Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giám sát lồng ghép bệnh sốt xuất huyết dengue, bệnh do vi rút zika và chikungunya ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Tăng Thị Thúy

GIÁM SÁT LỒNG GHÉP BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE, BỆNH DO VI RÚT ZIKA VÀ
CHIKUNGUNYA Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Tăng Thị Thúy

GIÁM SÁT LỒNG GHÉP BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE, BỆNH DO VI RÚT ZIKA VÀ
CHIKUNGUNYA Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 8420101.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Trần Văn Tuấn


Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng phịng thí nghiệm Vi rút Arbo, Khoa Vi
rút, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương đã chỉ bảo tôi về cách sống, tư duy khoa học
ngay từ những ngày đầu bước chân vào Viện. Cô là người trực tiếp hướng dẫn tơi
tận tình trong q trình nghiên cứu cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận văn này.
TS. Trần Văn Tuấn, Trưởng Bộ môn Vi sinh vật học- Khoa Sinh học,
Trưởng phịng Genomic- Phịng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzyme và
Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, người Thầy
đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với các kiến thức khoa học, hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình hồn thành luận văn.
ThS. Phạm Thị Thu Hằng cùng tồn thể các cán bộ phịng thí nghiệm Vi rút
Arbo, Khoa Vi rút, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo
tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học, đặc biệt
là các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Vi sinh vật học đã tận tình giảng dạy, dìu dắt
tơi trong thời gian học tập tại Trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới Bố mẹ - những người có cơng sinh
thành ni dưỡng, dạy dỗ và hết lịng ủng hộ để tơi có thành quả hơm nay. Cảm ơn
các bạn bè của tôi- người luôn bên tôi khích lệ, động viên, chia sẻ những khó khăn
và hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày.
Hà Nội,

tháng năm 2020
Học viên


Tăng Thị Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN ........................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về vi rút Dengue, vi rút Zika và vi rút Chikungunya .......3
1.1.1. Phân loại ...........................................................................................................3
1.1.2. Hình thái và cấu trúc của DENV ......................................................................4
1.1.3. Hình thái và cấu trúc của ZIKV ........................................................................6
1.1.4. Hình thái và cấu trúc của ChikV .......................................................................7
1.1.5. Phương thức và khả năng gây bệnh của DENV ...............................................8
1.2. Bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya. ............9
1.2.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue ..............................................................................9
1.2.2. Bệnh do vi rút Zika và Chikunguna ................................................................10
1.3. Dịch tễ học truyền bệnh ...................................................................................11
1.3.1. Tình hình nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya trên thế giới. ........................................................................................11
1.3.2. Tình hình nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya tại Việt Nam ........................................................................................12
1.3.3. Véc tơ và các chu kì truyền bệnh ....................................................................14
1.4. Các biện pháp kiểm sốt và phịng chống bệnh SXHD, bệnh do vi rút Zika
và Chikungunya ......................................................................................................16
1.4.1. Chủ động giám sát bệnh ..................................................................................16
1.4.2. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh ..........................................................................16
1.4.3. Vacxin phòng chống bệnh ...............................................................................17
1.5. Các phƣơng pháp để phát hiện tác nhân gây bệnh SXHD, bệnh do vi rút
Zika và Chikungunya trong phịng thí nghiệm. ...................................................20
1.5.1. Phương pháp ni cấy ....................................................................................20
1.5.2. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học.......................................................20

1.5.3. Các phương pháp sinh học phân tử ................................................................21


Chƣơng 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................23
2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu ..................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................23
2.2. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................24
2.2.1. Các hóa chất và sinh phẩm .............................................................................24
2.2.2. Máy móc, dụng cụ và trang thiết bị ................................................................25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................26
2.3.1. Tách chiết mẫu huyết thanh/huyết tương ........................................................26
2.3.2. Tách chiết ARN tổng số từ mẫu huyết thanh/huyết tương ..............................26
2.3.3 Phản ứng Trioplex- RT- PCR phát hiện vật liệu di truyền của DENV, ZIKV,
ChikV .........................................................................................................................27
2.3.4. Phản ứng Real- time RT- PCR định típ DENV ...............................................29
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................32
3.1. Kết quả thu mẫu trong thời gian nghiên cứu ................................................34
3.1.1. Tổng số mẫu thu thập trong thời gian nghiên cứu ..........................................34
3.1.2. Phân bố mẫu thu thập theo các tháng trong năm từ 9/2017-9/2020 ..............34
3.1.3. Phân bố bệnh nhân nghi mắc SHXD tham gia nghiên cứu theo độ tuổi và giới
tính .............................................................................................................................36
3.2. Tỷ lệ nhiễm DENV, ZIKV, ChikV trên các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..42
3.3. Sự lƣu hành của các típ DENV ở miền Bắc trong giai đoạn nghiên cứu. ...44
3.4. Sự phân bố của các ca sốt xuất huyết theo độ tuổi và giới tính ...................48
3.5. Sự phân bố các ca mắc SXHD theo mùa trong năm .....................................51
KẾT LUẬN ..............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các dấu hiệu tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue .......................9
Bảng 1.2. Phân chia cấp độ nặng nhẹ của sốt xuất huyết Dengue ............................10
Bảng 1.3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh SXHD liên quan đến típ huyết thanh.........10
Bảng 1.4. Các loại vacxin dự tuyển được nghiên cứu và phát triển .........................19
Bảng 3.1. Phân bố số mẫu thu thập theo các điểm nghiên cứu từ 9/2017- 9/2020 ...34
Bảng 3.2. Số mẫu thu thập theo các tháng trong năm từ 9/2017-9/2020 ..................35
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân nghi mắc SXHD theo giới tính .................................36
Bảng 3.4. Số mẫu huyết thanh tính theo ngày thu mẫu kể từ ngày khởi phát ..........39
Bảng 3.5. Tổng số mẫu huyết thanh dương tính được thu thập theo ngày thu mẫu kể
từ ngày khởi phát .......................................................................................................40
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm DENV tại các khu vực nghiên cứu từ 9/2017- 9/2020 .........42
Bảng 3.7. Sự lưu hành các típ DENV tại các khu vực nghiên cứu từ 9/2017- 9/2020 ....45
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân mắc SXHD theo độ tuổi từ 9/2017- 9/2020 ..............48
Bảng 3.9. Số ca mắc bệnh SXHD theo mùa trong năm từ 9/2017- 9/2020 ..............52


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vị trí phân loại của vi rút Dengue (theo hệ thống phân loại của Baltimore)
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ gen của vi rút Dengue ....................................................4
Hình 1.3. Các protein được mã hóa trong genome của vi rút Dengue ........................4
Hình 1.4. Sơ đồ cấu trúc hạt vi rút Zika ......................................................................6
Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc hệ gen ChikV ......................................................................7
Hình 1.6. Các bước muỗi Aedes truyền DENV ..........................................................8
Hình 1.7. Muỗi Ae. aegypti ( A) và muỗi Ae. albopictus cái hút máu (B) ...............14
Hình 1.8. Các ổ bọ gậy của muỗi Ae. aegypti thường gặp trong và ngồi nhà .........14
Hình 1.9. Chu trình truyền bệnh của vi rút gây bệnh SXHD thơng qua các lồi thuộc
chi Aedes ...................................................................................................................15
Hình 3.1. Phân bố mẫu thu theo năm và tháng từ 9/2017- 9/2020.................. .........36

Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm phân bố mẫu thu theo giới tính từ 9/2017- 9/2020 .........37
Hình 3.3. Tỷ lệ phần trăm phân bố mẫu thu theo độ tuổi từ 9/2017- 9/2020 ...........38
Hình 3.4. Tỷ lệ phần trăm phân bố mẫu huyết thanh theo ngày thu mẫu kể từ ngày
khởi phát ....................................................................................................................39
Hình 3.5. Tỷ lệ phần trăm dương tính theo ngày thu thập mẫu (kể từ ngày khởi phát) .....41
Hình 3.6. Tỷ lệ nhiễm DENV tại các khu vực nghiên cứu .......................................44
Hình 3.7. Tỷ lệ phần trăm phân bố các típ huyết thanh DENV tại các điểm nghiên
cứu từ 9/2017- 9/2020 ...............................................................................................46
Hình 3.8. Tỷ lệ các típ huyết thanh DENV phân bố theo năm tại các điểm nghiên
cứu từ 9/2017- 9/2020 ...............................................................................................47
Hình 3.9. Tỷ lệ mắc SXHD theo độ tuổi trong thời gian nghiên cứu .......................48
Hình 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân mắc SXHD theo giới tính trong thời gian nghiên cứu ........50
Hình 3.11. Sự phân bố ca mắc SXHD theo mùa từ 9/2017- 9/2020 .........................52


BẢNG KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

Ae

Aedes

-


2

CDC

Centers for Disease Control

Trung tâm kiểm sốt và phịng

and Prevention

ngừa dịch bệnh Hoa Kì

3

CHIK

-

Bệnh Chikungunya

4

CHIKV

-

Vi rút Chikungunya

5


DENV

-

Vi rút Dengue

6

GBS

Guilain - Barre

Hội chứng viêm thần kinh

7

ICTV

8

Kb

9

RT-PCR

10

SXHD


11

12

TCYTTG
WHO
ZIKV

International Committee on
the Taxonomy of Viruses

Hội phân loại vi rút học quốc tế

Kilobase

Kilobase

Reverse Transcriptase –

Phản ứng khuếch đại chuỗi gen

Polymerase Chain Reaction

sao chép ngược

-

Sốt xuất huyết Dengue

World Health Organization


Tổ chức Y tế thế giới

-

Vi rút Zika


MỞ ĐẦU
Bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya là các
bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Arbovirus (các vi rút lây truyền
qua động vật chân khớp) gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua vật
chủ trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti hoặc Aedes Abopitus với các triệu chứng:
sốt, nổi ban trên da, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu...
Vi rút Dengue (DENV) là nguyên nhân gây ra hội chứng sốt xuất huyết
Dengue (SXHD) với tỷ lệ tử vong rất cao. Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 100 – 400 triệu trường hợp mắc, tỷ lệ tử vong
trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5- 5%. Cho đến nay vi rút Dengue đã được
ghi nhận lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt
đới, vùng Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, và Châu Phi [7, 31].
Năm 2019 trên thế giới có 4,2 triệu ca mắc SXHD, đây cũng là năm có số ca mắc
sốt xuất huyết lớn nhất từng được báo cáo trên toàn cầu. Năm 2020, SXHD tiếp tục
ảnh hưởng đến một số quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Đông Timor... [63]
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều đã ghi nhận bệnh nhân nhiễm Zika
và số người mắc bệnh do vi rút Zika (ZIKV) đang có chiều hướng gia tăng tại một
số quốc gia trong khu vực, điển hình là Singapore. Đặc biệt, nhiễm ZIKV khi mang
thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như chứng đầu nhỏ và các khuyết tật
não ở trẻ sơ sinh, ngoài ra ZIKV còn gây hội chứng GBS (Guilain - Barre) - một
căn bệnh hiếm gặp của hệ thần kinh. Theo số liệu của WHO, ZIKV có mặt ở hơn 87
quốc gia. Kể từ năm 2020, ZIKV vẫn tiếp tục lưu hành ở hầu hết các nước Mỹ La

tinh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và một số nơi khác.
Vi rút Chikungunya (CHIKV) thuộc nhóm Alphavirus lây truyền qua muỗi
thuộc họ Togaviridae, nguyên nhân chính gây ra bệnh Chikungunya (CHIK). Đây là
bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền chính vì vậy bệnh có thể chuyển thành
dịch lớn. Tại Ấn Độ, chỉ trong giai đoạn ngắn từ năm 2005-2007 đã ghi nhận hơn
1,3 triệu người bị mắc loại dịch bệnh này. Năm 2020, một vụ dịch căn nguyên gây
ra bởi vi rút Chikungunya xảy ra ở Campuchia.

1


Nằm trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước lưu hành
dịch SXHD lớn trên thế giới, với hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh. Hằng năm,
chính phủ Việt Nam đã phải đầu tư rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, kiểm sốt
cũng như phịng chống dịch do các vi rút thuộc nhóm Arbovirus gây ra. Tính đến
tháng 7/2019, Việt Nam đã ghi nhận hơn 96.000 ca SXHD, trong đó có 7 trường
hợp tử vong. Số ca mắc năm 2019 tăng gấp 3 lần so với năm 2018 và các ca mắc
chủ yếu ở khu vực miền Nam, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Tháng
10/2016, Việt Nam công bố trường hợp trẻ sơ sinh đầu nhỏ đầu tiên liên quan đến
nhiễm vi rút Zika trong thời kì mẹ mang thai tại Đắc Lắc [4]. Theo Cục Y tế dự
phòng Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 34 trường hợp nhiễm
ZIKV, 32 trường hợp ở miền Nam và 2 trường hợp ở miền Trung, chưa có ghi nhận
ở khu vực miền Bắc.
Dưới sự giúp đỡ của CDC- Mỹ, Việt Nam thực hiện giám sát sự lưu hành của
ba loại vi rút: DENV, ZIKV, CHIKV tại 4 viện khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây
Nguyên. Bộ sinh phẩm Trioplex được Trung tâm Kiểm sốt - Phịng ngừa bệnh tật
Hoa Kỳ (CDC- Mỹ) nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống y tế dự phòng đáp ứng
nhanh với các nguy cơ tiềm ẩn và diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút Zika
cũng như nỗ lực giảm sự lây lan của dịch sốt xuất huyết, phịng chống sốt
Chikungunya.

Chính vì vậy, đề tài “Giám sát lồng ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue,
bệnh do vi rút Zika và Chikungunya ở miền Bắc Việt Nam” được thực hiện với
2 mục tiêu:
1. Xác định sự lưu hành của vi rút Dengue, Zika và Chikungunya ở người tại
các điểm giám sát.
2. Xác định đặc điểm di truyền của vi rút Dengue, vi rút Zika, Chikungunya và
mô hình lưu hành của các típ huyết thanh DENV.

2


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về vi rút Dengue, vi rút Zika và vi rút Chikungunya
Vi rút Dengue (DENV), vi rút Zika (ZIKV) và vi rút Chikungunya (ChikV)
đều thuộc chung nhóm Arbovirus (arthropod- borne virus), là nhóm vi rút lây truyền
qua động vật chân khớp. Các loài chân khớp như muỗi, ve bét... thực hiện đốt, hút
máu mang và lây truyền bệnh giữa các động vật có xương sống và con người [19].
DENV và ZIKV thuộc họ Flaviviridae, ChikV thuộc họ Togaviridae.
1.1.1. Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Baltimore, DENV được xếp vào nhóm IV,
thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae - đây là họ bao gồm các vi rút có hệ gen là sợi
ARN đơn, dương, thuộc nhóm B do muỗi và ve bét truyền [28] (Hình 1.1).

Hình 1.1. Vị trí phân loại của vi rút Dengue (theo hệ thống phân loại của Baltimore)
Chi Flavivirus bao gồm hơn 70 loại vi rút khác nhau, bao gồm 5 loại vi rút
nổi tiếng do muỗi truyền là Dengue (DENV), viêm não Nhật Bản (JEV), Zika
(ZIKV), Tây sông Nile (WNV) và sốt vàng da (YFV) [16, 15]. Chi Flavivirus cũng

3



bao gồm nhiều loài vi rút khác nhau được phân thành các kiểu gen khác nhau và 69
típ huyết thanh khác nhau.
Vi rút Chikungunya (CHIKV) thuộc chi Alphavirus, họ Togaviridae. Đây
cũng là họ gồm các vi rút ARN sợi đơn, dương, thuộc nhóm A do muỗi truyền [19].
1.1.2. Hình thái và cấu trúc của DENV
Hạt vi rút có đường kính 40-50 nm, vỏ ngoài là lớp lipit kép, chứa
glycoprotein và protein có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào. Vỏ Capsit bao
quanh axit nucleic tạo thành nucleo Capsit có đường kính 30 nm, chứa 32 đơn vị
capsomer.
DENV có vật liệu di truyền là một phân tử ARN sợi đơn, mạch dương với độ
dài khoảng 11.000 nucleotit [26]. DENV được chia làm 4 kiểu gen là DENV 1, 2, 3,
4. Hệ gen của vi rút mã hoá cho một khung đọc mở liên tục (ORF), nằm bên sườn
các vùng khơng mã hố 5’ và 3’. Khung đọc mở của DENV có độ dài là 10,188;
10.173; 10.170 và 10.158 nucleotide tương ứng với 4 kiểu gen là DENV 1, 2, 3, 4.
Các khung đọc mở này mã hoá cho một polyprotein tiền thân gồm 3396, 3391, 3390
và 3386 axit amin. Thứ tự các protein mã hoá vùng khung đọc mở:

Cap 5’- C- prM- E- NS1- NS2A – NS2B – NS3- NS4A – NS4B- NS5 - 3’
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ gen của vi rút Dengue
Giống như các vi rút khác, vi rút Dengue sử dụng bộ máy của tế bào đích để
thực hiện q trình phiên mã và dịch mã, tạo ra một polypeptide tiền thân.
Polypeptide sau đó được phân cắt bởi các protease vi rút và tế bào, tạo ra ba protein
cấu trúc (Capsit- C, protein màng M và protein vỏ E) và 7 loại protein phi cấu trúc
(NS1, NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B và NS5).

Hình 1.3. Các protein được mã hóa trong genome của vi rút Dengue

4



Protein E (Protein vỏ)
Protein E được tìm thấy trên bề mặt vi rút, có trọng lượng phân tử từ 55-60
kDa bao gồm 494-501 axit amin. Đây là thành phần quan trọng trong việc gắn hạt
vi rút vào tế bào vật chủ. Các thụ thể của protein E (ICAM3, CD209, Rab 5, GRP
78 và Mannose) là các tác nhân quan trọng trong quá trình liên kết và xâm nhập của
vi rút [53]. Protein E cũng chính là kháng nguyên quan trọng nhất liên quan tới
chức năng sinh học của DENV và miễn dịch của cơ thể. Do các đặc tính sinh học,
protein E kích thích cơ thể bệnh nhân tạo ra kháng thể trung hòa vi rút, kháng thể ức
chế ngưng kết hồng cầu, kháng thể dịch thể và kháng thể tăng cường vi rút. Trong
miễn dịch trung gian tế bào, protein này cũng đóng vai trị quan trọng [43].
Protein PrM/M (protein màng)
Protein prM có mặt ở các hạt vi rút chưa trưởng thành trong tế bào và protein
M có mặt ở các hạt vi rút trưởng thành. Protein PrM là một glycoprotein có trọng
lượng 18-19kDa, là tiền thân của protein cấu trúc M có trọng lượng phân tử 7-9kDa
và đóng vai trị quan trọng trong định hình và sự trưởng thành của hạt vi rút. Các
hạt vi rút có chứa protein prM có độ kháng axit gấp 400 lần so với các vi rút có
chứa protein M trưởng thành. Bằng chứng này cho thấy, prM hoạt động như một
protein độc lập, bảo vệ protein E không bị sai lệch trong quá trình nảy chồi ra khỏi
tế bào [43].
Protein Capsit (C)
Protein C có trọng lượng phân tử từ 9-12kDa, tích điện dương cao do có
lượng lớn các axit amin Lys và Arg. Trong nhóm Flavivirus, mức độ tương đồng
của axit amin ban đầu trong protein C là thấp. Tuy nhiên, vùng kỵ nước được bảo
tồn và có thể được dùng để biệt hóa sự lắp ráp nucleo Capsit tại vị trí màng, hoạt
động như một trình tự nhận biết đối với prM [57].
Protein NS1
Protein NS1 là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 42-50kDa. Nhiều
nghiên cứu cho rằng NS1 có vai trò trong việc tiến triển nặng của bệnh khi phát
hiện nồng độ cao của NS1 trong các trường hợp bệnh nặng có biểu hiện sốc. NS1

liên kết với các bổ thể trong phản ứng miễn dịch của cơ thể [33, 57].

5


NS3 protease - helicase
Protein NS3 là một sernie protease, đồng thời cũng chính là ARN helicase và
RTPase/NTPase. Vùng protease bao gồm sáu sợi beta sắp xếp thành hai khối trụ.
Bộ ba có tính xúc tác được tìm thấy giữa hai khối này (His-51, Asp-73, và Ser-135),
hoạt tính của chúng phụ thuộc vào sự có mặt của đồng yếu tố NS2B [33, 57].
Protein NS5
Protein NS5 là protein lớn nhất với khoảng 900 axit amin. Đây là một enzyme vừa
có chức năng methyltransferase (Mtase, từ vị trí 1-296) ở phía đầu N và polymerase
RNA phụ thuộc RNA (RdRp; từ vị trí 320-900) ở vị trí đầu C [33, 57].
Các protein khơng cấu trúc khác
NS2A, 2B, 4A là các protein phi cấu trúc, kích thước nhỏ. NS2A có trọng
lượng phân tử 22kDa, được cho là tạo một phần của phức hợp sao chép. NS2B có
trọng lượng phân tử từ 13-15kDa và có vai trị trong hoạt tính protease của phức hệ
NS2B-NS3 [22]. NS4A có trọng lượng từ 16,0-16,4kDa và NS4B có trọng lượng
phân tử 27-28kDa. NS4A được cho là kích thích sự thay đổi màng giúp vi rút sao
chép. NS4B là protein phụ trợ sao chép ARN vi rút thông qua tương tác trực tiếp
của nó với NS3 [23].
1.1.3. Hình thái và cấu trúc của ZIKV

Hình 1.4. Sơ đồ cấu trúc hạt vi rút Zika
Cấu trúc của hạt ZIKV trưởng thành và chưa trưởng thành tương tự như các
Flavivirus khác (DENV). Hệ gen của ZIKV cũng khoảng 11 kb mã hóa cho 3

6



protein cấu trúc và 7 protein phi cấu trúc (Hình 1.2). Dựa trên trình tự nucleotitde
của tồn bộ vùng gen mã hóa, vi rút Zika được phân thành hai dịng là dòng Asia và
dòng Africa. Về mặt di truyền, vi rút Zika có quan hệ gần gũi nhất với vi rút
Dengue sau đó là vi rút gây sốt vàng da, vi rút tây sông Nile và vi rút Viêm não
Nhật Bản B. Tuy nhiên, những khác biệt về các thụ thể đặc hiệu, sự lây lan cũng
như tính kháng nguyên khiến vi rút này được tách ra thành vi rút riêng của
Flavivirus [39].
Khơng giống với các Flavivirus khác, ZIKV có khả năng đi qua nhau thai và
nhiễm vào não của thai nhi, dẫn đến hiện tượng chết lưu thai hoặc dị tật ở thai nhi
[50, 61].
ZIKV có khả năng xâm nhập vào nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó có các
tế bào của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, tế bào võng mạc và thần kinh thị
giác, tế bào nhau thai (như trophoblast), các tế bào hệ miễn dịch (như đại thực bào ở
não, đại thực bào ở nhau thai). Hơn thế nữa, ZIKV cịn có khả năng tồn tại tới 12
tuần trong tinh dịch nam giới sau khi bệnh nhân biểu hiện bệnh và có khả năng lây
lan qua con đường tình dục (nam- nữ, nam- nam) trong thời gian này.
1.1.4. Hình thái và cấu trúc của ChikV
ChikV thuộc họ Togaviridae, hạt vi rút có vỏ, hình cầu với đường kính khoảng
70 nm [71].

Hình 1.5. Sơ đồ cấu trúc hệ gen ChikV
Hệ gen của ChikV là sợi ARN đơn dương dài khoảng 12 kb với cấu trúc mũ
ở đầu 5’ và đuôi poly (A) ở đầu 3’. Hai phần ba hệ gen của vi rút ở đầu 5’ mã hóa
cho bốn protein phi cấu trúc (NSP1, NSP2, NSP3, NSP4) chịu trách nhiệm trong
quá trình vi rút nhân lên và phiên mã. Một sợi mARN được phiên mã từ một phần
ba hệ gen của vi rút ở đầu 3’ mã hóa cho năm protein cấu trúc (Capsit - C, E3, E2,
6K/TF và E1) chịu trách nhiệm cho sự sản sinh ra hạt vi rút có khả năng lây nhiễm.

7



Hai glycoprotein E1 và E2 tạo thành dimer, gắn trên bề mặt vi rút (cấu trúc gai). Ở
trong hạt vi rút là lõi nucleo Capsit có đường kính khoảng 35 nm được tạo nên bởi
sự liên kết giữa protein C và hệ gen của vi rút.
1.1.5. Phương thức và khả năng gây bệnh của DENV
Đường truyền SXHD qua trung gian là muỗi vằn. Vi rút truyền từ người này
sang người khác qua các vết đốt do véc tơ. Khi DENV vào cơ thể người, chúng tồn
tại trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu
người bị nhiễm thì vi rút truyền sang cho muỗi, muỗi chứa vi rút sẽ tiếp tục truyền
vi rút cho người khác.

Hình 1.6. Các bước muỗi Aedes truyền DENV [41]
Sau khi muỗi đốt người bị bệnh, vi rút từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế
bào muỗi. Thời gian từ khi muỗi hút máu người bệnh đến khi muỗi có thể truyền
bệnh sang người khác là khoảng 12 ngày. Trong thời gian này, các vi rút được nhân
lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc các bộ phận khác nhau cho
đến khi vi rút lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Đến khi đó nếu muỗi đốt người
khác, muỗi sẽ truyền DENV sang cơ thể họ. Số người nhiễm DENV trong cộng
đồng càng nhiều thì nguy cơ lan truyền của bệnh càng lớn. Ước tính cứ 1 trường
hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200- 500 người bị nhiễm DENV có
triệu chứng hay khơng có triệu chứng lâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi
Aedes cao [65, 67].

8


1.2. Bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya.
1.2.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Hiện nay, theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã phân loại bệnh do nhiễm

DENV thành sốt Dengue (SD), SXHD và hội chứng sốc Dengue (HCSD). Sốt Dengue
(SD) với 2 hoặc nhiều hơn các biểu hiện như: đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, biểu
hiện xuất huyết, phản ứng huyết thanh học. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm
sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột
và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh
giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh. Hội chứng
sốc Dengue (HCSD) với biểu hiện mạch nhanh/yếu và huyết áp kẹt, hoặc các biểu hiện
hạ huyết áp, lạnh, và bồn chồn [67].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân có đủ 4 triệu chứng sau là đủ tiêu
chuẩn để chẩn đoán là SXHD: sốt 2-7 ngày, có biểu hiện xuất huyết, giảm tiểu cầu
và có dấu hiệu bị thốt huyết tương (cơ đặc máu hoặc bị tràn dịch màng phổi, ứ
huyết tương trong ổ bụng).
Bảng 1.1. Các dấu hiệu tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue [64]

9


Theo phân loại năm 1997, sốt xuất huyết Dengue được phân chia thành 4 thể lâm
sàng tương đương với các mức độ từ I-IV. Sốt xuất huyết Dengue cấp độ I, cần phải
có đủ 4 tiêu chí như Bảng 1.2
Bảng 1.2. Phân chia cấp độ nặng nhẹ của sốt xuất huyết Dengue
Cấp độ
I
II
III
IV

Dấu hiệu và triệu chứng
Sốt đột ngột cùng với các triệu chứng khơng đặc hiệu. Có dấu hiệu

dây thắt dương tính (đặc điểm thể hiện sốt xuất huyết duy nhất)
Tương tự như cấp độ I, trừ việc có xuất huyết tự nhiên
Có dấu hiệu suy tuần hồn với các biểu hiện: mạch nhanh, yếu,
huyết áp kẹt (hiệu số < 20mmHg) hoặc tụt huyết áp.
Sốc sâu, không bắt được mạch, không đo được huyết áp

Một số yếu tố nguy cơ dẫn tới SXHD gồm: độc tính của típ huyết thanh
Dengue bị nhiễm, giới tính, độ tuổi, khả năng miễn dịch và yếu tố di truyền của vật
chủ. Tỷ lệ nhập viện và trường hợp tử vong do SXHD chiếm cao nhất ở trẻ sơ sinh,
người già. Sau khi nhiễm DENV-2 lần thứ 2, nguy cơ tử vong ở trẻ em cao hơn gần
15 lần so với người lớn [37].
Bảng 1.3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh SXHD liên quan đến típ huyết thanh [60]
Típ huyết thanh
DENV-1

Mức độ bệnh
Nhiễm tiên phát thường có biểu hiện lâm sàng nặng hơn khi
so sánh với DENV-2 và DENV-4
Nhiễm thứ phát có biểu hiện lâm sàng rất nặng

DENV-2

Nhiễm tiên phát thường có biểu hiện lâm sàng nặng hơn khi

DENV-3

so sánh với DENV-2 và DENV-4. Nhiễm thứ phát cũng có
biểu hiện khá nặng

DENV-4


Ít có liên quan đến những biểu hiện nặng của bệnh

10


1.2.2. Bệnh do vi rút Zika và Chikunguna
Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của nhiễm CHIKV và ZIKV tương tự
như sốt xuất huyết, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh khi các triệu
chứng không đặc hiệu, bao gồm nhưng không giới hạn ở sốt, đau khớp, phát ban dát
sẩn, đau cơ và khớp, khó chịu, và đau đầu [34].
1.3. Dịch tễ học truyền bệnh
1.3.1. Tình hình nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya trên thế giới.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) lưu hành ở khu vực nhiệt đới và cận
nhiệt đới, bệnh lưu hành ở hầu hết quốc gia trong khu vực châu Á. Theo báo cáo
của TCYTTG, hàng năm ước tính có khoảng 50-100 triệu trường hợp nhiễm
Dengue và gần 50% dân số trên thế giới sống trong vùng lưu hành dịch, trong đó
khoảng 75% số trường hợp nhiễm được ghi nhận tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương [69]. Theo số liệu năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) các nước có
tỷ lệ mắc trên 100.000 ca ở Malaysia, Singapore. Tại khu vực châu Mỹ La - tinh,
các nước có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất tại Brazil, Mexico [6, 23].
DENV là một trong những vi rút quan trọng nhất do muỗi truyền gây bệnh
cho người ở khắp các khu vực nhiệt đới [68]. Tổng số ca nhiễm DENV ước tính lên
đến 390 triệu người với khoảng 70% số ca nhiễm trùng xảy ra ở Châu Á. Hơn một
nửa (3,97 tỷ người) dân số thế giới có nguy cơ bị nhiễm DENV [4].
Vi rút Zika phân lập lần đầu tiên tại châu Phi và châu Á năm 1950. Cục Y tế
dự phòng cho biết, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều đã ghi nhận bệnh nhân
nhiễm Zika và số người mắc bệnh do vi rút Zika đang có chiều hướng gia tăng tại
một số quốc gia trong khu vực, nhất là tại Singapore. Theo thông báo của Tổ chức

Y tế thế giới (WHO) ngày 10/3/2017, tổng số 148 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự
lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika. Có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo ghi
nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Cho đến nay, không có
phương pháp trị liệu kháng vi rút nào được phê duyệt để điều trị, cũng như vacxin
để ngăn ngừa nhiễm ZIKV [53].
Ổ dịch Chikungunya đầu tiên đã được ghi nhận tại cao nguyên Makonde, dọc
theo biên giới giữa Tanzania (trước đây là Tanganyika) và Mozambique trong giai

11


đoạn 1952 - 1953. Sau vụ dịch năm 1952 - 1953, vi rút đã phổ biến rộng rãi trên
khắp châu Phi cận Sahara, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, là nguyên nhân gây
dịch trong những năm tiếp theo. Vi rút lưu hành phổ biến ở châu Phi, bằng chứng là
dịch xảy ra thường xuyên ở Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe,
Senegal, Nigeria, Nam Phi và Kenya [53].
Trong một nghiên cứu tại Guatemala năm 2015 trên các mẫu huyết thanh
dương tính với Chikungunya hoặc Dengue gửi đến phịng thí nghiệm quốc gia, kết
quả xét nghiệm RT-PCR đã phát hiện sự đồng nhiễm với cả 2 loại vi rút
Chikungunya và Dengue tại 44/144 mẫu huyết thanh (32%). Các nhà nghiên cứu
kết luận rằng trong nghiên cứu này, đồng nhiễm là khá phổ biến và đây là những
bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự, cần kiểm tra sàng lọc đồng thời để chăm sóc
bệnh nhân và giám sát tốt hơn [4, 40, 53].
Nhằm mục đích đảm bảo duy trì việc triển khai giám sát trọng điểm bền
vững, làm căn cứ huy động nguồn lực, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch giám sát
trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu thu thập số liệu một cách chính
xác, kịp thời và đầy đủ hơn các thông tin cơ bản về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ
và các đặc điểm về tác nhân gây bệnh để làm cơ sở dự báo, lập kế hoạch phịng
chống dịch bệnh trong các năm tiếp theo [4].

1.3.2. Tình hình nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những báo cáo đầu tiên về sốt xuất huyết Dengue được ghi
nhận vào năm 1959. Cho đến năm 1963, SXHD là căn nguyên chính của các trường
hợp nhập viện cũng như tử vong ở trẻ em, hiện tại SD/SXHD đã được báo cáo trên
cả nước với có số mắc và tử vong đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Châu Á.
Vào tháng 6 năm 1960, ở miền Bắc đã bùng phát dịch SXH bắt đầu từ Hà Nội, sau
đó lan ra 29 tỉnh miền Bắc, kéo dài 4 tháng, tỷ lệ mắc 900 bệnh nhân trên 100.000
dân. Ngày nay, SXHD đang là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử
vong cao nhất trong những trở lại đây. Khoảng 70 triệu người nước ta nằm trong
vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ mắc dịch bệnh này [7].

12


Năm 2017, dịch sốt xuất huyết Dengue bùng phát trên cả nước với 185.271
trường hợp mắc, 33 ca tử vong. Theo số liệu báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến
tháng 11/2017, Hà Nội phát hiện 31.572 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue,
trong đó có 7 trường hợp tử vong, gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế cũng như xã
hội [4].
Tại Cần Thơ, năm 2017 cũng được ghi nhận có sự tăng đột biến các trường
hợp mắc sốt xuất huyết Dengue. Theo thống kê của TTYTDP thành phố, trong vòng
9 tháng năm 2017, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh tăng 66% so
với cùng kỳ năm 2016. Tháng 10, số lượng bệnh nhân SXHD được điều trị tại bệnh
viện gần 1.850 ca, trong đó số người bệnh ở Cần Thơ là 960, tăng 25,8% so với
cùng kỳ [4].
Từ tháng 3 năm 2016 đến ngày 12/6/2017, cả nước ghi nhận 246 trường hợp
dương tính với vi rút Zika tại 15 tỉnh, thành phố. Trong đó có 01 trường hợp trẻ 4
tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi liên quan đến vi rút Zika tại tỉnh Đắc Lắc. Ở
Việt Nam, sự chú ý đến ZIKV đã tăng lên trong những năm gần đây. Kể từ năm

2017, việc lây truyền ZIKV đã giảm đáng kể với chỉ 24 trường hợp mới được ghi
nhận từ tháng 1 đến tháng 4 và một tỉnh mới bị nhiễm là Lâm Đồng ở Tây Nguyên
[51, 69]. Bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu đã phát hiện hai bệnh nhân nhiễm
ZIKV năm 2013 sống tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực ngoại thành của tỉnh
Long An [53].
Nhìn chung, các ổ dịch sốt xuất huyết Dengue và Zika chủ yếu xảy ra ở các
khu vực thành thị trên cả nước. Trong đó, điển hình nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. ZIKV đã phổ biến hơn ở vùng ven đô của miền Trung, Tây Nguyên và
khu vực phía Nam [53, 54]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác
định được tỷ lệ nhất định bệnh nhân nhiễm vi rút Chikungunya.
Để đánh giá sự lưu hành của vi rút Dengue, Zika và Chikungunya, cũng như
xác định tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của SXHD, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3091/QĐ-BYT ngày 03/7/2017
về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết
Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya [4].

13


1.3.3. Véc tơ và các chu kì truyền bệnh
Vi rút Dengue có vật chủ trung gian truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes
albopictus [52]. Trong một vài thập kỉ gần đây, do quá trình thương mại quốc tế,
muỗi Ae. albopictus đã lan truyền từ châu Á sang châu Phi, châu Mỹ và châu Âu
[67]. Ngồi ra cịn có 1 số loài khác cũng thuộc chi Aedes và là tác nhân gây bệnh
như Ae. eutocephalus và Ae. furcifer [24, 25].
Véc tơ muỗi chính Ae. aegypti và Ae. albopictus có thể được tìm thấy ở khu
vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở môi trường đô thị, mặc dù các bằng chứng
thực nghiệm gần đây đã ghi nhận sự mở rộng của chúng ra các khu vực nông thôn.
Muỗi Ae. aegypti trưởng thành trú đậu ở trong nhà và nơi có ánh sáng yếu, chúng
thường hoạt động vào ban ngày, cao điểm là sáng sớm và chiều tà. Thông thường 1

bữa ăn chúng sẽ hút máu một vài người, do vậy đây là con đường nguy hiểm bởi có
thể lây truyền vi rút cho nhiều người trong một lần hoạt động [2, 8, 24].

B

A

Hình 1.7. Muỗi Ae. aegypti ( A) và muỗi Ae. albopictus cái hút máu (B) [20]

Hình 1.8. Các ổ bọ gậy của muỗi Ae. aegypti thường gặp trong và ngoài nhà [10, 35]

14


Hình 1.9. Chu trình truyền bệnh của vi rút gây bệnh SXHD thơng qua các lồi thuộc
chi Aedes [18]
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, Dengue bắt nguồn từ rừng rậm Tây và
Nam phi với nguồn bệnh là các loài linh trưởng (khỉ, tinh tinh, vượn...), tại đây chúng
được truyền thơng qua các lồi Ae. luteocephalus, Ae. furcifer và Ae. niveus. Tuy nhiên
các lồi linh trưởng này khơng có triệu chứng của bệnh. Sau đó, SXHD được truyền sang
người tại các vùng nơng thơn bởi 2 lồi Ae. furcifer và Ae. albopictus, hai lồi này có tập
tính hút máu cả người và động vật. Cuối cùng, SXHD được lan truyền tới các vùng đô
thị, thành phố và truyền từ người sang người bởi Ae. aegypti và Ae. albopictus. Các
nghiên cứu cũng cho rằng Ae. polynesiesis cũng là véc tơ phụ truyền SXHD [9, 21, 51].
Người bệnh là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm chủ yếu của bệnh SXHD
trong chu trình “người - muỗi Aedes”. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lan
truyền vi rút như môi trường và thời tiết, tương tác vật chủ- nguồn bệnh và các yếu
tố miễn dịch dân cư. Trong đó, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến tính sinh học của
các vector, sự đa dạng và phân bố của chúng, bởi vậy đây chính là yếu tố quyết định
của các dịch truyền bởi véc tơ [1, 27].


15


1.4. Các biện pháp kiểm sốt và phịng chống bệnh SXHD, bệnh do vi rút Zika
và Chikungunya
Các phương pháp chủ yếu nhằm kiểm soát sự lan tràn bệnh sốt xuất huyết
Dengue thành dịch, các bệnh do vi rút Zika và Chikungunya gây ra trong cộng đồng
bao gồm: giáo dục cộng đồng, khống chế véc tơ truyền bệnh và tiêm vắc xin dự
phòng.
Tại Việt Nam, hiện nay vacxin phòng bệnh chưa được đưa vào sử dụng mà
mới trong giai đoạn thử nghiệm và đồng thời chưa có thuốc đặc trị. Do đó,
phịng bệnh sốt xuất xuất huyết Dengue chủ yếu bằng phương pháp diệt muỗi và
kiểm soát bọ gậy.
1.4.1. Chủ động giám sát bệnh
Các hoạt động ngăn chặn và dập dịch được tiến hành một các chủ động, dẫn tới
hạn chế hết mức thiệt hại do dịch gây ra. Để làm được như vậy, cần có những thơng
tin sớm về nguy cơ bùng nổ dịch hoặc khả năng lan truyền của dịch. Các chuyên gia
phải kiểm soát được sự lan truyền của vi rút Dengue cũng như dự báo khu vực nào
đang có dịch SXHD lưu hành [5, 58].
Theo Gubler (CDC- Mỹ), việc thiết lập hệ thống giám sát chủ động bệnh
SXHD tốt nhất nên chia làm ba nhóm đặt dưới sự kiểm sốt của phịng thí nghiệm
chức năng và có quan hệ chặt chẽ: mạng lưới giám sát lâm sàng tại cộng đồng, hệ
thống báo dịch, hệ thống giám sát tại bệnh viện [2, 35].
1.4.2. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh
Muỗi Ae. aegypti là véc tơ chính truyền bệnh SXHD, bệnh do vi rút Zika và
Chikungunya. Ngoài ra, dịch bệnh cũng có thể gây ra bởi muỗi Ae. albopictus, Ae.
polynesiensis và một số loài Ae. scutellaris. Mỗi loài này đều có sinh thái học, tập
tính cũng như sự phân bố địa lý riêng biệt [24, 49].
Do vậy, biện pháp kiểm sốt véc tơ chính hiện nay là giảm nguồn sinh sản của

vector cũng chính là giảm số lượng bọ gậy. Thời tiết vào tháng 4 đến tháng 11 trong
năm có mưa nhiều hơn, tạo điều kiện tốt để muỗi trú ngụ và sinh sản ở các dụng cụ
chứa nước dễ phát dịch do vậy cần tập huấn cho Lãnh đạo chính quyền, tuyên

16


truyền cho các hộ gia đình về dịch bệnh hay xảy ra ở các tháng cao điểm trong năm
để tránh việc muỗi đốt [12, 15].
Chương trình phịng chống sốt rét đã rất thành công trong việc dùng màn tẩm
permethrin 1% để phòng muỗi tại các khu vực lưu hành bệnh và những vùng có
nguy cơ cao. Rèm polyeste tẩm deltamethrin cũng đã được nghiên cứu sử dụng phối
hợp với Mesocyclops trong phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD tại Long An
[14,18]. Biện pháp sử dụng phương pháp sinh học là Mesocyclops. Đây là phương
pháp sử dụng vi khuẩn, thả cá ăn bọ gậy, nguồn cung cấp dễ dàng và duy trì được
quần thể lâu dài sau khi phóng thả vì thế dễ thực hiện và hiệu quả cao. Bên cạnh đó,
cịn có phương pháp sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi [3, 11, 12].
Như vậy, việc khống chế véc tơ truyền bệnh là phương pháp phịng bệnh có hiệu
quả nhưng chi phí khá lớn và địi hỏi một chiến lược lâu dài, liên tục.
1.4.3. Vacxin phòng chống bệnh
Qua các vụ dịch đã xảy ra cho thấy rằng kháng thể của các típ vi rút Dengue
khác nhau khơng tương đồng nên khơng thể trung hịa vi rút chéo. Vì vậy, hiện nay,
theo TCYTTG dự định phát triển một loại vacxin có khả năng chống bệnh SXHD
với cả 4 típ huyết thanh. Một loại vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được
coi là lý tưởng là vacxin gây đáp ứng miễn dịch với cả 4 típ huyết thanh vi rút
Dengue hoang dại, tạo được đáp ứng miễn dịch lâu dài và không gây ra các phản
ứng trầm trọng cho cơ thể [38, 48, 64].
Hiện nay trên thế giới, các kết quả đạt được của vacxin Dengue tứ liên sống
giảm động lực như vacxin do hãng GSK phối hợp với Viện nghiên cứu quân đội Mỹ
Walter Reed (WRAIR). Các vacxin dự tuyển DEN1-4 được phân lập từ người bệnh

sau đó cấy chuyển liên tục trên tế bào thận chó nguyên phát (PDK), tuy nhiên hiệu
quả phòng chống bệnh của loại vacxin này chưa được nhắc đến do đang trong giai
đoạn tiến hành thử nghiệm [32].
Vacxin Dengue YF/DEN của hãng Sanofi Paster phối hợp với Acambis. Đây
là vacxin Dengue sống tứ liên ghép mảnh dựa trên bộ khung di truyền của vi rút
vacxin sốt vàng (YF17D) [35]. YF/ DEN1-4 đã được tiến hành các thử nghiệm lâm

17


×