Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng chính sách huy động vốn của nhtm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.36 KB, 33 trang )

Thực trạng chính sách huy động vốn của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Láng Hạ
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNo& PTNT Láng Hạ
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được thành
lập theo nghị định số 53-HĐBT ngày 226/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tên gọi đầu tiên là ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp Việt Nam và qua hai lần đổi tên; lần thư nhất mang tên: Ngân
hàng Nông nhiệp Việt Nam; lần thứ hai theo quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi
tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo& PTNT (NHNo& PTNT
VN) (Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development; Viết tắt: VBA & RD); hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
(Chi nhánh Láng Hạ- CNLH) được thành lập theo quyết định số 334/QĐ-
NHNo- 02 của Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam, về việc thành lập Chi
nhánh Láng Hạ. Là Chi nhánh cấp 1, trực thuộc sự quản lý trực tiếp từ NHNo&
PTNT, ngày 17/03/1997 Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động, với mục đích
mở rộng hoạt động của hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam (NHNo Việt Nam)
trong cả nước cũng như tìm kiếm cơ hội vươn ra thị trường bên ngoài.
Chi nhánh Láng Hạ, là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền
tệ, với đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán, bảng cân
đối tài sản riêng. Hiện tại trụ sở chính của CNLH là ở số 24 Láng Hạ, Quận
Đống Đa- Thành phố Hà Nội.
Sau hơn 6 năm thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh, CNLH đã có
những bước phát triển đáng kể, trên mọi bình diện, đáp ứng mục tiêu của NHNo
Việt Nam, cũng như Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trong việc mở rộng hoạt
động, phát triển cả về chất lượng và quy mô cũng như các hoạt động khác của
của toàn Chi nhánh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của CNLH bao gồm Ban Giám đốc với một Giám đốc, 01
Phó Giám đốc thường trực, 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, và 8 phòng


chức năng. Cơ cấu tổ chức và điều hành của Chi nhánh được thể hiện trong sơ
đồ sau.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Láng Hạ
Phòng Tín dụng
Phòng K.hoạch Nguồn Vốn
Phòng Thanh Toán Quốc Tế
phòng TCCB& ĐT
phòng Thẩm định
CN Bách khoa
Các phòng giao dịch
Phó Giám đốc KD
Phòng Kiểm soát
Phó Giám đốc
Các phòng giao dịch
Phòng H. Chính Quản trị
Phòng kế toán
Giám đốc
Các phòng chức năng của Chi nhánh bao gồm; Phòng Kế toán- Ngân
quỹ (bao gồmTổ điện toán); Phòng Hành chính- Quản trị, hai phòng này do
Phó giám đốc Thường trực trực tiếp quản lý, điều hành; các phòng: Phòng
Thanh toán Quốc tế; Phòng Kế hoạch- Nguồn Vốn; Phòng Tín dụng, do Phó
giám đốc phụ trách kinh doanh trực tiếp điều hành và quản lý; Các phòng còn
lại do Giám đốc quản lý và chỉ đạo hoạt động là: Phòng Tổ chức Cán bộ và
Đào tạo; Phòng Kiểm soát và Phòng Thẩm định; CNLHcó một Chi nhánh cấp
2 trực thuộc đó là Chi nhánh Bách Khoa, và một phòng giao dịch trực thuộc
Chi nhánh Bách Khoa đó là phòng giao dịch Lò Đúc.
Về cơ cấu tổ chức cán bộ của Chi nhánh là, tính đến hết ngày 31/12/2003
Chi nhánh có 183 Cán bộ Viên chức (CBCNV) trong đó Ban Giám đốc có 03
người; Phòng Kế toán- Ngân quỹ (gồm Tổ điện toán) 50 người; Phòng Hành
chính Quản trị 13 người; Phòng Thanh toán Quốc tế 15 người; Phòng Tín dụng

25 người; Phòng Tổ chức Cán bộ và Đào tạo 05 người; Phòng Kế hoạch- Nguồn
Vốn 05 người; Phòng Thẩm định 03 người;
05 Phòng giao dịch: Số 02 Ngõ Trạm 09 người; Số 03, 36 Doãn Kế Thiện
06 người; Trung Kính (Trung Hoà Cầu Giấy) 06 người; 06 Hàng Mã 06 người;
07 Đào Tấn 06 người; Chi nhánh Bách Khoa 28 người (trong đó 07 người của
Phòng giao dịch phố Lò Đúc).
Bảng 1: Trình độ chuyên môn của CBCNV trong Chi nhánh
Trình độ Số CBCNV (người) Tỷ lệ (%)
Trên Đại học 03 1,60%
Đại học, Cao đẳng 139 75,90%
Trung, Sơ cấp 18 9,80%
Chưa qua đào tạo khác 23 12,50%
Tổng Số 183 100,00%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Kinh năm 2003)
Trong tổng số CBCNV của Chi nhánh có tới 22,30% mới chỉ qua đào
tạo trung sơ cấp và chưa qua đào tạo khác, nguyên nhân này là do Chi nhánh
đã tiếp nhận số CBCNV từ Công ty In ngân hàng 31 người (năm 2001) và từ
Công ty Vàng Bạc Đá quý Việt Nam 30 người (năm 2003) hầu hết mới chỉ sơ
qua đào tạo; Tuy nhiên gần 80% CBCNV của Chi nhánh có trình độ Cao
đẳng, Đai học và trên Đại học, do đó đây là nguồn tiềm lực rồi rào về nhân sự
của Chi nhánh trong tương lai.
2.1.3. Nghiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ
Trao đổi và mua bán ngoại tệ, Một trong những nghiệp vụ ngân hàng đầu tiên
là trao đổi ngoại tệ. Ngân hàng đứng ra mua bán hoặc trao đổi một loại đồng
tiền này lấy một loại đồng tiền khác để hưởng chênh lệch giá hoặc thu phí dịch
vụ, thực hiện thanh toán hoặc làm ngân hàng đại lý phục vụ cho hoạt động
Xuất- nhập khẩu, và như trao đổi thương mại.
Nhận tiền gửi, một trong những nguồn quan trọng hình thành nên nguồn
vốn hoạt động của Chi nhánh là các khoản tiền gửi. Chi nhánh mở dịch vụ nhận
tiền gửi của người có tiền mang tới gửi với cam kết hoàn trả đúng hạn. Khách

hàng sẽ nhận được một khoản tiền lãi trên khoản tiền gửi của mình tuỳ thuộc
vào hình thức và thời hạn của các khoản tiền gửi và mức lãi suất công bố, hoặc
thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng.
Cho vay, bằng những khoản tiền huy động được ngân hàng sẽ cho các tổ
chức kinh tế và cá nhân vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động. Ngân hàng
sẽ nhận được phần chênh lệch để bù đắp những chi phí cho hoạt động và một
phần lợi nhuận. Đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng;
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, ngân hàng mở tài khoản
cho khách hàng bằng nhiều hình thức. Khách hàng sẽ nhận được séc và khi
thanh toán khách hàng không cần dùng tiền mặt trực tiếp, việc thanh toán sẽ
được ngân hàng thực hiện, hay cũng có thể ngân hàng sẽ thực hiện yêu cầu của
khách hàng để thanh toán, chuyển tiền thông qua hệ thống mạng điện tử liên
ngân hàng. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, nên hệ thống
ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng dịch vụ rút tiền tự động thông
qua hệ thống máy rút tiền tự động (ATM- Automatic Teller Machine) On_line 24/24
giờ giúp khách hàng giao dịch thuận tiện với ngân hàng.
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện chuyển tiền, nhờ
thu, mở và thanh toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước, dịch vụ
ngân hàng đại lý;
Bảo quản vật có giá, ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá
khác cho khách hàng trong kho bảo quản của ngân hàng và thu phí;
Bảo lãnh, ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng về khả năng
thanh toán đối với đối tác của họ nhất là đối tác nước ngoài;
Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ;
Cung cấp các dịch vụ và môi giới chứng khoán;
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm;
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đại lý, cho các ngân hàng thương mại khác
trong cả nước, hoặc đại lý cho ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam
khi mà nó chưa có Chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam,;
Thực hiện các chương trình, các dự án của NHNo& PTNT Việt Nam,

Như Dự án nâng cấp tổng đài điện thoại của Bộ Bưu chính viễn thông Việt
Nam, Cùng một số dự án khác mà có chỉ định hoặc mời tham gia.
2.1.4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong vài năm trở lại đây
2.1.4.1. Giai đoạn 1997- 2000
Trong 4 năm đầu hoạt động mặc dù gặp không ít khó khăn trong việc
tiếp cận, chiếm lĩnh thị phần thị trường Thành thị và tìm kiếm, thu hút khách
hàng nhưng Chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả rất khả quan. Kết qủa
năm sau cao hơn hẳn so với năm trước, thậm trí còn cao gấp nhiều lần.
Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Năm Chỉ tiêu
31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 202 685 1.131 2.043
Dư nợ (tỷ đồng) 51 81 154 661
Kế toán- Ngân quỹ (ngàn tỷ) 5 27 28 53
Thanh toán Quốc tế (triệu USD) 2,5 83 96 125
Mua bán Ngoại tệ (triệu USD) 2,0 42 64 164
Nguồn: Lịch sử Chi nhánh NHNo& PTNT Láng Hạ 3/1997-3/2003
Về tổng nguồn vốn, qua bảng trên chúng ta thấy năm 1997 dù chỉ có 7 tháng
hoạt động mà Chi nhánh đã có kết quả huy động vốn khá khả quan, đạt 202 tỷ
đồng, sang năm 1999 đạt 685 tỷ đồng gấp hơn 3 lần năm 1997, con số này gần
như tăng gần gấp đôi qua các năm 1999, 2000, là 1.131 tỷ đồng và 2.043 tỷ
đồng.
Về tổng dư nợ, của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn
hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm, Con số dư nợ đạt 51 tỷ đồng năm 1997
chiếm 25,25% tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh, lên 81 tỷ đồng năm
1998 chiếm 11,82% tổng nguồn vốn, tăng58,82% so với cùng kì năm 2001; con
số này là 154 tỷ đồng và 661 tỷ đồng, chiếm 13,62%; 32,35% tổng nguồn vốn
hoạt động trong 2 năm 1999 và 2000, mức tăng trưởng so với năm trước là
90,12% và 329,22% ; năm 2001 con số này sang là 1.030 tỷ đồng, tăng 55,82%
so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 39,02% trong tổng nguồn vốn hoạt động.

Mặc dù trong 2 năm 1999, 2000 tỷ lệ dư nợ của năm 2000 có cao hơn so với
năm 1999, điều này cho thấy lượng vốn đầu tư cho trung và dài hạn của Chi
nhánh ngày càng tăng, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào các dự án có thời gian
thu hồi vốn dài, tạo được năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Đặc biệt trong tổng
dư nợ của Chi nhánh không có nợ quá hạn, nợ xấu.
Về công tác Kế toán- Ngân quỹ, tổng doanh số thanh toán qua các năm, từ 5
ngàn tỷ năm 1997, lên 27 ngàn tỷ năm 1998 (gấp 5,4 lần năm trước), năm 1998
con số này là 28 ngàn tỷ, năm 2000 là 53 ngàn tỷ. Đặc biệt, hiện nay CNLH là
đầu mối thanh toán cho 30 tỉnh thành trong cả nước, riêng doanh số thanh toán
bù trừ đã đạt hàng trăm tỷ một ngày, thậm trí có ngày lên tới hàng nghìn tỷ
đồng.
Về công tác Thanh toán Quốc tế, mặc dù có nhiều khó khăn khi mới đi vào
hoạt động nhưng Chi nhánh cũng đã có những kết quả đáng mừng qua các năm
hoạt động và phát triển sau này. Riêng năm 1997 với con số khiêm tốn 2,5 triệu
USD (các ngoại tệ quy về giá trị đồng USD); sang năm 1998 con số này tăng
lên gấp 33,5 lần với tổng số là 83 triệu USD; năm 1999 là 96 triệu USD; năm
2000 là 125 triệu USD, tăng 30,21% so với năm 1999, và 50,60% so với năm
1998.
Doanh số mua bán ngoại tệ, qua các năm cũng là kết quả đáng tự hào; năm
1997 chỉ đạt 2,0 triệu USD, sang năm sau 1998 con số này tăng lên gấp 21 lần
tương đương 42 triệu USD; năm 1999 tuy tốc độ tăng không cao như năm 1998
nhưng cũng đạt 64 triệu USD, năm 2000 đạt 146 triệu USD (gấp 2,8 lần năm
1999).
Với những kết quả như trên cho chúng ta thấy khả năng mở rộng quy mô
hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả ngày một
cao, đây sẽ là tiền đề vững chắc cho Chi nhánh thực hiện những bước đi mang
tính chiến lược trong các năm đầu của thế kỷ XXI.
2.1.4.2. Giai đoạn 2001- 2003
Với kết quả đã đạt được trong gần 4 năm thành lập và đi vào hoạt động
vừa qua, đã tạo ra cho CNLH một chỗ đứng vững chắc trong lòng Thủ đô Hà

Nội. Với màng lưới các phòng giao dịch, Chi nhánh trực thuộc. Đội ngũ cán bộ
viên chức nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác. Chi nhánh đã đặt quan
hệ rộng lớn với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tại Thủ đô Hà nội
và các địa phương khác trong cả nước,... Tất cả đã tạo điều kiện cho Chi nhánh
đạt được kết quả cao ngay từ những năm đầu của thế kỷ thứ XXI.
a. Hoạt động huy động vốn
Trong 3 năm 2001, 2002, 2003 CNLH không ngừng quan tâm tới công
tác huy động vốn, luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong
hoạt động của Chi nhánh. Với vị trí địa lý thuận lợi, ngay giữa lòng Thủ đô, nơi
mà thu nhập quốc dân bình quân đạt tỷ lệ cao so với cả nước. Chi nhánh đã
không ngừng quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,
nhất là các tạp chí chuyên ngành của Ngành. Cùng với việc nâng cấp hệ thống
cơ sở hạ tầng và thái độ phục vụ của Cán bộ Viên chức, Chi nhánh đã rất thành
công trong hoạt động huy động vốn cũng như thực hiện chính sách huy động
vốn. Kết quả cụ thể công tác huy động vốn của Chi nhánh trong các năm được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 03. Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh Láng Hạ
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Thực hiện +/-
Bình quân
31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003
Nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.812 4.037 703,5
Vốn huy động 1.930 2.962 3.137 603,5
Vay từ các TCTD, vay khác - - - -
Vốn UTĐT (trừ NHCS) 700 850 900 100
Sử dụng vốn Trung Ương - - - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003)
Qua bảng trên ta thấy, tính đến hết ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn kinh
doanh của Chi nhánh là 4.037 (tỷ đồng- làm tròn số, và các loại ngoại tệ được

quy về VND theo tỷ giá tại thời điểm tính) tăng 105,90% so với năm 2002, là
3.812 tỷ đồng. Tăng 153,50% so với cùng kỳ năm 2001, tương đương 2.630 (tỷ
đồng). Trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn huy động là 3.138 năm
2003, chiến tỷ trọng 73,37% so với tổng nguồn vốn, tăng 105,94% so với năm
2002 (là 2.926 tỷ đồng), và bằng 162,59% của năm 2001 (1.930 tỷ đồng).
Nguồn vốn uỷ thác của CNLH qua các năm cũng có sự tăng trưởng cả về số
tương đối và số tuyệt đối, năm 2001 là 700 tỷ đồng, năm 2002 lên 850 tỷ đồng
tăng 21,43% so với năm trước, năm 2003 con số này là 900 tỷ đồng tăng 5,88%
so với năm 2002, và 28,57% so với năm 2001. Điều này khẳng định rằng uy tín
của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu
quả. Đồng thời Chi nhánh cũng nắm trong tay danh mục các dự án lớn đang và
sẽ đầu tư, cho nên nhu cầu về vốn là rất lớn, thêm vào đó Chi nhánh cũng thực
hiện tài trợ hoặc đồng tài trợ các dự án có quy mô vốn lớn cần sự hợp tác.
Ngoài ra trong hoạt động của mình CNLH, đã đảm bảo khả năng thanh
khoản, không để tình trạnh thiếu hụt dự trữ hay mất khả năng thanh toán cho
khách hàng, điều này thể hiện quan việc Chi nhánh không phải vay vốn của các
tổ chức tín dụng, các NHTM, hay vay của Ngân hàng Nhà Nước để đáp ứng
nhu cầu dự trữ hay thanh toán của mình
b. Hoạt động Sử dụng vốn
Cũng như các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, hoạt động
của CNLH chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ
trọng lớn nhất và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Trên một địa bàn
tập trung nhiều doanh nghiệp Nhà Nước, và các loại hình doanh nghiệp khác, đã
tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong việc cấp tín dụng, bởi nó vừa an toàn vừa
đảm bảo khả năng thu nợ, cùng các mục tiêu khác của Chi nhánh. Tình hình dư
nợ của Chi nhánh qua các năm được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 04. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Láng Hạ
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Thực hiện +/-

Bình quân
31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003
Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.812 4.037 703,5
Theo thời hạn vay 1.030 1.466 1.515 242,5
- Ngắn hạn 197 501 642 222,5
- Trung hạn và dài hạn 833 965 873 20
Theo loại hình doanh nghiệp 1.030 1.466 1.515 242,5
-Doanh nghiệp Nhà Nước 1013 1382 1210 98,5
-DN ngoài Quốc doanh 14 67 267 126,5
-Cho vay tiêu dùng và cầm cố 3 17 38 17,5
Theo đồng tiền vay 1.030 1.466 1.515 242,5
- Nội tệ 601 1090 1005 202
-Ngoại tệ (quy về VND) 429 376 510 40,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)
Nhìn một cách tổng thể, mức tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh qua các
năm đạt tỷ lệ cao, mức tăng trưởng bình quân là 242,5 (tỷ đồng). Trong đó dư
nợ trung và dài hạn có chiều hướng tăng mạnh, điều này cho chứng tỏ Chi
nhánh đã tập chung có chiều sâu và các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn
vốn dài. Đối với DNNN (Doanh nghiệp Nhà Nước) Mặc dù chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn tín dụng nhưng đang có xu hướng giảm xuống, điều này
là do Chi nhánh đã quan tâm hơn tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một
thị trường rộng lớn, trong tương lai thì đó là khách hàng chủ yếu của Chi nhánh
nói riêng và các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại nói chung. Mặt
khác cho thấy tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ của Chi nhánh cũng có chiều hướng
tăng ngày càng cao, tuy so về số tuyệt đối còn thấp nhưng về tương đối khá cao.
Năm 2003 mức độ cho vay tăng không đáng kể 3,34% so với năm 2002,
47,08% so với năm 2002 là do trong năm có một số hợp đồng cấp tín dụng cho
các dự án trung và dài hạn nhưng chưa giải ngân. Do tách Chi nhánh Bà Triệu
(trực thuộc CNLH) về Chi nhánh Đông Hà Nội làm dư nợ của Chi nhánh giảm
146 (tỷ đồng).

c. Kết quả hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động trên, CNLH còn tiến hành nhiều hoạt động khác
như hoạt động Thanh toán Quốc tế, hoạt động mua bán Ngoại tệ, Công tác Kế
toán- Ngân quỹ và cuối cùng là kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên
tài khoản 946A (Quỹ thu nhập). Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng sau:
Bảng 05. Kết quả hoạt động khác của Chi nhánh Láng Hạ
Chỉ tiêu Thực hiện
31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 +/-
Kết quả tài chính (tỷ đồng)
37,000 48,000 102,000 32,500
Kế toán- Ngân quỹ (tỷ đồng)
64.009 80.000 132.804 34.397
Thanh toán Quốc tế (triệu USD)
152,172 241,000 527,000 187,41
Mua bán Ngoại tệ (triệu USD)
182,000 266,000 362,000 90,000
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)
Qua bảng trên, qua các năm kết quả phản ánh đều có xu hướng tăng
mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Trong các chỉ tiêu trên có chỉ tiêu Thanh
toán quốc tế và mua bán ngoại tệ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kết quả đó là
do Chi nhánh đã tiến hành thanh toán cho một số hoạt động phục vụ xuất nhập
khẩu, mở rộng màng lưới thanh toán (lên 3 Chi nhánh); thứ hai là làm dịch vụ
ngân hàng đại lý cho các ngân hàng bạn trong và ngoài nước. Từ tháng 8 năm
2001 Chi nhánh đã làm đại lý thanh toán kiều hối (đại lý cho ngân hàng ACB và
Western Union- cho ngân hàng Industrial Bank và các ngân hành khác). Riêng
đối với công tác kế toán ngân quỹ, do Chi nhánh làm đầu mối thanh toán cho
hơn 30 ngân hàng trong cả nước (nhất là khu vực Miền bắc) cho nên doanh số
thanh toán bình quân qua các năm đạt rất cao, trung bình đạt 66,51%/năm,
tương đương 92.271 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng chính sách huy động vốn của Chi nhánh NHNo&

PTNT Láng Hạ
2.2.1. Tình hình chung về công tác huy động vốn
Ngân hàng Thương mại hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà
chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, do vậy mà hoạt động huy động vốn luon
được coi là nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi nó quyết
định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. CNLH với vị trí địa lý
thuận lợi, nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà nội, nơi tập trung dân cư đông đúc, tập
trung nhiều tổ chức, doanh nghiệp mức thu nhập bình quân đầu người và tốc độ
phát triển kinh tế vào hàng nhất nhì trong cả nước. Thấy được tầm quan trọng
của của mình, cũng như công tác huy động vốn CNLH đã rất quan tâm và trú
trọng tới hoạt động huy động vốn, coi nguồn vốn huy động là nguồn chính của
Chi nhánh (Chi nhánh không có trong tay lượng vốn chủ sơ hữu mà mình cần
mình, mà phần này thuộc sự quản lý và sử dụng của NHNo Việt Nam). Trải qua
gần 7 năm hoạt động và phát triển, nhất là trong các năm trở lại đây. Mặc dù còn
non trẻ, song Chi nhánh đã thực hiện rất thành công công tác cũng như chính
sách huy động vốn, và đã thu hút được nhiều nguồn khác nhau, giúp Chi nhánh
có vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Năm 1997 tổng lượng vốn hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh là 202 tỷ đồng trong đó lượng vốn huy động chiếm tỷ
trọng là 100%, thì sang năm 1998, tổng lượng vốn hoạt động kinh doanh lên tới
685 tỷ đồng trong đó vốn huy động chiếm 70,80%, còn lại là vốn uỷ thác, giấy
tờ có giá, con số này tường ứng qua các năm 1999, 2000 là 1.131 tỷ đồng, 2000
trong đó vốn huy động chiếm 60,12%, 70,00%. Điều này khẳng định vốn huy
động luôn là nguồn quan trọng bậc nhất cho hoạt động của Chi nhánh Láng Hạ.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, công tác huy động vốn của
Chi nhánh đã có những bước tăng trưởng đáng kể và ổn định, năm sau cao hơn
năm trước
Biểu 01: Tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003
Qua bảng trên ta thấy qua so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh
thì lượng vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng cả về số lượng và chất

lượng. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn hoạt động của Chi nhánh là
73,38% năm 2001, tăng 37,86% so với năm 2000; năm 2002 là 77,70% tăng so
với năm 2001 là 53,47%. Sang năm 2003 tăng 175 tỷ đồng tương đương 5,91%
so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 77,71% trên tổng nguồn vốn, nếu so sáng
với năm 2001 con số này là 1.207 tỷ đồng tương đương tăng 62, 54%.
2.2.2. Các chính sách huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng
Nguồn vốn huy động, có vai trò quan trọng và luôn luôn chiếm tỷ trọng
đáng caotrong tổng nguồn vốn hoạt động của mỗi NHTM nói chung và CNLH
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trải qua quá trình phát triển của mình,
không phải bao giờ và lúc nào hoạt động huy động vốn và những chính sách mà
ngân hàng đưa ra để huy động cung thành công. Bởi nó chịu sự tác động của
ngiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan. Một chính sách phù hợp cho công
tác huy động vốn, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự tổng
hợp, phân tích, đánh giá tất cả mọi yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng cũng như của toàn xã hội.
Thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn cũng như việc xây
dựng chính sách huy động vốn. Trong những năm quan CNLH đã có rất nhiều
những biện pháp, cách thức khác nhau, trong một số trường hợp Chi nhánh kết
hợp với các ngân hàng bạn khác trong cùng hệ thống hoặc trực tiếp với NHNo
Việt Nam thực hiện khuyếch trương, quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng đặt
quan với Chi nhánh, nhất là khách hàng đến gửi tiền, mua trái phiếu hoặc uỷ
thác đầu tư cho ngân hàng.

×