Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
.......................*****...................

NGUYỄN THỊ THANH GIANG

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƯ VIỆN

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
.......................*****...................

NGUYỄN THỊ THANH GIANG

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành :
Mã số:

Khoa học Thông tin – Thư viện


60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ VĂN NHẬT

Hà Nội – 2013
ii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ, gồm một số nội dung sau:
1. Thống nhất tên trang bìa và nội dung chính của luận văn
2. Trong chương 1, mục 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức quản
lý và hoạt động thông tin thư viện đã làm rõ mối quan hệ giữa tổ chức
quản lý và hoạt động thông tin thư viện.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. NGUYỄN THỊ LAN THANH

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong một cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Giang

iv


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành vào năm 2013 tại Trường Cao đẳng
Cơng thương Thành phố Hồ Chí Minh
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Văn Nhật đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ Tơi hồn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, Tơi cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh
đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Cao
đẳng Cơng thương Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô giáo, các anh chị
em đồng nghiệp cùng gia đình. Tơi xin ghi nhận và cảm ơn chân thành những
sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Giang

v


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN..............7
MỞ ĐẦU............................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ

VIỆN VỚI NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..16
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý và hoạt động thông tin
thư viện ............................................................................................................16
1.1.1. Khái niệm về tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện ......16
1.1.1.1. Khái niệm về tổ chức quản lý ...................................................16
1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện ..............................18
1.1.2. Yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ..................19
1.1.3. Vai trị của tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện đáp
ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.........................................................21
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức quản lý và hoạt động
thông tin thư viện..............................................................................................23
1.2. Trường Cao đẳng Cơng thương Thành phố Hồ Chí Minh trước
nhiệm vụ đào tạo theo học chế tín chỉ............................................................24
1.2.1. Q trình hình thành và phát triển của Trường .............................24
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Trường................30
1.2.3. Quá trình đổi mới phương thức đào tạo của Trường .....................37
1.2.4. Lộ trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường..........37
1.3. Khái quát về Thư viện Trường Cao đẳng Công thương Thành phố
Hồ Chí Minh....................................................................................................41
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trước yêu cầu đào tạo theo học
chế tín chỉ của Trường .....................................................................................41

1


1.3.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Thư viện...................42
1.3.2.1. Đặc điểm người dùng tin...........................................................42
1.3.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin ................................................................46
1.3.3. Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện...................................48

1.3.3.1. Nguồn lực thông tin truyền thống.............................................49
1.3.3.2. Nguồn lực thông tin điện tử ......................................................49
1.3.4. Cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật của Thư viện ....................49
Kết luận chương 1 ..........................................................................................52
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................53
2.1. Thực trạng tổ chức quản lý tại Thư viện Trường ..............................53
2.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ...................................................................53
2.1.2. Năng lực đội ngũ nhân lực..............................................................54
2.2. Thực trạng hoạt động Thông tin Thư viện Trường ...........................56
2.2.1. Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin ...................................56
2.2.1.1. Chính sách bổ sung ...................................................................56
2.2.1.2. Kinh phí bổ sung .......................................................................59
2.2.1.3. Số lượng, thành phần nguồn lực thông tin................................60
2.2.2. Xử lý thơng tin.................................................................................63
2.2.2.1. Xử lý kỹ thuật............................................................................63
2.2.2.2. Xử lý hình thức .........................................................................64
2.2.2.3. Xử lý nội dung ..........................................................................66
2.2.3. Tổ chức lưu trữ, bảo quản và thanh lọc tài liệu .............................68
2.2.3.1. Kho đọc, phòng đọc sách ..........................................................69
2.2.3.2. Kho đọc, phòng đọc báo - tạp chí và báo cáo tốt nghiệp..........69
2.2.3.3. Kho mượn, phòng mượn tự chọn..............................................69

2


2.2.3.4. Bộ phận tra cứu tìm tin và đa phương tiện ...............................70
2.2.3.5. Bảo quản và thanh lọc nguồn lực thông tin ..............................70
2.2.3.6. Xử lý hồi cố nguồn lực thông tin. .............................................72

2.2.4. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện...................................73
2.2.4.1. Sản phẩm thông tin thư viện .....................................................73
2.2.4.2. Dịch vụ thông tin thư viện ........................................................76
2.2.5. Khai thác và phổ biến thông tin......................................................78
2.2.5.1. Khai thác thông tin....................................................................78
2.2.5.2. Phổ biến thông tin .....................................................................80
2.2.6. Mức độ đáp ứng của nguồn lực thông tin.......................................80
2.2.6.1. Mức độ sử dụng loại hình tài liệu .............................................81
2.2.6.2. Mức độ đáp ứng nội dung tài liệu .............................................82
2.2.6.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin .....................................................83
2.3. Nhận xét và đánh giá thực trạng tổ chức quản lý và hoạt động thông
tin thư viện Trường.........................................................................................84
2.3.1. Nhận xét và đánh giá về tổ chức quản lý thư viện Trường............84
2.3.2. Nhận xét và đánh giá về hoạt động thông tin thư viện Trường ......86
Kết luận chương 2 ..........................................................................................89
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG
THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................90
3.1. Tăng cường công tác tổ chức quản lý.................................................90
3.1.1. Đổi mới cơng tác quản lý ................................................................90
3.1.2. Nâng cao trình độ cán bộ thông tin thư viện ..................................95
3.1.3. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật...........................97
3.2. Nâng cao hoạt động thơng tin thư viện ..............................................98
3.2.1. Chuẩn hóa quy trình hoạt động thông tin thư viện.........................98

3


3.2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn lực thông tin.................105
3.2.2.1. Xác định phương hướng phát triển nguồn lực thơng tin.....105

3.2.2.2. Chính sách phát triển nguồn lực thơng tin..........................105
3.2.2.3. Tăng cường kinh phí bổ sung .............................................106
3.2.3. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện...........................................................................................................107
3.2.4. Ứng dụng công nghệ hiện đại .......................................................108
3.2.5. Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin..............................................110
3.2.6. Tăng cường, mở rộng marketing hoạt động thông tin thư viện....112
3.2.7. Chia sẻ, hợp tác liên thư viện........................................................113
3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác..................................................................115
Kết luận chương 3 ........................................................................................116
KẾT LUẬN ...................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................119
PHỤ LỤC.......................................................................................................122

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT:
1. CB-GV-CNV

Cán bộ – Giảng viên – Công nhân viên

2. CĐCQ

Cao đẳng Chính quy

3. CĐVHVL

Cao đẳng vừa làm vừa học


4. CNKT

Công nhân kỹ thuật

5. CSDL

Cơ sở dữ liệu

6. ĐHLT

Đại học liên thông

7. KHCN

Khoa học Công nghệ

8. HSSV

Học sinh Sinh viên

9. LTCĐ

Liên thông Cao đẳng

10.TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

11.TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

12. TT – TV

Thơng tin thư viện

13. VNĐ

Tiền đồng Việt Nam

5


II. CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
1. AACR2

Ango American Cataloging Rules, 2nd ed: Bộ
quy tắc biên mục Anh – Mỹ ấn bản 2

2. CD-ROM

Compact Disk-Read Only Memory: Đĩa quang
chứa dữ liệu chỉ đọc

3. INTERNET

Mạng thơng tin tồn cầu

4. ISBD


Internatinal Standard Bibliographic Description:
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách

5. LAN

Local Area Network: Mạng nội bộ

6. MARC 21

Machine Readable Catalogues 21: Khổ mẫu biên
mục đọc máy 21

7. OPAC

Online Public Access Catalogues: Mục lục trực

tuyến
8. Website

Trang mạng

9. Wifi

Wireless Fidelity : hệ thống mạng khơng dây sử
dụng sóng vơ tuyến

6



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
STT

Số bảng

Tên bảng

Trang

Các bảng biểu và sơ đồ trong chương 1
1

1.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Công

26

thương TP.HCM
2

1.2

Bảng số liệu về đội ngũ CB-GV-CNV phân theo

26

các đơn vị, theo trình độ, nam/nữ, độ tuổi
3


1.3

Bảng thu - chi tài chính của Trường

29

4

1.4

Bảng quy mơ đào tạo chia theo ngành hệ và

45

ngành đào tạo
5

1.5

Bảng số liệu kinh phí hoạt động

51

Các bảng biểu và sơ đồ trong chương 2
6

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Thư viện


54

Trường
7

2.2

Số liệu thống kê kinh phí bổ sung

59

8

2.3

Bảng Số liệu thống kê nội dung tài liệu truyền

60

thống
9

2.4

Bảng so sánh tỉ lệ nội dung tài liệu truyền thống

61

10


2.5

Bảng số liệu thống kê nội dung tài liệu điện tử

62

11

2.6

Bảng số liệu xử lý hồi cố tài liệu

73

12

2.7

Bảng số liệu thống kê hiệu quả sử dụng sản

76

phẩm TTTV
13

2.8

Bảng số liệu thống kê hiệu quả sử dụng dịch vụ
TTTV


7

78


14

2.9

Bảng thống kê số lượt bạn đọc

79

15

2.10

Tỷ lệ sử dụng tài liệu theo loại hình (%)

81

16

2.11

Tỷ lệ hình thức tài liệu thích được sử dụng (%)

82


17

2.12

Bảng thống kê mức độ đáp ứng nội dung tài liệu

82

18

2.13

Bảng thống kê mục đích sử dụng thư viện

83

19

2.14

Bảng thống kê lý do bạn đọc đến thư viện

83

Các bảng biểu và sơ đồ trong chương 2
20

3.1

Bảng sơ đồ tổ chức quản lý thư viện


91

21

3.2

Bảng quy trình bổ sung tài liệu

98

22

3.3

Quy trình xử lý tài liệu giấy

99

23

3.4

Quy trình kiểm kê tài liệu

100

24

3.5


Quy trình mượn sách về nhà

101

25

3.6

Quy trình mượn đọc tại chỗ

102

26

3.7

Quy trình tra cứu thơng tin

103

27

3.8

Quy trình làm thẻ

103

8



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên thế giới hiện nay đã làm cho
triết lý về giáo dục đại học của thế kỷ 21 có những biến đổi sâu sắc, đó là lấy
“Học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát
của việc học là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để
làm người”.
Sản phẩm đào tạo đại học ngày nay sẽ phải hoạt động trong một môi
trường cạnh tranh có tính quốc tế hóa cao. Trong bối cảnh đó, phạm trù “chất
lượng đào tạo đại học” phải có sự thay đổi quan trọng theo hướng: vừa phải
biết sống hòa hợp với cộng đồng dân tộc và quốc tế, vừa phải có năng lực và
bản lĩnh để cạnh tranh tự khẳng định và tự phát triển. Đó là những đòi hỏi
quan trọng của giáo dục đại học trong thời kỳ mới, nó cũng là thách thức lớn
đối với nền giáo dục của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, trường Cao đẳng Công
thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã nhận thấy vai trị của việc đổi
mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Bắt đầu
từ năm 2010, nhà trường cũng đang xây dựng chương trình đổi mới phương
pháp đào tạo từ niên chế sang phương pháp đào tạo tín chỉ. Để phương pháp
này đạt hiệu quả cần thiết phải xây dựng thư viện thành giảng đường thứ hai
trong nhà trường. Do đặc thù của ngành thư viện nước ta nhất là trong các
trường học, vẫn mang nặng tính truyền thống, người sử dụng thư viện vẫn cịn
tâm lý trơng chờ vào sự bao cấp tài liệu, giáo trình mà không nghĩ rằng nếu
cứ mãi như thế sẽ mất đi tính sáng tạo, óc tư duy độc lập của người học.

9



Xác định được vai trị và nhiệm vụ của mình trong giai đoạn đổi mới,
Thư viện trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cần phải đổi mới từ mọi
phương diện, đặc biệt là công tác tổ chức quản lý đến các hoạt động của
mình. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Tổ chức quản lý và hoạt động
thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo học chế tín chỉ tại trường Cao
đẳng Cơng thương Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp với mong muốn góp phần vào sự phát triển nói riêng của Thư viện
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cũng như của trường Cao đẳng
Cơng thương TP.HCM nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài về “tổ chức quản lý và hoạt động thông tin – thư viện” là đề tài
thu hút được rất nhiều sự quan tâm của những người làm công tác quản lý,
các nhà khoa học và những người làm trong lĩnh vực thông tin – thư viện và
cho đến nay vấn đề này đã được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên
cứu như:
- Trong các tạp chí chuyên ngành như: “Thư đại học phục vụ hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu
cầu đào tạo tín chỉ”, của PGS. TS. Bùi Loan Thùy, Tạp chí Thơng tin – Tư
liệu, Số 4/2008; “ Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin thư
viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới” của ThS. Cao Minh Kiểm, Tạp
chí Thông tin – Tư liệu, Số 1/2008; “Hoạt động Thông tin Thư viện các
trường Đại học phục vụ học chế tín chỉ” TS. Trần Thị Minh Nguyệt, Tạp
chí Nghiên cứu Văn hóa, Số 1
- Trong các luận văn thạc sỹ của các tác giả như: của Phạm Thị Thúy
Hằng (2007), Nghiên cứu hồn thiện tổ chức hoạt động thơng tin thư viện của
Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Văn hóa

10



Hà Nội, Hà Nội; của Lê Cao Đại (2007), Tăng cường hoạt động thông tin thư
viện trường Đại học Lao động – Xã hội trong giai đoạn hiện nay, Đại học
Văn hóa Hà Nội, Hà Nội; của Nguyễn Văn Nhiếng (2004), Tổ chức và hoạt
động của Thư viện tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp, Đại học Văn
hóa Hà Nội, Hà Nội
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu về tổ chức quản lý và hoạt động
thông tin thư viện đó được khảo sát và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau,
nhiều địa bàn khác nhau, như cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ
chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện Trường Cao đẳng Cơng thương
TP.HCM. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu hồn tồn mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên việc nghiên cứu và khảo sát tổ chức quản lý và hoạt động
thông tin thư viện tại trường Cao đẳng Cơng thương TP.HCM, từ đó đánh giá
thực trạng tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện tại trường Cao
đẳng Công thương TP.HCM và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu
người dùng tin trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy và học từ phương
thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo tín chỉ của Trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
+ Tìm hiểu nhiệm vụ cải cách giáo dục đại học trong hoạt động giáo
dục và đào tạo Việt Nam.
+ Tìm hiểu phương thức đào tạo theo tín chỉ áp dụng tại Trường Cao
đẳng Công thương TP.HCM.
+ Nghiên cứu đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM

11


+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức quản lý và hoạt động thông

tin thư viện tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
+ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể tăng cường tổ chức quản
lý và hoạt động thông tin thư viện tại trường Cao đẳng Công thương
TP.HCM.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện trường Cao đẳng Công
thương TP.HCM cần được nâng cao để đáp ứng nhiệm vụ mới của Nhà
trường là đổi mới phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đưa thư viện trở
thành giảng đường thứ hai đối với sinh viên ngoài thời gian đến lớp, đáp ứng
hiệu quả nhất, tốt nhất phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, giảng
dạy và học tập của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên của trường,
đồng thời mở rộng đối tượng người dùng tin ngoài trường và cơ sở hai tại
Quãng Ngãi.
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề
liên quan tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện Trường Cao đẳng
Công thương TP.HCM trong giai đoạn đổi mới hoạt động đào tạo của nhà
trường từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo tín chỉ
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu tình hình
tổ chức quản lý và hoạt động thơng tin thư viện trường Cao đẳng Công
thương TP.HCM
- Phạm vi thời gian: giới hạn trong thời gian năm năm trở lại đây
(2009 -2013), trong thời gian này Nhà trường có những thay đổi lớn như: từ
năm 2010 chuyển phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.
Vì vậy đây là mốc thời gian cần nghiên cứu để đánh giá và nhận xét khách
quan nhất.
12



7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, quan điểm của Đảng về đường lối đổi mới trong công tác giáo
dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học thông tin thư viện
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nhằm phân tích nội dung tài liệu thu
thập được để tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận, chủ trương,
chính sách liên quan đến đề tài, kế thừa thành quả nghiên cứu của người đi
trước, thu thập thống kê số liệu, so sánh, phát triển vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp với cán bộ thư viện và người dùng
tin
- Phương pháp quan sát các quy trình, phương thức, kết quả, các chuẩn
nghiệp vụ và tổ chức hoạt động thư viện
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: về nội dung bám sát nội dung
nghiên cứu, về số lượng và thành phần điều tra 80% là sinh viên (đối tượng
người dùng tin chủ yếu), 20% dành cho cán bộ quản lý và giảng viên, cán bộ
thư viện
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức quản lý và hoạt động
thông tin thư viện. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai trị của thư
viện trong việc đáp ứng yêu cầu đào tạo học chế tín chỉ trong trường Đại học,
Cao đẳng

13



- Ý nghĩa thực tiễn
+ Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý và hoạt
động thông tin thư viện Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM, làm rõ thực
trạng tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện phục vụ nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Cơng thương
TP.HCM phục vụ đào tạo theo phương thức tín chỉ, trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp thông tin/ tài
liệu cập nhật đầy đủ phù hợp nhu cầu người dùng tin trong Nhà trường .
+ Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý
trong công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin thư viện và cho các cán bộ
chuyên môn thư viện của Trường nắm bắt kịp thời nhu cầu của người dùng tin
để xây dựng phát triển nguồn lực thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện phù hợp nhu cầu người dùng tin góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
thông tin thư viện.
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Dự kiến sau khi luận văn hồn thành sẽ có độ dài 115 trang.
Dự kiến luận văn sẽ hồn chỉnh mơ hình tổ chức quản lý thư viện, đề
xuất các vị trí việc làm, tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm cho từng chức
danh, bộ quy trình hoạt động thơng tin thư viện, điều chỉnh kinh phí hoạt
động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thơng tin thư viện.
10.Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia thành 3 chương
Chương 1: Tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện với nhiệm
vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Cơng thương Thành phố
Hồ Chí Minh.

14



Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện
tại Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao tổ chức quản lý và hoạt động thông tin
thư viện tại Trường Cao đẳng Cơng thương Thành phố Hồ Chí Minh.

15


CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN VỚI
NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CƠNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý và hoạt động thông
tin thư viện
1.1.1. Khái niệm về tổ chức quản lý và hoạt động thông tin thư viện
1.1.1.1. Khái niệm về tổ chức quản lý
Trong mọi chế độ xã hội, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều có tổ chức
quản lý. Nhờ có tổ chức và quản lý khoa học đã mang lại hiệu quả lao động
cao với việc chi phí tiêu hao sức lực ít, vật lực ít và thời gian ít.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức và quản lý, nhưng theo
quan điểm của cá nhân tơi thì định nghĩa sau đây là phù hợp nhất với giai
đoạn hiện nay.
*Khái niệm về tổ chức: Tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành
viên trong xã hội (cá nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi
ích của các thành viên; cùng nhau hành động vì mục tiêu chung. Các tổ chức
trong xã hội loài người được hình thành, đào thải, phát triển khơng ngừng theo
tiến trình phát triển của xã hội với nhiều hình thức tập hợp, quy mô, nội dung
và cách thức hoạt động khác nhau (.
Cập nhật ngày: 19/08/2013)

Định nghĩa này nêu bật được 4 yếu tố cơ bản của tổ chức, Thứ nhất đó
là: bản chất, đặc trưng, thành phần cấu tạo của một tổ chức và phù hợp với
thể chế chính trị của nước ta. Thứ 2: định nghĩa này nêu lên được mục đích

16


thành lập của tổ chức là nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các
thành viên; cùng nhau hành động vì mục tiêu chung. Và tiếp theo: nói lên được
mối quan hệ của tổ chức với sự phát triển của xã hội, đó là các tổ chức trong xã
hội lồi người được hình thành, đào thải, phát triển khơng ngừng theo theo tiến
trình phát triển của xã hội với nhiều hình thức tập hợp, quy mơ, nội dung và
cách thức hoạt động khác nhau. Cuối cùng nói lên được chức năng, nhiệm vụ
và thành phần cấu tạo của tổ chức.
*Khái niệm quản lý: chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức
thuộc các giới khác nhau (sinh học, kĩ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ
cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện
những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó. Có quản lý kĩ thuật, quản lý
xã hội, quản lý các đối tượng khác nhau. Quản lý xã hội là sự tác động đến xã
hội, nhằm mục đích duy trì những đặc điểm về chất, điều chỉnh, hoàn thiện và
phát triển những đặc điểm đó của xã hội. Do tính chất xã hội của lao động của
con người, quản lý tồn tại trong mọi xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất
cứ giai đoạn phát triển nào. Lao động của con người luôn luôn là lao động tập
thể, mỗi người có một vị trí nhất định trong tập thể, nhưng có quan hệ và có
giao tiếp với người khác, tập thể khác trong q trình lao động, Vì vậy, cần
có sự quản lý để duy trì tính tổ chức, sự phân công lao động, các mối quan hệ
giữa những người trong một tổ chức xã hội và giữa các tổ chức xã hội trong
quá trình sản xuất vật chất, trong quá trình xã hội, nhằm đạt mục tiêu nhất
định. Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát
triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên hay xã hội. Đồng thời,

quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên, hay kĩ
thuật, vv. Những hình thức quản lý có ý thức ln gắn liền với hoạt động có
mục tiêu, có kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ của con người và được
thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt.

17


Vậy, tổ chức quản lý cơ quan thông tin thư viện bao gồm quản lý con
người và quản lý nguồn lực thông tin, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Mục đích là làm thế nào phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng tin, bảo
quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm không ngừng giảm nhẹ sức lao
động cho cán bộ, nhân viên thư viện.
1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện
*Khái niệm hoạt động: một hành vi đặc thù của con người quan hệ với
thế giới chung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cuộc sống của
mình. Trong mối quan hệ ấy, chủ thể của hoạt động là con người, khách thể
của hoạt động là tất cả những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra
được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Mục đích trên đây thể hiện
trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng hoạt động: kinh tế, chính trị, xã hội,
quân sự, tư tưởng, lý luận, văn hóa, tâm lý, vv. Nhưng hình thức cơ bản, có ý
nghĩa quyết định là thực tiễn xã hội. hoạt động thường được chia thành hai
loại: hoạt động hướng ngoại nhằm cải tạo thiên nhiên và xã hội; hoạt động
hướng nội nhằm cải tạo bản thân con người. Hai loại hoạt động ấy gắn liền
mật thiết với nhau vì con người chỉ có thể cải tạo mình trong quá trình cải tạo
thiên nhiên và xã hội. Hoạt động bao giờ cũng mang tính lịch sử qua các thời
đại khác nhau (. Cập nhật ngày:
19/08/2013).
* Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện: cơ quan thông tin – thư
viện cũng là một thiết chế văn hóa giáo dục và thơng tin khoa học, được nêu rõ

trong Pháp lệnh thư viện ở chương 1, điều 1, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
số 31/2000PL-UBTVQH10, ngày 28 tháng 12 năm 2000 về thư viện: “Thư
viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng
trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm
truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu,

18


cơng tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn
hóa, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Hoạt động thơng tin thư viện là một dạng hoạt động nghiệp vụ diễn ra
theo một quy trình cơng nghệ bao gồm nhiều cơng đoạn khác nhau: xây dựng
nguồn lực thơng tin; xử lý phân tích tổng hợp; lưu trữ, bảo quản; tra cứu tìm
kiếm và phổ biến thông tin. Các công đoạn này diễn ra một cách tuần tự, liên
tục và chặt chẽ, có quan hệ hữu cơ và logic với nhau để cùng hướng đến mục
tiêu chung của cả chu trình, đó là tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin
Tổ chức quản lý và hoạt động thơng tin thư viện có mối quan hệ chặt
chẽ và bổ trợ cho nhau. Tổ chức quản lý cơ quan thông tin thư viện được gọi
là hiệu quả khi xây dựng một cơ cấu tổ chức thích hợp. Cụ thể là có hệ thống
phịng ban hợp lý, đồng thời bố trí cán bộ đúng khả năng chuyên môn, mua
sắm trang thiết bị phù hợp, kinh tế nhất. Đồng thời, tổ chức quản lý hoạt động
nghiệp vụ dựa trên các cơng đoạn, quy trình khoa học đáp ứng nhu cầu. tổ
chức quản lý là hình thức, hoạt động là nội dung, một khi h́ nh thức và nội
dung đều tốt thì giá trị gia tăng cao và ngược lại.
1.1.2. Yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Trong “quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định

47/2001/QĐ-Ttg có nêu: các trường cần “thực hiện quy trình đào tạo linh
hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang
học chế tín chỉ”. Trong “Báo cáo về tình hình Giáo dục” của Chính phủ
trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khằng định mạnh mẽ hơn:
“Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề từ năm học 2005-2006, phấn
19


đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình
thức tổ chức đào tạo này”. Như vậy, để thực hiện được các chủ trương này
cần khẩn trương xây dựng lộ trình chuyển đổi từ học chế học phần sang học
chế tín chỉ trong tồn hệ thống giáo dục.
Khái niệm tín chỉ được cụ thể hóa trong điều 3 quy chế 43/2007/QĐBGD&ĐT: “Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên.
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-40 tiết thực hành, thí
nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận,
bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý
thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải
dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định số tiết,
số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với
những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị
học trình thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. 1 tiết học được
tính bằng 50 phút”
Đặc trưng của học chế tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học
phần. Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học
phần (đơn vị: tín chỉ); khác với học niên chế là lớp học được tổ chức theo một
chương trình chung áp dụng nhất loạt cho tất cả người học. Khi tổ chức giảng
dạy theo tín chỉ, lớp học được tổ chức theo từng học phần; đầu mỗi học kỳ,
SV được đăng ký các mơn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và
phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một ngành chuyên

môn chính nào đó. Sự lựa chọn các mơn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên
học các mơn liên ngành nếu họ thích. SV khơng chỉ học các mơn chun mơn
của mình mà cịn cần học các mơn khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành
khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn cần học một ít mơn khoa học xã hội - nhân
văn và ngược lại. Về cách đánh giá kết quả học tập, sẽ không tổ chức bằng

20


×