Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phát triển năng lượng điện gió tại trung quốc hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG VŨ THỦY

PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG ĐIỆN GIÓ TẠI
TRUNG QUỐC, HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG VŨ THỦY

PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG ĐIỆN GIÓ TẠI
TRUNG QUỐC, HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM THU PHƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Hoàng Vũ Thủy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG ĐIỆN GIĨ ............... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................ 5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lượng điện gió ............................. 8

1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm ....................................................................................................... 8
1.2.3. Vai trò của năng lượng điện gió trong phát triển kinh tế bền vững ............... 10
1.2.4. Điều kiện phát triển năng lượng điện gió ..................................................... 15
1.2.5. Tình hình sử dụng năng lượng điện gió trên thế giới .................................... 25
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28
2.1. Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu ........................................................ 28
2.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................... 28
2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích ................................................................ 29
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG ĐIỆN GIÓ TẠI
TRUNG QUỐC ................................................................................................... 30
3.1. Chính sách phát triển năng lượng điện gió của Trung Quốc ............................ 30
3.1.1. Chính sách về giá ......................................................................................... 31
3.1.2. Chuyển giao công nghệ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa .................................... 31
3.1.3. Các chương trình nghiên cứu và phát triển ................................................... 32
3.1.4. Chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất tua-bin gió ...................................... 33
3.2. Điều kiện phát triển năng lượng điện gió tại Trung Quốc ................................ 34


3.2.1. Về vị trí địa lý .............................................................................................. 34
3.2.2. Về nhu cầu sử dụng năng lượng tại Trung Quốc .......................................... 38
3.3. Thực trạng phát triển năng lượng điện gió tại Trung Quốc .............................. 40
3.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng điện gió tại Trung Quốc............ 40
3.3.2. Đánh giá ...................................................................................................... 45
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG
LƢỢNG ĐIỆN GIÓ ............................................................................................ 53
4.1. Điều kiện phát triển năng lượng điện gió tại Việt Nam ................................... 53
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 53
4.1.2. Chính sách phát triển năng lượng điện gió ................................................... 54
4.2. Thực trạng phát triển năng lượng điện gió ở Việt Nam ................................... 58

4.2.1. Thực trạng ................................................................................................... 58
4.2.2. Những khó khăn, thách thức đối với việc phát triển điện gió tại Việt Nam ... 60
4.3. Một số hàm ý phát triển năng lượng điện gió cho Việt Nam ........................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66


DANH MỤC VIẾT TẮT

Tên viết

Dịch nghĩa

tắt
BP

Nguyên nghĩa

Bristish Petroleum

Công ty dầu khí của Anh

BTCE

Billion tons coal equal

Tỷ tấn than tương đương

BTOE

Billion tons oil equal


Tỷ tấn dầu tương đương

GDP
GW
IISD
IEA
IRENA

Tổng sản phẩm quốc nội
Gigawatt
International

1 GW = 1.000.000 W
Institute

for

Sustainable Development
International Energy Agency

Cơ quan Năng lượng quốc tế

International Renewable Energy Cơ quan Năng lượng tái tạo
Agency

quốc tế

Million tons coal equal


Triệu tấn than tương đương

Megawatt

1 MW = 1.000 W

MDPI
MTCE
MW
NDT
R&D
REN 21

Nhân dân tệ
Research & Development
Renewable

Energy

Nghiên cứu và phát triển
Policy Mạng lưới chính sách năng

Network for the 21st Century

i

lượng tái tạo thế kỉ 21


DANH MỤC BẢNG


STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 4.1

Nội dung

Trang

Phân loại tua-bin gió theo cơng suất, đặc điểm
19

cánh quạt
Tiềm năng nguồn gió trên đất liền tại Trung Quốc

35

(GW)

Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 80m so với

54

mặt đất

ii


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Mức độ phân bổ, tốc độ gió trên thế giới

17

2

Hình 1.2 Tua-bin gió theo các loại trục


3

Hình 1.3

4

Hình 1.4

5

Hình 1.5

6

Hình 3.1

7

Hình 3.2

8

Hình 3.3

9

Hình 3.4

10


Hình 3.5

11

Hình 4.1

Cơng suất lắp đặt năng lượng tái tạo trên toàn thế
giới giai đoạn 2010 - 2017
Công suất lắp đặt năng lượng điện gió tồn cầu giai
đoạn 2010 – 2017
Cơng suất lắp đặt điện gió tại một số quốc gia trên
thế giới năm 2015
Bản đồ phân bổ gió tại Trung Quốc trên đất liền tính
tại độ cao 70m năm 2014 (đơn vị: W/m2)
Mật độ phân bổ gió trung bình hàng năm tại vùng
biển sâu 5 - 50 m
Tỷ lệ nhà sản xuất điện gió Trung Quốc và nước
ngồi tại Trung Quốc
Cơng suất lắp đặt điện gió mới và tỷ lệ nguồn gió
được sản xuất không kết nối vào mạng lưới điện
Mức cắt giảm gió năm 2013 và 2014 tại một số địa
phương của Trung Quốc
Một số văn bản pháp luật liên quan đến phát triển
điện gió tại Việt Nam

iii

19
25


26

27

36

37

42

48

49

55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2


3

Biểu đồ 3.3

Nội dung
Tổng cơng suất lắp đặt điện gió tích lũy giai đoạn
2010 – 2016
Tỷ lệ cơng suất điện gió tích lũy tại các khu vực
của Trung Quốc năm 2015
Mức tiêu thụ năng lượng điện gió và năng lượng
tái tạo tại Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2016

iv

Trang
40

41

44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới (2008 - 2009), các quốc gia bắt đầu
tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Hiện
nay, phát triển kinh tế xanh là xu hướng của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
trong đó phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là mục tiêu quan trọng, được
đặt lên hàng đầu của nhiều quốc gia. Một số mục tiêu quan trọng để các quốc

gia tiến hành phát triển năng lượng tái tạo: (1) Phát triển năng lượng tái tạo
vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, vừa giảm phụ thuộc vào các
nguồn năng lượng hóa thạch đang có xu hướng cạn kiệt; (2) Giảm ơ nhiễm
mơi trường, hạn chế tốc độ biến đổi khí hậu, đạt được mục tiêu của Hiệp định
Paris về biến đổi khí hậu1. Trong Báo cáo Hiện trạng năng lượng tái tạo tồn
cầu, Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21 (Ren21) cho biết,
giảm thiểu biến đổi khí hậu là lý do chính cho mục tiêu sử dụng 100% năng
lượng tái tạo. Tốc độ tiêu thụ quá mức năng lượng từ nguồn năng lượng hóa
thạch đã dẫn đến lượng khí thải tăng gấp 10 lần trong vịng 100 năm qua,
khiến nhiệt độ trung bình của trái đất có thể tăng đến 6oC vào năm 2050, dẫn
đến sự biến đổi khí hậu tồn cầu và nước biển dâng; (3) An ninh năng lượng
cũng là một động lực quan trọng để các quốc gia đẩy mạnh nghiên cứu, phát
triển năng lượng tái tạo. Theo thống kê của Tập đoàn dầu khí Anh (BP), nhu
cầu năng lượng thế giới tăng đều khoảng 1%/năm trong 3 năm 2014 - 2016 và
sẽ tăng 38% đến năm 2040. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hóa thạch có hạn,
chỉ đủ để cung cấp cho thế giới trong vòng 51 năm với tốc độ tiêu thụ năng
lượng như hiện nay; (4) Chi phí nghiên cứu, sản xuất một số loại năng lượng
tái tạo như năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời đang có xu hướng giảm.
1

Trích từ Báo cáo Hiện trạng năng lượng tái tạo toan cầu, 2018

1


Trong thời kỳ đầu, năng lượng tái tạo chỉ mới xuất hiện ở các quốc gia phát
triển như Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch… hay còn gọi là năng lượng cho nước
“giàu”. Tuy nhiên, hiện nay năng lượng tái tạo đã lan sang các nước đang phát
triển. Tồn cầu hóa là điều kiện lý tưởng cho các quốc gia, kể cả các quốc gia
đang phát triển tiếp nhận và phát triển các loại công nghệ năng lượng tái tạo, đặc

biệt chi phí đầu tư cho điện mặt trời và năng lượng điện gió đang giảm nhanh.
Năng lượng tái tạo bao gồm các loại năng lượng như địa nhiệt, năng
lượng mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng gió, thủy điện... đều được
các quốc gia tập trung phát triển phong phú và đa dạng. Trong đó, năng lượng
gió có lịch sử hình thành lâu đời từ những năm trước Công nguyên với cơng
dụng bơm nước, cối xay gió... Ngày nay, các quốc gia chủ yếu sử dụng năng
lượng gió để sản xuất điện, thay thế cho các loại năng lượng hóa thạch đang
ngày càng khan hiếm và ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Có thể thấy năng lượng điện gió tiếp tục chiếm tỷ trọng đầu tư lớn từ các
khu vực nước phát triển, đang phát triển và đặc biệt là Trung Quốc. Điều này
xuất phát từ nguyên nhân do đây là dạng năng lượng sạch, giá rẻ do được đầu
tư phát triển công nghệ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các quốc gia. Với
nhu cầu sử dụng năng lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Trung Quốc đi đầu
trong nhóm các nước đang phát triển đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai năng
lượng điện gió. Tính đến năm 2015, tổng cơng suất năng lượng điện gió của
Trung Quốc đứng đầu thế giới với 148.000 MW (theo Báo cáo Năng lượng
gió thế giới năm 2016 của Tổ chức Năng lượng Thế giới). Hiện nay, Trung
Quốc đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường do việc khai thác và
sử dụng quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch. Bên cạnh đó, chi phí năng
lượng điện gió đã rẻ đáng kể so với một số loại năng lượng khác (địa nhiệt,
sinh học...) do Trung Quốc có lợi thế về vị trí địa lý, công nghệ ngày càng tiên
tiến... nên việc phát triển điện gió tại Trung Quốc là vấn đề rất cần thiết. Tuy

2


nhiên, mặc dù Trung Quốc là quốc gia đang phát triển khá thành công với việc
phát triển năng lượng điện gió nhưng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Phát triển năng lượng điện gió tại
Trung Quốc, hàm ý cho Việt Nam” để hiểu rõ hơn về việc khai thác và sử

dụng năng lượng điện gió của Trung Quốc cũng như việc đảm bảo an ninh
năng lượng từ năng lượng điện gió của quốc gia này. Qua đó, đánh giá các
hạn chế, bất cập trong quá trình khai thác và sử dụng năng lượng điện gió tại
Trung Quốc và đề xuất một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Tiềm năng phát triển năng lượng điện gió của Trung Quốc như thế nào?
Trung Quốc đã nghiên cứu, khai thác và sử dụng năng lượng điện gió
như thế nào?
Một số vấn đề rút ra trong quá trình khai thác và sử dụng hiệu quả năng
lượng điện gió của Trung Quốc là gì?
Việt Nam cần làm gì để khai thác và sử dụng hiệu quả năng lượng điện
gió nhằm phát triển bền vững nền kinh tế?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình khai thác và sử dụng năng
lượng điện gió tại Trung Quốc. Đánh giá những ưu điểm, các rào cản, tồn tại,
từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong khai thác và sử dụng năng
lượng điện gió tại Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lượng điện gió.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác, sử dụng năng lượng điện
gió tại Trung Quốc và đánh giá hiệu quả hoạt động phát triển năng lượng điện
gió của Trung Quốc.
- Rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong phát triển năng lượng điện gió
từ thực tiễn phát triển của Trung Quốc.

3


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lượng điện gió.

Phạm vi nghiên cứu: Năng lượng điện gió tại Trung Quốc (khơng bao
gồm Hồng Cơng, Đài Loan và Macao) giai đoạn 2011 - 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và thu thập dữ liệu:
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận, các khái niệm về năng lượng tái tạo nói
chung và năng lượng điện gió nói riêng.
(2) Nghiên cứu, thu thập dữ liệu về tiềm năng, thực trạng phát triển năng
lượng điện gió tại Trung Quốc.
(3) Số liệu được thu thập từ các nguồn: Cơ quan Năng lượng Quốc tế
(IAEA), Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA), Ngân hàng Thế giới
(WB)…
(4) Ngoài ra, các dữ liệu được thu thập từ các bên thông tin đại chúng,
các trang web về kinh tế, các bài báo nghiên cứu, sách chuyên ngành… về
việc phát triển năng lượng điện gió của Trung Quốc đặt trong tình hình phát
triển chung của thế giới.
- Tổng hợp và phân tích:
(1) Lựa chọn và tổng hợp các dữ liệu thu thập được.
(2) Tiến hành phân tích các dữ liệu đã tổng hợp và đưa ra các đánh giá.
(3) Từ các phân tích trên, đưa ra đánh giá về tình hình khai thác và sử
dụng năng lượng điện gió tại Trung Quốc.
6. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận, thực tiễn
về năng lượng điện gió
Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển năng lượng điện gió tại Trung Quốc
Chƣơng 4. Hàm ý cho Việt Nam trong phát triển năng lượng điện gió

4



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG ĐIỆN GIĨ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng xanh), trong đó có điện
gió đang trở thành xu thế tồn cầu nhằm giúp các quốc gia chủ động nguồn
năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống (năng
lượng hóa thạch), năng lượng hạt nhân và giảm ô nhiễm môi trường. Theo
thống kê của Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo toàn cầu đa phương
cho thế kỷ XXI (REN-21), sản lượng điện gió tồn cầu năm 2016 đã đạt tới
487GW, chiếm 24,14% tổng công suất điện tái tạo, so với mức 74GW của 10
năm trước đó. Cũng trong năm 2016, hơn 90 quốc gia đã chủ động phát triển
các dự án điện gió; điện gió đã đáp ứng ít nhất 5% tổng nhu cầu điện năng
hàng năm tại 24 quốc gia và hơn 10% tại 13 quốc gia.Trong thời kỳ đầu phát
triển, gần như chỉ có các nền kinh tế phát triển mới đầu tư phát triển điện gió,
điển hình là Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các
thành tựu về khoa học cơng nghệ, giá thành sản xuất điện gió ngày càng cạnh
tranh, tạo điều kiện cho nhiều quốc gia tham gia sản xuất điện gió. Vì thế
ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển tham gia vào thị trường điện gió,
điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc. Hầu hết cơng suất mới của năng lượng điện
gió được lắp đặt ở các quốc gia đang phát triển, chủ yếu tại Trung Quốc.
Việc phát triển điện gió đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, tổ
chức nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung đánh giá sự cần thiết phải phát
triển điện gió; lịch sử hình thành và phát triển điện gió; về sự phát triển của
lĩnh vực điện gió ở cấp độ toàn cầu; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển điện
gió, trọng tâm là các yếu tố thị trường tồn cầu, vấn đề cơng nghệ, kinh tế,
mơi trường, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực điện

5



gió, thành tựu nổi bật của một số quốc gia. Phần lớn các nghiên cứu tập trung
làm rõ các yếu tố kỹ thuật liên quan đến phát triển điện gió như sức gió, cơng
suất tuabin, các hãng cung cấp thiết bị sản xuất điện gió (Wind energy systems
- Gary L. Johnson, 2006). Về yếu tố kinh tế, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
kinh nghiệm của các nước (Brazil, Trung Quốc, Đan mạch, Đức, Hy Lạp, Ấn
Độ, Ireland, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ) trong 30 năm qua
cho thấy, mặc dù điều kiện khác nhau, quy mô phát triển điện gió khác nhau,
nhưng các nước này có điểm chung là để phát triển điện gió, các quốc gia đều
phải có chiến lược, lộ trình, bước đi và cơ chế chính sách phù hợp với điều
kiện của mỗi quốc gia (điều kiện tự nhiên để phát triển điện gió, điều kiện về
kinh tế), bên cạnh đó là nguồn vốn đầu tư lớn2.
Đối với Trung Quốc, áp lực về thiếu hụt năng lượng cùng với tình trạng
ơ nhiễm mơi trường trầm trọng ngày càng gia tăng. Sự bùng nổ về tăng
trưởng kinh tế trong suốt ba thập niên vừa qua đã kéo theo sự bùng nổ về tiêu
thụ năng lượng của Trung Quốc. Nước này cũng đã chuyển từ một nước xuất
khẩu dầu mỏ lớn nhất Đông Á trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba
thế giới (2008), chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Từ năm 2011, Trung Quốc đã
vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới
(9,76 triệu thùng/ngày, trong đó nhập khẩu khoảng 5,7 triệu thùng/ngày,
chiếm hơn 58% nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ của Trung Quốc)3. Bên cạnh đó,
việc sử dụng khơng hiệu quả cũng là một nguyên nhân khiến tiêu dùng năng
lượng của Trung Quốc luôn ở mức cao. So với các nền kinh tế phát triển thuộc
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), để tạo ra cùng một lượng GDP,
Trung Quốc phải sử dụng năng lượng gấp 4,5 lần, điện gấp 3,8 lần4.
2

Trích dịch từ 30 years of Policies for Wind Energy: Lessons from 12 Wind Energy Markets IRENA/GWEC, 2009
3
Số liệu từ trang Vietstock ( />4

Trích dịch từ China’s energy security: Prospect, challengies and opportunities - Zhang Jian, 2011.

6


Đứng trước thực trạng đó, để đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là nguồn
năng lượng điện phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng,
Trung Quốc đã chủ động điều chỉnh chính sách phát triển các nguồn năng
lượng tái tạo, trong đó có chính sách phát triển điện gió. Mục tiêu phát triển
điện gió của Trung Quốc là năng lượng gió có thể thay thế 130 triệu tấn than
vào năm 2020, 260 triệu tấn than cân bằng (mtce) vào năm 2030 và 660 mtce
vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ năm 2006, Trung Quốc đã
thông qua Luật năng lượng tái tạo, làm cơ sở cho việc phát triển các ngành
năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng5. Mới đây nhất, Trung
Quốc đã tuyên bố loại bỏ hơn 100 nhà máy nhiệt điện đốt than đang được xây
dựng hoặc quy hoạch, sau đó, nước này tuyên bố dừng xây dựng các nhà máy
điện than mới ở 29 trong số 32 tỉnh vào tháng 5.2017. Đáng chú ý, để thúc
đẩy lĩnh vực điện gió, Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống chính sách hỗ
trợ, bao gồm các chính sách về tài chính, thương mại, chuyển giao cơng nghệ,
R&D... phù hợp trong từng giai đoạn phát triển6.
Năm 2016, Trung Quốc đã vượt qua các nước phát triển để trở thành
nước có mức đầu tư vào lĩnh vực điện gió lớn nhất thế giới, đứng trên Mỹ,
Đức, Ấn Độ, Brazil. Trung Quốc cũng trở thành nhà sản xuất điện gió lớn
nhất thế giới, với công suất lớn hơn Mỹ, Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha 7. Tỷ lệ
đóng góp của điện gió vào nguồn năng lượng tái tạo ngày càng cao (năm 2016
đạt trên 65%)8. Tuy nhiên, việc phát triển điện gió của Trung Quốc cũng đang
tồn tại nhiều bất cập, nhất là việc chậm trễ trong kết nối và cắt giảm điện năng.
Những tồn tại này chủ yếu do nguyên nhân công nghệ, quản lý và yếu tố kinh
tế trong các dự án đầu tư.
5


Trích dịch từ Accelerating Innovation in China’s Solar, Wind and Energy Storage Sector, WB, 2016
Trích dịch từ Wind Power in China: A cautionary tale, IISD, 2015
7
Báo cáo năng lượng tái tạo tồn cầu - REN21
8
Trích từ State of the Art and Outlook of Chinese Wind Power Industry, Goldwind Science & Technology
Co., Ltd., 2015, China Wind Energy Development Roadmap 2050”, IEA, 2011.
6

7


Mặc dù, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã thu
hút khá nhiều chuyên gia, tổ chức trong và ngoài Trung Quốc nghiên cứu.
Tuy nhiên, về cơ bản, các nghiên cứu về thực trạng phát triển năng lượng điện
gió tại Trung Quốc cịn khá ít và rời rạc, chủ yếu tập trung nghiên cứu các
chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng điện gió của Trung Quốc mà chưa làm
rõ được tính hiệu quả, đóng góp của sản xuất điện gió đối với ngành năng
lượng điện của Trung Quốc, cũng như các bài kinh nghiệm đối với Trung
Quốc để tăng cường hiệu quả đầu tư trong thời gian tới. Luận văn này cũng
chỉ ra các vấn đề phát triển điện gió của Trung Quốc như khả năng về tự
nhiên, hoạt động sản xuất, sự hỗ trợ về chính sách, để từ đó rút ra được một số
hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc,
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển năng lượng điện gió sẽ có thêm bài
học cũng như kinh nghiệm, tiếp thu những cái mới và hạn chế được một số
bất cập các nước đang phát triển có thể gặp phải.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lƣợng điện gió
1.2.1. Khái niệm
Năng lượng gió là động năng của khơng khí di chuyển trong bầu khí

quyển trái đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt
trời. Sử dụng năng lượng gió để tạo thành dịng điện được gọi là năng lượng
điện gió9.
1.2.2. Đặc điểm
- Có thể tái tạo: Năng lượng gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo, trong
khi than đá và gỗ là những nguồn năng lượng khơng thể tái tạo được. Có một
điều chắc chắn rằng, năng lượng gió sẽ ln ln tồn tại. Nếu có sự nỗ lực lớn
hơn để đưa năng lượng gió vào khai thác, sẽ làm giảm việc sử dụng các nguồn
không thể tái tạo được, mà việc khai thác các nguồn năng lượng này sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến thế hệ mai sau.
9

Theo Wikipedia Tiếng Việt

8


- An tồn với mơi trường: Sự nóng lên của toàn cầu là một trong những
thách thức lớn nhất đối với tồn nhân loại. Theo các báo cáo được cơng bố về
vấn đề này, một yêu cầu cấp thiết là phải giảm phát thải các chất ơ nhiễm
trong bầu khí quyển của Trái đất. Năng lượng gió là lựa chọn một thay thế
tuyệt vời cho nhu cầu năng lượng của chúng ta, bởi nó khơng gây ơ nhiễm
trên diện rộng như các nhiên liệu hóa thạch.
- Tiết kiệm diện tích: Có thể phải khai phá cả một vùng đất lớn để xây
dựng một nhà máy điện. Nhưng với một nhà máy điện sử dụng năng lượng
gió, bạn chỉ cần một diện tích nhỏ để xây dựng. Sau khi lắp đặt các tua bin,
khu vực này vẫn có thể được sử dụng cho canh tác hoặc các hoạt động nông
nghiệp khác.
- Chi phí sản xuất thấp: Một trong những lợi thế lớn nhất của năng lượng
gió so với các nguồn năng lượng tái tạo khác là hiệu quả về mặt chi phí.

Khơng có các chi phí liên quan đến việc mua, vận chuyển nhiên liệu vào tua
bin gió, như các nhà máy điện hoạt động bằng than. Thêm vào đó, với những
tiến bộ trong cơng nghệ, năng lượng gió sẽ trở nên rẻ hơn, do đó sẽ làm giảm
được lượng vốn mà các nước phải bỏ ra để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
- Thích hợp cho nhiều quốc gia để phát triển: Các nước đang phát triển
thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng một nhà máy điện, có thể được
hưởng lợi từ nguồn năng lượng này. Chi phí lắp đặt một tuabin gió là thấp
hơn so với một nhà máy điện than, các quốc gia khơng có nhiều kinh phí, có
thể lựa chọn sử dụng phương án với hiệu quả chi phí cao mà vẫn đáp ứng
được nhu cầu về năng lượng.
- Nhược điểm lớn nhất năng lượng gió là khơng liên tục. Điện có thể
được sản xuất và cung cấp đầy đủ khi gió đủ mạnh, cũng có thời điểm gió tạm
lắng, việc sản xuất điện bằng năng lượng gió là khơng thể. Những nỗ lực đã
được thực hiện lưu trữ năng lượng gió thành cơng và sử dụng nó kết hợp với

9


các dạng năng lượng khác, tuy nhiên, để nguồn năng lượng này trở thành một
nguồn năng lượng chính trong tương lai gần, những nỗ lực này cần phải được
nhanh chóng và rộng rãi hơn.
- Việc lưu trữ tốn kém: Do tính chất khơng liên tục của năng lượng gió,
nó cần phải được lưu trữ hoặc phải sử dụng thêm các nguồn năng lượng thơng
thường. Tuy nhiên, việc lưu trữ nó tốn khá nhiều chi phí và các quốc gia phải
sử dụng các nhà máy nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
- Lắp đặt cối xay gió phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ những
người sống trong khu vực lân cận, nơi mà các nhà máy điện gió đã được dự
kiến xây dựng. Các yếu tố như tốc độ của gió và tần số của nó được đưa vào
để tính tốn trước khi lựa chọn nơi để lắp đặt một cối xay gió và đôi khi người
dân địa phương kiên quyết phản đối kế hoạch này. Một trong những lý do

chính gây ra sự phản đối của họ là cối xay gió sẽ gây ra ơ nhiễm tiếng ồn.
Ngồi ra, một số ý kiến cho rằng tua-bin gió làm ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ
của một thành phố và ngành công nghiệp du lịch trong khu vực của họ. Trên
đây là một số ưu điểm và nhược điểm của năng lượng gió. Năng lượng gió
chắc chắn là một trong những nguồn năng lượng của tương lai, tuy nhiên
điều quan trọng là chính phủ các nước trên toàn thế giới cần phân bổ nguồn
lực để cải thiện các cơng nghệ hiện có. Mặc dù năng lượng gió có những
nhược điểm nhất định nhưng chúng ta khơng có lý do từ bỏ nguồn năng
lượng sạch có thể tái tạo này và cản trở những nỗ lực để khai thác hết các
tiềm năng của nó.
1.2.3. Vai trị của năng lượng điện gió trong phát triển kinh tế bền vững
- Góp phần giải quyết vấn đề phát thải khí CO2, biến đổi khí hậu. Việc
phát triển năng lượng điện gió nằm chung trong chiến lược phát triển năng
lượng tái tạo của các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề biến đổi
khí hậu đang trở nên trầm trọng hiện nay. Hiện nay, năng lượng được tạo ra từ

10


nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 67% năng lượng được cung cấp cho tồn
cầu, nhưng lại đang làm ơ nhiễm mơi trường trầm trọng vì khí CO2 mà chúng
thải ra10. Điều này dẫn đến các hiện tượng biến đổi khí hậu rất nguy hiểm, đe
dọa sự sinh tồn của mọi sinh vật trên. Các hiện tượng biến đổi khí hậu dễ
nhận thấy nhất là: nhiệt độ tăng, băng ở các địa cực tan nhanh, nước biển
dâng cao, diện tích sinh tồn của con người bị thu hẹp; thời tiết cực đoan: mưa,
lũ, hạn hán, xâm nhập mặn,… xảy ra ngày càng khốc liệt, tần suất ngày càng
tăng. Do vậy, các quốc gia cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo là một
phương án quan trọng giảm thiểu những vấn đề trên. Tại Hội nghị của Liên
Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 21 họp tại Paris năm 2015 (COP21),
các quốc gia đã thống nhất cần chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch

sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo thay thế với nền kinh tế
phát thải khí nhà kính thấp. Theo đánh giá của EWEA (Hiệp hội năng lượng
gió Châu Âu) tiềm năng điện gió được lắp đặt ở Châu Âu đến cuối năm 2007
có tổng cơng suất là 56,5 GW, tránh thải ra 90 triệu tấn CO2 mỗi năm (tương
đương với 45 triệu ô tô đang chạy trên đường). Đến năm 2020, điện gió trên
biển và trên cạn sẽ được lắp đặt ở châu Âu có tổng cơng suất là 180GW
(tương đương với 325 triệu tấn CO2 khơng thải ra mơi trường). Ngồi việc có
thể cắt giảm được khí CO2, điện gió cũng tránh được chất thải hóa học độc hại
như là thủy ngân và chất gây ô nhiễm môi trường. Năng lượng gió khơng có
chất phóng xạ hoặc gây ơ nhiễm nguồn nước. Sử dụng năng lượng điện gió
khơng làm suy kiện, hay phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn đảm
bảo tận dụng tốt nguồn tài nguyên từ gió.
- Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. An ninh năng lượng
luôn là vấn đề quan trọng không chỉ riêng của một quốc gia mà là vấn đề toàn
cầu, nhất là trong bối cảnh tình hình căng thẳng chính trị đang diễn ra tại
10

Trích Báo cáo ngành khí, Tháng 08/2017, Bùi Quốc Hiếu

11


nhiều khu vực. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với gia tăng nhu cầu tiêu thụ
năng lượng, đặc biệt là điện năng. Tăng trưởng kinh tế càng nhanh đòi hỏi
nguồn năng lượng sử dụng càng lớn. Với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới
và nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt
dần. Sự phụ thuộc ngày một nhiều vào việc nhập khẩu ngun nhiên liệu có
thể làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.
Vì lẽ đó, an ninh năng lượng được xem là có quan hệ mật thiết tới sự tăng
trưởng kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Các nguồn nguyên liệu hóa thạch

như than đá, dầu mỏ hầu như chỉ tập trung tại một số khu vực, quốc gia. Việc
một quốc gia nào đó phụ thuộc vào nguồn các nguồn năng lượng phải nhập
khẩu này sẽ là mối đe dọa đối với vấn đề an ninh năng lượng, dễ dàng bị chi
phối, khống chế. Nhận thấy tính cấp thiết trong việc đảm bảo an ninh năng
lượng, các quốc gia đang lựa chọn phát triển các nguồn năng lượng tái tạo bởi
không bị phụ thuộc vào nguyên liệu từ các quốc gia khác, đồng thời hạn chế
được những vấn đề trong về mơi trường. Trong đó, năng lượng điện gió với
nhiều ưu điểm được các quốc gia chọn lựa phát triển.
- Đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế, cụ thể:
+ Góp phần giảm tổng thể giá điện. Báo cáo mới của Cơ quan Năng
lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho thấy, chi phí sản xuất điện gió trên đất liền
đã giảm khoảng 25% kể từ năm 2010, chi phí sản xuất điện gió trên đất liền
trung bình giảm 23% trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2017. Nhiều dự án
điện gió trên đất liền hiện đang được vận hành thường xuyên với mức chi phí
gần 900 đồng/kWh. Chi phí sản xuất điện gió giảm đáng kể do có sự cải thiện
đáng kể trong cơng nghệ sản xuất. Một số tổ chức năng lượng quốc tế cũng
dự báo, thời gian tới, chi phí sản xuất điện gió có thể sẽ thấp hơn chi phí sản
xuất nhiệt điện, điện than do không mất một khoản để nhập khẩu nhiên liệu...
Như vậy, việc giảm chi phí sản xuất điện gió thúc đẩy các quốc gia sử dụng
loại hình năng lượng này, khiến cho giá điện tổng thể giảm đáng kể.

12


+ Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện gió. Theo
Hiệp hội điện gió toàn cầu, trên toàn thế giới, năm 2017, ngành điện gió đã
thu hút đầu tư trị giá 107 tỷ USD và con số này có khả năng sẽ tiếp tục tăng.
Hiện nay, sản xuất điện gió được thúc đẩy mạnh mẽ tại các nước phát triển
như Mỹ, Đan Mạch..., ngoài ra cịn có Trung Quốc, Ấn Độ. Đối với các nước
đang và kém phát triển, sản xuất điện gió vẫn là lĩnh vực khá mới mẻ. Do vậy,

phát triển điện gió là cơ hội để các nước thu hút nguồn vốn FDI, thúc đẩy tăng
trưởng GDP, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ... Đây cũng là cơ hội
đầu tư của các nước phát triển, cũng như chuyển giao các cơng nghệ theo quy
luật vịng đời sản phẩm, tạo động lực nghiên cứu, phát triển các cơng nghệ mới.
+ Góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh mục đích đảm bảo nhu
cầu tiêu thụ năng lượng nội địa, năng lượng điện gió cũng góp phần bảo đảm
các vấn đề về an sinh xã hội như tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người
dân quanh khu vực đặt cột gió. Ngành điện gió có chuỗi cung ứng dài, từ
cung cấp linh phụ kiện đến sản xuất tua-bin, từ đánh giá tài nguyên gió đến
phát triển dự án, từ xây dựng đến vận hành và bảo trì nhà máy điện gió. Việc
phát triển năng lượng gió cần một lực lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật
vận hành và giám sát lớn hơn các loại hình khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều
việc làm với kỹ năng cao. Vì vậy, điện gió tạo việc làm khi mỗi mắt xích
trong ngành này đều tạo cơng ăn việc làm tại địa phương. Ngành điện gió
hiện đang sử dụng khoảng 1,15 triệu lao động trên toàn thế giới. Dựa trên số
liệu thống kê từ Cơ quan thống kê châu Âu, việc làm trong lĩnh vực năng
lượng gió sẽ chiếm khoảng 7,3 % việc làm trong ngành điện, khí đốt, hơi
nước, cấp nước tại châu Âu. Trong tương lai, theo EWEA các dự án của
ngành năng lượng gió tại châu Âu sẽ chiếm khoảng 184.000 nhân công vào
năm 2010 (bao gồm cả công nhân trực tiếp và gián tiếp) và đạt 318.000 vào
năm 2020 nếu Liên minh Châu Âu đạt được mục tiêu là sử dụng 20% nguồn
năng lượng tái tạo. Ngoài ra, tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió
13


không cần đầu tư vào đất đai để xây dựng các trạm tua-bin mà thuê ngay đất
của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá thành vận hành thường xuyên)
giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, trong khi diện tích
canh tác bị ảnh hưởng khơng nhiều.
- Tính kinh tế của năng lượng điện gió: Năng lượng gió cần vốn đầu tư,

nhưng khơng tốn chi phí nhiên liệu, vì vậy giá điện từ năng lượng gió ổn định
hơn nhiều so với giá điện từ nhiên liệu hóa thạch. Chi phí xây dựng 1 trạm
năng lượng gió thường dưới 0,01USD cho mỗi kWh. Do chi phí vốn giảm
khoảng 12%, hiện điện gió đã đạt mức ngang giá điện lưới ở một số nước
châu Âu vào năm 2010 và Hoa Kỳ vào năm 2016. Tuy nhiên, ước tính chi phí
trung bình trên mỗi đơn vị điện phải kết hợp chi phí xây dựng tuabin và thiết
bị truyền dẫn, vốn vay, trả lại cho nhà đầu tư (chi phí rủi ro), nên con số chi
phí được cơng bố có thể khác nhau. Năm 2004, chi phí năng lượng gió chỉ
bằng 1/5 so với những năm 1980 và ngày càng giảm khi tuabin gió cơng suất
lớn được sản xuất hàng loạt. Trong năm 2012, chi phí vốn cho tuabin gió thấp
hơn đáng kể so với năm 2008-2010. “Chi phí của điện gió đã giảm trong 2
năm qua khoảng 0,05-0,06USD mỗi kWh, rẻ hơn 0,02USD so với điện than”
- một báo cáo năm 2011 của Hiệp hội Năng lượng Gió Hoa Kỳ viết. Trong
khi đó, báo cáo của Hiệp hội Năng lượng Gió Anh đưa ra chi phí sản xuất
điện gió trên bờ trung bình 0,055USD cho mỗi kWh (2005). Tại Anh năm
2011, năng lượng từ tua bin gió rẻ hơn từ hóa thạch hoặc nhà máy hạt nhân.
Người ta kỳ vọng năng lượng gió sẽ là hình thức năng lượng rẻ nhất trong
tương lai. Sự hiện diện của năng lượng gió có thể giảm chi phí cho người tiêu
dùng (5 tỷ EUR/năm ở Đức) bằng cách giảm thiểu việc sử dụng nhà máy điện
tốn nhiều vốn đầu tư. Năng lượng gió có chi phí bên ngồi thấp nhất. Vào
tháng 2-2013 New Energy Finance (BNEF) đã báo cáo rằng chi phí sản xuất
điện từ các trang trại gió mới rẻ hơn so với các nhà máy chạy than hoặc chạy
gas mới. Theo mơ hình giá carbon của chính phủ Australia là 80USD/MWh

14


cho các trang trại gió mới, 143USD/MWh cho các nhà máy than mới và
116USD/MWh các nhà máy khí đốt, cho thấy năng lượng gió rẻ hơn 14% so
với nhà máy than mới và rẻ hơn 18% so với nhà máy khí mới.

Như vậy, có thể thấy, việc phát triển năng lượng tái tạo nói chung, năng
lượng điện gió nói riêng đóng góp vào chiến lược phát triển bền vững của
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, phát triển và đảm bảo năng lượng điện
gió đóng góp vào cả ba trụ cột của phát triển bền vững là phát triển kinh tế
(thúc đẩy thu hút đầu tư, đóng góp cho ngành công nghiệp năng lượng...),
phát triển xã hội (đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm việc làm...) và bảo vệ mơi
trường. Do đó, năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng điện gió đang được
nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn nhằm phục vụ cho mục tiêu trên bởi các
lợi ích và đặc điểm từ nguồn năng lượng này.
1.2.4. Điều kiện phát triển năng lượng điện gió
1.2.4.1. Về điều kiện tự nhiên:
Việc phát triển điện gió phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố gió, đây là yếu tố
quyết định tiềm năng cũng như khả năng phát triển điện gió của từng quốc gia,
khu vực.
- Phân loại gió: Mức nóng khơng đồng đều trên mặt địa cầu đã tạo ra
những nơi có khí áp cao hay thấp nên gió cũng có nhiều loại. Người ta thường
phân biệt 3 loại gió chính11:
+ Gió geostrophic (hay cịn gọi là gió tồn cầu - global wind): gây ra bởi
sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất, thổi ở độ cao khoảng 1000 m so với mặt đất,
không phụ thuộc nhiều vào bề mặt Trái Đất. Loại gió này khơng tạo nguồn
năng lượng cho điện gió.
+ Gió bề mặt (surface wind): thổi trên mặt đất cho đến độ cao 100 m.
Loại gió này phụ thuộc điều kiện mặt đất, địa hình (giảm vận tốc gió). Lưu ý
là hướng gió thổi gần mặt đất khác rất xa gió thổi trên cao. Gió bề mặt là
nguồn năng lượng chủ yếu cho điện gió.
11

Trích Wikipedia Tiếng Việt

15



+ Gió địa phương (gió biển, gió bờ…): gió bề mặt phụ thuộc mật thiết
vào điều kiện khí hậu địa phương hầu hết được sử dụng tại các hệ thống điện
gió, đặc biệt là gió biển và gió bờ. Vào ban ngày, mặt trời hun nóng đất liền
nhanh hơn mặt biển. Khối khí trên bề mặt do đó bốc hơi, thổi ra ngoài biển,
tạo khu vực áp suất thấp trên bề mặt và hút khí lạnh từ ngồi biển thổi vào đất
liền. Đây gọi là gió biển. Khi mặt trời lặn và đêm xuống, thơng thường có một
khoảng thời gian tương đối đứng gió do nhiệt độ bề mặt đất liền và mặt biển
chênh lệch rất ít. Vào ban đêm, gió thổi hướng ngược lại, với vận tốc thấp hơn.
Tuy rằng gió tồn cầu có vai trị quan trọng trong việc xác định hướng
gió chủ đạo trong khu vực, các điều kiện khí hậu địa phương có thể nắm ảnh
hưởng chủ đạo đến hướng gió của khu vực. Gió địa phương ln “đè chồng”
lên các hệ thống gió quy mơ lớn hơn, có nghĩa là hướng gió ảnh hưởng bởi
tác động chung giữa hiệu ứng toàn cầu và địa phương. Như vậy khi gió quy
mơ lớn giảm cường độ, gió địa phương sẽ có thể lấn át.
Đơn vị của tốc độ gió được tính theo kilomet trên giờ (km/h) hoặc mét trên
giây (m/s) hoặc kot (kn: hải lí trên giờ) hoặc mile trên giờ (mph) tại Mỹ.12
1 kn = 1 sm/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s
1 m/s = 3,6 km/h = 1,944 kn = 2,237 mph
1 km/h = 0,540 kn = 0,278 m/s = 0,621 mph
1 mph = 1,609344 km/h = 0,8690 kn = 0,447 m/s
- Địa điểm phát triển điện gió: Để phát triển điện gió, ngồi sức gió tự
nhiên, cần thiết phải xây dựng các trạm điện gió (gồm nhiều tua-bin gió).
Người ta phân biệt ba loại địa điểm đặt trạm điện gió: nội địa (onshore), ven
biển (near shore) và ngoài thềm lục địa (offshore). Các trạm đặt ở ven biển
hay ngoài thềm lục địa thường cho sản lượng cao hơn các trạm nội địa vì bờ
biển thường có gió mạnh. Giải pháp này tiết kiệm đất xây dựng, đồng thời
việc vận chuyển các cấu kiện lớn trên biển cũng thuận lợi hơn nhưng có thể
12


Trích Nghiên cứu thiết kế hệ thống kích từ cho máy phát điện turbin gió

16


×