Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Biến động giá dầu mỏ thế giới hiện nay và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.67 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI

«

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẢN THI HAI YEN

BIÊN ĐỘNG GIÁ DẦU MỎ THẾ GIÓI


HIỆN NAY VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO


VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh thẻ thê giới và QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Đ ố i NGOẠI
»





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ KIM NGỌC

Hà Nôi - 2(



MỤC LỤC
MỞ ĐẨU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VÂN ĐỂ CHUNG VỂ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ
THÊ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM MỘT s ố NƯỚC Đ ố i PHÓ VỚI BIẾN
ĐỘNG GIÁ DẨU M Ở .......................................................................................... 6
1.1. DẦU MỞ VÀ VAI TRÒ CÚA DẨU MỎ TRONG NEN k in h t ế
QUỐC DÂN.......................................................................................................... 6
1.1.1. Khái lược chung về dầu m ỏ ..................................................................6
1.1.3. Vai trò của dầu mỏ trong nền kinh tế thế giới..................................12
1.2. THỊ TRƯỜNG DẨU MỞ THẾ GIỚI........................................................14
1.2.1. Khái luận chung về thị trường và thị trườngdầu mỏ.........................14
1.2.2. Cung dầu..............................................................................................17
1.2.3. Cầu dầu mỏ thế giới........................................................................... 18
1.2.4. Giá dầu.................................................................................................22
1.2.5. Vai trò điều tiết giá dầu của các quốc gia xuấtkhẩu dầu mỏ......... 23
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT s ố NƯỚC CHÂU ÁTRONGVIỆC Đ ố i
PHÓ VỚI Sự BIẾN ĐỘNG GIÁ DẨU MỎ THÊ GIỚI................................28
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Q uốc............................................................28
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản.................................................................33
1.3.3 Bài học kinh nghiệm.......................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG BIÊN ĐỘNG GIÁ DAU MỞ THÊ GIỚI.40
2.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ DẨU MÓ THẾ GIỚI........................... 40
2.1.1. Khủng hoảng dầu mỏ và sự biến động giá dầu mỏ thế giới từ năm
2002 đến nay.................................................................................................. 40
2.1.2. Động thái của sự biến động giá dầu mỏ thế giới............................47
2.2. NHỮNG NHÂN T ố DAN đ ế n s ự b iế n đ ộ n g g iá d ầ u m ỏ ........ 49
2.2.1. Cung - cầu mất cân đối trên thị trường dầu mỏ thế giới................ 49
2.2.2. Nhân tố địa chính trị...........................................................................55
2.2.3. Các nguồn năng lượng thay thế.........................................................56

2.2.4. Các nhân tố khác.................................................................................57


2.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẨU MỎ THẾ GIỚI .58
2.3.1. Những tác động vể mặt kinh tế......................................................... 58
2.3.2. Những tác động trong quan hệ quốc tế.............................................63
2.3.3. Những tác động vể chính trị và an ninh quốc gia............................ 69
2.4. Dự BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ I)ẨU MỎ THẾ GIỚI......... 70
2.4.1. Dự báo về trữ lượng dầu mỏ thế giới............................................... 70
2.4.2. Xu hướng biến động giá dầu mỏ thế g iớ i........................................ 72
CHƯƠNG 3: BIÊN ĐỘNG GIÁ DẦU MỎ THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN
KINH TẾ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM......................... 79
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA s ự BIẾN ĐỘNG GIÁ DẨU MỞ THẾ GIỚI ĐÈN
VIỆT NAM.......................................................................................................80
3.1.1. Ảnh hưởng mạnh đến các ngành kinh tế mũi nhọn.........................80
3.1.2. Làm tăng giá các hàng hoá và dịch vụ............................................. 82
3.1.3. Giảm doanh thu và bội chi ngân sách...............................................83
3.1.4. Những tác động khác......................................................................... 84
3.2. MỘT SỐ GỢI Ý VỂ CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM NHÀM GIẢM
BỚT NHỮN(Ỉ ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI TỪ BIẾN ĐỘNG GIÁ DAU MỞ
ĐẾN NÊN KINH TẾ........................................................................................85
3.2.1. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dầu mỏ.............. 86
3.2.2. Khuyến khích khai thác các nguồn năng lượng tái sinh và các
nguồn năng lượng thiên nhiên thay thế.......................................................88
3.2.3. Giải pháp vể cơ chế, chính sách vĩ m ơ ............................................ 90
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quán lý Tập đoàn Dầu khí Việt Nam................ 91
3.2.5. Các giải pháp về khoa học công nghệ và báo vệ môi trường......... 92
3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế ................................................................ 93
KẾT LUẬN......................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................96



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.

APEC

Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

APSP

Giá dầu mỏ giao ngay trung bình

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

CPI

Chí số giá tiêu dùng

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED


Cục Dự trữ liên bang Mỹ

FTA

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng san phám quốc nội

GNP

Tổng sán phẩm quốc dân

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IEA

Cư quan năng lượng quốc tế

ODA

Viện trự phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế


OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mó thế giới

USD

Đơ la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới

WTI

Tiêu chuẩn đánh giá dầu mỏ vùng Bắc Mỹ


DANH MỤC BANG BIËU
Bảng 1.1: Cung dầu thế giới từ 2005 -2008......................................................... 18
Bảng 1.2: Nhu cầu dầu mỏ thế giới từ năm 2003 đến năm 2008....................... 19
Bảng 1.3: Nhu cầu dầu của các nước OECD và ngoài OECD...........................20
Bảng 1.4: Nhu cầu dầu mỏ của các khu vực trên thế g iớ i...................................21
Bảng 1.5: Cung dầu của OPEC từ 2004 đến nay.................................................25
Bàng 1.6: Sán lượng khai thác dầu thô của các quốc gia ngoài OPEC..............27
Bảng 1.7: Cung - cầu dầu của Trung Quốc từ 2004 đến 2008.........................32
Báng 2.1: Giá dầu mỏ trôn thị trường thế giới năm 2002................................. 42
Báng 2.2: Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới năm 2003................................. 43
Bảng 2.3: Giá dầu mỏ trên thị trường thê giới năm 2004................................. 44
Bảng 2.4: Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới năm 2005................................. 44
Bảng 2.5: Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới năm 2006................................. 46

Bảng 2.6: Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới năm 2007................................. 47
Báng 2.7: Sự thay đổi giá dầu hình quân hàng năm của OPEC.........................49
Báng 2.8: Công suất sản xuất dầu cùa các nước thành viên OPEC.................. 52
Bảng 2.9: Nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng nhanh..................................................53
Bảng 2.10: Giá dầu của “giỏ OPEC” từ năm 2002 đến n a y ..............................72
Báns 3.1: Sản lượng xuất nhập khẩu dầu thô và xăng d ầu ................................79
Báng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ y ếu .............................. 81
Bàng 3.3: Sán lượng khai thác dầu và khí của Việt Nam................................... 86


1

MỞ ĐẦU

1. Tính câp thiết của đề tài
Mặc dù sự phút triển của kinh tế thế giới trong những thập ký đầu của thế
ký 21 được dự báo là khá lạc quan, kinh tế thế giới phát triển theo chiều hướng
phục hồi tăng trưởng, song khơng phải khơng có những vấn đề tồn tại trong
nển kinh tế thế giới. Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)...
xem đó là những thách thức đáng lo ngại và “quá tải” của nền kinh tế thế giới.
Một trong những thách thức đó là nguồn tài nguyên toàn cầu và an ninh năng
lượng thế giới đang cạn kiệt dần đặc biệt là dầu mò.
Dầu mỏ đã và đang là tài nguyên vô giá đối với nền kinh tế và an ninh
của tất cả các quốc gia trên thế giới và có tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh
vực của dời sống kinh tế, an ninh quốc phịng, chính trị xã hội.
Cũng như các hàng hoá khác, giá dầu mỏ là một trong những biến số
quan trọng của nền kinh tế. Giá dầu mỏ biến động bất thường sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và đe doạ phá vỡ cân đối vĩ mơ.
Mọi biến động về giá dầu mị trên thị trường thế giới đểu có thể làm thay đổi

cục diện kinh tế, chính trị an ninh xã hội tồn cầu là điều mà khơng ai có thể
phú nhận. Vậy, liệu trong tương lai gần sức mạnh của dầu mỏ có thể bị giảm
bớt không? Câu trả lời mà Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra là hồn
tồn “khơng”! Báo cáo mang tên “Triển vọng năng lượng thế giới” do IEA vừa
cơng bố tháng 3/2007 cho rằng, trong vịng 30 năm tới, nhu cầu năng lưựng
trên toàn thế giới sẽ tăng 60%, trong đó các nguồn nhiên liệu hình thành từ
xác động thực vật phân huỷ từ thời xa xưa như dầu mỏ sẽ chiếm tới 85%. Như
vậy dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu không thể thiếu được. Tuy nhiên
nsuồn tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người lại có hạn


2

và đang cạn kiệt dần. Thế giới đã và đang tiếp lục phải đối mặt với sự bấp
bênh và biến động của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới.
Sự biến động về giá dầu mỏ thế giới theo hướng tăng cao gây khơng ít tác
động bất lợi cho nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế các quốc gia khu vực
nói riêng, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu về dầu mỏ và sự biến động của
giá dầu mỏ trên thị trường dầu mỏ thế giới đế có những đối sách ứng phó
nhằm giảm bớt những tác động từ sự biến động của giá dầu mỏ tới nền kinh tế
là việc đã và đang được các quốc gia, các tổ chức và các nhà kinh tế đặc biệt
quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài "Biến động giá dầu mó thế

iỊÌỚi lìiện nay và hàm Vchính sách cho Việt Nam ” là hết sức cần thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hoạch định một chính sách an
ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu biến động giá dầu mỏ thế giới hiện nay và tác động của nó
đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang là vấn đề được

các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm sâu sắc. Trên thế giới có rất nhiều những
báo cáo, đề tài khoa học đi sâu về nghiên cứu sự hiến dộng của giá dầu mỏ,
đặc hiệt là sự tăng giá dầu mỏ. Điển hình là các háo cáo thường kỳ của Cơ
quan Nãng lượng Quốc tế (IEA), các báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng
lượng Mỹ (EIA) hay các đề tài nghiên cứu của Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ thế giới (OPEC) và các Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng
như Ngân hàng thế giới (WB). Hiện tại ở Việt Nam PGS.TS. Tạ Kim Ngọc
chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu cấp bộ mang tên “Vân dề dầu mỏ thế giới

hiện nay - thực trạng, dự báo và phản ứng chính sách của các nước lớn

Để

tài đề cập đến thị trường dầu mỏ thế giới và tầm quan trọng cúa dầu mỏ với
vấn đề an ninh nàng lượng quốc gia. Từ đó để cập đến vấn đề an ninh năng
lượng quốc gia của một số nước có nền kinh tế phát triển và phản ứng chính


3

sách đối với thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay. Giáo sư tiến sỹ kinh tế Bùi
Văn Đạo - Chú tịch tập đồn GustoMSC - Mỹ có bài nghiên cứu: "Cơn sốt

nâng lượng 2005 - thật hay ảo, năng lượng và sự phát triển của Việt Nam ” tại
Hội thảo hò năm 2005 ở thành phố Đà Náng, hay bài nghiên cứu của tác giả II
Houng Lee tại hội thảo tại Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả ngày
21/10/2005 với tựa đề: “Tác động của giá dầu tăng đến Việt Nam và phản hồi

chính sách


Các báo cáo này thiên về mô tả tác động của sự tăng giá xăng

dầu đến thị trường và nén kinh tế Việt Nam, mà chưa bao quát được toàn diện
sự hiến động của giá dầu mỏ thế giới cũng như cũng tác động của nó tới nền
kinh tế tồn cầu. Báo cáo cũng mới chí dừng lại ở việc đề xuất một số ý kiến
nhằm hình ổn về giá xăng dầu trong nội bộ nền kinh tế Việt Nam mà chưa chỉ
ra được những giải pháp toàn diện để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng dđu
mỏ từ đó có những chính sách phù hợp nhằm làm giảm những ảnh hưởng bất
lợi từ sự biến động của giá dầu mỏ đến nền kinh tế. Tạp chí Phát triển kinh tế
của Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh số tháng 1 và 2 năm
2006 có đăng bài nghiên cứu của Thạc sỹ Nguyễn Tấn Vạng với tựa đề: “Viễn

cảnh klian hiểm dấu mó ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế quốc tế ”. Bài nghiên
cứu này trình bày tổng quan trữ lượng dầu mỏ thế giới và sự cạn kiệt dẩn của
nguồn tài nguyên quý giá này và các mối quan hệ kinh tế chính trị quốc tế của
các quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn tài nguyên dầu mỏ. Liên quan
nhiều đến nguồn năng lượng dầu mỏ và giá dầu mỏ còn rất nhiều bài viết, bài
nghiên cứu như “Dầu mỏ, xung đột và kinh tế thế giới” và “Xu hướng tài

nguyên toàn cầu và an lỉinli thế giới" của PGS.TS. Kim Ngọc đăng trên tạp
chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 3 và số 6 năm 2003 và 2004; bài viết

“The monster in the closet? The oil price shock and the South East Asian
Economy " của tác giả Katie Dean đăng trên Tạp chí Khoa học Kinh tế - Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội số 3, 2006. Hoặc các bài nghiên cứu trao đổi về dầu
mỏ và những tác động của tăng giá dầu mỏ đến tình hình kinh tế, chính trị...


4


Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết được đăng trên các báo và tạp chí chun
ngành chủ yếu nói về sự biến động vé giá xăng dầu và ứng xử trong việc điêu
tiết các chính sách của Nhà nước trong ngấn hạn. Tuy nhiên ở Việt Nam cho
đến nay việc nghiên cứu biến động giá dầu mỏ thế giới và những tác động của
nó một cách tồn diện nhằm đề xuất những giải pháp để giảm bớt những ảnh
hương bất lợi của nó cịn rất hạn chế. Hơn nữa sự kiện Việt Nam là thành viên
chính thức của WTO và lộ trình thực thi các quy định của WTO đang là vấn
đề hoàn toàn mới mẻ đặt ra rất nhiều vấn đề để các doanh nghiệp Việt Nam
phải quan tâm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu: “Biến dộng giá dầu mó thê giới

hiện nay vù hàm Vcliinli sách cho Việt Nam ” có ý nghĩa hết sức quan trọng và
là một hướng nghiên cứu mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như những tác động của biến động
giá dầu mỏ thế giới hiện nay luận văn đề xuất một số khuyến nghị, hàm ý về
chính sách của Việt Nam nhằm giảm bớt những ảnh hướng bất lợi từ biến
động giá dầu mỏ đến nền kinh tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn để chuno nhất về dầu mỏ và thị trường dầu mỏ
thế giới.
- Phân tích đánh giá thực trạng và những tác động của biến động giá dầu
mó thế giới hiện nay tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Đê xuất một số khuvến nghị, hàm ý vể chính sách của Việt Nam nhằm
giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi từ biến động giá dầu mỏ đến nền kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đỏi tượng nghiên cứu: Sự hiến động của giá dầu mỏ thế giới.
Phạm vi nghicn cứu: Luận văn nghiên cứu sự biến động của giá dầu mỏ
thế giới từ năm 2002 đến nay - đây là khoảng thời gian giá dầu mó thế giới bắt



5

đầu một chu kỳ biến động mới rất phức tạp theo xu hướng ngày càng tăng cao,
đặc hiệt trong đó năm 2003 là thời điểm Mỹ tấn công Irắc và giá dầu mỏ thê
giới bắt đầu gia tăng mạnh.
5. Phưưng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đê
phân tích sự hình thành và phát triển thị trường dầu mỏ thế giới.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử
dụng nhằm lùm nổi bật thực trạng và ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới đến
nền kinh tế thế giới hiện nay. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp thống
kê như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên
cứu. Ngồi ra luận văn cũng cịn sử dụng phương pháp chuyên gia tức là tham
khảo các ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đặc biệt là các chuycn
gia về lĩnh vực dầu mỏ và thị trường dầu mỏ...
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Phân tích và làm rõ thực trạng và những tác động về biến động giá dầu
mỏ thê giới, những nhân tố ánh hưởng đến giá dầu mỏ thế giới, dự báo giá dầu
mỏ thế giới trong thời gian tới.
Đề xuất một số khuyến nghị, hàm ý chính sách của Việt Nam nhằm giảm
hớt những ảnh hưởng bất ]ợi từ biến động giá dầu mỏ đến nền kinh tế.
7. Bơ cục của luận văn
Ngồi lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn để chung vể thị trường dầu mỏ thế giới và kinh
nghiệm một số nước đối phó với biến động giá dầu mỏ.
Chương 2: Thực trạng biến động giá dầu mỏ thế giới.
Chương 3: Biến động giá dầu mỏ thế giới tác động đến kinh tế và hàm ý
chính sách của Việt Nam.



6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VÂN ĐỂ CHƯNG VỂ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ
GIỚI VÀ KINH NGHIỆM MỘT s ố NƯỚC Đ ố i PHÓ VỚI
BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU MỎ

1.1. DẦU MỞ VÀ VAI TRÒ CỦA DẦU MỎ TRONG NỂN

k in h t ế q u ố c dân

1.1.1. Khái lược chung về dầu IĨ1Ỏ

*Dầu mỏ, hay cịn gọi là dầu thơ, dầu lửa, vàng đen (tiếng Anh:
petroleum hay crude oil; gốc tiếng Hy Lạp: petra-đá và elaion-dầu; hay tiếng
La-tinh: oleum-dầu). Dầu mò là hỗn hợp tự nhiên của các hyđrôcacbon phần
lớn thuộc gốc alkane, có phân tử lượng khác nhau và một số hợp chất hữu cơ
phức tạp khác. Dầu mỏ tổn tại ở dạng chất lỏng, sánh màu từ nâu hoặc ngả
lục, có trọng lượng riêng vào khoảng từ 0,8 đến 0,9. Dầu mỏ có nhiệt độ sơi từ

30°c đến 500°c và có mùi rất đặc trưng.
Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hoá, diesel và xăng nhiên
liệu. Ngoài ra dầu mỏ cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất ra
các sản phẩm của ngành hố dầu như dung mơi, phân bón hố học, nhựa,
thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% sản lượng dầu mỏ khai thác được
dùng đê sán xuất năng lượng là các chế phẩm của dầu mỏ và 12% còn lại phục
vụ các cơng trình hố dầu.
Dầu mỏ được tích tụ trong lịng đất thành những bồn chứa khổng lồ. Đó

là những vùng đá xốp có khả năng thấm dầu vào các lỗ xốp của mình và được
chắn bởi các tảng đá không thấm dầu gọi là các “bẫy dầu”. Trong “bẫy dầu”
có khí hyđrơcacbon ở trên, tiếp đó đến dầu mỏ và nước. Một hay nhiều “ bẫy
dầu” tập trung trong một vùng được gọi là các mỏ dầu. Thế giới tồn tại các mỏ


7

dầu lớn ờ các vùng Trung cận Đông thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, Châu
Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Các mỏ dầu có trữ lượng lớn như các mỏ dầu của
Ả Rập - Xê Út, I-ran, I-rắc hay Cơ-t...Việt Nam có các mỏ dầu có trữ
lượng khai thác lớn hiện nay là Bạch Hổ, Đại Hùng, Sư Tử Đen, Rồng Đôi,
mỏ Ru bi, mỏ Lan Tây, mỏ Lan Đỏ, mỏ PM-3 ...
* Dầu khí là tên gọi của ngành cơng nghiệp thâm dị và khai thác dầu
mỏ và khí đốt. Khi khai thác dầu mỏ bao giờ người ta cũng thu được hai phần:
dầu thô và hỗn hợp khí. Hổn hợp khí đó cịn được gọi là khí thiên nhiên hay
khí đồng hành (tên tiếng Anh: associated gas) là khí tự nhiên được tìm thấy
cùng dầu thơ, có thê ừ dạng hồ lẫn với dầu thơ hay tạo thành khơng gian phía
trên lớp dầu thơ trong mỏ dầu. Khí đồng hành khi được tách khỏi dầu thơ là
hỗn hợp chú yếu gồm: ètan, propan, butan và pentan. Ngoài ra cịn một số tạp
chất và khí độc khơng mong muốn khác. Trước đây khí đồng hành thường bị
đốt bỏ ngay tại giàn khai thác. Những ngọn lửa rực sáng trôn các giàn khoan
trong đêm đã lừng là biểu tượng và niêm tự hào của ngành cơng nghiệp dầu
khí. Ngày nay với tiến bộ của khoa học và công nghệ, khí đồng hành được tận
thu triệt để và vận chuyển vào bờ thơng qua mạng lưới đường ống dẫn khí
rộng lớn, khí đồng hành đã trứ thành một nguồn nguyên liệu để sản xuất khí
hố lỏng mang lại hiệu q kinh tế cao.
* Nguồn gốc của dấu mỏ
Hiện nay có nhiều lý thuyết giải thích nguồn gốc và q trình hình thành
của dầu mỏ, nhưng có một số giải thích sau được coi là cơ bản nhất:

Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý thì
dầu mó phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các
thực vật bị chôn vùi trong đất. Khi thiếu ôxy bị đè ncn dưới áp suất và ở nhiệt
độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hoá thành các hợp
chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu di


8

chuyển dan lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đất đá khơng thám thấu thì
tích tụ lại ở đấy và tạo thành một mỏ dầu.
Cuối thế ký thứ 19 nhà hoá học Người Nga Dimitriy Ivanovich
Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vơ cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ.
Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hoá học giữa cacbua kim
loai với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các
hiđrồcacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua
hàng tỷ năm chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau. Lý
thuyết này là một de tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành
trường phái Nga - Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ.
Lý thuyết thứ ba

VC

nguồn gốc của dầu mỏ, được giải thích trong nguyệt

san khoa học Scientific American vào năm 2003 cho rằng các hợp chất
hiđrôcacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lịng Trái đất.
Căn cứ vào tính chất lý hố học của dầu mỏ thì có thể nói nguồn gốc của
dầu mỏ xuất phát từ nguồn gốc vô cơ và nguồn gốc hữu cơ.
Giải thích về nguồn gốc vơ cơ của dầu mỏ diễn ra theo quá trình: Các

cacbua kim loại tác dụng trực tiếp với nước tạo thành cácbon của dầu mỏ.
Cácbon này tác dụng với hyđrỏ tạo thành cácbuahyđrơ. Qua các thí nghiệm
người ta thấy rằng nguồn gốc vơ cơ của dầu mị phải có điều kiện rất khắc
nghiệt và phán ứng diễn ra chậm.
-

Nguồn gốc hữu cơ của dầu mỏ trải qua bốn giai đoạn: tích đọng, biến

đổi thành các hyđrôcacbon, di chuyên tới các mỏ dầu, biến đổi trong mỏ dầu.
* Phương pháp thăm dò và khai thác dầu mỏ
Dầu mỏ hiện nay được thăm dị bằng hình thức khoan thăm dị thơng qua
ba phương pháp chủ yếu sau: thăm dò địa vật lý, thăm dị địa hố học, thăm
dị điện hố.


9

Các hoạt động khai thác dầu mỏ:
- Khai thác dầu mỏ tự phun: Với nhữnu mỏ dầu mới được phát hiện, trữ
lượng lớn, với áp suất địa tầng đủ lớn, dầu mỏ sẽ tự phun ra khỏi mỏ dầu.
- Khai thác dầu mỏ dưới hình thức nén khí hoặc nước. Đây là giai đoạn
tiếp theo khai thác dầu mỏ tự phun. Khi mỏ dầu không thể tự phun được nữa
người ta sử dụng việc nén khí hoặc nước dưới áp suất lớn vào mỏ dầu để đẩy
dầu ra khỏi mỏ dầu.
- Khai thác dầu mỏ dưới hình thức đẩy bằng máy bơm. Nếu mỏ dầu nằm
quá sâu dưới lòng thềm lục địa, khơng thế sử dụng việc ncn khí hoặc nước để
khai thác vì tổn thất áp suất dọc theo giếng dầu quá lớn người ta phải dặt máy
bơm ở ngay đáy giếng đê đẩy dầu lên.
* Phân loại và tiêu chuẩn tính giá của dầu mỏ trên thị trường thê giới:
Thị trường dầu mỏ thế giới phân loại giá dầu thơ theo khu vực mà dầu

được khai thác (ví dụ dầu thô vùng Bắc Mỹ, dầu thô vùng Trung Đơng, Bien
Bắc, Châu Âu, Châu Á- Thái Bình Dưưng và Châu Phi), theo tỷ trọng và độ
nhớt tương đối của dầu (“nhẹ”; “trung bình” hay “nặng”). Ngồi ra người ta
cịn gọi nó là “ngọt” nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là “chua” nếu nó chứa
đáng ké hùm lượng lưu huỳnh và phải mất nhiều cơng đoạn hơn để có thể sản
xuất nó ra các chế phám đảm báo các thông số theo tiêu chuẩn hiện hành.
Khi trao đổi trên thị trường dầu mỏ thế giới người ta thường dùng đơn vị
tính của dầu mỏ là “Thùng”. Thùng (barrel) là đơn vị đo thể tích của hệ đo
lường Anh và hệ đo lường Mỹ. Thùng thường được dùng để đo các chất lỏng
như dầu thô, bia... Cứ 7,5 Ihùng là 1 tấn dầu thô. Một thùng dầu thô tương
đương với 158,987 lít.
Hiện tại có những tiêu chuẩn chính (hay các loại giá cơ bán) trên thị
trường dáu mỏ thế giới hiện nay là:


10

- Hỏn hợp Brent, hao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ dầu thuộc hệ thống
mỏ Brent và Ninian trong khu vực lịng chảo Đơng Shetland trên Bien Bắc.
Dầu mỏ sản xuất ở Châu Âu, Châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía Tây Trung
Cận Đơng được đánh giá theo giá của loại dầu này, nó tạo thành một chuẩn
(benchmark) đánh giá dầu.
- WTI (West Texas Intermediate) là chuẩn đê áp dụng cho dầu mỏ vùng
Bắc Mỹ.
- Duhai là chuẩn được sử dụng cho dầu mỏ khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương.
- Tapis (từ Malaysia) dược sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ của
vùng Viễn Đông.
- Minas (từ Indonesia) được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng
của vùng Viễn Đỏng.

- Giỏ OPEC (Giá dầu chung của giỏ dầu OPEC - Tổ chức các quốc gia
xuất khẩu dầu mỏ thế giới) bao gồm giá dầu của 11 thành viên: Arab Linght Ả

rập-Xê út. Bonny Light Nigeria, Basra Light Iraq, BCF 17 Venezuela, Es Sider
Libya, IranHeavy IslamicRepublic of Iran, Kuwait Export Kuwait, Minas
Indonesia, Murban UAE, Qatar Marine Qatar, Saharan Blend Algierie.
OPEC cố gắng giữ giá của giỏ OPEC ớ giữa các giới hạn trcn và dưới,
bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất. Điều này rất quan trọng trong phân tích
thị trường. Giỏ OPEC, hao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn
cả Brent và WTI.
1.1.2. Đặc điểm cư bán của dầu inỏ và các chế phẩm từ dầu mỏ

1.1.2.1. Đặc điểm của dầu mỏ
Mỗi sản phám của dầu mỏ có một số đặc điểm riêng tuy nhiên nhìn
chung chúng có một số đặc điểm nổi bật như sau:


11

* Có khối lượng riêng nhẹ hơn nước (khối lượng riêng của các sản phẩm
từ dầu mỏ nhẹ hơn 1).
* Rất dễ cháy hay nói cách khác chúng có khá năng bắt lửa rất cao.
* Khi bị đốt cháy toả ra nhiệt lượng lớn. Đặc điểm này của dầu mỏ là
một trong những ứng dụng quan trọng nhất của dầu mỏ trong cuộc sống.
* Tính bay hơi cao hơn nhiều chất lỏng khác do chúng có khối lượng
riêng nhẹ. Đây là một đặc tính rất quan trọng của dầu mỏ đổ áp dụng trong
công nghiệp và là điểm chú ý khi bảo quản các sản phấm của dầu mỏ.
* Tính ổn định lý, hố học: dầu mó có tính ổn định lý, hoá học trong một
thời gian nhất định.
* Một đặc điểm rất đặc thù của các các sản phẩm của dầu mỏ là chúng có

tính độc hại. Tính độc hại của dầu mỏ chủ yếu do một số thành phán hoá học
của chúng gây ra. Một số trong những ngun tơ hố học có trong dầu mỏ dề
gây độc hại nhất là chì và lưu huỳnh.

1.1.2.2. Các chế phẩm của dầu mỏ
Do thành phần của dầu mỏ là hỗn hợp của các hyđrơcacbon nên ngành
cơng nghiệp hố dầu đã sử dụng phương pháp chưng cất phân đoạn để thu các
chế phám của dầu mỏ phục vụ nền kinh tế. Các sản phám chính thu được từ
việc lọc dầu (hay còn gọi là các chê phẩm của dầu mỏ) hao gồm: Xăng các
loại, diesel, dầu hoả, dầu mazut, các loại dầu bơi trơn, hắc ín, nhựa đường.v.v.
Các sán phẩm thu được từ giai đoạn đầu của quá trình chưng cất trực tiếp
dầu mỏ (chưng cất và lấy dải độ sôi từ 35oC cho đến 350oC) người ta gọi các
thành phẩm ihu được là các loại nhiên liệu (hay còn gọi là sản phẩm trắng)
bao gồm các loại xăng, keroxyl và gazoil (diesel).
Phần cịn lại của q trình chưng cất trực tiếp là phần cặn hay các sản
phẩm đen chiếm khoáng 51%. Chúng được tiếp tục dưa vào sản xuất đáu đốt
lị, các loại dầu bơi trơn và hắc ín (hay còn gọi là các apsphan mà ta quen gọi
là nhựa đường).


12

1.1.3. Vai trò của dáu mỏ trong nén kinh tè thế giới

ỉ . 1.3.1. Dầu mỏ là mặt hàng xuất kháu chiên lược của một số quốc gia
có nguồn tài ngun dấu mỏ
Khơng cịn nghi ngờ gì nữa về vai trị vơ cùng quan trọng của các sản
phẩm được chế biến từ dầu mỏ đối với nền kinh tế thố giới. Từ khi xã hội loài
người phát hiện ra dầu mỏ và khai thác dầu mỏ để sứ dụng thì dầu mỏ đã
khẳng định vai trị của nó trong nén kinh tế của mỗi quốc gia.

Các nước được thiên nhiên ưu ái cho trữ lượng lớn nguồn tài nguyên
thiên nhiên đặc biệt này đã trở nên vơ cùng giầu có nhờ xuất khẩu dầu mỏ như
các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC), Nga, Bra-xin, Na
uy.v.v.
Với các nước này giá trị kim ngạch xuất khẩu của dầu thò khai thác được
chiếm tý lệ quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia và
dầu mỏ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của các quốc gia có tài
nguyên dầu mỏ. Hiện tại Nga đang có tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới
đã được phát hiện và khai thác. Tổ hợp nhiên liệu và nãng lượng của Nga là
một trong những tổ hợp quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất trong nền
kinh tế Nga, chiếm khoáng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn
thu ngoại tệ cho quốc gia. Angola hiện là nước xuất khẩu dầu mò lớn thứ hai
của Châu Phi, năm 2002 - sau hai mươi bảy năm nội chiến kết thúc - Angola
đã bắt đầu tập trung sản xuất nguồn tài nguyên thiên nhiên dẩu mỏ, lượng khai
thác tăng 25% mỗi năm. Dầu mỏ chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu của
Angola, doanh Ihu năm 2005 về dầu mỏ của Angola là 10 tỷ USD, và sẽ tiếp
tục tăng cho đến năm 2011, khi các mỏ dầu đã hoạt động hết công suất.

1.1.3.2.

Các chê phẩm từ dầu mỏ là nguồn nguyên liệu thiết yếu của

nhiều ngành kinh té quan trọng.
Xăng dầu (Xăng các loại, nhiên liệu phán lực, diesel, dầu hoả, dầu đốt lị,
dầu bơi trơn...) là các sản phẩm đã được chế biến từ dầu mỏ đã trở thành một


13

trong những nguycn liệu quan trọng nhất trong xã hội hiện đại, là nguyên

nhiên liệu đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế. Xăng dầu dùng để sản xuất
và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa
xãng dầu được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa để sản xuất các chất
dco (plastic) và nhiều sàn phẩm khác. Một trong những nhân tố quyết định sự
thành bại của một ngành kinh tế là có được nguồn nguvên liệu đầu vào rẻ từ
đó hạ giá thành sản phẩm. Xăng dầu được sử dụng nhiều nhất trong các ngành
như giao thông vận tải, điện, th tinh, luyện thép... Ví dụ như trong ngành
giao thơng vận tải, giá cước vận tải được kết cấu từ giá thành và lãi hợp lý của
ngành vận tải. Một trong những kết cấu giá thành vận tải là nhiên liệu. Nhiên
liệu trong giá thành hiện nay chiếm tỷ lệ từ 35 - 40 % có nghĩa là 35% đối với
dường dài và 40% đối với dường ngắn. Tiếp theo là ngành sản xuất gốm, thuý
tinh sử dụng nhiều chế phẩm của dầu mỏ. Quy trình cơng nghệ sản xuất của
những ngành này đều có một điểm chung, đó là phái sử dụng dầu đốt. Đối với
ngành thép dầu được sử dụng nhiều để nung nóng phơi thép trước khi đưa vào
khàu cán đe sản xuất ra thành phẩm. Với ngành thcp việc sử dụng xăng dầu
còn nghiêm trọng hơn và khó có thổ thay thế bằng các sán phẩm khác. Với các
ngành dệt may hay giầy dcp thì tưởng như khơng liên quan tới xăng dầu thì
hồn tồn ngược lại. Xăng dầu khơng chỉ là nhiên liệu mà cịn là chế phẩm
của ngành dệt may và giầy dép.

Ị. 1.3.3. Là nguồn nguyên liệu tái chê biến.
Xăng dầu không những là nguyên liệu đầu vào quan trọng của hầu hết
các ngành kinh tế mà còn là nguồn nguyên liệu tái chế biến ra một số sản
phẩm khác. Dầu hoả một thành phẩm của dầu mỏ là nguồn nguyên liệu không
thế thiếu được trong ngành công nghiệp sản xuất sơn. Trong quá trình sản xuất
các loại sơn người ta sử dụng dầu hoả là một phần nguyên liệu để sản xuất ra
các thành phẩm sơn rất đa dạng. Trong một số ngành cơng nghiệp hố chất,
dầu mỏ và các chế phẩm của dầu mỏ cũng được sử dụng là nguồn nguyên liệu



14

đê lái chế ra các sán phấm khác, ví dụ như sán xuất phân bón. Dẩu mỏ và khí
đốt cịn là nguồn nguyên liệu đổ sản xuất điện. San xuất điện, ơ tơ và cơng
nghiệp hố dầu là ba nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất ở Mỹ. Khi xảy ra các cú
“sốc giá dầu mỏ”, dầu mỏ trở nên khan hiếm, Chính quyền Mỹ đã bắt đầu tìm
kiếm các nguồn năng lượng khác để thay thế dầu mỏ trong công nghiệp sản
xuất điện. Năm 1999 tại Châu Âu điện được tạo ra từ khí ga và dầu mỏ chiếm
24% trong tổng sún lượng điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng.
1.2. THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI
1.2.1. Khái luận chung về thị trường và thị trường dáu mỏ.

1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về thị trường.
Thị trường theo quan điểm kinh tế học là nơi có các quan hệ mua bán
hàng hố, dịch vụ giữa vơ số những người bán và người mua có quan hệ cạnh
tranh với nhau, bất kỳ là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường được chia
thành ba loại: Thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường lao động và thị trường
tiền tệ.
Chức năng chính của thị trường là: (1) Thừa nhận cơng dụng xã hội của
hàng hố (hay cịn gọi là giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản
xuất ra nó thơng qua việc hàng hố đó có bán được hay khơng, bán với giá thế
nào; (2) Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua
những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chúng loại, cơ
cấu của các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung cầu vẻ các loại hàng hố; (3)
Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Thị trường hoạt động thông qua cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là
việc nhà sản xuất với mong muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ căn cứ vào giá cả thị
trường để quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản
xuất cho ai. Cư chế thị trường là cách thức tự động phân bổ tối ưu các nguồn
lực của nền kinh tế. Đó là vì khi mỗi nhà sản xuất đều căn cứ vào giá cả thị



15

trường đê có quyết định về sản xuất thì sẽ khơng có sản xuất thừa, cũng sẽ
khơng có sản xuất thiếu. Phúc lợi kinh tế được đám bảo do không có tổn thất
xã hội.

Cung ứng: chỉ việc chào bán hàng hố hay dịch vụ nào đó. Lượng của
một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức
giá nhất định của các yếu tố sán xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những
quy chế tương ứng của Chính phủ được gọi là lượng cung ứng, hay lượng

cung. Tổng tất cá các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán
trong một nền kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung
của các hàng hoá và dịch vụ bởi tất cả các nhà sản xuất trong một nén kinh tế
gọi là tổng cung.

Nhu cầu: là nhu cầu tiêu dùng đơi khi gọi tắt là cầu, đó là sự cần thiết
cua một cá thể vé một hàng hố hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của tồn thể
các cá thể đối với một hàng hố hay dịch vụ nào đó trong một nén kinh tế gộp
lại ta có nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của toàn thể các cá the đối với tất cả
các mặt hàng gộp lại ta có tổng cầu. Số lượng một mặt hàng nào đó mà một
cá the có nhu cầu khi có đủ ngân sách để mua tại một thời điểm nhất định với
mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác định của các hàng hoá khác gọi
là lượng nhu cấu hay lượng cầu. Như vậy có thê thấy lượng cầu một mặt
hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính mặt hàng đó, mức thu nhập
cúa mỗi các thể và vào giá cả của các mặt hàng khác (nhất là các mặt hàng
thay thế hoặc bổ sung cho nó), thậm chí lượng cầu cịn phụ thuộc vào cá thời
gian, khí hậu và thời tiết.

Kinh tế học dùng đường cong cung ứng và đường cong nhu cầu hay còn
gọi là đường cung và đường cầu để biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung,
lượng cầu và giá cả hàng hoá. Đường cong nhu cầu là dường dốc xuống. Giá
cả tăng, lưựng cầu giảm, đây là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu. Tuy nhiên
với những hàng hố đặc biệt sẽ khơng tn theo quy tắc này. Mức độ nhạy


16

cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả của nó thay đổi gọi
là độ co giãn của nhu cầu theo giá cả. Ngược lại với đường cầu đường cong

cung là đường dốc lên. Khi giá thay đổi, lượng cung sẽ thay đổi. Đây là sự
dịch chuyển dọc theo đường cung. Mức độ nhạy cám trong thay đổi của lượng
cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co giãn của cung theo giá cả. Đây chính là
độ dốc của đường cung. Độ co giãn càng lớn thì độ dốc của đường cung càng
nhỏ.
Nguyên lý cung - cầu hay quy luật cung cầu là quy luật hoạt động của
thị trường. Quy luật phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường một

mức giá cản bằng (hay còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch
hàng hoá cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định.
Mức giá và lượng hàng hố đó tương ứng với giao điểm của đường cung và
đường cầu. Trạng thái cán bằng của một mặt hàng như thế gọi là cản bằng

bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng gọi là
cản bằng tổng thế hay cân bằng chung.
Ị.2.1.2. Khái lược vé thị trường dầu mỏ thê giới.
Thị trường dầu mỏ thế giới là tổng thể các mối quan hệ mua và bán dầu
mỏ và các chế phẩm của dầu mỏ giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và các

chính phú với nhau trên phạm vi tồn cầu.
Thông qua số lượng và giá dầu thô của các nhà sản xuất được cung ứng
trên thị trường mà giá trị và chi phí lao động để sản xuất ra dầu mỏ được thế
giới thừa nhận. Qua thị trường dầu mỏ người ta nắm được thông tin về sản
lượng cung dầu và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của mỗi quốc gia cũng như những
biến động về lượng cung, lượng cầu và giá dầu mỏ. Từ những thông tin trên
thị trường dầu mỏ thế giới có thể tăng cường các chính sách để kích thích
hoặc hạn chế sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ ở mức độ phù hợp.
Cũng như thị trường hàng hố nói chung, thị trường dầu mỏ thê giới hoạt
động trên cơ chế thị trường và quy luật cung cầu.


17

Ba yếu tố cơ hán của thị trường dầu mỏ thế giới là cung dầu, cầu dầu và
giá dầu. Điểu tiết thị trường dầu mó thế giới hiện nay chú yếu do Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia có nguồn tài nguyên dầu mỏ.
Do đặc Ihù riêng của dầu mỏ khác với những hàng hóa, dịch vụ khác cho nên
thị trường dầu mỏ thế giới có những đặc điểm rất riêng biệt kể cả cơ chế hoạt
động, quy luật cung - cầu cũng như các yếu tố để điều chỉnh thị trường.
1.2.2. Cung dầu.
Khả năng cung cấp dầu mỏ ra thị trường thế giới tập trung ở các thành
viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia có
nguồn tài nguyên dầu mỏ khác ngoài OPEC.
Theo IEA, sản lượng dầu cung cấp thế giới hết quý 2 năm 2007 đạt 84,9
triệu thùng/ngày. Trong tổng lượng cung dầu thế giới, mặc dù có xu hướng
giảm về vai trị nhưng khối OPEC vẫn chiếm một tý lệ quan trọng trong tổng
sản lượng cung cấp của thế giới (41%). Tính đến tháng 6/2007 sản lượng dầu
của OPEC cung cấp là 35,1 triệu thùng/ngày. Khối OECD (Các nước công
nghiệp phát triển) đứng thứ nhì với khoảng 23% tổng lượng cung của thế giới.

Các nước có sản lượng cung dầu hàng ngày lớn trên thế giới: dẫn đầu là Ả Rập
Xê Út với khoảng 11 triệu thùng/ngày chiếm gần 12,5% tổng sản lượng sản
xuất trên thế giới. (Ả Rập Xê út đã tuyên bố cuối năm 2006 rằng sẽ tăng sản
lượng dầu sản xuất được lcn đến 15 triệu thùng một ngày). Nga là nước đứng
Ihứ hai với sản lượng đạt mức 9,5 triệu thùnu/ngày chiếm khoáng 10,9% tổng
sản lượng sản xuất trên thế giới. Tiếp đó là Mỹ 9%, Iran 4,67%, Mêhicơ 4,5%,
Nigeria 4%. Theo dự báo của IEA đến hết năm 2008 sản lượng cung dầu thế
giới của các nước ngoài OPEC đạt mức 51,3 triệu thùng/ngày, tăng 2% so với
năm 2007. Sản lưựng cung dầu của các nước thuộc Liên bang Xơ Viết trước
đây cũng có xu thế tăng sản lượng cung dầu khống 3%/năm. Trong khi đó
tổng sản lượng cung dầu của các nước khối OECD lại giảm 2%.
Đ A i HO C Q U Ố C G lA HÀ NỘI
trung t â m

V - i n

Th ô n g tin thư v iệ n

ỉẠ đ A Ả


18

Báo cáo của Cục dự trữ dầu mỏ Mỹ cuối năm 2006 cho biết, tốc độ tiêu
thụ dầu mỏ của thế giới cao hơn gấp 3 lần tốc độ thăm dị và phát hiện nguồn
dầu mỏ mới. Chính sự chênh lệch này đã hạn chế rất lớn nguồn cung dầu mỏ.
Thị trường dầu mỏ thế giới đã thay đổi rất cơ bán kể từ năm 1998 do những
đột biến trong nguổn cung, gây gián đoạn nguồn cung.
Bảng 1.1: Cung dầu thế giới từ 2005 -2008.
Đơn vị tính: Triệu thùng/ngày

Khu vực

Sản lượng khai thác

Chênh lêch so với
2005
2006
0,11
-0,43
-0,01
■0,33

2007
-0,12
-0,27
0,09
-0,30

2008
-0,04
-0,29
0,11
-0,21

0,46
-0,01

0,54
-0,02


0,43

0,06
0,05

0,15
-0,02

0,11
-0,13
0,05

0,08
-0,09
0,09
0,73

35,86

0,58
0,42
0,25

o


T

0,97
1,15


86,86

0,66

-0,43

2,14

2005
14,14
5,61
0,59
20,34
11,64
0,16
3,62
2,66
4,29

2006
14,25
5,18
0,58
20,01
12,10

2007
14,13
4,92

0,67
19,71
12,64

2008
14,09
4,63
0,78
19,50
13,06

0,15

0,13

0,12

3,67
2,71
4,40

3.82
2,69
4,48

3,88
2,77
4,76

Châu Phi *

'l ổng ngoài OECD

1,86
2,45

1,73
2,50

1,59
2,71

26,68

Tổng ngồi OPEC

49,00

51,00

Tổng OPEC

35,48

27,26
49,42
35,73

1,64
2,59
27,99

50,03
34,69

84,49

85,15

84,72

Bắc Mỹ
Châu Âu
Thái Bình Dương
Tổng OECD
Liên Xơ cũ
Đông Âu
Trung Quốc
Các nước Châu Á #
Mỹ La tinh
Trung Đông

Tong cung thế
giới

28,90

0,61

-0,01
0,06
0,08


0,29
-0,05
0,13
0,91

Nguồn: IEA2007, ElA 2007, sô liệu 2007 và 2008 là số liệu dự báo của EIA .
1.2.3. Cầu dầu mỏ thê giới
Do vai trị quan trọng của dầu mó và q trình tồn cầu hố nền kinh tế
thế giới mà nhu cầu sử dụng dầu mỏ phục vụ phát triển kinh tế xã hội ngày
càng tăng nhanh. Dầu mỏ khơng chỉ là nguồn nhiên liệu quan trọng mà cịn là
nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp hiện đại như hoá


19

chất, vải sợi, chất dẻo, tân dược, phân bón... ở một số quốc gia còn sử dụng
dầu mỏ để sản xuất điện càng làm cho nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng nhanh.
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), sau
thời kỳ suy giảm mạnh mẽ năm 2001, kinh tế thế giới đã phục hổi phát triển
mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 4,8% năm 2004, 4,3% năm 2005 và
5,1% năm 2006 - mức tăng cao nhất trong vòng 30 năm qua và tăng cao hơn
rất nhiều so với các năm trước đó (1,3%/2001, 2,8%/2002, 3,2%/2003). Trong
đó, kinh tê các nước công nghiệp phát triển đã lấy lại được đà tăng trưởng với
tốc độ tăng trường GDP đạt 3,6%- mức tãng cao nhất kể từ năm 2001, đặc biệt
kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng 4,3%, cao nhất kể từ năm 1999. Kinh tế các
nước đang phát triển cũng đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 1974 đến nay,
trong đó các nền kinh tế đang phát triển Châu Á tăng trưởng mạnh, cao nhất
thế giới, dẫn đầu là kinh tế Trung Quốc. Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển
mạnh dẫn tới tiêu dùng nàng lượng, mà chủ yếu là dầu mỏ tăng mạnh, từ năm

2002 đến nay, bình quân tăng khoảng 2 triệu thùng/ngày. Trong đó mức tăng
cầu về dâu mỏ năm 2007 so với năm 2006 là 1,8%; năm 2008 so với năm
2007 là 2,6%.
Báng 1.2: Nhu cầu dầu mỏ thè giới từ năm 2003 đến năm 2008

Diễn giái
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Nãm 2006
Năm 2007
Năm 2008

Nhu cầu(triệu
thùng/ngày)
79.8
82,4
83,9
84,5
86,0
88,2

Thay đổi hàng năm
%
Triệu thùng/ngày
2,4
1,9
2,7
3,3
1,7

1,4
0,7
0,6
1,8
1,5
2,6
2,2
Nguồn 1EA 2007

Theo đánh giá của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nền kinh tế thuộc
các nước OECD ít sử dụng nâng lượng hưn và cũng ít sử dụng dầu mỏ hơn so


20

với trước đây, nhưng xu hướng phục hồi phát triển kinh tế hiện nay của các
nền kinh tế này đã và đang gây tác động mạnh tới cầu về dầu mò, đặc hiệt là
tại Mỹ, Nhật Bản, Anh... Sau giai đoạn suy giảm mạnh nền kinh tế năm 20012002, Mỹ và các nước Bắc Mỹ - nơi tiêu thụ khoảng 26% tổng sản lượng dầu
thế giới vẫn tiếp tục gia tăng khá mạnh nhu cầu về dầu, từ mức 24 triệu thùng
dầu/ngày năm 2001, 2002 tăng lên gần 26 triệu thùng dầu/ngày năm 2006,
2007.
Bãng 1.3: Nhu cầu dầu của các nước OECD và ngồi OECD
Đơn vị tính: Triệu thùng!ngày
Nhu cầu dầu mỏ thế giới

2003

2004

2005


2006

2007

2008

Cầu dầu các nước OECD

48,9

49,5 49,8

49,2

49,5

50,3

MỸ và các nước Bắc Mỹ

24,6

25,1

25,4

25,2

25,7


26,1

Châu Au

15,5

15,7

15,8

15,6

15,4

15,7

8.8

8,7

8,6

8,4

8,4

8,5

32,9 34,1


35.3

36.6

37.9

Thái Bình Dương
Cầu dầu các nước ngồi OECD

30,9

Các nước Liên xơ cũ

3,6

3,7

3.8

4.0

4.0

4.1

Châu Au

0.7


0,7

0,7

0.7

0.8

0.8

Trung Quốc

5.5

6,4

6,7

7.2

7.6

8.0

Các nước Châu Á khác

8,1

8,5


8,8

8.9

9.1

9.4

Mỹ Latinh

4,7

4,9

5,0

5.3

5.5

5.6

Trung Đỏng

5,6

5,9

6,1


6.3

6.5

6.8

Châu Phi

2,7

2,8

2,9

2.9

3.1

3.2

Nguồn: ỈEA 2007
Các nước đang phái triển được xem là động lực gia tăng nhu cầu dầu thế
giới. Trong đó, các nước đang phát triển Châu Á có mức tăng nhu cầu dầu lớn
nhất trong khoảng 20 năm trở lại đây và trở thành khu vực tiêu thụ dầu lứn
hơn Châu Âu, một hiện tượng mới trong những năm gần đây. Do quá trình


×