Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của một số tộc người ở tây nguyên trường hợp jarai churu và ê đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM THỊ HƢỜNG

PHONG TụC TậP QUÁN Về VIệC DựNG NHÀ
VÀ SINH HOạT TRONG NHÀ CủA MộT Số
TộC NGƢờI ở TÂY NGUYÊN
(TRƢờNG HợP JARAI, CHURU VÀ ÊĐÊ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội-2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM THỊ HƢỜNG

PHONG TụC TậP QUÁN Về VIệC DựNG NHÀ
VÀ SINH HOạT TRONG NHÀ CủA MộT Số
TộC NGƢờI ở TÂY NGUYÊN
(TRƢờNG HợP JARAI, CHURU VÀ ÊĐÊ)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60220113

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Chừ



Hà Nội-2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và q báu của thầy cơ, người thân và
bạn bè.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Mai Ngọc Chừ
- người thầy đã chỉ dẫn và định hướng đề tài cho tơi. Trong suốt q trình từ
khi nhận đề tài cho đến khi hồn thành, thầy ln trao cho tơi những lời khun
bổ ích, những hướng đi đúng đắn để tơi hồn thành được luận văn này.
Tơi xin cảm ơn tất cả các bạn bè, gia đình đã ở bên động viên, giúp đỡ
tơi học tập và hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm
khoa Việt Nam học và tiếng Việt, các thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Vì kiến thức chun mơn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ để luận
văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Hƣờng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 8
6. Bố cục của luân văn ................................................................................ 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ BA TỘC NGƢỜI JARAI, CHURU VÀ ÊĐÊ 10
1.1. Tổng quan về tộc ngƣời Jarai .......................................................... 10
1.1.1. Dân số và địa bàn cư trú ............................................................. 10
1.1.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người ............................................ 11
1.2. Tổng quan về tộc ngƣời Churu ....................................................... 13
1.2.1. Dân số và địa bàn cư trú ............................................................. 13
1.2.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người ............................................ 14
1.3. Tổng quan về tộc ngƣời Êđê............................................................ 18
1.3.1. Dân số và địa bàn cư trú ............................................................ 18
1.3.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người ............................................ 19
Tiều kết ....................................................................................................... 21
Chƣơng 2. PHONG TỤC TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DỰNG
NHÀ CỦA BA TỘC NGƢỜI JARAI, CHURU VÀ Ê ĐÊ ........................ 22
2.1. Một số khái niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán
và nhà ở ...................................................................................................... 22
2.1.1. Khái niệm văn hóa ...................................................................... 22
2.1.2. Bản sắc vănhóa ........................................................................... 25
2.1.3. Khái niệm phong tục tập quán .................................................... 27
2.1.4. Khái niệm nhà ở .......................................................................... 27
2.2. Các thủ tục liên quan đến việc dựng nhà ........................................ 30
1



2.2.1. Chọn gỗ và đi lấy gỗ ................................................................... 31
2.2.2. Chọn đất, chọn hướng nhà .......................................................... 35
2.2.3. Chọn thời gian............................................................................. 41
2.2.4. Một số kiêng kị khác.................................................................... 42
2.3. Các nghi lễ diễn ra trong quá trình làm nhà .................................. 43
2.3.1. Lễ tẩy uế gỗ ................................................................................. 43
2.3.2. Lễ động thổ .................................................................................. 44
2.3.3. Lễ dựng nhà................................................................................. 46
2.3.4. Lễ cất nóc .................................................................................... 46
2.3.5. Lễ cúng cầu thang ....................................................................... 47
2.3.6. Lễ dựng Táo Quân ...................................................................... 48
2.3.7. Lễ khánh thành nhà ..................................................................... 49
2.3.8. Lễ dựng cửa ngõ.......................................................................... 51
Tiểu kết........................................................................................................ 52
Chƣơng 3.CÁC PHONG TỤC DIỄN RA TRONG NGÔI NHÀ.............. 54
3.1. Các phong tục liên quan đến vòng đời con ngƣời .......................... 54
3.1.1. Sinh đẻ ......................................................................................... 54
3.1.2. Lễ thổi tai (khi biết lẫy biết bò) ................................................... 57
3.1.3. Lễ đeo vòng tay (trưởng thành) .................................................. 58
3.1.4. Lễ cưới......................................................................................... 60
3.1.5. Lễ báo hiếu (lễ Jih) ..................................................................... 67
3.1.6. Lễ kết nghĩa anh em .................................................................... 68
3.1.7. Lễ mừng thọ................................................................................. 69
3.1.8. Lễ cầu sức khỏe ........................................................................... 71
3.1.9. Tang ma ....................................................................................... 73
3.2. Các phong tục khác ........................................................................... 81
3.2.1. Lễ cúng khách quý....................................................................... 81
3.2.2. Lễ cúng chiêng mới ..................................................................... 82
2



Tiểu kết ....................................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam từ thời lập quốc đến nay, cũng như các quốc gia Đông nam Á
khác, đã là một đất nước đa tộc người. Nếu như tộc người Kinh là tộc người
chủ thể, đã có vai trị lớn trong lịch sử và văn hóa dân tộc thì các tộc người
cịn lại cũng là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và
thống nhất của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh tồn cầu hóa
diễn ra khá mạnh, song song với cơ hội được giao lưu, hội nhập là nguy cơ
nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và lãng qn. Do đó, việc giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người là nhiệm vụ cấp thiết.
Tây Nguyên là vùng văn hóa đa dạng của Việt Nam, là vùng đất giàu
có về văn hóa truyền thống của các tộc người bản địa. Sự giàu có đó được tích
hợp từ các đặc trưng văn hóa riêng của từng tộc người, đặc biệt ba tộc người
Jarai, Churu và Êđê. Bên cạnh những nét tương đồng mang đậm dấu ấn núi
rừng Tây nguyên thì từng tộc người lại có nét văn hóa riêng vơ cùng đặc sắc.
Đây là lý do mà chúng tôi chọn ba tộc người này để so sánh chứ không phải
những tộc người nào khác
Để có cơ sở đưa ra những chính sách văn hóa tộc người phù hợp và có
hiệu quả cần phải có những nghiên cứu sâu về từng mảng vấn đề của kho tàng
văn hóa tộc người vốn rất phong phú và đa dạng. Nhằm góp một phần nhỏ bé
vào cơng việc chung ấy, trong luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu những

phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của ba tộc người,
đó là Êđê, Churu và Jarai. Đây là những tộc người chính ở Tây Nguyên và
đều thuộc về ngữ hệ Nam Đảo.
Như mọi người đều biết, phong tục tập quán là một trong những thành
tố quan trọng của văn hóa tộc người. Tuy nhiên, phạm vi của phong tục tập
quán rất rộng. Ở đây, như trên đã nói, người viết chỉ tập trung vào những
4


phong tục tập quán liên quan đến việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà, bởi
theo chúng tôi, “ở” là một trong ba thứ tối cần thiết cho đời sống con người
(“Ăn”, “Mặc”, “Ở”). Xem xét văn hóa tộc người, ta khơng thể khơng chú ý
đến thành tố văn hóa vật chất quan trọng này. Đây chính là lý do để chúng tôi
chọn lựa “Phong tục tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của
một số tộc người ở Tây Nguyên (Trường hợp hợp Jarai, Churu và Êđê)” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là địa bàn cư trú của hơn 40 tộc người, Tây Nguyên là một không gian
văn hóa đa sắc màu với sự hiện diện đồng thời của nhiều tộc người thiểu số.
Từ góc nhìn lịch sử - văn hóa, Tây Nguyên là một vùng văn hóa có lịch sử
phát triển lâu đời, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và di sản văn hóa truyền
thống của nhiều thành phần tộc người, đã và đang có sức cuốn hút mạnh mẽ
đối với giới nghiên cứu. Mấy thập kỷ qua, ngày càng có nhiều giá trị văn hóa
tinh thần và vật chất đầy sức hấp dẫn, được phát hiện trên khắp địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên, khiến chovăn hóa, con người và thiên nhiên nơi đây trở
thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa
học, khu vực học… Văn hóa Tây Nguyên không hề xa lạ đối với nhiều nhà
dân tộc học nước ngoài, như Dam Bo (Jacques Dournes), Georges
Condominas (tên bạn bè thường gọi là Condo)... Từ hơn 60 năm trước, Condo
đã gắn bó với mảnh đất này, các tác phẩm của ông đã được xếp vào số “các

cuốn sách kinh điển của ngành dân tộc học”. Các tác phẩm “Chúng tôi ăn
rừng”, “Không gian xã hội vùng Ðông Nam Á”, “Biên niên của Sar Luk”,
“Làng Mnông Gar” của ông đã được ấn hành ở Việt Nam. Như vậy tất cả các
cơng trình nghiên cứu về văn hóa Tây Ngun gần như đều được xem xét từ
góc nhìn dân tộc học.

5


Thuộc phạm vi nghiên cứu văn hóa các tộc người Nam Đảo ở Tây
Ngun cịn có thể kể đến những tên tuổi danh tiếng như R. Heine Geldern
với cơng trình Urheimal und Frahesle Wanderungen der Austronesier (Quê
hương đầu tiên và cuộc thiên di sớm nhất của người Nam Đảo) xuất bản vào
năm 1932, Willheim Solheim II với Reflections on the new data of Southeast
Asian Prehistory: Austronesian origin and consequence (Suy nghĩ về những
dữ kiện mới của tiền sử Đông Nam Á: Nguồn gốc và kết quả Nam Á), v.v.
Về văn hóa cư trú, có thể kể đếnhai tác phẩm nói về nhà ở của người
Êđê, đó là L’habitation Rhadé, les rites et les techniques của Maurice A.
(B.I.I.E.H, vol 5, fasc 1) và L‟habitation Rhadé của Ner M. (C.E.F.E.O,
supplément 2) đều xuất bản năm 1942. Với các tộc người Churu, Jarai chưa
có những cơng trình nghiên cứu chun sâu được xuất bản về nhà ở truyền
thống của họ.
Những năm gần đây đã xuất hiện một số đề tài nghiên cứu của nghiên
cứu sinh và học viên cao học Việt Nam về vấn đề nhà ở của các tộc người nêu
trên. Có thể kể đến ba cơng trình tiêu biểu, đó là Văn hóa cư trú của người
Êđê ở Tây Nguyên: Trường hợp nhà dài của Tăng Việt Hương (Luận văn
Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại hoc KHXH&NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh,
2013); Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam:
Những biến đổi và hướng bảo tồn của Đỗ Thị Hạnh (Luận văn Thạc sĩ Châu
Á học, Khoa Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội,

2015) và Nhà ở và sinh hoạt trong nhà của người Êđê ở Việt Nam của
Nguyễn Thị Hòa (Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử, TP Hồ Chí Minh,
1996). Tuy nhiên các cơng trình nêu trên chủ yếu đi sâu vào cấu trúc nhà và
hướng bảo tồn ngôi nhà truyền thống.
Như vậy, có thể nói, cho đến nay, tuy đã có một số cơng trình nghiên
cứu về nhà ở truyền thống của một vài tộc người Nam Đảo nhưng chưa có

6


một cơng trình nào khảo sát đầy đủ, tồn diện và hệ thống về phong tục tập
quán liên quan đến việc dựng nhà và các sinh hoạt trong nhà của ba tộc người
Jarai, Churu và Êđê ở Tây Nguyên.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tư liệu hữu ích của các tác giả đi
trước, cùng với tư liệu điền dã của bản thân, chúng tôi tiến hành viết luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành đề tài nghiên cứu này, một cách trực tiếp, chúng tôi muốn
làm rõ các nghi lễ và nghi thức dựng nhà cũng như các phong tục tập quán về
sinh hoạt trong nhà của ba tộc người Jarai, Churu và Êđê, từ đó góp phần làm
sáng tỏ bản sắc văn hóa tộc người liên quan tới nơi sinh sống của họ.
Ngoài ra, một cách gián tiếp, những nhận xét, góp ý thể hiện trong luận
văn có thể góp phần tạo ra được những tác động tích cực đến nhận thức của
người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ những phong tục tập quán tốt đẹp và loại
bỏ các hủ tục lạc hậu liên quan đến việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của
họ; đồng thời mong muốn tác động đến các nhà hoạch định chính sách nhằm
có những biện pháp thiết thực, kịp thời hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc
văn hóa tộc người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, những nhiệm vụ chính dưới đây đã

được đặt ra để giải quyết:
- Giới thiệu tổng quan về 3 tộc người Jarai, Churu và Êđê từ các phương
diện: Đặc điểm dân cư, tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa, v.v.
- Thu thập tư liệu từ các nguồn tài liệu, sách vở …liên quan đến phong tục
tập quán về việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của 3 tộc người đang xét.
- Tiến hành hỏi, phỏng vấn trực tiếp một số người bản địa về phong tục
tập quán liên quan đến việc dựng nhà và sinh hoạt trong nhà của họ.
7


- Phân tích, rút ra nhận xét về những vấn đề đang được quan tâm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này, như tên gọi của nó, là các
phong tục tập quán về việc dựng nhà và các sinh hoat trong nhà của ba tộc
người Jarai, Churu và Êđê ở Tây Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian, luận văn tập trung vào phong tục tập quán về
việc dựng nhà và các sinh hoạt trong nhà của ba tộc người Jarai , Churu và
Êđê ở Gia Lai , Lâm Đồng và Đắc Lắc.
Về phạm vi thời gian, luận văn tập trung vào phong tục tập quán về
việc dựng nhà và các sinh hoạt trong nhà của ba tộc người đang xét vốn có từ
xa xưa cho đến tận ngày nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, chúng tôi đã áp dụng các phương
pháp và thủ pháp nghiên cứu dưới đây.
- Tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu
Các tài liệu nói về phong tục tập quán của ba tộc người Jarai, Churu và
Êđê nằm rải rác ở các sách, bài báo in hoặc trên internet. Một số tư liệu do các
sinh viên chuyên ngành Đông Nam Á khoa Đông Phương học thu thập được

trong các đợt điều tra điền dã. Chúng tơi tiến hành tổng hợp, phân tích và rút
ra những kết luận cần thiết.
- Điền dã
Trên một góc độ nào đó có thể coi đây là bước tập sự phỏng vấn sâu.
Đối tượng được phỏng vấn là những người cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm
sống và am hiểu về phong tục tập qn của tộc người mình. Do hồn cảnh
8


kinh tế và thời gian hạn hẹp, việc đi điền dã chỉ được thực hiện ở xã Ea Hồ và
thị trấn Krong Năng, Đắc Lắc.
- So sánh, đối chiếu
Thủ pháp này nhằm làm sáng tỏ những tương đồng và khác biệt về
những phong tục tập quán đang xét giữa các tộc người khác nhau.
6. Bố cục của luân văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có cấu
trúc chương:
Chương I: Tổng quan về ba tộc người Jarai, Churu và Êđê
Chương II: Phong tục tập quán liên quan đến dựng nhà của ba tộc người Jarai,
Churu và Êđê
Chương III: Phong tục tập quá về các nghi lễ diễn ra trong khuôn viên ngôi
nhà của ba tộc người Jarai, Churu và Êđê

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ BA TỘC NGƢỜI JARAI, CHURU VÀ ÊĐÊ
1.1. Tổng quan về tộc ngƣời Jarai
1.1.1. Dân số và địa bàn cư trú

Trong các tộc người thiểu số ở Tây Ngun người Jarai có số dân đơng
nhất chiếm lĩnh một địa bàn rộng. Tộc người Jarai hay Gia – rai, Jrai, Djarai
là một trong những cộng đồng cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên và
là một trong năm tộc người thuộc

ngữ hệ Nam Đảo, nhóm Malayo –

Polynedi bên cạnh các tộc người khác như ÊĐê, Raglai, ChuRu, Chăm.
Người Jarai sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%),
một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăc Lăc (4%). Theo Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Jarai Việt Nam có dân số 411.275
người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Jarai cư trú tập
trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5%
tổng số người Jarai tại Việt Nam), ngồi ra cịn có ở Kon Tum (20.606
người), Đắc Lắc (16.129. Riêng ở Gia Lai, người Jarai là một trong hai dân
tộc thiểu số được coi là cư dân bản địa. và cư trú tập trung trên cao nguyên
Pleiku, và các huyện phía nam của tỉnh. Xét về đơn vị hành chính thì khu vực
cư trú của người Jarai ở Gia Lai thuộc thành phố Pleiku và các huyện: Chư
Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê; Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện và
Krông Pa.
Tộc người Jarai được chia làm 5 nhóm chính: Jarai Chor (Cheo Reo
hay Phun), Jarai Hđrung, Jarai A Ráp, Jarai Mthur, Jarai Tbuan. Mỗi tên gọi
của từng nhóm đều gắn liền với địa danh hay truyền thuyết của khu vực mà
nhóm người đó sinh sống. Dân tộc Jarai có số lượng dân cư đông nhất trong

10


các tộc người Mã Lai – Đa Đảo và xếp thứ 9 trong cộng đồng các dân tộc ít
người hiện đang sinh sống trên đất nước ta.

1.1.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người
Đến nay, tổ chức xã hội cổ truyền duy nhất còn tồn tại trong khu vực
người Jarai là plơi (hay bôn hoặc buôn) – Tạm gọi theo tiếng Việt là làng.
Plơi là cách dùng phổ biến trong hầu hết các nhóm Jarai cịn bơn hay bn chỉ
được sử dụng trong khu vực người Gia Rai Chor và Gia Rai Mthur.
Làng của người Jarai thường ở gần nguồn nước, thuận tiện cho việc sản
xuất nhưng không ẩm thấp. Các làng Jarai thường cách biệt nhau. Đối với
người người Jarai, quy mô làng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên
và môi trường sống cụ thể gắn với cảnh quan địa hình và trình độ kinh tế.
Người Jarai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ơng trưởng làng
cùng các bơ lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai
nấy đều nghe và làm theo.
Những ngôi nhà sàn trong một làng Jarai cổ truyền thường quây quần
gần nhau và bố trí theo định hướng bắc – nam. Những nhóm Jarai trên cao
nguyên Pleiku ngay từ khi lập làng đã chọn một khu đất giành riêng cho việc
xây dựng ngôi nhà chung của cộng đồng gọi là nhà Rông. Nhà rông mỗi làng
to hay nhỏ phản ánh điều kiện kinh tế của dân cư trong làng. Nhà rông là nét
đẹp của người dân Tây Nguyên nói chung và dân tộc Jrai nói riêng, nó là địa
điểm được sử dụng với nhiều việc khác nhau, vào nhiều dịp cũng như các
việc hệ trọng của làng, buôn cũng được thực hiện tại đây.
Tộc người Jarai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn
người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ,
không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha
mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ.

11


Ngồi xã hội, đàn ơng đóng vai trị quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ
có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dịng họ (theo phía mẹ),

khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm.
Nói đến tộc người Jarai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi
tiếng như “Đăm Di đi săn”, “Xinh Nhã”… Tộc người Jarai cũng độc đáo
trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn Trưng, đàn Tưng-nưng,
đàm Krơng-pút. Người Jarai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già
yếu, khơng cịn đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân
dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đình.
Trang phục của người Jarai thì thường thì đàn ơng ở trần hoặc mặc áo
chui đầu, mở ngực (ngắn tay) và đóng khố. Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ
và váy với các màu chủ đạo: đen, đỏ, trắng… xen thêm hoa văn Jarai. Và
trang phục này cũng được dùng trong các lễ hội của buônlàng và các dịp trọng
đại như là lễ cưới hỏi. Trang sức có vịng cổ, vịng tay.
Người Jarai lấy kinh tế trồng trọt làm gốc: lúa, bắp,mì. Dụng cụ gồm có
cuốc( chong, achong) xưa kia làm bằng xương bả vai trâu, bị; dao ( rboc, tga)
và rìu( giông). Địa điểm được thực hiện là các hma ( rẫy, ruộng, vườn). Thu
hoạch chính bằng cánh tuốt lúa bằng tay là truyền thống. Ngày nay là liềm và
máy gặt. Về chăn ni chủ yếu là: trâu, bị, lợn, gà, chó, dê, ngựa, voi… dùng
để phục vụ tín ngưỡng, tơn giáo và trao đổi hàng hóa. Ngồi ra thì cịn có
thêm các nghề phụ: mộc, dệt, đan lát, rèn… Thường thì các trai làng đi săn
bắn cá nhân, nhóm, tập thể với các công cụ: ná, lao, giáo, bẫy… và hái lượm (
rau, măng), đánh, xúc cua, cá…
Nhạc cụ bao gồm có cồng, chiêng, trống,…. Cồng chiêng gắn bó mật
thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên nói chung và người Jarai nói riêng,
là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn
trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Loại hình văn
12


hóa cồng chiêng đã được UNESCO cơng nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi
vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005

Thế giới quan của người Jarai là vạn vật hữu linh. Thế giới có ba tầng:
Giàng- người và ma quỉ (A tâu). Giàng có nhiều loại trong đó 3 loại được tơn
trọng nhất: Giàng sang: những thần giúp con người dựng được nhà; Giàng
Ala Bôn (thần làng) và Giàng Pên Ia (thần nước); giàng Pơ tao: Đứng đầu là
vua Nước, vua Lửa. Họ thực chất là cầu nối giữa con người và thần linh, là những
thầy cúng cầu mưa thuận gió hịa. Người có hồn và khi chết biến thành ma.
Người Jarai là chủ nhân của kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian đặc
sắc và độc đáo. Nó là một thực thể sống và là bộ phận quan trọng làm nên văn
hóa tộc người. Văn học dân gian gồm có các thể loại: sử thi, truyện cổ, ngụ
ngôn, truyện cười, câu đố.
Lễ hội của người Jarai gồm có: Lễ hội nơng nghiệp gồm có lễ plách
hma (thức ruộng,rẫy) khi lúa thì con gái, địa điểm: trên rẫy; lễ nhập lúa vào
kho. Tiếp đến là lễ hội đời người: Lễ đặt tên, lễ thổi tai, các lễ cưới hỏi, tang
ma…Lễ Pthi… Rồi có thêm lễ hội cộng đồng: Dựng làng, cúng nhà rông,
mừng chiến thắng. Với một số lễ hội lớn, quan trọng như mừng nhà rông,
Pthi...dân làng tổ chức " ăn trâu" (đâm trâu). Đêm trước đâm trâu, người ta "
khóc tiễn trâu". Đây là một giá trị văn hóa tộc người Jarai. Ngồi ra cịn có lễ
hội cồng chiêng và các lễ hội khác. Trong các dịp lễ hội, con trai, con gái
trong buôn làng thỏa sức hẹn hò, vui nhảy, hát ca…. Jarai là tộc người có đời
sống văn hóa phong phú, độc đáo và có giá trị nhân văn sâu sắc.
1.2. Tổng quan về tộc ngƣời Churu
1.2.1. Dân số và địa bàn cư trú
Churu là cũng một trong những tộc người thiểu số thuộc ngữ hệ Mã
Lai - Đa đảo, có dân số tương đối ít,là một trong những tộc người sinh sống

13


lâu đời ở khu vực Tây Nguyên. Tuy dân số ít nhưng đồng bào Churu vẫn giữ
được bản sắc dân tộc mình, cùng các phong tục tập quán, lễ hội và kho

tàng ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca, các loại nhạc cụ phong phú. Người
Churu nói tiếng

Chu

Ru,

một

ngơn

ngữ thuộc ngữ chi

Malay-

Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo.
Tộc người Churu ở Việt Nam hiện có khoảng 20.000 người, cư trú tập
trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận. Tộc người Churu cịn có
tên gọi là Chơ Ru, Choru, Kru, Ru. Người Churu sinh sống theo buôn làng
và đứng đầu là người đàn ơng cao tuổi có uy tín do các thành viên trong buôn
làng lựa chọn và là người làm chủ các lễ nghi của buôn làng. Người Churu có
truyền thống làm nơng nghiệp và lúa trở thành cây lương thực chủ yếu.
1.2.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người
Người Churu thường sống thành một đại gia lớn, trong đó thường có 3-4 thế
hệ chung sống dưới một ngôi nhà. Điểm dễ nhận ra trong trang phục của
người Churu là đàn ông và phụ nữ đều sử dụng khăn đội đầu. Đàn ông Churu
thường mặc trang phục truyền thống có nền trắng, kể cả tấm chồng buộc
chéo từ nách bên này sang nách bên kia, quần dài, tấm khăn quấn trên đầu
cũng màu trắng. Bộ trang phục này mặc vào các dịp cưới xin, lễ hội, hay đi
đám ma... Còn ngày thường họ ăn mặc đơn giản hơn, quần trắng, áo dài trắng.

Phụ nữ Churu thường mặc áo sơ mi khốc bên ngồi một tấm chồng, Tấm
chồng màu trắng được mặc trong các dịp lễ cịn tấm chồng màu đen sử
dụng hàng ngày. Váy thường có màu xanh đen.
Đối với các tộc người Tây Nguyên nói chung và Churu nói riêng, gùi là
một vật dụng quen thuộc, ln gắn bó với đồng bào trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày. Với đồng bào Churu, chiếc gùi không chỉ đơn thuần là một vật
dụng mà còn chứa đựng các yếu tố văn hóa, sự cảm nhận về thiên nhiên, cuộc

14


sống theo cách nhìn, cách nghĩ của riêng mình. Chiếc gùi có ý nghĩa rất lớn
đối với người Churu.
Người Churu ở Tây Nguyên sống theo chế độ mẫu hệ, vì vậy phụ nữ
chủ động trong hôn nhân. Khi một thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, nhà gái cùng
bà mối mang lễ vật đi hỏi chồng. Sau khi nhà gái thưa chuyện với nhà trai, bà
mối đeo chuỗi cườm và nhẫn đính hơn cho chàng trai thay cho lời hỏi cưới.
Đại diện nhà trai sẽ đeo nhẫn (gọi là srí) cho cô gái và đồng ý cho người con
gái làm dâu nhà mình. Chính vì vậy, với những chàng trai cơ gái Churu, nhẫn
bạc không chỉ là đồ trang sức truyền thống mà cịn là tín vật mang ý nghĩa
thiêng liêng trong lễ thành hôn của các cặp vợ chồng.
Về mặt ngơn ngữ, người Churu nói theo ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo. Tuy
nhiên, do cư trú lân cận với người Kơho, và giao lưu văn hóa từ lâu đời nên
có một bộ phận người Churu nói tiếng Kơho thuộc ngữ hệ Mơn-Khơme.
Người Churu có vốn ca dao, tục ngữ, truyện cổ, trường ca rất phong phú
và họ cũng lưu giữ được nhiều loại nhạc cụ đặc sắc như trống, kèn đồng la,
r‟tông, tenia.... Trong ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tamga, một vũ
điệu mang tính cộng đồng, hầu như người Churu nào cũng biết và ưa thích.
Người Churu có phong tục thờ cúng ơng bà tổ tiên và có nhiều nghi lễ nơng
nghiệp như cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa, ăn mừng lúa mới.

Do nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú, người Churu đã biết làm ruộng từ
lâu đời và sống định canh định cư. Nghề trồng trọt chiếm vị trí hàng đầu trong
đời sống kinh tế và lúa là nguồn lương thực chủ yếu; ngồi ra họ cịn trồng
thêm ngơ, khoai, sắn và một số loại rau, đậu trên nương rẫy hoặc trong vườn.
Vì vậy, trong ba loại hình trồng trọt chủ yếu thì quan trọng nhất là ruộng
(hama), thứ đến là nương rẫy (apuh) và vườn (pơga). Trình độ kỹ thuật của
người Churu cịn rất thấp, cơng cụ sản xuất cịn thơ sơ như cày (rơngal). Tuy
nhiên, trong cơng việc canh tác cổ truyền, người Churu có nhiều kinh nghiệm
15


về việc làm thủy lợi nhỏ, nhất là việc điều tiết lượng nước cần thiết trong từng
thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Ngồi nơng nghiệp, đồng bào Churu cịn chăn ni: trâu, bị, heo, dê,
ngựa và các loại gia cầm khác như: gà, vịt, ngan, ngỗng... Trâu bị thường
dùng làm sức kéo trong nơng nghiệp; ngựa dùng để chuyên chở hàng hóa trao
đổi với các tộc người láng giềng. Trong các loại gia súc lớn, trâu được ni
nhiều hơn bị và ngựa. Vì ngồi việc dùng làm sức kéo, trâu cịn được dùng
trong các lễ nghi nơng nghiệp và tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin hoặc dùng
làm vật ngang giá để mua bán và trao đổi trong nội bộ tộc người, cũng như
với các tộc người anh em khác.Kết hợp với nền kinh tế sản xuất, săn bắn và
hái lượm là một hoạt động thường gặp trong đời sống của người Churu, tuy
nhiên nó khơng cịn là một nguồn sống quan trọng. Chưa tách khỏi nông
nghiệp, những sản phẩm thủ công chủ yếu như: đan lát đồ dùng gia đình bằng
mây tre, và các cơng cụ tự rèn khác như liềm, cuốc, nạo cỏ đồ gốm phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày. Đặc biệt là nghề làm gốm,
một nghề thủ công truyền thống của đồng bào Churu. Những buôn làng như
Bkăn, Krang gõ, Krang chớ... là những làng nghề nổi tiếng về nghề làm gốm.
Tuy nhiên, kỹ thuật chế tác hãy còn rất thơ sơ.
Nhìn chung, nền kinh tế cổ truyền của người Churu là một nền kinh tế

tự nhiên, mang tính chất tự cấp, tự túc, bó hẹp trong từng gia đình, dịng họ và
bn làng. Trong các loại hình kinh tế đó, trồng trọt gĩư một vai trị chủ đạo.
Người Churu có phong tục thờ cúng và tín ngưỡng đa thần. Việc thờ
cúng tổ tiên ở đây bắt nguồn từ chỗ họ tín ngưỡng vào sự tồn tại vĩnh cửu của
linh hồn của những người đã khuất. Lễ thờ cúng tổ tiên (Pơkhimôcay) ở đây
khác hẳn với lễ thờ cúng tổ tiên ở người Việt. Việc hành lễ khơng có một trật
tự ngày tháng nào nhất định. Có thể hai ba năm hoặc hai, ba mươi năm mới
cúng một lần, tùy theo hồn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, dòng họ. Trong
16


nhà của người Churu cũng khơng có bàn thờ hay bài vị dành cho những người
đã khuất. Họ chỉ làm bàn thờ và tiến hành việc thờ cúng vào một dịp nào đó ở
ngồi nghĩa địa (kốtatâu) chứ khơng đem về nhà. Thơng thường, mỗi khi có
người chết, họ thường ngả trâu, bị để làm lễ cúng. Đó là một phong tục có từ
lâu đời mà hiện nay cịn ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống tinh thần của
người Churu. Cho tới khi có sự xâm nhập của các tơn giáo như Thiên chúa
giáo và Tin lành, những tín đồ các tôn giáo ấy vẫn tiến hành thờ cúng tổ tiên
của mình song song với sự tơn thờ đức Chúa.
Cùng với việc thờ cúng tổ tiên, người Churu còn tiến hành các lễ nghi
nông nghiệp cổ truyền như cúng thần đập nước (Bơmung), thần mương nước,
cúng thần lúa khi gieo hạt (nhum tốt địơng hay khâu địơng), cúng ăn mừng
lúa mới, cúng sau mùa gặt v.v.... Trong các lễ nghi cổ truyền đó, đáng chú ý
nhất là lễ cúng thần Bơmung và cúng Yang Wer. Yang Wer là một cây cổ thụ
ở gần làng và được dân làng tin đó là nơi ngự trị của một vị thần có nhiều
quyền phép. Dân làng Churu thường làm những hình nộm như đầu voi, đầu
cọp, đầu dê, đầu trâu v.v... bằng gỗ hoặc bằng củ chuối cùng với đồ ăn, thức
uống mang tới gốc cây Yang Wer để cúng thần.
Về văn học nghệ thuật dân gian, người Churu có một vốn ca dao, tục
ngữ phong phú. Phần lớn vốn tục ngữ dân ca đều phản ánh chế độ mẫu hệ, đề

cao vai trị của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội cổ truyền của họ.
Truyện cổ hết sức phong phú phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của người
dân lao động đối với thiên nhiên, đối với xã hội để dành lại cuộc sống trong
lành và hạnh phúc.
Về âm nhạc, ngoài trống (sơ gơn), kèn (rơkel), đồng la (sar) v.v... cịn
có r'tơng, kwao, terlia là những nhạc cụ đặc sắc của người Churu. Trong
những ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tam-ga, một điệu vũ mang tính
cộng đồng rất điêu luyện, mà hầu như người nào cũng biết và ưa thích.
17


Cũng như các tộc người khác ở Tây Nguyên, người Churu tin rằng mọi
bệnh tật đều do Yang gây ra, bởi vì vậy mỗi khi có người lâm bệnh nặng, lập
tức họ mời thầy cúng (mdjao) đến để cúng thần và trị cho người bệnh. Mdjao
có nhiều phương pháp chẩn đốn bệnh và trị bệnh mang tính chất bùa phép
kết hợp với các kinh nghiệm y học cổ truyền.Mdjao thả một cái vòng nhỏ từ
trên cao xuống một chén nước, nếu vịng nảy ra ngồi là bệnh nhẹ, trái lại,
nếu chiếc vịng chìm xuống đáy chén là bệnh nặng.
Người Churu thường tin rằng nếu vi phạm những điều cấm kỵ, ví dụ
như đào một khoảng đất đặc biệt nào đó, có thể bị thần đất gây ra đau ốm,
nhức đầu. Người vi phạm đó phải tìm đến hố đất mà mình đã đào và dùng nghệ
nghiền nhỏ trộn vào nước để đắp lại...Nói chung, văn hóa Churu là một trong
những nền văn hóa khá đặc sắc trong văn hóa các tộc người Tây Nguyên.
1.3. Tổng quan về tộc ngƣời Êđê
1.3.1. Dân số và địa bàn cư trú
Trong cộng đồng các tộc người ở Việt nam, Êđê là cộng đồng cư dân
có mặt lâu đời ở miền Trung và Tây nguyên với nhiều nét văn hoá truyền
thống đặc trưng.Ở Việt Nam, Êđê đơng thứ 12 trong tổng sốcác tộc người.
Ước tính có hơn 331.000 người Êđê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc
Lắc, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú

Yên. Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu
đời của người Êđê. Đây là tộc người có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói
tiếng Mã Lai vốn thuộc khu vực hải đảo của Thái Bình Dương, đã có mặt lâu
đời ở Đơng Dương.Xã hội Êđê mang đậm nét mẫu hệ, thể hiện dấu vết hải
đảo của nhóm tộc người nói tiếng Malay-Polynesia.
Người Êđê có 5 nhóm địa phương chính, đó là Ê-đê Kpă - tự nhận là
dịng chính Êđê, cư trú quanh thành phố Buôn Ma Thuột; Ede Adham, cư trú
tại huyện Krong Buk, Cư Mgar, thị xã Buôn Hồ, Krong Năng và một
18


phầnhuyệnEa Hleo của tỉnh Đắc Lắc; Ede Mdhur, cư trú ở huyện Mdrak, phía
Đơng tỉnh Đắc Lắc, huyện sơng Hinh của Phú Yên. Edê Bih, cư trú ven sông
Krong Ana, sông Krong Kno của tỉnh Đắc Nông; Eđê Krung cư trú chủ yếu ở
huyện Ea Hleo, Krong Buk của tỉnh Đắc Lắc. Ngồi ra cịn một số nhóm địa
phương khác như Blo, Dong Mak, Hwing… Tuy nhiên, các nhóm địa phương
có sự khác biệt khơng nhiều.
1.3.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người
Đến tận nửa đầu thế kỷ XX, Êđê vẫn đang trong quá trình chuyển biến
từ giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Nền tảng
kinh tế - xã hội của người Êđê lấy việc trồng lúa và hoa mầu phụ trên nương
rẫy là chính, cơng cụ sản xuất cịn thơ sơ, năng suất lao động thấp, chỉ đủ tái
sản xuất đơn giản, phân cơng lao động theo tuổi tác, giới tính; chưa có tiền đề
cho sự phân cơng lao động xã hội, phân phối lao động theo kiểu bình quân;
chỉ phát triển một sổ ngành nghề đơn giản, sản xuất chỉ nhằm đáp ứng nhu
cầu tự cấp, tự túc, trao đổi hàng hóa kém phát triển, ở nơng thơn hầu như chưa
có chợ, vật đổi vật là chủ yếu.
Cơ cấu xả hội chủ yếu là các gia đình mẫu hệ và công xã nông thôn
(buôn), xã hội vận hành theo Luật tục. Về cơ bản các quan hệ xã hội xây dựng
trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, chưa có phân hóa giai cấp và bóc lột

giai cấp. Các quan hệ xã hội xây dựng trên cơ sở quan hệ cộng đồng huyết
thống và quan hệ láng giềng.
Trong lịch sử của mình, người Êđê từng bị lệ thuộc phong kiến Chàm,
Khơ me, triều Nguyễn và chịu sự thống trị bóc lột của chủ nghĩa thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ. Những tác động này cũng đã làm biến dạng, thay đổi và
phát triển nhiều mặt kinh tế, xã hội, dân cư và văn hóa Êđê. Người Êđê rất tự
hào đã sáng tạo và bảo lưu được một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc
dân tộc.
19


Người Êđê, trong sâu thẳm văn hóa chưa hề phai nhạt những hình ảnh
bến nước và con thuyền thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng
Mã Lai - Đa Đảo. Nhà sàn Êđê có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía
chái nhà, cửa sổ mở ra phía hơng. Bên trong nhà có trần gỗ hình vịm giống
hệt mui thuyền.
Trong gia đình người Êđê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con
cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong
nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ khơng cịn ai thay thế theo tục nối dây thì
người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên
người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái
út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Người Êđê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối
cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngồi trồng trọt cịn chăn
ni, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngồi cây
chính là lúa cịn có ngơ, khoai, bầu, thuốc lá, bí,hành, ớt, bơng. Người dân ở
đây cịn tự làm ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
Trang phục truyền thống là phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè
thì ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc
đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép, dễ nghe thấy tiếng va chạm của

chúng vào nhau. Nam giới đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh,
nam nữ thường choàng thêm một tấm vải. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vịng
đồng, vịng kền đeo ở cổ.
Phần lớn người Êđê theo đạo Tin Lành thuộc dịng Tin Lành hệ Báptítđược các nhà truyền giáo Na Uy, Phần Lan từ Bắc Âu truyền vào những
năm đầu thế kỷ XX. Đắc Lắc nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi có
tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm

20


đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện
tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều.
Nhiều lễ hội gắn liền với chu kỳ sản xuất nông nghiệp (Mừng cơm
mới, mừng vụ mùa bội thu…) và đời sống (Mừng nhà rông mới). Nghi lễ theo
đuổi cả đời người và lễ cầu phúc, lễ mừng sức khoẻ cho từng cá nhân…. Nền
âm nhạc Êđê nổi tiếng ở bộ cồng chiêng, các loại nhạc cụ bằng tre nứa, vỏ
bầu khơ. Hình thức diễn xướng dân gian độc đáo với hát đối đáp, hát đố, hát
kể gia phả và khan.
Tiều kết
Núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng
tộc người thiểu số anh em. Nếu như người Jarai cư trú đông ở Gia Lai, người
Churu sống đơng đảo tại Lâm Đồng thì người Êđê lại tập trung sinh sống
nhiều ở Đăc lăc. Bản sắc văn hóa mỗi tộc người vừa có nét tương đồng với
các tộc người khác ở nước ta, nhưng cũng có những sắc thái văn hóa mang
đậm dấu ấn của núi rừng Tây Ngun. Điều đó góp phần tạo nên tính thống
nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên
cụ thể ở đây là các phong tục tập quán của các tộc người Jarai , Churu và
Êđê là giá trị tâm linh là cội nguồn cho sự hình thành những tín ngưỡng và lễ
hội dân gian của các tộc người Tây Nguyên.


21


Chƣơng 2
PHONG TỤC TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DỰNG NHÀ
CỦABA TỘC NGƢỜI JARAI, CHURU VÀ Ê ĐÊ
2.1. Một số khái niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán
và nhà ở
2.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa của lồi người đã có từ rất lâu, nhưng mãi đến thế kỉ XVI II
thuật ngữ văn hóa như một khái niệm khoa học mới được hình thành. Đến nay
có khoảng 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tình hình đó phản ánh bản
thân nội hàm khái niệm văn hóa rất rộng, mỗi khoa học lại tiếp cận văn hóa từ
những đặc trưng khác nhau. Ở đây để phục vụ mục đích luận văn chúng tơi
nói đến văn hóa theo cách tiếp cận triết học Mác.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin không đưa ra định nghĩa
văn hóa hay một tác phẩm kinh điển nào bàn riêng về văn hóa. Mác đã nhiều
lần so sánh sự khác biệt giữa con người với con vật từ việc ăn thỏa mãn cái
đói đến hoạt động “ nhào nặn vật chất” để chỉ ra văn hóa chỉ có ở con người.
Trên lập trường duy vật biện chứng, triết học Mác đã xem văn hóa như là sản
phẩm hoạt động của con người, là cái mang đặc trưng cho tính người. Mác
thừa nhận: con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Nhờ lao động, con
người thoát thai khỏi thế giới động vật để trở thành “ thực thể song trùng”
thống nhất giữa “ thực thể tự nhiên” và “ thực thể xã hội”. Trong lao động,
con người đã xác lập mối quan hệ bền chặt giữa con người với tự nhiên, con
người với con người. Đây là hoạt động có tính cộng đồng của các cá thể,
thơng qua đó bản chất người được hình thành và hồnthiện.
Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới- trong bài viết “ mục đọc
sách” đã nói về giá trị, ý nghĩa của đời sống văn hóa: “ Ý nghĩa của văn hóa:


22


×