nhiên,
trong một vài thập niên tới Bắc Kinh chưa thể tạo ra những thách thức nghiêm
trọng đối với vị thế của Mỹ trên thế giới nói chung, Châu Á – Thái Bình Dương
nói riêng. Nhưng điều này khơng có nghĩa là thế giới hiện nay đã là thế giới một
cực thay thế cho thế giới hai cực trước đây. Tuy Mỹ đang mạnh nhất thế giới,
song trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, Mỹ vẫn cịn có rất nhiều hạn chế
và không đủ khả năng đơn phương giải quyết mọi vấn đề của thế giới. Trong tình
hình quốc tế có nhiều biến động Mỹ đã xác định và chia lợi ích quốc gia của
nước Mỹ làm ba loại:
Thứ nhất, lợi ích sống cịn, đó là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn
tại, nền an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và nền kinh tế của Mỹ, đến sự an tồn của cơng dân
Mỹ trong nước và trên thế giới và những cơ sở dịch dụ công cộng của Mỹ như giao

thông vận tải, viễn thông, cung cấp điện nước, hệ thống ngân hàng – tài chính.
Thứ hai, lợi ích quốc gia quan trọng, là những vấn đề không ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại và nền an ninh của nước Mỹ, nhưng ảnh hưởng đến sự
thịnh vượng của nước Mỹ hoặc tác động đến tình hình thế giới và làm suy giảm
ảnh hưởng của Mỹ như các vấn đề di cư hàng loạt ở Haiti, các vấn đề Bosnia,
Kosovo, Đông Timor…
10


Thứ ba, lợi ích nhân đạo và các lợi ích khác, là những vấn đề không trực
tiếp ảnh hưởng đến nền an ninh của Mỹ, nhưng Mỹ có “nghĩa vụ” phải góp phần
giải quyết như: thiên tai, nhân quyền, dân chủ, tháo dỡ bom mìn, bảo vệ mơi
trường… Về những vấn đề này, Mỹ sẽ phối hợp với các quốc gia khác và tổ chức
quốc tế có liên quan đến để cùng nhau giải quyết.
Từ việc xác định rõ ràng các lợi ích quốc gia như trên. Washington đã xác
định rõ mục tiêu bao trùm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đó là: Mỹ phải duy
trì và giữ vững vị trí siêu cường duy nhất hiện nay và phải xây dựng một trật tự
thế giới mới do Mỹ đứng đầu. Tham vọng này đã được chính Tổng thống Mỹ lúc
đó là Bill Cliton tuyên bố: “Nhưng trong thời đại tồn cầu hóa nhanh chóng, khi
những sự kiện nửa đường trên Trái đất có thể tác động sâu sắc đến nền an ninh
và thịnh vượng của chúng ta thì nước Mỹ phải lãnh đạo thế giới để bảo vệ nhân
dân ta ở các nước và lối sống của chúng ta”.[43; tr.22]
Để thực hiện mục tiêu bao trùm chiến lược toàn cầu của Mỹ, trong văn
kiện chiến lược quốc gia tháng 12/1999 Mỹ đã nêu ra ba mục tiêu then chốt: (i)
tăng cường nền an ninh của nước Mỹ cả trong nước và ngồi nước, trong đó bao
gồm ba bộ phận là hình thành mơi trường an ninh quốc tế, đối phó với những
thách thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho một tương lại bất trắc. Để hình thành
mơi trường an ninh quốc tế, Nhà Trắng xác định thông qua các con đường khác
nhau như ngoại giao, hợp tác kinh tế, giúp đỡ quốc tế, kiểm sốt phổ biến vũ khí,
các sáng kiến về sức khỏe… Những hoạt động trên phải chú trọng vào an ninh

khu vực, tăng cường tiến bộ kinh tế, hỗ trợ các hoạt động quân sự, hợp tác thực
thi luật pháp quốc tế, duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở những khu vực chủ chốt. (ii)
Củng cố nền kinh tế và thịnh vượng của nước Mỹ. (iii) Thúc đẩy dân chủ và nhân
quyền trên thế giới.
Đây là cái kiềng ba chân của Mỹ, vừa nhằm củng cố và tăng cường thực
lực của Mỹ về mọi mặt, đặc biệt là về quân sự, chính trị và kinh tế trong tình
hình Mỹ có những điểm yếu nhất định, nhất là về kinh tế, vừa dùng việc thúc đẩy
dân chủ và nhân quyền làm công cụ tập hợp lực lượng sau Chiến tranh Lạnh
chấm dứt và gây sức ép, làm suy yếu thậm chí lật đổ những đối thủ hoặc những
nước không theo Mỹ. Trên cơ sở những mục tiêu đó, Mỹ đã xây dựng chiến lược
an ninh mới bao gồm ba bộ phận.
Định hướng (Shaping) môi trường an ninh quốc tế, có nghĩa là bằng mọi
11


biện pháp quân sự, ngoại giao, hợp tác kinh tế… duy trì và tăng cường ảnh
hưởng của Mỹ áp đặt quan điểm và ý muốn của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, đặc
biệt là tại các địa bàn trọng điểm.
Ứng phó (Responding) với nhữnng đe dọa và những cuộc khủng hoảng ở
trong và ngoài nước Mỹ. Đối với những sự kiện bên ngồi nước Mỹ, do khả năng
có hạn nên Mỹ phải lựa chọn, chỉ can thiệp vào những vấn đề có ảnh hưởng
nhiều đến nền an ninh và vai trò của Mỹ và phải cân nhắc cái giá phải trả. Đối
với những vấn đề này, trước hết là Mỹ răn đe, khi cần can thiệp sẽ sử dụng mọi
biện pháp – quân sự, ngoại giao, kinh tế - và huy động lực lượng đồng minh cùng
tham gia, nhưng nếu thực sự cần thiết thì Mỹ cũng có thể đơn phương hành động.
Sẵn sàng (Preparing) ứng phó với mọi tình huống. Muốn vậy, tất cả các
ngành, đặc biệt là quân sự, ngoại giao, kinh tế, tình báo phải sẵn sàng hành động
khi cần thiết. Riêng về mặt quân sự, điều này có nghĩa là qn đội Mỹ phải ln
ln được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó có hiệu quả. Muốn vậy, nó phải
được cải tổ và hiện đại hóa. Điều này cũng có nghĩa Mỹ phải tiếp tục duy trì quân

đội và căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài.
Về biện pháp cụ thể, Mỹ sẽ: duy trì các căn cứ quân sự và quân đội của
Mỹ tại những địa bàn trọng điểm; củng cố và tăng cường những liên minh quân
sự đa phương và song phương; coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với những
nước lớn, duy trì và mở rộng quan hệ về mọi mặt đối với các nước khác - ở mỗi
khu vực Mỹ đều có những địa bàn trọng điểm nhất định. Triệt để sử dụng những
tổ chức đa phương – toàn cầu và khu vực, an ninh, kinh tế - phục vụ những mục
tiêu chiến lược của Mỹ.[43; tr.23 – 24]
Đối với từng nước, Mỹ vận dụng linh hoạt việc thúc đẩy dân chủ và nhân
quyền để tập hợp lực lượng, khi cần và đối với những nước không đi theo sự lãnh
đạo của Mỹ, Washington có thể dùng chiêu bài nhân quyền dân chủ để đe dọa
những nước này, gây sức ép và tiến hành can thiệp, lật đổ.
Trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương là
một trong những khu vực quan trọng nhất. Bởi vì Châu Á - Thái Bình Dương
gồm hơn một nửa dân số thế giới, (riêng dân số Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại
cũng đã hơn hai tỷ người). Tại đây, lại có thêm bốn cường quốc thế giới cùng
song song tồn tại với nhau là Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, trong đó Trung
Quốc và Nhật Bản là những cường quốc có thể trở thành những siêu cường. Nếu
12


như điều này thật sự xảy ra thì vị trí và vai trò của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình
Dương và trên thế giới sẽ bị đe dọa.
Từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đến nay trên bàn cờ chiến lược của Mỹ, khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương ln chiếm vị trí quan trọng chỉ sau Châu Âu.
Sau Chiến tranh Lạnh kết thúc, Chính phủ Mỹ thực hiện chiến lược “can dự và
mở rộng” trong đó lấy lục địa Âu, Á làm trung tâm với hai cánh là Thái Bình
Dương và Đại Tây Dương, đồng thời liên tục điều chỉnh chiến lược Châu Á –
Thái Bình Dương. Với sự phát triển sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, chính
quyền Clinton đã hồn thành việc điều chỉnh chiến lược tồn cầu mới từ mơ

hình an ninh truyền thống chuyển sang mơ hình an ninh tổng hợp, trọng điểm
chuyền dần sang Châu Á – Thái Bình Dương. Chính quyền Clinton căn cứ vào
chiến lược toàn cầu mới, dần dần chuyển trọng tâm sang phía Đơng, giảm bớt
hai phần ba số quân đóng ở châu Âu, tăng cường bố trí vũ khí quân sự hạng
nặng ở châu Á như tàu ngầm nguyên tử…, tăng cường đồng minh quân sự Mỹ Nhật Bản, tìm kiếm mối quan hệ hợp tác mới, xây dựng cơ chế an ninh đa
phương, thực hiện chính sách tiếp xúc và kiềm chế đối với Trung Quốc, tăng
cường bố trí lực lượng xung quanh Trung Quốc. Sau khi đã xác định được
phương hướng căn bản, trong năm cuối cùng cầm quyền của chính quyền
Clinton, Bộ Quốc phịng Mỹ đã cơng bố bản báo cáo chiến lược “Triển vọng
năm 2020”, xác định rõ trọng tâm chiến lược chuyển sang khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Dư luận cho rằng trong báo cáo lần này Lầu Năm Góc tuy
chưa nêu rõ nhằm vào nước nào, nhưng có thể dễ thấy là nhằm vào Trung
Quốc, một quốc gia đang trỗi dậy ở khu vực này.
Khi G. W. Bush lên làm người đứng đầu Nhà Trắng Mỹ càng tập trung
hơn nữa sự chú ý đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính quyền Bush
lấy chủ nghĩa hiện thực truyền thống làm cơ sở, theo đuổi lợi ích an ninh tuyệt
đối của Mỹ, thể hiện rõ chính sách coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược chủ yếu,
coi eo biển Đài Loan là khu vực tác chiến chủ yếu, nâng cấp quan hệ đồng minh
Mỹ - Nhật Bản lên vị trí số một, hâm nóng quan hệ Mỹ - Ấn Độ, làm dịu quan hệ
với Triều Tiên, thúc đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kiềm chế và bao vây
chiến lược, lấy đồng minh Mỹ - Nhật Bản làm trung tâm. Lấy quan hệ quân sự
song phương và đa phương làm điểm tựa, lấy hệ thống TMD và vũ khí hạng nặng
mới làm lực lượng răn đe, tăng nhanh mức độ kiểm soát đối với khu vực Châu Á
13


– Thái Bình Dương. Một số chuyên gia nghiên cứu cho rằng, Mỹ đã chuyển
trọng điểm chiến lược số một của mình sang châu Á, dựa theo báo cáo đánh giá
chiến lược mà Bộ Quốc phịng Mỹ trình lên tổng thống G. W. Bush, đã coi Thái
Bình Dương là trọng điểm để bố trí lực lượng quân sự trong tương lai.

Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và thay thế Nga và bị coi là mối đe
dọa chủ yếu đối với vị trí thống trị tồn cầu của Mỹ. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ
chuyển trọng điểm chiến lược sang Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng cũng có
ý kiến cho rằng, trên thực tế, từ các nhân vật chủ chốt liên quan đến việc hoạch
định chính sách của Mỹ, các chính sách cho đến các động thái đối ngoại của Mỹ
đều đề cập và liên quan đến châu Âu trước, sau đó mới đến Châu Á – Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, vẫn có sự thống nhất trong các ý kiến trên đó là sự quan tâm
ngày càng tăng của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là điều
khơng thể phủ nhận và nó được thể hiện khá nhất quán trong chính sách của
Tổng thống B. Clinton trước đây, và của Tổng thống G. W. Bush sau này với
mức độ ngày càng tăng. Có thể thấy tóm lược chính sách đó là: lấy châu Âu làm
trọng điểm chỗ dựa chiến lược, lấy châu Á – Thái Bình Dương làm trọng điểm
tiến thủ chiến lược.
Bên cạnh đó, “Chiến lược quốc phịng thế kỷ 21” là chiến lược coi trọng
châu Á, thay cho chiến lược hai mặt chính trước đây của Mỹ. Trước đây, Mỹ đã
đặt tình huống tới hai cuộc xung đột khu vực quy mô lớn đồng thời xảy ra ở bán
đảo Triều Tiên, Trung Đông và nước này chuẩn bị lực lượng để đối phó với hai
cuộc xung đột đó. Lần này Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với xung đột ở một
khu vực, chẳng hạn việc Trung Quốc phong tỏa eo biển Đài Loan. Chính vì vậy,
Mỹ dự định sẽ cắt giảm bớt quân số 1,4 triệu lính hiện nay, chủ yếu là ở khu vực
châu Âu để tập trung xây dựng lực lượng tại khu vực châu Á. Các đơn vị tiền
phương ở nước ngoài cũng đã được biên chế lại. Như vậy, điều này sẽ liên quan
tới quân Mỹ trên đất Nhật Bản. Mỹ đang tính tới việc phân tán lực lượng lính
thủy đánh bộ Mỹ ở Okinawa ra bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Việc này sẽ kéo sự
thay đổi lực lượng đổ bộ đường biển của hải quân Mỹ ở căn cứ Sasebo và đơn vị
không quân của hải quân ở Iwakuni. Mỹ đang giảm số máy bay chiến đấu F – 15
ở căn cứ Katena, nhưng số máy bay biên chế chính thức được nâng lên.
Trước đây trong chiến lược “cam kết và mở rộng”, chính quyền B. Clinton
nêu 5 nội dung quan trọng về Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm: 1) Thành
14



lập Cộng đồng Thái Bình Dương mới gồm các nước trong khu vực có chức năng
cùng chịu trách nhiệm đối với quyền lực, sự phồn vinh và dân chủ trong vùng,
trong đó yếu tố “an ninh là số một”. 2) Cam kết an ninh đa phương và duy trì an
ninh song phương với các nước trong khu vực. Cam kết an ninh đa phương là
một chuyển biến mới về an ninh của Mỹ đối với khu vực. Do việc cắt giảm một
số lực lượng quân đội Mỹ ở khu vực và rút khỏi các căn cứ quân sự ở
Philippines, nên Mỹ chú ý thiết lập an ninh đa phương đồng thời với duy trì quan
hệ an ninh song phương nhằm duy trì thế cân bằng chiến lược có lợi cho Mỹ,
giảm bớt khoảng trống về an ninh trong khu vực, duy trì sự khống chế về quân sự
của Mỹ tại đây. 3) Tham gia và chi phối nền kinh tế Châu Á – Thái Bính Dương,
tăng cường xuất khẩu sang khu vực, thúc ép các nước trong khu vực đặc biệt là
Nhật Bản và Trung Quốc mở cửa cho hàng hóa của Mỹ, giảm thâm hụt bn bán,
chi phối nền kinh tế khu vực thông qua tổ chức APEC, chuyển hóa nền kinh tế
các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), ngăn cản sự hình thành các khối kinh tế khu
vực mà khơng có Mỹ tham gia (Tổ chức kinh tế Đông Á). 4) Vừa quan hệ vừa
kiềm chế các nước XHCN bằng “diễn biến hịa bình”, khuyến khích đa đảng, đa
nguyên, dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. 5) Tăng cường quan hệ với các nước
ASEAN, củng cố vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á coi đây là chiếc bản lề chiến lược
nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, tìm cách thiết lập một thế cân bằng
chiến lược mới có lợi cho Mỹ, kiềm chế khơng để cho Trung Quốc và Nhật Bản
lợi dụng việc Mỹ, Nga rút khỏi các căn cứ quân sự trong vùng để lấp “khoảng
trống chiến lược”. [62; tr.49]
Tầm quan trọng chiến lược của Châu Á – Thái Bình Dương cịn ở chỗ khu
vực này đang sở hữu những đường hàng hải nổi tiếng nối liến Ấn Độ Dương với
Thái Bình Dương, có tầm quan trọng về chiến lược và thương mại vào loại bậc
nhất trên thế giới. Ở khu vực này, Mỹ đang có gần mười vạn quân đồn trú tại các
căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.. Năm trong số bảy
Hiệp ước phịng thủ tay đơi của Mỹ trên thế giới đã được ký với các quốc gia

châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philiipines, Thái Lan, và
Australia). Việc Mỹ đặt tại đây Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (USAPCOM), đây
là Bộ Tư lệnh lớn nhất về địa lý của Mỹ ở nước ngoài chỉ huy khoảng 300.000
quân đồn trú, một phần năm trong tổng số quân đội của Mỹ, điều này đã cho thấy
tầm quan trọng chiến lược của khu vực này đối với Mỹ.
15


Mặc dù, hiện tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là một khu vực
được coi là khu vực hịa bình của thế giới, tuy nhiên Mỹ cho rằng khu vực này
vẫn tồn tại nhiều thách thức và đe dọa có thể dẫn đến xung đột vũ trang và chiến
tranh, nhất là do các nước trong khu vực vẫn tiếp tục nghi kỵ lẫn nhau, nhiều vẫn
đề do lịch sử để lại (tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ, lãnh hải giữa Nhật Bản –
Trung Quốc – Đài Loan về đảo Điếu Ngư, mà người dân Nhật Bản vẫn gọi nó
với cái tên Nhật Bản là Senkaku, tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa giữa Trung
Quốc với các quốc gia Đông Nam Á khác vẫn chưa được giải quyết triệt để và
thỏa đáng).
Về kinh tế, Châu Á – Thái Bình Dương có những nước có tài ngun
thiên nhiên rất dồi dào và những nền kinh tế phát triển năng động có quan hệ
kinh tế thương mại rất chặt chẽ với Mỹ, “cuộc khủng hoảng kinh tế của châu Á
năm 1997 đã làm cho tổng sản phẩn quốc nội Mỹ giảm 120 tỷ USD, xuất khẩu
Mỹ giảm và hơn một triệu cơng dân Mỹ lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Và cũng
tại khu vực này có hơn 40 vạn cơng nhân, trí thức, và các nhà kinh doanh của
Mỹ đang hàng ngày làm ăn sinh sống ở đây”. [43; tr.244]
Do tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của Châu Á – Thái Bình
Dương đối với Mỹ, nên chiến lược của Mỹ đối với khu vực này là: (i) Ngăn chặn
sự nổi lên của bất kỳ liên minh hay cường quốc nào có khả năng thách thức đến
ưu thế quân sự của Mỹ trong khu vực; (ii) Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, đảm
bảo sự lưu thông hàng hóa và tài nguyên giữa Châu Á – Thái Bình Dương với
Mỹ và sự an tồn của đường hàng không, đường biển của Mỹ và các đồng minh

trong khu vực; (iii) Thúc ép các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương hợp tác
chặt chẽ với Mỹ trong các vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị. Duy trì các cam kết
an ninh với các đồng minh, hợp tác với ASEAN để thăm dò các đường hướng
hợp tác an ninh trong khu vực; (iv) Khuyến khích các nhà nước cam kết cởi mở
về chính trị, ủng hộ dân chủ và nhân quyền theo các tiêu chuẩn của Mỹ. [43;
tr.25 – 26]
Cùng với việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương thì chính sách của Mỹ đối với Đơng Nam Á cũng có những thay
đổi nhất định.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh Mỹ đã gặp thất bại nặng nề và hoàn toàn
trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào tháng 4/1975, Đông Nam Á đã là một trong
16


những trọng tâm chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ Hậu chiến
tranh Lạnh, vị trí của khu vực này đối với chiến lược toàn cầu châu Á – Thái
Bình Dương đã giảm xuống đáng kể. Liên Xơ, đối thủ cạnh tranh đáng gườm của
Mỹ cũng đã tan rã, Trung Quốc – quốc gia có thể tạo ra những thách thức đối với
ảnh hưởng và quyền lực của Mỹ trên thế giới và khu vực trong tương lai, thì vẫn
đang tập trung mọi nguồn lực, mọi nỗ lực cho sự phát triển kinh tế của mình.
Hơn nữa nếu như chiếu theo lợi ích mà Mỹ đặt ra thì rõ ràng Đơng Nam Á khơng
có ảnh hưởng sống cịn đối với Mỹ, nếu như ở khu vực này có xảy ra các vấn đề
mà Mỹ đã đề cập thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ.
1.1.2. Những thay đổi trong chính sách tồn cầu của Mỹ từ sau sự kiện 11/9
Sự kiện 11/9/2001 đã làm thay đổi đánh giá chiến lược của Mỹ. Mỹ cho
rằng, chiến lược “ngăn chặn, răn đe” trước đây khơng cịn hiệu quả trước mối đe
dọa mới. Vì vậy, Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu, “chống khủng bố” trở thành
mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, coi trọng ngăn chặn phổ
biến vũ khí hủy diệt và trừng trị các thế lực Hồi giáo cực đoan. Về cơ bản, chiến
lược toàn cầu này thống nhất với chiến lược “cam kết và mở rộng” đều là nhằm

duy trì địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ, tuy nhiên thứ tự các vấn đề ưu tiên được
thay đổi chuyển từ những đối thủ truyền thống như Trung Quốc, Nga, sang chống
khủng bố và các thế lực Hồi giáo cực đoan. Chính vì thế Mỹ cần nhận được sự ủng
hộ của các nước này để thành lập liên minh chống khủng bố trên toàn cầu.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ lợi dụng vị thế người bị hại và ưu thế nội lực tổng
hợp của mình nhằm khẳng định tính đơn cực hóa của một trật tự thế giới mới và
tăng cường can thiệp toàn diện, chính quyền Bush đã thúc đẩy nhanh tốc độ điều
chỉnh chiến lược phòng vệ. Trên thực tế, Mỹ đã thành cơng trong việc thiết lập
một liên minh tồn cầu trong việc chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế rộng lớn,
điều này chưa từng có trong lịch sử do Mỹ lãnh đạo, tăng cường vị trí “trung
tâm” của mình trong các nước đồng minh, tranh thủ được sự ủng hộ của đa số
các quốc gia có liên quan; điều chỉnh quan hệ với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan; tăng cường vai trò địa vị lãnh đạo của Mỹ trong các cơng việc quốc tế.
Lợi dụng cơ hội chưng từng có trong lịch sử do sự kiện 11/9 mang lại, Mỹ chiếm
vị thế đỉnh cao trong việc chi phối nền chính trị thế giới, định ra luật chơi chống
khủng bố trên phạm vi toàn cầu.
17


Chính quyền Bush phân chia thế giới thành hai nhóm: “chống khủng bố
hay là khủng bố”, thực chất là đi với Mỹ trên một chiến tuyến hay là chống lại
Mỹ. Phạm vi chống khủng bố trên toàn cầu của Mỹ hàm ẩn trong tuyên bố của
Bush: “chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng với những kẻ khủng bố không chỉ trên
chiến trường này (ám chỉ Afghanistan). Hàng nghìn kẻ khủng bố vẫn còn được
huấn luyện tự do với các tổ chức ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung
Đông và khắp châu Á”. [105; tr.3] Với quan niệm như vậy mà tháng 3/2003 Mỹ
đã đơn phương tiến hành chiến tranh chống Iraq vì cho rằng nước này đang dung
dưỡng cho các lực lượng khủng bố quốc tế, bất chấp sự phản đối từ các thành
viên khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.
Mục tiêu cao nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau sự kiện 11/9 là

duy trì ưu thế tuyệt đối của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, chiến lược toàn cầu
được điều chỉnh của Mỹ đã có một số điểm mới.
Thứ nhất, Mỹ khơng còn coi Trung Quốc và Nga là đối thủ trực tiếp như
trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX nữa mà là đối tượng cần kiềm chế, đồng thời tìm
kiếm hợp tác với hai nước này trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Thứ hai, mặc dù chuyển trọng điểm hoạt động chính vẫn là ở Tây Bán
Cầu, nhưng Mỹ đã chú ý tới các khu vực ngoài lục địa Á – Âu. Tháng 7/2003 Mỹ
đã điều mới nghìn quân tham gia vào cuộc nội chiến Liberia, tăng cường các hoạt
động chống buôn bán ma túy ở Nam Mỹ và tiến hành bố trí lại chiến lược ở Châu
Á – Thái Bình Dương.
Thứ ba, về quân sự, Hoa Kỳ chủ trương duy trì ưu thế hải quân, đồng thời
phát triển không quân chiến lược. Trong tư duy chiến lược quân sự Mỹ, hải quân
giữ vai trò hỗ trợ cho các hoạt động của lục quân, còn lục quân đảm bảo an ninh
nội địa.
Thứ tư, thay đổi chính sách liên kết, liên minh. Trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh và ngay ở thập niên đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mỹ chủ trương
xây dựng các đồng minh ổn định lâu dài như liên minh Mỹ - Nhật, Mỹ - Anh, Mỹ
- Hàn Quốc… nhưng từ sau sự kiện 11/9 Mỹ đã điều chỉnh lại chủ trương trên.
Trong khi vẫn duy trì các quan hệ đồng minh truyền thống, Mỹ cịn chú trọng
thiết lập các liên minh tạm thời, dựa trên lợi ích chung thiết thực để cùng ứng
phó với từng khủng hoảng.
Thứ năm, chuyển trọng tâm chiến lược về khu vực Châu Á – Thái Bình
18


Dương. Trước sự kiện 11/9, trọng tâm chiến lược của Mỹ là Tây Âu. Nhưng từ
sau Chiến tranh Lạnh chấm dứt, nhất là sau sự kiện 11/9, trọng tâm chiến lược
của Mỹ đã chuyển sang Châu Á – Thái Bình Dương. Nói về vai trị của Châu Á –
Thái Bình Dương đối với Mỹ, một nhận vật trong Bộ Ngoại giao của Mỹ đã nhấn
mạnh “Khi chúng ta nhìn vào những lợi ích tồn cầu của Mỹ, chúng ta thật sự

bắt đầu tại đây, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nếu có gì xảy ra đi nữa,
chúng ta tin rằng khu vực này sẽ trở nên quan trọng hơn đối với an ninh trong
tương lai của chúng ta so với trước đây”. [42; tr.57]
Sau thắng lợi ở Afghanistan sự can thiệp đơn phương của Mỹ diễn ra ngày
càng trắng trợn và thơ bạo hơn, chính quyền Bush đưa ra học thuyết chiến lược
An ninh mới hay chúng ta vẫn thường hay gọi với các tên “học thuyết Bush”,
khẳng định Mỹ có quyền tiến hành tấn cơng trước nhằm vào các quốc gia có thể
gây hiểm họa tiềm tàng. Việc Mỹ đưa ra chiến lược An ninh quốc gia mới, cho
thấy Mỹ chuyển từ “phòng thủ dự phịng” sang “tấn cơng để phịng thủ”. Đây là
sự điều chỉnh chiến lược quân sự quan trọng nhất của Mỹ sau sự kiện 11/9. Các
chuyên gia cho rằng, lý luận “chủ động tấn công trước” mà Mỹ đưa ra gần đây
đã đánh dấu sự thay đổi về tư duy an ninh quốc gia của Mỹ, nó đứng trên ưu thế
áp đảo chủ động tấn công và giành thắng lợi. Sự phát triển lý luận quân sự của
Mỹ đã đi từ lý thuyết răn đe, lấy đe dọa làm cơ sở, rồi chuyển sang thuyết chủ
động tấn công hiện nay, lấy ưu thế tuyệt đối làm cơ sở. Nhìn tổng thể, mục tiêu
chiến lược của Mỹ khơng có gì thay đổi nhiều, nhưng nét nổi bật hiện nay là
càng nghiêng về xu hướng coi trọng thủ đoạn quân sự để đạt tới mục tiêu.
Nhìn chung, chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ đã trải qua một số lần
điều chỉnh, nhưng tư tưởng chiến lược chủ đạo vẫn là “ngăn chặn, răn đe” mang
tính phịng thủ hiện thực. Trọng điểm tiến hành điều chỉnh chiến lược của Mỹ là
đặt việc chống chủ nghĩa khủng bố và ngăn ngừa sự vươn lên của các nước lớn
thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ vào vị trí tương đối cân bằng. Vì sự
trả đũa của Mỹ sẽ khơng chỉ áp dụng với các lực lượng khủng bố mà còn áp dụng
đối với các đối tượng tiềm tàng nguy cơ khủng bố của Mỹ.
Sang đến nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của Bush, mặc dù đạt được một số
kết quả nhất định trong việc tạo dựng nên một liên minh quốc tế chống khủng bố
toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh cục diện quốc tế có nhiều biến động mạnh
mẽ khiến cho chính quyền Bush hết sức lo ngại. Đó là việc chủ nghĩa khủng bố
19



×