TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----------------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THẢO PHƯƠNG
LỚP: QH 2016 E KTQT
HỆ: CHÍNH QUY
Hà Nội - Tháng 04 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----------------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG THẢO PHƯƠNG
LỚP: QH 2016 E KTQT
HỆ: CHÍNH QUY
Hà Nội - Tháng 04 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận với đề tài “Chất lượng nguồn lao động
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đài Loan”, em đã nhận được sự hướng
dẫn của các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế, đặc biệt các thầy cô trong Khoa Kinh
tế và Kinh doanh Quốc tế .
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Chi – giảng viễn
hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ em trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ, chỉ dạy
cho em trong suốt quá trình học tập 4 năm đại học về cả kiến thức và kỹ năng.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nghiên cứu để hồn thành khóa luận,
tuy nhiên do hạn chế nhất định nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Hà Nội, tháng 4 năm 2020
Trương Thảo Phương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHẤT
LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ..........................................................7
1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu lao động ......................................................7
1.1.1 Khái niệm .........................................................................................................7
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động .......................................................8
1.1.3 Hình thức xuất khẩu lao động ........................................................................11
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động ..........................................12
1.1.5 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với nước xuất khẩu ................................16
1.1.6 Đặc điểm của xuất khẩu lao động ..................................................................17
1.2 Những vấn đề chung về chất lượng nguồn lao động xuất khẩu .....................19
1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................19
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn lao động xuất khẩu .........................21
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ..................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2010-2019 ..................29
2.1 Tổng quan thị trường lao động xuất khẩu Đài Loan ......................................29
2.1.1 Tổng quan về Đài Loan .................................................................................29
2.1.2 Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan ...............................................33
2.1.3 Chính sách nhập khẩu lao động của Đài Loan ..............................................34
2.1.4 Các quy định đối với lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan ................36
2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan .......38
2.2.1 Quan hệ Việt Nam – Đài Loan ......................................................................38
2.2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan .......40
2.3 Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan ...47
2.3.1 Về yếu tố thể lực ............................................................................................47
2.3.2 Về yếu tố trí lực .............................................................................................49
2.3.3 Về yếu tố ý thức xã hội ..................................................................................51
2.3.4 Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam
trước khi xuất cảnh .................................................................................................55
2.4 Đánh giá chung về chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đài
Loan ........................................................................................................................... 58
2.4.1 Các kết quả đạt được......................................................................................58
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân .....................................................................60
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN ..................................66
3.1. Định hướng về nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu .............................. 66
3.1.1 Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan tới
năm 2030.................................................................................................................66
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ........................67
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của Việt
Nam sang Đài Loan trong thời gian tới..................................................................68
3.2.1 Giải pháp nâng cao hoạt động tuyển chọn và đào tạo, giáo dục định hướng
người lao động xuất khẩu .......................................................................................68
3.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước ..............................................71
3.2.3 Nâng cao công tác quản lý người lao động xuất khẩu của Việt Nam tại Đài
Loan ........................................................................................................................73
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng .............74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................77
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Viết tắt
STT
1
CNSX – XD
Công nhân sản xuất – xây dựng
2
CSNGNB - GVGĐ Chăm sóc người già người bệnh – Giúp việc gia đình
3
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
4
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
5
XKLĐ
Xuất khẩu lao động
ii
STT
1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Số hiệu
Trang
Bảng 1.1 So sánh một số yêu cầu về chất lượng lao động trong nước 20
và lao động xuất khẩu
2
Bảng 2.1 Một số chỉ số kinh tế của lãnh thổ Đài Loan
30
3
Bảng 2.2 Số lượng lao động Đài Loan trong một số ngành nghề cơ
32
bản giai đoạn 2010-2019
4
Bảng 2.3 Lao động Việt Nam tại Đài Loan giai đoạn 2010-2019
41
5
Bảng 2.4 Số lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan theo ngành
45
nghề giai đoạn 2010 - 2019
6
Bảng 2.5 Lao động Việt Nam tại Đài Loan theo độ tuổi và khu vực
46
làm việc năm 2013
7
Bảng 2.6 Tình trạng sức khỏe của Lao động Việt Nam tại Đài Loan 48
giai đoạn 2010 - 2018
8
Bảng 2.7 Cơ cấu lao động Việt Nam chia theo trình độ chun mơn 50
kỹ thuật khi đi xuất khẩu lao động theo nước đến làm việc
năm 2014
9
Bảng 2.8 Số lượng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan giai 52
đoạn 2010 - 2019
10
Bảng 2.9 Tỷ lệ lao động Việt Nam phân theo chuyên môn kỹ thuật 62
2010 - 2019
iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Số hiệu
1
Biểu 2.1
Tên biểu đồ
Tổng lượng lao động nước ngoài tại Đài Loan theo lĩnh
Trang
34
vực giai đoạn 2010 - 2019
2
Biểu 2.2 Lao động Việt Nam tại Đài Loan giai đoạn 2010 - 2019
3
Biểu 2.3
Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam tăng hàng
41
43
năm sang Đài Loan giai đoạn 2010 - 2019
4
Biểu 2.4 Số lao động nước ngoài vi phạm pháp luật tại Đài Loan
54
2010 – 2018
5
Biểu 2.5
Số lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan giai đoạn
2015 – 2019
61
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu hướng tồn cầu hóa, mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của các
quốc gia đã góp phần xóa nhịa dần khoảng cách và ranh giới giữa các quốc gia.
Nhờ vậy màhoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã trở thành một hiện tượng rất
phổ biến và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của nhiều quốc gia.
Việt Nam cũng tích cực tham gia vào xu hướng hội nhập đó. XKLĐ đã và
đang được Nhà nước ta coi là lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, là một bộ phận
của chính sách giải quyết việc làm, cùng với đó là mang lại một khoản thu ngoại tệ
khơng nhỏ. Khơng những vậy, xuất khẩu lao động cịn đem đến cơ hội cho lực
lượng lao động của chúng ta được tiếp xúc, học hỏi tác phong làm việc công nghiệp
cũng như tiếp nhân khoa học kỹ thuật của các quốc gia phát triển hơn. Ngoài ra,
xuất khẩu lao động cũng đem đến những ý nghĩa xã hội to lớn như góp phần tăng
cường tình đồn kết giữa các quốc gia, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam
với bạn bè quốc tế.
Nhận thức sâu sắc lợi ích do lao động xuất khẩu mang lại, từ năm 1980 đến
nay, Nhà nước ta khơng ngừng hồn thiện chính sách về xuất khẩu lao động, mở
rộng thị trường tới nhiều quốc gia, khu vực. Từ chủ yếu xuất khẩu lao động sang
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong những năm 80 của thế kỷ 20, đến nay
chúng ta đã có quan hệ với hơn hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Đài
Loan. Nhiều năm liền thị trường Đài Loan giữ vị trí dẫn đầu trong việc tiếp nhận lao
động của nước ta mặc dù đã có thời điểm Đài Loan đóng cửa với lao động Việt
Nam trong một số ngành nghề. Nguyên do chính xuất phát từ chất lượng nguồn lao
động của nước ta.
Lực lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu phần lớn xuất thân từ nông dân,
được đánh giá là những lao động không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp và
không kỷ luật lao động. Một bộ phận người lao động mắc nhiều sai phạm tại Đài
Loan, ảnh hưởng tới hình ảnh tốt đẹp của lao động Việt Nam. Cho đến những năm
2
gần đây, dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ cịn thấp. Trong khi đó,
nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của Đài Loan vẫn có xu hướng tăng, đặc
biệt là lao động chất lượng có kỹ năng. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu khác như Indonesia, Thái Lan,
Philippines. Vì vậy để tiếp tục nắm giữ thị phần tại Đài Loan, thách thức lớn nhất
trong công tác xuất khẩu lao động của nước ta trong thời gian tới là nâng cao chất
lượng của nguồn lao động đi xuất khẩu.
Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu chất lượng nguồn lao động xuất khẩu sang
Đài Loan, tìm ra những vấn đề cịn tồn đọng để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của
Đảng và Nhà nước là cấp thiết, mang tính lý luận và thực tiễn. Vì vậy, Tác giả lựa
chọn đề tài “Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tài liệu
Đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động và
chất lượng lao động xuất khẩu. Dưới đây là một số đề tài tiêu biểu:
- “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao
động của Việt Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ – Bùi Sỹ Tuấn, Đại học Kinh tế
quốc dân, 2012. Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Phân tích các vấn đề thực tiễn đến hết
năm 2010 và các hạn chế còn tồn tại về chất lượng nguồn nhân lực và nguyên nhân
của những hạn chế đó. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nhằm nâng cao chất
lượng của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động và các điều kiện để
triển khai, ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên đề tài chưa tập trung cụ thể phân tích
về chất lượng của lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan.
- “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động ở Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý – Dương Tuyết
Nhung, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. Đề tài đã khái quát các lý
3
luận về hoạt động xuất khẩu lao động, chất lượng nguồn nhân lục xuất khẩu và hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu. Phân tích tình hình nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của một số nước Đông Nam Á để rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh
nghiệp XKLĐ ở Hà Nội. Chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra những
giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp
XKLĐ ở Hà Nội.
- “Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan”,
Luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại – Dương Thanh Thùy, Trường đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013: luận văn đã hệ thống những cơ sở lý luận về xuất
khẩu lao động, tìm hiểu cung – cầu lao động và các quy định lao động ở Đài Loan.
Tác giả phân tích các chính sách chủ trương của Đảng, Nhà nước về hoạt động xuất
khẩu lao động để chỉ ra tầm quan trọng của lao động xuất khẩu. Tác giả đã đánh giá
các kết quả đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại của thực trạng hoạt động xuất
khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan. Trên cơ sở, tác giả đưa ra một số giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam, trong đó có giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, luận án cũng chưa đi sâu phân tích về chất lượng
nguồn lao động xuất khẩu sang Đài Loan.
- “Labor Migration From VietNam: Issues of Policy and Practice” – Dang
Nguyen Anh, 2008 (Lao động di cư từ Việt Nam: Các vấn đề về chính sách và thực
tiễn, tác giả Đặng Nguyên Anh, nhân viên của Văn phòng Lao động quốc tế khu
vực châu Á của ILO – Tổ chức Lao động quốc tế). Trong tác phẩm, tác giả đã
nghiên cứu những chính sách xuất khẩu lao động của Chính Phủ Việt Nam, thực
trạng của hoạt động xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm, mức lương ở các thị
trường, tình trạng lao động bỏ trốn và các bất cập của doanh nghiệp xuất khẩu lao
động Việt Nam… Quan điểm cốt lõi để nâng cao hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam theo tác giả là Chính phủ cần thực sự chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao
động.
4
- “International Labor Mobility to and from Taiwan”- Yumiko Nakahara,
Kyushu Shangyo University, 2017 (Dịch chuyển lao động quốc tế đến và đi từ Đài
Loan, Yumiko Nakahara, trường đại học Shangyo, 2017). Sách bao gồm các nghiên
cứu về sự di chuyển quốc tế đến và từ Đài Loan của những lao động có và khơng có
tay nghề. Tác giả làm rõ những vấn đề gây tranh cãi khác nhau phát sinh từ sự hiện
diện ngày càng tăng của các lao động nước ngồi ví dụ như chi phí sử dụng lao
động, chính sách của người lao động nước ngồi, sự ảnh hưởng của lao động khơng
có chun mơn đến Đài Loan, xu hướng dịch chuyển của những nhóm lao động này
chỉ ra các hạn chế và đưa ra các giải pháp. Trong sách có đề cập tới thực trạng lao
động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo nghiên cứu về các vấn
đề liên quan đến xuất khẩu lao động, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Những
đề tài này có các cách tiếp cận khác về chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ở các
thị trường khác nhau. Nhưng nhìn chung các đề tài này chưa đi sâu phân tích về
thực trạng chất lượng nguồn lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Do vậy,
đề tài “Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan” là một đề tài mới, chưa có những nghiên cứu hệ thống tại Việt Nam. Trong
quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp việc kế thừa và chọn lọc những thành
tựu các nghiên cứu đã có với các vấn đề thực tiễn hiện nay để đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng của nguồn lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng chất lượng nguồn lao động xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Đài Loan để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đài Loan.
5
3.2
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lý luận về xuất khẩu lao động, chất lượng nguồn lao động xuất
khẩu.
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu sang thị
trường Đài Loan, những chế về chất lượng lao động đi xuất khẩu sang Đài Loan và
những nguyên nhân của hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng lao
động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Đài Loan.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tập trung vào nghiên cứu chất lượng của
lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan trên phạm vi cả nước.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2010-2019,
các định hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng để chỉ ra
mối liên hệ giữa chất lượng lao động xuất khẩu với các yếu tố liên quan. Trong luận
văn có tham khảo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động
xuất khẩu lao động.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp nhằm tập hợp, phân tích số liệu
và thông tin, nhằm thu được những dữ liệu về thực trạng hoạt động xuất khẩu lao
6
động, chất lượng nguồn lao động xuất. Đồng thời tham khảo chọn lọc các kết quả
nghiên cứu trước đó.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống các vấn đề: Khái niệm, nội dung, đặc điểm, các ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn lao động đi xuất khẩu.
- Làm rõ thực trạng chất lượng nguồn lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài
Loan trong giai đoạn 2010-2019.
- Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân đã tới hạn
chế của chất lượng nguồn lao động xuất khẩu
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động hoạt động nâng cao chất
lượng nguồn lao động xuất khẩu sang Đài Loan trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động và chất lượng nguồn lao
động xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2010-2019
Chương 3: Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng lao động xuất của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG
NGUỒN LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu lao động
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay khi thị trường thế giới mở rộng, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực
hóa trở nên mạnh mẽ thì hoạt động XKLĐ càng trở nên phổ biến.
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (International Labour
Organization – ILO) xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước
tiếp nhận và nước giữ lao động, thường là mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung
cầu lao động, về sự phân bổ tài nguyên - địa lí khơng đồng đều và sự phụ thuộc vào
các chính sách quốc gia.
Điều 1, Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 định nghĩa:
Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp
phần phát triển nguồn lực giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay
nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước [9].
Như vậy có thể hiểu, XKLĐ là sự di chuyển lao động quốc tế có mục đích và
được luật pháp cho phép, dựa trên cơ sở những hợp đồng và những hiệp định có
tính chất hợp pháp được sự thống nhất giữa hai quốc gia đưa và nhận người lao
động.
XKLĐ là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, là một hình thức đặc thù của
hoạt động xuất khẩu hàng hóa, trong đó hàng hóa đem xuất khẩu là sức lao động
của người lao động. Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của các
tư liệu cần thiết để ni sống người lao động và gia đình họ, hay nói cách khác là đo
bằng tiền cơng được trả của người lao động. Như vậy, ở đâu hàng hóa được trả cơng
cao hơn thì thị trường được cung ứng.
8
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động
Thứ nhất, do sự biến động về nhu cầu sức lao động.
Nguyên nhân cơ bản gây nên XKLĐ là những biến động về nhu cầu sức lao
động. Nghiên cứu về hiện tượng di dân quốc tế, nhiều lý thuyết về di dân đã được
khái quát, nổi bật nhất là lý thuyết “Lực đẩy – Lực hút” của EG. Ravenstien – nhà
khoa học đóng vai trị mở đường cho việc phát triển lý thuyết di dân, khi ơng phân
tích các dịng dân di cư từ Ailen sang Anh hồi đầu thế kỷ XIX. Ông đã khát quát
nhiều yếu tố tại nước xuất cư như nghèo đói, thất nghiệp, bị tước hết ruộng đất, điều
kiện làm việc không đảm bảo,… gọi là yếu tố lực đẩy và các yếu tố tại nước nhập
cư như môi trường làm việc, thu nhập công nhân cao hơn nông dân, cơ hội việc làm,
cơ hội thăng tiến,… gọi là yếu tố lực hút. Từ đó ơng đưa ra lý thuyết di chuyển sức
lao động quốc tế “Lực đẩy – Lực hút”, nêu rằng các yếu tố “Lực hút” có tầm quan
trọng hơn các yếu tố “Lực đẩy” và đây cũng là nguyên nhân chính khiến người lao
động từ Ailen di cư của sang Anh làm việc. Cho tới nay khi phân tích các nguyên
nhân của xuất khẩu lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì điều này
vẫn cịn ngun giá trị, khi mà nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài, điều kiện
sống và làm việc, thu nhập tại các nước tiếp nhận lao động là những yếu tố “Lực
hút”, là một yếu tố quyết định đến việc xuất cư của người lao động.
Thứ hai, do mất cân đối về số lượng lao động giữa các quốc gia.
Trên thế giới, mức tăng dân số tự nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm
các nước chậm phát triển, đang phát triển và phát triển. Tại các nước phát triển có
tốc độ gia tăng thấp hơn thường ở mức 1%/năm hoặc có thể âm, trong khi đó các
nước đang phát triển có mức gia tăng cao hơn từ 1-2%/năm. Với mức tăng dân số
cao, các nước đang phát triển ln có lực lượng lao động dồi dào hơn.
Ví dụ tại Anh, dân số Anh dự kiến duy trì ở mức 57 triệu dân từ năm 1987
đến năm 2020, tại Italia, dân số dự kiến giảm từ 57 triệu người xuống còn 54 triệu
người vào năm 2020, trong khi đó, tại Việt Nam, dân số dự kiến tăng gần gấp đôi từ
9
62 triệu người lên 121 triệu người vào năm 2020, và với Iran thì tỉ lệ là gần 3 lần từ
50 triệu người lên 131 triệu người vào năm 2020.
Kết hợp với việc dân số tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển đang có xu
hướng già hóa, dẫn đến sự chênh lệch về lực lượng lao động tại các nhóm nước kể
trên, do đó đã tạo ra sự chênh lệch trong trong cung cầu lao động tại các nhóm nước.
Tại các nước phát triển tình trạng khan hiếm lao động xuất hiện (dư cầu lao động),
đặc biệt là lao động trẻ, trong khi tình trạng thiếu hụt việc làm tại các nước đang và
chậm phát triển đang diễn ra khiến dư thừa lao động (dư cung lao động), thúc đẩy
sự di chuyển lao động, chủ yếu là lao động giản đơn, từ các nước đang và chậm
phát triển sang các nước phát triển. Đây cũng là sự phân chia lại lao động quốc tế.
Thứ ba, do sự tăng thu nhập và nâng cao trình độ chun mơn cho
người đi lao động ở nước ngoài.
Xét trên phương diện vi mô, sự tăng thu nhập là cho bản thân người đi làm
việc tại nước ngồi và gia đình họ, cũng như các doanh nghiệp XKLĐ; còn xét trên
phương diện vĩ mơ thì nó làm tăng thu ngoại tệ và tăng thu ngân sách cho nhà nước.
Người lao động dưới động cơ về thu nhập sẽ tìm kiếm việc làm ở những nơi có cơ
hội việc làm và thu nhập cao hơn, ở đây là các quốc gia tiếp nhận lao động có nền
kinh tế phát triển. Cịn doanh nghiệp dưới động cơ về lợi nhuận sẽ giúp đỡ người
lao động tìm kiếm việc làm, ký kết hợp đồng với chủ lao động có nhu cầu và hồn
thiện các thủ tục pháp lý để đưa người lao động ra nước ngồi làm việc. Từ đó cũng
tăng thêm nguồn ngoại tệ, tăng thu thêm ngân sách cho nhà nước. Theo Quỹ tiền tệ
Quốc tế (IMF), chỉ riêng số tiền gửi về các nước Nam Mỹ của các lao động làm việc
tại Mỹ đã đạt 32 tỷ USD. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho biết, lao
động ở các quốc gia thuộc Châu Á – Thái Bình Dương gửi về nước 30 tỷ USD thu
nhập từ việc làm ở nước ngoài hàng năm. Các chuyên gia về xuất khẩu lao động
động khẳng định số tiền thực tế gửi về các nước cịn cao hơn nhiều so với những
thống kê chính thức.
10
Hơn nữa, ngoài những ý nghĩa về mặt kinh tế thì xuất khẩu lao động cịn
giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo cho người lao động cơ hội tiếp
cận, học tập tác phong làm việc chuyên nghiệp từ các nước có nền kinh tế, sản xuất
phát triển. Cùng với đó, các nước xuất khẩu lao động có thêm những cơ hội phát
triển giao dịch thương mại và đầu tư.
Thứ tư, do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Đây là một nguyên nhân tất yếu cơ bản dẫn đến hoạt động xuất khẩu lao
động. Thế giới đã được phân chia thành các nhóm nước phát triển, đang phát triển
và chậm phát triển do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Sự chênh lệch đó ngày càng tăng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia
ngày càng sâu sắc.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các nước phát triển
đã có những cải tiến mạnh mẽ trong các lĩnh vực tự động hóa và cơ khí hóa. Q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra nhanh, từ đó nâng cao năng lực
sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế, dẫn đến hiện tượng ở nhiều lĩnh vực, ngành
nghề, lực lượng lao động trong nước khơng đủ số lượng để duy trì và phát triển tiếp
tục mà phải tiếp nhận lao động từ nước ngồi. Thêm vào đó, tại các quốc gia có nền
kinh tế phát triển, người dân có mức sống rất cao, phúc lợi xã hội tốt; hơn nữa trình
độ nguồn lao động xét trên bình diện chung đều ở mức cao cấp, dẫn đến nhiều
người dân tại các quốc gia này có tâm lý khơng muốn làm một số cơng việc lao
động chân tay, giản đơn hay những công việc gây độc hại cho sức khỏe. Trái ngược
lại, tại các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, mức tiền cơng lao động ở
mức thấp và rất thấp, tình trạng dư thừa lao động thường xuyên xảy ra do nền kinh
tế kém phát triển không tạo đủ công ăn việc làm, từ đó nảy sinh nhu cầu cung ứng
lao động cho các nước đang thiếu nhân lực đặc biệt là nhân lực trẻ và có mức cơng
lao động cao hơn. Trên cơ sở đó, cung và cầu lao động gặp nhau đã trở thành một
trong những nguyên nhân quan trọng xuất hiện hoạt động XKLĐ.
11
1.1.3 Hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động
và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo quy định của Nhà nước. Có
nhiều cách để phân loại hình thức xuất khẩu lao động.
Phân loại theo văn bản Nhà nước:
Hình thức đi tập thể: Hình thức này được thực hiện thơng qua các nhà thầu
của nước XKLĐ thắng thầu hoặc trúng thầu các công trình ở nước ngồi. Sau khi đã
thỏa thuận hợp đồng về điều kiện sinh hoạt như ăn, ở, làm việc, các chi phí khác
liên quan đến lao động thì hai bên thực hiện theo hợp đồng. Lao động làm việc
trong một thời hạn nhất định.
Hình thức đi theo cá nhân: Hình thức này do các tổ chức sự nghiệp có giấy
phép XKLĐ được phép đưa lao động đi làm việc tại nước ngồi. Đây là hình thức
phổ biến hiện nay. Các doanh nghiệp sẽ phải tổ chức các khóa đào tạo cho người
lao động về ngôn ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức cần thiết. Các doanh nghiệp
XKLĐ không trực tiếp quản lý những đối tượng lao động này mà là nhiệm vụ của
các đơn vị tiếp nhận lao động tại nước ngoài.
Phân loại theo địa lý biên giới giữa các quốc gia:
Xuất khẩu tại chỗ: Người lao động không cần phải ra ngồi lãnh thổ của
quốc gia mình. Hiện nay, hình thức này chủ yếu là gia cơng cho nước ngồi, có
nghĩa là sử dụng nhân lực gia cơng chế biến sản phẩm bán thành phẩm theo yêu cầu
của bên nước ngồi để tạo cơng ăn việc làm ngay trong nước. Hiện nay, XKLĐ tại
chỗ rất phổ biến tại các khu vực có đầu tư nước ngồi, các khu vực sản xuất phục vụ
xuất khẩu, các khu công nghiệp, chế xuất hay cho các cơng ty có vốn đầu tư nước
ngoài.
Xuất khẩu lao động ra ngoài nước: Đây là hình thức đưa người lao động ra
nước ngồi thơng qua các hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động ở
nước ngoài. Người lao động phải sang tận bên nước đó làm việc. Người lao động
12
phải trở về nước khi đến hạn kết thúc hợp đồng. Đây là hình thức phổ biến và áp
dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Trong đề tài nghiên cứu XKLĐ có sự dịch chuyển qua biên giới
Phân loại lao động theo loại hình lao động:
Cơng nhân nhà máy: Là thợ làm việc trong các nhà máy như cơ khí; dệt may;
chế biến thực phẩm; điện tử; luyện kim có trình độ tự động và chun mơn hóa cao.
Hầu hết các chủ sử dụng đều địi hỏi người lao động phải có sức bền bỉ để làm việc
với cường độ cao, thành thạo tay nghề và có ý thức kỷ luật nên những cơng nhân
này được tun chọn với quy trình chặt chẽ.
Lao động làm trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động đòi hỏi sức khỏe,
thể lực tốt, chịu đựng được sóng gió biển và có kinh nghiệm làm việc. Công việc
này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, rủi ro từ lúc rời bến đến lúc tàu về.
Công nhân xây dựng: Đây là hình thức lao động nặng nhọc, làm việc ngồi
trời. Cơng nghệ xây dựng và máy móc khá hiện đại, q trình làm việc được chun
mơn hóa cao, đòi hỏi người lao động phải chấp hành kỷ luật nghiêm khắc.
Lao động giúp việc gia đình: Yêu cầu phần lớn là lao động nữ, địi hỏi phải
có ngoại ngữ tốt để có thể hàng ngày giao tiếp với đối tượng phục vụ và phải sử
dụng thành thạo các dụng cụ sinh hoạt.
Lao động chăm sóc người già, người bệnh: Thường yêu cầu lao động nữ, lao
động đòi hỏi phải có ngoại ngữ tố để giao tiếp với người bệnh. Có chứng chỉ nhất
định về y tá, hộ lý, sử dụng thành thạo các dụng cụ sinh hoạt và y tế của họ.
1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động
Hoạt động XKLĐ của mỗi quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố. Cụ
thể như sau:
·
Sự cạnh tranh trên thị trường.
Sự cạnh tranh trong XKLĐ khơng chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp XKLĐ
mà nó còn thực hiện ngày càng gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu lao động vì
13
những lợi ích đáng kể mà nó đem lại cho nền kinh tế, do đó ngày càng có nhiều
quốc gia tham gia vào lĩnh vực này. Một quốc gia sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh
mạnh mẽ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới khi thực hiện hoạt
động này. Khi càng có nhiều nước tham gia vào hoạt động này thì mức độ cạnh
tranh càng cao, dẫn tới việc xuất khẩu lao động tới thị trường đó càng thấp và
ngược lại. Bên cạnh đó, các nước tiếp nhận lao động đặt ra những yêu cầu cao về
chất lượng lao động, đặc biệt về công nghệ thơng tin, cùng với đó là quản lý và siết
chặt hơn các chính sách nhập cư khiến áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhất là
đối với các nước mới tham gia thị trường.
Sự cạnh tranh giữa các quốc gia thể hiện ở chính sách của Nhà nước đối với
vấn đề XKLĐ, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong lĩnh vực này, tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp XKLĐ có điều kiện hơn trong cạnh tranh quốc tế. Các
chính phủ khơng cịn đứng ngồi cuộc đối với các hoạt động XKLĐ của các doanh
nghiệp mà ngày càng can thiệp và quan tâm hơn về mặt quản lý nhà nước và chính
sách theo hướng đưa hoạt động XKLĐ đi vào khuôn khổ pháp luật
Quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động nói riêng
ln chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trường thế giới. Đối với các quốc gia chậm
phát triển và đang phát triển, khi tốc độ tăng dân số nhanh, nhưng nền kinh tế thì
chậm phát triển tất yếu dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, do đó họ cần bổ sung
nguồn thu ngân sách, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đầu tư mở rộng sản xuất
đặc biệt là những ngành cần nhiều lao động, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động, mặt khác xuất cư lao động ra nước ngoài làm việc. Bên cạnh đó, tại
các quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc độ tăng dân số
thấp, tỉ lệ dân số già cao, lao động trong nước khơng đáp ứng nhu cầu dẫn đến tình
trạng thiếu hụt lao động, thu nhập, tiền lương, tiền công của lao động tại các quốc
gia này có xu hướng tăng cao. Chính vì các lý do đó, như một tất yếu khách quan,
hoạt động XKLĐ đã diễn ra, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của các quốc
14
gia trên thế giới. Khi đó, quy luật cung – cầu của thị trường lao động quốc tế tác
động mạnh mẽ vào hoạt động XKLĐ của các quốc gia, đây là nhân tố quan trọng
quyết định số lượng, giá cả (tiền lương) cũng như cách thức tuyển dụng hoặc cung
ứng lao động của các doanh nghiệp XKLĐ. Khi có sự thiếu hụt lao động ở một
quốc gia hay lĩnh vực nào đó, ngay lập tức tiền lương được tăng cao để thu hút nhân
lực vào làm việc. Đồng thời lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng tăng lên và thu
hút nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư nguồn lao động vào các khu vực này. Cùng
với đó, quy luật cung – cầu trên thị trường lao động quốc tế cũng đẩy mạnh việc
tuyển lựa nguồn lao động chất lượng, thúc đẩy những doanh nghiệp XKLĐ cung
ứng nguồn lao động đảm bảo, uy tín, đồng thời loại bỏ những lao động không đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động, những doanh nghiệp XKLĐ khơng đảm
bảo uy tín trong cung ứng dịch vụ của mình trên thị trường lao động.
Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.
Chất lượng nguồn lao động là nhân tố chính ảnh hưởng tới hoạt động xuất
khẩu lao động và mức độ cạnh tranh giữa các nguồn lao động trên thị trường lao
động quốc tế. Khi nhu cầu tiếp nhận lao động ở nhiều quốc gia ngày càng tăng, thủ
tục xuất, nhập lao động ngày càng được chuẩn hóa thì nhân tố quyết định cịn lại là
chất lượng nguồn lao động. Chất lượng lao động được đánh giá thơng qua các tiêu
chí cơ bản như: sức khỏe, ngoại ngữ, trình độ chun mơn, kỹ năng, thái độ, kỷ luật
làm việc… Chất lượng lao động của một quốc gia được đánh giá cao sẽ dễ dàng
hơn trong việc xuất cư lao động ra nước ngoài và ngược lại, một quốc gia sẽ khó có
thể xuất cư lao động nếu chất lượng nguồn lao động bị đánh giá thấp.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ có những địi hỏi và u cầu cao hơn đối với
người lao động về chất lượng, trình độ, kỹ năng, chuyên môn và kiến thức để làm
việc trong môi trường khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, việc
đưa nguồn lao động có trình độ, kỹ năng và chuyên môn sẽ vừa tạo cơ hội cho lao
động vào được các thị trường lao động khó tính (thị trường chỉ tiếp nhận lao động
15
có trình độ, chun mơn), vừa đảm bảo nguồn thu nhập cao, công việc ổn định và vị
thế làm việc ở nước ngoài cho người lao động.
Yếu tố Pháp luật, chính trị của các quốc gia xuất khẩu – tiếp nhận lao
động.
Hoạt động XKLĐ chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của mơi trường
chính trị và pháp luật của các quốc gia xuất, nhập khẩu lao động, cùng luật pháp
quốc tế. Để hoạt động XKLĐ có thể diễn ra thì giữa hai quốc gia phải có các văn
bản pháp luật quy định về việc cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
lao động thì. Hoạt động này không chỉ liên quan đến một cá nhân, mà liên quan đến
nhiều người, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung ứng lao động, vì thế quản lý xuất
khẩu lao động phải tuân thủ những chính sách, quy định, những quy luật của quản
lý kinh tế và những quy định về quản lý nhân sự của nước xuất và nhập khẩu lao
động, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó là các kế hoạch, nhận định và định hướng của các quốc gia, nhất
là các quốc gia nhập khẩu lao động cũng tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu lao
động. Đây là lĩnh vực liên quan đến kinh tế và con người giữa các quốc gia, do đó
khơng thể tách rời vấn đề chính trị và quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia đó. Nếu
một quốc gia nhận định hoạt động nhập khẩu lao động có thể ảnh hưởng tới sự ổn
định chính trị, trật tự xã hội thì có thể sẽ tác động làm giảm lao động nhập vào quốc
gia mình. Ngược lại, một quốc gia có thể đẩy mạnh việc tiếp nhận lao động nếu
trong kế hoạch phát triển quốc gia khuyến khích tiếp nhận lao động nước ngoài,
đồng thời mở rộng cơ hội với các quốc gia xuất khẩu lao động có liên quan. Việc
xuất khẩu lao động gắn liền với con người của một quốc gia, có ý chí, suy nghĩ và
hoạt động vì lợi ích của quốc gia đó, cho nên nếu khơng có sự tơn trọng và bình
đẳng về mặt chính trị, dân tộc thì khơng thể có sự di chuyển sức lao động giữa các
quốc gia.
16
1.1.5 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với nước xuất khẩu
Tạo việc làm cho người lao động
“Việc làm” được hiểu là những hoạt động tạo ra giá trị lợi ích mà khơng vi
phạm pháp luật.
Đối với nhiều quốc gia, giải quyết việc làm cho lao động mới hàng năm là
một thách thức. Tình trạng phổ biến đang diễn ra là tốc độ gia tăng việc làm mới
không đáp ứng kịp với số người mỗi năm bước vào tuổi lao động, chưa kể đến các
doanh nghiệp, nhà máy trong nước bị phá sản dẫn đến thiếu việc làm.
Đưa người lao động đi xuất khẩu là giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm
cho cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, giảm tỷ lệ thất nghiệp và
tiết kiệm được vốn đầu tư trong nước.
Tăng thu nhập cá nhân và tích lũy cho đất nước.
Người đi XKLĐ thường sẽ có mức thu nhập cao hơn so với làm việc trong
nước. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các nước trong cùng một lĩnh vực thường là
động lực thu hút lao động của nhiều nước khác nhau hướng tới. Số tiền do XKLĐ
đem lại mang ý nghĩa to lớn đối với bản thân người lao động cùng gia đình họ và cả
các nước xuất khẩu, vì đây là một khoản thu ngoại tệ về XKLĐ của quốc gia nói
chung. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng thêm lợi nhuận từ
nguồn tiền này, tạo việc làm và thu nhập cho khơng ít cán bộ cơng nhân viên trong
doanh nghiệp.
Góp phần tăng thu nhập quốc gia.
Xuất khẩu lao động đang đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước XKLĐ, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và giúp rút ngắn khoảng cách
giàu - nghèo giữa các nước. XKLĐ đã và đang được coi là một chính sách trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Thông thường, người lao động sau
khi về nước sẽ sử dụng thu nhập để tái đầu tư, sản xuất kinh doanh như thế vừa giải
quyết cơng ăn việc làm và góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
17
Nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động.
Lao động thường từ các nước đang phát triển, còn thua kém các nước phát
triển về phương thức sản xuất, quản lý… Các nước tiếp nhận lao động thường có
trình độ phát triển cao hơn mà vì vậy khi lao động đi làm việc tại các nước này sẽ
có cơ hội tiếp cận với cơng nghệ phát triển hơn, có điều kiện nâng cao trình độ
chun mơn, ngoại ngữ và học kinh nghiệm, tác phong công nghiệp tiên tiến. Điều
này vừa có lợi cho bản thân người lao động sau khi về nước nói riêng vì họ có kỹ
năng tốt hơn so với các lao động, lại có lợi cho thị trường lao động nói chung, vì tạo
ra được sự cạnh tranh và động lực để các lao động khác cùng phát triển.
1.1.6 Đặc điểm của xuất khẩu lao động
XKLĐ là một hoạt động đặc thù trong quan hệ kinh tế quốc tế, không
thể tách rời khỏi sự phát triển kinh tế xã hội. Về mặt kinh tế, ở nhiều quốc gia,
XKLĐ trở thành là một giải pháp để giải quyết việc làm, nguồn thu của người lao
động góp phần tăng thu ngân sách của nhà nước cũng như lợi nhuận của doanh
nghiệp XKLĐ. Sức lao động được coi là một hàng hóa đặc biệt và chịu sự tác động
điều tiết của quy luật thị trường. Chất lượng của người lao động cao, có năng suất
lao động tốt sẽ càng đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và càng được thị trường nước
ngồi đón nhận. Về mặt xã hội của XKLĐ được thể hiện ở chỗ người lao động có
khả năng tư duy và làm chủ bản thân, mang trong mình các đặc điểm về đạo đức,
văn hóa, tập qn… của một quốc gia cũng được di chuyển cùng lao động xuất
khẩu. Vì thế các chính sách về XKLĐ phải kết hợp hài hịa với các chính sách xã
hội, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của người lao động và các quốc gia
tham gia.
XKLĐ đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà nước. Nhà nước có vai trị
quan trọng và khơng thể thiếu trong hoạt động XKLĐ của một quốc gia. Nhà nước
cần phải đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cho người lao động, quyền lợi của các
đợn vị tham gia và hoạt động XKLĐ, đặc biệt là duy trì phát triển quan hệ hợp tác
với các nước tiếp nhận lao động.