Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thương phẩm xuất khẩu và quá trình hội nhập quốc tế của đàng ngoài thế kỷ xvii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THỊ LỢI

THƯƠNG PHẨM XUẤT KHẨU VÀ Q TRÌNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ CỦA ĐÀNG NGỒI THẾ KỶ XVII:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TƠ LỤA VÀ GỐM SỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI


HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THỊ LỢI

THƯƠNG PHẨM XUẤT KHẨU VÀ Q TRÌNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ CỦA ĐÀNG NGỒI THẾ KỶ XVII:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TƠ LỤA VÀ GỐM SỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60220311


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. HOÀNG ANH TUẤN


HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CHUYỂN BIẾN CỦA THƯƠNG MẠI ĐÔNG Á VÀ TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT TƠ LỤA, GỐM SỨ Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII
................................................................................................................................. 10
1.1. Chuyển biến của thương mại khu vực Đông Á thế kỷ XVII.........................10
1.2. Kinh tế hàng hóa ở Đàng Ngồi thế kỷ XVII...............................................14
1.3 Tình hình sản xuất tơ lụa và gốm sứ Đàng Ngoài thế kỷ XVII......................22
1.3.1. Tình hình sản xuất tơ lụa.......................................................................22
1.3.2. Tình hình sản xuất gốm sứ....................................................................29
CHƯƠNG 2. XUẤT KHẨU TƠ LỤA VÀ GỐM SỨ ĐÀNG NGOÀI THẾ
KỶ XVII................................................................................................................. 36
2.1. Tơ lụa và gốm sứ trong mạng lưới thương mại Nội Á của người
phương Tây thế kỷ XVII.....................................................................................36
2.1.1. Tơ lụa....................................................................................................36
2.1.2. Gốm sứ..................................................................................................40
2.2. Thị trường tiêu thụ chính của tơ lụa Đàng Ngồi thế kỷ XVII.....................42
2.2.1. Thị trường Nhật Bản.............................................................................42
2.2.2. Thị trường Manila (Philippines) và Tân Thế giới..................................47
2.2.3. Thị trường châu Âu...............................................................................50
2.3. Thị trường tiêu thụ chính của gốm sứ Đàng Ngồi thế kỷ XVII...................54
2.3.1. Thị trường Nhật Bản.............................................................................54
2.3.2. Thị trường Đông Nam Á hải đảo...........................................................59
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA TƠ LỤA VÀ GỐM SỨ TRONG GIAO

THƯƠNG QUỐC TẾ CỦA ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII..............................63
3.1. Tơ lụa và gốm sứ: tiền đề hội nhập quốc tế của Đàng Ngoài........................63
3.2. Xuất khẩu tơ lụa và gốm sứ: nguồn thu của Đàng Ngoài thế kỷ XVII.........67
3.3. Mậu dịch tơ lụa và gốm sứ: cầu nối tiếp nhận văn minh phương Tây..........71


3.4. Mậu dịch tơ lụa, gốm sứ và những chuyển biến trong xã hội Đàng
Ngoài thế kỷ XVII...............................................................................................77
3.4.1. Chuyển biến kinh tế..............................................................................77
3.4.2. Chuyển biến xã hội................................................................................82
3.5. Thương điếm của các nước phương Tây – nét chấm phá trong diện mạo
vật chất và kinh tế Đàng Ngoài...........................................................................85
KẾT LUẬN............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................94
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XVII, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại châu
Á, Đại Việt đã có những bước chuyển mình, hội nhập sâu và rộng. Đặc biệt, trong
bối cảnh chính trị phức tạp, ở thời kỳ đất nước chia cắt hai miền Đàng Ngoài –
Đàng Trong, cả hai khu vực có những bước phát triển quan trọng về kinh tế và
chuyển biến xã hội mạnh mẽ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ đánh giá: “Trong 3
thế kỷ XVII, XVIII, XIX kể từ khi nhà Mạc bị sụp đổ ở Thăng Long tới lúc thực
dân Pháp hồn tồn đơ hộ Việt Nam, lần lượt đã trải qua các chính quyền Lê – Trịnh
ở Đàng Ngoài, họ Nguyễn ở Đàng Trong, Tây Sơn rồi đến nhà Nguyễn. Đó là
những thế kỷ đầy biến động, mâu thuẫn và nghịch lý. Chiến tranh, loạn lạc xen kẽ
với những thời gian đất nước phát triển hịa bình, thịnh vượng, những cái mới vươn
lên bên cạnh những cái cũ kìm hãm lại. Đó chính là những thế kỷ của sự suy sụp,

đồng thời cũng là những thế kỷ của sự trỗi dậy” [35, tr. 36]
Sự trỗi dậy của nền kinh tế Đại Việt, mà trong phạm vi đề tài này chỉ xin nhắc
tới Đàng Ngồi có sự đóng góp một cách tích cực và hiệu quả của các thương phẩm
quốc tế như tơ lụa, gốm sứ, xạ hương,... trong đó tơ lụa trở thành thương phẩm đặc
biệt tạo nên sự dự nhập tương đối năng động của Đàng Ngồi trong thế kỷ XVII. Có
thể nói, những chuyển biến kinh tế, chính trị và xã hội Đại Việt thế kỷ XVII chịu sự
tác động rất mạnh từ sự hình thành và phát triển của hệ thống thương mại khu vực và
quốc tế, và rộng hơn là xu thế tồn cầu hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ, trong đó hoạt
động mậu dịch tơ lụa đóng vai trị then chốt. Cùng song hành với tơ lụa và các sản
phẩm khác, gốm sứ trở thành thương phẩm thay thế, nhưng lại có sức hút lớn, kéo các
thương nhân châu Âu ở lại Đàng Ngoài khi nền mậu dịch tơ lụa đang trên đà suy
giảm. Như đánh giá của nhà nghiên cứu Bùi Minh Trí “Mặc dù vào cuộc muộn hơn,
nhưng gốm Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng, tích cực vào hoạt động
thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với thị trường Đông Nam Á” [89; tr. 49].
Xuất hiện trong kỷ nguyên thương mại châu Á với vai trò là là một địa điểm
thương mại, một mắt xích khá quan trọng, Đàng Ngồi nhanh chóng phát huy
những tiềm năng của mình để dự nhập tích cực vào hệ thống hải thương năng động
và rộng lớn này. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định truyền thống buôn bán

1


trên biển lâu dài trong lịch sử Việt Nam [27; 51; 61]. Thực tế lịch sử cho thấy với vị
trí quan trọng trên con đường thương mại quốc tế, từ rất sớm các cảng thị Việt Nam
đã đóng vai trị như một trung tâm liên vùng, có thời điểm được coi như trung tâm
liên thế giới [41, 257; 65, 37 – 55]. Những hoạt động thương mại sôi nổi của thương
nhân người Hoa, Ả rập, Ấn Độ, Đông Nam Á như một chất xúc tác đưa Việt Nam
dự nhập mạnh mẽ vào thị trường khu vực và thế giới. Sự hưng thịnh của các thương
cảng dọc bờ biển Việt Nam như Vân Đồn ở vùng Đông Bắc, Thanh – Nghệ Tĩnh ở
Bắc Trung Bộ; Vijaya của người Chăm ở Nam Trung Bộ... đã cho thấy vị trí của

Việt Nam trong hệ thống thương mại quốc tế và khu vực qua các thời kỳ lịch sử.
Trong hải trình thương mại của các thương nhân châu Âu, phương Đông trở
thành lời mời gọi hấp dẫn với hương liệu, vàng, tơ lụa, gốm sứ… Tận dụng cơ hội,
các thương phẩm của Đại Việt nhanh chóng được chở đi khắp các thị trường châu
Á, thậm chí cả châu Âu, và tạo được vị thế nhất định trong mạng lưới thương mại
quốc tế. Nhằm làm rõ vai trò chủ đạo của tơ lụa và gốm sứ trong sự dự nhập của
Đàng Ngoài thế kỷ XVII, bản luận văn thạc sỹ “Thương phẩm xuất khẩu và q
trình hội nhập quốc tế của Đàng Ngồi thế kỷ XVII: Nghiên cứu trường hợp tơ lụa
và gốm sứ” hướng đến những nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, những ghi chép trong chính sử và tư liệu của người phương Tây đã
chứng minh rằng xứ Đàng Ngoài từ lâu đã là một vùng thuận lợi cho sự phát triển
nghề thủ cơng nghiệp và có nhiều nghề thủ cơng nghiệp. Trong ý nghĩa đó, luận văn
dẫn giải tiềm năng phát triển nghề thủ công nghiệp truyền thống – nghề dệt và nghề
làm gốm sứ, với những sản phẩm đã đưa Đại Việt tham dự sâu và rộng vào mạng
lưới buôn bán của các thương nhân châu Á và châu Âu. Luận văn cũng nhận định
về sự mở rộng của kinh tế hàng hóa Đàng Ngồi trong thế kỷ XVII, đó khơng chỉ là
nhân tố kích thích hội nhập mà đồng thời là kết quả của sự hội nhập kinh tế Đàng
Ngoài vào kỷ nguyên thương mại châu Á. Những chuyển biến trong hoạt động
thương mại khu vực Đông Á là một nhân tố ngoại sinh đưa các đồn thuyền bn
ngoại quốc đến Đại Việt giao thương và thúc đẩy nghề thủ cơng nghiệp Đàng Ngồi
mở rộng sản xuất mang tính hàng hóa.
Thứ hai, sự góp dự của các thương nhân phương Tây vào nền hải thương của
châu Á, với số vốn lớn, tàu thuyền và vũ khí hiện đại cùng tư duy kinh tế mới đã thúc

2


đẩy nền sản xuất Đàng Ngoài như thế nào trong thế kỷ XVII? Các ngành sản xuất
trong nước chịu sự tác động đến đâu và số lượng sản phẩm sản xuất ra - ở đây là tơ
lụa và gốm sứ đã được vận chuyển tới những thị trường nào, lợi nhuận mang lại cho

thương nhân có thúc đẩy họ tiếp tục kinh doanh? Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa
nhận rằng, tơ lụa và gốm sứ Đàng Ngoài vẫn mang dáng dấp của mặt hàng mang tính
thay thế cho các sản phẩm thương mại quốc tế đến từ Trung Hoa. Khi tơ lụa và gốm
sứ Trung Hoa quay trở lại thị trường, sản phẩm của Đàng Ngồi nhanh chóng thất
thế; vị thế thương mại quốc tế của Đàng Ngoài cũng dần suy giảm.
Cuối cùng, tơ lụa và sau này là gốm sứ nổi lên là thương phẩm quan trọng
nhất của Đàng Ngồi trong thế kỷ XVII, là chìa khóa vạn năng để Đàng Ngoài xâm
nhập vào mạng lưới hải thương châu Á trong bối cảnh chính sách Hải cấm của
Trung Quốc được thi hành. Những thương phẩm này cũng chính là lực hút các
thương thuyền phương Tây tới đây buôn bán, lưu trú và kinh doanh. Sự xuất hiện
của những hệ tư tưởng mới, của nền văn minh mới, với những tiến bộ về khoa học,
kĩ thuật đã tác động đến xã hội Đàng Ngoài như thế nào, qua đó làm sáng rõ vai trị
của những thương phẩm xuất khẩu đối với việc hội nhập của Đàng Ngoài với quốc
tế là vấn đề thứ ba mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ trong luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với nhận thức mới và những nguồn tư liệu mới (từ các kho lưu trữ phương
Tây), chúng ta ngày càng chứng minh được sự phát triển sôi động của kinh tế
thương mại Đại Việt thế kỷ XVII. Đặc biệt là những nguồn thương phẩm, các mặt
hàng đã được thương nhân tiến hành trao đổi, buôn bán tại thị trường Đàng Ngồi
trong thế kỷ này, chúng đã có những đóng góp như thế nào vào sự hội nhập của
quốc gia trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế. Góp phần nhận thức đúng đắn và
đầy đủ về quá trình Đại Việt tham dự sâu và tích cực vào hệ thống hải thương quốc
tế, nhờ vào thương phẩm hàng đầu là tơ lụa trong thế kỷ XVII, người viết đã sử
dụng những tài liệu gồm sách, bài nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế
để làm sáng rõ vấn đề vị thế và vai trò của hàng hóa, chủ yếu là tơ lụa và gốm sứ
trong quá trình đưa đất nước hội nhập.
Nghiên cứu về hệ thống thương mại và tình hình phát triển kinh tế thế kỷ
XVII trước hết phải kể đến cuốn Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII

3



và đầu XIX của tác giả Thành Thế Vỹ (Nxb. Sử học, 1961). Đây được coi là cơng
trình đi đầu, nghiên cứu một cách có hệ thống về ngoại thương Việt Nam. Cơng
trình đã bổ trợ rất nhiều cho luận văn, cung cấp cái nhìn chung nhất về hoạt động
thương mại trên cả 2 miền Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Bên
cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các bài nghiên cứu về hải thương để có những kiến
thức nền tảng về cấu trúc, mạng lưới thương mại, qua đó thấy được sự tham gia của
người Việt vào hoạt động hải thương khu vực và thế giới. Các cơng trình như: “Thử
phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (thông qua mối quan hệ giữa
biển và lục địa)” (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 6/1994) của Sakurai Yomio;
“Vai trị của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ thế kỷ 2 TCN đến đầu thế
kỷ 19” của Shigeru Ikuta (in trong Đô thị cổ Hội An, Nxb. Khoa học Xã hội, 1991)
… Các bài nghiên cứu về thương mại của người Việt thời cổ trung đại như: “Truyền
thống và hoạt động thương mại của người Việt (in trong Việt Nam trong hệ thống
thương mại Châu Á, thế kỷ XVI-XVII, Nxb. Thế Giới, 2007) của các tác giả Nguyễn
Văn Kim và Nguyễn Mạnh Dũng; “Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại
biển Đông thời cổ trung đại” của Hồng Anh Tuấn (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
9+10/2008)…
Đặc biệt, luận văn triệt để khai thác những công trình của người hướng dẫn
đã được cơng bố trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu lưu trữ phương Tây: Cuốn sách
Tư liệu về công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII đã
khái qt tình hình bn bán, chiến lược kinh doanh của thương điếm Hà Lan và
Anh tại Đàng Ngoài, đồng thời cung cấp nhật ký thương điếm của người Hà Lan và
người Anh trong suốt quá trình họ thiết lập quan hệ thương mại, tiến hành buôn bán
và những nỗ lực để gây dựng quan hệ với triều đình Lê – Trịnh. Các bài viết “Mậu
dịch tơ lụa của cơng ty Đơng Ấn Hà Lan với Đàng Ngồi 1637–1670” (Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 3 và 4/2006), “Gốm sứ Đàng Ngồi xuất khẩu ra Đơng Nam
Á thế kỷ XVII: tư liệu và nhận thức” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11/2007),
“Vải lụa và xạ hương xuất khẩu từ Đàng Ngoài sang Hà Lan thế kỷ XVII” (Tạp chí

Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 4/2009), “Từ vụ áp phe của thương điếm Anh tại Đàng
Ngồi đến chính sách cấm biển của triều đình Lê – Trịnh” (in trong Kỷ yếu Hội thảo
Chúa Trịnh Cương – Cuộc đời và sự nghiệp), bài viết “Kim loại tiền Nhật Bản và

4


chuyển biến kinh tế - xã hội Đàng Ngoài” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
12/2009), “Mậu dịch gốm sứ của công ty Đông Ấn Hà Lan nửa cuối thế kỷ XVII”
(in trong Kỷ yếu Hội thảo Đông Á, Đông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại)
… Những bài viết này là kết quả quá trình nghiên cứu có hệ thống của tác giả về
hoạt động thương mại, trong đó chủ yếu và mậu dịch tơ lụa và gốm sứ của thương
điếm Hà Lan và Anh tại Đàng Ngồi thế kỷ XVII. Qua đó, cung cấp cái nhìn tổng
quan và cụ thể về tình hình trao đổi các mặt hàng này, sự biến động cũng như yếu tố
thị trường, tác nhân chính trị đối với khơng chỉ quá trình sản xuất mà cả hoạt động
xuất khẩu thương phẩm.
Những nghiên cứu về thủ cơng nghiệp Việt Nam, tình hình sản xuất, lịch sử
phát triển nghề thủ cơng và sự biến đổi của các nghề thủ công nghiệp trong lịch sử
dân tộc cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trước hết, có thể kể đến cuốn sách
Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của tác giả Phan Gia Bền (Nxb.
Văn – Sử - Địa, 1957). Cuốn sách đã khái quát lịch sử phát triển của hầu hết những
nghề thủ công truyền thống Việt Nam, đưa ra những dấu tích về nguồn gốc và đặc
trưng nghề nghiệp, sự phân bố theo địa hình, địa chất. Đồng thời cung cấp cái nhìn
tổng thể về sự phát triển và những thay đổi thủ công nghiệp Việt Nam qua những
giai đoạn khác nhau. Bên cạnh đó cịn có các tác giả Bùi Văn Vượng với Làng nghề
thủ công nghiệp truyền thống Việt Nam (Nxb. Văn hóa Thơng tin, 2002), Trần Quốc
Vượng với Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề (Nxb. Văn hóa
dân tộc, 1996), Lâm Bá Nam với Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (Luận án
Tiến sĩ Dân tộc học, Đại học THHN, 1995)… cũng cho chúng ta thấy được diện
mạo đa dạng và phong phú của nghề thủ công nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu về gốm sứ và thương mại gốm sứ đã để lại một hệ thống tác
phẩm có tiếng vang. Tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang
Ngọc đã cho thấy một cách nhìn tổng quát về lịch sử nghề gốm, quá trình làm gốm
và thương mại gốm ở làng gốm Bát Tràng thế kỷ XIV đến XIX qua cuốn sách Gốm
Bát Tràng thế kỷ 14 – 19 (Nxb. Thế giới, 1995). Tác giả Trần Khánh Chương với
cuốn Gốm Việt Nam (Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, 2001) cho thấy quá trình phát triển
của nghề làm gốm, với hệ thống hình ảnh rõ ràng, thể hiện chiều dài nghề gốm qua
các quá trình phát triển khác nhau. Cuốn sách Gốm Chu Đậu (Bảo tàng Hải Dương,

5


1999) của tác giả Tăng Bá Hoành cho thấy quá trình tìm về những lị gốm nổi tiếng
ở Chu Đậu và tìm lại một thời đại hồng kim của gốm tinh xảo Bắc Đại Việt thế kỷ
XIV – XVI. Cùng với đó, cuốn Gốm sành nâu ở Phù Lãng (Nxb. Khoa học xã hội,
2006) của tác giả Trương Minh Hằng cung cấp thơng tin về q trình ra đời, phát
triển, sự hưng thịnh của sành và khả năng biến đổi để phù hợp với nhu cầu thị
trường của làng gốm sành này.
Bên cạnh đó, các tài liệu từ các Hội thảo liên quan tới gốm sứ cũng được
luận văn sử dụng như Hội thảo quốc tế quan hệ Việt – Nhật thế kỷ XV – XVII qua
giao lưu gốm sứ, tổ chức năm 1999 do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại
học Chiêu Hòa Nhật Bản đã cho thấy phần nào quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa hai quốc gia thơng qua gốm sứ; Hội thảo Đồ gốm sứ Việt Nam và mối quan hệ
Việt Nam – Nhật Bản do Trường Đại học Showa phối hợp tỉnh Quảng Nam Việt
Nam tổ chức. Bên cạnh đó, luận văn cũng triệt để tham khảo những bài viết của các
tác giả Bùi Minh Trí: “Gốm Hizen – Nhật Bản tìm thấy ở một số địa điểm khảo cổ
học Việt Nam” (Tạp chí Khảo cổ học (4), tr. 34–51); Gốm Hợp Lễ trong phức hợp
gốm sứ thời Lê (Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học Việt Nam); “Tản
mạn về đồ gốm trong Hoàng thành Thăng Long” (Tạp chí Xưa Nay (203–204), tr.
32–43); “Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “Con đường gốm sứ trên Biển””

(Tạp chí Khảo cổ học (125), tr. 49–74); “Những nét riêng truyền thống của nghệ
thuật gốm hoa lam Việt Nam” (Tạp chí Khảo cổ học (3), tr. 90–103). Các tác giả
khác cũng tạo ra một hệ thống tài liệu phong phú về tơ lụa và gốm sứ Đại Việt như:
Trương Minh Hằng, “Gốm thương mại Việt Nam trong hành trình mậu dịch gốm sứ
châu Á” (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 1, 2005); Hán Văn Khẩn, “Đôi điều
về gốm thương mại miền Bắc Việt Nam thế kỷ XV–XVII” (Tạp chí Khảo cổ học, số
1–2004), Phạm Ái Phương (1980), "Làng gốm Thổ Hà" (Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử (191), tr 55–62), Tống Trung Tín (2000), “Tình hình trao đổi và buôn bán đồ
gốm giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XIV–XVIII” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
(310), tr. 67–73)…
Sự phát triển hưng thịnh của thương mại Đàng Ngoài tạo ra sự thu hút lớn
đối với thương nhân ngoại quốc. Những ghi chép của những nhà buôn, những nhà
truyền giáo phương Tây đã cung cấp những thông tin thú vị, quan trọng về nền

6


thương mại và tình hình kinh tế - xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Tiêu biểu là các
ghi chép của William Dampier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài (Nxb. Thế
giới, 2007), Jean Baptiste Tavernier, Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng
Ngoài (Nxb. Thế giới, 2007), Charles Maybon, Những người châu Âu ở An Nam
(Nxb. Thế giới 2006)….
Cùng với nguồn tư liệu tiếng Việt, những bài nghiên cứu và sách viết về
thương mại Đàng Ngoài và vai trò của tơ lụa bằng tiếng Anh của các học giả quốc
tế cũng bước đầu được khai thác bao gồm: Leonard Blussé (1996), “No Boats to
China: The Dutch East India Company and the Changing Patter of the China Sea
Trade, 1635 – 1690” (Mordern Asian Studies), Eiichi Kato “Unification and
Adaptation, the Early Shogunate and Dutch Trade Policies” in trong: Blussé and
Gasstra eds. (1981), Companies and Trade: Essays on Overseas Trading
Companies during the Ancient Regimé (Leiden University Press), cùng 02 bài viết

“The Great Silk Exchange: How the Globe was Connected and Developed” của
Debin Ma và “Silk for Silver: Manila – Macao Trade in the 17 th Century” của
Dennis O. Flynn and Arturo Giraldez in trong chuyên khảo The Pacific World,
Lands, Peoples and History of the Pacific, 1500- 1900 (Vol. 12: Textiles in the
Pacific,1500- 1900) cùng một số cơng trình nghiên cứu khác.
Ngồi ra, các bộ chính sử cũng được khai thác để phục vụ việc nghiên cứu về
tình hình sản xuất thủ cơng nghiệp và chính sách của triều đình đối với việc khuyến
khích sản xuất thủ cơng nghiệp: Lịch triều Hiến chương loại chí (Tập 1 &2) của tác
giả Phan Huy Chú (Nxb. Giáo dục, 2008); Đại Việt sử ký tồn thư (Nxb. Văn hóa
Thơng tin, 2004), Vân Đài loại ngữ của Lê Qúy Đôn, Khâm định Việt sử thông giám
cương mục (Nxb. Giáo dục, 2007), Đại Nam thực lục (Nxb. Giáo dục, 2004)…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thế kỷ XVII được coi là thời kỳ hoàng kim của thương mại châu Á và là
thời kỳ diễn ra nhiều biến động trong lịch sử nhân loại. Sau các phát kiến địa lý, hệ
thống thương mại thế giới, các trung tâm thương mại vùng, liên vùng, liên thế giới
được thiết lập và phát triển mau lẹ. Trong bối cảnh đó, các quốc gia châu Á đã tham
gia vào hoạt động giao thương quốc tế với những sản phẩm đặc thù. Nhưng phải
thấy rằng, tơ lụa và gốm sứ là những mặt hàng tiêu biểu của khu vực Đông Á trong

7


nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, thời bấy giờ các thương nhân ngoại quốc khi đến châu Á
chỉ biết đến các sản phẩm tiêu biểu ở đây thông qua sản phẩm của Trung Quốc và
Ấn Độ.
Luận văn cố gắng phác dựng một cách khái quát về hoạt động sản xuất tơ lụa
và gốm sứ ở Đàng Ngoài trong những biến động chính trị và xã hội lớn lao của Đại
Việt trong thế kỷ XVII. Từ đó thấy được sự thay đổi trong chính sách của nhà nước
phong kiến Lê – Trịnh đối với ngoại thương và thương nhân ngoại quốc. Hoạt động
bn bán tơ lụa và gốm sứ Đàng Ngồi diễn ra trong bối cảnh tương đối thuận lợi,

đã giúp cho nền thủ cơng nghiệp có những bước tiến lớn, số lượng nhân công tham
gia sản xuất nhiều, làm thay đổi diện mạo và phần nào đó cơ cấu xã hội. Đồng thời
với số lượng thương phẩm xuất khẩu được trao đổi, bn bán, Đàng Ngồi cũng
đón nhận những yếu tố mới về văn hóa, hệ tư tưởng, khoa học kĩ thuật cùng biến
động xã hội trong suốt thế kỷ XVII và có ảnh hưởng ở cả những thế kỷ sau.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn bám sát các phương pháp chủ đạo của khoa học lịch sử. Cùng với
cái nhìn lịch đại chúng tơi cũng đặt Đàng Ngồi dưới dịng chảy đồng đại để đưa ra
những nhận định sâu sắc và khách quan. Đồng thời, chúng tôi cũng áp dụng triệt để
phương pháp khu vực học nhằm có cái nhìn hệ thống, các mối quan hệ thương mại
của Đàng Ngoài với thị trường Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên
cứu Hệ thống cấu trúc cũng được áp dụng trong luận văn, nhằm đặt các nhân tố cấu
thành nên nền hải thương Đàng Ngoài trong sự tác động, qua lại lẫn nhau, cũng như
sự tương tác của thị trường Đàng Ngoài với thị trường thương mại khu vực và quốc
tế. Ngoài ra, Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích, cũng được chúng tơi sử
dụng để nghiên cứu ngoại thương Đàng Ngoài. Nhằm đi đến những nhận định, đánh
giá về kết quả trong hoạt động thương mại Đàng Ngoài, chúng tôi cũng triệt để áp
dụng Phương pháp nghiên cứu liên ngành, như những kết quả nghiên cứu về Đàng
Ngoài từ quan điểm khảo cổ học, dân tộc học…
5. Đóng góp của luận văn
Thế kỷ XVII, Đàng Ngồi có cơ hội dự nhập vào hệ thống hải thương châu
Á cùng các quốc gia phương Đông khác. Tận dụng cơ hội tơ lụa và gốm sứ Trung
Quốc bị hạn chế xuất khẩu do những biến động trong nước và sự hạn chế ngoại

8


thương của triều đình phong kiến Trung Hoa, Đàng Ngồi nhanh chóng đưa thương
phẩm của mình thay thế và có được những con số rất ấn tượng. Trong bối cảnh đó,
luận văn cố gắng lý giải điều kiện thuận lợi cũng như tiềm năng sản xuất của tơ lụa

và gốm sứ Đàng Ngoài cùng với những ảnh hưởng từ hoạt động ngoại thương có sự
góp dự của thương nhân phương Tây đối với kinh tế - xã hội Đàng Ngoài. Một
lượng lớn tơ lụa và gốm sứ đã được chuyên chở đến các thị trường khác nhau, tạo
dấu ấn về sản phẩm thủ công nghiệp Đại Việt ở nhiều khu vực trên thế giới. Song
song với đó là nền kinh tế và xã hội Đàng Ngồi đã có những chuyển biến lớn lao,
và toàn diện. Luận văn cố gắng phác dựng những thay đổi về hệ tư tưởng của xã hội
Đàng Ngoài trong hoàn cảnh sự xâm nhập của tư tưởng mới từ phương Tây. Từ đó
thấy được tính hai chiều của hoạt động thương mại, cùng những hệ quả nó mang lại
trong q trình giao lưu kinh tế, văn hóa.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính.
Chương 1: Chuyển biến của thương mại Đơng Á và tình hình sản xuất tơ lụa,
gốm sứ ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII
Chương 2: Xuất khẩu tơ lụa và gốm sứ Đàng Ngồi thế kỷ XVII
Chương 3: Vai trị của tơ lụa và gốm sứ trong giao thương quốc tế của Đàng
Ngoài thế kỷ XVII

9


CHƯƠNG 1
CHUYỂN BIẾN CỦA THƯƠNG MẠI ĐƠNG Á VÀ TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU TƠ LỤA, GỐM SỨ ĐÀNG NGỒI THẾ KỶ XVII
1.1. Chuyển biến của thương mại khu vực Đông Á thế kỷ XVII
Đến thế kỷ XVII, trong bối cảnh của kỷ ngun thương mại, 1 ở khu vực Đơng
Á hình thành một mạng lưới thương mại quy mô và liên hoàn. Từ những thế kỷ trước,
giữa các nước trong khu vực đã hình thành quan hệ bn bán, thơng thương khá rõ
nét [81]. Có một thực tế là, khơng phải tới thế kỷ XV, sau các đại phát kiến địa lý thì
những mối liên hệ giữa phương Đơng và phương Tây mới được thiết lập. Năm 618,
nhà Đường (618-907) đã đẩy mạnh các con đường tơ lụa trên bộ và trên biển, thiết

lập nên những mối giao thương Đông–Tây. Dưới thời Đường và các triều đại sau đó,
dịng chảy của con đường tơ lụa là mạch nguồn truyền tải hàng hóa, văn hóa của
phương Đơng sang phương Tây. Mặc dù vậy, chỉ tới thế kỷ XV, sau các cuộc phát
kiến địa lý thì những mối liên hệ từ chiều sâu lịch sử ấy mới diễn ra một cách sôi
động và có sự thay đổi rất lớn về quy mơ và mức độ. Nếu như trước đây, dòng chảy
thương mại chủ yếu là từ phương Đơng sang phương Tây thì sau thế kỷ XV, cịn có
tuyến bn bán từ phương Tây sang phương Đông. Khác với giai đoạn trước, những
mối liên hệ buôn bán thường diễn ra một cách độc lập, nhỏ lẻ thì sau thế kỷ XV nhiều
quốc gia phương Tây xây dựng hệ thống thương mại thông qua các công ty Đông Ấn,
khiến hoạt động buôn bán diễn ra một cách quy mô và chặt chẽ.
Thế kỷ XVI, XVII tình hình mậu dịch thế giới có những sự thay đổi lớn, các
nước châu Âu đến phương Đông để thu mua và vận chuyển hàng hóa, các thương
phẩm địa phương như tơ lụa, gốm sứ… để tiến hành trao đổi, bn bán. Những hiểu
biết về một phương Đơng giàu có, xứ sở của hương liệu, của vàng đã thúc đẩy
người Châu Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lý. Những cố gắng ấy của người
1

Về thời kỳ phát triển thịnh đạt của mạng lưới thương mại tại Châu Á, dù còn nhiều ý kiến tranh luận, nhưng
hầu hết các nhà nghiên cứu đều lấy niên đại từ 1450 -1680. Niên đại này được đưa ra bởi nhà nghiên cứu
Anthony Reid để chỉ giai đoạn hoàng kim của hoạt động thương mại Đông Nam Á. Xin xem Anthony Reid,
Southeast Asia in the Age of Commerce (Volume 2: Expansion and Crisis), Yale University Press, 1993. Một
số nhà nghiên cứu cho rằng, ở Đơng Nam Á cịn tồn tại một kỷ ngun thương mại sớm, kéo dài từ 900
-1300. “Một trong những nhân tố tác động rất lớn và gần như xuyên suốt “kỉ nguyên sớm của thương mại
Đông Nam Á (900 -1300)”, như Geoff Wade từng đề xuất, là những chính sách về thương mại và kinh tế hết
sức tích cực và chủ động của các vương triều Tống và Nguyên ở Trung Quốc. Nối tiếp chủ trương coi trọng
tiền tệ để phát triển thương mại của các chư hầu thời kì Ngũ Đại, dưới thời Tống, những chính sách cụ thể về
tiền tệ, trao đổi, thuế khoá…trong giao dịch với người nước ngồi đã được thực thi nhằm kích thích sự mở
rộng của ngoại thương [106; tr.7]

10



Châu Âu đã được đền đáp một cách xứng đáng. Năm 1511, thuyền buôn người Bồ
Đào Nha đã chiếm được eo Malacca, một thương cảng quan trọng trong mạng lưới
thương mại Đơng Nam Á. Có thể thấy sự xuất hiện của những thương nhân Châu
Âu đã phá vỡ cấu trúc thương mại truyền thống tại Đông Nam Á với vai trò điều
phối chủ yếu của thương nhân Trung Quốc và thương nhân Nhật Bản. Nhiều cảng
thị thực tế chỉ là các trung tâm buôn bán địa phương, nơi lưu trú, thu gom, cung cấp
hàng hóa cho các thuyền bn ngoại quốc do thương nhân Hoa kiều chi phối [47, tr.
47]. Sự xuất hiện của người phương Tây tại các cảng thị Đông Nam Á đã từng bước
phá vỡ mạng lưới thương mại độc quyền của người Hoa tại đây, bởi lẽ “do có tàu đi
biển có trọng tải lớn, tốc độ nhanh và những thủ đoạn buôn bán tinh vi mà những
thương nhân phương Tây đã phá vỡ được vai trị đọc quyền của người Hoa trong hệ
thống bn bán ở biển Đông… những chuyến tàu buôn phương Tây đã nối liền thị
trường Đông Nam Á với mạng lưới thương mại thế giới [47, tr. 49]
Với những thành tựu trong các cuộc phát kiến địa lý và sức mạnh hàng hải,
người Bồ Đào Nha trở thành thế lực tiên phong trong việc tiến hành thiết lập mạng
lưới thương mại và buôn bán ở phương Đông. Sau khi thiết lập được vị thế của
mình ở Macao, Estado da India (cơng ty Đông Ấn Bồ Đào Nha) đã tiến hành kinh
doanh trong tam giác mậu dịch từ Ấn Độ qua Macao đến Nhật Bản. Thương nhân
Bồ Đào Nha trở thành những người điều phối và nắm giữ những hoạt động thương
nghiệp sôi động nhất ở Đông Á những năm đầu thế kỷ XVII. Họ đã thiết lập được
mạng lưới buôn bán mang tính liên hồn, kết nối những điểm trung chuyển quan
trọng bậc nhất ở Đông Á, cụ thể là mạng lưới từ Goa sang Malacca nằm ở trung tâm
của Ấn Độ và Trung Quốc, một cảng trung chuyển quan trọng bậc nhất của tuyến
buôn bán Đông – Tây. Từ Malacca, người Bồ Đào Nha tiến về phía Trung Quốc với
mục đích thiết lập quan hệ thương mại với thị trường giàu tiềm năng bậc nhất châu
Á đồng thời thu được nhiều nguồn lợi lớn. Tại Trung Quốc, người Bồ đã thiết lập
được vị thế của mình bằng việc bn bán ở Macao; thuyền buôn Bồ Đào Nha tiến
xuống Nhật Bản, thiết lập quan hệ buôn bán với quốc gia này ở thương cảng

Nagasaki. Việc thiết lập được quan hệ buôn bán của Bồ Đào Nha ở Trung Quốc và
Nhật Bản, đặc biệt là sự thiết lập tuyến thương mại hai chiều Macao - Nagasaki đã
khiến hai thương cảng này có vị thế quan trọng bậc nhất trong hệ thống thương mại

11


của Công ty Đông Ấn Bồ Đào Nha trong suốt những năm tháng buôn bán ở phương
Đông. Từ Trung Quốc, những thương phẩm người Bồ thu mua được như tơ sống,
lụa được vận chuyển đến Nhật Bản để đổi lấy bạc Nhật. “Hương liệu của Đông
Nam Á, sản phẩm dệt của Ấn Độ cùng với hàng hóa của châu Âu được vận chuyển
đến Quảng Châu, tơ sống và lụa tấm của Trung Quốc được vận chuyển đến Manila,
sau đó từ đây được chuyển đi các thị trường ở Mỹ - Latinh và châu Âu. Ngược lại,
tơ lụa và gốm sứ Trung Quốc lại được xuất khẩu đi Goa, từ đó lại được phân phối đi
các nơi của Ấn Độ, châu Phi và châu Âu” [97, tr. 213].
Tuy nhiên, sau đó người Bồ Đào Nha đã để mất vị thế trong hệ thống thương
mại châu Á vào tay người Hà Lan, những người đã cùng với người Anh xâm nhập
vào thị trường phương Đông từ đầu thế kỷ XVII. Người Anh thành lập công ty
Đông Ấn Anh (EIC) vào năm 1600 và người Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn
Hà Lan (VOC) vào năm 1602. Cả hai thế lực mới này đều tìm cách tham gia hoạt
động thương mại tại cầu thương mại Macao – Nagasaki và tích cực tham gia vào
hoạt động thương mại tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên chỉ có VOC được phép
bn bán tại Nhật, người Bồ Đào Nha bị trục xuất khỏi Nhật Bản từ năm 1641 do
Mạc Phủ e ngại thế lực Thiên Chúa giáo. Từ đây về sau, VOC thay chân người Bồ
Đào Nha và người Nhật trong bn bán bạc. Có thể thấy rằng, trong một chừng
mực nào đó người Hà Lan đã may mắn khi được thừa hưởng một mạng lưới thương
mại được thiết lập bởi người Bồ Đào Nha cùng các thương nhân châu Á đã tiến
hành buôn bán từ trước đó. Theo O. Feldbaek, đến năm 1500, ở châu Á đã thực sự
tồn tại các tuyến hàng hải thương mại như tuyến đường giữa các cảng thị phía Đông
và Đông Nam Á, con đường giữa Malacca và các cảng thị trên vùng biển Ấn Độ và

con đường giữa Ấn Độ và các các cảng thị trên Biển Đỏ và vịnh Ba Tư… Cụ thể ở
khu vực “Đông Nam Á đã hình thành hai tuyến giao thương chính gồm “tuyến phía
Đơng dọc theo các quốc gia hải đảo và tuyến phía Tây ven theo vùng biển của các
quốc gia Đơng Nam Á lục địa. Tuyến thứ nhất có 46 nhánh cịn tuyến thứ hai có tất
cả 125 điểm đỗ là các cảng hay cảng thị” [124, tr. 57]. Vì vậy, Đông Nam Á trở
thành cửa ngõ, điểm trung chuyển của các tuyến giao thương trong mạng lưới
thương mại Nội Á. Khi các thương nhân châu Âu đến châu Á, họ đã gặp phải rất
nhiều khó khăn để có thể thâm nhập và dần dần trở thành chủ nhân thực sự dẫn dắt

12


con đường đó. Bước vào “kỷ nguyên thương mại” với thế mạnh của “người đánh xe
ngựa trên biển”, VOC đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vai trị chủ đạo, khẳng
định ưu thế độc quyền của mình trong mạng lưới thương mại Nội Á. Theo Sakurai
Yumio “Công ty Đông Ấn Hà Lan là sự nối dài đầu tiên của hệ thống thương mại
châu Âu tại Đơng Nam Á và có tầm ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sử cận đại Đông
Nam Á” [122, tr. 52]
Song song với hoạt động thương mại của các Công ty Đông Ấn châu Âu là
hoạt động truyền thống của các thương nhân châu Á: Hoa thương, Nhật thương…
Riêng với Trung Quốc, đến cuối thế kỷ XVII khi thị trường châu Âu có chiều
hướng sa sút và suy giảm lợi nhuận, kinh tế Trung Quốc lại phát triển khá nhanh bởi
sự ổn định về tình hình chính trị trong nước. Tuy nhiên, bài học Trịnh Thành Cơng
đã khiến cho triều đình Mãn Thanh tiến hành kiểm soát các hoạt động thương mại
biển bằng một hệ thống khá chặt chẽ là thương mại triều cống với các nước phía
Nam. Hệ thống thương mại triều cống này “thực chất là một hệ thống mang tính
chất chính trị được xây dựng trên nền tảng những giá trị văn hóa của Trung Quốc
theo quan niệm Hoa – Di” [122, 53]. Nhờ có hệ thống thương mại này, thương nhân
Trung Hoa trở thành trung gian giữa triều đình và các thương nhân khu vực và dần
dần chiếm lĩnh toàn bộ các mạng lưới bn bán ở vùng biển phía Nam Trung Hoa.

Trong hệ thống thương mại Nội Á của các Công ty Đông Ấn châu Âu, các
thương cảng của Đại Việt có tầm quan trọng rất lớn bởi Đàng Ngồi tiếp giáp với
phía Nam Trung Quốc, là địa điểm lý tưởng để các thương nhân nước ngoài thâm
nhập thị trường Trung Hoa lục địa trong bối cảnh sự thắt chặt quan hệ giao thương
của triều đình phong kiến nhà Thanh. Chính vì vậy, người Hà Lan và người Anh đều
nỗ lực thiết lập quan hệ giao thương với Đàng Ngoài, trong bối cảnh việc định cư và
buôn bán trực tiếp tại thị trường Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu. Trong thế kỷ XVII
và xuyên suốt lịch sử thương mại, hệ thống sơng Đàng Ngồi giữ vai trị quan trọng
trong việc thông thương, buôn bán và kết nối các khu vực trong nước. Đặc biệt, đến
thế kỷ XVI, thương nhân châu Á mất dần vị trí thương mại ở biển Đơng vào tay
người phương Tây, cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi từ gốm sứ sang tơ lụa – sản phẩm
phổ biến ở các vùng châu thổ sông Hồng [106, tr. 11]. Xét một cách toàn diện, mạng
lưới thương mại Nội Á của người phương Tây mở rộng và mang tính liên hoàn chặt

13


chẽ hơn đã tạo ra cơ hội hội nhập, bước chuyển mình mạnh mẽ cho Đàng Ngồi với
những thương phẩm truyền thống là gốm sứ và tơ lụa trong thế kỷ XVII.
1.2. Kinh tế hàng hóa ở Đàng Ngồi thế kỷ XVII
Thế kỷ XVII chứng kiến những biến động mạnh trong xã hội Việt Nam với
cuộc xung đột giữa hai dịng họ Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Cuộc nội
chiến tạo ra một nghịch lý về phương diện kinh tế: kích thích sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế hàng hóa ở cả hai miền, mở rộng ngoại thương, giao lưu bn bán
với nước ngồi để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Lịch sử thời kì này đã minh
chứng: trong suốt những năm chiến tranh, nền kinh tế hàng hóa đất nước lại phát
triển nhanh chóng. Sự phát triển kinh tế hàng hóa gắn liền với sự phát triển của
ngoại thương, hay theo Thành Thế Vỹ thì quá trình tiến triển của ngoại thương cũng
là q trình tiến triển của kinh tế hàng hóa được mở rộng ra khỏi khuôn khổ thị
trường trong nước [118, tr. 5]. Nền kinh tế hàng hóa trong bất kỳ một giai đoạn nào

cũng gắn liền với một hệ thống yếu tố quan hệ chặt chẽ với sản phẩm trở thành hàng
hóa. Sự phát triển bn bán đồng thời với việc tổ chức giao dịch, các cơ quan mua
bán, các thể lệ mua bán, cách thức tiến hành trao đổi hàng hóa, đơn vị đo lường,
thuế khóa, quan hệ giữa lái buôn với người sản xuất, các phương tiện vận chuyển,
chính sách mậu dịch của quốc gia… Những yếu tố biểu hiện của thương mại này
trong thế kỷ XVII được thể hiện tương đối rõ, hình thành một hình ảnh rõ nét về
nền kinh tế hàng hóa Đàng Ngồi với sự góp mặt của thương nhân ngoại quốc.
Có thể nói rằng, Việt Nam là nước có truyền thống hải thương khá sớm, một
phần bởi những đặc điểm của địa hình sông núi. “Giao thông thủy không những đã
tạo nên những tuyến huyết mạch liên kết giữa các không gian kinh tế - văn hóa của
một Việt Nam thống nhất mà cịn góp phần đưa dân tộc ta từ rất sớm, hội nhập với
thế giới bên ngoài” [48, tr. 23]. Ngay từ rất sớm, đã có sự trao đổi, bn bán hàng
hóa với các lái thương nước ngồi, đặc biệt là thương nhân Trung Hoa. Trên các
triền sông lớn mọc lên những chợ bến buôn bán tập trung, thuyền bè đi lại đơng
đúc, như triền sơng Hồng có Mê Linh, Long Biên, triền sơng Đuống có Doanh Lâu,
triền sơng Mã có Tư Phố… [118, tr. 18]. Việc trao đổi, buôn bán trong nước từ chỗ
trao đổi ngẫu nhiên tiến tới trao đổi có tính chất kinh tế hàng hóa, làm xuất hiện một

14


tầng lớp thương nhân, hay những người lái buôn, người làm lái buôn trung gian,
người buôn bán trực tiếp sản phẩm.
Cuối thế kỷ XVI và gần như xuyên suốt thế kỷ XVII là thời kỳ kinh tế ngoại
thương Việt Nam đạt được sự phát triển phồn thịnh, với những thành tựu rõ nét và
có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời đại
hoàng kim của hệ thống thương mại châu Á, thương nhân nước ngoài (chủ yếu là
thương nhân châu Âu) đã tiến hành xác lập quan hệ buôn bán ở phương Đơng, trong
đó có Đàng Ngồi. Nhưng trước đó, thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đã xác
lập được vị thế rất vững chắc trong mạng lưới thương mại châu Á.

Trung Hoa từ rất sớm, là một trong những thị trường tiêu thụ chính hương
liệu và hàng hóa của khu vực Đông Nam Á. Thực tế đã cho thấy, mọi sự biến động
của thị trường này đều có ảnh hưởng lớn tới mạng lưới thương mại khu vực. Là
miền đất cận kề với miền nam Trung Quốc, Đàng Ngoài là nơi đón nhận nhiều đợt
thiên di của người Hoa, tạo nên những cộng đồng cư dân tương đối ổn định, phát
triển, đơng đúc và chính họ trong một khía cạnh nào đó đã giữ vai trị tích cực trong
việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất và giao thương. Khơng chỉ có người Hoa,
người Nhật cũng đã góp phần tạo nên khơng khí sơi động trong hoạt động kinh
doanh, bn bán tại Đàng Ngồi trong thế kỷ XVII. Hệ thống phố Khách (Hoa) và
phố Nhật cũng được thành lập ở nhiều cảng thị khác ở Đông Nam Á,2 đã kết nối thị
trường khu vực, tạo nên sự hưng thịnh cho thương mại Đơng Nam Á nói chung và
Đại Việt nói riêng. Những hoạt động sơi nổi của Nhật thương tại Đàng Trong và
Đàng Ngồi góp phần làm phong phú, hưng thịnh hoạt động thương mại ở cả hai
khu vực này.
Nhằm đối phó với nạn cướp biển (Wako) hồnh hành tại bờ biển phía đơng
Trung Hoa, đồng thời thu nắm độc quyền hoạt động thương mại vào tay triều đình,
hồng đế Hồng Vũ nhà Minh đã thi hành chính sách Hải cấm 3 (Haichin) (1371 22

“Trong thời kỳ Châu ấn thuyền (shuishen) (1591-1635) thuyền buôn của Nhật Bản đã tiến mạnh mẽ xuống
các thương cảng Đông Nam Á, buôn bán trực tiếp và cạnh tranh quyết liệt với thương nhân phương Tây cũng
như khu vực. Nhờ đó, Nhật Bản đã xác lập được vị trí kinh tế khá quan trọng trong hệ thống thương mại khu
vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Siam (Ayuthaya), Hội An (Faifo), Tonkin (Đàng Ngoài), Phnompenh,
Batavia, Manila... Người Nhật đã lập nên các khu phố Nhật để sinh sống và buôn bán lâu dài [97, tr. 173].
3

Thực chất của chính sách này nhằm mục đích “Nhà nước giữ độc quyền về ngoại giao và ngoại thương; củng
cố vị thế, quyền lực của chính quyền trung ương trước mn vàn khó khăn, sức ép chính trị, kinh tế từ bên trong
cũng như bên ngoài” [32, tr. 149 – 170].

15



1567). Chính sách này đã có ảnh hưởng to lớn tới thương mại Đơng Nam Á nói
chung và thương mại Đại Việt nói riêng. Đến năm 1567, trước sức ép của nhân dân
các tỉnh ven biển Trung Hoa, Minh Mục Tơng đã bãi bỏ chính sách “thốn bất hạ
hải” và cho phép thuyền buôn Trung Hoa tới giao thương với các nước Đơng Nam
Á. Mặc dù cổ vũ những đồn thuyền buôn xuất dương, nhưng nhà Minh đã rất thận
trọng khi chỉ cho phép Hoa thương buôn bán tại các cảng thị của Đông Nam Á mà
nghiêm cấm mọi hoạt động giao thương với Nhật Bản.
Việc bãi bỏ chính sách Hải cấm của nhà Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các thương nhân người Hoa tới bn bán chính thức tại các cảng phía Nam Trung
Hoa. Hoa thương sau một thời gian bị đình trệ, kiềm chế hoạt động thương mại đã
nhanh chóng nắm lại thị trường Đơng Nam Á. Hơn nữa, mặc dù bãi bỏ chính sách
Hải cấm nhưng Minh Mục Tông chỉ cho phép các thuyền tới bn bán tại các cảng
biển Đơng Nam Á. Do đó, vai trò của Hoa thương ngày càng tăng lên trong hoạt
động thương mại khu vực, bởi họ không những là những người thu mua, cung cấp
hàng hóa cho thương nhân bản địa mà còn cung cấp thương phẩm cho các thuyền
bn Nhật Bản, vốn chỉ có thể có được hàng hóa của người Hoa tại thị trường trung
gian là các cảng thị phía Nam mà thơi.
Cùng với người Hoa, người Nhật cũng đóng vai trị nổi bật trong thương mại
xứ Đàng Trong. Như đã trình bày ở trên, sau gần hai trăm năm (1371 – 1567) thực
hiện chính sách Hải cấm, hồng đế nhà Minh đã bãi bỏ chính sách này vào năm
1567, cho phép những thuyền mành của người Hoa vượt biển buôn bán với các
nước Đông Nam Á, nhưng vẫn nghiêm cấm mọi hoạt động giao thương với Nhật
Bản. Từ chiều sâu lịch sử, hàng hóa của người Hoa có vai trị quan trọng đối với
người Nhật, từ rất sớm những mối liên hệ thương mại giữa hai quốc gia gần gũi về
mặt địa lý này đã được xác lập. Thương phẩm như tơ lụa, gốm sứ của người Hoa có
sức hấp dẫn lớn và là mặt hàng được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ tại thị trường
quốc đảo. Sự ngăn cấm thương mại giữa hai quốc gia đã làm gián đoạn, thiếu hụt
hàng hóa tại thị trường Nhật Bản. Trong bối cảnh khan hiếm những mặt hàng quan

trọng của người Hoa, người Nhật buộc phải dong thuyền tới các cảng thị Đông Nam
Á để thu mua hàng hóa mà Hoa thương mang tới. Xuất phát từ mục đích đó, từ năm
1592, Mạc phủ Toyotomi rồi Tokugawa đã cấp giấy phép cho thuyền buôn của

16


người Nhật, gọi là Châu ấn thuyền (Shuisen), nhằm thừa nhận, mở rộng quan hệ
buôn bán hợp pháp với các nước Đông Nam Á và tiến hành mua hàng của người
Hoa tại thị trường phương Nam.
Được hậu thuẫn bởi giấy thơng hành của chính quyền Mạc phủ, các tàu Nhật
bắt đầu tới nhiều cảng thị khác nhau ở vùng ven biển Đông Nam Á, chủ yếu là tới
các cảng nằm phía bắc vĩ tuyến 10 như Hà Nội, Hội An, Phnôm Pênh, Ayutthaya và
Manila, nơi các thuyền bè của người Hoa cũng đến để trao đổi, buôn bán” [81, tr.
256]. Thị trường Đông Nam Á đã đáp ứng được nhu cầu của người Nhật thông qua
những Hoa thương hoạt động tại đây. Như vậy, khó khăn trong hoạt động thương
mại giữa người Nhật và người Hoa vơ hình chung đã tạo điều kiện cho thị trường
các nước Đông Nam Á có cơ hội phát triển sơi động, Đàng Trong, chính vì vậy,
càng có điều kiện dự nhập vào mạng lưới thương mại với Nhật Bản. Hệ thống này
xuất phát hoặc từ Hirado hay Nagasaki ở Nhật hoặc thẳng tới Macao, hay qua một
số cảng thị nằm ở vĩ tuyến 10 tới bắc Trung Hoa. Các cảng thị như Ayutthaya,
Pinhalu, Phnongpenh hay Hội An và các cảng kề cận khác đều nằm ở rìa bắc của
mạng lưới hàng hải quốc tế, và đóng vai trị trung gian giữa vùng ven biển Đơng
Nam Á và Trung Hoa.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các thương nhân phương Tây, những người
bắt đầu thâm nhập vào mạng lưới buôn bán ở phương Đông từ đầu thế kỷ XVI.
Những mối liên hệ thương mại, văn hóa giữa phương Đơng và phương Tây diễn ra
từ rất sớm trong lịch sử. Sự hình thành con đường tơ lụa trên bộ và trên biển cho
thấy mạng lưới thương mại phương Đông và phương Tây đã được thiết lập một
cách có hệ thống. Trong lộ trình thương mại đó, một số cảng thị khu vực Bắc Bộ

của Việt Nam đã đóng vai trị quan trọng, là những điểm dừng chân của thuyền
buôn các nước. Những thương nhân châu Âu nhanh chóng thiết lập mạng lưới bn
bán của mình tại Đông Nam Á thông quan hàng loạt các công ty Đơng Ấn. Những
cơng ty Đơng Ấn này nhanh chóng nắm lấy thị trường Đông Nam Á, chi phối mọi
hoạt động buôn bán tại đây, cũng như phá vỡ thế độc quyền của thương nhân người
Hoa, người Ấn. Đến thế kỷ XVII, các thương nhân phương Tây đã tích cực và chủ
động tham dự vào mạng lưới buôn bán tơ lụa và hương liệu phương Đông, tạo ra
những dấu ấn rất nổi bật ở hầu khắp những nơi mà họ đứng chân. Trong những

17


đóng góp đó, việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa Đàng Ngồi phát triển thịnh đạt đã
tạo ra những kết quả thương mại rất khả quan cho các Công ty Đông Ấn châu Âu,
đồng thời tạo thành lực đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế hàng hóa tại
phương Đông.
Vào thế kỷ XVII, các cảng và trung tâm bn bán quan trọng của Đàng
Ngồi như Thăng Long, Phố Hiến, Domea đều nằm ở lưu vực sông Hồng, trong hệ
thống “sơng Đàng Ngồi”, bao gồm phức hệ của hệ thống sơng Hồng với sơng Thái
Bình, sơng Đáy, sơng Cấm và cả chuỗi chi lưu của các con sông này đổ ra biển [52,
tr. 20]. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, cửa ngõ lưu thơng của Đàng
Ngồi với thế giới bên ngoài trong thế kỷ XVII là hệ thống sơng Thái Bình, nơi
triều đình Lê – Trịnh đã cắt đặt hệ thống quan lại giám sát và điều hành chặt chẽ
hoạt động công thương với người nước ngoài [52; 47; 48; 101; 106]. Những nghiên
cứu trên cũng cho thấy, Đàng Ngồi thế kỷ XVII đã hình thành một hệ thống cảng
sơng để các tàu bè có thể neo đậu mỗi khi bn bán. 4 Việc hình thành và phát triển
của hệ thống cảng sông không chỉ thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế
trong nước, sự thơng thống trong chính sách kinh tế của triều đình phong kiến, mà
quan trọng hơn sự phát triển này đã đưa trung tâm buôn bán từ các cảng biển vào
sâu trong đất liền, gần với trung tâm Kẻ Chợ và các vùng kinh tế, làng nghề hơn để

có thể dễ dàng thu mua hàng hóa và trao đổi các thương phẩm.
Hệ thống thương cảng ven sơng có thể được xem như những loại hình chợ
bến, một minh chứng rõ nét cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa, nơi tiến hành
các hoạt động trao đổi, bn bán. Từ thời Lý, nhà nước đã chú trọng xây dựng các
bạc dịch trường để tiến hành buôn bán với nước ngoài – thời kỳ này chủ yếu là với
người Hoa. Trong đó nổi tiếng nhất và quan trọng nhất là Vân Đồn, nhưng cũng chỉ
ở khu vực biên giới, cửa ngõ của tổ quốc. 5 Sự phát triển mau lẹ của sức sản xuất
khiến cho những nơi cũ như Vân Đồn càng phồn thịnh và xuất hiện cả các chợ bến
gần nội địa hơn. Sự tiến dần vào nội địa của chợ bến, việc thương lái ngoại quốc có
4

Tác giả Nguyễn Văn Kim trong chuyên luận “Ngoại thương Đàng Ngoài và mối quan hệ Việt – Nhật thế kỷ
XVII” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3/1995) cho rằng: vào thế kỷ XVII, các tuyến đường thủy từ Biển
Đông đến Phố Hiến và Thăng Long đã đi theo hai tuyến chính: Thứ nhất: tuyến cửa sơng Thái Bình- sơng
Luộc- sơng Hồng. Thứ hai: tuyến cửa sông Đáy- sông Hồng đi đến Phố Hiến. Đây vốn là tuyến chính của các
thuyền buôn châu Á.
5
Năm 1149, Lý Anh Tông cho thiết lập trang Vân Đồn (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để tiến hành các hoạt
động giao thương với nước ngoài, chủ yếu là Trung Hoa. Vân Đồn trở thành một trong những thương cảng
lớn nhất và sớm nhất của Đại Việt từ đó.

18


thể vào tận trong kinh thành Thăng Long cư trú và buôn bán, đã chứng tỏ phần nào
sự phát triển của kinh tế hàng hóa Đàng Ngồi thế kỷ XVII.
Tiền tệ là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cho sự phát triển của tình hình
bn bán và kinh tế hàng hóa. Từ thời Đinh, Lê đã xuất hiện tiền đúc bằng đồng, mặc
dù có hình dáng các đồng tiền, chữ in trên tiền là chữ Hán, nhưng ở đằng sau mỗi loại
tiền đều có in cả chữ Đinh, hay chữ Lê để nêu rõ đó là đồng tiền của nhà nước phong

kiến Việt Nam tự chủ và để phân biệt với những đồng tiền Trung Quốc đã được lưu
thơng trước đó. Việc xuất hiện tiền đồng Đinh, Lê đã chứng tỏ một nền kinh tế tự chủ.
Đến khi cần bn bán với số lượng hàng hóa lớn, hoặc hàng hóa có giá trị lớn, người
ta sử dụng bạc nén và vàng. Thế kỷ XVII, bạc Nhật và bạc Trung Quốc được sử dụng
rộng rãi ở các nước phương Đơng để mua bán, trao đổi. Cũng chính vì vậy mà mục
tiêu buôn bán của các Công ty Đông Ấn châu Âu ở phương Đông trước hết là thu
mua hàng hóa để đổi bạc – loại tiền tệ quan trọng bậc nhất để có thể tiến hành vận
hành bộ máy, mạng lưới thương mại một cách trơn tru và có hiệu quả cao nhất. Các
thương nhân ngoại quốc đã nhập khẩu vào Đàng Ngoài lượng bạc, các loại tiền kim
loại với số lượng rất lớn để thu mua các sản phẩm thương mại của địa phương, chủ
yếu là tơ lụa, hương liệu, gốm sứ. Những hoạt động trao đổi, buôn bán đó đã tạo ra
những biến chuyển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn ở khu vực này trong suốt thế kỷ
XVII [52].
Sự phát triển của sức sản xuất trong nước là cơ sở để khẳng định sự phát
triển của kinh tế hàng hóa bởi mối quan hệ tự thân giữa thị trường và sản phẩm
hàng hóa. Thế kỷ XVII, các nghề thủ công mở rộng hơn, sản xuất ra được nhiều
chủng loại hàng hóa, trong đó loại thương phẩm có ý nghĩa quan trọng nhất là tơ
lụa. Tơ lụa trở thành mặt hàng chính yếu để trao đổi với thương nhân nước ngoài
trong suốt thế kỷ XVII. Theo số liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, trung bình mỗi
năm Đàng Ngồi sản xuất ra hơn 90 tấn tơ sống, 5.000 đến 6.000 tấm lụa khổ lớn,
một lượng lớn quế và một số thương phẩm có giá trị xuất khẩu khác như gốm sứ,
sơn mài… Để tham gia sản xuất tơ lụa, một bộ phận đông đảo dân cư Đàng Ngồi
đã thực hiện các cơng việc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các công đoạn tạo
thành sản phẩm.

19


×