Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển du lịch homestay tại xã đông hòa hiệp huyện cái bè tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.89 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI
XÃ ĐƠNG HỊA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI
XÃ ĐƠNG HỊA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HÒA

Hà Nội, 2015



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
6. Bố cục luận văn .......................................................................................................8
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch homestay .................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Các khái niệm về du lịch, du lịch homestay .... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch homestay.Error!

Bookmark

not defined.
1.1.3. Vai trò của du lịch homestay ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Du lịch homestay trên thế giới và ở Việt NamError!

Bookmark

not

defined.
1.2.1. Du lịch homestay tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới .................. Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Du lịch homestay tại Việt Nam ....................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Mơ hình nghiên cứu về du lịch homestay ...... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Một số mơ hình nghiên cứu du lịch homestay của các tác giả ............... Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Mơ hình nghiên cứu của đề tài ........................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ
ĐƠNG HỊA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANGError!
not defined.

Bookmark


2.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp........ Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Q trình phát triển du lịch ở Đơng Hịa HiệpError!

Bookmark

not

defined.
2.1.2. Kế hoạch phát triển du lịch Đơng Hịa Hiệp khn khổ dự án “Phát triển bền
vững địa phương thông qua du lịch di sản” ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Bộ máy tổ chức phát triển du lịch Đơng Hịa HiệpError!

Bookmark

not

defined.
2.1.4. Sản phẩm du lịch ............................................. Error! Bookmark not defined.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp .......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các ngôi nhà cổ của nhà dân hoạt
động du lịch homestay tại Đơng Hịa Hiệp ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Hoạt động du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè ....... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Nghiên cứu định tính ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nghiên cứu định lượng .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Thiết kế mẫu .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Quy trình nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Mô tả thang đo ................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ
ĐƠNG HỊA HIỆP HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANGError!

Bookmark

not defined.
3.1. Cơ sở hình thành giải pháp ............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Các giải pháp .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Các giải pháp khác.......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Kiến nghị ............................................................ Error! Bookmark not defined.


3.3. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theoError!

Bookmark

not defined.

Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................9
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế cơng nghiệp khơng khói, mang lại nguồn lợi to lớn
trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất
là trong giai đoạn "mở cửa", hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong nhiều
năm qua, giai đoạn 2005 - 2009, Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic
Product) của ngành du lịch tăng bình quân hàng năm là 24,68%, tăng 6,7% so với
giai đoạn 2000-2005 [9, tr.7], trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế mũi
nhọn, có tiềm năng phát triển nhanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế
chung của tỉnh trong thời gian tới.
Du lịch homestay (tiếng Việt gọi là du lịch nghỉ ở nhà dân) là loại hình du lịch
dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập
quán của người dân địa phương. Du khách sẽ cùng ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và
lao động cùng với người dân để tự mình khám phá những nét văn hóa bản địa độc
đáo. Những năm qua, ngành du lịch các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL)
đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay
và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của kinh tế địa phương, điển hình như: Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An
Bình (Vĩnh Long), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ)… Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng
loại hình du lịch này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng như:
Sản phẩm du lịch homestay chưa đa dạng, còn trùng lắp giữa địa phương này với
địa phương khác; năng lực kinh doanh của hộ gia đình kém; sự gắn kết giữa hộ dân
với các công ty du lịch chưa chặt chẽ…
Tại Tiền Giang, homestay là loại hình du lịch mới, chính thức đi vào hoạt động

từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa với mong
muốn trải nghiệm, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân miền sông nước Tiền
Giang. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Tiền Giang (VHTT&DL) chọn làm dịch vụ
du lịch homestay là Khu du lịch Cù lao Thới Sơn, Tp Mỹ Tho và Khu du lịch Cái


Bè (gồm Thị trấn Cái Bè và xã Đơng Hịa Hiệp). Đây là loại hình du lịch do Sở
VHTT&DL quản lý trực tiếp. Sự phân chia lợi ích từ loại hình du lịch homestay
được thỏa thuận theo bản hợp đồng giữa hộ dân và doanh nghiệp lữ hành theo tinh
thần tự nguyện, nếu có dịch vụ phát sinh sẽ được thỏa thuận giữa khách du lịch,
doanh nghiệp lữ hành và chủ hộ dân.
Tuy nhiên, hiệu quả đạt được từ loại hình du lịch này cịn thấp, theo kiểu tự
phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, nguồn nhân lực phục vụ chưa được
đào tạo chuyên nghiệp... Do đó, đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Đơng
Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được hình thành với mong muốn giúp
ngành du lịch Tiền Giang xây dựng phát triển du lịch homestay mang đậm nét đặc
thù của người dân vùng sơng nước Tiền Giang, góp phần nâng cao nhận thức và
tăng thu nhập cuộc sống người dân tại địa phương. Từ đó quảng bá hình ảnh du lịch
Tiền Giang nói riêng và Việt Nam nói chung ra thế giới.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc nghiên cứu về du lịch homestay đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu. Các nghiên cứu về loại hình du lịch homestay được cơng bố trên nhiều luận
văn, luận án, bài báo, tạp chí khoa học trên thế giới. Cụ thể:
- Tác giả Kathryn Richardson (2004) trong nghiên cứu: “Homestay: Mở ra
một thế giới của cơ hội” [19], đã phác họa homestay là loại hình du lịch ăn nghỉ tại
nhà dân và điều tra các giả thuyết về mục đích homestay của người bản xứ, khả
năng trao đổi văn hóa lẫn nhau giữa những sinh viên nghỉ tại nhà dân và chủ nhà.
Nghiên cứu điều tra nhận thức mối quan hệ và vai trò trong gia đình người bản xứ,
và đặt ra câu hỏi về mức độ giao lưu văn hóa đối ứng trong homestay: Mức độ nào

chủ nhà trọ cố gắng tìm hiểu về nền văn hóa của sinh viên? Mức độ nào các gia
đình người bản xứ khuyến khích chia sẻ các giá trị văn hóa của họ và thực hiện nó
với các sinh viên quốc tế trong việc chăm sóc sinh viên, và ngược lại? Các tổ chức
homestay cung cấp, hỗ trợ đầy đủ cho các chủ hộ cùng người bản xứ và sinh viên
nghỉ tại nhà dân trong việc phát triển giao lưu văn hóa hai chiều trong một khung
cảnh gia đình? Tác giả khảo sát khoảng 400 sinh viên, phần lớn là sinh viên Nhật


đang theo học tiếng Anh tại vùng ngọai ơ phía đông Melbourne, với khoảng 375
chủ hộ homesaty. Tác giả đưa ra một số trở ngại trong khi thực hiện mô hình sinh
viên nghỉ lại nhà dân: i) Sốc văn hóa: các chủ hộ khơng hài lịng cách xử sự theo
thói quen của sinh viên ngoại quốc tại nhà mình; ii) Họ và chúng ta: Chủ hộ và sinh
viên ngoại quốc chưa gần gũi, trao đổi như người thân quen; iii) Không phải làm
như vậy: Sự khác biệt về cách giải quyết công việc giữa chủ hộ và sinh viên ngoại
quốc.
- Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010), trong nghiên cứu “Phát triển
Mơ hình Văn hóa – Du lịch homestay của dân tộc Lao Vieng và Lao Song ở
vùng Trung tâm Thái Lan” [14]. Mơ hình này được thực hiện tại các dân tộc Lao
Vieng và Lao Songe thuộc Miền Trung Thái Lan. Mẫu nghiên cứu bao gồm: 30 các
chuyên gia, 40 học viên và 50 dân làng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài là nghiên cứu định tính. Dữ liệu được thu thập bằng các kỹ thuật phỏng
vấn, quan sát và thảo luận nhóm. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố phát triển du lịch
homestay tại Lao Vieng và Lao Songe là: (i) Bảo tồn; (ii) Quản lý di sản văn hóa
địa phương bởi cộng đồng ; (iii) Trung tâm du lịch; (iv) Tìm hiểu thực tế cuộc sống;
(v) Trách nhiệm và công bằng (Lao Vieng); và (i) Nơi sinh sống; (ii) Thực phẩm;
(iii) Quầy hàng; (iv) Truyền thống; (v) Nghi lễ; (vi) Bán sản phẩm của địa phương
và vui chơi (Songedam Ethnic Group). Các tác giả kết luận: Bản sắc dân tộc là cần
thiết cho du lịch văn hóa. Tuy nhiên, phong cảnh, văn hóa, phong tục và truyền
thống đậm đà bản sắc cần được nhấn mạnh bằng cách chú trọng vào sự an toàn và
thích ứng với các nhu cầu của khách du lịch.

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013), với đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch
homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” [4], đã thu thập ý
kiến từ 52 hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại 4 cù lao (Thới Sơn, An
Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua phân
tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận
định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch
homestay tại các cù lao, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch


homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ “3 nhà” giữa nhà
dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch; Thứ hai, nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; Thứ ba, sáng tạo các sản phẩm
dịch vụ mới lạ, đặc thù; Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch
homestay mang tính chuyên nghiệp.
- Các tác giả Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh
Trân (2013), trong Chủ đề nghiên cứu Hội thảo cấp Bộ môn về “Du lịch
homestay” [1], đã nêu tổng quan về loại hình du lịch homestay: các khái niệm về
du lịch homestay, đặc điểm và các quy tắc cơ bản về quy trình thực hiện loại hình
du lịch này. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản về các tiêu
chuẩn dịch vụ du lịch homestay: (1) Tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú; (2) Tiêu chuẩn về
thực phẩm và dinh dưỡng; (3). Bên cạnh đó, các tác giả trên cũng đề cập đến sự ảnh
hưởng của văn hóa đến việc phát triển mơ hình du lịch homestay: Khi đi du lịch
homestay, du khách sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có một góc nhìn gần
gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Du khách được
xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như
ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên; được yêu cầu phải
“nhập gia tùy tục” và phải tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia
chủ.
- Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020 của Sở VHTT&DL

Tiền Giang công bố năm 2010. Đề án phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động
kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang quan tâm đến các ngơi nhà cổ ở xã Đơng Hịa Hiệp đã có hơn 150 năm tuổi,
được tổ chức JICA của Nhật tài trợ tơn tạo với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng, và một số
nhà cổ khác đang khai thác và hoạt động dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân (homestay),
ngoài ra đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí, các làng nghề truyền thống…
đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch, ngồi ra đề án đã nêu ra
một số hạn chế tình trạng mua bán tự phát, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được
quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch.


- Nguyễn Văn Mỹ, Homestay Trông ngƣời lại ngẫm đến ta [6] đã đưa ra một
số kinh nghiệm từ du lịch homestay tại Thái Lan. Tác giả đã nêu ra được vai trị hỗ
trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương rất quan trọng đối với loại hình du lịch
này.
- Homestay ở đất mũi Cà Mau [29]. Theo ông Từ Quang Tuyến - phó trưởng
Phịng du lịch sinh thái & giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Cà Mau, loại
hình homestay tại đất mũi chỉ mới có 05 hộ gia đình (tại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển) đưa vào hoạt động cuối năm 2013 với sự tài trợ ban đầu của Quỹ
môi trường Sida thuộc Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Vương quốc Thụy Điển
và Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF). Mô hình nhà sàn dành cho khách ăn
uống và trú qua đêm mô phỏng theo kiểu nhà sàn chống cá sấu và thú dữ nằm giữa
tứ bề là rừng đước, những con kênh rạch lấp lóa chẳng khác thời cha ơng chúng ta
mở đất phương Nam nhưng không phá vỡ cảnh quan của hệ sinh thái rừng, mà
ngược lại như nét chấm phá cho màu xanh mướt bạt ngàn của cây lá và mặt nước
mênh mông. Nét sinh hoạt homestay trong khơng gian rừng mang dấu ấn riêng: vừa
hịa nhập chung với cuộc sống người bản địa, vừa an nhiên, tự tại giữa thiên nhiên
hoang dại, khác homestay miệt vườn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hố một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch

homestay của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch homestay tại xã Đơng Hịa
Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại xã Đơng
Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Hoạt động du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp,
huyện Cái Bè giai đoạn 2009 – 2013.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, với sự
tham gia của một số khách du lịch, những hộ dân tham gia loại hình du lịch homestay và
các chuyên gia về lĩnh vực du lịch (khoảng 20 người), mục đích nhằm khẳng định và bổ
sung chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Được thực hiện nhằm khẳng định các
yếu tố, các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo các yếu tố tạo nên
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mẫu khảo sát là 150. Dữ liệu thu được sẽ
được xử lý thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0
Bên cạnh đó, các phương pháp thống kê, chuyên gia, so sánh cũng được sử
dụng nhằm phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng du lịch homestay tại xã Đơng
Hịa Hiệp, huyện Cái Bè giai đoạn 2009 – 2013.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch homestay.
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp, huyện

Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch homestay tại xã Đơng
Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
7. Đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học: Đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận về loại hình du lịch
homestay của các tác giả trong và ngoài nước. Dùng làm tài liệu tham khảo cho cán
bộ, chuyên viên cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, giảng viên và sinh viên ngành
du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ homestay… Đây là nguồn tài liệu tham
khảo cho những nghiên cứu về loại hình du lịch này trong giai đoạn tiếp theo.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ góp phần phát triển du lịch homestay cho xã
Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnhTiền Giang. Giúp các nhà quản lý, các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, người dân tại địa phương… kết hợp khai thác, xây dựng,
phát triển du lịch homestay cho xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giang phát
huy tốt hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh Trân (2013), Chủ
đề nghiên cứu “Du lịch homestay”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ môn,
Trường Đại học Nha Trang.
2. Phùng Thanh Bình, Dự báo bằng phân tích hồi quy. Trường Đại học Kinh tế,
Tp.HCM
3. Hà Nam Khánh Giao và Lê Duyên Hằng (2011), Các yếu tố tác động đến độ
thỏa mãn về chất lượng dịch vụ khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh
viện Thống Nhất, TP.HCM. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM, số 252, tháng 10/2011: Tr. 44-53.
4. Trần Tiến Khai (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản, Nxb
Lao Động Xã hội.
5. Luật du lịch, số 44/2005/QH11, Khóa IX, Kỳ họp thứ 7, ngày 05/0514/06/2005.

6. Nguyễn Văn Mỹ, Homestay Trông người lại ngẫm đến ta, Tạp chí du lịch Việt
Nam số 6/2015, Tr. 34.
7. Nguyễn Quốc Nghi (2013), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù
lao ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học
Cần Thơ.
8. Nguyễn Văn Phố & Nguyễn Xuân An, Phương pháp phân tích mờ kết cấu.
9. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tiền Giang (2010), Đề án Phát triển du lịch
Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020.
10. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
Nxb Lao Động Xã hội.
11. “Tài liệu hướng dẫn vận hành du lịch lưu trú tại nhà dân” do dự án Du lịch có
trách nhiệm với mơi trường và xã hội (ESRT) ban hành năm 2015.
12. Tiêu chuẩn quốc gia (2009), Tiêu chuẩn nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê,
TCVN 7800:2009, Phụ lục II-8.


13. Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch (2013), Cẩm nang thực tiển Phát triển du
lịch nông thôn Việt Nam.
14. Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. Nxb Thống kê.
II. TIẾNG ANH
15. Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010), The Developmental Model of
Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in
the Central Region of Thailand, Journal of Social Sciences 6 (1): 130-132, 2010
ISSN 1549-3652.
16. Huan H. C., Ho C. C., (2013), Applying the Fuzzy Analytic Hierarchy Process
to Consumer Decision-Making Regarding Home Stays, International Journal of
Advancements in Computing Technology (IJACT) Volume5, Number4: 981990
17. Hu.Y.A., WangJ.H., & WangR.Y., (2012), Evaluting the Performance of
Taiwan Homestay Using Analytic Network Process, Mathematical Problems in

Engineering, Volume 2012, Article ID 827193, 24 pages.
18. Juladalai W., Yongpithayapong P., & Ratanakosum J., A Tourism Model on
Thai-Saek Cultural Home stays for Sustainable Economic Development: a Case
Study at Ban Art-Samart, Art-Samart Sub-district, Muang District, Nakhon
Phanom Province, Faculty of Liberal Arts and Science, Nakhon Phanom
University.
19. Pusiran A.K., & Xiao H.,(2013), Challenges and Community Development: A
Case study of Homestay in Malaysia, Asian Social Science, Vol. 9, No. 5.
20. Richardson K., (2004), Homestay: Opening a World of Opportunity, 18th IDP
Australian International Education Conference 5-8 October 2004, Sydney
Australia.
21. Seubsamarn K. (2009), Tourist motivation to use homestays in Thailand and
their satisfaction based on the destination’s cultural and heritage-based
attribute. A Thesic of Master of Science, Faculty of the Graduate School,
University of Missouri.


III. TRANG WEB
22. (ngày 28/02/2014).
23. />24. />d=147%3Ahomestay-tai-pho-co-hoi-an&catid=56%3Ahoian&Itemid=124&lang=vi.
25. />ontr=Content.
26. (ngày 28/02/2014).
27. (theo Khắc Khoan).
28. (28/02/2014).
29. />30. />


×