Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phương thức thể hiện nhân vật kỳ ảo trong truyện chí quái việt nam qua việt điện u linh tập và lĩnh nam trích quái lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.57 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN THU

PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT KÌ ẢO
TRONG TRUYỆN CHÍ QI VIỆT NAM
(QUA VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN THU

PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT KÌ ẢO
TRONG TRUYỆN CHÍ QI VIỆT NAM
(QUA VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh


Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
PGS.TS Vũ Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và ln
động viên tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy
đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức
quý báu để có thể hồn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Kim Sơn – người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện luận
văn. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo
ở Phịng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cơ giáo khoa Văn học, trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô khoa Văn học – những người
mà trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước
trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tơi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực
hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Huyền Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả
trước mà tơi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Khơng có
bất kỳ sự khơng trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.

Nếu có gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Huyền Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh
Nam chích quái lục............................................................................................ 3
2.2. Nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong hai tập truyện Việt
điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ...................................................... 9
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 13
4.1. Đối tượng ................................................................................................. 13
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 14
7. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 15
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 15
NỘI DUNG .................................................................................................... 16
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP
VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC ............................................................ 16
1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 16
1.2. Tiền đề cho sự ra đời Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục ... 17
1.2.1. Văn hóa và văn học dân gian Việt Nam ............................................... 17
1.2.2. Văn học kì ảo Trung Quốc .................................................................... 24

1.2.3. Văn xuôi lịch sử Việt Nam và Trung Quốc .......................................... 27
1.3. Sơ lƣợc về tác giả, văn bản Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích
quái lục ........................................................................................................... 29
1.3.1. Sơ lược về tác giả, văn bản Việt điện u linh tập ................................... 29
1.3.2. Sơ lược về tác giả, văn bản Lĩnh Nam chích quái lục........................... 32
Tiểu kết Chƣơng 1: ....................................................................................... 38


CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP
VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC ............................................................ 39
2.1.Thống kê các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam
chích quái lục ................................................................................................. 39
2.2. Các kiểu nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập .............................. 46
2.2.1. Nhiên thần ............................................................................................. 46
2.2.2. Nhân thần .............................................................................................. 48
2.3. Các kiểu nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích quái lục .................... 53
2.3.1. Các nhân vật kì ảo là thần linh .............................................................. 53
2.3.2. Các nhân vật kì ảo khác ........................................................................ 59
2.4. Hệ thống nhân vật kì ảo từ Việt điện u linh tập đến Lĩnh Nam chích
quái lục ........................................................................................................... 62
Tiểu kết Chƣơng 2: ....................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG
NHÂN VẬT KÌ ẢO TỪ VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP ĐẾN LĨNH NAM
CHÍCH QUÁI LỤC ........................................................................................ 65
3.1. Phƣơng thức mơ phỏng theo các hình mẫu từ văn học dân gian ...... 65
3.2. Phƣơng thức xây dựng nhân vật từ văn xuôi lịch sử .......................... 66
3.3. Phƣơng thức sáng tạo từ hƣ cấu, tƣởng tƣợng ................................... 72
3.4. Phƣơng thức xây dựng nhân vật kì ảo từ việc thể hiện không gian và
thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 78
3.5. Phƣơng thức xây dựng nhân vật từ việc tăng cấp chất văn và kết cấu

truyện.............................................................................................................. 80
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:

Thống kê và phân loại các nhân vật kì ảo trong Việt điện u
linh tập......................................................................................... 39

Bảng 2:

Thống kê và phân loại các nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam
chích quái lục .............................................................................. 40


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt điện u linh tập (việc u linh ở cõi nước Việt) là một cơng trình do Lý
Tế Xun biên soạn, viết lại những truyện vốn lưu hành về các vị phúc thần
được thờ trong miếu đền nước ta. Lĩnh Nam chích quái lục sách do Trần Thế
Pháp sưu tầm, biên soạn lại những câu chuyện về cõi Lĩnh Nam được lưu
hành trong dân gian.
Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục là hai tác phẩm mở đầu
cho văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung và cho văn xi kì ảo Việt Nam
nói riêng. Khơng chỉ có giá trị to lớn về văn học mà hai tác phẩm này còn có
giá trị lớn về lịch sử. Chúng là nguồn tư liệu q giá cho các nhà sử học tìm
hiểu về lịch sử của dân tộc ta (sự hình thành quốc gia dân tộc, những địa linh

nhân kiệt trên đất nước Việt cổ xưa,…). Trong suốt thời trung đại Việt điện u
linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục được quốc sử sử dụng làm tài liệu. Bằng
chứng rõ rệt cho việc đó là sử quan Ngơ Sĩ Liên (thời Lê Thánh Tông) đã sử
dụng hệ thống các truyện về Lạc Long Quân, Hùng Vương trong Lĩnh Nam
chích quái lục để viết Kỷ Hồng Bàng thị trong phần Ngoại kỉ của sách Đại
Việt sử kí tồn thư. Ngồi những ý nghĩa về lịch sử, văn học, Việt điện u tập
và Lĩnh Nam chích qi lục cịn chứa đựng trong đó những trầm tích về đời
sống vật chất, tinh thần của dân tộc Việt cổ xưa (phong tục, tập quán, lễ
nghi,…) và gửi gắm trong từng trang sách là niềm tự hào về quốc gia dân tộc
Việt với nguồn gốc cao quí, lãnh thổ rộng lớn, danh lam thắng cảnh, những
giá trị văn hóa vật chất tinh thần, những người anh hùng kiên trinh,…
Trải qua hàng nghìn năm, hai cuốn sách này vẫn luôn thu hút sự quan
tâm của các học giả. Chúng được ghi chép, trùng bổ, khảo đính trong suốt
thời trung đại và được biên dịch, khảo cứu, nghiên cứu đến tận ngày nay.

1


Điều đó cho thấy giá trị to lớn và sức sống mãnh liệt của Việt điện u linh tập
và Lĩnh Nam chích quái lục.
Với những giá trị to lớn chứa đựng trong mình, hai tập truyện là kho tàng
lớn để các nhà nghiên cứu khai thác trên rất nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử,
văn hóa,… Người ta có thể dùng Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi
lục như những tư liệu lịch sử, có thể tìm hiểu về đời sống tâm linh của dân tộc
Việt cổ xưa hay tiến hành giải mã những mã văn hóa trong tác phẩm. Trong
lĩnh vực văn học, nhà nghiên cứu văn học cũng có nhiều cách tiếp cận đối với
hai tác phẩm này: từ góc độ văn hóa, từ tính văn - sử - triết bất phân, từ góc
độ nội dung - tư tưởng, từ góc độ nghệ thuật,…
Nghiên cứu nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh nam chích qi
lục là việc làm cần thiết vì như đã nói ở trên hai tập truyện này là những tác

phẩm văn xi đầu tiên nên nó phản ánh các kĩ thuật viết văn thời kì đầu của
văn xi Việt Nam và đặc biệt hai tác phẩm này đặt nền móng cho văn xi kì
ảo sau này. Những tác phẩm văn xi kì ảo giai đoạn sau tuy có những bước
phát triển vượt bậc nhưng ít nhiều cũng tham khảo và chịu ảnh hưởng của lối
viết văn kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục.
Tìm hiểu nghệ thuật của hai tác phẩm trên, nhà nghiên cứu sẽ thấy được
những giá trị nghệ thuật mà Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục
đạt được, thấy được những đóng góp của hai tuyển tập này đối với sự phát
triển của văn xi kì ảo Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu nghệ thuật trong hai
tác phẩm trên, trong đề tài này chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu phương thức thể
hiện nhân vật kì ảo. Đối với tác phẩm tự sự, nhân vật đóng vai trị cốt lõi và là
phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Chính vì vậy,
các nhà văn đều rất dày cơng trong việc xây dựng nhân vật của mình. Nhân
vật trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục phần lớn là nhân vật

2


kì ảo nên việc xây dựng các nhân vật này đòi hỏi ở người sáng tạo một năng
lực tưởng tượng hết sức phong phú. Và những phương thức xây dựng nhân
vật kì ảo sẽ giúp cho trí tưởng tượng của nhà văn được cụ thể hóa, sẽ là những
cơng cụ đắc lực để nhà văn phác họa nên nhân vật kì ảo của mình. Hai tác giả
Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đều sử dụng những nhân vật sẵn có trong văn
học dân gian và văn xi lịch sử nhưng họ đã dụng công xây dựng lại các
nhân vật kì ảo theo ý đồ sáng tác của mình. Vì thế các nhân vật này có ít
nhiều điểm khác so với các tác phẩm khởi nguyên. Sự sáng tạo của hai tác giả
là điều không thể phủ nhận. Nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm mở đầu văn
xi trung đại Việt Nam này tuy vẫn cịn những nét thơ phác nhưng cũng rất
sinh động, hấp dẫn. Vậy Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã xây dựng nên nhân

vật kì ảo của mình bằng những phương thức nào mà nhân vật trong tác phẩm
của họ hiện lên hấp dẫn và đầy dụng ý đến vậy? Đó là câu hỏi chính mà chúng
tơi đặt ra trong đề tài này? Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu so sánh giữa hai tác
phẩm có thể tìm ra sự vận động giữa chúng và góp phần hình dung thêm về con
đường đi của văn xi kì ảo Việt Nam. Trên đây là những lí do thơi thúc chúng
tơi thực hiện đề tài: Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái
Việt Nam (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ).
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật của Việt điện u linh tập và
Lĩnh Nam chích quái lục
Cho đến nay, phương diện nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh
Nam chích quái lục đã được quan tâm đến trong một số cơng trình của Đinh
Gia Khánh, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Na, Trần Nho Thìn, Nguyễn Phạm
Hùng, Nguyễn Hùng Vĩ,…
Có lẽ, Vũ Quỳnh (tiến sĩ dưới triều Lê Thánh Tông) là người đầu tiên mà
chúng ta nhắc tới trong việc tìm hiểu về nghệ thuật của Lĩnh Nam chích quái

3


lục. Tuy không đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật của Lĩnh Nam chích quái lục
nhưng trong bài tựa cho sách Lĩnh Nam chích qi do ơng sưu tập và chỉnh lí,
ơng đã đưa ra một nhận xét rất sắc sảo thâu tóm được cái thần trong nghệ
thuật viết truyện kì ảo của tác giả Lĩnh Nam chích qi lục trước đây, đó là:
“việc tuy kỳ dị mà khơng qi đản, văn tuy thần bí mà khơng nhảm nhí, tuy
nói những chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải
là khuyên điều thiện, trừng điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong
tục đó ru!” [49, tr.31].
Đinh Gia Khánh - người có cơng dịch Lĩnh Nam chích quái lục đã
nghiên cứu rất kĩ tác phẩm này và trong một tập văn học sử ông viết: “Văn

Lĩnh Nam chích qi khơng ghi chép sự tích như Việt điện u linh, Thiền tuyển
tập anh, Nam ông mộng lục. Các soạn giả nhiều khi đã dùng ngòi bút sáng tác
để tăng chất lượng văn học của các sự tích… Cảm xúc văn học và tài năng
nghệ thuật nhiều khi đã đưa các soạn giả ra khỏi phạm vi ghi chép. Lĩnh Nam
chích quái là một bước quá độ từ chỗ ghi chép thần tích, sự tích như Việt điện
u linh sang chỗ phóng tác như Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục. Trên
bước tiến ấy, Lĩnh Nam chích qi đã có đóng góp cho văn học những hình
tượng nhân vật đẹp, những hình thức diễn đạt hay ” [34, tr.42].
Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, ở
mục “Truyện thần linh, quái dị, anh tú” đã nghiên cứu về Việt điện u linh tập
và Lĩnh Nam chích quái lục. Tác giả đã chỉ ra kết cấu của Việt điện u linh tập
gồm hai phần: phần kể chuyện người và phần kể chuyện thần. Phần một giống
sử: mở đầu tác giả dẫn sách, sau đó giới thiệu tên họ, quê quán, thân thích,
hành trạng. Phần chính của truyện kể về các sự hiển linh của thần. Phần kết
ghi các đợt gia phong danh hiệu. Mỗi nhân vật sống hai cuộc đời trước và sau
khi chết. Cuộc đời khi sống được ghi sơ lược, ít sự kiện trong khi sự hiển linh
sau khi chết lại được ghi khá cụ thể [54, tr.340]. Trần Đình Sử cịn so sánh

4


Việt điện u linh tập và Thiền uyển tập anh với Lĩnh Nam chích quái lục. Nhà
nghiên cứu khẳng định rằng Lĩnh Nam chích quái lục đa dạng về nội dung và
thể loại hơn hai tác phẩm trên. Trong Lĩnh Nam chích qi lục có truyện thần,
có truyện qi (như ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh), có truyền thuyết lịch sử, có
truyện cổ tích truyện tình u, truyện tiên, truyện Phật, truyện trong nước,
ngồi nước [54, tr.344,]. Tình tiết các truyện đã phức tạp hơn rất nhiều. Các
motip truyện như hiểu lầm, báo trước, nằm mộng ứng nghiệm, đánh lừa, hóa
phép,… đã được sử dụng nhiều làm cho truyện có sức hấp dẫn. Cách trần
thuật của Lĩnh Nam chích quái lục vẫn giữ lối thực lục, lập hồ sơ nhân vật,

dẫn sách, trùng bổ. Tác giả chưa có ý thức miêu tả chân dung phong cảnh,
cảm giác. Nhưng do thực lục mà nhiều chỗ giữ được lối kể cổ kính, mộc mạc,
truyền được cách tư duy độc đáo của người xưa [54, tr.345]. Lĩnh Nam chích
quái lục đã ghi được nhiều truyện dân gian, truyện đời thường, tính chất quan
phương và tơn giáo giảm đi nhưng tính chất “tiểu thuyết” – một thể loại dã sử
theo quan niệm cổ xưa lại tăng lên [54, tr.348].
Nguyễn Đăng Na trong chuyên luận: “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại – những chặng đường lịch sử và xu hướng phát triển” in trong
Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung đã nghiên cứu về: những
bước đi lịch sử của văn xuôi tự sự thời trung đại. Nhà nghiên cứu chia văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại thành bốn giai đoạn: giai đoạn thứ nhất:
thế kỉ X – XIV, thế kỉ lấy văn học dân gian và văn học chức năng làm cơ sở;
giai đoạn thứ hai: thế kỉ XV – XVII, bước đột khởi của văn xuôi tự sự; giai
đoạn thứ ba: từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, thế kỉ của kí và tiểu thuyết
chương hồi; giai đoạn thứ tư: nửa cuối thế kỉ XIX – giai đoạn chuyển giao
giữa văn xuôi trung đại với văn xuôi cận – hiện đại. Tác giả xếp Lĩnh Nam
chích quái lục và Việt điện u linh tập và giai đoạn thứ nhất. Nguyễn Đăng Na
còn chỉ ra những motip trong hai tập truyện. Tiếp theo, tác giả chỉ ra ba xu

5


hướng của văn xuôi tự sự thời trung đại: dân gian, lịch sử, thế tục. Nhà nghiên
cứu xếp Lĩnh Nam chích quái lục vào xu hướng dân gian và Việt điện u linh
tập vào xu hướng lịch sử [19, tr.26 – 77].
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong chuyên luận “Thi pháp truyện
ngắn trung đại Việt Nam” in trong Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp chân dung đã chỉ ra việc nhìn các nhân vật kiệt xuất như là những “con người
vũ trụ” là cách nhìn xuyên suốt thời trung đại. Việt điện u linh tập tiêu biểu
cho cách nhìn đó [19, tr.86]. Tác giả chun luận cịn đi sâu phân tích khơng
gian và thời gian nghệ thuật của truyện danh nhân: “Những danh nhân, nhân

vật lịch sử là những con người của trời đất, của thiên hạ. Do đó các dạng thức
khơng gian của loại truyện này thường là loại hình khơng gian vĩ mơ, mang
tầm vóc vũ trụ. Nhân vật hoạt động trên phạm vi vùng (đánh dẹp các cuộc nổi
loạn ở các vùng), phạm vi không gian quốc gia (trấn thủ trị nhậm một vùng
nào đó, đảm nhận cơng việc triều chính liên quan đến quốc kế dân sinh),
không gian liên quốc gia (đi sứ Trung Quốc). Rất hiếm bắt gặp loại không
gian vi mơ như kiểu mảnh vườn, con đường, bến đị, mái nhà vốn gắn liền với
cuộc sống riêng tư nhiều hơn là hoạt động chính trị xã hội. Nói chung cái nhìn
khơng gian trong truyện này mang đậm nét quan niệm của nho gia về “thiên
hạ”, về “tam tài”: “thiên - địa- nhân”” [19, tr.98].
Nguyễn Thị Oanh trong Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam
chí quái lục (năm 2005) đã dành chương 3 nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ
Hán văn trong Lĩnh Nam chích qi lục. Tác giả đã chỉ ra: hiện tượng tá âm;
hiện tượng đảo trật tự và cú pháp Hán; hiện tượng tỉnh lược; hiện tượng lặp;
hiện tượng xen Nôm, xen khẩu ngữ Hán và dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt
trong bản Lĩnh Nam chích quái A.2914. Đề tài đã làm sáng tỏ một số nguyên
nhân dẫn đến các hiện tượng ngôn ngữ bất thường trong bản Lĩnh Nam chích
qi A.2914. Ngồi hiện tượng lưu giữ nhiều từ cổ khiến câu văn trở nên khó

6


hiểu, các hiện tượng khác như tá âm; hiện tượng đảo trật tự từ và cú pháp
Hán; hiện tượng tỉnh lược… có những điểm ít nhiều tương đồng với một số
tác phẩm Hán văn thời Lý – Trần, cho thấy ngồi ngun nhân chỉ quan và
khách quan, có ý thức hoặc vô thức trong khi sử dụng chữ Hán làm công cụ
ghi chép, các sáng tác của nước ta thời Lý – Trần chịu ảnh hưởng của sách
kinh điển Trung Quốc thời cổ không chỉ trên phương diện tư tưởng mà cả trên
phương diện từ ngữ [47, tr. 98].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ trong bài viết Lĩnh Nam chích qi từ

điểm nhìn văn hóa, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 năm 2006 đã
chỉ ra kiểu tự sự trong Lĩnh Nam chích quái lục là tự sự trầm tích. Ơng cịn đi
sâu phân tích kết cấu của các truyện: theo mạch thẳng của trình tự thời gian,
thường mở đầu bằng việc giới thiệu thời điểm sự kiện từng bắt đầu xảy ra. Lai
lịch của nhân vật được trình bày rõ ràng, sáng sủa, ngắn gọn. Tiếp đó là diễn
tiến của cốt truyện theo hành trạng và các mối quan hệ, các sự kiện, chi tiết
của nhân vật chính. Kết thúc truyện nhằm giải thích một hiện tượng, một hoạt
động thờ cúng, một tập tục hay một dấu tích để lại, một sự ghi nhận phong
tặng của triều đình, một hành vi âm phù. Phần kết thường bắt đầu từ hai chữ
“Từ đấy…” như kết thúc của truyện cổ dân gian. Nói chung cốt truyện, cấu
tạo truyện đã tự do hơn nhiều so với Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên.
Nguyễn Hùng Vĩ cũng cùng quan điểm với Vũ Quỳnh cho rằng điều đáng lạ
là dù truyện mang tên Lĩnh Nam chích quái (Sưu tập, lượm lặt những sự lạ
trong cõi Lĩnh Nam) song hành trình truyện dường như không lấy cái kỳ ảo,
cái quái dị hay kinh dị làm mục tiêu mà rõ ràng có một ý đồ trái lại: mọi yếu
tố được coi là qi lạ được trình bày minh bạch và duy lí. Tất cả đều sáng sủa
rõ ràng. Nhà nghiên cứu khẳng định:“Nếu ai muốn chờ đợi ở đây một thế giới
như Liêu trai chí dị, như truyền kỳ đời Đường sẽ thất vọng. Truyện đọc dễ
hiểu.Mọi chi tiết đều sắp xếp có lơ gíc giữa ngun nhân và kết quả, thật đơn

7


giản và mạch lạc. Rõ ràng Lĩnh Nam chích quái khơng hướng đến cái kỳ như
một mục đích tự thân. Nó là sử trong truyện, là sử hóa các thần thoại và
truyền thuyết dân gian” [70, tr.105]. Đặc biệt ông cịn ghi nhận cơng lao của
Trần Thế Pháp: “Lĩnh Nam chích qi sưu tầm văn học dân gian nhưng
khơng là bản ghi lại câu chuyện vốn có của dân gian. Nó chưng cất, nhào
luyện một khối lượng lớn tư liệu điền dã (rất nhiều chi tiết dân tộc học quý
giá được lưu giữ trong tác phẩm thể hiện điều đó) để sáng tạo ra các biểu

tượng của mình” [70, tr105].
Đào Phương Chi trong Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu văn bản Việt điện u
linh tập và quá trình chuyển dịch văn bản (2006) đã chỉ ra sự chuyển dịch giữa
Việt điện u linh tập sang Lĩnh Nam chích quái lục: “Các thiên kể về những
nhân vật được cả Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp cùng khai thác. Đó là các
thiên: Lý Ông Trọng, Trương Hống Trương Hát, Tản Viên thần, Tô Lịch. Việt
điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục có thời điểm ra đời tương đối gần
nhau (Việt điện u linh tập đầu thế kỉ XIV và Lĩnh Nam chích quái lục cuối thế
kỉ XIV). Hiện vẫn chưa thể xác định được Trần Thế Pháp hay Lý Tế Xuyên
ngẫu nhiên khai khai thác một số nhân vật giống nhau hay các nhân vật đó
đươc Trần Thế Pháp chuyển từ Việt điện u linh tập sang Lĩnh Nam chích quái
lục” [13, tr.161]. Đào Phương Chi khằng định rằng giữa Việt điện u linh tập và
Lĩnh Nam chích quái lục có khác nhau, đó là một bên tác phẩm chủ yếu mang
tính chất lễ nghi và một bên là tác phẩm dân gian. Ý thức viết truyện của Trần
Thế Pháp đã tạo nên nhiều khác biệt của những thiên truyện này so với các
bản thần tích của Lý Tế Xuyên. Sau đó bà chỉ ra những điểm khác nhau giữa
Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục trong các truyện về Lý Ông
Trọng, Trương Hống, Trương Hát, Sơn Tinh, Tô Lịch. Rồi tác giả luận án đưa
ra kết luận: “Có thể thấy rằng, tuy tên nhân vật trùng nhau nhưng do chức
năng tác phẩm khác nhau, Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã đi theo hai con

8


đường: một bên là văn học chức năng viết một cách tóm lược, một bên là văn
học nghệ thuật thiên về kể, khai thác tình tiết theo hướng văn học hóa truyện
dân gian” [13, tr.162].
Vũ Thị Hương trong Luận án Nghiên cứu so sánh Sưu thần ký (Trung
Quốc) với một số truyện chí qi Việt Nam từ góc độ đặc trưng thể loại và
ngôn ngữ Hán văn năm 2016 chỉ ra cấu trúc cốt truyện của Việt điện u linh

tập và Lĩnh Nam chích quái lục và nhận thấy được bước phát triển về cốt
truyện giữa hai tác phẩm này: cốt truyện của Lĩnh Nam chích quái phức tạp và
tự do hơn nhiều so với Việt điện u linh. Đồng thời Vũ Thị Hương cịn chú ý
đến phân tích thời gian trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục:
“Trong Việt điện u linh tập, tác giả đã chọn mốc thời gian là Lý – Trần; Lĩnh
Nam chích qi thì thời gian là tử thủa hồng hoang dựng nước tới thời Lý –
Trần. Thời gian trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là thời gian
với cảm hứng tôn vinh lịch sử. Thời gian tồn tại như một yếu tố gợi cảm hứng
sáng tạo, như cơ sở niềm tin về truyền thống hào hùng bất diệt của dân tộc
Việt Nam” [33, tr.85].
Điểm lại tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta thấy rằng phương diện
nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục đã nhận được
sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học. Các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra
sự sáng tạo, đặc sắc nghệ thuật của hai tác giả Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp
trong tác phẩm, nhìn thấy được bước phát triển giữa hai tác phẩm này.
2.2. Nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong hai tập truyện
Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục
Năm 1999, trong cơng trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam,Trần Đình Sử có nhắc đến các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập:
“Các thần được phong cũng có nhiều loại. Có anh hùng dân tộc, có thần
thiêng sơng núi, có quan lại tốt cùng người Trung Hoa, có thần Đạo giáo như

9


Hậu Thổ phu nhân, có thần nhà sư như Chí Thành, Từ Đạo Hạnh. Điều này
chứng tỏ có một quan niệm cởi mở về thần linh. Thần trong Việt điện u linh
không phải là thần trong thần thoại mà là người hóa thần, được thần hóa trong
lịng suy tơn ngưỡng mộ của dân chúng” [54, tr341].
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong chuyên luận “Thi pháp truyện

ngắn trung đại Việt Nam” đã chỉ ra được biện pháp nghệ thuật để tơ đậm nhân
vật lí tưởng. Ơng viết: “Hầu hết các truyện nếu kể về các nhân vật lí tưởng
đều dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kì, phi thường, khác
thường của loại nhân vật này. Một đoạn giới thiệu ngắn mở đầu truyện, có
dáng dấp của một đoạn “trích ngang” hiện đại, hướng ngay sự chú ý của
người đọc đến tính chất phi thường này. Có nhiều hình thức đặc tả sự phi
thường. Đơn giản nhất, phổ biến nhất là liệt kê một đặc điểm phi thường về
ngoại hình và các phẩm chất đạo đức, tinh thần, những năng lực khác. Việt
điện u linh (thế kỉ XIV?) kể cơng tích 27 vị thần được thờ trong các đền miếu
mà tác giả chú ý đến. Các vị thần lúc sinh thời, trước khi hiển linh, thường
được giới thiệu là có những nét kì vĩ, phi thường. Phùng Hưng sức có thể bắt
cọp, vật trâu. Em trai là Phùng Hải cũng có thể vác đá nặng ngàn cân hoặc
chiếc thuyền ngàn hộc mà đi hơn mười dặm. Lý Ông Trọng “thân dài hai
trượng ba tấc, khí chất thẳng thắn dũng mãnh, khác với người thường.” Lý
Thường Kiệt con nhà gia thế “đời đời trâm đốt”, “là người nhiều mưu lược,
có tài tướng súy, từ lúc ít tuổi đã lừng danh và phong tư tuấn nhã.” Lê Phụng
Hiểu “người cao lớn, ăn hết nồi cơm ba mươi. Vì thế cái phi thường nói trên
khác xa với cái kì qi thường gắn với những nhân vật thuộc loại bình phàm,
tự nhiên mà ta sẽ phân tích trong phần sau. Đã là những bậc phi thường thì
khơng thể có chân dung thực, giống phàn phu tục tử được. Có lẽ vì thế mà
vắng bóng việc tả chân dung chi tiết, cụ thể theo bút pháp tả chân được. Kết
quả là ta chỉ được tiếp xúc với cách nêu nét khái quát về chân dung, tính

10


cách” [19, tr.87].
Năm 2007, nhà nghiên cứu Vũ Thanh, trong bài viết Thể loại truyện kì
ảo Việt Nam trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm đã
chú ý đến phân tích nhân vật trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích

quái lục. Tác giả bài viết đi vào phân tích cách xây dựng nhân vật từ cốt
truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh của Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp. Qua so
sánh Tản Viên hựu thánh khng quốc hiển ứng vương của Lí Tế Xuyên và
Tản Viên sơn thánh của Trần Thế Pháp, ông chỉ ra: “Truyện Tản Viên sơn
thánh trong Lĩnh Nam chích quái cũng dựa trên cốt truyện dân gian về cuộc
tranh tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh vì một người con gái. Nhưng so với
truyện của Lí Tế Xuyên thì truyện của Trần Thế Pháp (sau đó được Vũ Quỳnh
hiệu đính, bổ sung) là một bước tiến mới trong việc mở rộng dung lượng của
tác phẩm, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong miêu tả thiên nhiên”
[73, tr.778]. Tác giả cịn nhận thấy rằng Trần Thế Pháp khơng chỉ dừng lại ở
mục đích “thơng tin” hoặc lưu giữ lại cho đời sau biết đến gốc tích văn hóa
của dân tộc, mà ơng đã có ý thức về việc xây dựng hình tượng nhân vật,
thuyết phục người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động mang hơi
hướng của sự sáng tạo. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh: Tản Viên sơn thánh của
Trần Thế Pháp là một bước tiến trong việc mơ tả hành động nhân vật. Bên
cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng nhận thấy:“Tuy đã là một bước tiến lớn về
nhiều mặt so với Lí Tế Xun nhưng có thể nói rằng tập truyện của Trần Thế
Pháp vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng mạnh mẽ về nhiều mặt của văn học dân
gian và văn xuôi lịch sử…) Mặc dù có sự sáng tạo nhưng về cơ bản ơng vẫn
là người ghi chép, hiệu đính những truyền thuyết dân gian có sẵn” [73, tr.777
- 778].
Đến năm 2014, nhà nghiên cứu Vũ Thanh lại có bài viết Chức năng nghi
lễ tâm linh và giá trị văn học trong Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên.

11


Trong bài viết này, Vũ Thanh đã khẳng định: “Việt điện u linh tập vẫn nặng
về phía sử liệu hơn là văn chương.” Nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra: “Các
truyện của Lý Tế Xuyên đã sử dụng những nguyên tắc của sử ký để xây dựng

kết cấu truyện, cũng như để miêu tả nhân vật và sự kiện, mở đầu bằng việc
trích dẫn sử liệu, sau đó là trình bày tiểu sử, hành trạng của nhân vật suốt từ
khi sinh ra cho đến lúc chết. Các truyện thường ghi rõ ngày, tháng, địa điểm
xảy ra sự kiện. Chức hiệu cao nhất của nhân vật được triều đình ban tặng sau
khi chết thường được lấy đặt tên cho truyện. Để tăng cường tính chân thực
cho tác phẩm của mình, Lý Tế Xuyên thường đưa vào truyện các nhân vật lịch
sử có thật, bổ sung cho các truyện viết về cái kì ảo của mình các giá trị lịch
sử như sau các lần hiển linh phù trợ các thần đều được các triều đình phong
tặng danh hiệu cao q” [58, tr.18].
Như vậy, đã có những nghiên cứu chú ý đến nhân vật và việc xây dựng
các nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục và Việt điện u
linh tập. Nhưng những cơng trình này chưa đi sâu vào các phương thức xây
dựng nhân vật kì ảo. Chính vì vậy, trên tinh thần tiếp thu những cơng trình
nghiên cứu đã có trước đây, trong luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên
cứu phương thức xây dựng nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm trên với nỗ lực
đưa lại những phát hiện góp phần mở rộng, đào sâu thêm giá trị của hai tác
phẩm văn xi Việt Nam đầu tiên này.
3. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong Việt
điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục, chúng tôi nhằm:
- Chỉ ra những phương thức mà Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã dùng
để thể hiện nhân vật kì ảo trong tác phẩm của mình.
- Chỉ ra những thành tựu trong xây dựng nhân vật kì ảo của Việt điện u
linh tập và Lĩnh Nam trích quái lục.

12


- Nhận thức được đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện chí qi Việt
Nam giai đoạn đầu. Từ đó, chúng ta sẽ có những hình dung thêm về con

đường đi của văn xi kì ảo Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn của chúng tơi nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo
của truyện chí quái (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung
Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo của
truyện chí quái (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục) chứ
khơng đi sâu nghiên cứu vào các phương diện nghệ thuật khác của hai tác
phẩm này.
4.2.1. Phạm vi tư liệu
Chúng tôi đi vào khảo sát các văn bản Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên
do Trịnh Đình Rư dịch theo bản A. 751 của Thư viện Khoa học xã hội. Đinh
Gia Khánh hiệu đính và bổ sung trong lần tái bản, Nhà xuất bản văn học, năm
1972. Kết hợp với ba thiên: 1.“Bố cái, phu hựu, Chương tín, Sùng nghĩa đại
vương”; 2.“Bảo quốc, Trấn linh, Định bang, Quốc đơ thành hồng đại vương”;
3. “Xung thiên, Dũng liệt, Chiêu ứng, Uy tín đại vương” do nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Na dịch từ bản A. 1919 của Viện Hán Nôm in trong cuốn Văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo thêm
bản dịch truyện “Bố Cái đại vương” in trong Tinh tuyển thơ văn Hán Nôm của
Bùi Duy Tân – Nguyễn Kim Sơn – Phạm Vân Dung – Bùi Thiên Thai.
Về văn bản Lĩnh Nam chích qi lục, chúng tơi khảo sát 7 truyện do ông
Nguyễn Đăng Na dịch từ bản HV. 486 hiện lưu trữ tại viện Sử học (theo ông
đây là bản chưa bị Kiều Phú sửa đổi để giới thiệu). Ngồi ra chúng tơi cịn

13


nghiên cứu bản dịch Lĩnh Nam chích quái do Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc

San dịch từ bản kí hiệu A.33 của Thư viện khoa học. Đồng thời, chúng tơi cịn
tham khảo thêm các truyện “Hồng Bàng Thị”; “Bánh chưng”; “Hai vị thần ở
Long Nhãn, Như Nguyệt”; “Hà Ơ Lơi” theo bản dịch của Lĩnh Nam chích
quái của nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sẽ sử dụng:
-

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: sử dụng phương pháp này nghiên

cứu sâu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tác phẩm.
-

Phương pháp văn học sử: đặt Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích

quái lục trong bối cảnh ra đời thế kỉ thứ XIV thời Trần người nghiên cứu sẽ
thấy được âm hưởng thời đại trong tác phẩm, sẽ hiểu thêm về giá trị của tác phẩm.
Và đặc biệt việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp người nghiên cứu hình dung ra
được phần nào tư duy và tâm lí của người sáng tạo ra chúng.
-

Phương pháp tiếp cận văn hóa: để thấy được những trầm tích văn hóa

chứa đựng trong hai tác phẩm.
Ngồi ra, chúng tơi cịn kết hợp với các thao tác:
+ Phân tích: đi sâu phân tích chất văn, sự thay đổi của yếu tố kì và thực
trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục.
+ Thống kê các nhân vật trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích
quái lục để hình dung cụ thể về hệ thống nhân vật kì ảo trong tác phẩm.
+ So sánh: để thấy được sự phát triển của phương thức xây dựng nhân

vật kì ảo giữa hai tác phẩm.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nếu thực hiện tốt luận văn chúng tôi sẽ chỉ ra được các phương thức thể
hiện nhân vật kì ảo của Việt điện u linhtập và Lĩnh Nam chích quái lục. Điều
này sẽ hoàn thiện thêm cho việc tiếp cận hai tác phẩm này dưới góc độ nghệ

14


thuật. Ngoài ra, việc chỉ ra được cụ thể, rõ ràng sự phát triển giữa Việt điện u
linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục sẽ góp phần vào việc nghiên cứu hành
trình của văn học kì ảo Việt Nam.
Nghiên cứu các phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong Việt điện u
linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục còn cung cấp những tư liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu và giảng dạy hai tác phẩm này.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí qi Việt
Nam (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục) sẽ đóng góp vào
việc nghiên cứu văn xi kì ảo trung đại Việt Nam nói chung và nghiên cứu
hai tác phẩm Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục nói riêng.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung chính của luận văn
bao gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam
chích qi lục.
Chương 2: Nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích
quái lục.
Chương 3: Sự vận động của phương thức xây dựng nhân vật kì ảo từ Việt
điện u linh tập đến Lĩnh Nam chích quái lục.


15


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP
VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC
1.1. Các khái niệm
- Phương thức: là cách thức và phương pháp (nói một cách tổng quát)
(Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên)).
- Phương thức thể hiện nhân vật: là những kĩ thuật, những thủ pháp nghệ
thuật mà người sáng tác sử dụng để xây dựng nên nhân vật. Hay nói cách khác
muốn khắc họa nên một nhân vật với những đặc tính thế nào thì nhà văn phải sử
dụng những hình thức nghệ thuật phù hợp để xây dựng nên nhân vật đó.
-

Nhân vật kì ảo: là nhân vật chứa yếu tố li kì và siêu nhiên. Quan

niệm về cái “kì ảo” khơng thể khơng đi liền với quan niệm của chúng ta về
hiện thực. Tuy nhiên, quan niệm về hiện thực của chúng ta không cố định mà
thay đổi khơng ngừng theo trình độ phát triển nhận thức của con người và
thay đổi theo quan niệm của từng khơng gian văn hóa khác nhau. Ở Đơng Á
thời cổ - trung đại, do cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và do chưa giải thích
được nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nên đối với con người, bên cạnh
cuộc sống hiện thực, họ cịn có một đời sống tâm linh phong phú với các vị
thần, với những điều kì lạ, siêu nhiên và một quan niệm về thế giới bên kia…
Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn nhị nguyên luận trước vũ trụ của con
người thời đó. Thế giới trần gian và thế giới siêu nhiên song song tồn tại, tác
động lẫn nhau một cách nhân quả. Sang đến thời hiện đại khi nhận thức của
con người về hiện thực khoa học hơn thì “cái kì ảo” cũng được nhìn một cách
duy lí hơn. Nó có thể là một hiện tượng mà người ta không thể giải thích được

bằng các quy luật của thế giới thân thuộc. Vì thế nó tạo cảm giác do dự,
hoang mang đối với con người.

16


- Truyện chí quái: là thể loại truyện ghi chép việc quái dị, kì lạ. Nhân vật
chủ yếu là thần linh, ma quái. Ngôn ngữ kể chuyện của thể loại này đơn giản,
chủ yếu là ghi chép, chưa điêu luyện như truyền kì, chưa nhiều yếu tố tâm lí.
Các nhà nghiên cứu thường coi chí quái là một trong những nguồn gốc quan
trọng của truyền kì.
1.2. Tiền đề cho sự ra đời Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục
1.2.1. Văn hóa và văn học dân gian Việt Nam
1.2.1.1. Tơn giáo, tín ngưỡng và phong tục dân gian
Bên cạnh văn học dân gian Việt Nam, văn học kì ảo Trung Quốc, văn
xi lịch sử thì tơn giáo, tín ngưỡng và phong tục dân gian cũng là tiền đề
quan trọng cho sự ra đời Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Ở
Việt Nam, các tơn giáo được truyền vào từ rất sớm. Ơng Nguyễn Duy Hinh
cho rằng các nhà truyền giáo Ấn Độ đã xuất hiện ở Luy Lâu (Dâu) vào thời Sĩ
Nhiếp thông qua tư liệu là bức thư Viên Huy gửi Tuân Húc nói về Sĩ Nhiếp:
“giữ vẹn được một quận hơn 20 năm, bờ cõi khơng xảy ra việc gì, dân không
mất nghiệp, những bọn khách xa đến trú chân ( ky lữ chi đồ) đều được nhờ
ơn… Anh em ông làm quan coi quận, hùng trưởng một châu, ở lánh ngồi
mn dặm, uy tín khơng ai hơn. Khi ra vào thì đánh chng khánh, uy nghi
đủ hết; kèn sáo thổi vang, ngựa xe đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt
hương thường có đến mấy mươi người (xuất nhập minh chung khánh bị cụ uy
nghi già cổ tiêu suy xa kỵ mãn đạo Hồ nhân hiệp cốc phần hương giả thường
hữu số thập…” [31, tr.10]. Người Hồ được giải thích là người Ấn Độ, người
Hồ đốt hương là nhà sư Ấn Độ. Người Hồ có thể đến Dâu trước thời điểm
được đề cập trong bức thư (Sĩ Nhiếp làm thái thú được 20 năm tức là từ năm

187 đến năm 207) nhưng qua bức thư ta có thể thấy rằng thời Sĩ Nhiếp các
tôn giáo Ấn Độ đã xuất hiện ở nước ta. Đạo giáo (một tôn giáo của Trung
Quốc) cũng được truyền nhập vào nước ta từ rất sớm qua sự giao lưu văn hóa

17


dân gian giữa Giao Chỉ và phương Bắc. Trong Đại Việt Sử kí tồn thư viết về
Sĩ Nhiếp: “Trước Vương (Sĩ Vương) ốm, đã chết đi ba ngày, người tiên là
Đổng Phụng cho một viên thuốc hòa vào nước ngậm, rồi đỡ lấy đầu mà lay
động, một chốc lát mở mắt động tay, sắc mặt bình phục dần dần, ngày hơm
sau ngồi dậy được, bốn ngày lại nói được, rồi trở lại bình thường. [38, tr.67].
Trong Việt điện u linh tập lại viết về Sĩ Nhiếp như sau: “Theo Báo cực truyện
thì Sĩ Vương giỏi phép nhiếp dưỡng. Đem chơn dưới đất đến cuối đời Tấn thì
kể được hơn một trăm sáu chục năm. Thế mà khi người Lâm Ấp vào ăn cướp,
đào mộ lên, thấy thân thể vẫn không nát, mặt mũi vẫn như lúc còn sống.
Chúng sợ quá bèn vội chôn lấp lại. Dân địa phương lưu truyền việc ấy, coi là
thần linh, lập miếu để thờ, gọi là Sĩ Vương tiên” [76, tr111]. Theo những ghi
chép trên thì vào thời Sĩ Nhiếp, Đạo giáo đã xuất hiện ở Giao Chỉ. Nho giáo
được truyền bá vào Việt Nam gắn liền với hoạt động chính trị của nhà Tây
Hán: đồng hóa những dân tộc bị chinh phục. Song song với việc Hán hóa
ngơn ngữ của người Việt, Nho giáo đã được truyền dạy ở Giao Chỉ. Các tôn
giáo khi vào nước ta đã có sự kết hợp, dung hịa với nhau và với tín ngưỡng
bản địa. Sự du nhập của các tôn giáo, sự kết hợp của các tôn giáo và sự kết
hợp, dung hịa của tơn giáo với tín ngưỡng bản địa đã được phản ánh trong
Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Đặc biệt là qua: “Truyện
Man Nương”, “Truyện Nhất Dạ Trạch”, “Truyện Núi Tản Viên”, “Truyện Từ
Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không”, “Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn
Giác Hải”,... Đầu tiên, đi sâu vào phân tích “Truyện Man Nương”. Về tên của
sư Già la dồ lê, Ông Nguyễn Duy Hinh cho rằng phiên âm chữ “đồ” là sai

lầm. Chữ Hán này có hai âm đọc là Đồ và Xà. Cũng như chữ Hán đầu tiên
cũng có hai âm đọc là “Già” và “Cà”. Ngày nay đọc đúng là Cà (Già) la xà lê.
Xà lê gọi tắt là A xà lê (Acarya) chỉ một trong tam sư hướng dẫn tín đồ mới
nhập đạo. Thầy A xà lê chuyên dạy giáo lý tức kinh Phật. Như vậy, tên Cà la

18


×