Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.09 KB, 12 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HƯƠNG NAM
1. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán thành phẩm tiêu
thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam
1.1. Ưu điểm
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay với sự mở cửa giao lưu hợp
tác văn hoá giữa các nước thì du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, khách
nước ngoài đến với Việt Nam với nhiều mục đích trong đó có việc tìm hiểu
văn hoá ẩm thực; bên cạnh đó cũng do mức sống của người Việt Nam ngày
một nâng cao hơn nên những nhu cầu như ăn, uống, đi lại không còn chỉ là
"ăn no, mặc ấm" mà giờ đây là "ăn ngon, mặc đẹp". Là một doanh nghiệp
hoạt động trong ngành kinh doanh ăn uống, với đặc thù kinh doanh đó đã tạo
cho công ty những thuận lợi.
Song bên cạnh những điều kiện sẵn có đó, cũng như các doanh nghiệp
khác hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty cũng vẫn phải đảm bảo chế
độ hạch toán kinh tế lấy thu bù chi và có lợi nhuận: Mức lợi nhuận trong sản
xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung có cao hơn các ngành khác, tuy
nhiên cũng chính do đặc điểm loại hình kinh doanh là đồ ăn uống nên phụ
thuộc vào từng mùa nên đã có những lúc sức ép lợi nhuận đã tạo ra những
khó khăn nhất định cho công ty.
Do vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tiến
hành đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện bộ máy của mình nhằm nâng cao
tính hiệu quả, năng động kinh doanh, ổn định và phát triển trong sự thích ứng
cao hơn với môi trường kinh doanh trong điều kiện mới. Trong đó, việc cải
tiến và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm nói
riêng cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh tế của công ty là một vấn đề được đơn vị đặc biệt quan tâm.
1 1
Việc tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán theo hình thức tập trung đã
giúp công ty có kiểm tra chỉ đạo kịp thời các hoạt động kinh tế trong đơn vị.


Công tác kế toán ở công ty luôn đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi,
phương pháp tính toán.
Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức quá trình hạch toán tiêu thụ một cách
linh hoạt, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Thủ tục bán hàng được thực
hiện nhanh chóng, thuận tiện. Hệ thống sổ sách hạch toán thành phẩm và tiêu
thụ thành phẩm được mở chi tiết, đầy đủ, đảm bảo cung cấp thông tin một
cách nhanh chóng, kịp thời.
1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác kế toán nói chung và kế
toán thành phẩm, tiêu thụ còn có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất: Việc theo dõi hàng tồn kho, theo dõi chi tiết số lượng, giá trị
thành phẩm nhập kho ngay trên sổ chi tiết thành phẩm tiêu thụ. Nhưng khi
nhập, xuất kho thành phảm phát sinh, do chưa tính được giá vốn nên chỉ theo
dõi được nhập xuất về mặt số lượng. Đến cuối kỳ, khi lập và tính toán được
giá thành của thành phẩm, thì số liệu về mặt giá trị mới được cập nhật và
chuyển sổ. Hiện nay kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là 6 tháng nên đã xảy ra
tình trạng dồn lại phần lớn công việc vào cuối mỗi kỳ kế toán. Hơn nữa, việc
kéo dài kỳ kế toán khiến công ty không có được những thông tin kịp thời,
nhanh chóng, làm chậm lại tiến độ công việc.
Thứ hai: Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đang rất phát
triển, mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội đều đang áp dụng những
thành tựu mới đó. Thực tế đã cho thấy việc áp dụng công nghệ thông tin vào
công tác kế toán đã đem lại những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên do một số
điều kiện nên công ty chưa thể đưa vào áp dụng; đây chính là điểm mà doanh
nghiệp cần khắc phục để công tác kế toán của doanh nghiệp mình ngày càng
hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển chung.
2 2
Thứ ba: Cơ cấu bộ máy quản lý, phòng ban của công ty gọn nhẹ, tuy
nhiên nếu không có sự phân công công việc rõ ràng thì sẽ dẫn đến chồng
chéo, nhầm lẫn, sai sót gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.
Do vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nói chung đã và
đang là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
2. Hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ
thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Hương Nam, qua tìm hiểu
tình hình thực tế, em nhận thấy được sự tồn tại một vài hạn chế nhất định. Với
kiến thức và tầm hiểu biết có hạn, em chỉ xin đi vào nội dung và đề xuất hoàn
thiện cho 4 vấn đề sau:
2.1. Về kỳ hạch toán
Kỳ hạch toán hiện nay được công ty áp dụng là 6 tháng, như vậy là một
năm chỉ có hai lần thực hiện khoá sổ kế toán, quyết toán, lên cân đối và báo
cáo kết quả. Như vậy so với quy định về kỳ hạch toán 3 tháng 1 lần là chưa
được thực hiện. Hơn nữa, xét về góc độ thông tin quản lý, việc kỳ hạch toán
kéo dài sẽ phần nào làm chậm trễ thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì thế mà trong thời gian tới, việc công ty chuẩn bị đưa vào áp dụng kế
toán máy sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Tính được giá thực tế thành phẩm nhập sớm hơn, giúp công ty có
những quyết định điều chỉnh giá bán, ban giám đốc có thể ra những quyết
định, biện pháp hạ giá thành cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
+ Xác định được số lượng, giá vốn thành phẩm, doanh thu thành phẩm
tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những thông số, chỉ tiêu đạt và vượt
mức kế hoạch đề ra. Từ đó, kịp thời có những biện pháp khen thưởng, khuyến
khích sản xuất lao động, gia tăng động lực làm việc cho cán bộ công nhân
viên.
3 3
+ Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất được tập hợp trong kỳ kế
toán ngắn hơn và sẽ tránh được sự dàn trải chi phí gây lãng phí, nhất là các
chi phí ngoài sản xuất như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh

nghiệp và chi phí bán hàng sẽ tiết kiệm hơn.
2.2. Hệ thống chứng từ và vận dụng tài khoản
a) Đối với chứng từ hạch toán
Việc tiêu thụ đồ ăn tại công ty chủ yếu là bán lẻ, theo quy định tất cả
các trường hợp bán hàng đều phải lập hoá đơn GTGT và giao cho khách hàng
liên 2 (màu đỏ). Nhưng trong một số trường hộp khách hàng không yêu cầu
lấy hoá đơn nên kế toán không lập hoá đơn GTGT mà chỉ lập phiếu thu, trên
phiếu thu thường chỉ phản ánh tổng số tiền thanh toán, không phản ánh số
lượng sản phẩm tiêu thụ, thuế GTGT đầu ra phải thu của người mua. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến khâu hạch toán doanh thu và giá vốn hàng tiêu thụ cũng
như việc xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Do vậy, công ty cần chú ý theo dõi kỹ, tránh tình trạng bỏ sót chứng từ,
hoá đơn. Hoá đơn lập ra cần ghi đầy đủ các yếu tố như giá chưa thuế, thuế
GTGT, giá thanh toán.
b) Về theo dõi và quản lý công nợ
Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết hoạt động tiêu thụ thường liên quan
đến nợ phải thu do khách hàng chưa thanh toán ngay, tuy nhiên, trên sổ theo
dõi công nợ của công ty còn có những khoản phải thu của khách hàng với số
tiền chỉ với vài trăm nghìn nhưng vẫn chưa thu hồi được. Do vậy mà để giải
quyết số nợ này, công ty cần phải tăng cường công tác đối chiếu, tận thu công
nợ đối với khách hàng thanh toán chậm, còn đối với những khách hàng đã
giải thể hay mất khả năng thanh toán thì công ty phải điều tra tận gốc, lấy xác
nhận của khách hàng và chính quyền làm căn cứ để chuyển thành nợ khó đòi.
Công ty cũng nên xem xét việc lập dự phòng các khoản nợ đã quá hạn 2 năm
hoặc tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng khách hàng có nguy cơ mất khả năng
4 4
thanh toán, thời điểm lập là cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo kế
toán.
Dựa vào sổ chi tiết thanh toán nợ phải thu của từng khách hàng, công ty
có thể lập bảng kê những khách hàng nợ quá hạn để xếp vào diện nghi ngờ,

tính toán và lập dự phòng phải thu khó đòi cho từng niên độ theo công thức:
= x
Khoản dự phòng này được lập và theo dõi trên TK 139 – dự phòng phải
thu khó đòi, chi tiết cho từng khách hàng.
Bên nợ: + Sử dụng số dự phòng phải thu khó đòi để xoá nợ
+ Số dự phòng phải thu khó đòi không sử dụng đến được hoàn nhập
Bên có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Dư nợ: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn
Cuối niên độ kế toán, khi xác định được có căn cứ về số dự phòng phải
lập cho niên độ kế toán mới, khi cần lập mới và lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 642: ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 (chi tiết đối tượng): trích lập hoặc lập bổ sung dự phòng
phải thu khó đòi
Khi có dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ kế
toán mới, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 139: số dự phòng được hoàn nhập
Có TK 642: ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hay xoá sổ dự phòng, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112: số tiền thu hồi dược
Nợ TK 139 (chi tiết đối tượng): trừ vào dự phòng (nếu có)
Có TK 642: số thiệt hại còn lại khi xoá sổ
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004 (chi tiết đối tượng): Nợ khó đòi đã xử lý
Với đối tượng đã lập dự phòng nhưng thu hồi được nợ trong niên độ kế
toán mới, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng, ghi:
5 5

×