Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Vấn đề tự do báo chí ở việt nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH

VẤN ĐỀ TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ............................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 7
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ “TỰ DO BÁO CHÍ” ........ 8
1.1. Khái niệm “tự do”, “tự do báo chí” ...................................................... 9
1.1.1. Khái niệm “tự do” .............................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm “Tự do báo chí”.............................................................. 11
1.2. Một số vấn đề về tự do báo chí ở các nƣớc tƣ sản .............................. 16
Tiểu kết chƣơng I .......................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: BÁO CHÍ VIỆT NAM VÀ TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT
NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI .............................................................................. 28


2.1. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội đất nƣớc thời kỳ đổi mới .......... 29
2.2. Chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động tự do ngơn luận, tự do báo chí tại Việt Nam ............... 32
2.2.1. Chủ trương của Đảng về báo chí .................................................... 32
2.2.2. Pháp luật của Nhà nước về báo chí ................................................ 37
2.3. Báo chí hoạt động tự do trên cơ sở đảm bảo lợi ích của đất nƣớc,
dân tộc, trong khuôn khổ của pháp luật..................................................... 45
2.4. Một số biểu hiện lạm dụng quyền tự do báo chí ................................. 50
2.4.1. Báo chí sa vào các thơng tin giật gân, câu khách .......................... 50
2.4.2. Báo chí thơng tin sai sự thật ............................................................ 51

1


2.4.3. Báo chí làm lộ bí mật quốc gia, gây tổn hại tới lợi ích của quốc
gia, dân tộc .................................................................................................. 55
2.4.4. Sử dụng thơng tin báo chí vào mục đích trục lợi ........................... 58
2.4.5. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền
xuyên tạc, chống phá nhà nước ................................................................ 59
2.5. Một số biểu hiện cản trở tự do báo chí của một số cơ quan, tổ chức,
cá nhân ........................................................................................................... 61
2.5.1. Né tránh cung cấp thông tin cho báo chí ........................................ 61
2.5.2. Đe doạ, hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp ............................ 63
Tiểu kết chƣơng II ........................................................................................ 64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VĨ MƠ ĐỂ ĐẢM BẢO
TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM ................................................................... 66
3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với việc định hƣớng của Đảng, sự quản lý
của Nhà nƣớc về tự do báo chí .................................................................... 67
3.1.1. Những hạn chế còn tồn tại .............................................................. 67
3.1.2. Những xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam liên quan tới

vấn đề tự do báo chí.................................................................................... 70
3.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng về tự do báo chí .................... 76
3.3. Tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc trong thực thi quyền tự do
báo chí ............................................................................................................ 78
3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển báo chí, quản lý tốt các phương
tiện truyền thơng đại chúng mới ............................................................... 78
3.3.2. Có chính sách, chế độ và đầu tư thích hợp đối với quản lý nhà
nước về báo chí ........................................................................................... 81
3.3.3. Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi lợi dụng quyền tự do báo
chí vào việc làm bất chính.......................................................................... 82

2


3.3.4. Quy định chặt chẽ hơn về việc xử phạt đối với các hành vi cản
trở quyền tự do báo chí .............................................................................. 83
Tiểu kết chƣơng III ....................................................................................... 85
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 113

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngơn luận
ln là mối quan tâm của nhiều người, nhiều tổ chức, nhiều quốc gia, dân tộc.
Những khái niệm đó, về cơ bản, có hằng số chung trong nhận thức của nhân

loại. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm, và có cả yếu tố văn hóa, phong tục, tín
ngưỡng, ý thức hệ chính trị…những khái niệm đó cũng được hiểu theo những
cách khác nhau, đôi khi đối lập. Phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ và báo cáo về tình hình nhân quyề n thế giới năm 2009 vừa đươ ̣c cơng
bớ ngày 11/03/2010 nói ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề về nhân quyền . Bô ̣
Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ch o rằ ng chiń h phủ Viê ̣t Nam tiế p tu ̣c kiể m soát tự
do báo chí , ngôn luâ ̣n, đi la ̣i , tụ họp và lập hội . Hàng năm chính quyền Mỹ
đều cơng bố các báo cáo nhân quyền, trong đó tự cho phép mình đứng trên
các quốc gia khác phán xét nước này, nước khác có đảm bảo nhân quyền hay
khơng. Họ phê phán gay gắt các quốc gia “độc tài”, “vi phạm nghiêm trọng
nhân quyền” dưới góc nhìn và quan niệm nhân quyền của Mỹ. Hàng loạt nước,
trong đó Việt Nam thường được các báo cáo nhân quyền hàng năm của Mỹ
săm soi, phê phán, yêu cầu phải có biện pháp can thiệp, ngăn chặn. Điều đó
cho thấy chính quyền Mỹ đã mặc nhiên coi mình là quốc gia văn minh nhất,
tự do nhất, ở đó quyền con người được đảm bảo.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả, tổ chức Văn bút Quốc tế, tổ chức Phóng viên
khơng Biên giới và một số tổ chức khác cũng tranh thủ thời cơ liên tục xuyên
tạc tình hình thực hiện tự do nhân quyền, trong đó có tự do báo chí ở Việt
Nam, xếp hạng Việt Nam vào hàng những nước “yếu kém về tự do báo chí”,
vu cáo Việt Nam "đàn áp các nhà báo, khơng có tự do báo chí; Nhà nước Việt
Nam ngăn cản, cấm đốn người dân sử dụng Internet; Chính phủ Việt Nam

4


đàn áp tự do ngôn luận”, đòi nhà nước Việt Nam cho phép báo chí tư nhân
hoạt động… Tổ chức Phóng viên khơng Biên giới giữ tên Việt Nam lại tron g
danh sách Kẻ thù của ma ̣ng internet , bên ca ̣nh Trung Quố c , Cuba, Ai Câ ̣p ,
Iran, Miế n Điê ̣n , Bắ c Hàn , Ảrập Saudi , Syria, Tunisia, Turkmenistan và
Uzbekistan.

Trong khi ấy, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
ln khẳng định quan điểm “cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo
chí, có quyền được thơng tin”, Luật Báo chí Việt Nam cũng ghi rõ “Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngơn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”.
Quan niệm về tự do báo chí tuỳ thuộc vào thể chế chính trị hay giai cấp
cầm quyền, mức độ tự do còn phụ thuộc vào hệ thống luật pháp và điều kiện
kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể của từng đất nước. Cho tới nay, tự do báo chí
vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi: Như thế nào mới thực sự là tự do báo chí, bản
chất của tự do báo chí là gì, có tự do tuyệt đối hay khơng... Trên thực tế,
những nước tư bản chủ nghĩa có cái gọi là “tự do báo chí tuyệt đối” hay
khơng, Việt Nam có thực sự là nước yếu kém về tự do báo chí hay khơng?
Thơng qua luận văn này, chúng tơi muốn đóng góp vào hệ thống lý
luận báo chí những quan điểm biện chứng về tự do báo chí, góp cái nhìn
khách quan, trung thực về tình hình thực hiện tự do báo chí ở Việt Nam dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị tăng
cường năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước nhằm phát huy
quyền tự do báo chí, tạo điều kiện để báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài chúng tôi chọn nghiên cứu không phải là một đề tài mới. Trước
đó, trong nước đã có một số nghiên cứu của những chuyên gia đầu ngành về
vấn đề tự do báo chí nói chung và tự do báo chí ở Việt Nam nói riêng:

5


- GS. Hà Minh Đức có bài viết “Vấn đề tự do của báo chí” (Cơ sở lý
luận báo chí: Đặc tính chung và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
H. 2000) đề cập tới các quan niệm về tự do báo chí của Mác, Ănghen, Lênin,
vấn đề tự do báo chí dưới chế độ tư sản, trong xã hội Việt Nam thời kỳ thuộc

địa, đặt trong tham chiếu với tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- GS. Đỗ Quang Hưng trong cuốn sách “Lịch sử Báo chí Việt Nam
1885-1945” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2001) có những đóng góp
cho nghiên cứu vấn đề tự do báo chí, tình trạng mất tự do báo chí của báo chí
Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.
- PGS.TS. Nguyễn Văn Dững: “Hai cách tiếp cận vấn đề tự do báo chí”
(Tạp chí Triết học, số 11 (234), tháng 11-2010) tiếp cận vấn đề theo hai cách:
Thứ nhất, cách tiếp cận truyền thống xem xét tự do báo chí theo mơ hình
truyền thống cơ bản; thứ hai, cách tiếp cận mới về tự do báo chí theo các bình
diện và điều kiện hoạt động.
- PGS.TS. Đinh Văn Hường trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông cũng đề cập tới “Vấn đề giai cấp và tự do báo chí”, tiếp cận vấn đề dưới
góc độ tự do báo chí trong xã hội có giai cấp.
- TS. Nguyễn Thế Kỷ với tiểu luận “Tự do báo chí và tính Đảng của
báo chí” (Tạp chí Quốc phòng tồn dân, T6/2009, tr50) đã có những phân tích
sâu sắc về quan điểm tự do báo chí, tự do báo chí trong xã hội tư sản, xã hội
Việt Nam và khẳng định trách nhiệm xã hội của báo chí.
Kế thừa thành quả của những nghiên cứu trước đó, luận văn tiếp tục
làm rõ lý luận về tự do báo chí, đặt vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam trong
bối cảnh thời đại mới.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ thực tế tình hình thực hiện tự do báo chí ở Việt Nam giai đoạn
1986 – 2011, qua đó chỉ rõ: Quan điểm về tự do báo chí như thế nào là đúng
đắn; chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước Cộng hồ Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam có tạo điều kiện để báo chí hoạt động tự do hay khơng; hoạt
động của báo chí Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa có những bước phát

triển ra sao, có bị kìm chế hay khơng, đề xuất những giải pháp tăng cường,
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo
chí để tự do báo chí ngày càng được đảm bảo và phát huy.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi
mới
- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 1986 - 2011.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Mác, Ănghen, Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng,
Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tự do báo chí.
- Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê, phân loại tổng hợp, đánh giá
thông tin.
- Phương pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của nhiều ngành trong đó
có vận dụng những kiến thức về luật pháp, quản lý nhà nước…
- Phỏng vấn sâu một số nhân vật liên quan đến lĩnh vực quản lý báo chí
và hoạt động báo chí.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đóng góp vào hệ thống lý luận các quan điểm về tự do báo
chí, mối quan hệ của tự do báo chí với tính giai cấp, tính Đảng của báo chí...

7


- Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần đấu tranh với những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam; đề
xuất những ý kiến kiến nghị, đóng góp nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo
của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tự do báo chí được phát huy, tạo điều
kiện cho báo chí Việt Nam phát triển trên mọi phương diện.
7. Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về “tự do báo chí”
Chƣơng 2: Báo chí Việt Nam và tự do báo chí ở Việt Nam thời kỳ đổi
mới
Chƣơng 3: Một số giải pháp, kiến nghị vĩ mô để đảm bảo tự do báo
chí ở Việt Nam
Phần phụ lục: Bao gồm các tư liệu minh hoạ cho vấn đề được nêu
trong luận văn.

8


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ “TỰ DO BÁO CHÍ”
1.1. Khái niệm “tự do”, “tự do báo chí”
1.1.1. Khái niệm “tự do”
Khái niệm “tự do” trong tiếng Nga cũng như trong nhiều ngơn ngữ
khác có rất nhiều nghĩa. Chẳng hạn, trong cuộc sống thường ngày, nó có thể
được sử dụng theo nghĩa phóng khống, khơng có trở ngại, khơng có sự chèn
ép, khơng lệ thuộc, khơng phải chịu trách nhiệm… Trong đời sống xã hội, đó
là khơng bị giam giữ, không bị lệ thuộc kiểu nô lệ, khơng có bất kể áp lực nào.
Trong khoa học, đó là khả năng bày tỏ quan điểm cá nhân, nắm vững tri thức
và các kỹ năng cho phép giải quyết được các nhiệm vụ… Tổng hợp tất cả các
ý nghĩa đó, có thể nói rằng bộ phận cấu thành chính của tự do là không bị
chèn ép – là không có sự giới hạn bởi bên trong và bên ngồi, về thể lực và
tâm lý, về tri thức và ngôn ngữ, và những cái khác, có nghĩa là khơng có bất
kỳ cản trở nào đối với hoạt động sống của cá nhân, tập đồn và xã hội nói
chung.
Tự do là nhu cầu và khát vọng cho mọi sự sống trên đời. Con người mối tổng hoà của các quan hệ xã hội lại càng cần tự do. Nó cần thiết như cơm
ăn, nước uống và khơng khí để thở. Tuy nhiên, hiểu tự do như thế nào, trong

mối quan hệ gì là điều cần làm rõ.
Các nhà tư tưởng tư sản cho rằng tự do là hành động như người ta
muốn. Đây là luận điểm cơ bản của họ về tự do. Họ cho bất kỳ một hành động
nào phù hợp với quyền lợi của họ là tự do, còn tất cả những gì khơng có lợi
cho họ thì bị coi là vi phạm tự do và vi phạm nhân quyền. Cách giải thích “tự
do” chủ quan, ích kỷ như vậy và việc dùng cách giải thích này để bào chữa
cho những hành động độc đoán đã gây nên sự phản đối rộng rãi của của dư
luận xã hội. Nếu chấp nhận học thuyết tự do là hành động như người ta muốn

9


thì cũng phải chấp nhận mọi hậu quả do hành động đó gây ra. Theo khái niệm
tự do trên thì việc một nước dùng quân đội để thiết lập trật tự ở một nước
khác có chủ quyền cũng được coi là tự do, tội phạm hình sự cũng được coi là
tự do. Như vậy, các nhà lý luận tư sản buộc phải bảo vệ cho xã hội không bị
chủ nghĩa cá nhân hoành hành một cách quá trớn bằng cách đưa ra những hạn
chế, những điều kiện đặc biệt nhằm che đậy quan niệm, ý đồ của họ.
Theo quan điểm Mác - Ăngghen, tự do hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực
nào, trong đó có báo chí, chỉ có thể đạt được khi con người đặt ra mục đích
nhất định và đấu tranh để đạt mục đích đó. Đấu tranh để có tự do là mục đích
và khát vọng mn đời của con người. Để có tự do đích thực, phải có hàng
loạt điều kiện đi kèm:
Thứ nhất là mức độ nhận thức, hiểu biết của con người về các quy luật
của tự nhiên, xã hội và khả năng vận dụng các quy luật đó vào trong hoạt
động hàng ngày. Ăngghen nói: “Mỗi bước tiến lên phía trước trên con đường
văn hoá là một bước tiến tới tự do” [36, tập20, tr59].
Thứ hai là năng lực tìm kiếm giải pháp và con đường tốt nhất để đạt
mục đích đề ra trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và kinh
nghiệm đã tích luỹ được. Người tự do nhất là người trong khn khổ của tính

tất yếu tạo ra được những giá trị tinh thần và vật chất cho mình và cho nhân
loại.
Thứ ba là mức độ tự do còn phụ thuộc vào địa vị trong xã hội, tính chất
và mục đích của con người tự đặt ra cho mình. Các giai cấp, đảng phái, tầng
lớp xã hội, báo chí… được coi là tự do và tiến bộ khi hoạt động của chúng
phù hợp với quy luật của lịch sử, với tư tưởng tiến bộ xã hội và phục vụ cho
sự tiến bộ xã hội đó. Báo chí của giai cấp cơng nhân là báo chí tự do, nó thể
hiện đầy đủ các quy luật và tư tưởng tiến bộ trên. Báo chí của giai cấp tư sản

10


khơng phải báo chí tự do bởi vì quyền lợi giai cấp buộc báo chí phải đi ngược
lại các quy luật của lịch sử hoặc ít ra cũng tìm mọi cách để bảo vệ thể chế đó.
Thứ tư là khía cạnh pháp lý và kinh tế của tự do. Thực tế xã hội, giai
cấp, nhà nước nào cũng quy định mức độ tự do và quyền hạn chính trị - xã hội,
văn hố - lịch sử trong khn khổ pháp luật, hiến pháp và các quy định khác.
Mác đã viết: “Trong một quốc gia, tự do đã được công nhận về mặt pháp lý
tồn tại dưới hình thức pháp luật”. Trong hiến pháp, luật pháp mỗi nhà nước
đều quy định khn khổ pháp lý cho hoạt động báo chí. Còn thực hiện quyền
đó đến mức độ nào còn phụ thuộc và khả năng kinh tế, tài chính, vật chất, kỹ
thuật mà nền báo chí đó có được.
Tóm lại, tự do là quyền lợi chính đáng của mỗi con người. Tuy nhiên,
khơng thể có tự do tuyệt đối, tự do vơ tổ chức, vô kỷ luật, tự do vô hạn độ. Tự
do phải được hiểu trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với quy luật phát triển
của tự nhiên và xã hội. Tự do là nhận thức được tính tất yếu và gắn với trách
nhiệm của con người trước xã hội.
1.1.2. Khái niệm “Tự do báo chí”
Tự do báo chí, tự do ngôn luận là một trong những vấn đề được trình
bày sớm nhất và nổi bật nhất trong hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về báo

chí. Người cho rằng tự do báo chí là quyền lợi tinh thần to lớn của một dân
tộc, một đất nước. Bởi vì báo chí là hoạt động tinh thần quan trọng của một xã
hội. Đó chính là diễn đàn để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của
mình, là thước đo tinh thần dân chủ có được của một xã hội, là gương mặt rõ
nét về một trình độ văn hóa và khoa học. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc
lập, Hồ Chí Minh đòi cho dân tộc Việt Nam, và tất cả những dân tộc bị áp bức
nói chung quyền lợi tinh thần to lớn là quyền tự do báo chí. Điều thứ ba trong
tám điều Yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhân
dân Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây đòi: Tự do báo chí và ngơn luận. Hồ

11


Chí Minh ln cho rằng, trong những quyền tự do dân chủ của mỗi người dân,
tự do báo chí, tự do ngôn luận là một trong những quyền lợi tinh thần mà mỗi
người dân, mỗi người làm báo phải được hưởng.
Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm giành cho
mình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng
của con người một cách công khai qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, không hề bị một sự lệ thuộc, một sự hạn chế nào. GS. Hà Minh Đức
quan niệm: “Tự do báo chí là quyền thiêng liêng của con người, phải được tự
do bộc lộ chính kiến và nguyện vọng đúng đắn của cá nhân, tự do tiếp nhận
thông tin, tự do trao đổi, luận bàn”. [22, tr19].
PGS,TS. Phạm Thành Hưng định nghĩa: “Tự do báo chí là một trong
những điều kiện thiết yếu để thực hiện chức năng xã hội cơ bản của truyền
thơng. Hoạt động báo chí có tự do là hoạt động bất chấp những tác động lung
lạc bên ngồi báo chí, nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là thông tin khách
quan và rộng rãi cho xã hội về sự thật đời sống con người, trên tinh thần
phụng sự cho hạnh phúc dân tộc, nhân loại. Tự do báo chí là bộ phận cấu
thành tự do tư tưởng - ngôn luận và là thành phần quan trọng biểu hiện

quyền con người cơ bản vốn đã được khẳng định không chỉ trong “Hiến
chương tổng hợp về quyền con người” của Liên Hợp Quốc mà cả trong Hiến
pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” [28, tr. 235]
Tự do báo chí là một khái niệm mang tính lịch sử, được thực hiện và lý
giải trong những hoàn cảnh cụ thể, gắn liền với những điều kiện xã hội lịch sử
của mỗi quốc gia, dân tộc, trong đó trước hết là gắn liền với luật pháp mỗi
quốc gia. Theo quan niệm của PGS,TS. Phạm Thành Hưng, tự do là khái
niệm có tính tương đối, những nhà báo chân chính thường ý thức được sự tự
do tuyệt đối của mình khi họ tự nguyện đấu tranh cho chân lý, vì tự do, hạnh
phúc của nhân dân.

12


Về bản chất của tự do báo chí, Mác viết: “Báo chí nói chung là sự thực
hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản
chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của
tự do.” Ơng nêu cái đối lập của báo chí tự do (tức là báo chí bị kiểm duyệt)
“là cái qi dị khơng có tính cách”, “là con quái vật được văn minh hóa, cái
quái thai được tắm nước hoa” [ 36, tập 1, tr. 84, 89]. Ơng nói về thiên chức
báo chí với một giọng văn đầy hình tượng: "Báo chí tự do - đó là con mắt
sáng suốt của tinh thần nhân dân: là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối
với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà
nước, với toàn thế giới, nó là hiện thân nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh
vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất
thơ bạo của cuộc đấu tranh đó... Báo chí tự do là tồn diện, nơi nào cũng có
mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng khơng ngừng trào
ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dịng thác đầy sinh
khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào” . [36, tập 1, tr. 100]
Ơng khơng phủ nhận sự kiểm duyệt. Nhưng cho rằng “kiểm duyệt chân

chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là
một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình”. Còn “kiểm
duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ”. Ơng nói một
cách gay gắt: “Khi sự phê bình tác động khơng phải bằng lưỡi dao sắc bén
của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình coi việc dùng
sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi đó lẽ nào sự phê bình lại khơng
mấy tính chất hợp lý của mình.” [36, tập 1, tr91]
Để hiểu “tự do” và “tất yếu” một cách khoa học, chúng ta phải dựa vào
sự thừa nhận mối quan hệ qua lại một cách hữu cơ giữa chúng với nhau. Một
trong những người đầu tiên xác định mối liên hệ giữa khái niệm “tự do” và
“tất yếu” là Spinoza, nhà tốn học, triết học, thần học Hà Lan. Ơng cho rằng:

13


“Tự do là sự nhận thức được tính tất yếu”. Nhà triết học Hêghen người Đức
đưa ra quan niệm về thống nhất biện chứng giữa tự do và tất yếu nhưng lại
theo quan niệm duy tâm.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh yêu cầu phải hiểu
biết đầy đủ phạm trù “tự do - tất yếu” trong mối quan hệ của con người với
quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, và còn phải bổ sung thêm phần
“trách nhiệm” của con người trong mối quan hệ đó. Theo Ph.Ăngghen, tự do
có thể là cái tất yếu, song cũng có thể là cái có thể. Tự do là cái tất yếu, hợp
qui luật, là tự do theo đúng nghĩa của nó khi và chỉ khi người ta nhận thức
được cái tất yếu (qui luật) và hành động theo cái tất yếu đó. Còn nếu thiếu
một trong hai điều kiện đó thì tự do chỉ là cái có thể, là cái khả năng và người
ta chỉ được hưởng tự do trong tiềm năng mà thơi. Chính từ đây, Ph.Ăngghen
đã triệt để phê phán quan điểm có tính chất duy tâm, tư biện của Đuyrinh về
tự do và tất yếu khi Đuyrinh cho rằng tự do là cái trung bình giữa phán đoán
và bản năng, giữa cái hợp lý và cái phi lý. Trên cơ sở sự phê phán này,

Ph.Ăngghen đã trình bày rõ ràng tự do là tất yếu đã được nhận thức. Tự do có
nghĩa là đã nhận được và hành động tuân theo các qui luật của hiện thực
khách quan. Ở đây Ph.Ăngghen đã dùng phương pháp luận của cái tất yếu và
cái có thể để trực tiếp phê phán Đuyrinh và gián tiếp phê phán tất cả những
người nào chỉ muốn coi tự do là cái có thể, nghĩa là đã là tự do thì có thể làm
được tất cả, hành động hồn tồn tuỳ ý muốn chủ quan. Như vậy, con người
càng nhận thức được tính tất yếu thì càng có tự do, và khi có tự do phải gắn
liền với trách nhiệm. Đó là mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau.
Khơng có cái được gọi là tự do tuyệt đối. Điều 29, Tuyên ngôn thế giới
về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với
cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những
hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và

14


tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những địi
hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã
hội dân chủ” . Như vậy, quyền tự do của người này không được làm tổn hại
đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của dân tộc; báo chí chỉ có được
tự do khi chấp hành đúng và đầy đủ pháp luật, hoạt động vì độc lập dân tộc,
tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Tự do báo chí là tự do được trình bày, phát biểu, bày tỏ ý kiến, quan
điểm, chính kiến của mình đúng pháp luật. Mác cho rằng báo chí tự do phải
có luật báo chí bảo đảm. "Luật báo chí là luật thật sự bởi vì nó biểu hiện sự
tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo
chí, coi báo chí tồn tại của tự do. Vì thế, luật này chỉ xung đột với những tội
lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của
chính mình?” [36, tập 1, tr.91]
Chỉ ra nguyên tắc tính Đảng của báo chí, Lênin cũng kịch liệt phản đối

các quan điểm tự do ngôn luận tư sản. Người chỉ rõ: Mỗi cá nhân có quyền tự
do viết và nói tất cả những gì họ muốn, khơng có một chút hạn chế nào.
Nhưng mỗi đồn thể tự do (trong số đó kể cả Đảng) cũng được tự do đuổi
những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để tuyên truyền chống Đảng... Đảng
là một khối tự nguyện, nếu như nó khơng tẩy sạch khỏi bản thân nó những
đảng viên tuyên truyền quan điểm chống Đảng, thì nó khơng thể tránh khỏi
tan rã. Trong điều kiện có chính quyền, nếu tự do báo chí khơng xuất phát từ
tính Đảng cộng sản thì chỉ đưa đến các hệ quả là “tăng cường lực lượng của
giai cấp tư sản thế giới”, không những không giúp loại trừ khỏi Đảng các
nhược điểm, các sai lầm, các tai hoạ, các bệnh tật; trái lại “trở thành một vũ
khí trong tay giai cấp tư sản”.
Về cái gọi là “tự do tuyệt đối” mà giai cấp tư sản thường rêu rao lừa bịp
dư luận, Lênin đã chỉ rõ bản chất: “Thưa các ngài cá nhân chủ nghĩa tư sản,

15


chúng tơi phải nói cho các ngài biết rằng, những lời nói của các ngài về tự do
tuyệt đối chẳng qua chỉ là một thứ giả dối mà thôi. Trong xã hội xây dựng
trên quyền lực của đồng tiền, trong xã hội mà quần chúng lao động phải ăn
xin và một nhúm ít người giàu có thì ăn bám, quyết khơng thể có "tự do" thật
sự và chân chính”. Với báo chí, Lênin cũng chỉ rõ: “Trong xã hội tư sản, "tự
do báo chí" tức là tự do cho bọn giàu có dùng mỗi ngày hàng triệu bản báo
chí để lừa bịp, làm đồi trụy và phỉnh phờ một cách có hệ thống và khơng
ngừng những quần chúng nhân dân bị bóc lột, bị áp bức, những người nghèo
khổ”.
1.2. Một số vấn đề về tự do báo chí ở các nƣớc tƣ sản
Trong xã hội còn hiện tượng đấu tranh giai cấp, người bóc lột người,
chiến tranh, tranh giành quyền lợi giữa các quốc gia, các tập đoàn thì tự do
báo chí ở nước này hay nước khác, chế độ này hay chế độ khác có mức độ

khác nhau, thậm chí còn bị hạn chế hoặc bị vi phạm. Trong giai đoạn đấu
tranh chống lại sự kìm hãm của trật tự xã hội phong kiến, báo chí đã thực sự
góp phần vào sự phát triển xã hội, bảo vệ quyền dân chủ và bình đẳng. Nhưng
khi giai cấp tư sản đã nắm chính quyền thì lại trở lại kìm hãm sự phát triển
của báo chí. Một mặt chúng dùng mọi thủ đoạn để cắt xén, xuyên tạc, đàn áp
tiếng nói của báo chí chân chính, một mặt chúng dùng thuật ngữ tự do báo chí
để nguỵ trang che đậy cho nền báo chí tư sản, xem đó là ưu thế tuyệt đối của
báo chí tư sản. Lênin đã từng chỉ ra tính chất phức tạp của quan niệm gọi là tự
do báo chí. Tự do báo chí là những từ ngữ đẹp, phản ánh xu thế thuận lợi nhất
của hoạt động báo chí theo những lý tưởng xã hội tốt đẹp mà khơng bị ràng
buộc, kiềm chế. Đó cũng là nguyện vọng và khát khao của các nhà báo thuộc
nhiều thời đại khác nhau trong hoạt động của mình. Tự do báo chí khơng phải
là trạng thái vốn có của sinh hoạt báo chí ở mọi thời đại, mọi chế độ xã hội.

16


Thuật ngữ này cũng nhiều khi bị lạm dụng cho những mục đích chính trị của
xã hội tư sản.
* Thực trạng của báo chí tư sản là tình trạng phát triển không đồng đều
và không công bằng giữa các khuynh hướng báo chí khác nhau. Những tờ báo
lớn của giai cấp tư sản đã thu hút về mình quyền lực tập trung với số vốn đầu
tư lớn, những phương tiện máy móc hiện đại nhất, những liên kết chính trị
chặt chẽ của tư bản trong và ngoài nước. Lênin đã nói về thực chất của tự do
báo chí tư sản: “Tự do báo chí cũng là điều dối trá. Chừng nào những nhà in
tốt nhất và những kho giấy to nhất cịn nằm trong tay bọn tư bản thì chừng ấy
còn tồn tại quyền lực của giai cấp tư sản đối với báo chí trên thế giới. Bọn tư
bản gọi tự do báo chí là quyền tự do mua chuộc báo chí của bọn nhà giàu, tự
do dùng tiền tài của chúng để tạo ra và giả mạo cái gọi là dư luận”. [34,
tr.596]

Để đánh lạc hướng quần chúng, báo chí tư sản đã lợi dụng và sử dụng
nhiều thủ đoạn tinh vi để che đậy sự thật, bóp méo hoặc làm nhiễu thông tin,
nhất là những vấn đề động chạm tới quyền lợi của giai cấp tư sản. Tự do báo
chí ở đây là “tự do của phú ơng làm nhân dân say mềm bởi một thứ rượu vốt ka hổ lốn của sự giả dối của báo chí tư sản” [43, tr.391] . Với thứ báo chí chỉ
tuyên truyền những tư tưởng có lợi cho giai cấp tư sản để bảo vệ quyền thống
trị của mình, giai cấp tư sản buộc phải chống lại những ai đưa ra những thông
tin chân thực, khách quan nhưng bất lợi cho họ. Quan điểm độc đốn đối với
báo chí - quan điểm của mọi thế lực phản động đã trở nên phù hợp với quyền
lợi của giai cấp tư sản. Dần dần do sự lớn mạnh của cuộc đấu tranh trong lòng
xã hội tư sản, sự phát triển của mâu thuẫn đối kháng nội tại đã buộc nhà nước
tư sản phải kiểm sốt hoạt động của các phương tiện thơng tin đại chúng bằng
pháp lý. Trong bài viết “Tổ quốc của Xitphơrit”, Ănghen có nói về tình trạng
mất tự do dưới xã hội tư bản: “Khi chúng ta vượt ra ngoài kỷ luật thì chúng ta

17


rơi vào tay nữ thần thế kỷ, tức là cảnh sát. Cảnh sát khi người ta suy nghĩ,
cảnh sát khi người ta nói năng, cảnh sát khi người ta đi bộ, đi ngựa hoặc đi
xe, cảnh sát đối với những giấy thông hành, những giấy lưu trữ, những bản kê
khai quan thu. Sao mà quỷ không bắt những người khổng lồ và những con
rồng đó đi cho rồi.” [1, tr.350]
Nhà nghiên cứu Stuart Hall đã phê phán quyền tự do báo chí ở Anh vì
quyền được tự do ngơn luận không phải cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối
với những người da đen, phụ nữ khơng có địa vị xã hội, những người nghèo
hoặc những người khơng có chức quyền trong xã hội. Những tầng lớp người
này đã bị báo chí Anh phớt lờ và ít khi cơng chúng được nghe thấy tiếng nói
của họ. Bên cạnh đó thì những người giàu có, các chính trị gia, các ngôi sao
luôn là những người đại diện xuất hiện trong báo chí. Hall khẳng định, khơng
có sự tự do thực sự bởi vì trên thực tế chỉ có một số người vận dụng những tự

do này phục vụ lợi ích của họ, còn số người khác thì không thể làm được. [48,
pg.7-9].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định rằng đế quốc Pháp - Mỹ
sử dụng báo chí để tuyên truyền phục vụ chiến tranh xâm lược: “Đế quốc
Pháp - Mỹ không những chiến tranh xâm lược bằng quân sự, chúng còn chiến
tranh bằng tuyên truyền. Chúng dùng báo chí và phát thanh hàng ngày, tranh
ảnh và sách vở in rất đẹp, các nhà hát, các trường học, các lễ cúng bái ở nhà
thờ và chùa chiền, các hội họp để tuyên truyền. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm
chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra
mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ
trưởng Tuyên truyền Mỹ nói: Mỗi năm, các báo chí nước ngồi đăng tài liệu
tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo” [39, tập 5, tr 180]. Tệ hại
hơn cả là chế độ báo chí mà chủ nghĩa thực dân áp dụng ở các nước thuộc địa.
Ở đây không còn tôn trọng pháp luật thông thường, mà là sự đàn áp về tư

18


tưởng với cả chế độ kiểm duyệt khắt khe, các lệnh cấm đốn, đình bản báo chí.
Nhiều nhà báo bị tù tội, lưu đày vì đã dám công khai biểu dương những tư
tưởng tiến bộ, nói lên bộ mặt thật xấu xa của chế độ thực dân. GS. Hà Minh
Đức khẳng định: “... khơng thể có báo chí tự do trong một đất nước mất tự do,
khơng thể có báo chí tự do trong một xã hội đối kháng giai cấp và những bất
cơng chi phối đến tồn bộ hoạt động tinh thần. Đối với người cầm bút thì điều
thiêng liêng nhất là được nói lên những lý tưởng cao đẹp về tự do, bình đẳng,
nhân ái, ngịi bút được phê phán những xấu xa của xã hội cũ, góp phần xây
dựng cuộc đời mới, con người mới. Giai cấp tư sản đã tạo nên một bộ mặt
báo chí hơn hẳn những giai đoạn lịch sử trước kia với không khí ganh đua sơi
nổi, với nhiều cách tun truyền quảng cáo, nhiều loại hình báo chí, nhiều
hình thức thơng tin, nhưng khơng có được nhiều tờ báo có tiếng nói chính

nghĩa, trung thực, bênh vực quyền lợi của những con người đau khổ và rộng
ra là quyền bình đẳng, bác ái của con người.” [22, tr. 26]
* Những hạn chế về quyền tự do báo chí được ghi ngay trong những
đạo luật đầu tiên của nhà nước tư bản. Luật về tội phỉ báng xem xét các loại
hành động theo 2 loại tính chất: Dân sự và hình sự. Những bài báo làm tổn hại
thanh danh và nghề nghiệp cá nhân thuộc loại thứ nhất; tổn hại đến các chính
sách và các cơ quan nhà nước, đến luật pháp và tôn giáo, đạo đức bị coi là
thuộc loại thứ hai. Đạo luật này ở Anh đóng thành tập dày tới 960 trang, gồm
67 điều và dẫn ra 3980 trường hợp áp dụng cụ thể.
Đạo luật về tội không tôn trọng tồ án càng hạn chế việc cơng bố tài
liệu. Báo chí bị cấm bình luận về cơng việc của tồ án khi chưa kết thúc bản
án, cũng như về việc chống án khi chưa có trả lời của tồ án cấp trên. Những
tài liệu công bố trước khi khởi tố vụ án mà ảnh hưởng tới toà án và cản trở
cơng việc của tồ án cũng bị trừng phạt. Theo đạo luật này ở Anh, Mỹ, Đức,

19


báo chí phải thơng báo nguồn cung cấp thơng tin cho toà biết. Ở Anh, Mỹ còn
cấm đăng ảnh hay phát thanh, truyền hình trực tiếp từ phòng xử án.
Đặc biệt, báo chí phải chấp hành những đạo luật liên quan đến bí mật
quốc gia. Năm 1917, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về tội do thám và năm
sau là đạo luật về tội bạo động. Theo các luật này, người bị coi là tội phạm
nếu có ý thức viết và truyền đi “các phóng sự và ý kiến không đúng, cản trở
hoạt động và thành công của các lực lượng vũ trang hoặc hỗ trợ cho đối
phương”. Theo đạo luật về an ninh đối nội được thông qua năm 1950, thượng
viện Mỹ đã thành lập Ủy ban McCarthy - một cơ quan điều tra các hoạt động
bị coi là chống Mỹ, trong đó có thơng tin trên báo chí. Năm 1953, Bộ luật
hình sự của Mỹ được bổ sung thêm điều cho phép xét xử việc đăng các tài
liệu mà chính phủ coi là bí mật.

Ở Anh đã ban hành các đạo luật về bảo vệ bí mật quốc gia và các năm
1889, 1911, 1920, 1939. Theo luật năm 1911, bức ảnh hoặc bài viết nào về đề
tài quân sự có thể bị đối phương sử dụng đều bị coi là phạm tội. Trên thực tế
đạo luật này còn được áp dụng vào cả các đề tài liên quan đến quan hệ quốc tế,
ngân hàng, hoạt động của chính phủ.
Cùng với hạn chế quyền cơng bố thơng tin, các đạo luật về bảo vệ an
ninh cũng hạn chế quyền nhận thông tin. Ở Anh, đạo luật này hạn chế cả
quyền thu nhận và phổ biến thông tin về những vấn đề không liên quan đến an
ninh quan sự. Các đạo luật của Anh về thị trường nông nghiệp (năm 1931), về
ngân hàng (năm 1946), về thống kê thương mại (năm 1949) cấm viên chức
thông báo những tin tức nhất định cho báo chí.
Theo luật về đặc quyền của Nghị viện Anh, báo chí khơng được thơng
tin về một số hoạt động của Quốc hội. Việc công bố những quyết định của
Chính phủ trước khi thơng báo cho Quốc hội bị coi là vi phạm đặc quyền này
và việc vi phạm đó do Quốc hội xác định.

20


Không những thế, ở một số nước, nhiều bộ trong Chính phủ (nội vụ,
ngoại giao, quốc phòng, thơng tin…) tiến hành cơng việc kiểm sốt đối với
báo chí. Quốc hội Mỹ có tiểu ban về thơng tin của Hạ viện để phân tích và
kiểm tra các thơng tin trên báo chí trong thời gian có các cuộc khủng hoảng.
Uỷ ban liên bang về thơng tin của Mỹ có chức năng khơng chỉ thuần t điều
phối về kỹ thuật. Nó được quyền ba năm một lần cấp giấy phép hoạt động cho
các đài phát thanh và truyền hình dựa trên những đánh giá về hoạt động của
các đài này.
Bộ Quốc phòng Anh có uỷ ban đặc biệt của lực lượng vũ trang về báo
chí và phát thanh. Uỷ ban này thường xun gửi đến các tồ soạn “những
thơng báo trước”, u cầu không được phép công bố những tài liệu bảo vệ bí

mật quốc gia hạn chế.
Ở nhiều nước, cơ quan bưu điện được phép quyết định không phổ biến
những báo chí nào bị liệt vào loại “có tính bạo động, kích động”. Năm 1918,
Quốc hội Mỹ đã thơng qua đạo luật cấm phổ biến bất kỳ loại ấn phẩm nào phê
phán hình thức lãnh đạo của nước Mỹ. Ở Anh, Bộ trưởng Bộ Bưu điện “có
quyền cấm phát hành bất kỳ tài liệu nào và bất kỳ lúc nào cũng có thể thu hồi
giấy phép hoạt động của BBC hay IBA”. Năm 1958, Chính phủ Pháp ra sắc
lệnh về việc các cơ quan bưu điện không được quyền gửi đi những số báo
khơng có lợi cho chính phủ.
Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 không bao gồm điều khoản về
tự do báo chí. Năm 1791, Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật về quyền con
người” (Bill of Rights) bao gồm 10 điều khoản bổ sung, sửa đổi của Hiến
pháp 1787 (còn gọi là 10 Tu chính án). Trong 10 điều khoản bổ sung đó, Tu
chính án thứ nhất quy định quyền tự do báo chí của người dân Mỹ như sau:
“Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận
hay quyền tự do báo chí của cơng dân…”. Mỹ là quốc gia khơng có luật báo

21


chí, những gì liên quan đến báo chí chỉ vẻn vẹn được ghi một câu trong Tu
chính án lần thứ nhất (Điều bổ sung, sửa đổi) như vậy. Cho nên, khơng ít
người cứ viện dẫn vào điều bổ sung này mà nói rằng, tự do báo chí ở Mỹ là
khơng giới hạn. Thế nhưng lịch sử và hiện tại của nước Mỹ đã chứng minh
rằng, nội dung điều bổ sung Hiến pháp Mỹ về tự do báo chí được hiểu rất
khác nhau và ngày càng xa thực tế đời sống báo chí.
Có hai lỗ đen lớn trong thế giới thơng tin Mỹ: những đề tài đụng chạm
tới quân đội theo nghĩa rộng; tới các thế lực kinh tế lớn. Do đó, những bài
điều tra về mối quan hệ mật thiết giữa CIA và những tên trùm buôn lậu ma
tuý Nam Mỹ, về những tù binh Mỹ bị bỏ rơi ở Việt Nam, những vụ lính Mỹ

tàn sát dân lành trong cuộc chiến Triều Tiên đều bị “chiếu tướng”. Năm 1998,
April Oliver (nữ nhà báo trẻ làm cho CNN) bắt đầu điều tra “chiến dịch
Tailwind” của Mỹ ở Việt Nam và đưa ra bài báo gây chấn động dư luận.
Tailwind là mật mã dùng để chỉ việc quân đội Mỹ sử dụng khí độc sarin để
trừ khử lính đào ngũ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Kết quả, bài viết của cô
bị Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ William Cohen phủ nhận, cơ bị sa thải. Mặc
dù vậy, tiếng nói của sự thật cũng đã đến được với công chúng.
Năm 2003, nhiều tờ báo, đài phát thanh, truyền hình ở Hoa Kỳ phát
băng hình, phóng sự, phỏng vấn việc lính đặc nhiệm Mỹ giải cứu thành công
binh nhì Jessica Lynch tại một bệnh viện dã chiến ở Baghdad. Họ vẽ lên hình
ảnh những lính Mỹ quả cảm và đáng yêu đến Iraq để xóa bỏ chế độ độc tài,
đem tự do đến cho người dân Iraq. Nhưng khi về nước, "người hùng" Jessica
Lynch đã kể lại câu chuyện của mình. Và hàng chục triệu người Mỹ đã bị
"sốc” khi biết câu chuyện của chị lại khơng giống như báo chí Mỹ đã đưa tin.
Còn Peter Arnett, người mới vừa cho ra mắt độc giả Việt Nam cuốn Từ chiến
trường khốc liệt (NXB Thơng tấn), là phóng viên “ruột" của truyền hình CNN,
bỗng dưng bị sa thải vì đưa thông tin không phù hợp với quan điểm của Nhà

22


trắng và Lầu năm góc. R.Mc Arthur - Tổng Biên tập Tạp chí Harper phải chua
chát nhận xét: “Các hãng tin Mỹ như FOX, CNN, ABC, CBS, NBC ít khi đưa
được tin chính xác về diễn biến thực tế các trận đánh, vì hầu hết các bài và
hình ảnh đều được biên soạn tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Qatar và
Kuwait. Các phóng viên hầu hết đều ở phía sau chiến tuyến viết bài, đưa tin
dựa vào các tin và tài liệu do quân đội Mỹ cung cấp". Chính trong những
ngày đó xe tăng Mỹ đã nã đạn vào một khách sạn ở Thủ đô Baghdad, nơi có
hơn 100 nhà báo đang trú ngụ, làm 11 người chết, hàng chục người khác bị
thương.

Trường hợp khác, ngày 25/6/2006, Chủ tịch ủy ban An ninh Nội địa Hạ
viện Mỹ Peter King đã lên tiếng đề nghị chính quyền của Tổng thống G.Bush
tiến hành điều tra về tội hình sự đối với tờ New York Times vì đã cho đăng
những thơng tin tiết lộ bí mật quốc gia. Trả lời phỏng vấn ngày 25/6, ông
Peter King cho biết ông sẽ viết thư đề nghị Bộ trưởng Tư pháp Alberto
Gonzales xúc tiến điều tra những phóng viên, biên tập viên và chủ bút của tờ
New York Times vì mới đây đã cho đăng một bài báo tiết lộ chương trình
phối hợp giữa Bộ Tài chính Mỹ và Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) nhằm
thu thập và theo dõi dữ liệu hồ sơ tài chính, tài khoản và các vụ giao dịch
chuyển tiền của hàng nghìn đối tượng tình nghi có liên hệ với khủng bố ở hơn
200 quốc gia trên thế giới. Ông King cho rằng nước Mỹ đang trong thời kỳ
chiến tranh, do vậy việc tờ New York Times tiết lộ các thơng tin xung quanh
các hoạt động bí mật này là phạm tội "phản quốc" và phải bị trừng phạt. Một
số phóng viên Mỹ đã bị gọi ra tòa để điều trần về việc tiết lộ các tin tức bí mật,
trong đó có cả vụ tiết lộ danh tính một nhân viên CIA. Trong khi đó, một số
nghị sỹ đảng Dân chủ và các tổ chức nhân quyền Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại
về chương trình theo dõi bí mật này và coi đó là hành động vi phạm các
quyền của các cá nhân. Luật pháp Mỹ cho phép quyền tự do báo chí, nhưng

23


không phải là tự do tuyệt đối, nhất là với những tin tức liên quan tới an ninh
quốc gia.
Gần đây, lợi dụng khó khăn kinh tế - xã hội của một số nước ở Trung
Đông, Bắc Phi, không ai khác, những người thường rêu rao, vu cáo nước này,
nước kia “vi phạm tự do báo chí”, “ngăn chặn, kiểm duyệt Internet”… đã sử
dụng hết cơng suất hệ thống báo chí hùng hậu của họ cùng các mạng xã hội
như Facebook, các mạng Twitter, các mạng Wikileaks, You Tube… để “vẽ
lối, bày đường” cho công chúng, nhất là bộ phận quá khích, gây bạo loạn, lật

đổ chính quyền.
Tháng 6/2004, chính quyền G. Bush đã vạch ra chiến lược Đại Trung
Đông nhằm “thúc đẩy dân chủ” ở các nước Ả-rập. Tháng 3/2005, Quốc hội
Mỹ thông qua Bộ luật Thúc đẩy dân chủ ở các nước Ả-rập, trong đó có điều
khoản yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này thành lập các trang website, mạng xã
hội để liên kết, hỗ trợ “các phong trào dân chủ”; tài trợ tiền bạc cho các tổ
chức phi chính phủ thuộc khối Ả-rập… Mạng xã hội Twitter ra đời từ chính
sách đó, và đã thể hiện rất rõ sự lợi hại trong thời gian vừa qua.
Năm 2009, sau cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, các trang mạng xã hội
trở thành công cụ quan trọng tập hợp, lôi kéo hàng trăm ngàn người xuống
đường phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là gian lận. Cuối năm 2010,
Wikileaks đăng tải nhiều thơng tin chỉ trích sự tham nhũng, ăn chơi xa xỉ, bóp
nghẹt dân chủ của Tổng thống Tuynidi; bàn luận về tình trạng đói nghèo, thất
học, thất nghiệp, mất các quyền tự do, bị một nhóm thiểu số, gia đình trị bóc
lột, lừa dối, đàn áp. Đó là một thực tế, nhưng cái thực tế đó được khuếch đại,
đồn thổi, kích động, được đưa tin dồn dập, tạo thêm nghi ngờ, phẫn uất dữ
dội. Hoạt động tương tự được Wikileats áp dụng ở Ai Cập, Libya và các nước
khác.

24


×