Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

An ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ ANH THỰC

AN NINH LƢƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ ANH THỰC

AN NINH LƢƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hà Văn Hội

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các tài liệu, số liệu
trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả Luận án

Lê Anh Thực


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................... 10
1.1. Nội dung tổng quan .................................................................................. 10
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên góc độ lý luận về an ninh lương thực10
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về khủng hoảng an ninh lương thực trong
bối cảnh tồn cầu hóa ................................................................................. 18
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách an ninh lương thực trong bối
cảnh tồn cầu hóa ....................................................................................... 20
1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách và thực trạng an ninh lương
thực của Việt Nam ....................................................................................... 25
1.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu đã tổng quan ................................... 28
1.2.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan an
ninh lương thực ........................................................................................... 28
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................... 29
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƢƠNG THỰC TRONG
BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA .................................................................... 31

2.1. Khái niệm và vai trò của an ninh lương thực trong bối cảnh
tồn cầu hóa ............................................................................................. 31
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 31
2.1.2. Vai trò của an ninh lương thực trong bối cảnh tồn cầu hóa .............. 40
2.2. Nội dung đánh giá an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hóa ....... 43
2.2.1. Sự sẵn có về lương thực ........................................................................ 43


2.2.2. Sự tiếp cận với lương thực .................................................................... 43
2.2.3. Sự ổn định của lương thực .................................................................... 43
2.2.4. Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng .......................... 44
2.3. Tồn cầu hóa và những tác động tới an ninh lương thực......................... 45
2.3.1. Khái qt về tồn cầu hóa .................................................................... 45
2.3.2. Tác động của tồn cầu hố tới an ninh lương thực .............................. 46
2.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến an ninh lương thực................................ 54
2.4.1. Nhóm yếu tố tự nhiên ............................................................................ 54
2.4.2. Nhóm yếu tố kinh tế ............................................................................... 58
2.4.3. Nhóm yếu tố chính trị - xã hội............................................................... 62
2.4.4. Nhóm các yếu tố khác ........................................................................... 64
Chƣơng 3. AN NINH LƢƠNG THỰC CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA................................. 69
3.1. Khái qt an ninh lương thực thế giới trong những năm gần đây ........... 69
3.1.1. Tính sẵn có của lương thực ................................................................... 69
3.1.2. Khả năng tiếp cận lương thực ............................................................... 72
3.1.3. Tính ổn định của lương thực ................................................................. 74
3.1.4. Sự an toàn và chất lượng lương thực được sử dụng ............................. 75
3.2. An ninh lương thực của một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa .......... 76
3.2.1. An ninh lương thực của Trung Quốc .................................................... 76
3.2.2. An ninh lương thực của Thái Lan ......................................................... 90
3.2.3. An ninh lương thực của Ấn Độ............................................................ 103

3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đảm bảo an ninh lương thực của một
số quốc gia trên thế giới ............................................................................ 119
3.3.1. Chính phủ các nước đều coi trọng và có chiến lược đảm bảo an ninh
lương thực phù hợp với bối cảnh mới ....................................................... 119
3.3.2. Có chính sách phát triển nền nông nghiệp phù hợp để đảm bảo an ninh
lương thực bền vững.................................................................................. 122
3.3.3. Tận dụng cơ hội từ q trình tồn cầu hóa ........................................ 127
3.3.4. Tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong việc đảm bảo an ninh lương thực ...... 128


3.3.5. Giải quyết một cách phù hợp các vấn đề đặt ra trong quá trình đảm
bảo an ninh lương thực ............................................................................. 129
Chƣơng 4. MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI AN NINH LƢƠNG THỰC CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HĨA ............................. 133
4.1. Khái qt về tình hình an ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa............................................................................................... 133
4.1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về an ninh lương thực133
4.1.2. Khái quát về an ninh lương thực của Việt Nam .................................. 137
4.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam
trong bối cảnh tồn cầu hóa ..................................................................... 141
4.2. Một số gợi ý đối với Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực ...... 147
4.2.1. Nhóm các chính sách nhằm đảm bảo nguồn cung và tính ổn định của
lương thực ................................................................................................. 148
4.2.2. Nhóm các chính sách nhằm đảm bảo sự tiếp cận lương thực và chất
lượng nguồn lương thực ............................................................................ 155
4.2.3. Một số gợi ý khác ................................................................................ 158
KẾT LUẬN .................................................................................................. 161
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................. 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 164

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Tiếng Việt

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

ANLT

An ninh lương thực

3

ANQG

An ninh quốc gia

4


BĐKH

Biến đổi khí hậu

5

CIEM

Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

6

EU

Liên minh Châu Âu

7

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc

8

HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

9

IDSARD


Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

10

IFAD

Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế

11

IFPRI

Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế

12

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế

13

KCN

Khu công nghiệp

14

NCS


Nghiên cứu sinh

15

NGOs

Các tổ chức phi Chính phủ

16

Nxb

Nhà xuất bản

17

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

18

TCH

Tồn cầu hóa

19

TNCs


Các cơng ty xun quốc gia

20

UN

Liên Hợp quốc

21

UNDP

Chương trình Phát triển thuộc Liên hợp quốc

22

USDA

Bộ Nơng nghiệp Mỹ

23

VFA

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

24

WB


Ngân hàng Thế giới

25

WFP

Chương trình Lương thực Thế giới

26

WFS

Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới

27

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

28

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tình hình cung cầu lương thực thế giới ......................................... 72
Bảng 3.2: Giá trị trung bình sản xuất lương thực ở Trung Quốc, giai đoạn
2000 – 2014. .................................................................................................... 84
Bảng 3.3: Tỷ lệ (%) tăng cung cấp năng lượng theo chế độ ăn uống ở Trung
Quốc giai đoạn 2002 – 2016. .......................................................................... 87
Bảng 3.4: Chỉ số thay đổi sản xuất lương thực ở Trung Quốc ....................... 88
giai đoạn 2001 – 2014. ................................................................................... 88
Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng ở Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2016 .. 89
Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) dân số tiếp cận với nguồn nước sạch ở Trung Quốc giai
đoạn 2000 – 2015. ........................................................................................... 89
Bảng 3.7: Giá trị trung bình của sản xuất lương thực của Thái Lan .............. 95
Bảng 3.8: Tỷ lệ (%) dân số tiếp cận với các nguồn nước được cải thiện ở Thái
Lan giai đoạn 2000 - 2015. ........................................................................... 102
Bảng 3.9: Số người mất ANLT và lượng lương thực thiếu hụt của Ấn Độ
(1995 – 2015) ................................................................................................ 111
Bảng 3.10: Tỷ lệ (%) dân số suy dinh dưỡng ở Ấn Độ (2000 – 2016) ........ 115
Bảng 3.11: Chỉ số biến đổi sản xuất lương thực bình quân đầu người ở Ấn Độ
(2001 – 2014) ................................................................................................ 116
Bảng 3.12: Cung cấp năng lượng bữa ăn hàng ngày (DES) ở Ấn Độ giai đoạn
2000 – 2016 ................................................................................................... 117
Bảng 3.13: Tỷ lệ (%) dân số tiếp cận với các nguồn nước sạch ở Ấn Độ.... 118
Bảng 4.1: Tỷ lệ (%) khả năng cung cấp năng lượng trung bình cho chế độ ăn
uống ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016 ....................................................... 138
Bảng 4.2: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2005 - 2017 ................ 139
Bảng 4.3. Diện tích trồng lúa qua các năm. .................................................. 141
Bảng 4.4: Giá trị trung bình của sản xuất lương thực của Việt Nam giai đoạn
2000 – 2014 ................................................................................................... 145
Bảng 4.5: Tình hình ngộ độc liên quan lương thực, thực phẩm. .................. 146

ii



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Một cách tiếp cận vĩ mô về các yếu tố quyết định tới ANLT. ....... 41
Hình 3.1: Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017 ....................... 69
Hình 3.2: Tiêu thụ ngũ cốc lương thực ở một số nước châu Á. ..................... 70
Hình 3.3: Diện tích gieo trồng ngũ cốc chính ở Trung Quốc giai đoạn 2000 –
2011. ................................................................................................................ 83
Hình 3.4: Năng suất trung bình sản phẩm ngũ cốc (gạo, lúa mỳ, ngơ) ở Trung
Quốc giai đoạn 2000 – 2011. .......................................................................... 84
Hình 3.5: Sản lượng gạo được sản xuất và gạo được sử dụng trong nước (đơn
vị nghìn tấn) giai đoạn 2005 – 2010 ở Thái Lan. ............................................ 94
Hình 3.6: Tỷ lệ lương thực (Tỷ lệ Engel) theo khu vực của Thái Lan........... 99
Hình 3.7: Tỷ lệ dinh dưỡng đa lượng trong khẩu phần ăn – Thái Lan và tiêu
chuẩn của WHO. ........................................................................................... 102

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Người xưa nói: “Dân dĩ thực vi tiên” – nghĩa là dân lấy ăn làm đầu, cái
ăn hay lương thực luôn là nhu cầu thiết yếu trước tiên của con người để tồn
tại và phát triển. Đảm bảo lương thực cho người dân luôn là vấn đề trước mắt
cũng như lâu dài đối với tất cả các quốc gia, trong mọi thời đại. Nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra tính chất đặc biệt của lương thực, như C. Peter
Timmer và cộng sự đã chỉ ra trong cuốn sách Phân tích chính sách lương
thực: lương thực cũng là một mặt hàng kinh tế, hơn hẳn một sản phẩm nào
khác trong nền kinh tế thế giới, nó bị giằng co bởi mâu thuẫn giữa giá trị và
giá trị sử dụng đối với con người [59]. Như vậy, lương thực khơng chỉ là hàng

hóa dưới góc độ kinh tế mà nó cịn là mặt hàng chiến lược về chính trị, xã hội,
liên quan đến an ninh; nhiều khi ý nghĩa an ninh của lương thực còn quan
trọng hơn cả ý nghĩa kinh tế đơn thuần, đặc biệt là nó gắn bó với nhau để trở
thành vấn đề an ninh lương thực (ANLT).
Trong bối cảnh tồn cầu hóa (TCH) đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay,
nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề ANLT - nhân tố hàng đầu
đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, một nội dung quan trọng trong an ninh
kinh tế quốc gia. ANLT được coi là vấn đề có tầm quan trọng sống còn trong
chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc gia (ANQG) của hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Theo Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ tăng lên
khoảng 9 tỷ người vào năm 2050, kéo theo sản xuất nông nghiệp sẽ cần phải
tăng thêm 70% để đáp ứng nhu cầu về lương thực của con người vào thời
điểm đó [94, 108]. Đảm bảo ANLT là vấn đề cấp thiết, nhất là trong bối cảnh
tình trạng xung đột, bất ổn kinh tế, chính trị, dịch bệnh và biến đổi khí hậu
kéo theo các nguy cơ về thảm họa thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, khan
hiếm nguồn nước đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.
Hiện nay, tổng sản lượng lương thực toàn cầu chia cho tổng dân số thế
giới đảm bảo có đủ lương thực cho mỗi người, nhưng hiện vẫn có đến 1/5 dân
số đang trong diện đói nghèo, thiếu lương thực [92]. Gần đây nhất, năm 2008,
1


thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng lương thực đi cùng với cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới. Sự sẵn có lương thực khơng đảm bảo có được ANLT,
mà cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ sản xuất, mua bán, dự trữ, tiêu thụ
lương thực ở cấp độ địa phương, khu vực và toàn thế giới và các yếu tố trên
có liên quan mật thiết với nhau và trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh TCH hiện nay, yêu cầu các quốc gia cần phải giải bài
toán ANLT trong sự tác động, ảnh hưởng tổng thể của quá trình phát triển.
Nhiều quốc gia trong khu vực châu Á, mà tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ và

Thái Lan, đã đưa ra nhiều chính sách để đảm bảo ANLT trong bối cảnh TCH.
Thực tiễn đảm bảo ANLT trong bối cảnh TCH trên thế giới và ở một số quốc
gia tiêu biểu nêu trên bước đầu đưa ra những kinh nghiệm cho việc đảm bảo
ANLT của Việt Nam trong bối cảnh TCH.
Quá trình thành lập, phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với sản
xuất lúa nước lâu đời, hình thành một quốc gia nơng nghiệp, “dĩ nơng vi bản”
và ông cha ta đã đúc kết một chân lý: “phi nông bất ổn”. Đảng ta từ khi ra đời
và trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng ln quan tâm đến “tam nơng” và
có nhiều chính sách để đảm bảo lương thực cho nhân dân. Đảng và Nhà nước
ta xác định ANLT trong bối cảnh TCH là “vấn đề trọng đại của đất nước
trước mắt cũng như lâu dài” [13]. Công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua, nước
ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, đất nước đang chuyển
mình mạnh mẽ trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và
hội nhập quốc tế, trong đó nổi bật là thành tựu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo
ANLT quốc gia đồng thời duy trì vị thế của nước xuất khẩu gạo hàng đầu góp
phần đảm bảo ANLT trên thế giới. Tuy nhiên, đảm bảo ANLT quốc gia cịn
có những hạn chế, như ANLT cịn thiếu bền vững khi cịn có sự chênh lệch về
tiếp cận lương thực giữa các nhóm dân cư và giữa một số vùng của đất nước;
sản xuất lương thực chịu tác động từ tình trạng thiên tai, biến đổi khí hậu và
các cú sốc từ thị trường lương thực thế giới; yêu cầu phát huy lợi thế so sánh
từ địa vị quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu để gia tăng năng suất và thu nhập
cho người sản xuất lương thực; việc đảm bảo tiêu dùng lương thực an toàn,
2


chất lượng, .v.v… Nhiều vấn đề đặt ra đối với ANLT của Việt Nam cần phải
được giải quyết thấu đáo, đặc biệt trong bối cảnh TCH như hiện nay.
Do đó, nghiên cứu về ANLT, kinh nghiệm đảm bảo ANLT trên thế giới
và gợi ý đối với đảm bảo ANLT của Việt Nam trong bối cảnh TCH đang diễn
ra mạnh mẽ hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Xuất phát từ các lí do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “An ninh
lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối
với Việt Nam” làm luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích, đánh giá và rút ra bài học
kinh nghiệm về đảm bảo ANLT của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa
ra một số gợi ý đối với Việt Nam trong đảm bảo ANLT trong bối cảnh TCH
hiện nay.
Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Quan niệm về ANLT trong bối cảnh TCH? Quan hệ giữa TCH và
ANLT như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến ANLT trong bối cảnh
TCH?
(2) Một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới đã có những chính sách cụ thể
gì để đảm bảo ANLT trong bối cảnh TCH? Bài học kinh nghiệm rút ra?
(3) Từ thực tiễn ANLT và bài học kinh nghiệm đảm bảo ANLT của một
số quốc gia tiêu biểu, đưa ra những gợi ý để đảm bảo ANLT của Việt Nam
trong bối cảnh TCH?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, Luận án có các nhiệm
vụ sau:
- Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước về ANLT, từ
đó xác định các khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án.
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về ANLT trong bối cảnh TCH.

3


- Phân tích, đánh giá về ANLT của một số quốc gia trên thế giới. Rút ra
bài học kinh nghiệm của các nước này về đảm bảo ANLT.

- Đánh giá thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với ANLT của Việt Nam
và đưa ra gợi ý nhằm đảm bảo ANLT của Việt Nam trong bối cảnh TCH.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là ANLT của một số quốc gia trên thế
giới và Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu ANLT của các quốc gia, trong đó có
Việt Nam từ năm 2001 đến 2017. Luận án lựa chọn phạm vi thời gian trên bởi
các lí do cơ bản sau: i) Đây là khoảng thời gian q trình tồn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ khi thế giới bước vào thiên nhiên kỷ thứ 3 với nhiều thay đổi mạnh
mẽ trong mơ hình phát triển và cũng xuất hiện nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó
có ANLT; ii) Đây cũng là khi Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng vào khu
vực và thế giới, khi ký kết Hiệp định song phương (BTA) với Hoa Kỳ; gia
nhập WTO và ký kết các Hiệp định kinh tế, thương mại với nhiều đối tác
trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó là q trình thực hiện tái cấu trúc,
đổi mới mơ hình kinh tế trong bối cảnh Việt Nam chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế. Các gợi ý chính sách đảm bảo ANLT cho Việt Nam đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2050.
- Về không gian: Luận án khái quát ANLT trên thế giới, trong đó tập
trung nghiên cứu tình hình ANLT của một số nước châu Á như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Thái Lan. Đây là những quốc gia có sản xuất nơng nghiệp tương đối
phát triển và có những nét tương đồng với Việt Nam. Thể hiện trên các điểm
cơ bản: (i) Ba nước đều là những nước đang phát triển, thực hiện CNH, đơ thị
hóa mạnh mẽ; (ii) Cả ba nước đều là những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng
đầu trên thế giới và cũng sử dụng gạo là lương thực chính trong tiêu dùng;
(iii) Trung Quốc cũng như Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển đổi nền
kinh tế; (iv) Thái Lan cùng với Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo hàng
4



đầu trên thế giới; (v) Các nước đều đứng trước những vấn đề về ANLT (tuy
khác nhau về mức độ) như tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp,
ANLT; vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực đảm bảo ANLT; đáp ứng nguồn
cung lương thực cho một quy mô dân số lớn; vấn đề ANLT trong điều kiện
xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường …
- Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu ANLT với tư cách là một khía
cạnh của an ninh quốc gia nhưng có phân tích mối liên hệ qua lại với các nội
dung khác của an ninh quốc gia. Luận án cũng tập trung nghiên cứu ANLT ở
góc độ vĩ mơ, đó là cấp độ tồn cầu, khu vực và quốc gia.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ANLT chủ yếu dưới góc độ kinh tế quốc tế. Bên
cạnh đó, luận án cũng tiếp cận liên ngành ở mức độ thích hợp. Bởi lẽ, ANLT
liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội, mơi
trường … có nhiều mối quan hệ đa chiều, vừa có tính phổ biến vừa có tính
đặc thù. Vì vậy chỉ tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành kinh tế quốc tế chưa
đủ để giải quyết được đề tài đòi hỏi phải bổ sung tiếp cận liên ngành trong
nghiên cứu đề tài.
Cách tiếp cận phát triển bền vững cũng được luận án sử dụng. Bởi lẽ,
ANLT không chỉ là vấn đề trước mắt, tạm thời, không chỉ liên quan đến kinh
tế mà là vấn đề chiến lược, lâu dài, liên quan đến các lĩnh vực chính trị, an
ninh, văn hóa, xã hội và mơi trường. Chính vì vậy cần tiếp cận nghiên cứu
ANLT theo hướng phát triển bền vững.
4.2. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu ANLT trong sự vận động, phát
triển và liên hệ với các yếu tố tác động ảnh hưởng của tồn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế; đánh giá về ANLT trên quan điểm lịch sử - cụ thể và
quan điểm phát triển; tìm ra bản chất của ANLT quốc gia để chủ động đề ra

giải pháp ứng phó; xây dựng khung lý thuyết về ANLT trong bối cảnh TCH.
5


Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu ANLT của một
số quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan), đặt chiến lược ANLT quốc gia
trong bối cảnh ANLT toàn cầu, cũng như trong mối quan hệ tương tác với các
yếu tố tác động của bối cảnh TCH.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu, gồm có: phương pháp
thống kê, mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp lôgic, phương
pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia. Cụ thể, các phương pháp trên sẽ được
sử dụng như sau trong luận án:
Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra và
phân tích các số liệu, mơ tả tình hình ANLT; mơ tả các chính sách đảm bảo
ANLT của các quốc gia tiêu biểu trên thế giới cũng như của Việt Nam.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng cho mục đích so
sánh các chính sách đảm bảo ANLT Việt Nam với các nước trên thế giới, so
sánh các yếu tố tác động đến ANLT của các nước tiêu biểu trên thế giới (như
Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ); so sánh, đối chiếu để tìm ra điểm chung và
khác biệt trong thực hiện chính sách ANLT giữa các quốc gia được lựa chọn.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để
làm rõ tình hình ANLT; các chính sách ANLT của các nước.
Phương pháp diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng khi xây dựng
lý thuyết về mối quan hệ giữa các nội dung của ANLT.
Phương pháp quy nạp: Phương pháp này được sử dụng từ những bằng
chứng và bài học kinh nghiệm từ các nước điển hình, rút ra những bài học
mang tính gợi mở cho ANLT của Việt Nam.
Phương pháp lôgic: Phương pháp này được sử dụng trong liên kết giữa

các nội dung trong luận án, đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong lập luận
của toàn bộ luận án.

6


Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để khái quát,
đánh giá quá trình phát triển của khái niệm ANLT; những bài học kinh
nghiệm bảo đảm ANLT của các quốc gia trong bối cảnh TCH.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện trong quá
trình seminar Luận án; bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến các nhà khoa học trong
hội đồng bảo vệ cơ sở, phản biện độc lập nhằm làm rõ các nội dung của Luận
án, nhất là các ý kiến về các chính sách, biện pháp đảm bảo an ninh lương thực
của Việt Nam trong thời gian qua và những năm tiếp theo.
Các phương pháp trên cũng có thể kết hợp cùng nhau để khảo cứu về
kinh nghiệm đảm bảo ANLT của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh
TCH và rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam (chẳng hạn phải sử dụng cả
phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp, phương
pháp so sánh trong việc rút ra bài học kinh nghiệm đảm bảo ANLT trong bối
cảnh TCH).
5. Khung phân tích của Luận án
Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động đến ANLT ở chương 2, cũng
như tham khảo các mơ hình nghiên cứu về ANLT của các tổ chức quốc tế
(FAO, ADB, IFAD, IFPRI, …), luận án xây dựng khung phân tích về ANLT
trong bối cảnh TCH như sau:

7


Bối cảnh

tồn cầu hóa

ANLT (quốc
gia và quốc tế)

Chính sách
ANLT

cquốckhu
Thương mại quốc tế
và viện trợ lương
thực:
- Xuất khẩu

Sự sẵn có của
lương thực

Tự cung tự
cấp
lương
thực

- Nhập khẩu
Đầu tư quốc tế và tài
chính quốc tế: Vốn;
Tỷ giá hối đoái…

Khả năng tiếp
cận nguồn lương
thực


- WTO,…
Các vấn đề tồn cầu
khác:
- Dân số
- Đất, nước
- Chính sách của
các nước lớn
- Biến đổi khí hậu
-An ninh năng lượng

lương thực.
- Nhập khẩu
lương thực.
- Viện trợ
lương thực

Luật chơi và các tổ
chức quốc tế:
- TNCs

- Xuất khẩu

Tính ổn định của
lương thực

Tiêu dùng lương
thực đảm bảo an
toàn, dinh dưỡng


Bảo hộ sản
xuất
lương
thực; Hỗ trợ
nơng nghiệp
Các
chính
sách
khác:
Chính
sách
dân số; thích
ứng BĐKH;

Khung phân tích đã chỉ rõ các yếu tố của bối cảnh TCH tác động, ảnh
hưởng đến ANLT (của quốc gia và quốc tế) cũng như chính sách ANLT của
các quốc gia. Trong đó, bối cảnh TCH với các tác động từ thương mại quốc
tế, đầu tư và tài chính quốc tế, các luật chơi và các tổ chức quốc tế có liên
quan cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác thuộc về các vấn đề tồn cầu (như
nhóm yếu tố tự nhiên; chính trị - xã hội, v.v…) ảnh hưởng đến ANLT quốc
gia trên 4 nội dung (cấu phần, thành tố) là: sự sẵn có của lương thực; khả
năng tiếp cận nguồn lương thực; tính ổn định của lương thực và sự tiêu dùng
lương thực đảm bảo an tồn, dinh dưỡng. Từ đó, mà các quốc gia để đảm bảo
8


ANLT sẽ có các chính sách khác nhau như: tự cung tự cấp lương thực; xuất
khẩu, nhập khẩu lương thực hay trông chờ vào viện trợ lương thực khi xảy ra
khủng hoảng, thiên tai; bảo hộ sản xuất lương thực, hỗ trợ nơng nghiệp; và
các chính sách khác có liên quan (chính sách dân số; chính sách thích ứng

biến đổi khí hậu .v.v…) nhằm đảm bảo ANLT quốc gia.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án có một số đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:
- Về lý luận:
+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về ANLT trong bối cảnh TCH.
+ Chỉ rõ các yếu tố cơ bản tác động đến ANLT trong bối cảnh TCH.
- Về thực tiễn:
+ Đánh thực trạng ANLT trong bối cảnh TCH dựa trên các nội dung cụ
thể và rút ra bài học kinh nghiệm từ việc phân tích ANLT của một số quốc gia
tiêu biểu trên thế giới.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng ANLT cũng như chính sách đảm bảo
ANLT của Việt Nam, từ đó đề xuất một số gợi ý nhằm đảm bảo ANLT của
Việt Nam trong bối cảnh TCH.
7. Bố cục của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, các bài viết của tác giả có liên
quan đến đề tài, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Chương 3: An ninh lương thực của một số nước trên thế giới trong bối cảnh
tồn cầu hóa.
Chương 4: Một số gợi ý đối với an ninh lương thực của Việt Nam trong bối
cảnh tồn cầu hóa.

9


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, ANLT là một trong những vấn đề đang

được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề này.
1.1. Nội dung tổng quan
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên góc độ lý luận về an ninh lương thực
Về vai trò của ANLT: ANLT hiện nay được nhìn nhận dưới hai góc độ:
(i) ANLT là một trong các bộ phận của an ninh con người (Theo UNDP
(1994); Phạm Quốc Trụ và Trần Trọng Toàn (2001); (ii) ANLT là bộ phận
của an ninh kinh tế, nội dung quan trọng của an ninh quốc gia (Vương Dật
Châu và cộng sự (1999). Cách tiếp cận thứ nhất được cho là quá vi mô, từng
cá nhân; cách tiếp cận thứ hai mang tính tổng thể hơn.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, an ninh quốc gia (ANQG) hiện nay gồm
nhiều nội dung, trong đó an ninh kinh tế chiếm vị trí nền tảng, trung tâm.
Trong an ninh kinh tế, ANLT được xác định là một trong những nội dung
quan trọng. Theo học giả Vương Dật Châu và cộng sự (1999), khi xác định
đặc điểm của tình trạng an ninh kinh tế trong bối cảnh TCH hiện nay, đã
khẳng định: Tài nguyên lương thực cũng là yếu tố quan trọng của an ninh
kinh tế; sự tăng trưởng của tài nguyên lương thực chịu sự khống chế nghiêm
ngặt của đất đai, nước, môi trường sinh thái; và đối với nhiều nước đang phát
triển, vấn đề lương thực vẫn là thách thức gay gắt đối với an ninh kinh tế [79].
Nhiều tác giả khác cũng chỉ ra rằng, ANLT khơng chỉ có vị trí, vai trị quan
trọng đối với an ninh kinh tế quốc gia mà cịn có vị trí, vai trị quan trọng đối
với đời sống xã hội.
Với cách tiếp cận kết hợp vi mô và vĩ mô đối với vai trò của ANLT,
Nguyễn Xuân Thắng (2006); Trần Mạnh Tảo (2014) đều cho rằng: ANLT có
vai trị tác động đến tăng trưởng kinh tế. Xét dưới góc độ mục tiêu chính sách
của các chính phủ, ANLT được xác định là một chuỗi liên tục từ mức độ vi
mô (đảm bảo dinh dưỡng cho người dân) đến mức vĩ mô (đảm bảo cung cấp
10



đầy đủ lương thực cho thị trường trong nước và quốc tế). Đảm bảo ANLT làm
nảy sinh trực tiếp những chính sách mà chính phủ các nước đặt ra nhằm biến
kinh tế lương thực thành một phần của chiến lược phát triển với mục đích đạt
mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện sự phân phối thu nhập. Việc
thiết lập mối liên kết về ANLT ở góc độ vĩ mơ giúp đạt được mục tiêu tăng
trưởng. Một chính sách lương thực vĩ mô được thể hiện ở các khía cạnh: tăng
trưởng nhanh về kinh tế vĩ mơ, xóa đói giảm nghèo thơng qua tăng trưởng
kinh tế nơng thơn, sự ổn định về hệ thống lương thực. Nông nghiệp và động
lực kinh tế nông thôn là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành các yếu tố
trên. Ổn định ANLT theo cả hai góc độ (vi mơ và vĩ mô) giúp thúc đẩy triển
vọng tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo hiệu quả hơn. Trần Mạnh Tảo
(2014) cũng đồng thời nhấn mạnh về sự ổn định ANLT làm giảm mức độ dễ
bị tổn thương của người nghèo đối với những cú sốc đột ngột của giá lương
thực tăng, giúp công bằng xã hội và giảm mức độ nghèo đói. Sự cơng bằng
hơn trong xã hội cũng sẽ thúc đẩy đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt ở khu
vực nơng thơn, từ đó góp phần cho tăng trưởng kinh tế nhanh trong dài hạn
[57]. Các chuyên gia hàng đầu về phân tích chính sách lương thực như C.
Peter Timmer và cộng sự (1983) cũng cho rằng: tình trạng mất cân đối
nghiêm trọng cung - cầu lương thực, đẩy giá lương thực tăng nhanh, gây nên
sự phá hủy cuộc sống của những người nghèo nhất trên thế giới - những
người chi tiêu hơn một nửa thu nhập hàng ngày cho lương thực [59].
Trần Mạnh Tảo (2014) cho rằng: Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới
năm 2008, đã góp phần làm cho chính sách vĩ mơ bất ổn, ảnh hưởng tới cán
cân thương mại và làm tiêu tan những thành quả của cuộc chiến giảm đói
nghèo tồn cầu, đồng thời gây thêm sức ép cho nền kinh tế thế giới vốn đang
phải chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Khủng
hoảng lương thực năm 2008 đã làm thức tỉnh mối quan ngại về ANLT trên
thế giới [57]. Cũng theo Nguyễn Xuân Thắng (2006), ANLT góp phần ổn
định chính trị - xã hội quốc gia. Trong bối cảnh thế giới đang đẩy nhanh q
trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và kinh tế tri thức; cuộc khủng hoảng kinh

11


tế thế giới vừa diễn ra và đặc biệt cuộc khủng hoảng lương thực thế giới năm
2008 đã cho thấy tầm quan trọng của lương thực. Cuộc khủng hoảng lương
thực vừa qua được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất ổn chính trị ở
một số nước châu Phi và châu Á. Nhiều nhà phân tích đã đưa ra cảnh báo về
một "thời kỳ xung đột kéo dài" và sự xuất hiện các dạng xung đột mới bắt
nguồn từ việc thiếu lương thực và giá cả lương thực tăng [82].
Theo Nguyễn Trung Vãn (2001) đã cho thấy, Hoa Kỳ đã xác định lương
thực là hàng hóa chiến lược - “nơng phẩm chính trị” theo cơng luật 450, nhằm
sử dụng lương thực để can thiệp vào nội bộ các nước nhập khẩu lương thực
của Mỹ [73]. Theo Ronald Cantrell (Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu gạo
quốc tế năm 2002) trong bài viết “Vì sao gạo rất quan trọng đối với ổn định
và an ninh tồn cầu” đăng trên Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ được
Nguyễn Xuân Thắng (2006) dẫn lại, đã chỉ rõ: gạo là lương thực có ý nghĩa
sống cịn của thế giới, là sinh kế của hơn 2,5 tỷ nông dân và công nhân nông
nghiệp toàn cầu và hiện 50% dân số thế giới lấy gạo làm lương thực. Gạo góp
phần ni sống, tạo việc làm, góp phần duy trì hồ bình, ổn định. Nhiều xung
đột chính trị, bất ổn xã hội xảy ra do thiếu gạo, vì vậy có nhận định “gạo có
thể lật đổ chính phủ” [64].
Cũng theo Nguyễn Trung Vãn (2001), việc bảo đảm ANLT không chỉ
thuần tuý là vấn đề kinh tế hay nhân đạo mà cịn có vai trị quan trọng đối với
sự ổn định chính trị - xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Tại Hội
nghị Thượng đỉnh về lương thực thế giới (WFS) tổ chức từ ngày 13 đến ngày
17 tháng 11 năm 1996 tại Rôma, Italia, với sự tham dự của 184 nguyên thủ
các quốc gia đã thống nhất ra “Tuyên bố Rôma về ANLT tồn cầu” trong đó
khẳng định: tất cả mọi người đều có lương thực đảm bảo dinh dưỡng và an
tồn vệ sinh, phù hợp với quyền có đủ lương thực và quyền cơ bản của con
người là không bị đói. Đói và mất ANLT là một vấn đề mang tính tồn cầu và

có xu hướng ngày càng trầm trọng thêm ở một số khu vực địi hỏi phải có
hành động khẩn cấp [73].

12


Trong bối cảnh TCH hiện nay, khi một đất nước hay một khu vực mất
ANLT sẽ tạo ra những tác động tiêu cực không nhỏ đối với các nước và các
khu vực khác. ANLT giữ vai trò quan trọng và là một trong những nội dung
cơ bản của ANQG trong bối cảnh TCH hiện nay.
Về các nội dung của ANLT: ANLT dù được tiếp cận theo hướng nào thì
cũng bao gồm bốn nội dung (hay thành tố) chính, đó là sự sẵn có, sự ổn định,
sự tiếp cận, và sự tiêu dùng lương thực. Theo FAO (2008) (Trong “Basic
concept of food security” - Khái niệm cơ bản về ANLT) và FAO (2008a)
(Trong “Climate change and food security: a framework document” - Biến
đổi khí hậu và ANLT: một tài liệu khung); Nguyễn Xuân Thắng (2006);
Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba (2011); Trần Mạnh Tảo (2014), v.v...
cũng đã tiếp cận trên cơ sở lý thuyết về ANLT để phân chia ANLT gồm bốn
thành tố là: sự sẵn có (availability) lương thực; sự tiếp cận (access) với lương
thực; sự ổn định (stability) của lương thực; sự an toàn, chất lượng của lương
thực được sử dụng (utilization).
Trong nội dung của ANLT, Nguyễn Xuân Thắng(2006); Trần Mạnh Tảo
(2014); ... cũng đã chỉ ra những dấu hiệu chính được sử dụng để dự báo và
chẩn đoán nguy cơ mất ANLT của một quốc gia là: i) Tính sẵn có: sản lượng
lương thực, diện tích trồng trọt, các chỉ tiêu về xuất và nhập khẩu lương thực;
ii) Tính ổn định: xu hướng về giá lương thực và các xu hướng khác trên thị
trường không tăng hay giảm mạnh; cung và cầu lương thực trên thị trường ổn
định; iii) Tính tiếp cận (khả năng tiếp cận): tỷ lệ tiếp cận lương thực cơ bản
trong tổng dân số; thiếu lương thực cơ bản trong nhóm nghèo; iv) chất lượng
và độ dinh dưỡng lương thực [20,57,64...].

Trên góc độ ANLT tồn cầu, Tổ chức Nơng Lương của Liên hợp quốc
(FAO) đã tổng kết có 6 chỉ số khi nghiên cứu thị trường ngũ cốc thế giới liên
quan đến ANLT, đó là: i) tỷ lệ sử dụng ngũ cốc thế giới; ii) tỷ lệ các nguồn
cung lương thực đối với nhu cầu lương thực trong 5 nước xuất khẩu chính; iii)
tỷ lệ đóng góp nguồn cung lương thực trong 5 nước xuất khẩu chính đối với
lượng tiêu thụ trong nước cộng với xuất khẩu; iv) sản lượng ngũ cốc tại 3 nhà
13


nhập khẩu chính (Trung Quốc, Ấn Độ và Cộng đồng các quốc gia độc lập); v)
sản lượng ngũ cốc tại các nước thiếu lương thực có thu nhập thấp; và vi) sản
lượng ngũ cốc tại các nước thiếu lương thực có thu nhập thấp (trừ Trung
Quốc và Ấn Độ). Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ rõ vấn đề khó khăn
trong việc giải thích các chỉ số liên quan đến ANLT. Các chỉ số đã không đề
cập đến khả năng của một nước để đáp ứng những yêu cầu nhập khẩu đang
tăng lên. Các nước đang phát triển nhìn chung phải đối mặt với một số rủi ro
liên quan đến thương mại. Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu thiết yếu của
các nước đang phát triển giảm theo thời gian so với hàng hóa nhập khẩu. Một
vấn đề nữa liên quan đến lĩnh vực này là khó dự đốn về giá cả của những
mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là nơng sản xuất khẩu, trong đó có lương thực.
Giá cả được thị trường xác định, vượt quá ảnh hưởng hay tầm kiểm soát của
những nước đang phát triển. Hơn nữa, sản lượng hàng hóa nơng sản cũng bị
ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu như hạn hán và mưa lũ, làm thiệt hại
hay làm giảm đáng kể sản lượng nơng sản trong đó có lương thực. Chính vì
vậy, nhiều khi các chỉ số đánh giá ANLT chưa được thực sự thống nhất.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến ANLT trong bối cảnh tồn cầu hóa: Có
nhiều yếu tố tác động đến ANLT tùy theo bối cảnh nghiên cứu và theo hướng
tiếp cận. ANLT trong bối cảnh toàn cầu hóa chịu tác động của nhiều yếu tố,
trong đó có những yếu tố tác động trực tiếp đến ANLT thơng qua các nội
dung của ANLT và có những yếu tố tác động gián tiếp thông qua các cơ chế,

yếu tố trung gian.
Trong các nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới (2008); Đặng Kim Sơn và
Hồng Thu Hịa (2002); Viện Thơng tin khoa học xã hội (1999); Chương
trình Phát triển của Liên hợp quốc (2015); v.v... đã chỉ ra: Điều kiện trước
tiên và căn bản để đảm bảo ANLT là phải có đủ lương thực để có thể tiếp cận
được, có thể sử dụng được. Nơng nghiệp đã, đang và sẽ đóng vai trị then
chốt, quyết định trong việc đảm bảo ANLT. Địa bàn nông thôn ở các nơi trên
thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là nơi sinh sống và làm việc của
người nông dân làm ra lương thực và cũng là nơi có tỷ lệ đói nghèo, thu nhập
14


thấp ở mức cao. Tuy nhiên, hiện nay toàn cầu hóa nơng nghiệp được đánh giá
là tụt hậu khá xa so với tồn cầu hóa cơng nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp,
nông thôn, cùng với cuộc sống của đông đảo những người nông dân chịu ảnh
hưởng to lớn từ quá trình TCH [53].
Theo “Báo cáo Phát triển con người tồn cầu năm 2014” của Chương
trình Phát triển của Liên hợp quốc xuất bản năm 2015 với chủ đề Duy trì
thành quả phát triển con người: Giảm thiểu nguy cơ tổn thương và tăng
cường khả năng chống chịu, phục hồi, đã chỉ ra: Thế giới hiện có trên 2,2 tỷ
người nghèo hoặc cận nghèo đa chiều; khoảng 12% (khoảng 842 triệu người)
chịu nạn đói kinh niên; 75% người nghèo sống ở khu vực nơng thơn, nơi có tỷ
lệ nghèo trong lao động nông nghiệp ở mức cao nhất. Người nghèo là đối
tượng phải gánh chịu những ảnh hưởng to lớn, tiêu cực nhất của TCH [109].
TCH nông nghiệp được coi là một quá trình tất yếu, nhưng nhiều báo
cáo trong những năm đầu thế kỷ XXI của các tổ chức quốc tế lớn như Tổ
chức Nông Lương thuộc Liên hợp quốc (FAO (1999), “Agriculture, trade and
food security: issues and options in the forthcoming WTO negotiations from
the perspective of developing contries” (Nông nghiệp, thương mại và ANLT:
các vấn đề và lựa chọn trong các cuộc đàm phán WTO sắp tới từ quan điểm

của các nước đang phát triển); Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2000),
“Sustainable agriculture in a globalized economy” (Nông nghiệp bền vững
trong nền kinh tế tồn cầu hóa); v.v... đã nêu ra những phê phán đối với q
trình tồn cầu hóa nơng nghiệp; coi q trình này đã gây ra hoặc có khả năng
gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của con người, nhất là đối
với các nước đang phát triển. Nguyên nhân quan trọng là tồn cầu hóa nơng
nghiệp hiện nay chứa đựng nhiều nghịch lý. Nghịch lý lớn nhất là: Tồn cầu
hóa hiện nay mang lại những lợi ích rất nhỏ bé cho những tác nhân “chính”,
trực tiếp hoạt động nơng nghiệp, đó là hơn một tỷ người nơng dân ở khắp các
quốc gia trên thế giới, trong khi đó lại mang lại lợi ích lớn cho những tác nhân
“phụ” như các cơng ty xun quốc gia (TNCs) về giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, chế biến nông sản, thương mại nông sản. Nghịch lý rõ ràng hiện nay là:
15


Những nước kém phát triển nhất lại là những nước mở cửa thị trường nơng
nghiệp nội địa nhiều nhất, cịn những nước phát triển nhất, vốn luôn khuyếch
trương và ra vẻ thúc đẩy tồn cầu hóa nơng nghiệp thì lại ln tìm cách trì
hỗn, thậm chí khơng thực hiện những cam kết của mình [53]. Từ những
nghịch lý nêu trên, nhiều ý kiến của các quan chuyên gia và các tổ chức quốc
tế đã đưa ra nhận định rằng, bên cạnh những mặt tích cực và là một xu thế
khách quan, TCH nơng nghiệp có những tác động tiêu cực đến ANLT và q
trình này cần có sự thay đổi và điều chỉnh trong trong thời gian tới.
Theo Nguyễn Điền và cộng sự (1999) đã chỉ rõ: nông nghiệp và nông
thôn trên thế đang đứng trước những khả năng thay đổi sâu rộng và tồn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự
thay đổi này. Những sự thay đổi của nông nghiệp, nơng thơn có liên quan,
tác động to lớn đến ANLT trong bối cảnh TCH [25]. Theo Đặng Kim Sơn và
Hồng Thu Hịa (2002) đã chỉ ra cơ chế chủ chốt nhất lan truyền những ảnh
hưởng của tồn cầu hóa kinh tế đến nông nghiệp và phát triển nông thôn là:

Quái dân, được đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều loại hạt giống và phân
bón có năng suất cao, giúp tăng đáng kể năng suất cây trồng. Thái Lan cũng
đã có những biện pháp để phát triển nơng nghiệp hữu cơ bền vững trong đó có
việc xây dựng các thành phố nông nghiệp xanh.
Ở Việt Nam, thời gian qua, mô hình sản xuất nơng nghiệp xanh hay
nơng nghiệp sinh thái, phòng trừ dịch hại tổng hợp theo hướng GAP…
153


×