Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

DE CUONG THI MON TRIET HOC CAO HOC DONG THAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.64 KB, 28 trang )

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC
CAO HỌC ĐỒNG THÁP
Câu 1: Hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật. Cho ví dụ liên hệ thực tiễn.
TRẢ LỜI
I. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác
nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn
tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại, thì nhân tố gì quy
định sự liên hệ đó?
Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Những quan điểm khác nhau trong việc xem xét các sự vật hiện tượng
* Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật và hiện tượng tồn tại
một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia: giữa chúng không sự phụ thuộc, khơng
có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính
ngẫu nhiên.
Trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có người thừa nhận sự liên hệ
và đặc tính đa dạng của nó, nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hố lẫn nhau giữa các
hình thức liên hệ khác nhau. ( ko cần thiết )
* Ngược lại, những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới như là một chỉnh
thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và các q trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt
nhau, vừa có sự liên hệ qua lại thậm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm chỉ mọi sự ràng buộc, tác động ảnh hưởng lẫn
nhau của các sự vật hiện tượng và trong những điều kiện nhất định gây nên sự chuyển
hố (?).
Tính chất của mối liên hệ phổ biến
Tính khách quan
* Đó là mối liên hệ hiện thực của bản thân thế giới vật chất chứ không phải do
thượng đế hay tự người ta nghĩ ra.
* Trong hiện thực có rất nhiều mối liên hệ như giữa cái vật chất với cái tinh thần,
giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, liên hệ giữa các hình thức của tư duy.... Tất cả


suy cho cùng đều là sự phản ánh mối liên hệ phổ biến và sự quy định lẫn nhau giữa các
sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì
cơ thể sinh vật cũng thay đổi theo để thích ứng với mơi trường. Mối liên hệ đó tồn tại
khách qua độc lập với ý thức chủ quan của con người.
Tính phổ biến
Đó thể hiện sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, liên hệ giữa các yếu tố,
các thuộc tính, đặc trưng... trong từng sự vật hiện tượng.
Mối liên hệ tồn tại trong mỗi sự vật cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ:
Liên hệ giữa mặt trời và trái đất.
Liên hệ vô cơ- hữu cơ- chất sống.
1


Liên hệ thực vật với động vật.
Liên hệ con người- tự nhiên- xã hội...
Tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó
Có liên hệ bên ngồi, có mối liên hệ bên trong. Có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên
hệ thứ yếu.
Có mối liên hệ chung bao quát tồn bộ thế giới, có mối liên hệ bao qt một số lĩnh
vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó.
Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó có sự tác động qua lại
được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian.
Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, liên hệ tất yếu và liên hệ
ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau, có mối liên hệ giữa các mặt khác
nhau của cùng một sự vật.
Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau,
giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiên thực
của các sự vật và các quá trình tương ứng…

Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát
triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định.
Nguồn gốc của các mối liên hệ
* Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm cơ sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại
giữa các sự vật, và hiện tượng ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của
con người. Xuất phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli coi cơ sở của sự liên hệ
giữa các sự vật và hiện tưởng là cảm giác. Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan,
Hêghen tìm cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng ở ý niệm tuyệt đối.
* Những người theo quan điểm duy vật biện chứng thì khẳng định rằng cơ sở của sự
liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo
quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như
thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới
duy nhất là thế giới vật chất.
Ngay cả tư tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật
chất khách quan.
Một số mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
* Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật; nó giữ vai trị
quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.
* Mối liên hệ bên ngồì là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau;
nói chung, nó khơng có ý nghĩa quyết định; hơn nữa, nó thường phải thơng qua mối liên
hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
Chẳng hạn, sự phát triển của một cơ thể động vật trước hết và chủ yếu là do các
q trình đồng hố và dị hố trong cơ thể đó quyết định; mơi trường (thức ăn, khơng
khí…) dù có tốt mấy chăng nữa mà khả năng hấp thụ kém, thì con vật ấy cũng khơng lớn
nhanh được. Tương tự như vậy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vừa tạo
ra thời cơ, nhưng cũng vừa tạo ra những thách thức to lớn đối với tất cả các nước chậm
phát triển. Nước ta có tranh thủ được thời cơ do cuộc cách mạng đó tạo ra hay khơng
trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của Đảng, của nhà nước và nhân dân ta.

2


Song, cơ thể cũng không thể tồn tại được, nếu khơng có mơi trường; chúng ta cũng
khó xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nếu không hội nhập quốc tế, không tận dụng
được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế giới đã đạt
được. Nói cách khác, mối liên hệ bên ngồi cũng hết sức quan trọng, đơi khi có thể giữ
vai trị quyết định.
* Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có
tính chất tương tự như đã nêu ở trên, ngồi ra, chúng cịn có những nét đặc thù. Chẳng
hạn, cái ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này, nhưng lại là tất nhiên khi xem xét
trong một mối quan hệ khác; ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngồi của cái tất
nhiên; hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Đó là những hình
thức đặc thù của sự biểu hiện những mối liên hệ tương ứng.
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính
tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hố lẫn nhau.
Sự chuyển hố như vậy có thể diễn ra do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do
kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện tượng.
Ví dụ: Khi xem xét lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực tư
tưởng -tinh thần như là những thực thể khác biệt, thì sự liên hệ qua lại giữa chúng là liên
hệ bên ngồi. Khi xem đó là bốn lĩnh vực cơ bản cấu thành một chỉnh thể xã hội, thì mối
liên hệ giữa chúng là liên hệ bên trong.
Các doanh nghiệp A,B, C… trong nhiều năm trước đây tồn tại với tư cách là đơn vị
độc lập, mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ bên ngoài. Giờ đây các doanh nghiệp đó
được kết hợp lại thành cơng ty, thì mối liên hệ giữa chúng chuyển thành mối liên hệ bên
trong - khi xem công ty, tổng công ty là một sự vật.
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự nhiên, trong
xã hội và tư duy con người, phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu những loại
liên hệ chung, mang tính phổ biến. Những hình thức và những kiểu liên hệ riêng trong
các bộ phận khác nhau của thế giới là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học

khác.
II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Những quan điểm khác nhau về sự phát triển
* Quan điểm siêu hình xem phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần t về
lượng, khơng có sự thay đổi về chất. Tất cả tính mn vẻ về chất của sự vật và hiện
tượng trên thế giới là sự nhất thành bất biến trong tồn bộ q trình tồn tại của nó. Sự
phát triển chỉ là thay đổi số lượng của từng loại đang có, khơng có sự nảy sinh những loại
mới và tính quy định mới về chất, có thay đổi về chất chằng nữa thì nó cũng chỉ diễn ra
theo một vịng trịn khép kín.
Quan điểm siêu hình về sự phát triển cũng xem sự phát triển như là một q trình
tiến lên liên tục, khơng có những bước quanh co phức tạp. ( ko cần thiết )
* Quan điểm duy vật biện chứng
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái qt hố q trình vận động
tiến hoá từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.
* Phân biệt giữa phát triển và vận động: Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát
triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh
những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy, làm tăng cường tính phức tạp của sự
3


vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự
vật cùng chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong hiện thực khách quan, tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật
chất sự phát triển sẽ được thực hiện hết sức khác nhau.
Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở việc tăng cường khả nằng thích nghi của
cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình
độ ngày càng hồn thiện hơn, ở khả năng hồn thiện q trình trao đổi chất giữa cơ thể và
môi trường.
Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội

để tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đúng
đắn hơn đối với hiện thực tự nhiên và xã hội.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển thừa nhận tính phức tạp, tính khơng trực
tuyến của bản thân q trình đó. Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra
bằng con đường quanh co, phức tạp trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối. Vận dụng
quan điểm đó về sự phát triển vào việc xem xét đời sống xã hội, V.I.Lênin cho rằng nếu
hình dung sự phát triển lịch sử toàn thế giới như con đường thẳng tắp, khơng có những
bước quanh co, những sự thụt lùi đơi khi rất xa so với xu hướng chủ đạo là không biện
chứng.
Trong quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về
lượng dẫn đến thay đổi về chất; sự phát triển diễn ra theo đường xốy trơn ốc, nghĩa là
trong q trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ
sở mới cao hơn.
* Nguồn gốc của sự phát triển
Những người theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc đó ở các lực lượng
siêu tự nhiên hay ở ý thức con người. Hêghen lý giải sự phát triển của tự nhiên và xã hội
do ý niệm tuyệt đối quy định. Những người quan điểm duy tâm và tơn giáo tìm nguồn
gốc của sự phát triển ở thần linh ở Thượng đế… - nói chung là ở các lực lượng siêu tự
nhiên, phi vật chất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm
ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định. Phát triển đó là quá trình
tự thân phát triển. Do vậy, phát triển là q trình khách quan, độc lập ngồi ý thức con
người.
Tính chất của sự phát triển
Tính khách quan
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định. Phát triển, trong quan điểm duy vật
biện chứng, là quá trình tự thân của mọi sự vật và hiện tượng. Do vậy, phát triển là một
quá trình khách quan độc lập với ý thức con người.

Tính phổ biến
Tính phổ biến của sự phát triển với nghĩa là sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh
vực - từ tự nhiên đến xã hội đến tư duy, từ hiện thực khách quan đến những khái niệm,
những phạm trù khách quan phản ánh hiện thực ấy.
Tính chất phức tạp của sự phát triển
4


+ Phát triển không đơn giản chỉ là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng, mà bao
hàm cả sự nhảy vọt về chất.
+ Phát triển không loại trừ sự lặp lại hoặc thậm chí tạm thời đi xuống trong trường
hợp cá biệt, cụ thể. Nhưng xu hướng chung là đi lên, là tiến bộ.
+ Phát triển bao hàm cả sự phủ định cái cũ và sự nảy sinh cái mới. Sự lặp lại dường
như cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Do vậy, phát triển là con đường xoáy ốc từ thấp đến
cao
III. NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐƯỢC RÚT RA TỪ HAI
NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
Quan điểm toàn diện
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng,
chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật và hiện
tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật và
hiện tượng, quan điểm tồn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, chúng
ta phải xem xét nó:
Một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính
khác nhau của chính sự vật đó;
Hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp
và gián tiếp). Hơn thế nữa, quan điểm tồn diện cịn địi hỏi để nhận thức được sự vật,
chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ở mỗi
thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh

được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng
chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn.
Ý thức được điều đó, chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hố những tri thức đã có
về sự vật, và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không
thể phát triển. Để nhận thức sự vật, chúng ta cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ,
“cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự
cứng nhắc”.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện và khác với chủ nghĩa chiết
trung và thuật nguy biện. (Tham khảo bảng so sánh sau)
Quan điểm
toàn diện

Quan điểm
phiến diện

Chủ nghĩa chiết
trung

biện

- Quan điểm
tồn diện chân
thực địi hỏi chúng
ta phải đi từ tri
thức về nhiều mặt,
nhiều mối liên hệ
của sự vật đến chỗ
khái quát để rút ra
cái bản chất chi
phối sự tồn tại và


- Chú ý tới
nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự
vật nhưng đánh giá
ngang nhau những
thuộc tính quy định
khác nhau của sự
vật đựơc thể hiện
trong những mối
liên hệ khác nhau

Tuy cũng tỏ ra chú
ý tới nhiều mặt khác
nhau,nhưng lại kết hợp
một cách vô nguyên tắc
những cái hết sức khác
nhau thành một hình
ảnh khơng đúng về sự
vật.Chủ nghĩa chiết
trung khơng biết rút ra
mặt bản chất,mối liên hệ

Thuật ngụy
biện cũng để ý tới
những mặt,những
mối liên hệ khác
nhau nhau của sự
vật,nhưng lại đưa
cái khơng cơ bản

thành
cái

bản,cái khơng có
bản chất thành cái

5

Thuật ngụy


phát triển của sự
vật hay hiện tượng
đó. - Quan điểm
tồn diện không
đồng nhất với cách
xem xét dàn trải,
liệt kê những tính
quy định khác
nhau của sự vật
hay hiện tượng; nó
địi hỏi phải làm
nổi bật cái cơ bản,
cái quan trọng
nhất của sự vật
hay hiện tượng đó.

đó.- Thường xem
xét dàn trải, liệt kê
những tính quy định

khác nhau của sự
vật hay hiện tượng
mà khơng làm nổi
bật cái cơ bản, cái
quan trọng nhất của
sự vật hay hiện
tượng đó.

căn bản cho nên rơi vào
chỗ cào bằng các mặt,
kết hợp một cách vô
nguyên tắccác mối liên
bản chất.
hệ khácnhau, do đó,
hồntồn bất lực khi
cầnphải

quyết
sáchđúng đắn.

Từ những điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, q trình hình
thành quan điểm tồn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để
nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái
toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật đó; cuối cùng,
khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động
thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như những mối lên
hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều
biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ

tương ứng.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải
kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” (V.I.Lênin).
Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của
quá trình đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc là thứ VI của Đảng cũng đồng thời coi đổi
mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá; trong khi nhấn
mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng
xem đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực tiễn 18 năm đổi mới ở nước ta mang lại nhiều
bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên. Khi đề cập tới những
vấn đề này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xét trên
tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc
hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Khơng có sự đổi mới đó thì khơng
có mọi sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề
cần thiết về vật chất và tình thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố
niệm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.
Cả chủ nghĩa chiết trung lẫn thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của
phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
6


Mọi sự vật đều tồn tại trong không- thời gian nhất định và mang dấu ấn của không thời gian đó. Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết
mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Quan điểm lịch sử - cụ thể
Khi xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý
đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát
triển của nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Khi quan sát một quan
điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở
thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngồi giới hạn tồn tại của nó. Chẳng hạn, khi đánh giá vị
trí lịch sử của mơ hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc vào những năm 1960 - 1970,

nếu chúng ta khơng đặt nó vào trong hồn cảnh miền Bắc, đồng thời thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược, đặc biệt từ giữa những năm 1965 - khi đế quốc Mỹ đã đưa cuộc chiến
tranh xâm lược bằng không qn ra miền Bắc, khơng đặt nó trong điều kiện chúng ta còn
thiếu kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn bị ảnh hưởng rất lớn quan niệm
về mơ hình chủ nghĩa xã hội đã được xác lập ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa đi trước
thì chúng ta, một là, sẽ không thấy được một số giá trị tích cực của mơ hình hợp tác xã
trong điều kiện lịch sử đó, hai là, sẽ khơng thấy hết những nguyên nhân bên trong và bên
ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy, khi hoàn cảnh đất nước đã thay
đổi.
Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển, tức là phương pháp biện chứng trong việc nhận thức
và hoạt động thực tiễn, Ph.Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn
bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối
liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự
tiêu vong của chúng”. Trong cùng một cách xem xét vấn đề tương tự như vậy, V.I.Lênin
cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, “bản thân sự vật phải được xem xét trong những
quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”.
Quan điểm phát triển
Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển cung cấp cho chúng ta phương pháp
luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới là: khi xem xét các sự vật và hiện tượng
phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến
đổi, chuyển hoá của chúng.
Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự
vật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối hố một nhận
thức nào đó về sự vật có được trong hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, ứng với giai
đoạn phát triển nhất định của nó và xem đó là nhận thức duy nhất đúng về tồn bộ sự vật
trong q trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
Hơn nữa, quan điểm phát triển cũng địi hỏi khơng chỉ thấy sự vật như là cái đang
có, mà cịn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó. Trong q
trình phát triển, sự vật thường đồng thời có những sự biến đổi tiến lên và có cả những

biến đổi thụt lùi. Quan điểm phát triển đúng đắn về sự vật chỉ có được, khi bằng tư duy
khoa học chủ thể khái quát để làm sáng tỏ xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi
khác nhau đó.
Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thực tế là quá trình biện chứng đầy
mâu thuẫn. Do vậy, quan điểm phát triển được vận dụng vào quá trình nhận thức cũng
7


địi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một
hiện tượng phổ biến. Thiếu quan điểm khoa học như vậy, người ta rất dễ bi quan, dao
động khi mà tiến trình cách mạng nói chung và sự tiến triển của từng lĩnh vực xã hội
cũng như cá nhân nói riêng tạm thời gặp khó khăn, trắc trở. Vận dụng quan điểm phát
triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận của hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy
sự vật phát triển theo quy luật vốn có của nó địi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của
chính sự vật, và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó,
chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển.
Sự phát triển biện chứng của các quá trình hiện thực và của tư duy được thực hiện
bằng con đường thơng qua những sự tích luỹ về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất,
thông qua phủ định của phủ định. Do vậy, việc vận dụng quan điểm phát triển vào hoạt
động thực tiễn nhằm cải tạo sự vật đòi hỏi chúng ta phải phát huy nỗ lực của mình trong
việc hiện thực hố hai quá trình nêu trên.
KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật bao hàm nội dung hết sức phong phú, bởi vì đối tượng
phản ánh của nó là thế giới vật chất vơ cùng vơ tận. Trong đó, ngun lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là có ý nghĩa bao quát nhất. Nghiên cứu hai
nguyên lý này đem lại cho chúng ta quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và
quan điểm phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi vận dụng các
quan điểm này, đòi hỏi vận dụng một cách tổng hợp, bởi vì chính trong q trình liên hệ
tác động qua lại biện chứng mà sự vật vận động, phát triển và diễn ra trong những điều
kiện hồn cảnh lịch sử cụ thể.

NHẬN XÉT:
- Nhóm làm chưa có phần ví dụ liên hệ thực tiễn, nên bổ sung phần này đầy đủ vì tất
cả đều là gv nên ví dụ vẫn có thể dùng chung ( tùy gv có ý hay thì tự thêm vào, nhưng cơ
bản phải có để anh em gặp cũng tự tin mà chép, vơ thi mà cịn ở đó suy nghĩ thì rất mất
thời gian). Phần ví dụ ở tính chất của mối liên hệ phổ biến ( tính khách quan và tính phổ
biến ổn).
- Câu 1 u cầu trình bày hai nguyên lý của phép duy vật biện chứng, nên đi thẳng
theo phép duy vật biện chứng, ko cần trình bày theo quan điểm siêu hình.
- Nội dung nhóm soạn còn quá dài, chủ yếu copy trên mạng nhưng chưa chỉnh sửa
rút gọn và chưa bám theo tài liệu của thầy Tú phát, nên soạn gọn lại và đầu tư suy nghĩ
thêm ví dụ thực tiễn.
- Gửi nhóm tham khảo để soạn lại chỉnh chu ( kết hợp đánh trong tài liệu thầy Tú
thấy ổn).
( trên đây là nhận xét cá nhân, vì kiến thức triết học cịn hạn chế nên phần nào thấy
khơng hợp lý thì anh em thẳng thắng trao đổi khơng có vấn đề gì, chủ yếu có tài liệu ổn
cho lớp thi đạt kq cao). Thân ái!
Câu 1: hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
A, Khái niệm:

8


Liên hệ là một phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển
hóa cho nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật của một hiện
tượng trong thế giới
VD: về mối liên hệ giữa các sự vật và sự vật “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
B, Tính chất của mối liên hệ:
- Tính khách quan: đó là cái vốn có của sự vật hiện tượng, khơng do ý muốn chủ
quan của con người hay bất cứ hiện tượng chủ quan nào hay bất cứ lực lượng siêu tự

nhiên nào.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ được thể hiện ở chỗ:
+ Các sự vật hiện tượng hay q trình khác nhau đều có mối liên hệ cụ thể khác
nhau giữ vị trí vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.
+ Mặt khác cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện
cụ thể khác nhau ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động phát triển của sự
vật thì cũng có những tính chất và vai trị khác nhau.
+ Sự vật hiện tượng bao gồm nhiều mối quan hệ bên trong, bên ngồi, khơng cơ
bản, cơ bản; mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu; trực tiếp, gián tiếp.
- Tính phổ biến: Tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy của con người.
C. ý nghĩa phương pháp luận:
Khi xem xét sự vật hiện tượng thì phải đứng trên quan điểm tồn diện
+ Quan điểm tồn diện địi hỏi phải xem xét đánh giá sự vật hiện tượng từ nhều mối
liên hệ nhiều mặt nhiều yếu tố cấu thành sự vật chống lại quan điểm phiến diện.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ chú ý đến liên
hệ bên trong, cơ bản để giải quyết trước rồi sau đó đến mối liên hệ bên ngồi khơng cơ
bản
2. Ngun lý về sự phát triển:
A, Định nghĩa:
Phát triển là một quá trình biến đổi về chất theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện
( phát triển là sự vận động đi lên của sự vật hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp
đến cao, từ kém hồn thiện đến hồn thiện ).
B, Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện bên trong nguồn gốc của sự vận động
và phát triển đó là q trình bắt nguồn từ bản thân sự vật hiện tượng, là quá trình giải
quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng đó vì vậy phát triển là thuộc tính tất yếu khách
quan khơng phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Phát triển mang tính phổ biến: Được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra
trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy trong tất cả mọi sự vật hiện tượng và trong
mọi quá trình mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó.

- Phát triển mang tính đa dạng phong phú thể hiện ở những thời gian không gian
hoàn cảnh khác nhau, sự phát triển khác nhau nhưng cuối cùng tất cả các sự vật đều nằm
trong khuynh hướng phát triển chung.
- Phát triển mang tính kế thừa, cái mới ra đời kế thừa những yếu tố hợp lý của cái
cũ.
C, ý nghĩa phương pháp luận:
- Khi nhận thức khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng
thái động nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
9


- Phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi
xong đều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi
chính của sự vật.
- Khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Câu 2: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
Cho ví dụ liên hệ thực tiễn.
TRẢ LỜI
1.ĐỊNH NGHĨA
Lực lượng sản xuất: là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình động chinh phục tự nhiên của con
người.Cụ thể:
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT {Người lao động + Tư liệu sản xuất [Tư liệu lao
động (công cụ lao động + nhiên liệu) + Đối tượng lao động (nguyên vật liệu thô)]}
Quan hệ sản xuất: là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối quan
hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất. Cụ thể:
QUAN HỆ SẢN XUẤT {Quan hệ sỡ hữu [Sở hữu tư nhân, Sở hữu công
cộng]; Quan hệ tổ chức, quản lý; Quan hệ phân phối}
Lực lượng sản xuất + Quan hệ sản xuất => Phương thức sản xuất = Cách thức sản

xuất vật chất.
II. Mối quan hệ biện chứng
Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành
một mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ đó lại biểu hiện thành quy luật cơ bản
nhất của sự vận động của đời sống xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Quy luật đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
1. Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh hưởng
quyết định của lực lượng sản xuất.
Ví dụ:
 Cách mạng tư sản ở Anh (1642 – 1651), ở Pháp (1789 – 1799) đã xóa bỏ phương
thức sản xuất phong kiến và thay bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
 Cách mạng vô sản năm 1917 ở Nga đã đưa phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trên thực tế…
2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất
song cũng khẳng định: Quan hệ sản xuất bao giờ cũng có tính độc lập tương đối và sẽ
tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã bộc lộ gay gắt, địi
hỏi phải giải quyết nhưng con người khơng phát hiện được; hoặc khi mâu thuẫn đã được
phát hiện mà không được giải quyết hoặc giải quyết một cách sai lầm, chủ quan… thì tác
động kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản
xuất.
10


Ví dụ:
Trong thời điểm trước đổi mới (1986), Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng
quan hệ sản xuất xã hôi chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm
hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành

phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Nhà nước không thừa nhận yếu tố kinh tế tư bản như là các thành phần kinh tế cá
thể, kinh tế tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, đã phân định tách bạch thuần khiết
chế độ sở hữu và thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, phi xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối hóa
vau trị của chế độ cơng hữu, dẫn đến chủ trương cải tạo, sớm xóa bỏ các thành phần kinh
tế phi xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội,
chúng ta đã nhấn mạnh thái q vai trị “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ
trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực
lượng sản xuất. Có những nơi nơng dân bị bắt ép đi vào các hợp tác xã, mở rộng nơng
trường qc doanh mà khơng tính đến lực lượng sản xuất cịn rất lạc hậu. Người lao động
khơng
được chú trọng về cả trình độ và thái độn lao động, đáng ra là chủ thể của sản xuất
nhưng lại trở nên thụ động trong cơ chế quan liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh sở
hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể hóa, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản
xuất mới, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động. Quan hệ sản xuất lên
quá cao, tách rời với lực lượng sản xuất. Hậu quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sơng nhân
dân đi xuống nhanh chóng. Đến cuối năm 1985( 12/1985, giá bán lẻ hàng hóa tăng
845.3%), năng suất lao động quá thấp, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Câu 3: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
Cho ví dụ liên hệ thực tiễn.
TRẢ LỜI
I. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1. Khái niệm
1.1 Cơ sở hạ tầng là gì?
– Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong lịch sử, gồm các yếu tố: Quan hệ sản xuất
thống trị, quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội trước đó, quan hệ sản xuất là mầm mống
của xã hội tương lai.
Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị giữ địa vị chi phối, có vai trị chủ đạo và quyết

định tính chất, đặc trưng của một cơ sở hạ tầng nhất định. Tuy nhiên, hai kiểu quan hệ
sản xuất còn lại cũng có vai trị nhất định.
Ví dụ: Trong hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, có quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa (thống trị), quan hệ sản xuất phong kiến (đã lỗi thời của xã hội trước) và quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (mầm mống của tương lai).
1.2.Kiến trúc thượng tầng là gì?
– Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết
chế tương ứng và những quan hệ nội tại dựa trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
– Về mặt kết cấu, kiến trúc tượng tầng gồm các thành tố:
11


 Những quan điểm, tư tưởng xã hội: Đó là những quan điểm về chính trị,
pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…
 Những thiết chế xã hội tương ứng: Đó là nhà nước (gồm quốc hội, chính
phủ, qn đội, cơng an, tịa án…), đảng phái, giáo hội, hội nghề nghiệp và những
đoàn thể xã hội khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là sự thống nhất của hai
mặt đối lập, liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó Cơ sở hạ
tầng là có vai trị quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động
trở lại cơ sở hạ tầng.
2.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Đó là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế – xã hội.
– Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Kiến trúc
thượng tầng không thể khởi phát từ đâu ngồi cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ tầng như
thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy.
– Quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất quyết định quan hệ về chính trị, pháp luật và tư
tưởng. Do đó, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế thì nó cũng thống trị về mặt
kiến trúc thượng tầng xã hội.

– Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng
thay đổi theo.“Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư
tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã
hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.
– Q trình thay đổi đó khơng chỉ diễn ra trong giai đoạn cách mạng từ hình thái
kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà cịn diễn ra trong bản thân
mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Như C. Mác đã viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ
cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.
– Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thay đổi đó phải thơng qua q trình đấu
tranh giai cấp gay go, phức tạp. Nguyên nhân của q trình đó xét đến cùng là do sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
– Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi
của cơ sở hạ tầng, đến lượt nó mới làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi một cách
căn bản.
2.2. Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lên cơ
sở hạ tầng.
– Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin
cũng luôn nhấn mạnh tính độc lập tương đối và khả năng tác động của kiến trúc thượng
tầng đối với cơ sở hạ tầng:
– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị
– xã hội của nó.
Kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ, là công cụ đắc lực để củng cố, duy trì
sự phát triển của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đồng thời đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và
kiến trúc thượng tầng cũ.
Đồng thời, mỗi bộ phận, yếu tố khác nhau thuộc kiến trúc thượng tầng cũng đều
có khả năng tác động ít nhiều lên cơ sở hạ tầng. Trong đó, nhà nước có vai trị đặc biệt
quan trọng, có khả năng tác động lớn nhất và trực tiếp nhất lên cơ sở hạ tầng.
12



Những bộ phận đó tác động lên cơ sở hạ tầng theo những cơ chế khác nhau, bằng
nhiều hình thức khác nhau.
Tất nhiên, sự vận động của các bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng không phải
bao giờ cũng theo một hướng duy nhất. Đôi khi, giữa các bộ phận này cũng nảy sinh tình
trạng khơng đồng đều, thậm chí mâu thuẫn, chống đối nhau.
– Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ
vai trị đặc biệt quan trọng.
Nếu khơng có chính quyền của giải cấp công nhân và nhân dân lao động thì khơng
thể xây dựng được cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơng cụ đắc lực để cải tạo và xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ,
tạo lập cơ sở hạ tầng mới.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng nếu phù hợp, cùng chiều phát triển vớ cơ sở
hạ tầng thì sự tác động đó mang lại hiệu quả thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Đó là khi sự tác động của kiến trúc thượng tầng tuần theo những quy luật kinh
tế, quy luật xã hội khách quan.
Còn trong trường hợp ngược chiều (làm trái quy luật), sự tác động của kiến trúc
thượng tầng lên cơ sở hạ tầng sẽ là tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội.
– Sự tác động mạnh mẽ cua kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng là không thể
nghi ngờ.
Song, nếu q nhấn mạnh vai trị của sự tác động đó đến mức phủ nhận tính tất yếu
của những quy luật kinh tế khách quan, của sự vận động xã hội thì sẽ rơi vào sai lầm duy
tâm chủ quan.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống
xã hội là nhân tố quyết định, nếu xét đến cùng, đối với lịch sử, nghĩa là đối với cả các
lĩnh vực của văn hóa, tinh thần nói chung.
Tuy nhiên, chúng ta khơng được phép hiểu sản xuất là nhân tố quyết định duy
nhất. Nếu coi đó là duy nhất thì vơ hình trung đã xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa
Mác.
II. Liên hệ với thực tế tình hình quá độ ở Việt Nam hiện nay
1. Cơ sở hạ tầng

– Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay bao gồm các kiểu quan
hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau.
Các hình thức sở hữu đó tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí
đối lập nhau, nhưng cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam hiện nay, các hình thức sở hữu cơ bản gồm sở hữu nhà nước (hay sở
hữu tồn dân, trong đó nhà nước là đại diện của nhân dân), sở hữu tập thể, sở hữu tư
nhân. Các thành phần kinh gồm kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư
nhân; kinh tế có vốn đầu tư của nước ngồi.
Ví dụ:
 Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel, PVN, EVN, Vietnam
Airline, Vinamilk…
 Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nông nghiệp, công
nghiệp ở các địa phương.
13


 Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đồn Vingroup, FLC, Massan, Vietjet,

 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tiêu biểu là Toyota Vietnam, Huyndai
Vietnam, Samsung,…
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực
quan trọng của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển hết
mọi tiềm năng.
2. Kiến trúc thượng tầng
Trong xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam

khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.
Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp cơng nhân, do đội
tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm để
nhân dân là người làm chủ xã hội. Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như
Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, qn đội, cơng an, tịa án, ngân hàng… khơng tồn
tại vì lợi ích của riêng nó mà là để phục vụ nhân dân, thực hiện cho được phương châm
mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận
của kiến trúc thượng tầng là một quá trình lâu dài, gian khổ, diễn ra trong suốt thời kỳ
quá độ.
Quy luật định hướng cho sự nghiệp xây dựng xã hội hiện nay trên các mặt: phát
triển con người, phát triển lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất một cách phù hợp,
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

14


Câu 4: Mối quan hệ giữa Triết học và khoa học tự nhiên. Cho ví dụ liên hệ
thực tiễn.
TRẢ LỜI
“Các khoa học cụ thể muốn nhận thức đúng các sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực
nghiên cứu của mình thì bắt buộc phải dựa trên một nền tảng thế giới quan đúng đắn.
Đồng thời, cũng phải có tư duy đúng đắn. Điều đó có nghĩa rằng các khoa học cụ thể
cần đến triết học với tính cách là nền tảng thế giới quan và phương pháp luận” và toán
học cũng khơng ngoại lệ.
Tốn học là kết quả của sự phản ánh của thế giới hiện thực.
Trong lịch sử phát triễn của triết học, tiếp bước các trường phái duy tâm Pitago,
Platôn, rồi đến trường phái duy vật của Arixtôt. Cuộc đấu tranh giữa các tư tưởng diễn ra
quyết liệt trong thời kì cổ đại cho đến khi tốn học tách ra khỏi triết học. Cho đến nay,
chủ nghĩa duy vật mà cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng mới giải quyết một cách

đúng đắn vấn đề của triết học cơ bản của tốn học cho rằng:
“Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức”.
Trong toán học, tất cả các đối tượng toán học đều là một thế giới vật chất sinh
động. Những con số, những kích thước hình học,… khơng phải là kết quả của sự sáng tạo
thuần túy của tư duy mà chúng tồn tại khách quan, độc lặp với ý thức của con người,
khơng ai có thể sáng tạo ra và cũng khơng ai có thể tiêu diệt được. Thật vậy:
Những con số hay tập số: một lớp cao học gồm 23 học viên, một hộp bút có 12 cậy
bút, … những con số 23, 12 đó nếu con người khơng khám phá thì tự bản thân nó vẫn là
23 và 12, chỉ có một điều nó chưa được gán cái tên là “23-12”… Như vậy, trước khi con
người tìm ra số, thì bản thân nó vẫn tồn tại một cách khách quan… Con người khám phá,
nói chính xác hơn là khám phá lại.
Hàm số – đồ thị: tất cả mối liên hệ trong thực tiễn có liên quan tương ứng một - một
đều là mối liên hệ của “hàm”. Vậy hàm là gì cũng do con người đặt tên. Ví dụ: mỗi căn
nhà thì có một địa chỉ, mỗi người có một số chứng minh nhân dân,… Sự biến đổi tăng
giảm của giá vàng, sự thay đổi về nhiệt độ, thời tiết,sự chuyển động của vật, … đó là đồ
thị.
Các nhà toán học duy vật đã chứng minh được rằng, những quy luật, những khái
niệm, những lý thuyết toán học đều là những điều ghi chép lại những “phản ánh” thu
được do kết quả của sự trừu tượng hóa từ các vật thể cụ thể và từ những tính chất của
chúng. Thật vậy:
Hình lập phương: trong thực tiễn dù con người có khám phá ra nó hay khơng thì nó
vẫn tồn tại là vật chất chưa xác định. Con người chỉ giúp khái quát hơn bằng cách đặt tên,
định nghĩa và nêu ra tính chất của riêng nó.
Kí hiệu tốn học: Các kí hiệu tốn học như “+”, “-”, “x”, “/” hay phép giao, phép
hợp, phép hiệu, lũy thừa, mũ, logarit,… tất cả đều xuất phát từ thực tế. Đơn cử như
phép cộng. Nó có thể xuất phát từ nhiều bài tốn thực tiễn cơ bản. Đó là việc thêm một
lượng đối tượng (người, đồ dùng, tiền ,…) vào một lượng đối tượng đã có trước đó để
thu được một lượng lớn hơn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí trong tốn học
Tốn học bắt nguồn từ thực tiễn, tính đúng đắn của nó cũng được kiểm tra theo tiêu

chuẩn xuất phát từ thực tiễn. Các cơng trình tốn học, xét cho cùng, sẽ được con người sử
15


dụng để nhận thức và cải tạo thế giới, đó cũng là cách để thực tiễn kiểm tra lại tính đúng
đắn của tri thức toán học.
Một trong những tiêu chuẩn để xét giá trị của một cơng trình tốn học là khả năng
ứng dụng vào đời sống. Tất nhiên, việc ứng dụng là trực tiếp hay gián tiếp, dưới hình
thức nào, trong lĩnh vực nào, mức độ và phạm vi ra sao thì khác nhau tùy trường hợp.
Nhưng nhìn chung chúng phải phục vụ được cho việc cải tạo thế giới của con người
(ngay cả phát triển tư duy, phục vụ cho nội bộ tốn học vẫn có giá trị thực tiễn ở một mức
nào đấy).
Vận dụng điều này trong việc học toán ra sao? Sau đây là một số ví dụ:
+ Ở mức độ đơn giản, ta thường kiểm tra mình làm đúng bài tập hay khơng bằng
cách tìm ra được một mơ hình thực tế thể hiện được suy luận và kết quả của mình. Hoặc
trong chứng minh khẳng định nào đó sai bằng cách tìm phản ví dụ, ta thường cố gắng tìm
một mơ hình thực tế (đúng) mà trái với điều được phát biểu.
+ Trong “thuật tốn khái qt hóa” mà giáo sư Nguyễn Cảnh Tồn nêu ra để phát
triển khả năng học toán của học sinh thể hiện quan điểm “thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí
trong tốn học”. Bước thứ 6 và 7 trong thuật tốn đó là tìm ví dụ để làm rõ một phỏng
đốn: nếu ví dụ là sai thì bác bỏ phỏng đốn; nếu ví dụ là đúng thì củng cố thêm khả
năng phỏng đốn là đúng.
Một điểm có thể thấy là trong các chứng minh tốn học, nếu tìm thấy một mơ hình
trong thực tế trái với lí luận thì lí luận bị sai nhưng nếu ta chỉ ra rất nhiều điều đúng trong
3
thực tế thì chưa chứng minh được lí luận là đúng. Ta khơng thể nói n  n chia hết cho 3
3
vì với n bằng 1, 2, 3,…, 1000 thì n  n chia hết cho 3. Đó là do tính đặc thù của tốn học,
dùng suy luận logic để chứng minh và các chứng minh không phụ thuộc vào sự vật, hiện
tượng cụ thể.

Thực tiễn có thể kiểm tra tính đúng đắn của các lí thuyết tốn học ở những hình thức
khác nhau, mức độ khác nhau, thời gian khác nhau. Điều này dễ nhận thấy vì các sự vật,
hiện tượng rất đa dạng và phong phú, toán học xuất phát từ thực tiễn nên cũng mang
nhiều nội dung, đặc điểm khác nhau. Nhiều kết quả của tốn học khơng đúng trong thời
điểm này nhưng đúng trong thời điểm khác.
Tuy ta vẫn thấy có những cơng trình tốn học chưa được ứng dụng gì trong thực tiễn
hiện tại nhưng nó đã được chứng minh là đúng đắn bằng lí luận tốn học thì có thể là do
nó đã phát triển nhanh quá mức mà con người chưa thể ứng dụng được (thực tiễn chưa
kiểm tra được hoặc những người khác chưa nhận ra được) chứ không hẳn nó sai và tách
khỏi thực tiễn hồn tồn. Ví dụ: hình học Lobachevsky lúc đầu sự ra đời của nó bị cho là
quái gở nhưng về sau nó được đánh giá là một phát minh rất quan trọng. Điều này cho ta
một luận điểm quan trọng trong nhận thức tốn học:
“Một lí thuyết tốn học, dù kì quặc đến đâu, cũng có quyền tồn tại nếu nó đứng
vững về mặt tốn học, nghĩa là nó phù hợp với logic; logic lại không phải từ trên trời rơi
xuống, mà từ thực tiễn mà ra; cho nên phù hợp với logic chính là phù hợp với thực tiễn,
nếu khơng phải là thực tiễn ngày nay thì là một thực tiễn trong tương lai. Những lí thuyết
kì quặc là những lí thuyết phù hợp với một thực tiễn trong tương lai mà hiện nay chưa ai
biết.”
Trong toán học cần đào sâu, lật đi lật lại vấn đề, không nên nghĩ rằng cái gì thực tiễn
đã kiểm nghiệm đúng là khơng cịn gì để làm nữa. Điều này nghĩa là luôn luôn học hỏi,
16


tìm tịi để hồn thiện hơn tri thức, phát triển sâu sắc tư duy, không nên quá tin tưởng vào
điều gì. Ví dụ: trước đây người ta đã chứng minh được sự tồn tại của hạt vật chất nhỏ
nhất (lúc đó người ta nghĩ rằng nó là nhỏ nhất) là ngun tử. Nếu như người ta chấp
nhận, khơng có một sự “nghi ngờ khoa học” nào thì ta khơng thể biết rằng ngun tử cịn
có thể chia nhỏ nữa. Hoặc nếu nghĩ rằng hình học Euclide đã đủ để biểu thị mọi mối quan
hệ giữa các đối tượng trong không gian thì đã khơng có thêm hình học Lobachevsky,
hình học siêu phi Euclide. Chính sự nghi ngờ và tị mị khoa học đã dẫn đến nhiều phát

minh toán học.
Triết học cung cấp cơng cụ để nhận thức Tốn học
Triết học thể hiện các quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy con người. Toán học là kết quả của sự phản ánh thế giới hiện thực vào đầu óc con
người nên khơng nằm ngoài quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy con người. Do đó triết học cung cấp cho ta công cụ để nghiên cứu tốn học. Vậy
cơng cụ đó là gì? Tại sao lại cần đến cơng cụ đó?
Cơng cụ để nghiên cứu toán học là phép biện chứng duy vật. Phương pháp luận duy
vật biện chứng là phương pháp luận chung nhất cho mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy con người. Do đó nó cũng được dùng để nhận thức toán học. Lịch sử đã
chứng minh được vai trò của phép biện chứng duy vật đối với sự hình thành và phát triển
của tốn học.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đánh giá rất cao phép biện chứng duy vật trong việc
nhận thức tốn học. Ơng đã chỉ ra nguồn gốc của các phát minh toán học trên cơ sở phép
biện chứng duy vật: “Mọi phát minh toán học không phải là một việc ngẫu nhiên mà là
một bước nhảy vọt tất yếu kết thúc một quá trình tích lũy xã hội thơng qua một cá nhân
hay tập thể và đều là kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập.”
Từ việc hiểu nguồn gốc của các phát minh toán học, những người ở thế hệ sau có
thể tiếp tục phát triển tốn học. Cụ thể là các học sinh, sinh viên, những ai yêu thích tốn
học có thể tận dụng được cơng cụ hữu ích là phép biện chứng duy vật trong việc nghiên
cứu toán học của mình.
Ngày nay, nhiều nhà tốn học, nhiều thầy cơ giáo dạy tốn đã nghiên cứu các vấn đề
Triết học trong tốn học để tìm ra phương pháp học tốn, dạy tốn và nghiên cứu tốn. Ở
nước ta có thể kể đến là giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, người đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về vấn đề triết học và toán học cùng những ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và
đời sống. Ông rất quan tâm đến mối liên hệ giữa tốn học với thực tiễn, ơng đã tìm hiểu
và vận dụng rất thành cơng mối liên hệ này và phép biện chứng duy vật trong việc học
tập, giảng dạy và nghiên cứu toán. Tác phẩm Phương pháp luận duy vật biện chứng với
việc học, dạy, nghiên cứu tốn học của giáo sư Nguyễn Cảnh Tồn là tài liệu rất có giá trị
trong việc học và dạy toán.

Trong đời sống thường ngày chúng ta vẫn vận dụng những quy luật triết học vào
trong nhận thức toán học hoặc vận dụng tư duy toán học để nhận thức những vấn đề
trong cuộc sống nhưng ở những mức độ và hiệu quả khác nhau, nhiều khi không nhận ra.
Do đó, việc nghiên cứu triết học sẽ cho chúng ta một sự chủ động trong việc nắm bắt và
vận dụng các quy luật của triết học trong nhận thức toán học và trong các hoạt động
thường ngày.
Tốn học góp phần hoàn thiện tri thức triết học:
17


Nhìn vào q trình phát triển của tốn học có thể chia lịch sử của nó làm ba thời kỳ
lớn: Thời kỳ cổ đại hay toán học sơ cấp, toán học về các đại lượng bất biến (từ thế kỷ thứ
V trước công nguyên đến thế kỷ XVII). Thời kỳ cổ điển hay toán học về các đại lượng
biến đổi (từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX). Thời kỳ hiện đại hay toán học về các vấn
đề cấu trúc (từ cuối thế kỷ XIX đến nay). Sự kế tiếp của mỗi thời kỳ tuân theo một logic
nhất định phản ánh tiến trình phát triển nội tại của tốn học và của những nhân tố bên
ngồi, trong đó có các quan điểm thế giới quan khác nhau, tác động vào nó. Cũng như
các tri thức khác, sự phát triển của tri thức tốn học mang tính biện chứng sâu sắc. Nó là
q trình vừa kế thừa vừa đổi mới về chất giữa các thời kỳ. Vì vậy các tri thức toán học ở
thời kỳ sau chung hơn, sâu sắc hơn, đa dạng hơn thời kỳ trước và bao quát nó như một
trường hợp riêng.
Thời kỳ đầu, thời kỳ của toán học về các đại lượng bất biến, tức là các đại lượng lấy
những giá trị cố định. Trước hết, tốn học đã đóng góp vào sự hình thành cơ sở của lơgic
hình thức, nhờ vậy tư duy có lập luận chính xác, chặt chẽ. Điều đó góp phần hình thành
nên các nguyên tắc của tư duy khoa học. Thí dụ từ quan hệ a=b,b=c suy ra a=c. Tuy
nhiên, khái niệm bằng nhau ở đây là bất biến, bất động, cố định.
Thời kỳ cổ điển hay toán học về các đại lượng biến đổi , một trong những đóng góp
của tốn học góp phần hồn thiện tri thức triết học là sự ra đời của tưởng thống kê – xác
suất. Tư tưởng thống kê – xác suất khẳng định sự tồn tại khách quan của cái ngẫu nhiên.
Thế giới không chỉ có những cái tất nhiên mà có cả những cái ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên và

tất nhiên liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Tư tưởng thống kê – xác suất cho ta một
quan niệm mới mềm dẻo và chính xác hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau, giữa các sự vật,
hiện tượng, q trình. Nó vượt hơn hẳn quan điểm quyết định luận chặt chẽ coi sự phụ
thuộc liên hệ giữa các sự vật chỉ là đơn tại chặt chẽ và tính tất nhiên thống trị tuyệt đối
trong giới tự nhiên.
Như vậy, các tư tưởng vận động, liên hệ và thống kê – xác suất đã góp phần hình
thành tư duy biện chứng và là cơ sở khoa học để luận chứng cho thế giới quan duy vật
biện chứng. Tuy nhiên, toán học thời kỳ này cũng mang những hạn chế nhất định. Nó
chưa đáp ứng được những nhu cầu của nền sản xuất từ cơ khí hoá chuyển sang nền sản
xuất tự động hoá, của sự phát triển khoa học từ giai đoạn phân tích, thực nghiệm sang
khoa học liên ngành tổng hợp ở trình độ lý thuyết. Những địi hỏi ấy tất yếu dẫn tốn học
tới một thời kỳ phát triển mới – toán học nghiên cứu các cấu trúc và thuật toán.
Trong giai đoạn hiện đại, thành tựu nổi bật của toán học thời kỳ này là tư tưởng cấu
trúc. Thực chất của tư tưởng này là cho phép ta tiếp cận một cách trừu tượng và khái quát
các đối tượng có bản chất rất khác nhau để vạch ra quy luật chung của chúng. Về phương
diện thực tiễn, trên cơ sở sự tương tự về cấu trúc giữa các quá trình diễn ra trong giới tự
nhiên, sự sống và xã hội (tư duy) người ta đã chế tạo ra hệ thống máy tự động, hoạt động
theo cơ chế tương tự bộ não và các giác quan con người.
Tóm lại, mỗi giai đoạn phát triển của tốn học đều góp phần hồn thiện hơn về tri
thức triết học.
Toán học các đại lượng bất biến là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật máy
móc, siêu hình: Nó có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của khoa học ở giai đoạn đầu
tiên. Nó cũng góp phần khẳng định thế giới quan duy vật, chống lại thế giới quan tôn
giáo – kinh viện.
18


Toán học các đại lượng biến đổi, trước hết là tư tưởng vận động, là một trong các
nguồn gốc đẻ ta tư duy biện chứng và là cơ sở khoa học để hình thành và luận chứng cho
thế giới quan duy vật biện chứng trong giới tự nhiên.

Toán học hiện đại hoàn thiện một cách sâu sắc thế giới quan duy vật biện chứng
trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó góp phần củng cố hồn thiện và phát
triển thế giới quan duy vật biện chứng.
Đồng thời cũng phải thấy rằng, mặc dù toán học mang tính độc lập tương đối của tư
duy trừu tượng và hình thức, triết học duy vật biện chứng ln ln là cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của toán học.
Như vậy, lịch sử phát triển toán học chứng minh rằng sự phát triển của tốn học góp
phần vào sự hình thành, luận chứng, củng cố, hoàn thiện thế giới quan khoa học mà nền
tảng của nó là triết học duy vật nói chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng. Mối
quan hệ giữa toán học và triết học duy vật biện chứng là mối quan hệ khách quan, hợp
quy luật trong tiến trình phát triển nhận thức của con người.
Tốn học góp phần điều chỉnh và hồn thiện những ngun tắc triết học:
Nhà tốn học Leibniz đã từng nói: “Khơng có Tốn học chúng ta khơng thể đi sâu
vào Triết học. Khơng có Triết học chúng ta khơng thể đi sâu vào Tốn học. Khơng có cả
hai chúng ta khơng thể đi sâu vào bất thứ thứ gì.” Tốn học là một ngành nghiên cứu về:
“lượng “, “cấu trúc”, “không gian”, “sư thay đổi” hay nói cách khác là “ biến thiên. Các
nhà tốn học tìm kiếm các mơ thức, mơ hình, và sử dụng chúng để tạo ra các giả thuyết
mới. Họ lý giải tính đúng đắn hay sai lầm bằng cách đưa ra các chứng minh. Sự phát
triển của tốn học song hành cùng sự tiến hóa của não bộ con người, sự trừu tượng. Một
số lý thuyết nền tảng như: logic, lý thuyết tập hợp, lý thuyết phạm trù đều có tính triết
học sâu sắc.
Tốn học và chủ nghĩa duy vật
Toán học rất phù hợp với quan điểm của thuyết duy vật. Tất cả các đối tượng toán
học đều đã tồn tại ở đó trước khi con người khám phá ra. Ý thức của con người tuy có
thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tự nhiên, song sự tồn tại và phát triển của
giới tự nhiên vẫn tuân theo các quy luật riêng của nó mà con người dù có muốn cũng
khơng thể tự thay đổi được theo ý muốn chủ quan của mình. Nói riêng thì tốn học cũng
thuộc giới tự nhiên và của vũ trụ, con người chỉ có thể khám phá dần để hiểu được bản
chất của toán học, con người khơng thể tạo ra nhưng có thể nhận thức và cải tạo được.
Như vậy, tốn học đã góp phần hồn thiện cho triết học về sự tồn tại của thế giới vật chất:

luôn tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác của con người.
Toán học và phép biện chứng
Toán học lấy các đối tượng tự nhiên sau đó trừu tượng hóa, sự vận động của giới tự
nhiên và tốn học ln ln đi cùng nhau. Tốn học luôn vận động và phát triển hàng
ngày, hàng giờ, các đối tượng phát triển theo cách chúng ta càng ngày càng hiểu rõ về
chúng, bản thân đối tượng phát triển kéo theo cơng cụ tìm hiểu về chúng phải phát triển.
Tất cả các sự phát triển đó là tất yếu nên chúng ta phải tránh quan điểm bảo thủ, phải ủng
hộ cái mới, chấp nhận thay thế cái cũ vì điều này lịch sử đã ghi nhận. Như vậy, tốn học
đã góp phần điều chỉnh và hồn thiện ngun tắc triết học: mọi sự vật đều vận động và
không ngừng phát triển.
Toán học và phép duy vật biện chứng
19


Lịch sử phát triển của toán học đã chứng minh rằng sự phát triển của tốn học góp
phần hình thành luận chứng, củng cố hoàn thiện thế giới quan khoa học mà nền tảng của
nó là triết học duy vật nói chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng. Mối quan hệ
giữa Toán học và duy vật biện chứng là mối quan hệ khách quan, hợp quy luật trong tiến
trình phát triển nhận thức của con người. Các hệ thống tốn học phát triển vì nhu cầu lý
thuyết hoặc thực tế làm ta phải mở rộng (chứ không bác bỏ) các đối tượng cũ và làm việc
trên các đối tượng mới sau đó xem xét mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau để dần
dần hiểu bản chất của giới tự nhiên, cụ thể hơn là toán học. Như vậy, phép duy vật biện
chứng và toán học tuy tồn tại khách quan nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
tốn học góp phần hồn thiện cho phép duy vật biện chứng: khi xem xét một sự vật thì
phải đặt nó trong mối liên hệ với các sự vật khác.
Tóm lại, tốn học đã góp phần điều chỉnh hoàn thiện những nguyên tắc của triết
học: mọi sự vật đều tôn tại khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác của con người;
mọi sự vật đều vận động và không ngừng phát triển trong mối liên hệ với các sự vật hiện
tượng khác trong thế giới vật chất.
Toán học là cơng cụ của nhận thức

Thời kì đầu, tốn học ra đời từ nhu cầu thực tiễn với mục đích phân chia, đo đạc; từ
đó phát triển dần thành mơn khoa học khơng thể thiếu trong cuộc sống lồi người. Tốn
học khơng những giúp con người kiểm chứng các nguyên tắc của thế giới quan, mà còn
cho ta những công cụ khoa học để nghiên cứu thế giới tự nhiên. Con người sử dụng tốn
học khơng chỉ để tính tốn mà cịn dùng nó để khám phá những tri thức mới ở trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như: con người ứng dụng các cơng thức tốn học,
các cơng trình nghiên cứu của tốn học vào vật lý như vận tốc tức thời, cường độ tức thời
của dòng điện, ...
- Một thành tựu của toán học là xác suất thống kê giúp con người không phải phụ
thuộc vào các điều kiện thực tế ngẫu nhiên xảy ra mà nghiên cứu có mục đích, có kế
hoạch và cịn có thể dự đoán các sự việc xảy ra.
- Dãy số Phi-bô-na-xi (F) được bắt gặp trong thiên nhiên: số cánh hoa trong hầu hết
các bông hoa là các số trong dãy (F),… kể cả một số vấn đề của kiến trúc, hội họa, âm
nhạc cũng liên quan đến các số Phi-bơ-na-xi.
- Nhà tốn học Le Verrier chỉ ra vị trí của sao Hải Vương (chỉ sai lệch một độ) bằng
những phép tính tốn.
- Hình học fractal cho phép nghiên cứu được các phân dạng (vật thể hình học có
hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại) mà các phép đo của hình học Euclide và
giải tích khơng làm được.
Nói chung, Tốn học được xem như là cơng cụ để nhận thức triết học, bởi mối quan
hệ mật thiết là nhiều nhà toán học đồng thời là nhà triết học: Cantor, Descartes,
D’Alembert. Trong tốn học ln cần tư duy chính xác, lập luận chặt chẽ, trong đó tư duy
logic đóng vai trị rất quan trọng trong các hoạt động thường ngày của con người và trong
các ngành khoa học.
Tóm lại, triết học và tốn học có mối liên hệ khách quan phù hợp với quy luật trong
tiến trình nhận thức của con người. Mối quan hệ này nếu được khai thác tốt thì góp phần
to lớn giúp con người phát triển tư duy. Tăng khả năng nhận thức và cải tạo thế giới.
Trong đó chúng ta cần phải khai thác sức mạnh của cơng cụ hữu ích là phép biện chứng
duy vật. Để đi đến cái mới trong toán học, phải kết hợp được tư duy logic và tư duy biện
20



chứng, cả tư duy hình tượng cùng những tư duy khác và nhiều phẩm chất của con người
như tư tưởng tiến cơng, khơng dễ dàng thỏa mãn, đức tính cẩn thận, kiên trì, bền bĩ,....
Trong việc phát hiện và định hướng cho cách giải quyết vấn đề thì tư duy biện chứng
đóng vai trị chủ đạo.
Lịch sử phát triển tốn học chứng minh rằng sự phát triển của toán học góp phần
vào sự hình thành, luận chứng, củng cố, hồn thiện thế giới quan khoa học mà nền tảng
của nó là triết học duy vật nói chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng.
Bài học thực tiễn mà chúng tơi muốn rút ra ở đây trong q trình cải cách giáo dục ở
phổ thông, đại học và các trường dạy nghề là hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
trong giảng dạy tốn học. Điều đó giúp cho thế hệ trẻ có một cách nhìn, cách xem xét
hiện thực, thực tiễn hơn về lĩnh vực chuyên môn của mình. Từ đó tạo ra hiệu quả cao
nhât trong học tập và cơng tác.
Trong nền kinh tế tồn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề “muôn thuở”,
triết học cịn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hoàn toàn mới, phát
sinh trong quá trình tồn cầu hóa. Khơng chỉ giúp con người nhìn nhận đúng đắn về thế
giới quan, nhờ vào triết học, con người cịn có khả năng đánh giá những biến động đang
diễn ra, gợi mở hướng giải quyết, “lối thoát” cho vấn đề mà con người đang gặp phải
trong bối cảnh tồn cầu hóa. Nói tóm lại, dù là trong q khứ hay ở kỷ ngun tồn cầu
hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.

21


Câu 5: Thành tựu của khoa học công nghệ của Việt Nam. Đề xuất giải pháp để
thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.
TRẢ LỜI
PHẦN I: KHÁI QUÁT MỘT SÔ THÀNH TỰU CỦA KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Thành tựu giáo dục:
Năm 1945, khi Việt Nam vừa giành được độc lập, đất nước ta có tới 95%
dân số mù chữ. Trong 75 năm qua, Việt Nam khơng chỉ xóa được nạn mù chữ, mà còn
phổ cập giáo dục bền vững và nâng cao. Có thể nói, đây là một thành tựu mà khơng phải
quốc gia nào trong nhóm các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp cũng đạt được.
- Song hành cùng cơng cuộc xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục, trong 75 năm qua,
Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để cải cách, đổi mới nền giáo dục nước nhà. Qua 3 lần
cải cách giáo dục các năm 1950, 1956, 1981 đã tạo bước chuyển biến mới về hệ thống
giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học.
+ Với giáo dục phổ thông, những năm gần đây, chất lượng giáo dục phổ thông
nước ta đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của thế giới. Giáo dục hướng nghiệp đã được
quan tâm đổi mới về nội dung, đa dạng hóa các hình thức theo hướng thiết thực, tăng tính
thực hành, gắn với thực tiễn . Học sinh Việt Nam khi tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế
và khu vực, sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế luôn đứng ở vị trí top đầu. Tổng số Huy
chương Vàng đạt được trong 5 năm qua tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước đó. Từ năm
2016-2019, Việt Nam có 187 lượt thí sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế, đạt 146
giải (45 Huy chương Vàng, 60 Huy chương Bạc, 35 Huy chương Đồng và 6 Bằng khen).
Năm 2020, cả 4/4 thí sinh dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2020 của Đội tuyển
quốc gia Việt Nam đều đoạt Huy chương Vàng. Kết quả chung của toàn Đội tuyển
Việt Nam xếp thứ hai, sau Hoa Kỳ
+ Trong lĩnh vực giáo dục đại học, số cơng trình khoa học được công bố
trong nước và quốc tế tăng mạnh, vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng
lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới. Năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt
Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên,
Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế
giới; có 8 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng
đầu Châu Á.
( bổ sung phần này theo ý thầy )
2. Khoa học xã hội và nhân văn:
Việt Nam đã nghiên cứu và công bố các cơng trình rất cơng phu và có giá trị về Lịch

sử dân tộc và sự hình thành nhà nước tập quyền Việt Nam; về nền văn minh sông Hồng
và thời đại vua Hùng; về văn hóa Chămpa, văn hóa Phù Nam và Ốc eo; về làng xã Việt
và cộng đồng các dân tộc Việt; ; về tôn giáo, chữ Quốc ngữ và giao lưu văn hóa; về các
cuộc cải cách và cách mạng trong lịch sử dân tộc; về chế độ chính trị và sự phế hưng của
của các triều đại Phong kiến Việt Nam; về chế độ thực dân Pháp và Mỹ; về ý thức cộng
đồng và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; về kinh tế Mỹ và cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam;
về đường mòn Hồ Chí Minh và cuộc kháng chiến chống Mỹ; …
3. Công nghệ sinh học:

22


- Cấy ghép tế bào gốc: Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã thực hiện cấy ghép tế
bào gốc tự thân cho bệnh nhân suy tim nặng do nhồi máu cơ tim cấp.
- Xử lý nước thải thực phẩm
Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm công suất 300m 3 một ngày đêm. Hệ
thống yêu cầu diện tích lắp đặt ít; khả năng mở rộng, thu hẹp và di chuyển rất cơ động;
thời gian hoạt hố nhanh; cơng nghệ ổn định, chi phí vận hành thấp; ít tạo bùn; độ bền
của vật liệu cao; khả năng tiếp nhận công nghệ của nhà máy rất thuận tiện.
- Nấm chất lượng cao
Hiện nay, các quy trình sản xuất giống và ni trồng nấm đã được ứng dụng triển
khai ở một số cơ sở; hồn thành một số mơ hình sản xuất tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng
Sơn. Sản phẩm tạo ra giá trị cao, có giá thành rẻ, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Sản phẩm giúp giám định gen
Bộ “KIT DNA” giúp giám định gen, được sử dụng trong giám định hình sự, góp
phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho nền
kinh tế ổn định và phát triển, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm nguy hiểm.
- Phân tích các Protein/Proteome huyết thanh người
Chương trình IDA phân tích các Protein/Proteome huyết thanh người. Các nghiên

cứu cơ bản về hệ protein huyết thanh người Việt Nam bình thường và các bệnh nhân đái
tháo đường type 2, ung thư máu được phân tích một cách hệ thống bằng các kỹ thuật
Proteomics hiện đại, tạo cơ sở dữ liệu về hệ protein huyết thanh người Việt Nam ở trạng
thái bình thường và bệnh lý, đưa ra các ứng viên protein chỉ thị (marker) để chẩn đoán và
điều trị bệnh, mở ra hướng chẩn đoán trong y dược học góp phần trong cơng cuộc chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Bước tiến mới trong miễn dịch học
Chương trình dự đốn epitop nhận diện bởi tế bào T và B. Chương trình sử dụng các
cơng cụ Tin - Sinh học trong nghiên cứu giúp dự đoán các epitop và phát triển vắc xin tái
tổ hợp dạng peptid đa epitop để cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ
cao của vắc xin theo dạng in-silico.
- Đường chức năng
Sản phẩm đường chức năng xylooligosacarit được chế từ các phụ liệu nông nghiệp
giàu xylan. Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và phịng bệnh cho các đối tượng mắc bệnh
tiểu đường, béo phì, rối loạn tiêu hoá... Mặt khác, sản phẩm đường chức năng XOS được
tạo ra từ nguồn phụ liệu lõi ngô rẻ tiền sẵn có ở Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
4. Viễn thông - thiên văn học:
- Sự ra đời nền tảng bản đồ số Vmap và hệ thống thông tin nhân đạo iNhandao
Bản đồ số Vmap cung cấp cho người dùng địa chỉ chi tiết tới từng ngõ, ngách, thôn,
bản. Khác với một số nền tảng bản đồ và định vị khác, Vmap hiển thị các lớp bản đồ
riêng, có khả năng hiển thị chi tiết địa chỉ từng số nhà ở cả thành thị, miền núi và vùng
sâu vùng xa.
Ngoài bản đồ số Vmap, một dự án khác là iNhandao, do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
chủ trì. Dự án này sử dụng địa chỉ số từ bản đồ Vmap để xây dựng dữ liệu các địa chỉ
23


nhân đạo nhằm cung cấp thơng tin chính xác cho các nhà tài trợ, đảm bảo mọi hoạt động
tài trợ đến đúng đối tượng, minh bạch, rõ ràng.

- Việt Nam đã phóng thành cơng vệ tinh VINASAT 1, VINASAT 2, nghiên cứu,
thiết kế, chế tạo và phóng thành cơng vệ tinh quan sát trái đất Micro Dragon; Tăng cường
năng lực dự báo, cảnh báo, phịng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu…Vệ
tinh siêu nhỏ Pico-Dragon là kết quả của đề tài “Mô phỏng, thiết kế và chế tạo vệ tinh
pico” cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và là vệ tinh pico đầu tiên do Việt Nam
tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo.
5. Xây dựng:
- Nhiều nghiên cứu ứng dụng KHCN đã được thực hiện trong các lĩnh vực nền
móng, trắc địa cơng trình; gia cố nền đất yếu, cọc, hồ đào; cơng trình ngầm, độ nghiêng
nhà siêu cao tầng; công nghệ thi công kết cấu nhịp lớn; ứng suất trước kết cấu bê tơng cốt
thép; phịng chống cháy, động đất, gió bão cho nhà và cơng trình; cơng nghệ thi cơng bê
tơng mặt đường, bê tơng khí, bê tơng đầm lăn; bê tơng và vữa đặc biệt, nghiên cứu bê
tông cốt sợi thép siêu mảnh sử dụng cho các kết cấu thành vỏ mỏng… đã rút ngắn thời
gian thi cơng cơng trình.
- KHCN giúp tạo ra những vật liệu mới trong xây dựng như: gạch khơng nung, kính
tiết kiệm năng lượng low-e, gạch bê tông nhẹ ACC được nghiên cứu phát triển, lắp đặt
dây chuyền sản xuất tại Tổng công ty Viglacera; Nghiên cứu ứng dụng thanh polyme cốt
sợi thủy tinh chống ăn mịn, dùng cho các cơng trình ven biển…
6. Nơng nghiệp:
Ngành nơng nghiệp có những điểm sáng nổi bật nhờ vào việc ứng dụng thành tựu
của khoa học và công nghệ. Trong đó, Gạo ST25 được bình chọn là "Gạo ngon nhất thế
giới" năm 2019 trong cuộc thi do TRT (The Rice Trader) tổ chức tại Manila, Philippine từ
ngày 10 - 13/11/2019 và được ICI (International Commodity Institute) cấp chứng nhận.
7. Công nghệ thông tin:
Phần mềm đánh giá rủi ro động đất
Phần mềm ArcRisk phục vụ đánh giá độ rủi ro động đất và ước lượng thiệt hại ở
phạm vi đô thị. Ngồi chức năng là một cơng cụ mạnh trong việc đánh giá độ nguy hiểm
và rủi ro động đất, ArcRisk cịn được thiết kể để có thể sử dụng như một hệ thống hỗ trợ
ra quyết định trong công tác phòng ngừa, ứng cứu và giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây
ra đối với cộng đồng đô thị tại Việt Nam.

Hệ thống tự động hóa quản lý, giám sát và điều khiển tàu thuyền
Hệ thống cho phép quản lý gần như đồng thời tình hình cơ động (và tĩnh tại) của
các tàu cấp dưới; đơn vị đang ra vào, số lượng biên đội, tàu, số hiệu từng tàu; biểu thị
tình hình hoạt động trong khơng gian rộng trên nền hải đồ số về vị trí, nhiệm vụ, tình
trạng hoạt động của từng tàu; hành trình các tàu đi; Phân phối liên kết và trao đổi thông
tin động một cách linh hoạt giữa các tàu và cụm tàu dưới quyền…
8. Công nghệ vật liệu, nano.
Sản phẩm vật liệu từ: Sản phẩm nam châm đất hiếm Nd-Fe-B có từ tính siêu
mạnh, vượt xa các loại nam châm thơng thường, có thể so sánh với nam châm vĩnh cửu
trên thế giới. Sản phẩm được ứng dụng trong chế tạo máy tuyển từ để tuyển sa khoáng
titan, loại sắt ra khỏi nguyên liệu cho ngành gốm sứ, khai thác chế biến nguyên liệu cho
ngành thủy tinh cao cấp, vật liệu chịu lửa có chất lượng cao.
9. Năng lượng nguyên tử
24


- Ứng dụng đồng vị phóng xạ phục vụ kinh tế-xã hội
Trong y tế, Viện đã sản xuất và cung cấp hầu hết các dược chất phóng xạ cần thiết
quan trọng của y học hạt nhân như I-131, Tc-99m, P-32…góp phần duy trì và phát triển
mạng lưới y học hạt nhân trên cả nước.
Trong cơng nghiệp dầu khí, Viện đã thành công trong nghiên cứu di chuyển của
nước bơm ép trong mỏ dầu nhằm kiểm sốt cơng nghệ khai thác, nâng cao hệ số khai
thác, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm khối lượng nước bơm vào và nâng cao hệ số quét
đẩy dầu mỏ.
Trong nghiên cứu môi trường, địa chất, thủy văn, Viện đã thành công trong việc ứng
dụng đồng vị phóng xạ đánh dấu để nghiên cứu quá trình q trình xói mịn đất, q trình
thấm qua thân đập thủy điện, đê điều, q trình bồi lắng lịng hồ, khu vực bến cảnh. …
10. Thiết bị cơ khí công nghệ cao
Sản xuất và ứng dụng công nghệ mới tại Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là cơng trình thủy điện lớn nhất Đơng Nam Á, gồm 6 tổ

máy, công suất 2400MW, sản lượng điện bình qn hàng năm 9,4kWh. Đây là cơng trình
có khối lượng công việc lớn nhất từ trước đến nay do Việt Nam tự đảm nhận.
Sản xuất các sản phẩm cơ điện tử made in Vietnam
Viện Máy và Dụng cụ cơng nghiệp (IMI) đã sáng tạo kết hợp cơ khí với tự động
hóa, điện tử, cơng nghệ thơng tin, để tạo ra các sản phẩm cơ khí mới có tính linh hoạt cao
(sản phẩm cơ điện tử), qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chiếm
lĩnh thị phần trong nước, tạo giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế.
Máy công cụ điều khiển số (CNC) do Việt Nam chế tạo
Viện IMI, cơng ty Cơ khí Hà Nội (Hameco) đã chế tạo thành công được máy phay
CNC 3 trục, máy tiện băng nghiêng CNC…
11. An ninh, Quốc phòng:
Một trong những thành tựu nổi bật của ngành CNQP nước ta là năng lực thiết kế,
chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật đã được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
hiện đại hóa LLVT:
+ Nghiên cứu sản xuất và nhận chuyển giao công nghệ hầu hết các loại vũ khí, khí
tài, đạn pháo; radar cảnh giới, máy thơng tin, phương tiện tác chiến điện tử; đóng tàu
pháo, tàu tên lửa...
+ Tiếp nhận chuyển giao sử dụng tốt các vũ khí hiện đại như tàu ngầm Kilo, tàu hộ
vệ tên lửa, máy bay chiến đấu Su-27, Su-30MK2, xe tăng T-90S, tàu hộ vệ tên lửa lớp
Gepard 3.9, về không quân Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á đào tạo được
phi cơng tiêm kích.
12. Lĩnh vực y tế:
Thành cơng trong ghép tạng người:
Việt Nam có ngày càng nhiều thành công trong lĩnh vực ghép tạng như gan, phổi,
tim, thận, tụy…. Hiện nay có thể nói Việt Nam đã thực hiện rất tốt các ca ghép đa tạng từ
tạng của người cho chết não, mở ra hy vọng điều trị cho người mắc các bệnh hiểm nghèo.
Nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine
Nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine cúm mùa tam giá dạng mảnh bất hoạt
(IVACFLU-S), vaccine cúm đầu tiên do Việt Nam tự sản xuất, có khả năng ngăn ngừa ba
chủng virus cúm thông thường gồm A/H1N1/09; A/H3N2 và cúm B; văcxin Rotavin-M1

phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi.
25


×