Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LÝ LUẬN VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ TƯ BẢN TƯ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.08 KB, 10 trang )

LÝ LUẬN VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ TƯ BẢN TƯ NHÂN
I. HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
Từ khi bước vào công cuộc đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được một số thành tựu
đáng kể. Trong đó phải nói đến vai trò của khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã
góp phần đáng kể trong việc tạo ra công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân
sách. Sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực 1/1/2000, kinh tế tư bản tư nhân
phát triển mạnh mẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
trong nước, nâng cao vị thế của Việt Nam lên so với khu vực. Tuy nhiên, xét về
nguồn gốc hình thành và quy mô hoạt động của đại bộ phận doanh nghiệp tư
nhân (DNTN) còn mới, quy mô nhỏ. Vậy trong quá trình hội nhập, kinh tế tư
bản tư nhân nên phát triển như thế nào? Đó là vấn đề cần có những dự báo
đúng đắn để Đảng và Nhà nước có căn cứ khoa học ra các quyết định chủ
trương chính sách cho phù hợp.
Dự báo đúng được xu thế vận động và phát triển của khu vực kinh tế tư
bản tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì cần dựa trên
các luận cứ khoa học. Mà nền tảng tư tưởng của Đảng ta là học thuyết Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; do đó, luận cứ khoa học trước hết phải là lý
luận học thuyết của Mác - Lênin về các thành phần kinh tế.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định sự phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội có thể coi là một quá trình lịch sử tự nhiên. Vì
vậy, sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình khách quan
dưới tác động của những quy luật nhất định và chỉ có thể đánh giá đúng xu thế
vận động của các hiện tượng kinh tế - xã hội khi đặt nó trong quy luật chung của
sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội đó. Trong đó, chúng ta phải xét đến hai
nguyên lý về sự vận động và phát triển cần tính đến khi nghiên cứu xu hướng
vận động của kinh tế tư bản tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Thứ nhất, đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nước ta chưa thể có
ngay lực lượng sản xuất hiện đại với trình độ xã hội hoá cao nên hệ thống quan
hệ sản xuất phù hợp là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng về hình


thức sở hữu. Đó chính là cơ sở khách quan của sự tồn tại của kinh tế tư bản tư
nhân .
Thứ hai, là lý luận về cơ cấu sản xuất kinh tế quyết định cơ cấu xã hội,
giai cấp của xã hội tương ứng và vai trò vị trí của nó. Như ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay, khi kinh tế tư bản tư nhân đang có điều kiện phát triển mạnh thì
tầng lớp chủ doanh nghiệp sẽ có vị trí xứng đáng tương ứng trong cơ cấu xã hội
giai cấp.
Qua học thuyết của Mác - Lênin về các quy luật, nguyên lý về sự vận
động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, ta đem áp dụng và tìm hiểu
thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam.
II. KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm về kinh tế tư bản tư nhân
Nói đến kinh tế tư bản tư nhân là thực chất nói đến khu vực kinh tế tư
bản tư nhân , về quan hệ sở hữu gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư
nhân. Xét về mặt lý luận thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân có
khác nhau về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và bản chất quan hệ sản
xuất. Nhưng trên thực tế, việc phân định rạch ròi ranh giới kinh tế cá thể, tiểu
chủ và kinh tế tư bản tư nhân là không đơn giản. Hai thành phần kinh tế này
luôn có sự vận động, phát triển, biến đổi không ngừng và chịu sự ảnh hưởng của
các yếu tố thời đại, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực sản xuất….
Để có thể hiểu rõ hơn về khu vực kinh tế tư bản tư nhân ta đi tìm hiểu
xem khái niệm của nó là gì? Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế tư hữu mà thu
nhập dựa hoàn toàn vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. Thành phần
kinh tế cá thể được quy định bởi trình độ phát triển thấp và sản xuất nhỏ bé.
Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê lao động, tuy
nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia
đình Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa
trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao
động làm thuê.

Nếu muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về khu vực kinh tế này, chúng ta cần
tìm hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tư bản
tư nhân .
2. Quá trình hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tư bản tư
nhân .
Ngay từ những năm đầu của quá trình hình thành học thuyết của mình,
Mac đã cho rằng chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một
thời kỳ quá độ. Thời kỳ này xét về mặt kinh tế sẽ tồn tại đan xen những kết cấu
kinh tế xã hội khác nhau. Thích ứng với thời kỳ đó là nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần với một cơ cấu xã hội nhiều giai cấp, giai tầng có mâu thuẫn
gay gắt về lợi ích kinh tế, song thống nhất trong mục tiêu vận động. Từ đó
chúng ta phải có những thái độ đúng đắn trong nhìn nhận về kinh tế tư bản tư
nhân và nhận rõ triển vọng phát triển của kinh tế tư bản tư nhân trong cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần.
Ngay sau khi cách mạng tháng tám 1945 thành công, nhận định về vai trò
của kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tuyên bố "…để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công -
thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và
thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới công - thương
trong cuộc kiến thiết này". Sau khi cuộc kháng chiến 9 năm kết thúc , năm
1951, miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế
theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Kinh tế tư bản tư nhân bị hạn chế, bị cải
tạo và dần dần bị xoá bỏ vì nó được coi là "hàng ngày hàng giờ " đẻ ra chủ
nghĩa tư bản nên luôn là đối tượng của cải tạo xã hội chủ nghĩa và không được
khuyến khích phát triển. Sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở nước ta, tại Đại hội
Đảng VI với đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trước hết là đổi mới tư duy với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã thừa nhận "sai lầm trong bố trí cơ
cấu kinh tế" và "trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực
sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một

thời gian tương đối dài". Theo đó thừa nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế tư
bản tư nhân bao gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, tiểu thương, tư sản nhỏ.
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới đã được đề ra từ Đại hội VI, tại Đại hội
Đảng VIII tư tưởng quan điểm và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần đã được khẳng định rõ: lấy việc giải phóng sức sản xuất động viên tối đa
mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, nâng cao hiệu qủa kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân là mục tiêu
hàng đầu trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo cùng các kinh tế khác góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà,
trong đó kinh tế tư bản tư nhân được xác định là thành phần kinh tế quan trọng.
Với quan niệm đó, trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng tạo điều kiện
về kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm làm ăn lâu dài
thông qua việc xúc tiến mạnh mẽ quá trình lập pháp, tạo cơ sở pháp lý cho sự
phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần và kinh tế tư bản tư nhân nói
riêng. Năm 1990 ban hành Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Hiến
pháp 1992 đã ban hành khẳng định vai trò hợp hiến của kinh tế tư bản tư nhân
và tư bản tư nhân. Hiến pháp sửa đổi bổ sung 2001 đã nêu " doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật" và trong 15 năm qua đã liên
tục ban hành và hoàn thiện hệ thống luật dân sự, luật kinh tế và kinh doanh. Đạo
luật doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống rất nhanh tạo ra bước phát triển đột biến
của kinh tế tư bản tư nhân .
Tuy nhiên, không thể phát triển kinh tế tư bản tư nhân một cách độc lập,
không thể vì các khuyết điểm của mô hình phát triển mạnh các doanh nghiệp
quốc doanh kể cả trong nông nghiệp và trong mọi lĩnh vực thì tư nhân hoá hoàn
toàn khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Bởi lẽ, trong một số lĩnh vực doanh
nghiệp tư nhân không muốn kinh doanh do lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn
lâu hoặc họ không thể làm được vì các ngành đó đòi hỏi lượng vốn lớn, trình độ
khoa học công nghệ ví dụ như xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng (điện, nước,
mạng lưới đường giao thông…) phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do

đó, để phát triển được nền kinh tế tổng thể đòi hỏi phải phát triển mạnh khu vực
doanh nghiệp quốc doanh để làm đầu tàu cho nền kinh tế,yểm trợ cho các doanh
nghiệp nhỏ của khu vực kinh tế tư bản tư nhân . Tuy vậy, khu vực doanh nghiệp
Nhà nước chỉ nên tập trung phát triển các ngành mũi nhọn chứ không phải tập
trung sản xuất kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau như
trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp. Trong thời kỳ đó, sự sản xuất dưới sự
chỉ đạo chung thống nhất của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu và kế hoạch.
Chính vì thế dẫn đến sự trì trệ, đói nghèo trong một thời gian tương đối dài sau
khi chúng ta giành được độc lập. Để có thể tăng khả năng sáng tạo cũng như
cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước thực hiện chính sách cổ
phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước chính là đa dạng hoá các hình thức sở
hữu. Điều này khiến cho các doanh nghiệp chủ động kinh doanh với chế độ tự
chịu trách nhiệm bằng lợi ích của chính mình nên phát huy được mọi sự sáng
tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo Đại hội IX, khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã đạt bước mới về hoàn
thiện chính sách, khẳng định cơ cấu kinh tế thị trường nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận quan trọng.
Đại hội đã khẳng định "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế định hướng xây dựng chủ nghĩa cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh". Kinh tế cá thể, tiểu chủ được

×