Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

VẤN ĐỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.01 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam – hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng trừu mến ấy từ lâu đã in
sâu trong tâm khảm của những người con yêu nước. Chúng ta tự hào về
một Việt Nam có nghìn năm văn hiến, một Việt Nam với những trang sử
vàng chói ngời những chiến công oanh liệt của dân tộc chống lại kẻ thù
xâm lược bạo tàn, và ngày nay chúng ta càng tự hào hơn nữa khi chứng
kiến đất nước đang thực sự chuyển mình từng giờ từng phát thay da đổi
thịt trên con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta hãnh
diện, tự hào và hạnh phúc với một đất nước VIệt Nam có một vị thế hoàn
toàn mới, một đất nước Việt Nam thực sự đàng hoàng to đẹp trong cảm
nhận của bạn bè quốc tế. Đảng của chúng ta đã thực sự vĩ đại và thành
công trong hơn 20 năm qua đã chèo lái con tàu Việt Nam kiên định trên
con đường đi lên CNXH.
Là người con của quê hương chúng ta không thể không biết đến con
đường mà đất nước ta đang đi và phải vượt qua, nhiệm vụ mà cả nước ta
phải làm. Đó chính là lí do em chọn đề tài này. Thông qua việc tìm hiểu
tài liệu cho bài tiểu luận này em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy giáo
PGS.TS Tô Đức Hạnh, những bài giảng của thầy giúp em nhận thức dầy
đủ và sâu sắc hơn về sự phát triển của đất nước mình.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót.
Em mong thầy bỏ qua và bổ sung cho bài viết hoàn thiện hơn.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
I) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT
NAM
3
1) Thời kì quá độ và các loại hình quá độ đi lên CNXH. 3
1.1) Thời kì quá độ lên CNXH. 3
1.2) Các loại hình quá độ đi lên CNXH. 3


1.3) Tính tất yếu khách quan đối với các nước đi lên CNXH. 3
2) Con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 4
2.1) Tính tất yếu khách quan đối của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 4
2.2) Khả năng nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. 4
a) Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. 5
b) Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. 5
II) THỰC TRẠNG CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 6
A) Thành tựu: 6
1) Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc (giai đoạn
1986-2006).
6
1.1) Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. 7
1.2) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
9
1.3) Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh. 9
1.4) Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá. 10
1.5) Khoa học và công nghệ có tiến bộ 11
1.6) Văn hoá - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển
kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát
triển con người được nâng lên.
11
1.7) Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan
trọng.
12
2) Việt Nam thời kì đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội đât nước giai
đoạn hiện nay.
13
B) Hạn chế, tồn tại, khó khăn. 14
C) Nguyên nhân của hạn chế 15

III) NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THẮNG LỢI CON ĐƯỜNG QUÁ
ĐỘ CNXH Ở VIỆT NAM.
16
1) Từng bước phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
16
2) Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN. 16
3) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. 16
4) Các giải pháp khác. 16
KẾT LUẬN 18
Danh mục tài liệu tham khảo 19
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở
VIỆT NAM.
1) Thời kì quá độ và các loại hình quá độ đi lên CNXH.
1.1) Thời kì quá độ lên CNXH.
Thời kì quá độ là thời kì cải tiến cách mạng sâu sắc triệt để, và toàn
diện từ xã hội cũ sang xã hội mới – XHXHCN. Về mặt kinh tế, đây là thời
kì bao gồm những mảng, những phần, những bộ phận của CNTB, CNXH
xem kẽ lẫn nhau, tác động vào nhau, lồng vào nhau, thời kì tồn tại những
hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế
cả kinh tế TBCN, kinh tế XHCN, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ cùng tồn
tại vừa hợp tác thống nhất nhưng vừa mâu thuẫn vừa cạnh tranh gay gắt
với nhau.
Thời kì này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành chính quyền và kết
thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Thời
kì này được chia làm nhiều bước quá độ nhỏ, bao nhiêu bước tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng nước, nhưng các nước càng lạc hậu nà đi lên

CNXH thì thời kì quá độ càng kéo dài và chia làm nhiều bước quá độ nhỏ.
1.2) Các loại hình quá độ đi lên CNXH.
Thời kì quá độ đi lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi nước
đi lên CNXH. Tuy nhiên do đặc điểm của từng nước là khác nhau, có
nước nền kinh tế còn lach hậu kém phát triển, có nước nền kinh tế phát
triển theo CNTB, vì vậy hình thức quá độ lên CNXH cũng khác nhau.
a) Quá độ từ CNTB lên CNXH.
Loại hình này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xá hội loài
người. Đó là loại hình quá độ đối với các nước đã trải qua giai đoạn phát
triển TBCN, nên đã có sẵn tiền đề về cơ sở vật chất kĩ thuật vì thế công
cuộc quá độ chỉ còn là biến những tiền đề ấy thành cơ sở vật chất của
CNXH, thiết lập một quan hệ sản xuất mới, một nhà nước mới, một xã hội
mới – XHCN.
b) Quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN.
Loại hình này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của lịch sử với
các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển cũng có khả
nắng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN. Tuy nhiên để có thể tiến
lên CNXH các nước này cần phải có đầy đủ các điều kiện khách quan và
chủ quan. Về điều kiện khách quan: các nước này phải có sự giúp đở của
giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã đi lên CNXH về vốn, kĩ thuật, công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí…, về điều kiện chủ quan: giai cấp vô
sản ở các nước này đã giành được chính quyền về tay mình, phải có Đảng
dựa trên lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo đồng thời phải xây dựng
khối liên minh công – nông vững chắc.
1.3) Tính tất yếu khách quan đối với các nước đi lên CNXH.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thời kì quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi nước đi
lên CNXH, đó là do đặc điểm của phương thức sản xuất cộng sản chủ
nghĩa và của cuộc cách mạng vô sản quy định. Cuộc cách mạng vô sản

khác với các cuộc cách mạng trước đó ở chỗ các cuộc cách mạng trước
giành được chính quyền là kết thúc cuộc cách mạng và các cuộc cách
mạng đều nhằm xây dựng một chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Còn cuộc
cách mạng vô sản thì việc giành được chính quyền mới là bước khởi đầu,
còn vấn đề chủ yếu hơn là giai cấp vô sản phải xây dựng một xã hội mới
một cách toàn diện cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả về cơ
sở kic thuật lẫn kiến trúc thượng tầng, cả tồn tại xã hội và ý thức xã hội vì
vậy phải có một thời kì tương đối lâu dài đó là thời kì qúa độ lên CNXH.
2) Con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
2.1) Tính tất yếu khách quan đối của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt
Nam.
Do đặc điểm đất nước ta: nền kinh tế thấp kém do đó chúng ta lựa
chon con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đó là con đường
phù hợp với điều kiện nước ta vì:
Đây là con đương phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc
điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên
phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ xây dựng xã hội mới –
xã hội XHCN không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình
cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp
với quy luật của lịch sử. CNXH khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà
nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những
giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình
thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Quá trình cách mạng đó vì
sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn
diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng chảy
của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.
Đây là con đường phù hợp với cách mạng VIệt Nam, đó là độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH. Nhân dân ta đã tiến hành thắng lợihai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, thực chất là chống
CNTB rất tốn kém. Vì vậy khi hòa bình, chúng ta không thể lại đưa nước

ta phát triển theo con đường TBCN. Trên thế giới đã có rất nhiều nước
phát triển theo con đường TBCN, những kết quả là chỉ có một số ít nước
có nền kinh tế phát triển còn lại châu Phi đói, châu Á nghèo, châu Mĩ –
Latinhh nợ nần chồng chất. Ngày nay chỉ có đi lên CNXH mới giữ vững
được độc lập tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho
người dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Sự lựa chọn con đường độc lập
dân tộc và CNXH của nhân dân ta như vậy là sự lựa chon của chính lịch
sử dân tộc lạo vừa phù hợp với su thế của thời đại. Điều đó cũng đã thể
hiện sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu
khách quan.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2) Khả năng nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt
Nam.
a) Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam.
Nước ta có khả năng thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ
TBCN vì chúng ta có những điều kiện khách quan và chủ quan sau:
Về khách quan, chúng ta không có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản
các nước tiên tiến xây dựng CNXH nhưng chúng ta đi lên CNXH trong
điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới
phát triển hết sức mạnh mẽ làm cho lực lượng sản xuất mang tính quốc tế
hóa cao, do đó các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau trong qúa trình
phát triển. Vì vậy muốn phát triển các nước ngày càng mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, đó là xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam muốn phát
triển phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài trong quá trình đó cho
phép chúng ta tranh thủ tận dụng được vốn, công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lí của các nước phát triển để phát triển nền kinh tế của đất
nước.
Về chủ quan, chúng ta có đầy đủ các điều kiện chủ quan má
VI.Lênin đã đưa ra: dân số nước ta tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài

nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của
chuyên chính vô sản, đã xây dựng những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh
tế của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời chúng ta đã xây dựng được khối liên
minh công nông vững chắc, Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành lại độc lập
dân tộc, bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam XHCN. Thành tựu công cuộc đổi mới của nước ta đã
chứng minh điều đó.
b) Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam.
Quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB ỏ nước ta thực chất đây chính là
con đường phát triển “rút ngắn” lên CNXH ở nước ta. Về chính trị, bỏ qua
chế độ TBCN là bỏ qua sự thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc
thượng tần TBCN trong nền kinh tế xã hội ở nước ta. Về kinh tế, bỏ qua ở
đây không phải là xóa bỏ kinh tế tư nhân mà là bỏ qua sự thống trị của
quan hệ sản xuấtTBCN, của kinh tế tư bản tư nhân, do đó phải biết tiếp
thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại. Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua
việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với việc sử dụng biện pháp thị
trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Việc hình
thành những quan niệm về CNXH và con đường lên CNXH là một công
việc rất khó khăn. Mô hình xây dựng chế độ XNCH chưa có trong thực
tiễn lịch sử, càng chưa có khi chúng ta xây dựng một nước có nền kinh tế
chưa phát triển như nước ta. Đây là một vấn đề rất mới mẻ. Bác Hồ của
chúng ta đã chỉ rõ: “CNXH là gì? Là mọi ngườu được ăn no, mặc ấm,
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sung sướng và tự do… CNXH là làm cho dân giàu nước mạnh… thế ta đã
đến đấy chưa? Chưa đến, CNXH không thể làm mau được mà phải làm
dần dần”. CNXH là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một

xã hội bình đẳng”. Tóm lại “ xã hội ngày càng tiến lên, vật chất càng tăng,
tinh thần càng tốt, đó là CNXH”. Do vậy, quán triệt tư tưởng đó của chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định mục tiêu của CNXH ở nước ta là:
xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
II) THỰC TRẠNG CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.
Rõ ràng chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH bỏ qua
giai đoạn CNTB với phương thức “phát triển rút ngắn” nhằm đạt tới mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng
XHCN, đương nhiên là một sự nghiệp to lớn, lâu dài đầy khó khăn phức
tạp nhưng thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lí. 20 năm đổi mới
trôi vút qua nhưng điều kì diệu là hôm nay, chúng ta nhìn thấy một cách rõ
rang những điều đã làm được trong 20 năm đổi mớilà một sự kì diệu.
Thực tiễn 20 năm đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng
kinh tế kéo dài, đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của chặng đường đầu thời
kì quá độ và bước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
của chúng ta đang tiến lên phía trước, bởi chủ nghĩa xã hội đổi mới của
Việt Nam là biểu hiện sinh động sự thống nhất biện chứng thuộc tính khoa
học và thuộc tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Với thành công ngày càng to lớn của công cuộc đổi mới, đất
nước ta, một lần nữa trở thành nơi gửi gắm niềm tin và sự kì vọng của bạn
bè quốc tế. Việt Nam hôm nay đang được nhìn nhận một cách đầy ngưỡng
mộ “đường lối đổi mới trong đó kết hợp kinh tế thị trường với kế hoạch
tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở công nhận sự tồn tại của nhiều thành
phần kinh tế là con đường của những người mở đường mới mẻ trong lịch
sử… hi vọng rằng Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã
từng chiến thắng trong cuộc đấu trang dầy gian khổ trước đây, sẽ thành
công trước thách thức mới trên chặng đường chưa một ai đi qua” (lời chào
mừng đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ĐCSVN, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội 2001, trang 53).
A) Thành tựu:
1) Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc (giai
đoạn 1986-2006).
Sau chiến tranh với sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bắt tay ngay
vào xây dựng đât nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: đất nước nghèo
nàn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vết thương chiến tranh nặng nề, các
thế lực thù địch bao vây cấm vận, trình độ quản lí kinh tế còn non yếu, hệ
thống XHCN thế giới khủng hoảng và sụp đổ. Công cuộc đổi mới do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã mang lại những
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
biến đổi rất căn bản trong mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Những thành tựu to lớn và rất quan trọng do công cuộc đổi mới mang lại
đã và đang tạo đà cho đất nước bước sang một thời kì mới, thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xét về thời gian, thế kỉ XX ở Việt
Nam là đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng xét về ý nghĩa thì đó lại là
thời kì Việt Nam bắt đầu giương cao ngọn cờ CNXH và thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công
cuộc đổi mới, như bạn bề quốc tế đánh giá là có “tầm quan trọng lịch sử
và mang ý nghĩa siêu quốc gia”.
Những bước đi đầu tiên của Việt Nam trong thiên niên kỉ thứ ba đã
cho thấy sự khởi đầu của một thời kì tăng trưởng kinh tế mới. Trong suốt
5 năm, 2001-2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng lien tục với tốc độ tăng
năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2001 GDP tăng 6,9% thì năm
2005 đạt 8,4% đưa tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 (2001-2005) năm
đạt 7,5%, cao hơn 0,6% so với tốc dộ tăng bình quân của 5 năm trước
(1996-2000). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỉ trọng của
nông lâm ngư nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 23,24% năm 2001 xuống
còn 20,7% năm 2005 mặc dù nuôi trồng thủy hải sản đã có những bước

tiến vượt bậc. Công nghiệp tăng trưởng10,3% /1 năm, dịch vụ tăng 7%/1
năm, xuất khẩu đạt 32,2 tỉ USD, tăng 2,2 lần so với năm 2000 với tốc độ
tăng bình quân 17%/1 năm. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 326.000
tỉ đồng tương đương 38,7% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đã tăng trở lại sau khung hoảng đạt 59 tỉ USD (2005), trong khi tỉ trọng
vốn đầu tư từ nhà nước có xu hướng giảm từ 59,8% (2001) xuống 51,5%
(2005). Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, trong 5 năm tỉ lệ hộ
nghèo giảm xuống gần một nửa theo tiêu chuẩn Việt Nam (10% theo tiêu
chuẩn quốc tế). Những thành tích đó dẫu còn rất nhiều vấn đề, đã khẳng
định Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi những áp lực của khủng hoảng
kinh tế thế giới cuối thế kỉ XX, phát triển nhanh và vững chắc trên con
đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới dận
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định như một điểm
sáng trong phát triển kinh tế tại châu Á và thế giới. Việt Nam đang trở
thành miền đất hứu đối với các nhà đầu tư, các công ti đa quốc gia đến từ
mọi miền trái đất. Chúng ta đang đứng trước cơ hội có thể tạo ra những
bước đột phá mới trong vận mệnh của cả dân tộc. Giai đoạn 2001-2005 có
một vị trí đặc biệt như một bản lề tạp tiền đề cho một thời kì đổi mới sâu
rộng hơn, triệt để hơn.
1.1) Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm
trước.
Tốc độ tăng GDP: 2002: 7,1%, 2003: 7,3%, 2004: 7,7% Việt Nam
đã đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế so với kế hoạch đề ra và tăng
trưởng kinh tế đã diễn ra trong cả ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp
7

×