Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.14 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CỔ PHẦN HĨA ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ Ở DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CỔ PHẦN HĨA ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ Ở DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA
Trƣờng hợp Công ty Cổ phần Hóa chất sơn Hà Nội

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.72

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ca


Hà nội – năm 2012

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 10
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 11
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 11
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 11
8. Nội dung nghiên cứu của luận văn ........................................................................ 12
9. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 14
1.1. Khái niệm về cổ phần hóa................................................................................... 14
1.2. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 15
1.3. Khái niệm về đổi mới công nghệ.......................................................................... 15
1.4. Đổi mới công nghệ và cổ phần hóa trong doanh nghiệp nhỏ và vừa................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1. ........................................................................................... 22
Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG CỦA CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
ĐẾN NHU CẦU ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ................................................................... 25
2.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 25
2.2 Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................... 26
2.2.1. Tình hình đổi mới cơng nghệ tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta ........... 26
2.2.2. So sánh các nguồn tác động đến đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam ...................................................................................................... 27

2.3. Tác động của chính sách, thể chế cho đổi mới cơng nghệ sau cổ phần hóa của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................... 28
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................... 29
Chƣơng 3: ...................................................................................................................... 31
3.1. Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà nội .................................................................. 31
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty .............................................. 31
3


3.1.2. Đổi mới cơng nghệ trước cổ phần hóa của Cơng ty cổ phần hóa chất sơn Hà
Nội. ........................................................................................................................ 31
3.1.3. Đổi mới cơng nghệ sau cổ phần hóa của Cơng ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội
............................................................................................................................... 34
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc Đổi mới cơng nghệ sau cổ phần hóa
của Cơng ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội............................................................... 34
3.2. Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội ................................................................. 37
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 37
3.2.2. Đổi mới công nghệ trước cổ phần hóa của Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp Hà
Nội ......................................................................................................................... 38
3.2.3. Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa của Cơng ty cổ phần sơn tởng hợp Hà Nội
............................................................................................................................... 38
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa
của Cơng ty cổ phần sơn tởng hợp Hà Nội .............................................................. 39
3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................... 42
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 44
1. Kết luận .................................................................................................................. 44
2. Khuyến nghị ........................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47

4



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CPH

Cổ phần hóa

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NC&TK

Nghiên cứu và triển khai


KT-XH

Kinh tế - Xã hội

DN- CNC

Doanh nghiệp công nghệ cao

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
CPH DN (DN) là một trong những hướng nâng cao hiể u quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - bộ phận hợp thành quan trọng trong hệ
thống doanh nghiệp nước ta . Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công cụ
hữu hiệu để giải phóng , củng cố và phát triển lực lượng sản xu ất, phù hợp với
xu thế đổi mới nền kinh tế nước ta theo hướng đa dạng hóa các hì nh thức sở
hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

, xóa bỏ cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp , sớm hì nh thành nền kinh tế thị trường đ

ịnh hướng xã hội chủ

nghĩa, trong đó doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả sẽ đóng vai trò
chủ đạo . Quán triệt tư tưởng đó , Nghị quyết Trung ương IV


khóa VI của

Đảng đã đặt nền móng cho quá trì nh đổi mới chí nh trị , kinh tế và xã hội nước
ta, làm kim chỉ nam cho việc hoạch định các chính sách điều tiết nhà nước

từ

vĩ mô đến vi mô (tầm doanh nghiệp – cơ sở). Thấm nhuần quan điểm đổi mới
đó, Quyết đị nh 217-HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1987 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chí nh phủ ) đã được ban hành nhằm tăng cường quyền tự chủ
cho tập thể lao động của doanh nghiệp nhà nước trong việc sử dụng hợp lý tài
sản, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất ki nh doanh của mì nh .
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được tự chủ lập kế hoạch căn cứ nhu cầu thị
trường, đặt hàng của nhà nước và hành lang pháp lý hiện hành

. Có thể nói

Quyết đị nh 217-HĐBT đã làm thay đổi một bước hoạt độ ng của doanh nghiệp
và là xuất phát điểm quan trọng cho v iệc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
sau này . Từ bài học quốc tế , trải nghiệm thực tế trong nước và tìm tịi sau
nhiều năm, có thể khẳng định CPH là một phương thức hiệu quả để đổi mới
các DN Nhà nước. Với một hành lang pháp lý tường minh cộng với

6

sự chỉ


đạo, điều hành của Chính phủ, các cấp, các ngành, từ trung ương tới địa
phương, tiến trình cổ phần hố DNNN đã thu được những thành tựu bước đầu

đáng khích lệ, đủ để minh chứng tính đúng đắn của phương thức đó.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 20/4/2012, cả nước đã
thực hiện sắp xếp được 5.856 DN và bộ phận DN, trong đó, CPH 3.951 DN
(chiếm 67,4% tổng số DN). Tốc độ CPH DNNN trong những năm gần đây rất
chậm. Nếu 10 tháng cuối năm 2005 đã cổ phần hố được 400 DNNN thì từ
năm 2011 đến tháng 4 năm 2012 chỉ CPH được 6 DN, kết quả bán cổ phần
của một số DN không đạt kế hoạch. Nguyên nhân tình trạng này một phần do
ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh.
Phần lớn các DN sau CPH đều hoạt động có hiệu quả, vốn điều lệ và
doanh thu tăng, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt. Riêng tại
Hà Nội, doanh thu bình quân của 86 DN đã cổ phần hoá tăng tới 1,5 lần. Vốn
nhà nước được bảo toàn và tiếp tục tăng, DN “tự thân vận động” tốt hơn khi
còn được bảo lãnh vay vốn của Nhà nước, xố bỏ được tình trạng giãn nợ và
khoanh nợ, tiến dần tới sự liên doanh giữa ngân hàng và DN cùng có lợi và
cùng chia sẻ rủi ro như thông lệ của kinh tế thị trường.
Trong q trình cổ phần hố DN, cơng nhân và người lao động tham
gia mua cổ phiếu, có cổ phần và có vị thế làm chủ của những người cổ đông.
Họ trở thành đồng sở hữu DN với nghĩa là chiếm hữu và định đoạt. Đó là sự
hiện diện của sở hữu tư nhân - bộ phận hợp thành của sở hữu xã hội. DN hay
nói cách khác là người lao động thực sự là chủ nhân ông, được trả lại công cụ
lao động, nắm giữ vốn và tư liệu sản xuất, có địa vị kinh tế trong xã hội nói
chung và DN nói riêng. Vấn đề đặt ra là cổ phần hóa DN với tầm vóc của một
giải pháp mang tính đột phá trong quá trình đổi mới đã đem lại vị thế, công
ăn, việc làm cho người lao động nói riêng và phồn vinh cho đất nước nói
7


chung có quan hệ như thế nào đối với ĐMCN của DN– yếu tố cơ bản nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để làm rõ nội dung cho vấn đề nêu trên, tôi thấy việc nghiên cứu đề tài

"Tác động của CPH đối với hoạt động ĐMCN ở DN nhỏ và vừa - trường hợp
Công ty CPH chất sơn Hà Nội” là cần thiết xét cả về mặt lý luận, phương
pháp luận và thực tiễn. Đi trước một bước, cần nhấn mạnh rằng, động cơ, đặc
thù và động thái ĐMCN ở DN nhỏ và vừa (DNNVV) sau CPH sẽ khác với
thời kỳ chưa CPH.
2. Lịch sử nghiên cứu
CPH DNNN đã được nhiều quốc gia thực hiện. Cơ chế CPH được các
học giả phân tích, đúc kết trong các tài liệu học thuật khác nhau.
Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế mà đỉnh điểm là quá trình CPH
các DNNN từ giữa thập niên 1990. Khác với quá trình CPH ồ ạt mang tính
liệu pháp sốc với nhiều bất cập ở Nga và một số nước Đông Âu, Trung Quốc
tiến hành những bước đi chậm chạp nhưng chắc chắn, được cộng đồng quốc
tế xem như là hình mẫu thành cơng.
Căn cứ vào yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế thị trường, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thấy hoạt
động của các DNNN có nhiều vấn đề đáng lo ngại, như việc nhiều DN thua
lỗ, tình trạng thất thốt tài sản của Nhà nước, thiết bị của các DN lạc hậu…
Trước tình hình đó Trung Quốc chủ trương đổi mới DNNN, trong đó có việc
chuyển một bộ phận DNNN thành cơng ty cổ phần – CPH DNNN. Mục tiêu
của CPH DNNN ở Trung Quốc như sau:
a) Đẩy mạnh sự phát triển của các DN phi nhà nước, đồng thời tăng
8


quyền tự kiểm soát của các DNNN và hướng chúng đến nền kinh tế thị trường.
b) Huy động thêm nhiều nguồn vốn cho DN, khắc phục được vấn đề
thiếu vốn của DN trên cơ sở bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
c) Xây dựng cơ chế quản lý DN hiện đại thông qua việc CPH, DN được
tách rời với chính quyền, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN

với khẩu hiệu 4 tự: i) tự chủ tổ chức kinh doanh; ii) tự chủ liên kết liên doanh;
iii) tự chủ tài chính; iv) tự chủ lỗ lãi. Khi đã chuyển sang công ty cổ phần, DN
khơng cịn là 100% sở hữu nhà nước nên quyền tự chủ của DN càng được
nâng cao.
Ở Việt Nam đã có các cơng trình nghiên cứu về CPH DNNN. Đề tài
cấp bộ 1999-2000: Kinh tế nhà nước và quá trình CPH DNNN – những vấn
đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (Ngô Quang Minh, 2001). Nghiên cứu này
cho thấy CPH DN ở nước ta được tiến hành theo 3 giai đoạn: thí điểm CPH
(1992-1996), mở rộng CPH (1996-1998), thúc đẩy CPH (1998 đến nay). Bên
cạnh những kết quả đã đạt được, nghiên cứu đã chỉ ra những vướng mắc khi
tiến hành CPH, đó là tốc độ CPH chậm, các chính sách ưu đãi, khuyến khích
CPH đã có nhưng thiếu nhiều văn bản hướng dẫn, thực hiện CPH không đồng
đều giữa các ngành. Nguyên nhân của những vướng mắc này là do nền kinh tế
thị trường ở nước ta đang trong quá trình hình thành, trình độ xã hội hóa sản
xuất của nền kinh tế cịn thấp; trình độ dân trí và yếu tố tâm lý xã hội cũng là
những nhân tố làm cản trở tiến trình CPH. Bên cạnh đó những nguyên nhân
chủ quan như chưa làm tốt công tác tuyên truyền để thống nhất nhận thức
quan điểm, chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ trong toàn xã
hội; việc điều hành triển khai CPH còn chậm và lúng túng, một số cơ chế
chính sách chưa thơng thống, thủ tục cịn phiền hà… cũng làm cho việc triển
9


khai CPH gặp khó khăn.
Nhìn chung, CPH DNNN đã và đang là một chủ đề thường xuyên được
nhắc tới trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như các diễn đàn về DN, về
DNNVV, về ĐMCN và năng lực đổi mới của DN v.v… Tuy nhiên, rất ít và
hầu như vắng bóng các nghiên cứu thấu đáo về quan hệ giữa CPH với
ĐMCN, tác động của CPH tới ĐMCN của DN sau CPH v.v… Đề tài đã chọn
nhằm từng bước thử phân tích mối quan hệ đó trên cơ sở vận dụng một số học

liệu hiện có và một hai trường hợp nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung nhất của đề tài là nhận dạng mối quan hệ giữa CPH
và ĐMCN của DNNVV sau CPH làm nền tảng cho một vài khuyến nghị
mang tính chính sách.
b) Với tư cách là mục tiêu phương tiện để đạt mục tiêu cao nhất trên
đây, cần phân tích các yếu tố tác động đến ĐMCN của DNNVV sau CPH,
đồng thời làm rõ các yếu tố ngoại biên tác động âm tính đến ĐMCN (cản trở
hoặc khơng có tác động gì) trên cơ sở nghiên cứu một hai trường hợp. Các
trường hợp này đều được nghiên cứu theo lát cắt: động cơ, đặc thù và động
thái ĐMCN của DN trong giai đoạn trước và sau CPH.
4. Phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát
Phạm vi thời gian: từ 2002 đến nay có tính tới các hồi cố lịch sử đổi
mới của đất nước. Phạm vi không gian: tập trung vào phát hiện quan hệ tương
tác giữa CPH và ĐMCN với hai trường hợp nghiên cứu về động cơ, đặc thù
và động thái ĐMCN của DN trước và sau CPH.

10


Mẫu khảo sát: Nghiên cứu trường hợp 02; Công ty cổ phần hóa chất
sơn Hà Nội, Cơng ty cổ phần sơn tổng hợp.
+ Phỏng vấn sâu: 04 Giám đốc hai thời kỳ trước và sau cổ phần
hóa của 2 cơng ty. 02 Trưởng phịng kỹ thuật, 10 cơng nhân của 2 cơng ty
5. Câu hỏi nghiên cứu
a) Có những yếu tố nào tác động đến ĐMCN của DN sau CPH? Những
yếu tố nào mang tính chủ đạo?
b). Những yếu tố ngoại biên nào tác động âm tính mang tính cản trở
hoặc mục tiêu ĐMCN của DNNN sau CPH? Động cơ CPH, nhận thức của
giám đốc về ĐMCN? Các yếu tố về lợi ích chính trị, thương mại và xã hội

trước và sau CPH?
6. Giả thuyết nghiên cứu
a) Sức ép hội nhập, cạnh tranh thị trường, quyền tự chủ tự chịu trách
nhiệm được nâng cao và nguồn lực được tăng cường rất có thể là các yếu tố
cơ bản tác động đến ĐMCN của DN sau CPH; trong đó yếu tố quyền tự chủ
cao và năng lực nguồn vốn được tập trung tăng cường đóng vai trị then chốt.
b) Động cơ đổi mới và nhận thức của giám đốc là các yếu tố có tác
động hai mặt; tích cực và tiêu cực đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
sau cổ phần hóa.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, học liệu trong quá trình
đào tạo, các số liệu lưu trữ, thống kê, các kết quả nghiên cứu thuộc đề tài
11


nghiên cứu có liên quan của Viện Chiến lược và chính sách KH&CN, các văn
kiện của Đảng và Nhà nước v.v….
Phỏng vấn sâu một số chuyên gia, cán bộ-công nhân viên và giám đốc
hai DN chọn làm trường hợp nghiên cứu.
Nghiên cứu trường hợp: Do tính phức tạp và đan xen lẫn nhau giữa hoạt
động đổi mới và ĐMCN trước và sau CPH nên cần có các trường hợp nghiên
cứu để có được những phân tích thấu triệt dựa trên các dữ liệu thực tế, có tính
tới các yếu tố lịch sử. Nghiên cứu trường hợp của một hoặc hai DN tuy chưa
thể giúp đưa ra những phát hiện mang tính khái quát, nhưng phương pháp này
cho phép đi sâu phân tích những bối cảnh và tình huống thực chứng, chi tiết.
8. Nội dung nghiên cứu của luận văn
1. Cơ sở lý luận: Một số khái niệm có liên quan: doanh nghiệp nhỏ và
vừa, cổ phần hóa, đổi mới cơng nghệ.
2. Kết quả khảo sát/điều tra: Kết quả thực tế ở Cơng ty cổ phần hóa
chất sơn Hà Nội dựa trên các tài liệu, các cuộc phỏng vấn sâu những cá nhân

có liên quan đã phản ánh trong các mục về câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Tác động của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đến nhu

12


cầu đổi mới công nghệ.
Chương 3: Nghiên cứu trường hợp về tác động của cổ phần hóa đối với
hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kết luận và khuyến nghị.

13


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về cổ phần hóa
Ở nước ngồi, từ “CPH” gồm ba loại: (i) CPH là tư nhân hóa một
DNNN (privatization); (ii) hoặc tư hữu hóa một phần tài sản của một cơ sở
cơng lập (equitization); (iii) hoặc cơng ty hóa một hay nhiều bộ phận hoạt
động của một cơ sở nhà nước (corporatization). Lịch sử quá trình đổi mới các
cơ sở kinh doanh được hình thành đầu tiên ở Châu Âu từ những năm cuối
thập kỷ 80 trong quá trình xây dựng cơ chế kinh tế thị trường sau đó được mở
rộng ra tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, xét về tính chất CPH DNNN trong thời gian qua thì CPH

ở nước ta thuộc loại thứ 2 (equitization).
* Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là DN, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Từ những nghiên cứu trên đây, theo quan niệm của Luận văn, có thể
đưa ra một định nghĩa về CPH DNNN như sau: CPH DNNN là việc chuyển
DNNN thành công ty cổ phần đối với các DN mà Nhà nước không cần nắm
giữ 100% vốn đầu tư nhằm làm cho sở hữu nhà nước từ ảo đến thực, tạo điều
kiện để người lao động trong DN có cổ phần làm chủ thực sự DN, huy động
vốn toàn xã hội để đầu tư ĐMCN, phát triển DN và góp phần tăng trưởng
kinh tế.
Định nghĩa này sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu phát hiện các yếu tố
14


cơ bản tác động đến ĐMCN của DN sau CPH.
1.2. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo theo khuyến nghị số 361/ 2003 của Ủy ban Châu Âu, DN được
gọi là DN NVV hoặc cực nhỏ khi đáp ứng 1 trong ba điều kiện dưới đây:
Số lượng lao động trong DN (number of employees)
a) Doanh thu (turnover) hoặc Tổng cân đối thu - chi (balance sheet
total).
Loại DN

Số lao động

Doanh thu

Tổng cân đối thu chi


Vừa

< 250

≤ € 50 m

≤ € 43 m

Nhỏ

< 50

≤ € 10 m

≤ € 10 m

Rất nhỏ

< 10

≤€2m

≤€2m

Tương tự như vậy, ở các nước OECD và Trung quốc, người ta cũng
căn cứ vào hai chỉ số nói trên để phân biệt DNNVV với các DN khác. Thường
thì con số lao động không vượt quá 500.
1.3. Khái niệm về đổi mới công nghệ
a) Một số khái niệm về cơng nghệ
Để có thể có một cái nhìn đầy đủ về thị trường công nghệ, cần phải

tương đối thống nhất khái niệm về cơng nghệ như là hàng hóa trong thị
trường, có thể xem xét một số loại định nghĩa về công nghệ sau đây.
Định nghĩa 1: theo tác giả F. R. Root "cơng nghệ là dạng kiến thức có
15


thể áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản
phẩm mới". Trong định nghĩa này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức
và mục tiêu sử dụng công nghệ là áp dụng vào sản xuất và tạo ra các sản
phẩm mới.
Định nghĩa 2: do tác giả R. Jones (1970) đưa ra "cơng nghệ là cách
thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa". Như vậy về bản
chất, cơng nghệ là cách thức (cũng là kiến thức); và mục tiêu sử dụng cơng
nghệ là để chuyển hóa nguồn lực thành hàng hóa.
Định nghĩa 3: "cơng nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình
hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện
và sản phẩm cơng nghiệp hồn chỉnh". Đây là định nghĩa của tác giả J.
Baranson (1976), theo đó, bản chất của công nghệ là tập hợp các kiến thức
với mục tiêu là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm.
Định nghĩa 4: "công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được áp
dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và marketing những sản phẩm và dịch vụ
đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới" theo J.R. Dunning (1982).
Trong định nghĩa này công nghệ về bản chất cũng là kiến thức và có mục tiêu
nâng cao hiệu quả sản xuất và đưa được sản phẩm ra thị trường.
Định nghĩa 5: Theo E. M. Graham (1988) "công nghệ là kiến thức
không cầm nắm được, khơng phân chia được và có lợi về mặt kinh tế khi sử
dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ". Như vậy với định nghĩa này
cơng nghệ cũng có bản chất là kiến thức và mục tiêu là để sản xuất ra sản
phẩm và dịch vụ.
Định nghĩa 6: Tác giả P. Strunk. (1986) cho rằng "công nghệ là sự áp

dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và
16


cách xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp". Cơng nghệ là kiến thức
(có sẵn trong óc con người, khơng phải hàng hóa). Theo định nghĩa này, bản
chất của công nghệ là kiến thức khoa học và mục tiêu là để áp dụng vào công
nghiệp.
Định nghĩa 7: nhằm mục đích tiêu chuẩn hố cơng tác thống kê về cán
cân thanh tốn cơng nghệ, OECD (1990) định nghĩa „công nghệ được hiểu là
một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp
các hành động và qui tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ
thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định
trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong hồn cảnh cụ thể nhất định”. Cơng
nghệ trong định nghĩa này được hiểu là tập hợp các hành động và qui tắc lựa
chọn và có mục đích là đạt được một kết quả mong muốn.
Định nghĩa 8: tổ chức Prodec (1982) đưa ra định nghĩa "công nghệ là
mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản
xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ". Như vậy cơng nghệ có bản chất là kỹ
năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp; mục tiêu là để sử dụng trong sản xuất
công nghiệp, chế biến và cung cấp dịch vụ.
Định nghĩa 9: Ngân hàng thế giới (1985) định nghĩa "cơng nghệ là
phương pháp chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: thông
tin về phương pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện
việc chuyển hóa; sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao".
Theo định nghĩa này thì cơng nghệ là thơng tin, cơng cụ, sự hiểu biết và mục
tiêu để chuyển hóa nguồn vào thành sản phẩm.
Định nghĩa 10: "công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và
như vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hóa và được thể
17



hiện ở một trong những dạng sau: tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm
trung gian, được mua và bán trên thị trường, đặc biệt là gắn với các quyết
định đầu tư; nhân lực, thông thường là có trình độ và đơi khi là nhân lực có
trình độ cao và chuyên sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị và kỹ
thuật và làm chủ được bộ máy giải quyết vấn đề và xử lý thông tin; thơng tin,
dù đó là thơng tin kỹ thuật hay thông tin thương mại, được tung ra thị trường
hay được giữ bí mật như một phần của hoạt động độc quyền". Định nghĩa này
của UNCTAD(1972) cho thấy, về bản chất là đầu vào cho sản xuất ở dạng tư
liệu sản xuất, nhân lực có trình độ và thơng tin; và có mục tiêu là mang lại giá
trị từ sản xuất.
Định nghĩa 11: Tác giả Sharif (1986) cho rằng "công nghệ bao gồm
khả năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử
dụng chúng một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm mơi trường vật
chất, xã hội và văn hóa‟. tác giả này cịn coi cơng nghệ là một tập hợp của
phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 dạng cơ bản: dạng vật thể (vật liệu, công
cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm trung gian hồn chỉnh); dạng con
người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm); dạng tài liệu (bí quyết, quy trình,
phương pháp, dữ kiện thích hợp ... được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu
v.v... ); và dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư
vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp...). Trong định nghĩa này công nghệ có
thể là vật thể (thiết bị máy móc), hay còn được gọi là phần kỹ thuật
(technoware); con người, phần con người (humanware); ghi chép, phần thông
tin (inforware); và thiết chế tổ chức, hay phần tổ chức (orgaware); mục tiêu
của công nghệ là để sử dụng tối ưu các kỹ thuật, để tác động vào các yếu tố
môi trường vật chất, xã hội, văn hóa.
Các khái niệm cơng nghệ trên đây phản ánh những cách nhìn khác nhau
18



về công nghệ của các cá nhân và/hoặc tổ chức khác nhau, thường nhằm phục
vụ cho công việc và kinh nghiệm của các tác giả/ tổ chức đó. Do vậy, tuỳ theo
mục đích cơng việc khác nhau và hồn cảnh khác nhau mà người ta có thể
thấy một định nghĩa này là phù hợp hơn một định nghĩa khác. Điều này cũng
hàm nghĩa là chúng ta không nên bám theo một định nghĩa nào đó về cơng
nghệ, được xây dựng nhằm đáp ứng cho một loại cơng việc và hồn cảnh cụ
thể, để phục vụ cho mục đích khác và trong hồn cảnh khác.
Tơi chọn định nghĩa dưới đây để vận dụng cho việc phân tích các phần
sau của Luận văn:
Cơng nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
cơng cụ, phương tiện, dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
b) Một số khái niệm về đổi mới
Trong lịch sử loài người đổi mới có lẽ khơng phải là hiện tượng mới
mà có thể nói rằng nó ln song hành cùng với sự phát triển của loài người, là
quy luật vận động từ thấp đến cao, động lực thúc đẩy sự tìm tịi những cách
thức mới và tốt hơn trong cuộc sống, trong lao động và thử nghiệm những
cách thức này trên thực tế để phát triển hoàn thiện hơn. Những nghiên cứu
hàn lâm về đổi mới và tương tác của đối mới với phát triển kinh tế thì gần đây
mới được các học giả quan tâm, đi sâu phân tích.
Trong số các nhà kinh tế học cổ điển, có thể nói Carl Mark là người đầu
tiên nêu ra kiến giải về vai trò của tiến bộ khoa học và công nghệ đối với tăng
trưởng. Tuy nhiên, phải đến Joseph Schumpeter, nhà kinh tế học, xã hội học
người Áo (1883 - 1950) thì khái niệm đổi mới (innovation) mới được đặt ở vị
trí trung tâm và được phân tích một cách có hệ thống. Điểm nổi bật trong tác
phẩm của mình (Schumpeter, 1934) ơng đã đưa ra năm loại đổi mới, đó là:
19


- Đưa ra sản phẩm mới;

- Đưa ra các phương pháp sản xuất mới;
- Mở ra thị trường mới;
- Phát triển các nguồn mới cung cấp vật liệu thô hay các loại đầu vào
khác;
- Tạo ra cấu trúc thị trường mới trong một ngành.
Cũng chính từ quan điểm này của ông mà trong giới học thuật đã mở ra
một làn sóng nghiên cứu về đổi mới với sự phát triển rực rỡ cho đến ngày nay.
c) Khái niệm đổi mới công nghệ
ĐMCN là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay
tồn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu
quả hơn.
d) Đổi mới cơng nghệ theo mơ hình tuyến tính
Mơ hình tuyến tính ngự trị trong các chính sách khoa học, công nghiệp
vào những năm trước thập kỷ 1980. Mơ hình tuyến tính đầu tiên là khoa học
đẩy. Các bước phát triển có thể mơ tả như sau : NCCB → NCƯD → Triển
khai → Sản xuất → Tiếp thị → Nhu cầu thị trường. Đến thập kỷ 1970, một số
nghiên cứu mới đã xác nhận thị trường có ảnh hưởng đến đổi mới và xuất
hiện mơ hình tuyến tính thị trƣờng kéo. Các bước: Nhu cầu thị trường →
Tiếp thị → NC&TK → Sản xuất..
e) Đổi mới công nghệ theo mơ hình phi tuyến
Các mơ hình tuyến tính có những hạn chế như đã phân tích và chỉ tập
20


trung vào vai trò của những tác nhân kích thích đổi mới đầu tiên.
e) Đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Trình độ tổ chức, quản lý và lãnh đạo: thể hiện qua các yếu tố như
tính hiệu quả của phương pháp quản lý, sự tinh gọn của hệ thống tổ chức, sự
duy trì nền văn hoá DN, và năng lực của ban lãnh đạo.
- Nguồn lực của DN: bao gồm ba yếu tố chính là nguồn vốn, nguồn

nhân lực và trình độ cơng nghệ.
- Hoạt động NC&TK: được tiến hành trong DN để sáng tạo ra công
nghệ mới, sản phẩm mới, phương pháp quản lý mới, khai thác thị trường
mới..., và để ứng dụng có hiệu quả các thành tựu KH&CN trong nước và thế
giới.
- Các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm: bao gồm
chất lượng sản phẩm, yếu tố giá cả và các dịch vụ kèm theo.
- Năng suất sản xuất, kinh doanh: là lượng sản phẩm đảm bảo chất
lượng được làm ra trong một đơn vị thời gian, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố
khác như thiết bị công nghệ, phương pháp quản lý, nguồn nguyên liệu...
- Thị phần và danh tiếng, uy tín: mức độ chiếm lĩnh thị phần nội địa và
thế giới về từng loại sản phẩm; uy tín và danh tiếng của DN được hình thành
từ kết quả đóng góp chung vào phát triển KT-XH, từ chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, từ kết quả xây dựng và quảng bá thương hiệu v.v....
- Quản lý môi trường của DN: tạo ra môi trường bên trong phục vụ tốt
hoạt động sản xuất kinh doanh, và khơng gây tác động xấu đối với mơi trường
bên ngồi.
21


- Hiệu quả kinh doanh: là yếu tố có tính chất tổng hợp, thể hiện trình độ
sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định.
1.4. Đổi mới cơng nghệ và cổ phần hóa trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đổi mới ban đầu được quan niệm là một quá trình tuyến tính từ nghiên
cứu cơ bản đến tiếp cận thị trường. Ngày nay đổi mới được hiểu là một hệ
thống và là một cách tiếp cận có nhiều tính chất nhất thể hóa nhiều yếu tố đối
với việc tạo ra, phổ biến cơng nghệ và của những chính sách liên quan đến
đổi mới.
Các kiểu đổi mới gồm có :
- Du nhập một sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm đang có;

- Đưa một q trình mới vào DN;
- Mở một thị trường mới;
- Phát triển nguồn cung cấp mới nguyên liệu hoặc các đầu vào khác;
- Thay đổi trong các tổ chức sản xuất của DN.
CPH như là nhân tố thúc đẩy ĐMCN trong DN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.
Từ các nghiên cứu trên đây có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Về mặt lý thuyết sức ép hội nhập kinh tế quốc tế, sức ép cạnh tranh
đòi hỏi bất kỳ một DN nào (DNNN, DN tư nhân, DN sau CPH…) đều phải
đổi mới và ĐMCN hoặc theo mơ hình tuyến tính hoặc theo mơ hình phi tuyến
nói. Đây là yếu tố tác động tới ĐMCN đối với bất kỳ một DN nào nếu muốn
22


tồn tại như một DN vì chỉ có ĐMCN mới nâng cao được sức cạnh tranh của
DN.
2. Về mặt Lý thuyết sau CPH, DNNVV được tăng cường quyền chủ
động xét về toàn cục cũng như cá nhân người lao động có cổ phần trong DN.
Họ trở thành chủ nhân ơng đích thực có năng lực chiếm hữu và sử dụng vốn,
tài sản hợp lý, điều mà khi là “chủ nhân ảo” – trước khi CPH DN khơng thể
có được. Đây là yếu tố thúc đẩy cao nhất, mạnh mẽ nhất tới ĐMCN của DN.
3. Cũng xét về mặt lý thuyết sau CPH, nguồn vốn được tăng lên nhờ
bán cổ phiếu, cổ phần. Cũng nhờ CPH mà DN có thể huy động được các
nguồn vốn của toàn xã hội nếu sản phẩm có sức cạnh tranh cao chưa nói đến
việc Nhà nước có chính sách tạo lập Quỹ phát triển KH&CN cho DN từ lợi
nhuận trước thuế và các chính sách hỗ trợ khác có liên quan. Điều này, như đã
nói ở trên, có tác dụng to lớn đối với ĐMCN của DN sau CPH và cũng khơng
thể có khi DN chưa thực hiện CPH.
4. Tuy nhiên động cơ và nhận thức của đội ngũ lao động cũng như của
lãnh đạo DN sau CPH là yếu tố lưỡng năng tác động tới ĐMCN của DN sau

CPH. Nói như vậy có nghĩa là một khi người lao động và ban lãnh đạo ý thức
rõ vai trò của KH&CN trong ĐMCN - động lực cho phát triển thì cơ hội tổ
chức hoạt động ĐMCN mới phát triển và DN mới tồn tại và đứng vững trên
thị trường cạnh tranh. Ngược lại, nếu động cơ CPH là nhằm các mục tiêu
khác (cho thuê địa lợi, chuyển mục đích kinh doanh như bất động sản…)thì
CPH khơng có tác động hoặc tác động âm tính tới ĐMCN của DN sau CPH.
5. Một hành lang pháp lý tường minh, một chế độ tài chính hợp lý, hệ
thống thuế quan khuyến khích cũng như hệ thống ngân hàng hữu hiệu với một
chế độ thanh khoản nhanh gọn phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ là yếu tố tác
23


động tồn cục tới các yếu tố trên nói chung và đối với ĐMCN của DN sau
CPH nói riêng.

24


Chƣơng 2:
TÁC ĐỘNG CỦA CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
ĐẾN NHU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
2.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa
15 năm qua, quan điểm của Đảng về CPH DN ngày càng sáng tỏ, ngày
càng phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và tình hình thực tiễn ở nước ta.
Mặc dù đã có những nỗ lực cải cách nhất định, tỷ trọng của khu vực
DNNVV có vốn nhà nước trong GDP vẫn duy trì ở mức cao, 38,31% GDP
năm 2002 so với 40,18% GDP năm 1995 (Tổng cục thống kê, 2003). Số DN
hạch toán độc lập năm 2002 vẫn ở mức 5.231 DN, so với 7.090 DN vào năm
1995. Số lao động trong các DN tuy đã giảm, nhưng vẫn chiếm 48% lực

lượng lao động trong khu vực DN, so với tỷ trọng 77% của năm 1995. Nếu
tính cả phần DN trong các liên doanh với nước ngồi, thì tỷ trọng khu vực
DNNN trong nền kinh tế còn ở mức cao hơn nữa.
Cho đến hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến quan trọng trong việc
tạo một "sân chơi bình đẳng" cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng
tư tưởng coi DNNN là con đẻ của Nhà nước vẫn còn rất phổ biến trong hầu
hết các cơ quan nhà nước. Tư tưởng này biểu hiện ở chỗ, DNNN và DNNVV
có vốn nhà nước thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc, ưu ái của Nhà
nước ở nhiều mặt, đồng thời lại phải chịu sự kiểm soát, đối xử khắt khe ở một
số mặt khác, và trong một số trường hợp là chỗ "bấu víu" của Nhà nước.

25


×