Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
PHẦN I
LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ NHÓM
HÀNG ĐIỆN MÁY TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY ĐIỆN MÁY
VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
1.1 Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng
1.1.1 Vị trí, vai trò và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng
* Khái niệm.
Bán hàng là khâu cuối cùng của chu trình kinh doanh, ở đó diễn ra quá trình
chuyển giao quyền sở hữu thành phẩm đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu
được tiền hoặc đươc quyền thu tiền.Như vậy, xét về mặt hành vi quá trình bán hàng
là quá trình thoả thuận giữa người mua và người bán, còn xét về bản chất kinh tế thì
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
1
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
bán hàng là quá trình chuyển giao quyền sở hữu ( người bán mất quyền sở hữu nhưng
thu được tiền hoặc được quyền thu tiền, ngươc lại người mua phải trả tiền nhưng
được quyền sở hữu hàng hoá đó ).
Việc bán hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân trong và ngoài doanh
nghiệp gọi là bán hàng ra bên ngoài, còn bán hàng giữa các đơn vị trong cung một
công ty, một tổng công ty gọi là bán hàng nội bộ.
* Đối với doanh nghiệp:
Bán hàng là quá trình chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật
sang hình thái giá trị. Như vậy, thông qua tiêu thụ đồng thời đồng vốn của doanh
nghiệp quay trở về trạng thái ban đầu.
Qua tiêu thụ trong doanh nghiệp ta thu về khoản doanh thu bán hàng, đó là
nguồn quan trọng để doanh nghiệp bù đắp chi phí, trang trải cho số vốn đã bỏ ra, có
tiền để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, và làm tròn nghĩa vụ
đối với nhà nước, đảm bảo doanh nghiêp có thể tái sản xuất giản đơn cung như tái
sản xuất mở rộng
Bán hàng tốt góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn, làm cho đồng vốn kinh
doanh không bị ứ đọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp
theo.
* Đối với nền kinh tế quốc dân:
Thực hiện bán hàng là cơ sở cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và
hàng trong lưu thông, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành, các khu vực. Bởi vì trong
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển kinh tế một
cách độc lập mà phải có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau, tạo tiền đề cho
nhau cung phát triển, đầu ra của doanh nghiệp này có thể là đầu vào của doanh
nghiêp kia, cứ như vậy mỗi doanh nghiệp là một mắt xích trong hệ thống chuỗi xích
1.1.2. Vai trò của kế toán nghiệp vụ bán hàng
Kế toán nghiệp vụ bán hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh
doanh. Nó là công cụ đắc lực phục vụ công tác điều hành, quản lý các hoạt động kinh
doanh, quản lý vốn trong các doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán nghiệp vụ
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
2
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
bán hàng sẽ mang lại các thông tin, số liệu đáng tin cậy để Nhà nước điều hành vĩ
mô nền kinh tế quốc dân, kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngành, các lĩnh vực và
khu vực kinh doanh.
Kế toán nghiệp vụ bán hàng có chức năng quan trọng là thu thập, xử lý, cung
cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc việc thực hiện bán hàng trong doanh
nghiệp. Nhờ đó doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án kinh
doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
Trong doanh nghiệp thương mại, lưu thông hàng hóa là chức năng chủ yếu,
nghiệp vụ bán hàng là khâu vận động cuối cùng của hàng hóa, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận, phản ánh kết quả kinh doanh trong một thời kỳ. Kế toán nghiệp vụ bán
hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong công tác kế toán của một doanh nghiệp thương
mại và quá trình hạch toán kế toán của nó cũng rất phức tạp do có sự vận động và
biến đổi liên tục của hàng hóa và tiền tệ trong giai đoạn tiêu thụ.
1.1.3 Các phương thức tiêu thụ
1.1.3.1. Phương thức bán buôn
Bán buôn là việc bán hàng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc các doanh
nghiệp thương mại. Kết thúc quá trình này, hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu
thông. Đặc điểm của phương thức này là số lượng bán một lần lớn nên doanh nghiệp
thường lập chứng từ cho từng lần bán và kế toán tiến hành ghi sổ sau mỗi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
Phương thức này được tiến hành theo 2 hình thức sau:
- Hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến
doanh nghiệp để nhận hàng, doanh nghiệp giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau
khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng bán
được xác định là tiêu thụ.
- Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký
kết, doanh nghiệp bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài, chuyển hàng
đến giao cho bên mua ở một địa điểm đã thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp. Số hang hoá này được xác định là tiêu thụ khi nhận
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
3
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
được tiền do bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và
chấp nhận thanh toán. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp chịu hay bên mua chịu là
theo sự thoả thuận từ trước giữa hai bên trong hợp đồng.
1.1.3.2 Phương thức bán lẻ
Bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, người bán giao hàng cho
khách và thu tiền của khách hàng. Phương thức bán lẻ được tiến hành theo các hình
thức sau:
- Bán hàng thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng vừa là người trực tiếp thu
tiền, giao hàng cho khách và ghi hàng đã bán vào thẻ quầy hàng. Cuối ngày hoặc cuối
ca nhân viên bán hàng kiểm kê, nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ hoặc nộp thẳng vào
ngân hàng, đồng thời kiểm kê hàng hoá, xác định lượng hàng bán và lập bảng kê bán
lẻ hàng hoá dịch vụ.
- Bán hàng thu tiền tập trung : Hình thức này tách rời nghiệp vụ bán hàng và
thu tiền tức là việc thu tiền của người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau.
Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ viết hoá đơn và thu tiền mua
hàng của khách.
- Bán hàng tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy
hàng hoá, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng.
1.1.3.3 Phương thức bán hàng gửi đại lý
Theo phương thức này doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, bên nhận đại
lý sẽ trực tiếp bán hàng và phải thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp, được hưởng
hoa hồng đại lý bán. Số hàng hoá gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, số hàng hóa này được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền
do bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng
đã bán được, doanh nghiệp khi đó mới mất quyền sở hữu về số hàng này.
1.1.3.4 Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Số
lần trả và số tiền trả trong từng lần là tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai bên mua bán.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
4
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường, doanh nghiệp còn thu thêm của người
mua một khoản lãi do trả chậm.
1.1.4 Phạm vi hàng bán
1.1.4.1 Phạm vi hàng bán
- Phải thông qua mua bán và thanh toán bằng tiền theo một hình thức thanh
toán nhất định.
- Hàng hoá bán ra thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên bán mất quyền sở hữu về hàng hoá và đã thu được tiền hoặc có quyền
đòi tiền của người mua.
Các trường hợp xuất hàng đặc biệt được coi là bán:
- Hàng hoá xuất để thanh toán tiền lương, tiền thưởng
- Trường hợp hàng hoá xuất đổi để lấy hàng hoá khác
- Hàng hoá xuất làm quà biếu, tặng thưởng.
- Hàng hoá xuất dùng trong nội bộ doanh nghiệp.
- Hàng hoá hao hụt tổn thất trong khâu bán theo hợp đồng bên mua chịu..
1.1.5 Các phương thức thanh toán
Hiện nay, doanh nghiệp thường áp dụng 2 phương thức thanh toán: thanh toán
trực tiếp và thanh toán không trực tiếp.
1.1.5.1 Phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
Đây là hình thức thanh toán mà người mua sau khi nhận được hàng hoá do bên
bán cung cấp thì tiến hành thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho bên bán.
1.1.5.2 Phương thức thanh toán qua ngân hàng
a. Thanh toán bằng séc:
Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát ra lệnh
cho ngân hàng trích tiền trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên trên
séc, hoặc theo lệnh của người đó trả cho một người khác một số tiền nhất định bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản.
b. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi:
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
5
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Ủy nhiệm chi là một tờ lệnh chi tiền do chủ tài khoản phát hành theo mẫu in sẵn
của ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho một người khác hoặc đáp
ứng cho các nhu khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
d. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
e. Thanh toán bằng thẻ thanh toán
f. Phương thức thanh toán bù trừ
1.1.6 Giá hàng hoá trong khâu bán
1.1.6.1 Giá bán
* Nguyên tắc xác định:
Giá cả hàng hoá luôn luôn là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu đối với
cả người mua và người bán, vì vậy cần phải xác định giá bán sao cho phù hợp với cả hai
bên mua bán. Việc xác lập giá bán phải đạt được các mục tiêu sau:
- Giá bán phải kích thích khối lượng hàng hoá bán ra và được tiêu thụ một
cách tối đa.
- Xác định giá bán phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận.
• Phương pháp xác định: Giá bán thực tế của hàng hóa là cơ sở để ghi nhận
doanh thu và được xác định theo công thức sau:
Giá bán
Hàng hoá
=
Giá thành sản xuất thực
tế của sản phẩm
+
Thặng số thương
mại
Thặng số thương mại là một khoản lợi nhuận nhất định dùng để bù đắp chi
phí, thuế và hình thành lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó được tính theo tỉ lệ phần
trăm trên giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ :
Thặng số thương mại = Giá thành sản xuất thực tế x % thặng số
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền xác định giá bán của hàng
hoá. Nhà nước chỉ khống chế giá đối với một số mặt hàng chiến lược như : điện, nước,
xăng dầu nhưng cũng chỉ trong một khung giá nhất định, do đó tỉ lệ % thặng số trong cơ
chế thị trường luôn biến động linh hoạt phù hợp với thị trường.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
6
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
1.1.6.2 Giá vốn hàng bán
Để đưa ra được giá bán sản phẩm hàng hoá hợp lý, doanh nghiệp phải xác
định được giá vốn hàng bán để làm căn cứ ghi sổ, cuối kỳ xác định hiệu quả của hoạt
động kinh doanh. Hiện nay, có nhiều cách tính trị giá vốn hàng bán khác nhau, tuỳ
thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn
phương pháp nào cho phù hợp:
a. Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này trước hết phải tính giá mua bình quân của hàng hoá,
thành phẩm theo công thức:
Trị giá thực tế bình
quân của 1 đơn vị
hàng hoá
=
Trị giá thực tế của hàng
hoá tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá thực tế của hàng
hoá nhập kho trong kỳ
Số lượng
hàng hoá tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá nhập
kho trong kỳ
Sau đó tính trị giá vốn của từng loại hàng hoá xuất bán trong kỳ theo công
thức :
Trị giá vốn của hàng
hoá xuất bán trong kỳ
=
Tổng số lượng hàng
hoá xuất bán trong kỳ
x
Giá bình quân 1
đơn vị hàng hoá
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mức chính xác không cao, công việc
tính giá lại thực hiện vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến độ chính xác và tính kịp thời
của thông tin kế toán. Phương pháp này có khuynh hướng che dấu sự biến động của
giá cả, cách tính này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ.
b. Phương pháp nhập trước - xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả thiết lô hàng nhập kho trước sẽ được xuất kho
trước, vì vậy hàng tồn kho đầu kỳ giả định là xuất kho trước tiên, số hàng hoá thành
phẩm xuất thêm sau đó được xuất theo đúng thứ tự như chúng được mua vào nhập
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
7
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
kho. Việc tính giá vốn hàng bán theo phương pháp này có ưu điểm là gía vốn của
hàng tồn kho trên báo cáo kế toán sát với thị trườngtại thời điểm lập báo cáo. Nhưng
nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi kho bảo quản phải thuận tiện cho việc
theo dõi tình hình nhập xuất theo từng lần, trị giá hàng hoá xuất kho thường bị phản
ánh kém chính xác, đặc biệt trong trường hợp có sự biến động tăng lên về giá cả.
c. Phương pháp nhập sau - xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng nhập sau cùng sẽ được xuất trước
tiên, giá hàng hoá thành phẩm xuất kho sẽ tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng.
Phương pháp này có ưu điểm là trị giá hàng hoá xuất kho được xác định tương đối
sát với giá thị trường tại thời điểm xuất kho hàng hoá, nhưng trị giá hàng hoá tồn kho
bị xác định kém chính xác, đặc biệt trong trường hợp có sự biến động giảm về giá cả.
d. Phương pháp thực tế đích danh:
Phương pháp này dựa trên cơ sở xuất kho hàng hoá thuộc lô hàng nào thì lấy
đúng giá vốn của lô hàng đó để tính giá vốn hàng xuất kho, áp dụng phương pháp này
trong trường hợp kế toán nhận diện được từng lô hàng, từng loại hàng hoá tồn kho,
từng lần mua vào và từng đơn giá theo từng hoá đơn của chúng. Phương pháp này
được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị
cao, số lần nhập xuất ít.
1.1.7 Yêu cầu quản lí công tác tiêu thụ
Quá trình tiêu thụ là quá trình luân chuyển từ khi hàng hóa nằm trong kho đến
khi được giao cho khách hàng và thu được tiền bán hàng. Muốn quản lí tốt công tác
tiêu thụ đòi hỏi phải quản lí tốt hàng hóa và quá trình tiêu thụ.
1.1.7.1. Yêu cầu quản lí
Trước hết cần phải quản lí về mặt số lượng hàng hóa: Việc quản lí đòi hỏi
phải phản ánh thường xuyên tình hình nhập xuất tồn thành phẩm để kịp thời nắm bắt
và phát hiện các trường hợp tồn đọng lâu trong kho từ đó tìm cách giải quyết tránh
tình trạng bị ứ đọng quá lâu và quá nhiều. Mặt khác mỗi nghiệp vụ nhập xuất kho,
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
8
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
hàng hóa đều phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ để cuối kỳ có thể đối chiếu số hiệu trên
giấy tờ với tình hình thực tế trong kho.
Bên cạnh việc quản lí về mặt số lượng hàng hóa thì việc quản lí về mặt chất lượng
hàng hóa là một yêu cầu không thể thiếu. Nếu hàng hoá không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn
đến chi phí gia tăng làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.7.2. Yêu cầu quản lí tiêu thụ
Bên cạnh việc quản lí sản phẩm hàng hóa thì doanh nghiệp còn cần phải quản
lí cả hoạt động tiêu thụ hàng hóa tức là từ lúc hàng hóa được giao cho khách hàng
đến khi nhận được tiền hàng.
Trước hết là quản lí về số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán ra, các giấy tờ
liên quan như hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT....Đồng thời cần có sự quản lí theo
dõi từng người mua, từng lần gửi hàng, từng nhóm hàng...để từ đó nắm bắt được tình
hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
Ngoài yêu cầu quản lí về số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán ra doanh
nghiệp còn cần phải quản lí cả về giá cả, việc tính giá vốn hàng bán phải đảm bảo
nguyên tắc bù đắp được chi phí, các khoản thuế và tạo ra được lợi nhuận cho doanh
nghiệp, có nhiều phương pháp tính giá vốn hàng bán, tuỳ thuộc vào điều kiện của
từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp.
Sau cùng doanh nghiệp cần phải quản lí việc thu hồi tiền hàng và xác định kết
quả kinh doanh, bởi nếu doanh nghiệp không có kế hoạch quản lí việc thu hồi tiền
bán hàng thì vốn của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng, vòng quay vốn của doanh
nghiệp sẽ bị ngưng trệ mà điều này lại rất ảnh hưởng đến việc tái đầu tư duy trì và
mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
1.1.8 Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ:
Để phát huy được tốt vai trò và thực sự là quản lý đắc lực kế toán tiêu thụ sản
phẩm cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, phải hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình nhập – xuất – tồn kho
thành phẩm theo các chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
9
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
- Thứ hai, phải phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình về tiêu thụ sản
phẩm,hàng hóa tình hình thanh toán công nợ với khách hàng về số tiền hàng đã bán
chịu cho khách hàng.
- Thứ ba, phải hạch toán đầy đủ, chính xác trị giá vốn của số hàng hóa đã tiêu
thụ nhằm phục vụ cho việc xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2 Qui định kế toán nghiệp vụ bán hàng theo chuẩn mực và chế độ kế toán
doanh nghiệp hiện hành
1.2.1 Qui định chung xác định doanh thu
*Chuẩn mực 14
Theo chuẩn mực số 14 về doanh thu và thu nhập khác ban hành và công bố theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì
doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
a. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
b. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
c. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn tức là đã xác định được
tương đối chắc chắn về thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
d. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc
chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong.
e. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu và chi
phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc
phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng thường được
xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thoả mãn
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
10
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Doanh thu phải được ghi nhận theo nguyên tắc doanh thu & chi phí liên quan
đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và
phải theo năm tài chính.
Chỉ hạch toán doanh thu bán hàng và doanh thu nội bộ các khoản doanh thu
của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ
hạch toán.
Không hạch toán vào tài khoản doanh thu những khoản doanh thu bán hàng
chưa chắc chắn có khả năng được thực hiện.
Hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất & giá trị thì việc trao đổi đó không được xem là một giao dịch tạo ra
doanh thu và không ghi nhận là doanh thu.
Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng
loại doanh thu. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu,
từng loại sản phẩm, hàng hoá…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác
kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh & lập báo cáo kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
thì phải được hạch toán riêng biệt.
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả kinh doanh. Toàn bộ
doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào tài khoản 911-Xác
định kết quả kinh doanh. Các tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.
1.2.1.2 Các tài khoản sử dụng hạch toán doanh thu:
Tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã
thu tiền hay sẽ thu tiền.
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ của doanh nghịêp được thực hiện
theo nguyên tắc sau:
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
11
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa thuế
GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT,
hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng & cung cấp
dịch vụ là tổng giá thanh toán.
- Những doanh nghiệp nhận gia công hàng hoá, vật tư thì chỉ phản ánh vào
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không
bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
- Đối với các cơ sở là đại lý nhận bán hộ & bán theo giá qui định thì doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần hoa hồng bán hàng mà cơ sở được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp
ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt
động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm.
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng & đã thu tiền
bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng thì giá trị số
hàng này không được xem là tiêu thụ và không được ghi vào tài khoản 511 mà phải
hạch toán vào bên có tài khoản 131-“Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu
của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào tài khoản 511
về trị giá hàng đã giao, đã thu tiền hàng trước.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều
năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê
được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê
tài sản.
- Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá thì doanh thu trợ
cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ
giá.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
12
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng &
cung cấp dịch vụ”:
Bên Nợ:
1 - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu
bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã
được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán;
2 - Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
3 - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
4 - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911-“Xác định kết quả kinh
doanh”.
Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2:
1 • TK 5111-Doanh thu bán hàng hoá: dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá,
vật tư, lương thực,…
2 • TK 5112-Doanh thu bán các thành phẩm: dùng cho các ngành sản xuất vật
chất như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp,…
3 • TK 5113-Doanh thu cung cấp dịch vụ: dùng cho các ngành kinh doanh dịch
vụ như: giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ kế toán-kiểm toán…
4 • TK 5114-Doanh thu trợ cấp, trợ giá: dùng để phản ánh các khoản doanh thu
từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:
Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ được thực hiện như qui định đối với doanh
thu bán hàng (Tài khoản 511).
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
13
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
trong công ty hay một tổng công ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ
trong một kỳ kế toán.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau.
Không hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các đơn
vị không trực thuộc công ty, tổng công ty.
Doanh thu tiêu thụ nội bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh nội bộ của
các đơn vị thành viên.
Kết quả kinh doanh của công ty, tổng công ty bao gồm kết quả phần tiêu thụ
nội bộ & tiêu thụ ra bên ngoài. Tổng công ty, công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với Nhà nước theo các luật thuế qui định trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ tiêu thụ ra bên ngoài & tiêu thụ nội bộ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:
Bên Nợ:
1 - Trị giá hàng bán bị trả lại; khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối
lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán.
2 - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ nội bộ.
3 - Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào TK 911-“Xác định kết quả
kinh doanh”.
Bên Có:
1 - Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 có 3 tài khoản cấp 2:
1 • TK 5121-Doanh thu bán hàng hoá: dùng cho các doanh nghiệp thương mại.
2 • TK 5122-Doanh thu bán các thành phẩm: dùng cho các doanh nghiệp sản
xuất.
3 • TK 5123-Doanh thu cung cấp dịch vụ: dùng cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
14
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
1.2.1.3 Kế toán giá vốn hàng bán:
Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (Hoặc gồm cả chi
phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương
mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu
thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong
kỳ.
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán xuất kho:
1 • Phương pháp bình quân gia quyền.
2 • Phương pháp nhập trước - xuất trước. (FIFO)
• Phương pháp nhập sau - xuất trước. (LIFO)
• Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632-“Giá vốn hàng
bán”.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632-“Giá vốn hàng bán”:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên Nợ:
1 - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
2 - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường & chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá
hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
3 - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
4 - Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình
thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế
hoàn thành.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
15
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
5 - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Bên Có:
1 - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài
chính (31/12) (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản
đã lập dự phòng năm trước).
2 - Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
3 - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
sang tài khoản 911-“Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Bên Nợ:
1 - Trị giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
2 - Trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ.
1 - Tổng giá thành thực tế thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
2 - Các khoản khác cho phép tính vào giá vốn.
Bên Có:
1 - Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên nợ tài khoản 155.
2 - Kết chuyển trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ cuối kỳ vào bên
nợ tài khoản 157.
3 - Kết chuyển giá vốn thành phẩm đã xác định tiêu thụ trong kỳ sang tài
khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
* Chuẩn mực 02:
- Mục đích của chuẩn mực 02 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho
vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực
hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
16
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
báo cáo tài chính.
- Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ
khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán
khác cho hàng tồn kho.
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi
phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu
thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất
được trừ (-) khỏi chi phí mua.
1.2.2 Qui định kế toán bán hàng theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
* Hình thức kế toán " Nhật ky- chứng từ" đều phải được lập nhật ky chứnga
từ để ghi vào sổ kế toán bao gồm:
+ Tờ kê chi tiết
+ Phiếu kế toán
+ Sổ kế toán chi tiết
+ Sổ cái tài khoản
* Sổ sách kế toán
Tùy theo hình thức sổ sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là hình thức
Nhật ky chung, Nhật ky sổ cái, chứng từ ghi sổ, Nhật k chứng từ...mà có sự khác
nhau về số lượng sổ sách,cấu trúc sổ sáchvà mối quan hệ giữa các loại. Nhưng đều
nhằm cung cấp các chỉ tiêuquản trị doanh nghiệp và giải thích các chỉ tiêu tổng hợp
của sổ tổng hợp.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
17
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Sơ đồ 14: Tổ chức sổ sách - Kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
18
Chứng từ gốc
(bảng tổng chứng tư gốc)
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK
155,157,632,511
Sổ các TK155,157,632,
511,333,111,1112
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
Phát sinh
Báo cáo tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Sơ đồ 15: Tổ chức sổ kế toán theo hình thức nhật ký-chứng từ:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
3
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
19
Chứng từ kế toán &các bảng phân bổ
BK5
BK8 BK9 BK10 Sổ chi tiết
Nhật ký_ chứng từ 8
BK11
Sổ chi tiết
TK
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
NK-CT 7
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
2.1.Tổng quan về công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ:
2.1.1. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty
Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ tiền thân là công ty điện máy cấp I
Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 75/NT của Bộ Nội thương ngày
17/5/1975 có nhiệm vụ là nhận và phân phối các sản phẩm công nghiệp. Công ty
nhập khảu hàng hóa phân phối cho các đơn vị kinh doanh cấp tỉnh và các nghành
trong địa bàn miền trung.
- Tháng 6 năm 1981 để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trên thị trường công ty
chia làm 2 chi nhánh:
+ Chi nhánh xe đạp xe máy Đà Nẵng
+ Chi nhánh điện máy Đà Nẵng
- Tháng 12 năm 1985 hai chi nhánh này nhập lại thành Ty Điện máy miền
trung theo quyết định số 607/TMTCCB
- Đến ngày 15/6/2000 Bộ Thương Mại cho phép Công Ty Điện máy miền
trung đổi tên thành Công Ty Điện máy và kỹ thuật công nghệ theo quyết định số
0892/2000QĐ-BTM trụ sở tại 124 Nguyễn Trí Thanh, Thành phố Đà Nẵng.
- Ngoài ra Công ty còn có văn phòng Đại diện ở Hà Nội và các tỉnh thành
phố khác
- Công ty Điện máy và kỹ thuật công nghệ là một doanh nghiệp Nhà nước có
tên giao dịch là GELIMEX. Được hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân,
chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ được quy định, có
điều lệ tổ chức hoạt động có bộ máy quản lý và điều hành vốn, được sử dụng con
dấu riêng và được mở tài khoản tài khoản tại Ngân hàng
Theo chỉ thị số 90-91 của Thủ Tướng chính phủ về việc sắp sếp lại các doanh
nghiệp Nhà Nước, công ty được quyết định trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Thương
Mại từ tháng 9 năm 1994.
Hiện nay, Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ là một trong số ít các
doanh nghiệp thương mại lớn ở địa bàn miền Trung, hòa nhập với cơ chế thị trường,
Công ty đã đạt được những thành quá đáng khích lệ.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
20
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
Công ty Điên Máy và Kỹ Thuật công nghệ kinh doanh các mặt hàng xuát
nhập khẩu: xe đạp, xe máy, Ti vi, Tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, quạt các loại, các
mặt hàng xuất nhập khẩu như: Tôm đông lanh, kim loại màu ô tô.
Đối với các mặt hàng xe máy chủ yếu là nhập từ nước ngoài về nguyên
chiếc, bên cạnh đó Công ty cũng nhập linh kiện, phụ tùng xe máy về giao cho xí
nghiệp lắp ráp xe máy.tùy theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung mà công ty
lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp.Chẳng hạn những năm 1993 – 1995 xe
Dream CKD và xe Custom C70 được tiêu thụ mạnh.Từ năm 1998 đến nay, Công ty
lắp ráp xe Union Daehan được khách hàng ưa chuộng.
Mặt hàng Tivi hiện nay Công ty kinh doanh chủ yếu là các loại tivi có nhãn
hiệu: Sam sung,Sony, Panasonic, JVC, Daewoo, Sharp, Philip, Gelimex. Tủ lạnh chủ
yếu mang nhãn hiệu Sharp, Samsung, điều hòa nhiệt độ hiệu National l082, National
1023,…Bếp ga Milux, xe tải Kiarhino, máy giặt Susuchi…
Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh
doanh các mặt hàng trong phạm vi đăng ký kinh doanh để khai thác có hiệu quả các
nguồn hàng, vật tư, nguyên liệu, sức lao động nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
trong nước, đáp ứng nhhu cầu hàng hóa tiêu dung cho nhân dân đẩy mạnh xuất khẩu
tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuận lợi, rộng
khắp,Công ty có được sự hỗ trợ đắc lực của các chi nhánh các xí nghiệp, các trung
tâm trực thuộc.Do yêu cầu phát triển kinh doanh quy mô ngày càng lớn công ty đã
giao quyền chủ động cho các đơn vị cơ sở, khuyến khích các đơn vị mở rộng thị
trường mua bán tham gia làm địa lý cho các công ty lớn, phát triển kinh doanh hàng
nội địa.Công ty đứng ra cho các đơn vị vay vốn nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu
chính cho các đơn vị tham gia kinh doanh sản xuất.
Nhìn lại quá trình hoạt động phát triển với một số đội ngũ cán bộ, kỹ sư có
năng lực, với đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi
chuuyên môn, tận tụy với công việc đã đưa Công Ty không ngừng lớn mạnh và phát
triển đã tạo được uy tín lớn trên thị trường trong nước và ngoài nước. Từ một đơn vị
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
21
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
chỉ có 50 người đến nay đơn vị đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên 500 người từ
doanh thu năm 2005 chỉ có 400 tỷ đồng đến nay đã tăng trên 1.500 tỷ đồng hàng năm
và hiên nay đã được Nhà nước xếp vào loại 1 và là một trong những công ty lớn và
mạnh nhất của Bộ thương mại Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Chi Nhánh Công Ty Điện Máy và Kỹ
Thuật công nghệ.
Một số chỉ tiêu cơ bản trong những năm gần đây của chi nhánh;
Biểu số 1:
TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Doanh thu thuần 49.815.098.561 75.334.231.765 121.259.119.196
2 Tổng chi phí 48.420.275.801 72.923.536.349 116.893.790.905
3 Tổng lợi nhuận 1,394,822,760 2,410,695,416 4,365,328,291
4 Nộp ngân sách 4.120.454.142 8.546.714.791 7.153.206.330
5 Thu nhập bình quân 1.800.000 2.200.00 2.800.000
Chi nhánh công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ trong những năm qua đã
không ngừng phát triển thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý kinh
tế của Chi nhánh. Cùng với các công ty khác hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà
Nội. Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng. Việc chuyển
từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường là một thử thách lớn đối với doanh nghiệp
thương mại và giờ đây khi Việt Nam gia nhập WTO thì đó cũng là một cơ hội song
thách thức thì vô cùng lớn.Có không ít doanh nghiệp phải giải thể và không kịp thích
ứng với cơ chế thị trường mới nhưng Chi nhánh đã hoà nhập vào thị trường, từng
bước tham gia đứng vững và vươn lên đó là nhờ vào sự nhạy bén, năng động của một
số cán bộ chủ chốt đã tìm ra đựoc hướng đi phù hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh
và phát triển.Chi nhánh đã không ngừng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho
CBCNV của Chi nhánh, đồng thời Chi nhánh cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
Để đảm bảo nhu cầu hàng hóa bán ra, Chi nhánh đã tổ chức được nguồn hàng
kinh doanh từ thị trường trong nước và ngoài nước. Hệ thống cửa hàng, kho bãi được
bố trí hợp lý và thuận lợi đảm bảo cho công tác tiếp nhận bảo quản và mua bán hàng
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
22
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
hóa được diễn ra suôn sẻ. Trong kinh doanh Chi nhánh có nhiều biện pháp tiết kiệm
chi phí, tích cực bán hàng vận chuyển thẳng không qua kho, rút ngắn thời gian lưu
chuyển hàng hóa. Ngoài ra Chi nhánh cũng đã áp dụng chính sách giảm giá nhằm thu
hút khách hàng.
Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh công ty điện máy và kỹ
thuât công nghệ cũng gặp không it những khó khăn mà Chi nhánh cần được khắc
phục. Khó khăn lớn nhất đối với công tác mua hàng là công tác tạo nguồn vốn. Chi
nhánh hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng và của công ty. Do đó
chi phí về lãi vay lớn làm chưa có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã gặp phải khó khăn đó
là sự cạnh tranh gay gắt.Về những mặt hàng như: xe máy, Ô tô, Ti vi, Tủ lạnh….đây
là mặt hàng được tiêu thụ mạnh của Chi nhánh.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty điện máy và kỹ thuật công
nghệ
Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ qua 28 năm không ngừng lớn mạnh và
phát triển đến nay cơ cấu tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đã được hoàn thiện: Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm:
- 1 Giám đốc + 2 phó Giám đốc
- 4 phòng ban chức năng:
+ Phòng tổ chức cán bộ - hành chính
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng đối ngoại thị trường
+ Phòng kinh doanh kế hoạch XNK
- 8 đơn vị hạch toán trực thuộc
+ Xí nghiệp lắp giáp xe máy
+ Xí nghiệp lắp giáp điện tử
+ Trung tâm kinh doanh vật tư tổng hợp
+ Trung tâm tin học
+ Xí nghiệp may xuất khẩu
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
23
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Thương mại
+ Chi nhánh Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ tại thành phố Hà Nội
+ Trung tâm buôn bán kinh doanh XNK 170 Hùng Vương – thành phố Đà Nẵng
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Chi nhánh Công ty điện máy và kỹ thuật
công nghệ tại thành phố Hà Nội.
Bộ máy quản lý của Chi nhánh công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ được tổ
chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc là người có quyền quyết định, điều
hành hoạt động Chi nhánh theo đúng chính sách, pháp luật nhà nước. Chịu trách
nhiệm trước công ty và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh
Nhiệm vụ của các phòng ban tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vấn đề có
liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty.
Hoàng Thị Liên Lớp: K37 – DK2
Ban giám đốc
Phòng tổ chức -
hành chính
Phòng kế toán
– tài chính
phòng
kinh doanh xnk
Phòng đối
ngoại và tt
Chi
nhánh Hà
Nội
Chi
nhánh
TP. HCM
Xí nghiệp
lắp ráp xe
máy
Trung
tâm tin
học
Trung
tâm kinh
doanh vật
tư tổng
hợp
Xí
nghiệp
may
xuất
khẩu
TT KD-
XNK 170
Hùng
Vương
ĐN
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
24
Chuyờn tt nghip i hc Thng mi
S 2:
Trong ú vai trũ ca tng b phn nh:
- Giỏm c Chi nhỏnh l ngi ng u Chi nhỏnh, do cụng ty b nhim
hoc min nhim, l ngi ch o trc tip hot ng kinh doanh, l ngi ban hnh
cỏc quyt nh ng thi l ngi chu trỏch nhim cao nhõt trc Cụng ty.
- Phú Giỏm c: l ngi giỳp vic cho Giỏm c v c giao nhim v
ph trỏch kinh doanh ca Chi nhỏnh ng thi cũn thay mt Giỏm c iu hnh
cụng vic ca Chi nhỏnh khi giỏm c i vng.
Hong Th Liờn Lp: K37 DK2
giám đốc
phó giám
đốc
phòng tổ
chức hành
chính
phòng kế
toán tài
chính
phòng kinh
doanh xnk
phòng đối
ngoại và thị
trường
cửa hàng
96 hai bà trư
ng
cửa hàng xe máy
198 trần quang
khải
cửa hàng xe
máy 125 tây
sơn
cửa
hàng ô
tô
Quan h trc tuyn
Quan h chc nng
25