Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

đánh giá hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng lên quá trình kê đơn cho người cao tuổi thông qua công cụ stopp start tại trung tâm y tế huyện thới bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ TỐ QUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
LÊN QUÁ TRÌNH KÊ ĐƠN CHO NGƯỜI CAO TUỔI THÔNG
QUA CÔNG CỤ STOPP/ START TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN THỚI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ TỐ QUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG
LÊN QUÁ TRÌNH KÊ ĐƠN CHO NGƯỜI CAO TUỔI THÔNG QUA CÔNG CỤ
STOPP/ START TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THỚI BÌNH

Ngành Dược lý và Dược lâm sàng


Mã số 8720205

Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN MẠNH HÙNG

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS. Trần Mạnh Hùng. Số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng
một cách trung thực. Kết quả và nội dung trình bày trong luận văn này không sao chép
của bất kỳ luận văn nào và chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào trước đó.

Đỗ Thị Tố Quyên


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mở đầu: Kê đơn tiềm ẩn bất lợi (PIP) phổ biến trong dân số người cao tuổi dẫn đến
nhiều hệ quả tiêu cực như tăng biến cố có hại của thuốc (ADE), tăng tương tác thuốc,
giảm tuân thủ dùng thuốc và tăng chi phí điều trị. Hiện nay trên thế giới đã phát triển
nhiều bộ công cụ phát hiện PIP. Trong đó, cơng cụ STOPP/START được xây dựng và
đánh giá bởi hội đồng chuyên gia Châu Âu vào năm 2008 và cập nhật vào năm 2015 dựa
trên bằng chứng lâm sàng. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích khảo sát tỷ lệ xảy
ra PIP (bao gồm PIM và PPO), khảo sát các yếu tố có liên quan đến việc xảy ra PIP và
đánh giá hiệu quả can thiệp dược lâm sàng lên quá trình kê đơn cho người cao tuổi tại
Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thơng qua cơng cụ STOPP/START.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có can thiệp. Giai đoạn I: khảo

sát PIP (bao gồm PIM và PPO) xảy ra trên bệnh nhân ngoại trú ≥ 65 tuổi từ ngày
01/01/2020 đến hết ngày 30/04/2020 bằng công cụ STOPP/START. Khảo sát các yếu tố
liên quan đến PIP bằng hồi quy logistic. Giai đoạn II: tiến hành can thiệp dược lâm sàng
và thu thập số liệu để so sánh với giai đoạn I.
Kết quả: Ở giai đoạn I: phát hiện 1060 bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM (61,69%), 2281 đơn
thuốc có ít nhất 1 PIM (36,26%). 706 bệnh nhân gặp ít nhất 1 PPO (41,09%), 1739 đơn
thuốc có ít nhất 1 PPO (27,66%). Yếu tố có ảnh hưởng đến việc xảy ra PIM là: giới tính
bệnh nhân, số lượng bệnh được chẩn đoán, số lượng thuốc trong đơn, tuổi tác, thâm niên
và mức độ hài lịng trong cơng việc của bác sĩ. Yếu tố được xác định là có sự ảnh hưởng
đến xác suất xảy ra PPO là tuổi bệnh nhân, số lượng bệnh được chẩn đoán, tuổi tác, giới
tính bác sĩ, mức độ hài lịng trong cơng việc và thâm niên công tác của bác sĩ. Trong giai
đoạn thực hiện can thiệp: Tỷ lệ bệnh nhân có PIM giảm từ 61,70% xuống 32,52%, có ý
nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân có PPO giảm từ 41,09% xuống cịn 40,79%, khơng có ý
nghĩa thống kê
Kết luận: Việc xảy ra PIP ở bệnh nhân ngoại trú cao tuổi là phổ biến. Can thiệp dược
lâm sàng làm giảm đáng kể tỷ lệ PIM trên đơn thuốc ngoại trú.


ABSTRACT
Background: potentially inappropriate prescribing (PIP) is prevalent in older patient and
can result in increased the risk of adverse drug event (ADE) and drug-drug interaction,
reduced adherence, rised healthcare costs. Many screening tools designed to detect PIP in
this population

have been researched widely. The STOPP/START criteria were

developed and validated by a panel of European experts in 2008; their updated version
was published in 2015 based on expanded scientific evidence. This study aimed to
determine the prevalence of potentially inappropriate medications (PIM) and potential
prescribing omissions (PPO) according to STOPP/START criteria, investigate some

factors that associate with PIM and PPO and evaluate effect of pharmacist-led
interventions on potentially inappropriate prescribing in Thoi Binh healthcare center
according to STOPP/START criteria.
Methods: a pre-post intervention study was conducted from 01/01/2020 to 31/08/2020 in
Thoi Binh healthcare center. The study consisted of two pharse. Pharse 1: a crosssectional retrospective study was held to detect PIM and PPO by STOPP/START version
2 among older patients (≥ 65 years old) whom prescribes in a period 01/02/2020 to
30/05/2020 in Thoi Binh healthcare center. Using the multivariate logistic in SPSS
software to acess factors with PIM, PPO. Pharse 2 was the intervention phase for
physicans from 01/05/2020 to 31/08/2020. The prevalence of PIP in pharse 2 to be
compared with the results found in the first phase study.
Results: A total of 3510 patients were included in the study during the entire study period
with 1718 patients in first phase and 1792 patients in second phase. There was a
significant reduction in the proportion of patients with at least one PIM (61,69% to
32,52%). However, the decrease in the percentage of patients with at least one PPO was
insignificant (41,09% to 40,79%). Gender and age of patients, numbers of diseases,
“polypharmacy”, gender and age of physicans, working year and satisfaction score of
physican were associated with PIM and PPO.


Conclusions: This study showed that PIP is frequent among older patients. Clinical
intervention was effective in reducing the prevalence of PIM.


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI ........... 3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi ...................................................................... 3
1.1.2. Thuyết lão hóa và sự thay đổi sinh lý ở người cao tuổi .......................... 3
1.1.3. Dược động và dược lực của thuốc trên đối tượng người cao tuổi ........... 5
1.1.4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trên đối tượng người cao tuổi ............... 8
1.2. TỔNG QUAN VỀ KÊ ĐƠN CĨ KHẢ NĂNG KHƠNG PHÙ HỢP ............ 9
1.2.1. Khái niệm về kê đơn có khả năng khơng phù hợp – PIP ........................ 9
1.2.2. Tổng quan về các công cụ phát hiện PIP ............................................. 10
1.2.3. Tiêu chuẩn STOPP/START và các nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn này
..................................................................................................................... 12
1.3. TỔNG QUAN VỀ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG ............................... 16
1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng ............................................... 16
1.3.2. Quy trình PDSA .................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................ 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................. 18
2.1.3. Phương pháp lấy mẫu .......................................................................... 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 18
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 18
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 18
2.2.3. Phương pháp tiến hành ........................................................................ 19


2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ ...................................................... 25
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ......................................................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ....................................................................................... 27
3.1. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ CHO
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THỚI BÌNH ............. 27

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu ................................................ 27
3.1.2. Đặc điểm về bệnh lý được chẩn đoán trong nghiên cứu ....................... 28
3.1.3. Đặc điểm kê đơn trong nghiên cứu ...................................................... 31
3.1.4. Đặc điểm bác sĩ điều trị ....................................................................... 34
3.1.5. Kết quả PIM phát hiện được qua nghiên cứu ....................................... 34
3.1.6. Kết quả PPO phát hiện được qua nghiên cứu ....................................... 39
3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XẢY RA PIM, PPO
......................................................................................................................... 41
3.2.1. Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc xảy ra PIM .............................. 41
3.2.2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc xảy ra PPO.............................. 42
3.3. KẾT QUẢ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG QUA NGHIÊN CỨU ......... 43
3.3.1. Nội dung và chương trình can thiệp..................................................... 43
3.3.2. Kết quả của quá trình can thiệp ........................................................... 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................................... 49
4.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ....................................................... 49
4.2. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN CHO NGƯỜI CAO TUỔI ..................................... 53
4.2.1. Kết quả PIM phát hiện được qua nghiên cứu ....................................... 53
4.2.2.Kết quả PPO phát hiện được qua nghiên cứu ........................................ 55
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC SUẤT XẢY RA PIM, PPO ..... 58
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra PIM ................................... 58
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra PPO ................................... 58
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG ............ 59
4.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

ADR
ADE
ACEI
ARB
eGFR
COPD
DLS
FEV1

Tiếng Anh
Adverse drug reaction
Adverse drug event
Angiotensin-converting
enzyme inhibitor
Angiotensin II receptor blocker
Estimated glomerular filtration
rate
Chronic obstructive pulmonary
disease

TCA

Thuốc ức chế
angiotensin II
Độ lọc cầu thận

thụ

thể


Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính

Forced Expiratory Volume in
One Second
New York heart association

Dược lâm sàng
Thể tích thở ra tối đa trong giây
đầu tiên
Hội tim mạch New York

Screening tool of older person’s
prescriptions
Tricyclic antidepressant

Thuốc chống viêm không
steroid
Khi cần
Kê đơn có khả năng khơng phù
hợp
Thuốc có khả năng khơng phù
hợp
Kê đơn có khả năng bị bỏ sót
Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế tái thu hồi chọn
lọc sectoronin
Thuốc ức chế tái thu hồi
serotonin và norepinephrin
Công cụ sàng lọc nhằm nhắc
nhở điều trị đúng

Công cụ sàng lọc kê đơn cho
người cao tuổi
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

NYHA
PDSA
NSAIDs Non steroidal anti inflammatory
drug
PRN
As needed
PIP
Potentially
inappropriate
prescribing
PIM
Potentially
inapropriate
medication
PPO
Potential prescribing omission
PPI
Proton - pump inhibitor
SSRI
Selective serotonin reuptake
inhibitor
SNRI
Serotonin and norepinephrine
reuptake inhibitor
START Screening tool to alert treatment
STOPP


Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc
Biến cố có hại của thuốc
Thuốc ức chế men chuyển


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn STOPP/START ... 14
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới sử dụng tiêu chuẩn STOPP/START .... 15
Bảng 2.1. Thông tin thu thập về đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm kê đơn............. 19
Bảng 2.2. Thông tin thu thập về đặc điểm bác sĩ ................................................... 20
Bảng 2.3. Quy trình can thiệp theo PDSA............................................................. 24
Bảng 2.4. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................ 25
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân ............................................................... 28
Bảng 3.2. Phân bố bệnh lý dựa vào đặc điểm giới tính của bệnh nhân .................. 28
Bảng 3.3. Phân bố bệnh lý dựa vào nhóm tuổi của bệnh nhân ............................... 29
Bảng 3.4. 15 nhóm bệnh lý được chẩn đoán với tỷ lệ cao nhất .............................. 30
Bảng 3.5. 15 bệnh lý được chẩn đoán với tỷ lệ cao nhất........................................ 30
Bảng 3.6. Đặc điểm phân bố đơn thuốc theo bệnh nhân ........................................ 31
Bảng 3.7. Đặc điểm phân bố thuốc trong đơn ....................................................... 31
Bảng 3.8. Thống kê 10 nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất ................................. 32
Bảng 3.9. Thống kê 20 thuốc chiếm Tỷ lệ kê đơn cao nhất ................................... 33
Bảng 3.10. Đặc điểm bác sĩ điều trị ...................................................................... 34
Bảng 3.11. Kết quả số lượng và tỷ lệ xảy ra PIM trên bệnh nhân và đơn thuốc ..... 35
Bảng 3.12. Bảng phân loại PIM theo nhóm tiêu chí .............................................. 35
Bảng 3.13. Bảng phân loại PIM theo tiêu chí cụ thể.............................................. 36
Bảng 3.14. Bảng số lượng và tỷ lệ các PIM thuộc tiêu chí A1 – chỉ định thuốc không
dựa trên bằng chứng lâm sàng.............................................................. 37
Bảng 3.15. Một số tiêu chí khơng thể áp dụng để phát hiện PIM trong nghiên cứu ...

............................................................................................................................. 38
Bảng 3.16. Kết quả số lượng và tỷ lệ xảy ra PPO trên bệnh nhân và đơn thuốc..... 39
Bảng 3.17. Phân loại PPO theo nhóm tiêu chí ....................................................... 39
Bảng 3.18. Phân loại PPO theo các tiêu chí cụ thể ................................................ 40
Bảng 3.19. Những tiêu chí không thể áp dụng để phát hiện PPO trong nghiên cứu ...


Bảng 3.20. Kết quả số lượng và Tỷ lệ xảy ra TTT trên bệnh nhân và đơn thuốc ... 42
Bảng 3.21. Danh mục tương tác thuốc phát hiện được qua nghiên cứu ................. 41
Bảng 3.22. Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc xảy ra PIM ............................. 41
Bảng 3.23. Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc xảy ra PPO ............................. 42
Bảng 3.24. Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc xảy ra tương tác thuốc ............ 46
Bảng 3.25. Đặc điểm của dân số giai đoạn trước can thiệp và can thiệp ................ 47
Bảng 3.26. Tỷ lệ bệnh nhân gặp PIM, PPO giai đoạn trước can thiệp và can thiệp....
............................................................................................................................. 44
Bảng 3.27. Tỷ lệ đơn thuốc có PIM, PPO ở giai đoạn trước can thiệp và can thiệp ...
............................................................................................................................. 44
Bảng 3.28. So sánh tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 01 PIM theo từng tiêu chí STOPP của
giai đoạn trước can thiệp và can thiệp ................................................................... 44
Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 01 PPO theo từng tiêu chí START của
giai đoạn trước can thiệp và can thiệp ................................................................... 50
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình PDS ....................................................................................... 17
Hình 3.1. Infographic trong can thiệp dược lâm sàng ............................................ 43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính bệnh nhân.............................................................. 27
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân phối tuổi bệnh nhân: ................................................. 27


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình hình già hóa dân số đang là một thực trạng đầy thách thức cho tất cả các quốc
gia, khu vực trên thế giới. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
tốc độ già hóa dân số của tồn thế giới đang tăng nhanh hơn so với trước đây, từ năm
2015 đến 2050, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi của thế giới sẽ tăng gần gấp đôi, từ 12% lên
22%. Đến năm 2050, số người già trên 60 tuổi sẽ đông hơn trẻ em dưới 5 tuổi [106].
Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tỷ lệ người trên 65
tuổi chiếm 7% dân số. Theo tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2017, cả nước có
11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Dự báo, Việt Nam sẽ bước
vào thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỷ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21
triệu người cao tuổi. Đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20%
tổng dân số. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là
cứ 4 người dân có một người cao tuổi [2]. Điều này đặt ra thách thức lớn cho tất cả
các lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Người cao tuổi thường mắc đồng thời nhiều bệnh mạn tính, dễ dẫn đến hiện tượng
đa dược lý nên có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các hậu quả tiêu cực như: tăng biến
cố có hại của thuốc (ADE), tăng tương tác thuốc, giảm tuân thủ điều trị, tăng chí phí
điều trị, suy giảm các trạng thái chức năng và nhận thức [66]. Kê đơn có khả năng
khơng phù hợp (PIP) đang ngày càng phổ biến hơn trong dân số người cao tuổi. PIP
được ghi khá nhận phổ biến ở dân số người cao tuổi và có liên quan đến việc gia tăng
ADE, tỷ lệ nhập viện và tử vong. Ở Hoa Kỳ, từ năm 2007 đến 2009, có khoảng
100.000 người trên 65 tuổi nhập viện do ADE [23]. Ở Canada, chi phí khám chữa
bệnh tại khoa cấp cứu có liên qua đến ADE là 3547 triệu đơ vào năm 2007 [108].
Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài khảo sát về tỷ lệ lưu hành PIP trong dân số người
cao tuổi. Năm 2014, tác giả Nguyễn Ngọc Đoan Trang, thực hiện tại bệnh viện Hữu
Nghị Việt Nam Cuba, tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi
gặp ít nhất 1 PIM theo tiêu chí Beers và STOPP lần lượt là 80,7% và 16,5%. Tỷ lệ


Trần Hữu Hiệp thực hiện vào năm 2018 tại bệnh viên đa khoa Đồng Nai, với tỷ lệ
bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM là 24,99% và PPO là 9,15% [12] và gần đây nhất là

nghiên cứu của Lê Thanh Hương thực hiện vào năm 2019 tại bệnh viện Nguyễn Trãi
với tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 PIM là 24,4% và gặp ít nhất 1 PPO là 22,64%.
Tuy nhiên những tác động tiêu cực này hồn tồn có thể được giảm thiểu nếu thuốc
dùng cho người cao tuổi được chỉ định một cách hợp lý. Trên thế giới đã có nghiên
cứu chỉ ra kết quả tích cực của can thiệp dược lâm sàng trong kê đơn, cụ thể là gia
tăng tỷ lệ bênh nhân cao tuổi được sử dụng thuốc hợp lý từ 25,5% lên 36,9% sau can
thiệp 6 tuần thông qua công cụ STOPP/START [24].
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành đề tài “ Đánh giá tác động của can
thiệp dược lâm sàng lên quá trình kê đơn cho người cao tuổi được đánh giá thông
qua công cụ STOPP/START tại Trung tâm Y Tế huyện Thới Bình” với các mục tiêu
cụ thể như sau:
1. Khảo sát thực trạng tình hình kê đơn thuốc cho người cao tuổi tại Trung tâm Y tế
huyện Thới Bình.
2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến xác xuất gặp các PIP, PIM, PPO.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Hiện nay thế giới vẫn chưa có định nghĩa nhất quán về người cao tuổi. Mỗi quốc gia,
khu vực, tổ chức đều có quy định riêng về mức tuổi dành cho đối tượng này. Tại các
nước phát triển như Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh người từ 65 tuổi trở lên được xếp
vào nhóm người cao tuổi. Tại Việt Nam, Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 do
Quốc hội ban hành quy định người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên [10], [107].
1.1.2. Thuyết lão hóa và sự thay đổi sinh lý ở người cao tuổi
Có rất nhiều học thuyết về q trình lão hóa, tuy nhiên khơng có học thuyết nào mang
lại sự thỏa đáng hoàn toàn [33]. Tuy nhiên, mỗi học thuyết đều góp phần quan trọng
cho sự nghiên cứu sâu hơn về lão hóa.
- Các thuyết tiến hóa: đây là một trong những lý thuyết sớm nhất về lão hóa được đề

xuất lần đầu bởi Weismann năm 1889 và được sửa đổi bởi Mittedorf vào năm 2006.
Lý thuyết này cho rằng mục đích của giới hạn tuổi thọ là để tiết kiệm tài nguyên sống
cho thế hệ sau vì vậy nên loại bỏ các cá thể già bằng cái chết nhanh chóng, có kế
hoạch hơn là một q trình lão hóa kéo dài. Trên thực tế, tuổi thọ tối đa của hầu hết
các loài động vật và con người sẽ cao hơn giới hạn tuổi thọ mà họ đề ra 5-10 lần [46].
- Thuyết gốc tự do: thuyết này cho rằng việc các gốc tự do gây ra q trình oxy hóa
làm tổn thương tế bào chính là ngun nhân của q trình lão hóa. Tuy nhiên, sự hoạt
động của các gốc tự do này thường được kiểm sốt bởi các chất chống oxy hóa nội
bào, vì vậy sự tổn thương bởi các gốc tự do chỉ liên quan đến một số tế bào chứ
không phải tất cả. Vì vậy sự giải thích này cho q trình lão hóa chưa thực sự thuyết
phục [48].
- Thuyết lão hóa tế bào: giảm số lượng tế bào là nguyên nhân gây ra lão hóa. Học
thuyết này được phát triển bởi sự khám phá ra các telomere – có nhiệm vụ bảo vệ và


lần nhân đôi của DNA và phân chia tế bào. Một khi telerome quá ngắn, quá trình
phân chia tế bào sẽ không thể diễn ra nữa. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng khơng có sự liên quan giữa chiều dài telerome và tuổi thọ trên động
vật [83].
- Lý thuyết gen: học thuyết này cho rằng có một số gen nhất định kiểm soát tuổi thọ
và quá trình lão hóa. Nhiều gen liên quan đến lão hóa và tuổi thọ đã được xác định.
Tuy nhiên, vai trò chính xác của chúng trong q trình lão hóa vẫn chưa được biết
đến hoàn toàn [31].
- Lý thuyết phát triển: Medvedev cho rằng lão hóa là kết quả của quá trình phát triển
và hai quá trình này được điều khiển bởi cơ chế tương tự nhau [31].
- Lý thuyết tích tụ lỗi: Kirlwood cho rằng lão hóa là kết quả của sự tích tụ các lỗi ở
cấp độ tế bào và phân tử. Lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của hư hỏng (lỗi)
và sự sửa chữa của cơ thể [57].
Dù lý thuyết là gì đi chăng nữa thì sự lão hóa cũng được định nghĩa là sự suy giảm
chức năng và khả năng đáp ứng nội tại hoặc kích thích bên ngồi [61]. Ngun nhân

là do sự ảnh hưởng đến của nó lên cơ thể từ cấp độ phân tử, tế bào cho đến các cơ
quan.
- Hệ thần kinh: khối lượng và thể tích của não suy giảm với tốc độ xấp xỉ khoảng 5%
mỗi thập kỷ sau tuổi 40 [85], đi cùng với sự giảm khối lượng não là những thay đổi
nhận thức và suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, cịn có sự suy giảm số lượng tế bào thần
kinh, tăng thối hóa bao myelin ở sợi thần kinh, suy giảm chức năng kết nối của các
synap, giảm khả năng dẫn truyền, teo các nhánh thần kinh. Tuổi cao cũng là yếu tố
làm tăng tính thấm của hàng rào máu não, cho phép nhiều chất hơn đi vào hệ thần
kinh trung ương [98].
- Hệ tim mạch: giảm cung lượng tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, giảm hoạt
tính của các áp thụ quan (baroreceptor) dẫn đến giảm đáp ứng đối với catecholamin
và hạ huyết áp [89]. Không những số lượng thụ thể beta adrenergic trên cơ tim giảm


mà cịn giảm đáp ứng của nó đối với kích thích. Tăng xơ cứng mạch máu dẫn đến
tăng sức cản ngoại biên [99].
- Hệ hơ hấp: giảm độ bão hịa oxyhemoglobin động mạch và suy giảm đáp ứng với
tình trạng thiếu oxy [94]. Giảm độ đàn hồi của nhu mô phổi, giảm thể tích phổi, giảm
diện tích bề mặt phế nang, giảm trương lực cơ hơ hấp, giảm dung tích sống và dung
tích thở ra gắng sức.
- Hệ tiêu hóa: pH dạ dày tăng theo tuổi làm kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày, giảm
tưới máu dạ dày - ruột, giảm kích thước bề mặt niêm mạc ruột và giảm nhu động ruột
[19]. Giảm kích thước và giảm tưới máu gan gây ra mối tương quan nghịch giữa tuổi
và hoạt động chuyển hóa thuốc ở pha I tại gan. Chức năng tuyến tụy dường như
không bị suy giảm theo tuổi tác [91].
- Hệ tiết niệu: suy giảm chức năng thận liên quan đến tuổi tác đã được ghi nhận nhiều
trong y văn. Lão hóa làm giảm khối lượng thận và lưu lượng máu tới thận. Giảm tốc
độ lọc cầu thận, độ thanh thải creatinin, chức năng bài tiết của ống thận. Ngoài ra
chức năng của hệ thống renin-angiotensin-aldosteron cũng giảm dần theo tuổi tác
[80].

- Hệ nội tiết: lão hóa gây nên sự giảm tiết một số hormon và giảm đáp ứng của mô
đối với các hormon này: giảm nồng độ của estrogen, testosteron và các hormon tăng
trưởng, tăng tiết cortisol, dẫn đến các hệ quả như giảm tổng hợp protein, tăng khối
lượng chất béo, tăng đề kháng insulin [26].
1.1.3. Dược động và dược lực của thuốc trên đối tượng người cao tuổi
1.1.3.1. Dược động học
- Hấp thu:
Mặc dù ở bệnh nhân cao tuổi có diện tích bề mặt ruột non giảm, quá trình làm rỗng
dạ dày chậm đi và tăng pH dạ dày, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến hấp thu
thuốc trên lâm sàng đối với hầu hết các loại thuốc. Tuy nhiên, vẫn có một số trường


tối ưu. Một ví dụ khác về sự hấp thu bị thay đổi khi pH dạ dày tăng lên là việc giải
phóng sớm các dạng bào chế bao tan trong ruột (ví dụ aspirin bao tan trong ruột,
erythromycin bao tan trong ruột), làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa
[30].
- Phân bố:
Theo tuổi tác, chất béo trong cơ thể thường tăng lên và tổng lượng nước giảm đi.
Tăng chất béo làm tăng thể tích phân bố đối với các thuốc có tính thân lipid (ví dụ:
diazepam, chlordiazepoxid) và có thể làm tăng thời gian bán thải của chúng. Lão hóa
cũng khiến cho albumin huyết thanh giảm và acid alpha-1 glycoprotein tăng. Tác
dụng lâm sàng của những thay đổi này đối với sự gắn kết thuốc trong huyết thanh
thay đổi theo các loại thuốc khác nhau. Ở những bệnh nhân trong tình trạng cấp tính
hoặc suy dinh dưỡng, giảm nhanh albumin huyết thanh có thể làm tăng tác dụng của
thuốc vì nồng độ thuốc tự do trong huyết thanh có thể tăng lên. Phenytoin và warfarin
là những ví dụ về các loại thuốc có nguy cơ gây tác động bất lợi cao hơn khi mức
albumin huyết thanh giảm [53].
- Chuyển hóa:
Sự chuyển hóa ở gan của nhiều loại thuốc qua hệ thống enzym cytochrom P-450
giảm dần theo tuổi. Đối với các bị thuốc giảm chuyển hóa ở gan, độ thanh thải thường

giảm từ 30 đến 40%. Về mặt lý thuyết, liều lượng thuốc duy trì nên được giảm theo
tỷ lệ phần trăm này; tuy nhiên, tốc độ chuyển hóa thuốc rất khác nhau ở mỗi người,
và việc điều chỉnh liều nên được cá nhân hóa.
Sự chuyển hóa thuốc qua gan bởi các phản ứng ở pha I (oxy hóa, khử, thủy phân) có
nhiều khả năng kéo dài hơn ở những bệnh nhân cao tuổi. Thông thường, tuổi tác
không ảnh hưởng nhiều đến độ thanh thải của các thuốc được chuyển hóa bằng cách
liên hợp và glucuronid hóa (phản ứng ở pha II). Chuyển hóa lần đầu qua gan cũng bị
ảnh hưởng bởi q trình lão hóa, giảm khoảng 1% mỗi năm sau tuổi 40. Vì vậy cần
thận trọng với các loại thuốc có nguy cơ cao, ví dụ: nitrat, propranolol, phenobarbital


- Thải trừ:
Một trong những thay đổi dược động học quan trọng nhất liên quan đến lão hóa là
giảm thải trừ thuốc qua thận. Sau 40 tuổi, độ thanh thải creatinin giảm trung bình 8
mL/phút/1,73 m2 mỗi thập kỷ; tuy nhiên, mức giảm liên quan đến tuổi về cơ bản
khác nhau ở mỗi người. Nồng độ creatinin huyết thanh thường duy trì trong giới hạn
bình thường mặc dù độ lọc cầu thận (GFR) giảm vì người cao tuổi thường có khối
lượng cơ và hoạt động thể chất ít hơn so với người trẻ nên creatinin ít được sản xuất
hơn. Việc duy trì nồng độ creatinin huyết thanh bình thường có thể gây hiểu lầm cho
các bác sĩ lâm sàng khi cho rằng những nồng độ đó phản ánh chức năng thận bình
thường. Ngồi ra chức năng của ống thận và cầu thận cũng suy giảm. Những thay
đổi này làm giảm sự thải trừ của nhiều loại thuốc qua thận vì vậy cần theo dõi và
điều chỉnh liều của các loại thuốc này theo chức năng thận của bệnh nhân [67].
1.1.3.2. Dược lực học
Dược lực học được định nghĩa là những tác dụng sinh lý và sinh hóa mà thuốc gây
ra trên cơ thể. Tác động dược lý của thuốc phụ thuộc vào số lượng và ái lực của thụ
thể tại cơ quan đích, sự truyền tín hiệu và điều hịa cân bằng nội môi [86]. Tác động
của tuổi tác gây nên sự thay đổi về số lượng, cấu trúc, chức năng của nhiều thành
phần như: số lượng và mức độ nhạy cảm của thụ thể, chất dẫn truyền thần kinh, rối
loạn nội tiết, điều hịa chuyển hóa cơ bản như nhịp tim, nhiệt độ, nồng độ chất điện

giải; những thay đổi sinh lý này có thể gây nên thay đổi tác động dược lực của thuốc
lên đối tượng này [29], [55]. Dữ liệu dịch tể đã ghi nhận sự gia tăng nhạy cảm đối
với thuốc tim mạch, thuốc chống đông máu, benzodiazepin, thuốc gây mê toàn thân,
thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm ba vòng,…, đối với người cao tuổi
[93].
- Hệ tim mạch: tác động của thuốc chẹn calci (diltiazem, verapamil) tăng lên ở đối
tượng này, có thể do độ nhạy của baroreceptor và adrenoreceptor giảm dần theo tuổi
tác. Tuy nhiên tác động hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim của thuốc chẹn thụ thể


beta giao cảm bị giảm đi, có thể do suy giảm sự biểu hiện của thụ thể beta adrenergic
theo tuổi tác. Tác dụng của lợi tiểu quai cũng giảm đi ở đối tượng này [22].
- Hệ thần kinh trung ương: tăng nhạy cảm với tác động của các thuốc ức chế thần
kinh trung ương như benzodiazepin, thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm
đã được báo cáo trong dân số người cao tuổi. Điều này làm gia tăng mức độ của tác
dụng an thần, triệu chứng ngoại tháp, loạn nhịp tim, lú lẫn, run và táo bón [64].
1.1.4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trên đối tượng người cao tuổi
- Đa dược lý (polypharmacy)
Polypharmacy là thuật ngữ dùng để chỉ việc sử dụng cùng lúc 05 thuốc trở lên, vấn
đề này rất thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi. Đây là đối tượng thường mắc đồng thời
nhiều bệnh mạn tính như mạch vành, suy tim, đái tháo đường. Vì vậy bệnh nhân
thường có một chế độ dùng thuốc phức tạp với nhiều loại thuốc hay thậm chí là nhiều
đơn thuốc từ các bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Tình trạng này rất phổ biến trong
dân số người cao tuổi, sử dụng nhiều thuốc cũng có thể là cần thiết tuy nhiên nó cũng
khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ như: tăng xác suất xảy ra biến cố có hại
của thuốc, tăng nguy cơ tương tác thuốc, tăng gánh nặng kinh tế và giảm tuân thủ
dùng thuốc [9], [55].
- Biến cố bất lợi của thuốc (ADE)
ADE là bất kỳ một biến cố nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm cả
trường hợp dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị lẫn dùng thuốc quá liều, giảm liều,

quên dùng thuốc, ngưng điều trị,…[4]. Người cao tuổi là đối tượng dễ gặp phải những
biến cố bất lợi của thuốc do những nhiều nguyên nhân sau: thay đổi sinh lý theo tuổi
tác dẫn đến thay đổi dược động và dược lực của thuốc, hiện tượng đa dược lý, mắc
nhiều bệnh động thời và vấn đề tuân thủ điều trị. Bên cạnh đó, việc sử dụng những
thuốc khơng phù hợp cũng có thể dẫn đến biến cố bất lợi của thuốc, những thuốc này
cần được tránh do nguy cơ lớn hơn so với lợi ích [9].


- Tương tác thuốc – thuốc
Tương tác thuốc bao gồm tương tác thuốc với thuốc, thuốc với bệnh và thuốc với
thức ăn. Tương tác thuốc - thuốc là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm ở những
bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc và người cao tuổi là một trong số đó. Tương tác
thuốc – thuốc có thể xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau. Sự tương tác này có thể xảy
ra cả khi các thuốc có tác dụng đối lập, hiệp đồng hoặc có sự thay đổi dược động,
dược lực của một thuốc bởi một thuốc khác. Trong phối hợp thuốc cần chú ý đến các
thuốc chuyển hóa qua hệ thống cytochrom ở gan, các thuốc ức chế hoặc cảm ứng các
enzym thuộc hệ thống này, đặc biệt là các thuốc có khoảng trị liệu hẹp như wafarin,
theophyllin,…[49].

1.2. TỔNG QUAN VỀ KÊ ĐƠN CĨ KHẢ NĂNG KHƠNG PHÙ HỢP
1.2.1. Khái niệm về kê đơn có khả năng không phù hợp – PIP
- PIP (potentially inappropriate prescribing) được tạm dịch là “kê đơn có khả năng
khơng phù hợp” được hiểu là các đơn thuốc được kê chưa phù hợp về chỉ định hoặc
kê thiếu thuốc. Nó bao gồm 02 khái niệm: PIM và PPO [50].
- PIM (potentially inapropriate medication) là những thuốc sử dụng trên người bệnh
có thể gây ra phản ứng bất lợi và/hoặc khơng có đủ bằng chứng về lợi ích trong khi
có sẵn những thuốc thay thế khác an toàn hoặc hiệu quả hơn [40].
- PPO (potential prescribing omission), tạm dịch là “kê đơn có khả năng bỏ sót”,
được hiểu là đơn thuốc thiếu loại thuốc được chỉ định để điều trị hoặc phòng ngừa
cho một số bệnh lý nhất định [42].

Các PIP có thể xảy ra khi thuốc được kê không dựa trên bằng chứng lâm sàng, liều
dùng cao hơn và/hoặc dài hơn so với khuyến cáo, kết hợp hai hay nhiều thuốc cùng
nhóm dược lý, dùng thuốc có nguy cơ cao trên bệnh nhân dễ bị một số ADE nhất
định (ví dụ dùng thuốc kháng histamin thế hệ 1 trên bệnh nhân có tiền sử té ngã), có
sẵn loại thuốc khác có hiệu quả bằng hoặc hơn nhưng nguy cơ bất lợi thấp hơn [77].


nhận được thuốc theo chỉ định để điều trị hoặc phòng ngừa biến cố hoặc bệnh lý [42].
Phát hiện sớm PIP có thể ngăn ngừa ADE, các biến cố bất lợi, cải thiện một số bệnh
lý trên người cao tuổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [95].
1.2.2. Tổng quan về các cơng cụ phát hiện PIP
Xử trí tình trạng đa bệnh lý ở người cao tuổi là một thách thức lớn cho các nhà lâm
sàng vì các hướng dẫn điều trị thường bắt nguồn từ các thử nghiệm lâm sàng dành
cho một bệnh đơn lẻ, bên cạnh đó người cao tuổi cịn thuộc đối tượng loại trừ của
các thử nghiệm này do lý do về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Việc ứng dụng các
hướng dẫn thực hành lâm sàng để điều trị cho người cao tuổi thường dẫn đến một
chế độ trị liệu phức tạp, chồng chéo, nhiều sai sót [100], [52]. Do đó, thách thức đặt
ra cho chuyên gia y tế khi điều trị cho người cao tuổi mắc nhiều bệnh là phải cân
bằng được việc kiểm sốt các bệnh mạn tính và giảm thiểu rủi ro của đa dược lý.
Điều này có thể giải quyết được bằng cách kiểm sốt q trình kê đơn nhằm phát
hiện và sàng lọc các thuốc không phù hợp. Dưới đây là các công cụ sàng lọc PIP.
- Tiêu chuẩn Beers:
Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1991 bởi Beers và cộng sự, tiêu chí Beers đã
trải qua năm lần cập nhật, lần gần đây nhất là vào năm 2019. Từ 2011, Hiệp hội Lão
khoa Hoa Kỳ (AGS) đã chịu trách nhiệm cập nhật và phát triển các tiêu chí Beers
mỗi 3 năm 1 lần. Bản cập nhật năm 2019 của tiêu chuẩn Beers áp dụng cho việc sử
dụng thuốc ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhưng không
bao gồm các trung tâm an dưỡng cuối đời hoặc chăm sóc giảm nhẹ. Nội dung bao
gồm danh sách hơn 30 thuốc/nhóm thuốc tránh sử dụng (hoặc chỉ sử dụng trong
trường hợp đặc biệt) ở người cao tuổi, danh sách các thuốc/nhóm thuốc cần tránh sử

dụng (hoặc sử dụng trong trường hợp đặc biệt) ở các bệnh nhân cao tuổi có một số
bệnh lý hoặc triệu chứng nhất định vì có nguy cơ làm nặng thêm trình trạng bệnh,
danh sách các thuốc cần tránh hoặc giảm liều ở bệnh nhân có suy giảm chức năng
thận, danh sách các tương tác thuốc cần chú ý và thận trọng [6], [16].


- Tiêu chuẩn FORTA (Fit For The Aged)
Đây là công cụ được xuất bản tại Đức vào năm 2008 bởi giáo sư dược lâm sàng
Martin Wehling và được thông qua bởi hội đồng Delphi gồm 20 chuyên gia vào năm
2012 [60], [102]. Tiêu chuẩn FORTA được cập nhật vào năm 2015. Nội dung tiêu
chuẩn này gồm danh sách 264 thuốc/nhóm thuốc được chia thành 4 nhóm dựa vào
mức độ bằng chứng, kí hiệu A, B, C, D. Nhóm A (Absolutes): bao gồm những thuốc
khơng thể thiếu vì có bằng chứng lợi ích rõ ràng về hiệu quả và an tồn. Nhóm B
(Beneficial) là các loại thuốc đã được chứng minh về hiệu quả nhưng vẫn còn hạn
chế về mặt an tồn. Nhóm C (careful), bao gồm các thuốc khơng có bằng chứng rõ
ràng về hiệu quả và an toàn, nên tránh sử dụng nếu đơn đã có quá nhiều loại thuốc
và nhóm D (Don’t) cần phải tránh và thay thế bằng loại thuốc khác. Tiêu chuẩn này
vẫn đang được các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá về lợi ích trên lâm sàng [103].
- Tiêu chuẩn EU(7)-PIM
Tiêu chuẩn EU(7)-PIM được phát triển dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn PRISCUS
của Đức nhằm mục đích phù hợp với thị trường dược phẩm của Châu Âu và có thể
được sử dụng trong thực hành lâm sàng – cảnh báo các chuyên gia y tế về kê đơn có
khả năng khơng phù hợp. Sau khi trải qua 2 vòng Delphi, phiên bản cuối cùng của
EU(7)-PIM gồm 282 hoạt chất thuộc 34 nhóm hoạt chất đã được xác định là PIM đối
với người cao tuổi. Tiêu chuẩn này đã được chấp nhận tại bảy nước Châu Âu, nó vừa
là cơng cụ sàng lọc, vừa được xem như một hướng dẫn thực hành lâm sàng về thực
hành kê đơn cho người cao tuổi. Cần có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá tình rõ ràng,
khả thi và lợi ích lâm sàng của tiêu chí này [87].
- Tiêu chuẩn STOPP/START
Tiêu chuẩn STOPP/START là bộ tiêu chuẩn dựa trên bằng chứng, được chấp nhận

lần đầu vào năm 2008 tại Ireland. Bằng cách sử dụng phương pháp đồng thuận Delphi
bởi 18 chuyên gia dược học lão khoa Anh [77]. Tiêu chuẩn này được thiết kế để áp
dụng sàng lọc PIP cho những bệnh nhân trên 65 tuổi và được chấp nhận bởi Hiệp hội


thành 2 phần, tiêu chuẩn STOPP gồm 65 tiêu chí lâm sàng, được sắp xếp theo hệ
thống sinh lý và mỗi tiêu chí đều đưa ra nguyên nhân giải thích tại sao việc kê đơn
là không phù hợp. Chúng là danh sách các tương tác thuốc - thuốc, tương tác thuốc
– bệnh và kê đơn trùng lặp nhóm thuốc, dùng để xác định các PIM ở người cao tuổi.
Tiêu chuẩn START gồm 22 chỉ định (dựa trên bằng chứng) cho các bệnh thường gặp
ở người cao tuổi. Trong khi STOPP cho phép đánh giá các vấn đề về kê đơn sai thì
START tập trung vào vấn đề kê đơn dưới mức, giúp xác định các thiếu sót tiềm tàng
trong kê đơn (PPO) [77].
1.2.3. Tiêu chuẩn STOPP/START và các nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn này
Quá trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn STOPP/START
- Tiêu chí STOPP/START phiên bản đầu tiên (2008)
Vào năm 2003, dự thảo đầu tiên của tiêu chuẩn STOPP/START được tạo ra với các
nguyên tắc sau: đưa ra trường hợp phổ biến và quan trọng của kê đơn tiềm ẩn bất lợi,
sắp xếp chúng theo hệ thống sinh lý; đặc biệt chú trọng đến các thuốc có nguy cơ
gây té ngã cao và các thuốc opiate; lưu ý các đơn có sự trùng lặp nhóm thuốc; các
sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra khi kê đơn có khả năng thiếu sót và cuối cùng là
các tiêu chí phải thể hiện được quan điểm đồng thuận của hội đồng chuyên gia trong
lĩnh vực lão khoa. Các tiêu chí thuộc về lỗi kê đơn và kê đơn có khả năng khơng phù
hợp được nhóm lại cùng nhau với tên gọi là STOPP, tương tự vậy, các tiêu chí thuộc
về kê đơn thiếu sót tiềm năng được gọi chung là START [82].
Năm 2006, STOPP/START đạt được đồng thuận Dephil với sự thẩm định của 18
chuyên gia về lão khoa và dược lâm sàng. 65 trong số 68 tiêu chí ban đầu của STOPP
và 22 tiêu chí START nhận được sự đồng thuận của hội đồng chuyên gia [43].
Năm 2008, xuất bản và cơng bố tiêu chí STOPP/START lần đầu tiên.
- Tiêu chí STOPP/START phiên bản 2 (2015)

Dựa trên nền tảng của STOPP/START phiên bản 1, nhóm chuyên gia đã bổ sung


về lão khoa và dược lâm sàng gồm 19 người từ 13 quốc gia Châu Âu. Thu thập ý
kiến nhận xét của từng chuyên gia về phiên bản 1 đồng thời cũng ghi nhận lại những
tiêu chí mà hội đồng muốn bổ sung thêm. Sau đó nhóm nghiên cứu tiến hành xây
dựng cơ sở bằng chứng nhằm củng cố hoặc bác bỏ các tiêu chí trong phiên bản 1 lẫn
các tiêu chí bổ sung. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành loại bỏ các tiêu chí khơng có
bằng chứng rõ ràng, các tiêu chí cịn lại tiếp tục được sắp xếp theo hệ thống sinh lý
và thành lập hội đồng chuyên gia thẩm định lại để nhận được sự đồng thuận như ở
phiên bản 1. Phiên bản 2 được công bố vào năm 2015 với 80 tiêu chí STOPP và 34
tiêu chí [81].
Tiêu chuẩn STOPP/START được sử dụng rộng rãi để sàng lọc các PIP ở Châu Âu,
Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Úc, điều này cho thấy rằng tiêu chuẩn
có mức độ phù hợp tồn cầu [101], [97]. So sánh với tiêu chí Beers, tiêu chí STOPP
có nhiều khả năng xác định được các PIM liên quan đến ADE và tỷ lệ nhập viện hơn
[18]. Đến nay đã có 04 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) chứng
minh việc sử dụng STOPP/START như một cơng cụ can thiệp mang lại nhiều kết
quả tích cực. Gallagher và cộng sự đã báo cáo rằng việc trao đổi thơng tin nội dung
tiêu chí STOPP/START đến các bác sĩ lâm sàng ngay từ lúc nhập viện sẽ làm tăng
đáng kể tỷ lệ dùng thuốc hợp lý trong suốt thời gian điều trị [44]. O’Conner và cộng
sự cũng đã chứng minh rằng sự can thiệp bằng công cụ này làm giảm đáng kể tỷ lệ
ADR so với chăm sóc dược thơng thường [78]. Một nghiên cứu khác ở Israel cho kết
quả là sự can thiệp này giúp giảm chi phí thuốc trung bình hàng tháng ở viện dưỡng
lão [41]. Cuối cùng là nghiên cứu ở Bỉ, Dalleur đã áp dụng tiêu chuẩn này làm giảm
tỷ lệ PIM từ 29,7% xuống cịn 19,3% so với nhóm đối chứng [32].


1.1.1. Những nghiên cứu đã sử dụng tiêu chí STOPP/START
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn STOPP/START

Tên tác
giả (năm)
Lê Thanh
Hương
(2019) [5]

Trần Hữu
Hiệp
(2018)
[12]

Vũ Thị
Trinh
(2017)
[14]
Nguyễn
Thị Thu
Hương
(2016) [8]
Nguyễn
Ngọc
Đoan
Trang
(2014) [7]

Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả
cắt ngang. Đơn thuốc
ngoại trú và hồ sơ bệnh án

của bệnh nhân ≥ 65 tuổi tại
bệnh viện Nguyễn Trãi.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả
cắt ngang.
Đơn thuốc của bệnh nhân
ngoại trú ≥ 65 tuổi tại bệnh
viện đa khoa Đồng Nai.

Nghiên cứu hồi cứu, mô tả
cắt ngang.
Bệnh án của bệnh nhân nội
trú ≥ 60 tuổi tại bệnh viện
lão khoa trung ương.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả
cắt ngang.
Hồ sơ bệnh án của bệnh
nhân ngoại trú ≥ 60 tuổi tại
bệnh viện Hữu Nghị.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả
cắt ngang.
Hồ sơ bệnh án của bệnh
nhân nội trú ≥ 60 tuổi tại
bệnh viện Việt Nam - Cu
Ba.

Kết quả chính
Trong số 1877 bệnh nhân ngoại trú,
có 458 bệnh nhân có PIM (24,4%),
425 bệnh nhân có PPO (22,64%).


Phát hiện 2393 PIM và 777 PPO ở
6756 bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân
gặp ít nhất 1 PIM là 24,99%, tỷ lệ
bệnh nhân gặp ít nhất 1 PPO là
9,15%.
Yếu tố giới tính, tuổi bệnh nhân, số
bệnh lý, số thuốc trong đơn có liên
quan đến việc xảy ra PIM, PPO.
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM là
19,8%. Tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1
PPO là 20,3%.

Tỷ lệ bệnh nhân gặp PIM là 19,4%
Tuổi tác và số thuốc có liên quan đến
khả năng gặp PIM.

Tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM là
16,5%, tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1
PPO là 18,4%.


×