Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp kinh nghiệm thế giới và bài học đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp:
Kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.Ts Nguyễn Việt Khôi

Chữ ký:___________

Giảng viên phản biện:

Chữ ký:___________

Sinh viên thực hiện: Phạm Anh Đức
Lớp: QH2017E KTQT CLC 1
Hệ: Chất lượng cao

Hà Nội, tháng 11 năm 2020


ĐẠI HỌC KINH TẾ-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp:
Kinh nghiệm thế giới và bài học đối với Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.Ts Nguyễn Việt Khôi


Chữ ký:____________

Giảng viên phản biện: ........................

Chữ ký:____________

Sinh viên thực hiện: Phạm Anh Đức
Lớp: QH2017E KTQT CLC 1
Hệ: Chất lượng cao


LỜI CẢM ƠN VÀ CAM ĐOAN
Lời cảm ơn
Để có thể hồn thành bài khóa luận kết thúc khóa học này, bằng tình cảm
chân thành, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Kinh Tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội trong suốt 4 năm học đã tạo điều kiện cho em có mơi
trường học tập tốt, những kỹ năng cần thiết, những người bạn và những kinh
nghiệm sống quý báu trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn em là PGS.Ts
Nguyễn Việt Khơi đã giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu và trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em xin
bày tỏ lịng cảm ơn tới thầy cơ trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế,
những người bạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập
và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan : Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp: Kinh nghiệm thế giới và bài
học đối với Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, khơng sao
chép của bất cứ ai. Mọi số liệu sử dụng trong bài đã được dẫn nguồn đầy đủ.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình!

Sinh viên
Phạm Anh Đức


DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 2
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 4
7. Bố cục của đề tài .................................................................................................. 5
NỘI DUNG..................................................................................................................... 5
Chương I Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. ............................................... 5
1.1 Tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh. .................................................. 5
1.2 Tình hình nghiên cứu về tái cơ cấu doanh nghiệp. ........................................... 7
1.3 Khoảng trống nghiên cứu: ................................................................................. 9
Chương II: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tái cơ cấu
doanh nghiệp. .............................................................................................................. 9
1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh ................................................................................. 9
1.1 Cạnh tranh là gì?............................................................................................. 9
1.2 Năng lực cạnh tranh là gì? ............................................................................ 10
1.3 Năng lực cạnh tranh quốc gia. ...................................................................... 11
1.4 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ....................................................... 14
2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu. ............................................................................... 17
2.1 Tái cơ cấu ..................................................................................................... 17

2.2 Tái cơ cấu doanh nghiệp............................................................................... 18
2.3 Sự khác biệt giữa tái cơ cấu và tái cấu trúc .................................................. 18


2.4 Phân loại tái cơ cấu....................................................................................... 19
2.5 Tại sao phải tái cơ cấu doanh nghiệp? ......................................................... 21
2.6 Những nguyên tắc quan trọng trong tái cơ cấu doanh nghiệp. ..................... 21
2.7 Nguyên nhân khiến tái cơ cấu doanh nghiệp thất bại................................... 22
Chương III: Kinh nghiệm thế giới và thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
................................................................................................................................... 23
1.Kinh nghiệm thế giới về tái cơ cấu doanh nghiệp. ............................................. 23
1.1 Những bài học thành cơng............................................................................ 23
1.2 Những bài học thất bại vì không tái cơ cấu doanh nghiệp. .......................... 27
1.3 Những bài học thất bại vì tái cơ cấu sai cách. .............................................. 31
2.Thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia. .......................................................... 32
2.1 Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt. .................................... 32
2.2 Hệ số tín nhiệm quốc gia .............................................................................. 35
2.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam ..................................... 37
3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. ................................... 41
3.1 Về vốn .......................................................................................................... 41
3.2 Về trình độ khoa học công nghệ ................................................................... 42
3.3 Về nhân lực................................................................................................... 42
3.4 Về hoạt động nghiên cứu thị trường và chọn thị trường mục tiêu ............... 42
3.5 Về chiến lược kinh doanh............................................................................. 43
3.6 Về chiến lược phân phối............................................................................... 43
3.7 Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới .................................................. 44
4.Cơ hội và thách thức ........................................................................................... 44
4.1 Cơ hội ........................................................................................................... 44
4.2 Thách thức .................................................................................................... 46



Chương IV: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh
tranh quốc gia và tái cơ cấu doanh nghiệp. ............................................................... 48
1.Bài học rút ra từ kinh nghiệm thế giới. ............................................................... 48
2. Những định hướng cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho
Việt Nam ................................................................................................................ 49
2.1 Định hướng cải thiện môi trường kinh doanh .............................................. 49
2.2 Định hướng cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. .................................... 50
3.Một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho
Việt Nam. ............................................................................................................... 52
4. Đề xuất mơ hình tái cơ cấu hiệu quả. ................................................................ 54
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 59


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

GCI

Global Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh
tranh toàn cầu)

GCR

Global Competitiveness Report (Báo cáo năng lực cạnh
tranh toàn cầu)


WEF

World Economic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới)

CTO

Chief Technology Officer (Giám đốc công nghệ)

CDO

Chief digital officer (Giám đốc kỹ thuật số)

WTJ

Wall Street Journal (Tạp chí Phố Wall)

TFP

Total factor productivity(Năng suất đa yếu tố)

CMCN 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0

CEO

Chief Executive Officer (Tổng giám đốc điều hành)

FTA


Free trade agreement (Hiệp định thương mại tự do)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 3.2.1: Báo cáo mơi trường kinh doanh

34

Hình 3.2.3: Chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu của ASEAN

37

Hình 3.2.4: Đánh giá chi tiết 12 trụ cột năng lực cạnh tranh.

38

Hình 4.3: Mơ hình McKinsey 7-S

65

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi và trở thành
một bộ phận tích cực của nền kinh tế tồn cầu. Năm 2020, mặc dù dịch
bệnh giáng một cú mạnh nên nền kinh tế thế giới, nhưng nền kinh tế Việt
Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, mức sống và thu nhập của người dân được
nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, và ngày càng trở thành một trong những
điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam càng ngày càng ký kết được những hiệp
định quan trọng, mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp
trong nước, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ ra vô số những thách thức,
những vấn đề nội tại, mức thu nhập bình quân, năng lực cạnh tranh vẫn
còn thấp ngay cả với các nước “hàng xóm” trong khu vực. Khơng chỉ thế,
những diễn biến và thay đổi của mơi trường bên ngồi như dịch bệnh hay
chiến tranh thương mại,... vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Những bất
ổn kinh tế vĩ mơ vẫn cịn đó làm cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam rất mong manh.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cùng
với những biến chuyển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới như công nghệ
thay đổi nhanh chóng, phân cực chính trị và sự phục hồi kinh tế mong
manh thì tái cơ cấu doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp và thúc
đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia. Đây là vấn đề cấp thiết với
mọi doanh nghiệp trên thế giới chứ không chỉ Việt Nam, nếu muốn phục
hồi nhanh sau khủng hoảng, nhanh chóng trở lại đường đua để kịp thời
nắm bắt các cơ hội mà thời kỳ hội nhập kinh tế mang lại thì tái cơ cấu là
phương pháp mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.


2


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Năng lực cạnh tranh Việt Nam nói chung và của các doanh
nghiệp của Việt nói riêng.
Phạm vi:
- Nội dung: Năng lực cạnh tranh quốc gia và các doanh nghiệp thông
qua việc tái cơ cấu.
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: 2018-2020
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia và của các doanh
nghiệp Việt, phân tích những nhân tố thuận lợi và những nhân tố cản trở
năng lực cạnh tranh để có căn cứ đề xuất những giải pháp chung và kiến
nghị các mơ hình tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, các mơ hình tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp từ đó
đưa ra phương hướng, giải pháp
Phân tích, đánh giá, so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam so
với các nước trong khu vực và thế giới. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong đó đặc biệt là tập trung
vào phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua tái cơ cấu.

3



4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp thơng tin, phân tích
định tính nhằm đưa ra cái nhìn khách quan về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam.

5. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện để trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đang ở đâu so với khu
vực và thế giới?
2. Tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ giúp ích thế nào để cải thiện năng lực
cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?
3. Kinh nghiệm thế giới về tái cơ cấu doanh nghiệp?
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn được thực hiện với mong muốn có những đóng góp chủ
yếu sau:
- Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc từ các tài liệu có liên quan, tác
giả muốn đóng góp và hồn thiện các hệ thống luận cứ khoa học về
năng lực cạnh tranh của quốc gia và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường, mở cửa
và hội nhập sâu rộng về kinh tế.
- Từ những số liệu thực tiễn, luận văn sẽ đi sâu phân tích, đánh giá
thực trạng năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, dự
báo những cơ hội, thách thức đang chờ đón doanh nghiệp Việt
trong bối cảnh đầy biến động sắp tới.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi cùng với một số
mơ hình tái cơ cấu doanh nghiệp được đánh giá cao nhằm không

4



ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh
tranh các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Chương 3: Kinh nghiệm thế giới và thực trạng năng lực cạnh tranh của
Việt Nam.
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, năng
lực cạnh tranh quốc gia và tái cơ cấu doanh nghiệp.
NỘI DUNG
Chương I Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
1.1 Tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh.
● Ths. Bùi Văn Thành (2007), “Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
Bài viết đã đưa ra những cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh
quốc gia vào thời điểm 20 năm sau đổi mới. Bài viết đã phân tích được
những hạn chế cịn tồn đọng và đưa ra những giải pháp để nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia.
● Lê Thị Ngọc Thúy(2008), “Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu
của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Bài nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia, năng

5



lực cạnh tranh doanh nghiệp. Phân tích và chỉ ra thực trạng, các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế. Chỉ ra những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam thời điểm năm 2008.
● Nguyễn Xuân Sinh (2005), “Năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
Bài viết đã phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp cho Chính phủ và các doanh nghiệp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát và hội nhập triển nền
kinh tế một cách bền vững và thành công.
● Wen-jen Hsieh,∗ Nguyen Quoc Te, Dinh Phi Ho, Doan Thanh
Hai, Tran Kim Dung, Nguyen Huu Lam, Nguyen Trong Hoai and
Min-Ching Hong(2004); “An Analysis of National Competitiveness:
The Perspective from Vietnam”; Asia Pacific Management Review.
Bài báo này đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam
bằng cách kết hợp dữ liệu cứng được thu thập và dữ liệu mềm khảo sát từ
năm hạng mục, bao gồm hiệu quả kinh tế, phát triển công nghệ, nguồn
nhân lực, năng lực quản lý và năng suất. Các tiêu chí được lựa chọn để
xác định đầy đủ từng loại và được định lượng bằng cách sử dụng dữ liệu
thu thập được. Dữ liệu sau đó được chuẩn hóa và kết hợp để tạo ra chỉ số
năng lực cạnh tranh.

6



● Đỗ Kim Chi (2004), “Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Quốc gia Hà Nội
Bài nghiên cứu đã đưa ra những lý luận về cạnh tranh và cạnh
tranh xuất khẩu, phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt,
tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất
khẩu giai đoạn 1991-2002 và đánh giá tổng quan về năng lực cạnh tranh
xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để
nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của nước ta trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
1.2 Tình hình nghiên cứu về tái cơ cấu doanh nghiệp.
● Đỗ Tiến Long(2013), “Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam”, Đại học
Kinh tế-ĐHQGHN.
Dựa trên những kinh nghiệm bản thân đúc kết qua quá trình tư vấn
quốc tế, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp Việt cùng với các nghiên cứu về
tái cơ cấu, tác giả đã đưa ra được thực trạng và mô hình tái cơ cấu doanh
nghiệp phù hợp ở Việt Nam, chỉ ra những khó khăn mà lãnh đạo doanh
nghiệp phải đối mặt trong quá trình tái cơ cấu và vai trò của lãnh đạo
doanh nghiệp để tái cơ cấu thành công.
● TS. Vũ Thành Tự Anh, “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trò của các doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nội địavà tập trung phân tích vào mơ
hình tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam trong mối quan hệ so sánh
với mơ hình tương tự ở một số quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam
Á, Châu Phi và Châu Mỹ - Latinh. Bài viết cũng trình bày một số kết quả
của chương trình cổ phần hóa ở Việt Nam và đề xuất một số chính sách
cần thực hiện để có thể tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

7



● James Zhan and Terutomo Ozawa (2001), “Business Restructuring in
Asia: Cross-Border M&As in the Crisis Period”, COPENHAGEN
BUSINESS SCHOOL PRESS.
Bài viết này này đề cập đến một vấn đề nóng bỏng về phân tích
chính sách xoay quanh hành vi của doanh nghiệp đa quốc gia: Làn sóng
sáp nhập và mua lại hậu quả của người châu Á Khủng hoảng năm 1997.
Các tác giả đã ghi lại bằng chứng, phân tích nguyên nhân và nêu ra hậu
quả của việc mua bán và sáp nhập tăng đột biến.
● Mercedes Delgado , Christian Ketels , Michael E. Porter và Scott
Stern(2012), “The Determinants of National Competitiveness”,
National Bureau of Economic Research.
Bài nghiên cứu này cho thấy cái nhìn sâu sắc quan trọng về quỹ
đạo kinh tế của từng quốc gia. Bài viết cũng cung cấp một phương pháp
luận mới để ước tính một thước đo dựa trên lý thuyết và đã được kiểm
chứng thực nghiệm về năng lực cạnh tranh quốc gia.
● Sulaiman, L.A(2012), “Does Restructuring Improve Performance? An
Industry Analysis Of Nigerian Oil & Gas Sector”, Research Journal of
Finance and Accounting.
Bài báo này đánh giá liệu việc tái cấu trúc có cải thiện hiệu quả
hoạt động của các công ty hay không bằng cách tiến hành phân tích
ngành dầu khí ở Nigeria. Nghiên cứu chỉ giới hạn ở một số mẫu công ty
được liệt kê trên sàn chứng khoán Nigeria (NSE) được rút ra từ khu vực.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc tái cấu trúc có ảnh hưởng đáng kể đến lợi
nhuận, tính thanh khoản và khả năng thanh tốn của các cơng ty. Ngồi
ra, hoạt động của các công ty cũng được cải thiện sau khi tái cơ cấu. Nó
khuyến nghị rằng tái cấu trúc khơng nên được sử dụng để duy trì hoạt
động kinh doanh thất bại mà để tăng khả năng cạnh tranh và vị thế tài
chính và Ban giám đốc cũng nên tự rèn luyện kỷ luật để sự tồn tại của

công ty không bị đe dọa.
8


1.3 Khoảng trống nghiên cứu:
Về mặt khoa học, các nghiên cứu trên đã đưa ra được các lý luận, định
nghĩa một cách rất chi tiết về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh
tranh quốc gia đưa ra được các phương pháp luận để nghiên cứu về ý nghĩa của
việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với năng lực cạnh tranh nói chung. Về mặt
thực tiễn, các nghiên cứu đã đưa ra được những luận điểm chứng tỏ được vị thế
về năng lực cạnh tranh Việt Nam trên thị trường thế giới, qua đó cũng đưa ra
được các khuyến nghị, giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt
Nam. Tuy nhiên, trước bối cảnh thế giới đầy rẫy những biến động không thể dự
báo trước, đại dịch Covid-19, thương chiến Mỹ-Trung, hiệp định Thương mại tự
do kiểu mới với EU đi vào hoạt động, … đã tạo ra vô vàn những cơ hội và thách
thức dành riêng cho các doanh nghiệp Việt, nếu tận dụng tốt thì giai đoạn này
có thể tạo ra những cú huých đối với nền kinh tế nước nhà, đây là những điều
mà những nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến và sẽ được phân tích trong bài
nghiên cứu lần này.
Chương II: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1 Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là là một thuật ngữ trong kinh tế học với ý nghĩa là chỉ sự đấu
tranh, ganh đua, giữa các đối tượng cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những
ưu thế, những lợi ích theo cùng một mục tiêu xác định.
Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa
các nhà sản xuất trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc thị phần nhằm nâng
cao vị thế của mình trên thị trường bằng cách thay đổi các yếu tố bán hàng như
giá cả, chất lượng sản phẩm, địa điểm bán hàng, khuyến mại.


9


Cạnh tranh sẽ đem lại lợi ích cho người này và sự thiệt hại cho người
khác, song xét dưới góc độ lợi ích tồn xã hội, cạnh tranh ln có tác động tích
cực (chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn...).
Trong phạm vi của bài nghiên cứu, khái niệm cạnh tranh được hiểu như
một cuộc ganh đua giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để giành thị phần trên thị
trường (bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế).
Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị
trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng
hóa các cơng ty phải khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động
bán hàng để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu thành ngữ "thương trường như
chiến trường", chính là để ám chỉ tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường
cạnh tranh tự do.
1.2 Năng lực cạnh tranh là gì?
Năng lực cạnh tranh là từng chủ thể kinh tế thể hiện năng lực của mình so
với các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh đều phản ánh vị thế cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Vị thế đó
là những điều kiện để các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động cạnh tranh.
Chủ thể nào có năng lực cạnh tranh cao hơn thì chủ thể đó có lợi thế, nhờ những
lợi thế đó để thu được lợi nhuận cao hơn so với các chủ thể khác. Chủ thể đó
cũng được coi là có khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy, có thể hiểu năng lực cạnh
tranh và khả năng cạnh tranh là những khái niệm đồng nghĩa. Để xác định năng
lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh của một chủ thể kinh tế, của một đơn vị
kinh doanh hoặc của một sản phẩm người ta thường sử dụng một số yếu tố như:
thị phần, tỷ lệ lợi nhuận trong một đơn vị sản phẩm. Những yếu tố này chỉ đánh
giá trạng thái “tĩnh” vị trí của ngành trong một thời điểm, như thế là chưa đủ bởi
vì cạnh tranh là một quá trình mang tính “động”, vì vậy khi so sánh năng lực

cạnh tranh, người ta thường sử dụng một số yếu tố “động” khác như khả năng
ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất, vịng đời của sản phẩm...

10


Trên cơ sở phân tích những số liệu này, các nhà sản xuất có thể đưa ra những
chiến lược phù hợp để duy trì và tăng vị thế của mình trên thị trường hoặc các
phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 4 cấp độ, bao gồm:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: Có thể hiểu, năng lực cạnh tranh quốc
gia là tồn bộ các chính sách, thể chế và các nhân tố quyết định đến năng
suất, sự phát triển và tính bền vững của một nền kinh tế.
- Năng lực cạnh tranh ngành: cạnh tranh giữa các ngành có thể hiểu là
cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong các ngành sản xuất nhằm mục
đích đầu tư có lợi hơn.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là bao gồm năng lực nắm giữ
thị phần và khả năng nâng cao thị phần trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ
và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Nói cách khác, năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khai thác nội lực và ngoại lực của
doanh nghiệp để tối đa hóa lợi ích của mình vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của
khách hàng. Đồng thời cải tiến vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: thể hiện khả năng thay thế
của một sản phẩm, dịch vụ với một sản phẩm, dịch vụ khác dựa trên các
yếu tố như: giá cả, đặc tính, chất lượng… Có thể nói, năng lực cạnh tranh
của sản phẩm, dịch vụ là một yếu tố xây dựng nên năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó năng lực cạnh
tranh quốc gia sẽ là chủ đề phân tích chính.

1.3 Năng lực cạnh tranh quốc gia.
1.3.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia.
Các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính
năng suất của một quốc gia chính là các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh quốc

11


gia. Một nền kinh tế có năng suất tốt là nền kinh tế có khả năng sử dụng, khai
thác hiệu quả các nguồn lực mà nền kinh tế đó có.
Nói cách khác, năng lực cạnh tranh quốc gia bản chất chính là năng lực
vận hành của nền kinh tế, với chi phí phù hợp mang lại kết quả là sự tăng
trưởng và phát triển ổn định nhất. Năng lực cạnh tranh quốc gia và mơi trường
kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau . Đảm bảo một môi trường kinh
doanh tốt sẽ giúp tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, điều này khơng
chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, mà
còn thúc đẩy phân bổ nguồn lực một cách minh bạch, nhờ đó trực tiếp và gián
tiếp nâng cao năng suất của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nền kinh tế có được tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững hay
không phụ thuộc nhiều vào năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như mức độ
thuận lợi của môi trường kinh doanh.
“Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Diễn đàn Kinh tế thế
giới được quốc tế công nhận rộng rãi và là công cụ phổ biến nhất hiện nay dùng
để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trong tương quan so sánh
năng lực cạnh tranh toàn cầu.
1.3.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu trong tiếng Anh là Global
Competitiveness Index, viết tắt là GCI.
Chỉ số này được công bố hàng năm thơng qua Báo cáo năng lực cạnh
tranh tồn cầu (Global Competitiveness Report - GCR) là một báo cáo thường

niên do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) thực hiện,
lần đầu xuất bản vào năm 1979. Báo cáo này nghiên cứu và xem xét các nhân tố
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Thời gian đầu, báo cáo
nhằm mục tiêu đưa ra các vấn đề và thúc đẩy thảo luận giữa các bên có liên
quan về chiến lược và chính sách để giúp các quốc gia khắc phục các trở ngại và
cải thiện năng lực cạnh tranh. Từ năm 2005, GCI được Diễn đàn kinh tế thế giới
sử dụng như một chỉ số để đo lường các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh
12


hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường cạnh tranh, độ tin cậy của
chính phủ của nền kinh tế các nước trên thế giới.
1.3.3 Thước đo để đánh giá GCI
Nhóm tiêu chí về pháp lý, bao gờm các tiêu chí liên quan đến:
- Pháp lí về an tồn thơng tin
- Pháp lí về tội phạm mạng
- Tun truyền, phổ biến pháp luật về an tồn thơng tin
Biên pháp kĩ thuật, bao gờm các tiêu chí liên quan đến:
- Tổ chức ứng cứu sự cố an toàn mạng quốc gia.
- Tổ chức ứng cứu sự cố an toàn mạng cho cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Tổ chức ứng cứu sự cố an toàn mạng cho khối doanh nghiệp.
- Hệ thống tiêu chuẩn về an tồn thơng tin cho cơ quan, tổ chức.
- Hệ thống tiêu chuẩn về an tồn thơng tin cho chun gia.
- Bảo vệ trẻ em trên internet
Qui hoạch và tổ chức, bao gồm các tiêu chí liên quan đến:
- Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và tổ chức có trách nhiệm bảo đảm an
tồn thơng tin quốc gia.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lí nhà nước về an tồn thơng tin.
- Chỉ số đánh giá an tồn thơng tin trong nước.
Nâng cao năng lực về an tồn thơng tin, bao gờm các tiêu chí liên

quan đến:
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về tiêu chuẩn hóa Hệ thống tiêu chuẩn
về an tồn thơng tin.
- Các hướng dẫn cụ thể về bảo đảm an tồn thơng tin.
- Đầu tư nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực an tồn thơng tin.
- Nâng cao nhận thức về an tồn thơng tin.
- Đào tạo ngắn hạn về an tồn thơng tin cho các nhóm chun gia.
- Đào tạo dài hạn về an tồn thơng tin trong các viện nghiên cứu, trường
đại học.
13


- Chương trình quốc gia về khuyến khích, thúc đẩy nâng cao năng lực về
an tồn thơng tin.
- Phát triển thị trường nội địa về an tồn thơng tin.
Hợp tác trong lĩnh vực an tồn thơng tin, bao gờm các tiêu chí liên
quan đến:
- Thỏa thuận, hợp tác quốc tế song phương/đa phương về an tồn thơng
tin.
- Thỏa thuận, hợp tác, tham gia các tổ chức quốc tế về an tồn thơng tin.
- Thỏa thuận, hợp tác giữa cơ quan, tổ chức nhà nước với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực an tồn thơng tin.
- Thỏa thuận, hợp tác giữa cơ quan, tổ chức nhà nước về an tồn thơng tin
Mỗi tiêu chí trong 05 nhóm tiêu chí này được cụ thể hố thành các tiêu
chí cụ thể dưới dạng câu nỏi có hay khơng. Mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá
theo thang điểm 100 và được chia làm 03 mức: mức màu Đỏ nếu kết quả khảo
sát nhỏ hơn 33 điểm, mức màu Vàng nếu kết quả khảo nằm trong khoảng từ 33
đến 65, mức màu Xanh nếu kết quả khảo sát lớn hơn 65 điểm.
(Nguồn: Cục An tồn thơng tin, Diễn đàn Kinh tế thế giới)
1.4 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo thành bởi các yếu tố sau:
- Chất lượng, khả năng cung ứng và mức độ chuyên mơn hóa của các yếu
tố đầu vào
- Các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho doanh nghiệp
- Nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp
- Vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng
ngành

14


1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thị phần
Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong tổng số
dung lượng thị phần hiện tại. Khi doanh nghiệp nắm giữ thị phần càng cao
chứng tỏ năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác càng lớn.
- Năng suất lao động
Năng suất lao động là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ hiệu quả của quá
trình sử dụng lao động. Năng suất lao động thường được xác định thông qua các
chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị. Thông qua năng suất lao động chúng ta có thể
đánh giá được trình độ của nguồn lao động, trình độ quản lý cũng như trình độ
khoa học – kỹ thuật của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là phần giá trị thu được của doanh thu sau khi trừ đi các chi phí
sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận chính là tiêu chí cụ thể nhất dùng
để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì mức
độ cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số dùng để đo lường mức độ sinh lời của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng lớn đồng
nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện ở khách hàng, các đối tác kinh
doanh… Uy tín của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực cạnh tranh càng cao.
1.4.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp ln cố gắng tìm kiếm những giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường cũng như thu về lợi
nhuận cho cơng ty mình. Những giải pháp đó là:
- Nâng cao năng lực tài chính

15


Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì điều đầu tiên mà
các doanh nghiệp cần đó là đảm bảo năng lực về tài chính. Chỉ khi có nguồn tài
chính đảm bảo thì các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh mới được phát
huy hiệu quả.
Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, nguồn tài chính vẫn cịn hạn hẹp, chính vì vậy mà năng lực cạnh tranh
đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngồi vẫn cịn nhiều hạn chế.
Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải chuẩn bị
được nguồn tài chính dồi dào, chủ động đối phó trước những biến động của nền
kinh tế.
Để tăng năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp cũng nên tìm cách để
giảm chi phí kinh doanh. Trước hết đó là tăng năng suất lao động, giảm chi phí
đầu vào ngun vật liệu, sau đó là tìm cách áp dụng những tiến bộ của khoa học
kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh sẽ làm
tăng lợi nhuận của cơng ty, từ đó năng lực tài chính của cơng ty cũng được nâng

lên đáng kể.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch quản lý cơng nợ
hợp lý. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của cơng ty nếu khơng được kiểm
sốt tốt thì số nợ lãi mà công ty phải trả là một con số khơng hề nhỏ, thậm chí
có thể làm tăng phát sinh lỗ và dư nợ vượt mức quá hạn. Chỉ khi, các khoản
cơng nợ được kiểm sốt ở mức vừa phải thì năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp mới có thể cải thiện.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty cần lập ra các kế
hoạch, mục tiêu phát triển và từ đó đưa ra các chiến lược tuyển dụng, đào tạo,
nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên, phân bố nguồn nhân lực hợp lý
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

16


Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ trả lương, đãi ngộ thỏa đáng đối
với những lao động có kiến thức chun mơn cao, lao động có đóng góp đối với
sự phát triển của công ty cũng là một nguồn khích lệ quan trọng giúp họ làm
việc tốt hơn cũng như gắn bó với cơng ty lâu hơn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Sản phẩm càng chất lượng, giá cả phải chăng thì sẽ càng thu hút khách
hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Và để làm được điều đó,
các doanh nghiệp nên đầu tư, áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào
sản xuất giúp cải tiến sản phẩm. Việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất
đảm bảo chất lượng sản phẩm được đồng bộ, giảm chi phí nhân cơng, thời gian
sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.
- Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu
Thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì mà người tiêu dùng cảm nhận

được khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Ngày nay, thương hiệu
khơng chỉ là một cái tên hay, nhãn mác đẹp, quảng cáo rầm rộ... mà đằng sau nó
là cả một chiến lược tổng thể, nghiêm túc về quảng bá, phát triển thương hiệu.
Chính vì vậy, các cơng ty cần có cái nhìn đúng và đủ về thương hiệu, đưa ra các
chiến lược trung và dài hạn đưa uy tín cơng ty ngày càng vươn cao trên thị
trường nội địa và quốc tế.
2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu.
2.1 Tái cơ cấu
Tái cơ cấu (Reengineering) là việc xem xét và cấu trúc lại một phần,
nhiều phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một
doanh nghiệp. Ngoài việc tổ chức cho một doanh nghiệp về các mảng chức
năng (như là sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng, v.v...) và xem xét các
nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta cịn
phải chú ý tới tồn bộ quy trình từ khâu tìm kiếm nguồn nguyên liệu, cho tới

17


các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Doanh nghiệp cần được tái cơ cấu qua
một loạt các quy trình. Khái niệm này được các học giả Michael Hammer và
James A. Champy đưa ra lần đầu và phát triển trong các cuốn sách
Reengineering the Corporation, Reengineering Management, và The Agenda.
2.2 Tái cơ cấu doanh nghiệp
Tái cơ cấu doanh nghiệp hiểu đơn giản chính là việc doanh nghiệp sẽ thay
đổi, sắp xếp lại tổ chức của mình bằng 1 sơ đồ khác, hệ thống phịng ban khác
có thể với tên gọi mới, cấu trúc mới, nhiệm vụ mới… sao cho hiệu quả, chuyên
nghiệp hơn.
Một doanh nghiệp sẽ được khai sinh, hoạt động và kết thúc vịng đời của
mình theo đúng quy luật. Trong q trình hoạt động đó sẽ chịu nhiều tác động
bởi các yếu tố khách quan bên ngoài khơng chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn

của thế giới.
Ở mỗi giai đoạn phát triển, nếu doanh nghiệp không thay đổi những điều
không phù hợp với thời đại, cứ giữ ngun những gì đang có sẽ rất dễ dẫn đến
ngày giải thể, phá sản nhanh chóng. Tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ giúp các doanh
nghiệp giải quyết những vấn đề mâu thuẫn đang tồn tại để thay đổi toàn bộ, bắt
kịp phát triển cùng với xu thế.
Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ gồm có tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu
quản lý, tái cơ cấu sản phẩm, tái cơ cấu lao động… Việc tái cơ cấu đòi hỏi rất
nhiều thời gian, chiến lược, tâm sức và cả chi phí nữa. Sau khi tái cơ cấu, doanh
nghiệp sẽ có 1 mơ hình mới để hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của
mình và khơng bị thụt lùi so với thời đại.
2.3 Sự khác biệt giữa tái cơ cấu và tái cấu trúc
Nhắc đến cấu trúc là nhắc đến những liên kết cứng mang tính kết cấu. Ví
dụ như cấu trúc một bộ máy, một tồ nhà hay một tổ chức. Tái cấu trúc là thay
đổi những liên kết cứng đó. Nếu sử dụng cụm từ “Tái cấu trúc doanh nghiệp” có

18


nghĩa là thay đổi sự liên kết cứng về tổ chức bằng việc sắp xếp lại các phòng
ban, chia tách, hợp nhất.
Cơ cấu là sự vận động khách quan theo đúng quy luật của nó. Tái cơ cấu
là sự thay đổi liên kết “mềm” mang tính vận động. Ví dụ như thay đổi cơ cấu
nền kinh tế.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nơi mà yêu cầu tính năng động
cao thì sử dụng cụm từ Tái cấu trúc là khơng thích hợp. Tái cấu trúc là cách
nghĩ hành chính cứng nhắc hồn tồn khơng phù hợp với mơi trường kinh
doanh. Tái cấu trúc chỉ là sản phẩm của mệnh lệnh hành chính và độc quyền
kinh doanh, chỉ là một phần trong quá trình tái cơ cấu.
2.4 Phân loại tái cơ cấu

Có 8 phương pháp tái cấu trúc mà các doanh nghiệp thường áp dụng là:
- Sáp nhập và Mua lại
Việc tái cơ cấu này diễn ra trong trường hợp có sáp nhập hoặc mua lại.
Sáp nhập là một tình huống trong đó hai cơng ty kết hợp để kinh doanh. Mua lại
là trong đó một cơng ty hấp thụ một cơng ty khác bằng cách mua tồn bộ cổ
phần của doanh nghiệp.
- Tái cấu trúc pháp lý
Việc tái cấu trúc như vậy diễn ra khi những thay đổi trong công ty liên
quan đến các quy phạm pháp luật. Đây có thể là những thay đổi về quyền sở
hữu, thủ tục giấy tờ kinh doanh hợp pháp, thỏa thuận, ….
- Tài chính
Tái cấu trúc tài chính phát sinh khi có sự thay đổi cấu trúc vốn của doanh
nghiệp. Đây có thể là những thay đổi trong cơ cấu nợ, vốn chủ sở hữu,
- Tái định vị
Thay đổi này liên quan đến việc chuyển đổi sang mơ hình kinh doanh
mới. Ví dụ về điều này có thể là khi một cơng ty CNTT bán sản phẩm phần
mềm chuyển sang làm nhà cung cấp dịch vụ

19


×