Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Tục ngữ ca dao truyền thống qua một số tác giả văn xuôi việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU DUYÊN

TỤC NGỮ, CA DAO TRUYỀN THỐNG QUA
MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN XUÔI VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Dân gian

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU DUYÊN

TỤC NGỮ, CA DAO TRUYỀN THỐNG QUA
MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN XUÔI VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Dân gian
Mã số: 60 22 36

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Chí Quế



Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Nhiệm vụ - mục đích của đề tài .................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ TỤC NGỮ, CA DAO TRUYỀN THỐNG .. 7
1.1.Tục ngữ truyền thống ............................................................................ 7
1.2. Ca dao truyền thống ........................................................................... 11
1.3. Phân biệt ca dao và tục ngữ .............................................................. 14
Chƣơng 2. VIỆC SỬ DỤNG TỤC NGỮ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI ............................................................................ 21
2.1. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh . 21
2.1.1. Về tần suất sử dụng ........................................................................ 21
2.1.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 28
2.2. Việc sử dụng tc ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp .. 35
2.2.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 35
2.2.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 38
2.3. Tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái................................ 41
2.3.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 43
2.3.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 46
Chƣơng 3. VIỆC SỬ DỤNG CA DAO QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI ...................................................................................... 55
3.1. Ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh .................... 55

3.1.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 55


3.1.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 57
3.2. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp . 63
3.2.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 63
3.2.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 65
3.3. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái............ 68
3.3.1. Về tần suất xuất hiện ...................................................................... 68
3.3.2. Về hình thức sử dụng ..................................................................... 69
Chƣơng 4. CÁCH SỬ DỤNG TỤC NGỮ, CA DAO TRONG CÁC TÁC
PHẨM VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ĐÃ KHẢO SÁT ................................... 74
4.1. Cách sử dụng tục ngữ ......................................................................... 74
4.1.1. Sử dụng tục ngữ nhƣ một chuỗi lời nói ......................................... 74
4.1.2. Sử dụng tục ngữ nhƣ “điển tích” cô đọng thay cho diễn đạt lời .... 77
4.1.3. Dùng nhƣ một “chân lý” ................................................................ 77
4.2. Về cách sử dụng ca dao ...................................................................... 80
4.2.1. Sử dụng ca dao nhƣ trích dẫn ......................................................... 80
4.2.2. Sử dụng nhƣ một chuỗi lời nói ....................................................... 81
4.2.3. Dùng nhƣ lời nhân vật .................................................................... 82
4.2.4. Dùng nhƣ điển tích thay cho diễn đạt dài ...................................... 83
4.2.5. Dùng nhƣ một chân lý .................................................................... 84
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nằm trong nguồn chung của nền văn học Việt Nam, văn học dân gian

đang có những bƣớc chuyển mình để phù hợp với thời đại, để có thể tiếp tục
tồn tại và phát triển trong cái nơi văn hóa Việt. Cũng nhƣ nhiều loại văn học
khác, văn học dân gian đang tìm cho mình một lối đi riêng trƣớc yêu cầu khắc
nghiệt của xã hội hiện đại. Khi nhiều hiện tƣợng khoa học đƣợc chứng minh,
ngƣời ta tìm ra nguyên nhân của tự nhiên và bắt đầu cảm thấy những thần
thoại cổ tích chỉ là nhảm nhí, là những câu chuyện chỉ để kể cho trẻ con.
Văn học dân gian từ bao đời nay là suối nguồn vô tận cho các văn nghệ
sĩ sáng tác, chính vì thế nó có vai trị, ảnh hƣởng và để lại dấu ấn khá đậm nét
trong nhiều tác phẩm thuộc các loại hình khác nhau của văn học nghệ thuật.
Sự tiếp nhận, và ảnh hƣởng của văn học dân gian trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật đã diễn ra nhƣ một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại, ở
nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau: văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc,
báo chí, chèo…
Trong Văn học dân gian, tục ngữ ca dao đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng. Nó gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Từ trƣớc đến nay, việc
sƣu tầm nghiên cứu tục ngữ ca dao đã có khá nhiều cơng trình đề cập đến.
Tuy nhiên tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ ca dao truyền thống qua những tác
phẩm văn xi vẫn cịn khá ít ỏi và chƣa đi sâu nhiều. Đó là lý do vì sao
chúng tơi chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về ca dao tục ngữ
truyền thống và sự xuất hiện của nó ở trong các tác phẩm văn xuôi đƣơng đại.
Qua việc nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy đƣợc một phần giá trị của tục
ngữ ca dao truyền thống trong xã hội hiện đại cũng nhƣ thấy đƣợc ý nghĩa,
vai trị của nó trong các sáng tác văn xuôi đƣơng đại.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tục ngữ và ca dao là hai thể loại đặc sắc của văn học dân gian và đƣợc
rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau. Chỉ

tính riêng ở thƣ viện Quốc gia, đến ngày 31/5/2013, chúng tôi đã tìm đƣợc
428 kết quả với từ khóa “tục ngữ” và 408 kết quả với từ khóa “ca dao”. Điều
đó để thấy rằng đây là hai lĩnh vực đƣợc khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và ƣu ái.
Chúng ta có thể kể ra nhƣ nghiên cứu của Bùi Văn Nguyên mang tên
Âm vang tục ngữ ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, (1980), Tạp
chí văn học, Hà Nội, số 3. Trong nghiên cứu của mình ơng có đề cập đến sự
ảnh hƣởng của văn học dân gian nói chung và tục ngữ ca dao nói riêng trong
thơ Nơm của Nguyễn Trãi. Ông cho rằng tục ngữ, ca dao có ảnh hƣởng khá
đậm đà trong những vần thơ của bậc danh nhân xƣa. Và đặc biệt qua đó ngƣời
đọc đã nắm đƣợc niên đại xuất hiện của những câu ca dao tục ngữ đó. Tác giả
cũng khẳng định rằng: “Cách khai thác vốn cổ trong tục ngữ, ca dao của
Nguyễn Trãi cũng linh hoạt sáng tạo”. Ngoài việc lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý,
hoặc gần nhƣ trọn vẹn và có chỉnh lý chút ít thì Nguyễn Trãi cịn vận dụng ca
dao tục ngữ bằng cách lấy ý chính trong một câu ca dao dài, bằng cách rút
gọn khuôn vào một câu thơ cách luật hoặc lấy ý chính qua hai câu khác nhau,
ghép lại thành hai câu thơ cách luật đối nhau trong phần thực hoặc luận. Cũng
theo phƣơng pháp nhƣ trên, Bùi Văn Nguyên còn nghiên cứu Âm vang tục
ngữ ca dao trong Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, (Tạp
chí Ngơn ngữ, Hà Nội, số 4) và cũng chỉ ra đƣợc vai trò đặc biệt của ca dao
tục ngữ trong các sáng tác của ơng.
Võ Quang Trọng cũng có bài nghiên cứu khá sâu sắc và tỉ mỉ về tục
ngữ ca dao trong các tác phẩm thơ ca hiện đại qua hình thức biểu hiện của nó,
mang tên Tìm hiểu những hình thức biểu hiện của tục ngữ, ca dao, dân ca

2


trong thơ ca hiện đại Việt Nam, (1987), Tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, số
3, tr31.

Phải nói rằng có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau khai thác tục
ngữ ca dao trong các tác phẩm văn học viết từ thơ ca đến văn xuôi. Gần đây
thạc sĩ Dƣơng Thị Thúy Hằng và TS Nguyễn Văn Nở cũng có một nghiên cứu
nhan đề Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn
Nam. (Nguồn Internet: Se.ctu.edu.vn). Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và phân
tích cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm của Sơn Nam, một
nhà văn miền Nam khá nổi tiếng với các tác phẩm nhƣ Hƣơng rừng Cà Mau,
Bà chúa Hịn, Xóm Bàu Láng…,
Qua bài viết tác giả đã đƣa ra đƣợc những con số nghiên cứu khá chi
tiết tần suất xuất hiện của thành ngữ tục ngữ trong những câu văn của nhà văn
miền Nam. Để từ đó tác giả đi đến kết luận: “Tóm lại, cách vận dụng thành
ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Sơn Nam khá phong phú và đa dạng. Chúng
có thể đƣợc sử dụng nguyên dạng, cải biến hoặc vận dụng nhiều thành ngữ,
tục ngữ đi liền với nhau trong cùng một ngữ cảnh. Cải biến vừa tạo ra những
biến tấu thành ngữ, tục ngữ về phƣơng diện cấu trúc hình thức vừa có biến tấu
về nội dung ý nghĩa. Điều quan trọng là những thành ngữ, tục ngữ ấy dù đƣợc
biến tấu ở phƣơng diện nào thì chúng cũng lấp lánh chất phù sa của vùng sơng
nƣớc Cửu Long, chúng góp phần quan trọng để tạo nên tên tuổi một Sơn Nam
trên văn đàn của văn học Việt Nam hiện đại. Và nhƣ đã nói, bất kì một cách
diễn đạt, cách vận dụng nào cũng khơng đơn thuần là chuyện hình thức mà nó
cịn có cả nội dung. Cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Sơn
Nam đã mang đến trên từng trang văn của ông những giá trị biểu đạt to lớn và
góp phần tạo nên phong cách ngơn ngữ tác giả.”
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lƣợng nghiên cứu về vấn đề mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là khơng ít, và việc khảo sát sự

3


xuất hiện của các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong thơ đã có nhiều ngƣời

đề cập. Tuy nhiên mảng tục ngữ, ca dao trong văn xi thì chƣa đƣợc đề cập
đến nhiều hoặc đề cập theo một hƣớng khác. Và bài viết này mong muốn
đƣợc góp một chút tìm hiểu của mình vào kho nghiên cứu của những ngƣời đi
trƣớc.
3. Nhiệm vụ - mục đích của đề tài
Luận văn của chúng tơi khơng nằm bên ngồi nhiệm vụ của đề tài là
tìm hiểu những câu tục ngữ, ca dao trong văn xuôi Việt Nam hiện đại qua việc
thống kê sự xuất hiện của chúng trong những tác phẩm văn xuôi những năm
gần đây của một số tác giả cụ thể. Bằng việc đọc, khảo sát các văn bản văn
xi, chúng tơi muốn tìm ra mục đích cũng nhƣ ý nghĩa của cách sử dụng các
câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong các tác phẩm văn học. Từ đó thấy đƣợc
giá trị trƣờng tồn của văn học dân gian trong xã hội hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung chủ yếu vào đối tƣợng là những
câu tục ngữ ca dao truyền thống trong một số tác phẩm văn xi Việt Nam
đƣơng đại. Tuy nhiên vì khối lƣợng các tác phẩm văn xuôi là vô cùng lớn nên
trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi khảo sát một số tác phẩm văn xuôi của
một số tác giả nhất định đặc biệt là những tác phẩm có sử dụng tục ngữ ca dao
với tần suất nhiều. Cụ thể là luận văn của chúng tôi chủ yếu đi khảo sát những
tác phẩm văn xuôi của ba nhà văn là Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Xuân
Khánh và Hồ Anh Thái. Đây là ba nhà văn đƣơng đại với những tác phẩm có
tiếng vang khá lớn và đƣợc nhiều bạn đọc quan tâm trong những năm gần
đây. Trong số các sáng tác của ba tác giả trên, chúng tơi có đọc và chọn lọc
một số tác phẩm để nghiên cứu và không khảo sát trên tất cả các tác phẩm của
cả ba nhà văn. Đối tƣợng mà chúng tôi chọn là những tác phẩm tiêu biểu có
sử dụng tục ngữ ca dao với tần suất nhiều.

4



5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp, bao
gồm: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phân loại, phƣơng pháp
liên văn bản. Các phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng nhƣ sau:
Trƣớc hết, chúng tơi tìm tài liệu, chọn lọc những tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu lý thuyết về tục ngữ và ca dao cổ truyền, sau đó là
đọc, nghiên cứu tài liệu.
Tiếp đó, chúng tơi tìm những tác phẩm văn xi đƣơng đại, đọc và lọc
ra những tác phẩm có tần suất sử dụng nhiều các câu ca dao, tục ngữ. Từ đó
chúng tơi tìm kiếm các câu tục ngữ, ca dao cổ truyền đƣợc sử dụng trong các
tác phẩm đó.
Từ việc tìm đƣợc những câu ca dao, tục ngữ xuất hiện trong các tác
phẩm đã đọc, chúng tôi thực hiện thao tác phân loại và lập bảng thống kê
những câu ca dao, tục ngữ truyền thống xuất hiện ở dòng nào trang nào của
từng tác phẩm.
Sau khi lập đƣợc bảng thống kê chúng tôi đi nghiên cứu, so sánh, tổng
hợp và đƣa ra những nhận định của mình.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tơi ngồi phần mở đầu và kết luận cịn có phần nội
dung bao gồm bốn chƣơng với cấu trúc nhƣ sau:
Chƣơng 1. Khái lƣợc về tục ngữ, ca dao truyền thống
1.1. Tục ngữ truyền thống
1.2. Ca dao truyền thống
1.3. Phân biệt tục ngữ và ca dao truyền thống
Chƣơng 2. Việc sử dụng tục ngữ qua những tác phẩm văn xuôi đã khảo sát.
2.1. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
2.2. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

5



2.3. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái
Chƣơng 3. Việc sử dụng ca dao qua những tác phẩm văn xuôi đã khảo sát
3.1. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
3.2. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
3.3. Việc sử dụng ca dao trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái
Chƣơng 4. Ý nghĩa của việc sử dụng tục ngữ, ca dao trong những tác phẩm
văn xuôi đƣơng đại
4.1. Ý nghĩa của việc sử dụng tục ngữ, ca dao trong các sáng tác của Nguyễn
Xuân Khánh
4.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tục ngữ ca dao trong các sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp
4.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tục ngữ ca dao trong các sáng tác của Hồ Anh
Thái

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ TỤC NGỮ, CA DAO TRUYỀN THỐNG
1.1.Tục ngữ truyền thống
Về khái niệm tục ngữ, cho đến nay đã có khá nhiều tác giả với các cơng
trình nghiên cứu có nhắc đến khái niệm này. Đầu tiên phải kể đến là định
nghĩa tục ngữ của nhà nghiên cứu văn học Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn
Việt Nam văn học sử yếu, cuốn sách đƣợc coi là cuốn văn học sử phổ thông
bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Ở cuốn sách này, ngay trong
chƣơng thứ nhất, ơng có viết về tục ngữ khá chi tiết, từ định nghĩa, nguồn gốc
xuất hiện đến các biểu hiện hình thức của nó. Trƣớc hết về định nghĩa, ông
cho rằng: “Tục ngữ - (tục là thói quen có đã lâu đời, ngữ: Lời nói) là những
câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lƣu hành tự đời xƣa rồi do cửa miệng ngƣời đời

truyền đi”. Và ông chia nguồn gốc tục ngữ ra làm hai loại, một là bắt nguồn từ
những câu nói thƣờng ngày do một ngƣời phát ra có ý, lại gọn ghẽ rồi đƣợc
ngƣời khác nhắc lại và truyền tới bây giờ, sau đó khơng biết tác giả là ai. Hai
là những câu tục ngữ có nguồn gốc từ trong bài thơ, bài ca nhƣng có ý đúng,
lời hay nên ngƣời ta truyền đi mà thành tục ngữ. Xét về hình thức Dƣơng
Quảng Hàm chia tục ngữ ra thành hai loại; Thứ nhất là những câu không vần
với lối đặt đối nhau kiểu nhƣ: “No nên bụt, đói nên ma”, hoặc khơng đối nhau
kiểu nhƣ: “Mật ngọt chết ruồi”… Loại thứ hai là những câu có vần, vần ở đây
chủ yếu là yêu vận tức là vần ở lƣng chừng câu. Ở loại này, Dƣơng Quảng
Hàm căn cứ vào nội dung mà chia thành 4 kiểu, đó là những câu tục ngữ
thuộc về luân lý, những câu tục ngữ thuộc về tâm lý ngƣời đời, mơ tả thế thái
nhân tình, những câu tục ngữ thuộc về phong tục và còn lại là những câu tục
ngữ thuộc về thƣờng thức bao gồm những câu nói về thời tiết, canh nông, thổ
sản, … .

7


Tuy nhiên nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn
Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, do nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn ấn hành,
năm 2008, thì lại cho rằng định nghĩa của Dƣơng Quảng Hàm về tục ngữ
chƣa đƣợc rõ lắm vì nhƣ vậy sẽ gây ra sự mập mờ giữa ranh giới tục ngữ và
thành ngữ. Để làm rõ thêm khái niệm tục ngữ, Vũ Ngọc Phan định
nghĩa:“Tục ngữ là một câu tự nó diễn tả trọn vẹn một ý, một sự nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán”, hay nói
một cách khác thì tục ngữ là một loại văn học dân gian mà dù ngắn đến đâu
cũng đã là một câu hoàn chỉnh; là một thể loại sáng tác “ngang hàng với các
thể loại ca dao, dân ca, tuy tác dụng của nó khác” với ca dao và dân ca. Và
ơng kết luận “tục ngữ đã đƣợc cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh
hoạt, về sản xuất từ rất lâu đời, nó là những câu đúc kết những nhận xét đã

đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận để hƣớng dẫn con ngƣời ta trong sự nhìn nhận
mọi khía cạnh của cuộc đời. Tóm lại, tục ngữ là những câu thơng tục, thiên về
diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công
lý để nhận xét về con ngƣời vũ trụ. Trong tục ngữ đơi khi có cả thành ngữ, và
ơng lấy ví dụ, chẳng hạn nhƣ: “Chồng yêu xỏ chân lỗ mũi” thì “xỏ chân lỗ
mũi” là thành ngữ.
Và nhƣ vậy có thể đúc kết lại, tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn
gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về
mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), đƣợc nhân dân ta vận dụng vào
đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày và đây là một thể loại văn
học dân gian. Có thể lấy ra đây một số ví dụ về tục ngữ nhƣ các câu: “ Miệng
ơng cai, vai đầy tớ”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, hay “Trong
nhà chƣa tỏ ngồi ngõ đã hay”…
Nhà văn Vũ Ngọc Phan cũng đƣa ra nhận xét rằng “tục ngữ đƣợc ra đời
từ rất sớm”. Nó nảy sinh từ trong quá trình lao động sản xuất của con ngƣời,

8


qua thời gian dài đƣợc sửa sang bởi chính lời ăn tiếng nói của ngƣời dân mà
hình thành và truyền miệng cho đến ngày nay. Cụ thể hơn, ơng cịn cho rằng
tục ngữ thƣờng có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng, nó có “tính chất đúc
kết, khái qt hóa những nhận xét cụ thể thành những phƣơng châm, chân lý”.
Khác với Dƣơng Quảng Hàm cho rằng tục ngữ chủ yếu có vần lƣng (yêu
vận), Vũ Ngọc Phan khẳng định “ đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần
liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở
đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp
nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ”. Về hình thức đối của tục ngữ cũng
đƣợc ông nghiên cứu rất sâu và rõ ràng. Ơng cho rằng hình thức đối của tục
ngữ gồm có đối thanh và đối ý với các kiểu suy luận: “… liên hệ tƣơng đồng,

liên hệ không tƣơng đồng, liên hệ tƣơng phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc
liên hệ nhân quả.” Và ông khẳng định: “Xét về cả hai mặt nội dung và hình
thức, tục ngữ là một loại văn học dân gian đã phát triển trƣớc ca dao.”
Cuốn Văn học Dân gian Việt Nam do GS.TS Lê Chí Quế chủ biên, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội in lần thứ 6 năm 2004, cũng có nhắc đến
khái niệm tục ngữ với tƣ cách là một thể loại độc lập của bộ môn Văn học
Dân gian. Ở phần viết của mình, giáo sƣ Lê Chí Quế cho rằng: “Tục ngữ là
một đơn vị thơng báo có tính nghệ thuật.”… nó cịn là “một hình thái ý thức
xã hội phản ánh sự tồn tại khách quan (thế giới tự nhiên, xã hội và tƣ duy)”.
Và “dù một câu tục ngữ đơn giản nhất cũng có tính chất nghệ thuật”. Tuy
nhiên hình tƣợng nghệ thuật ở đây cịn thơ sơ và tính độc đáo của nó là nặng
về lý trí hay nói cách khác, tục ngữ là một dạng văn học đặc biệt…” và ông
dẫn lời của giáo sƣ Cao Huy Đỉnh, đó là “văn học đúc kết kinh nghiệm”.
Đồng ý với quan điểm của nhà văn Vũ Ngọc Phan, giáo sƣ Lê Chí Quế cũng
cho rằng tục ngữ có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Ơng cũng nói kỹ
hơn về cội nguồn xuất hiện của tục ngữ; một là “trên cơ sở đời sống lao động,

9


sản xuất, chiến đấu của nhân dân từng vùng, từng dân tộc”; hai là “đƣợc rút ra
hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian khác”; và ba là nó xuất hiện từ “q
trình dân gian hóa những lời hay ý đẹp của các nhà tƣ tƣởng văn hóa, các nhà
hoạt động nổi tiếng của các thời đại”. Ngoài ra ông cũng cho rằng, nội dung
phản ánh của tục ngữ là vơ cùng phong phú, nó bao gồm sự phản ánh những
kinh nghiệm trong lao động sản xuất của nhân dân, phản ánh các giai đoạn
phát triển của lịch sử, những phong tục tập quán sinh hoạt của ngƣời dân trên
các vùng quê khác nhau. Nó cũng thể hiện chủ nghĩa nhân văn và cách ứng xử
của nhân dân lao động và cuối cùng ông cho rằng nội dung của tục ngữ cịn
chứa đựng những yếu tố triết học thơ sơ.

Cũng trong cuốn sách này, ơng cịn nhắc đến nghệ thuật của tục ngữ.
Đó là cách “dùng hình tƣợng cụ thể để nói lên một ý niệm trừu tƣợng, dùng
cái cá biệt để nói cái phổ biến”. Ngồi ra tục ngữ cịn có các biện pháp liên
tƣởng ví von, biện pháp nhân cách hóa và một số biện pháp khác dựa trên đặc
thù ngôn ngữ dân tộc. Cuối cùng ông đƣa ra kết luận: “Tục ngữ là thể loại đặc
biệt trong sáng tác dân gian” và có tính chất “nói ít hiểu nhiều.”
Xét về mặt thuật ngữ thì cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá
Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, do Nhà xuất bản Giáo
dục ấn hành năm 2006, định nghĩa tục ngữ nhƣ sau: Đó là “một thể loại văn
học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dƣới hình
thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ
truyền, ví dụ: Tre già măng mọc, nói ngọt lọt tận xƣơng… Về nội dung, tục
ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý
giá của nhân dân. Không một lĩnh vực nào của đời sống và cuộc đấu tranh
sinh tồn của nhân dân mà không đƣợc phản ánh trong tục ngữ… tục ngữ chủ
yếu đƣợc diễn đạt theo hình thức câu ngắn có vần hoặc khơng có vần… có

10


tính chất tƣơng đối bền vững… dù ngắn hay dài thì mỗi đơn vị tục ngữ cũng
đƣợc gọi là câu.”
Qua việc đƣa ra những định nghĩa về khái niệm tục ngữ của các nhà
nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đi đến một cách hiểu đơn giản hơn, đó là tục
ngữ là những câu nói ngắn gọn, cơ đọng, mang một ý nghĩa nhất định phản
ánh mọi mặt đời sống lao động cũng nhƣ tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân. Bản
thân tục ngữ là một câu có ý nghĩa hồn chỉnh và có thể đứng độc lập trong
lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta.
1.2. Ca dao truyền thống
Trở lại với nghiên cứu về “văn học chuyền khẩu” của nhà nghiên cứu

văn học Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu thì khái
niệm ca dao đƣợc ông định nghĩa nhƣ sau: “Ca dao (ca; hát; dao: Bài hát
khơng có chƣơng khúc), là những bài hát ngắn lƣu hành trong dân gian,
thƣờng tả tính tình phong tục của ngƣời bình dân. Bởi thế ca dao cũng đƣợc
gọi là phong dao (phong: phong tục) nữa. Ca dao cũng nhƣ tục ngữ, không
biết tác giả là ai: Chắc lúc ban đầu cũng do một ngƣời có cảm xúc mà làm
nên, rồi ngƣời sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến bây giờ.”
Ông cũng đƣa ra các thể văn của ca dao bao gồm thứ nhất là thể lục bát
chính thức trong đó “câu 6 câu 8 kế tiếp nhau” và thể lục bát khơng chính
thức nghĩa là “thỉnh thoảng có xen những câu dài hơn 6 hoặc 8 chữ”. Thứ hai
là thể song thất lục bát chính thức hoặc biến thức. Thứ ba là thể nói lối với
“câu đặt thƣờng 4 chữ, cứ chữ cuối câu trên vần với chữ thứ hai, hoặc chữ
cuối câu dƣới.” Và thứ tƣ là sự kết hợp từ hai hoặc ba thể trên trong một bài
ca dao. Xét về mặc kết cấu, Dƣơng Quảng Hàm lại chia ca dao ra thành ba
thể; Đó là thể phú, thể tỉ và thể hứng. Trong đó ông giải thích rất rõ thể phú là
“phô bày, mô tả; trong thể này, muốn nói về ngƣời nào việc nào thì nói thẳng
ngay về ngƣời ấy việc ấy.” Thể tỉ nghĩa là “ví, so sánh; trong thể này muốn

11


nói gì khơng nói thẳng ra, lại mƣợn một sự vật ở ngoài làm tỉ ngữ để ngƣời
nghe ngẫm nghĩ mà hiểu cái ý ngụ ở trong.” Và cuối cùng, ơng cũng giải
thích thể hứng có nghĩa là sự “nổi lên, đây nói về tình của ngƣời ta nhân cái
cảm xúc vì vật ngồi mà phát ra. Trong thể này, trƣớc tả một vật gì làm câu
khai mào, rồi mƣợn đấy mà tiếp tục xuống í mình muốn nói.” Tuy nhiên ông
cũng không loại trừ trƣờng hợp một bài ca dao có kiêm nhiều thể trong nó. Có
thể là gồm phú và tỉ, phú và hứng, hay hứng và tỉ và thậm chí là cả phú, hứng,
tỉ trong một bài. Với mỗi thể, ơng đều đƣa ra những ví dụ hết sức rõ ràng để
chứng mình cho nhận định của mình. Ơng đƣa ra ý kiến rất hay về ca dao khi

cho rằng: “Ca dao nƣớc ta thật là phong phú và diễn tả đủ các tình ý trong
lịng ngƣời và các trạng thái xã hội.” Với ý nghĩa đó, ông lại chia ca dao ra
làm các loại: Đồng dao, các bài hát ru trẻ, các bài hát con nhà nghề, của ngƣời
lao động trong lúc làm việc, các bài thuộc về luân lý, các bài thuộc về tả tâm
lý ngƣời đời, các bài có tính cách xã hội và các bài ca dao dạy về những điều
thƣờng thức.
Chuyển sang những ý kiến của Vũ Ngọc Phan về ca dao. Nếu nhƣ
Dƣơng Quảng Hàm cho rằng ca dao còn đƣợc gọi là phong dao vì nó thể hiện
phong tục của ngƣời dân thì Vũ Ngọc Phan lại cho rằng đó là do ca dao phản
ánh phong tục của từng địa phƣơng, mang tính cục bộ, chứ khơng nói rõ là
của ngƣời dân chung chung. Và bây giờ thì ngƣời ta khơng dùng từ phong dao
nữa. Theo ơng thì ca dao là “những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể,
đƣợc lƣu truyền bằng miệng và đƣợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân.” Ông
cũng cho rằng những bài ca dao luôn thay đổi theo thời gian theo từng địa
phƣơng, từng thế hệ và vẫn đƣợc sửa chữa cho đến khi nào “hồn chỉnh về cả
lời lẫn ý”. Có nghĩa là ca dao khơng phải là bất biến, nó vẫn ngày ngày phát
triển để hoàn thiện hơn. Vũ Ngọc Phan phân tích khá kỹ về ca dao từ nội
dung phản ánh đến hình thức nghệ thuật.

12


Về nội dung, ông chia ca dao ra làm ba loại theo cách mà nó phản ánh.
Thứ nhất là ca dao về tình u của nhân dân trong đó có tình u đơi lứa, tình
u với q hƣơng đất nƣớc con ngƣời, với những câu kiểu nhƣ: “Hôm qua
trăng sáng tờ mờ - Em đi tát nƣớc tình cờ gặp anh.” Hay “Đƣờng vô xứ Nghệ
quanh quanh – Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh họa đồ”; thứ hai là ca dao phản
ánh ý thức lao động và sản xuất, với những bài ca nhƣ “ Rủ nhau đi cấy đi cày
– Bây giờ khó nhọc có ngày phong lƣu – Trên đồng cạn dƣới đồng sâu –
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.”… và thứ ba là những bài ca dao mang

tính chất nhân đạo chủ nghĩa. Chẳng hạn những câu nhƣ: “ Thân em nhƣ hạt
mƣa sa – Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”…
Nghiên cứu về ca dao một cách kỹ lƣỡng và công phu phải kể đến cơng
trình của giáo sƣ Nguyễn Xn Kính mang tên “Thi pháp ca dao” đƣợc nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội in năm 2004. Ở cuốn sách này ông đã
nghiên cứu khá sâu về ca dao theo hƣớng thi pháp với những nghiên cứu về
ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật cũng nhƣ một
số biểu tƣợng hình ảnh trong ca dao. Trong cơng trình của mình ơng khơng
đƣa ra các định nghĩa cụ thể về ca dao mà chỉ có sự so sánh, phân biệt giữa ca
dao và tục ngữ mà chúng tơi sẽ đề cập ở phía sau đây.
Trong cuốn giáo trình chính thống đƣợc giảng dạy cho sinh viên trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội mang tên
Văn học Dân gian Việt Nam, do giáo sƣ Lê Chí Quế chủ biên, khái niệm ca
dao lại đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với làn điệu âm nhạc
gọi là dân ca. Ông viết: “Ca dao là bộ phận nghệ thuật ngơn từ đƣợc chắt lọc
từ hệ thống lời ca đó” và trong khn khổ giáo trình thì bài viết chỉ đề cập
đến “đối tƣợng nghiên cứu chính là bộ phận nghệ thuật ngơn từ (tức là ca dao)
nhƣng nó phải đặt trong mối quan hệ khăng khít với làn điệu âm nhạc, nghệ

13


nhân biểu diễn, thời gian và không gian diễn xƣớng.” Từ đó ơng nghiên cứu
về ca dao gắn liền với cụm từ “ca dao dân ca”.
Về mặt thuật ngữ, xin trích dẫn ra đây định nghĩa ca dao trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2006: “Ca dao (tiếng Pháp:
chanson populaire) còn gọi là phong dao… đƣợc dùng với nhiều nghĩa rộng
hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát
khơng có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lƣu

hành phổ biến trong dân gian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trƣờng hợp
này ca dao đồng nghĩa với dân ca… Từ một thế kỷ nay, các nhà nghiên cứu
văn học dân gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần
nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm,
tiếng láy, tiếng đƣa hơi). Với nghĩa này ca dao là thơ dân gian truyền thống…
Dựa vào chức năng kết hợp với hệ thống đề tài, có thể phân ca dao cổ (hay ca
dao cổ truyền) thành những loại ca dao khác nhau nhƣ ca dao ru con, ca dao
tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng…”
Nhƣ vậy, qua những nghiên cứu và những định nghĩa về ca dao của các
nhà nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu ca dao là những câu lục bát, câu ca
về cuộc sống, có thể đó là sự đồng cảm giữa con ngƣời, có thể đó là kinh
nghiệm, có thể là cách lý giải các hiện tƣợng thiên nhiên, có thể là câu đố... và
ca dao là phần ngơn từ của dân ca.
1.3. Phân biệt ca dao và tục ngữ
Để phân biệt ca dao và tục ngữ, đầu tiên chúng tôi xin xác định ranh
giới giữa tục ngữ và thành ngữ. Giữa hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ nếu
khơng phân định rạch rịi sẽ dễ gây nhầm lẫn vì đơi khi có những câu thành
ngữ rất giống tục ngữ và có khi nó nằm trong tục ngữ. Rất nhiều nhà nghiên
cứu đƣa ra sự khác biệt giữa hai khái niệm này để so sánh, phân biệt; Giáo sƣ

14


Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao, (Nhà xuất bản Quốc gia Hà
Nội, 2004) có cho rằng sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ:
“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi
tên sự vật hoặc để chỉ tính chất hành động.” Và ơng cũng cho rằng thành ngữ
tƣơng đƣơng với cấp độ từ. Còn tục ngữ tƣơng đƣơng cấp độ câu mang ý
nghĩa thông báo, phán đốn trọn vẹn. Theo ơng thì “tục ngữ khơng chỉ là hiện
tƣợng thuộc lĩnh vực ngơn ngữ. Tục ngữ cịn là một hiện tƣợng ý thức xã hội,

là một thể loại đặc biệt của văn học dân gian.”
Giáo sƣ Chu Xuân Diên thì kết luận: “Sự khác nhau giữa thành ngữ và
tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tƣợng ngôn ngữ với một hiện
tƣợng ý thức xã hội.” Phó Giáo sƣ Nguyễn Văn Mệnh cũng đã đƣa ra sự so
sánh giữa hai khái niệm thành ngữ và tục ngữ trong chuyên luận mang tên:
“Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ” (Tạp chí Ngơn ngữ học, số 3, 1962).
Theo ông: “Nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tƣợng cịn nội dung
của tục ngữ nói chung là mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về
nội dung dẫn đến sự khác nhau cơ bản về hình thức ngữ pháp, về năng lực
hoạt động trong chuỗi lời nói… Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữ là một
cụm từ, chƣa phải là một câu hồn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ
là một câu.” Sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ của ơng Nguyễn Văn
Mệnh có chi tiết hơn một chút. Tuy nhiên nhà giáo ƣu tú Cù Đình Tú thì lại
cho rằng sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chức năng của
nó. Theo ơng thì thành ngữ mang chức năng định danh, cịn tục ngữ thì có
chức năng là thơng báo. Và ơng cũng đồng tình với các quan điểm cho rằng
tục ngữ là một câu hồn chỉnh cịn thành ngữ chỉ tƣơng đƣơng một từ mà thôi.
Ở bài viết này chúng tôi xin đƣa thêm cơ sở phân biệt hai khái niệm
này dựa trên định nghĩa khái niệm từ cái tên của nó trong cuốn Từ điển thuật
ngữ văn học của Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên

15


do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2006. Theo đó thành ngữ đƣợc định
nghĩa nhƣ sau: “Thành ngữ (Tiếng Anh: Idiom, phrase) là cụm từ hay ngữ cố
định, bền vững, có tính ngun khối về ngữ nghĩa khơng nhằm diễn trọn một
ý, một nhận xét nhƣ tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dƣới một hình
thức sinh động, hàm súc: ví dụ vui nhƣ mở cờ trong bụng, đen nhƣ cột nhà
cháy, đẹp nhƣ tiên, xấu nhƣ ma lem, vắng ngắt nhƣ chùa Bà Đanh… Ý nghĩa

của thành ngữ không phải là tổng số nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức
là khơng có “nghĩa đen”. Thành ngữ hoạt động nhƣ một từ trong câu. Dù ngắn
hay dài xét về nội dung ý nghĩa cũng nhƣ về chức năng ngữ pháp, thành ngữ
cũng chỉ tƣơng đƣơng nhƣ từ nhƣng là từ đã đƣợc tô điểm và nhấn mạnh
nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động có nghệ thuật. Chẳng hạn, thành ngữ cò bay
thẳng cánh tƣơng đƣơng với từ rộng đƣợc nhấn mạnh (có nghĩa là rất rộng),
thành ngữ lừ đừ như ông từ vào đền tƣơng đƣơng với từ chậm chạp đƣợc
nhấn mạnh (có nghĩa là rất chậm chạp). Vì thế mà khi đã dùng thành ngữ thì
khơng cần và khơng thể dùng các phó từ tu sức nhƣ rất, lắm để nhấn mạnh
nghĩa.” Còn “Tục ngữ (tiếng Pháp: école littéraire) là một thể loại văn học dân
gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dƣới hình thức
những câu nói ngắn gọn, súc tích giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền,
ví dụ: Tre già măng mọc, Nói ngọt lọt tận xƣơng, Quan thấy kiện nhƣ kiến
thấy mỡ, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng…
Về nội dung tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô
cùng phong phú và quý giá của nhân dân. Không một lĩnh vực nào của đời
sống và đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà không đƣợc phản ánh trong tục
ngữ. Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý khuyên răn trực tiếp.
Về cấu trúc ngôn từ, tục ngữ chủ yếu đƣợc diễn đạt theo hình thức
những câu ngắn có vần hoặc khơng có vần (đa số là loại câu từ bốn đến mƣời
tiếng) có tính chất tƣơng đối bền vững. Nhƣng cũng có một bộ phận tục ngữ

16


đƣợc diễn đạt theo hình thức câu dài gồm hai, ba vế (Từ mƣời tiếng trở lên, có
khi trên 20 tiếng). Ví dụ: Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của
phù vân để ngoài ngõ; hoặc: Lƣơn ngắn lại chê chạch dài – Thờn bơn méo
miệng chê trai lệch mồm,… Nhƣng dù ngắn hay dài thì mỗi đơn vị tục ngữ
cũng đều đƣợc gọi là “câu” (Chứ khơng phải là bài). Có một bộ phận những

câu mang tính chất nhập nhằng, “lƣỡng tính”, vừa gần với tục ngữ vừa gần
với ca dao. Ví dụ: Tin bợm mất bò – Tin bạn mất vợ nằm co một mình. Ở sao
cho vừa lịng ngƣời - Ở rộng ngƣời cƣời ở hẹp ngƣời chê…”
Nhƣ vậy ta có thể hiểu thành ngữ và tục ngữ giống nhau ở chỗ cả hai
đều có hình thức sinh động và hàm súc, là ngôn từ đƣợc chắt lọc kỹ lƣỡng từ
tri thức của nhân dân. Tuy nhiên điểm khác biệt rõ nhất của thành ngữ và tục
ngữ là thành ngữ chỉ đóng vai trò là một cụm từ trong câu còn tục ngữ bản
thân nó đã là một câu hồn chỉnh. Thành ngữ chỉ có chức năng nhấn mạnh
nghĩa của một từ nào đó, cịn tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của ngƣời lao
động trong cuộc sống, lao động và sản xuất.
Vậy thì ca dao và tục ngữ khác nhau ở điểm nào. Giáo sƣ Nguyễn Xn
Kính có sự phân biệt khá dễ hiểu đó là: “Tục ngữ thiên về lí trí, tục ngữ cung
cấp cho ngƣời nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian; ca dao thiên về
tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian.” Tuy nhiên ông cũng cho rằng giữa
tục ngữ và ca dao có rất nhiều câu khó xác định ranh giới thể loại: “Trong tục
ngữ ngƣời Việt, có một số câu có hình thức lục bát. Những câu này nhiều khi
đƣợc gọi là ca dao vì ca dao thƣờng đƣợc sáng tác theo thể lục bát. Do tính
chất súc tích của nội dung, nhiều lời vốn là ca dao cũng đồng thời đƣợc dùng
nhƣ tục ngữ:
+ Tranh quyền cƣớp nƣớc gì đây
Coi nhau nhƣ bát nƣớc đầy thì hơn
+ Gánh cực mà đổ lên non

17


Còng lƣng mà chạy cực còn theo sau…”
Giáo sƣ Lê Chí Quế cũng có quan điểm tƣơng tự khi cho rằng “tục ngữ
và ca dao phần nào đó có mối tƣơng quan nhất định. Có những câu ca dao và
những câu tục ngữ cùng phản ánh một vấn đề, có cùng một chủ đề nhƣng tính

chất của chúng hồn tồn khơng giống nhau:
Câu 1: Có cơng mài sắt có ngày nên kim
Câu 2: Ai ơi chớ chóng thì chày
Có cơng mài sắt có ngày nên kim
Câu 3: Trăm năm ai chớ bỏ ai
Chỉ thêu nên gấm sắt mài thành kim”
Từ việc nêu ra các câu tục ngữ và ca dao đó, ơng đi đến nhận xét:
“Trong ba câu đó thì câu thứ nhất có tính chất đúc rút kinh nghiệm qua thực tế
lao động sản xuất và đời sống. Đó là tục ngữ. Câu thứ hai cũng từ thực tiễn
mà rút ra quy luật nhƣng nó cịn có tình chất khuyên răn. Ở đây chất triết lý
có phần nhạt dần và chất trữ tình gia tăng. Đó là ca dao. Câu thứ ba hoàn toàn
là một câu ca dao trữ tình trong đó có sử dụng chất liệu tục ngữ. Ở đây câu
tục ngữ khơng cịn đƣợc giữ ngun vẹn mà đã bị biến dạng đi (khơng phải
“có cơng mài sắt, có ngày nên kim” mà là “chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên
kim”). Và cuối cùng ông cũng kết luận sự khác nhau cơ bản giữa ca dao và
tục ngữ là sự khác biệt về đặc trƣng và chức năng của nó. “Tục ngữ thiên về
lý trí, ca dao thiên về tình cảm.”
Trở lại với thuật ngữ “ca dao” trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, ở
đây, ca dao đƣợc định nghĩa với các nghĩa rộng hẹp khác nhau. “Ca dao là
danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lƣu hành phổ biến trong dân gian có
hoặc khơng có khúc điệu. Trong trƣờng hợp này ca dao đồng nghĩa với dân
ca. Do tác động của hoạt động sƣu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, ca dao
đã dần dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỷ nay, các nhà nghiên cứu văn học dân

18


gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng nghệ thuật ngôn từ (phần
lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đƣa hơi). Với
nghĩa này ca dao là thơ dân gian truyền thống. Ví dụ câu ca dao:

Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội nợ nần chớ lo.
Vốn đƣợc rút ra từ bài dân ca hát cách với những tiếng đệm, tiếng láy,
tiếng đƣa hơi nhƣ sau: Làm trai quyết chí (mà) tu (ý) thân. Cơng danh (là
cơng danh) chớ vội (chứ đã) nợ nần (mà nợ nần) chớ lo (ý y y ý y)…” Cuốn
sách cũng nói thêm về sự xuất hiện của ca dao mới sau cách mạng tháng Tám
để phân biệt với ca dao cổ. Tuy nhiên có thể thấy định nghĩa về ca dao lại khá
chung chung. Theo chúng tơi thì ca dao là những bài ca dân gian, sản sinh ra
trong quá trình lao động sản xuất, phản ánh cuộc sống muôn mặt của ngƣời
dân mỗi vùng miền. Đó là những lời ca về tình yêu, về cuộc sống gian nan, về
thân phận con ngƣời trong xã hội. Đó cịn là những bài ca than thân, những
lời ốn trách, hay đơi khi là những trải nghiệm trong cuộc sống. Cũng có khi
đó là những bài ca vui ca ngợi cuộc sống, ca ngợi cảnh đẹp quê hƣơng.
Nếu nhƣ thành ngữ tƣơng đƣơng cấp độ từ, tục ngữ tƣơng đƣơng cấp
độ câu, thì ca dao tƣơng đƣơng cấp độ bài. Dài ngắn không phải là tiêu chí để
phân biệt các khái niệm này, mà chúng cịn khác nhau ở chỗ, nếu thành ngữ
dùng để định danh, nhấn mạnh một từ nào đó “rất”, “lắm”… thì tục ngữ dùng
để thơng báo, mang tính triết lý, trải nghiệm cuộc sống, còn ca dao thiên về
kiểu nhƣ những bài ca trữ tình về mọi mặt trong cuộc sống lao động của
ngƣời dân.
Nhƣ vậy, ca dao, tục ngữ đều có những sắc thái độc đáo riêng. Nó phản
ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua bốn nghìn năm văn hiến.
Ca dao tục ngữ là niềm tự hào của chúng ta. Nó đề cao giá trị nếp sống của
con ngƣời bảo vệ chân thiện mỹ, chỉ trích cái xấu trong xã hội lồi ngƣời. Tìm

19


hiểu ca dao tục ngữ chính là tham gia vào một cuộc hành trình tìm về cội
nguồn của nƣớc Việt Nam mến yêu. Sự so sánh và phân biệt giữa hai khái

niệm ca dao và tục ngữ cũng chỉ mang tính tƣơng đối, vì giữa hai thể loại này
vẫn có sự giao thoa với nhau. Với tiêu chí phân biệt đơn giản, dễ hiểu nhƣ
trên, bài viết sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về sự xuất hiện và ý nghĩa của việc sử
dụng những câu ca dao, tục ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của ba nhà văn
đƣơng đại tiêu biểu, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp và Hồ Anh
Thái.

20


Chƣơng 2. VIỆC SỬ DỤNG TỤC NGỮ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI
2.1. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
Đối với tác giả Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi khảo sát ba tác phẩm
tiểu thuyết gồm: Hồ Quý Ly, Mẫu thƣợng ngàn và Đội gạo lên chùa. Đây là
ba tác phẩm có tiếng vang lớn và đƣợc nhiều bạn đọc quan tâm, biết đến. Đầu
tiên là tác phẩm Hồ Quý Ly, đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, tái hiện lại
khoảng thời gian giao nhau giữa hai triều đại Trần và Hồ, những năm 1225
đến 1400. Nội dung của cuốn sách chủ yếu đi sâu khắc họa nhân vật lịch sử
Hồ Quý Ly và các kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ với những âm mƣu, tính tốn
trong chính trị của các bậc đế vƣơng xƣa. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập
đến những cảnh sinh hoạt thôn dã của ngƣời dân, những lễ hội dân gian,
phong tục tốt đẹp của dân tộc mà ngày nay đã mai một đi nhiều. Cuốn tiểu
thuyết Mẫu thƣợng ngàn lại kể về một mốc lịch sử khác đó là những năm đất
nƣớc ta bị thực dân pháp đô hộ. Tác phẩm đi sâu khắc họa những văn hóa
phong tục của Việt Nam, những câu chuyện tình yêu thấm đẫm nƣớc mắt của
những ngƣời phụ nữ Việt. Qua lăng kính là đạo Mẫu, những nhân vật trong
Mẫu thƣợng ngàn hiện lên với một niềm tin kính cẩn về một tục lệ thờ Mẫu
lâu đời của dân tộc ta. Xung quanh đó là một xã hội cịn đang bị bóp nghẹt
bởi sự đơ hộ của thực dân Pháp và những thế lực phong kiến. Cuốn thứ ba

mang tên Đội gạo lên chùa, mô tả lại cuộc sống của ngƣời dân vào khoảng
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và cải cách ruộng đất. Tác
phẩm với nhân vật trung tâm là chú bé An và chùa Sọ. Từ đó cuộc sống của
ngƣời dân q hiện lên vơ cùng sống động và chân thực. Tác phẩm này có
chủ đề xuyên suốt là đạo Phật trong tâm linh văn hóa ngƣời Việt.
2.1.1. Về tần suất sử dụng
Qua khảo sát ba tác phẩm trên chúng tơi đã tìm ra đƣợc tần suất tác giả
sử dụng các câu tục ngữ trong mỗi tác phẩm nhƣ sau. Có 16 câu tục ngữ đƣợc

21


×