Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững ở trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM TRANG NHUNG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM TRANG NHUNG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học
viên, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chƣa từng đƣợc
cơng bố trong kỳ bất cơng trình nào khác trƣớc đó.
Tác giá

Phạm Trang Nhung


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, học viên xin trân trọng
gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
Gia Hà Nội cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến
thức cơ bản, sâu sắc, giúp đỡ học viên trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Lan
Hƣơng, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn
cho học viên những kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp luận trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả các cán bộ công nhân viên, ngƣời lao
động và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
học viên trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu,
song do năng lực cũng nhƣ trình độ có hạn nên đề tài nghiên cứu khơng tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, học viên rất mong nhận đƣợc những
ý kiến góp ý, bổ sung của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của

học viên đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017
Tác giá

Phạm Trang Nhung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ..................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến đề tài luận văn
..................................................................................................................... 4
1.1.2. Khoảng trống để đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu......................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ................................. 9
1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững................................ 9
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ................. 11
1.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ............ 14
1.2.4. Khung chính sách phát triển nơng nghiệp bền vững ...................... 17
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 20
2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận....................................................... 20
2.1.1. Phƣơng pháp luận ........................................................................... 20
2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................ 20
2.2. Phƣơng pháp cụ thể............................................................................... 22
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ......................................................... 22
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê – so sánh .................................................... 23
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp ................................................. 24

2.2.4

Phƣơng pháp kế thừa .................................................................... 25

2.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 26


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở TRUNG QUỐC ........................................................................................... 27
3.1.Quan điểm và chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững ở
Trung Quốc .................................................................................................. 27
3.1.1. Quan điểm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp bền vững.. 27
3.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp bền vững ở Trung Quốc27
3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc ................ 37
3.2.1. Tổng quan tình hình phát triển nơng nghiệp Trung Quốc .............. 37
3.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững trên phƣơng diện kinh tế 37
3.2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững trên phƣơng diện xã
hội.............................................................................................................. 40
3.2.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững trên phƣơng diện môi
trƣờng ........................................................................................................ 42
3.3. Đánh giá tình hình phát triển nơng nghiệp bền vững ở Trung Quốc ... 43
3.3.1. Thành tựu trong phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc . 43
3.3.2. Những hạn chế đặt ra cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung
Quốc .......................................................................................................... 49
3.3.3. Xu hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc ........... 50
CHƢƠNG 4: BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ... 53
4.1. Tình hình phát triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam ...................... 53
4.1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế ................................... 53
4.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội .................................... 56
4.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trƣờng ............................ 60

4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững 62
4.2.1. Bài học quy hoạch và quản lý sử dụng, tích tụ đất nơng nghiệp .... 62
4.2.2. Hỗ trợ tích cực cho nơng dân bằng việc chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn...................................................................................... 63


4.2.3. Bài học về nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nơng sản, hồn
thiện thể chế lƣu thơng .............................................................................. 64
4.2.4. Bài học về việc hỗ trợ, trợ cấp cho nông dân ................................. 65
4.2.5. Bài học về áp dụng Khoa học công nghệ kĩ thuật vào phát triển
nông nghiệp ............................................................................................... 65
4.2.6. Bài học từ chính sách “Tam nơng” của Trung Quốc ...................... 66
4.3. Kiến nghị chính sách ............................................................................. 67
4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ tích cực cho
nơng nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững ........................................... 67
4.3.2. Nhóm các giải pháp xây dựng nền nơng nghiệp phát triển theo
hƣớng bền vững trên phƣơng diện kinh tế ................................................ 69
4.3.3. Nhóm các giải pháp xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo
hƣớng bền vững trên phƣơng diện xã hội ................................................. 69
4.3.4. Nhóm các giải pháp xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo
hƣớng bền vững xét trên phƣơng diện môi trƣờng ................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng


1

Bảng 3.1

2

Bảng3.2

3

Bảng4.1

Tên bảng
Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nơng
thơn qua các năm
Thu nhập bình qn đầu ngƣời khu vực nơng
thơn qua các năm
Tỉ lệ đói nghèo qua các năm

i

Trang
38

40

57



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Hình

Tên hình

1

Hình 2.1 Mơ hình thiết kế nghiên cứu luận văn

2

Hình3.1

3

Hình4.1

4

Hình4.2

5

Hình4.3

6


Hình4.4

Xu hƣớng việc làm phân theo ngành tại Trung Quốc
giai đoạn 2000-2012
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngành nông nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2000-2016
Năng suất lao động khu vực nơng lâm, thủy sản và
tồn nền kinh tế
Chỉ số ICOR ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 –
2014
Tỉ lệ chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục trên GDP

ii

Trang
26
42

54

55

56
59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đi vào xu hƣớng hòa nhập và tồn
cầu hóa, phát triển bền bền vững là xu thế chung mà các quốc gia trên thế giới

nỗ lực hƣớng tới. Trong đó, phát triển nơng nghiệp bền vững cũng là một
trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm hàng đầu. Phát triển nông nghiệp bền
vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng chung của nền kinh tế
nhƣng khơng làm suy thối mơi trƣờng tự nhiên – con ngƣời và đảm bảo đƣợc
sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho ngƣời dân nơng thôn.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nên nông nghiệp bền vững,
năng suất hiệu quả chất lƣợng với hàm lƣợng cơng nghệ cao chính là xu
hƣớng phát triển của nông nghiệp Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Sự phát
triển của nông nghiệp theo hƣớng bền vững đƣợc coi nhƣ tính tất yếu của sự
phát triển trình độ sản xuất và lực lƣợng sản xuất.
Tại Trung Quốc, trong những thập kỉ gần đây, ngành nông nghiệp
Trung Quốc đã phát triển sang hƣớng chun mơn hóa, đầu vào cao, chú
trọng tài nguyên, định hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững. Để làm đƣợc
điều này, đòi hỏi Trung Quốc xây dựng hệ thống chính sách phát triển nơng
nghiệp và nơng thôn bền vững, chặt chẽ.
Việt Nam là một đất nƣớc có thế mạnh về nơng nghiệp. Tuy nhiên, tăng
trƣởng nơng nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng, mơ hình
tăng trƣởng hiện nay mới chỉ tạo ra khối lƣợng nhiều nhƣng giá trị thấp, hiệu
quả sử dụng tài nguyên chƣa cao và đang dần đi đến giới hạn. Các vấn đề về
biến đổi khí hậu, thói quen sản xuất thiếu quan tâm đến môi trƣờng đang gây
ra những tác động to lớn đối với ngành nơng nghiệp. Đó chính là lí do tác giả
chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam” để phân tích trƣờng hợp phát triển nông nghiệp
1


bền vững ở Trung Quốc. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững
nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển nông nghiệp bền vững là gì?

- Trung Quốc đã áp dụng chính sách nào để phát triển nơng nghiệp bền
vững?
- Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc ra sao?
- Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ q trình phát triển
nơng nghiệp bền vững ở Trung Quốc?
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền
vững ở Trung Quốc đƣa ra những đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp
bền vững ở Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển
nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng khung phân tích về phát triển nơng nghiệp bền vững.
- Đánh giá mức độ phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc.
- Đƣa ra đƣợc bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách trong việc
phát triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc

4.2.

Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp bền

vững ở Trung Quốc và Việt Nam.
2



- Về thời gian: Luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2000
đến năm 2016. Bởi đây là mốc thời gian Trung Quốc hiện thực hóa một
chuyển dịch lớn trong chính sách nơng nghiệp, xóa bỏ tự cung tự cấp lƣơng
thực, sang đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, hƣớng đến cải thiện
chất lƣợng và khả năng cạnh tranh nông sản, thúc đẩy khả năng phát triển
nơng nghiệp bền vững.
5.Đóng góp của luận văn
- Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc hiện nay
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc:
những thành tựu và hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chính sách để phát triển nông
nghiệp bền vững ở Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nông
nghiệp bền vững
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp
bền vững ở Trung Quốc
Chƣơng 4: Bài học và kiến nghị chính sách cho Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận văn
Nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt quan trong đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cho đến nay, đã có rất nhiều các bài nghiên
cứu, các đề tài khác nhau về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, các cơng trình nghiên cứu có thể
chia thành 3 nhóm chính: (1) Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát triển
nơng nghiệp bền vững nói chung, (2) Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát
triển nơng nghiệp bền vững ở Trung Quốc và (3) Nhóm các cơng trình nghiên
cứu về phát triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát triển nơng nghiệp bền
vững nói chung:
Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc
(WCED) trong báo cáo “Our common future” (1987), đã phân tích các nguy
cơ và thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến khái niệm về phát triển bền vững là “sự
đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai
sau” đang đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay.
Trong nghiên cứu “The Principles of Sustainability” (2008), Simon
Dresner đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan nhƣ: lịch sử phát
triển khái niệm phát triển bền vững, các cuộc tranh luận hiện nay về con
đƣờng để đạt đƣợc sự phát triển bền vững; các trở ngại và triển vọng về phát
triển bền vững.

4


Báo cáo “Sustainable Agriculture: Impacts on Food Production and
Challenges for Food Security” của Viện quốc tế vì Mơi trƣờng và Phát triển

(IIED) đã chỉ ra rằng tăng cƣờng nông nghiệp bền vững cách cải thiện sản
xuất lƣơng thực và góp phần vào việc tái tạo các nền kinh tế nông thơn.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát triển nơng nghiệp bền
vững ở Trung Quốc:
Trong báo cáo “Review Sustainable Development in China” đƣợc thực
hiện bởi Nhóm Chiến lƣợc phát triển bền vững Trung Quốc (2008). Báo cáo
tập trung vào những phát triển trong nông nghiệp, phát triển nông thôn trong
quá trình thực hiện bền vững của Trung Quốc những năm gần đây. Từ tình
hình thực tế, nhóm tác giả chỉ ra những trở ngại và thách thức và đề xuất các
biện pháp trong tƣơng lai.
Cơng trình nghiên cứu “China's Economic Restructuring: Role of
Agriculture” (2012) của Zhang Hongzhou đã chỉ ra những thành tựu trong
kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc trong những năm vừa qua. Nhƣng Trung
Quốc cũng gặp phải vấn đề lớn về suy thối mơi trƣờng khi phát triển ngành
kinh tế này. Từ đó, tác giả đƣa ra đề xuất cần phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững, chun mơn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh của các vùng
khác nhau.
Cuốn “Organic Agriculture and poverty reduction in Asia: China and
India Focus” của IFAD (2015) phân tích những đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp hữu cơ và thị trƣờng, tác động của nông nghiệp hữu cơ đối với xố đói
giảm nghèo ở châu Á, điển hình là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam:
Cho đến nay tại Việt Nam cũng có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về
phát triển nông nghiệp cũng nhƣ phát triển nông nghiệp bền vững. Tiêu biểu
5


có cơng trình “Phát triển nơng nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam” (2007)
của nhóm tác giả Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng đất đai là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển
nông nghiệp; tuy nhiên việc chia nhỏ đất đai làm cản trở hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn, làm chậm q trình phát triển nơng nghiệp ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc sự cần thiết trong phát triển kinh tế
nông hộ và nâng cao năng lực về sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Tác giả Trần Ngọc Ngoạn trong công trình nghiên cứu “Phát triển nơng
thơn bền vững: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” (2007) cũng đã
phân tích phát triển nơng thơn bền vững, đƣa ra kinh nghiệm của một số quốc
gia trong khu vực về phát triển nền nông nghiệp bền vững, đƣa ra những gợi ý
chính sách cho Việt Nam cần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ,
sử dụng tiết kiệm đất để phát triển bền vững.
Trong bài: “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định
hƣớng cho phát triển bền vững” của Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2013) đã
tổng kết lại các thành tựu của phát triển nông nghiệp nƣớc ta, các thách thức đặt ra
và các định hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững trong tƣơng lai.
Ngồi ra, tác giả Vũ Trọng Bình trong bài “Phát triển nơng nghiệp bền
vững: Lí luận và thực tiễn” (2013) cũng đã chỉ ra rằng Việt Nam đang rất tích
cực phát triển nơng nghiệp bền vững. Nhiều chính sách đƣợc ban hành, song
giữa hiện thực với chính sách cịn khoảng cách xa. Việt Nam còn thiếu các
chuỗi giá trị dựa trên quản trị sản xuất bền vững, thiếu cơ chế chính sách để
nơng dân thực hành bền vững.
Tác giả Vũ Thị Minh trong “Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững
trên thế giới và ở Việt Nam: thực trạng và một số giải pháp” (2013), cho rằng,
nông nghiệp sạch đang là hƣớng đi của các nƣớc trên thế giới hiện nay, và ở
Việt nam phát triển nông nghiệp sạch mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng diện
6


tích canh tác và sản lƣợng. Có nhiều hạn chế trong phát triển nông nghiệp
sạch ở Việt Nan, cần phải thực hiện nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, quy

định kỹ thuật, hệ thống giám sát, tuyên truyền kiến thức cho nơng dân, xây
dựng các mơ hình về chuỗi cung ứng nơng sản an tồn.
Trong ấn phẩm “Báo cáo môi trƣờng quốc gia 2014: môi trƣờng nông
thôn” của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2014), các tác giả đã phân tích các
sức ép đối với mơi trƣờng nơng thơn, đánh giá hiện trạng môi trƣờng nông
thôn trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014, những tác động tiêu cực của sự suy
giảm chất lƣợng và ô nhiễm môi trƣờng ở nông thôn đến sức khỏe ngƣời dân,
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, những tồn tại, bất cập trong công tác
quản lý và bảo vệ môi trƣờng nơng thơn cũng nhƣ kết quả triển khai tiêu chí
mơi trƣờng thuộc Chƣơng trình nơng thơn mới và đề xuất các giải pháp chung
về chính sách, biện pháp để quản lý môi trƣờng nông thôn.
Trong “Phát triển nông nghiệp sạch – hƣớng đi mới trong xây dựng
nông thôn mới” (2014), tác giả Huy Tuấn phân tích những nguy cơ của một
nền nông nghiệp chƣa sạch ở Việt Nam hiện nay, nhận thức về nông nghiệp
sạch và bền vững và một số chính sách hƣớng tới phát triển nơng nghiệp sạch
ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu “Các chính sách nơng nghiệp Việt Nam năm 2015”
(2015), OECD cũng dành 1 chƣơng để đánh giá hiện trạng mơi trƣờng nơng
nghiệp, các chỉ số thối hố và ơ nhiễm đất đai nơng nghiệp, những ảnh
hƣởng của các chính sách nơng nghiệp đến chất lƣợng và giá cả hàng hố
nơng nghiệp, một số rào cản trong phát triển nơng nghiệp hiện nay trong đó
nhấn mạnh các hạn chế về quyền sử dụng đất, tiếp cận tín dụng, cơ sở hạ tầng
nông thôn, lao động thiếu kỹ năng…
“Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập
quốc tế” của Nguyễn S (2015) làm sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp
7


ứng dụng công nghệ cao; nêu khái quát nhiều thông tin bổ ích về cơng nghệ
cao; phân tích các chính sách ứng dụng công nghệ cao; tổ chức sản xuất quy

mơ hàng hóa, đặc biệt là nơng sản xuất khẩu, ứng dụng cơng nghệ cao mang
tính đột phá và đồng bộ; xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu nông sản; xây
dựng và phát triển nông sản chủ lực quốc gia của một số nƣớc có nền nơng
nghiệp tiên tiến, hiện đại trên thế giới.
Những nghiên cứu trên đều chỉ ra sự cần thiết phải phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp bền vững nhƣng ở phạm vi vĩ mơ
quốc gia, chƣa có hệ quy chiếu, căn cứ cụ thể.
1.1.2. Khoảng trống để đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nông nghiệp, một số tác
phẩm nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững ở các góc độ
khác nhau đồng thời nêu lên các quan điểm và kiến nghị các giải pháp phát
triển nông nghiệp bền vững nhằm góp phần vào sự nghiệp Cơng nghiệp hóa,
Hiện đại hóa đất nƣớc.
Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền
vững ở từng quốc gia chƣa nhiều, đặc biệt khi đối chiếu với tình hình phát
triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam. Liên quan trực tiếp đến đề tài chỉ có
Nghiên cứu “Phát triển nơng thơn bền vững: Những vấn đề lí luận và kinh
nghiệm thế giới” của tác giả Trần Ngọc Ngoạn (2007), tuy nhiên số liệu mới
chỉ dừng đến năm 2007, và đề tài đƣa ra vấn đề tổng quan, chƣa đi sâu sát vào
tình hình so sánh tƣơng quan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, số liệu đƣa
ra cũng chƣa nhiều, chƣa chỉ ra đƣợc những thành tựu hay hạn chế trong việc
phát triển nông nghiệp bền vững mà các quốc gia đã thực hiện phát triển nông
nghiệp bền vững gặp phải.
Kế thừa, phát huy những nghiên cứu trƣớc đó, và mang đến nhiều tính
mới cho đề tài, luận văn sẽ làm rõ các tiêu chí phát triển nơng nghiệp bền
8


vững, mức độ phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và các chính sách
mà Trung Quốc đã áp dụng thành cơng từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam để phát triển nông nghiệp bền vững.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản, là một
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông
nghiệp không những gắn liền với các yếu tố tự nhiên mà còn gắn liền với các
yếu tố kinh tế - xã hội.
Phát triển nơng nghiệp thể hiện q trình thay đổi của nền nông nghiệp
ở giai đoạn này so với giai đoạn trƣớc đó và thƣờng đạt ở mức độ cao hơn cả
về lƣợng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất
khơng những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về
chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế,
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp bền vững tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp đủ khả
năng sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, hạn chế đƣợc các vấn đề suy thoái tài
nguyên thiên nhiên. Cho đến ngày nay, có khá nhiều định nghĩa về Phát triển
nơng nghiệp bền vững có thể kể đến nhƣ:
Năm 1984, trong nghiên cứu “Agricultural sustainability in a changing
world order”, Douglass G.K phân loại 3 nhóm khác nhau về nông nghiệp bền
vững:
+ Nông nghiệp bền vững đƣợc nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh kinh
tế – kĩ thuật. Năng suất lao động tăng và duy trì trong dài hạn là bằng chứng
cho sự tăng trƣởng của nông nghiệp theo con đƣờng bền vững.

9


+ Nơng nghiệp bền vững đƣợc nhấn mạnh vào khía cạnh sinh thái. Một
hệ thống nông nghiệp mà làm suy yếu, ô nhiễm, phá vỡ cân bằng sinh thái của
hệ thống tự nhiên một cách khơng cần thiết thì hệ thống đó khơng bền vững.

+ Nơng nghiệp bền vững đƣợc nhấn mạnh vào khía cạnh mơi trƣờng
con ngƣời. Một hệ thống nơng nghiệp mà khơng cải thiện đƣợc trình độ giáo
dục, sức khỏe và dinh dƣỡng của ngƣời nông dân thì hệ thống đó khơng đƣợc
xem là bền vững.
Pearce và Turner (1990) cho rằng sự phát triển nông nghiệp bền vững
đƣợc định nghĩa nhƣ là tối đa hóa lợi ích của sự phát triển kinh tế trên cơ sở
ràng buộc việc duy trì chất lƣợng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian và
tuân thủ các qui luật sau:
(a) Đối với những tài nguyên có thể phục hồi (rừng, đất, lao động), việc
sử dụng phải đƣợc đảm bảo ở mức thấp hơn so với khả năng tái sinh tự nhiên
của chúng.
(b) Đối với tài nguyên không thể phục hồi (máy móc, vật tƣ nơng
nghiệp) việc tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng chúng phụ thuộc vào khả năng thay
thế của các nguồn lực này (ví dụ: sử dụng phân bón để tăng sản lƣợng thay
thế cho việc tăng sản lƣợng bằng diện tích) và tiến bộ kĩ thuật.
Đến năm 1992, tại Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất Rio De Janeiro, khái
niệm về phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc phát biểu: “Phát triển bền
vững là quản lý và bảo tồn nguồn lực tự nhiên và định hƣớng thay đổi trong
công nghệ và thể chế theo cách đảm bảo sự đạt đƣợc và đáp ứng nhu cầu liên
tục của thế hệ hiện tại và tƣơng lai. Phát triển bền vững (trong nông nghiệp)
bảo tồn đất, nƣớc, nguồn giống cây trồng và vật nuôi, không làm suy giảm
chất lƣợng môi trƣờng, phù hợp về mặt kỹ thuật, khả thi về mặt kinh tế và
chấp nhận về mặt xã hội”.

10


1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển nơng nghiệp bền vững
1.2.2.1. Bền vững về kinh tế
Một nền nông nghiệp phát triển bền vững về kinh tế đƣợc biểu hiện ở

mức độ và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nơng nghiệp nhanh và ổn định;
khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trƣờng.
Phát triển bền vững về kinh tế đƣợc phản ánh ở nhiều tiêu chí, có thể kể
đến các tiêu chí sau:
 Cơ cấu GDP hoặc cơ cấu giá trị sản xuất trong nông nghiệp. Từ đó có
thể rút những nhận định về trạng thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ổn
định hay khơng ổn định, xu hƣớng chuyển dịch có đúng hƣớng hay
không đúng hƣớng, mức độ chuyển dịch nhanh hay chậm và nền kinh
tế tăng trƣởng cao hay thấp, bền vững hay khơng bền vững.
Quy luật chung là tỉ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân và tỉ trọng đóng góp của trồng trọt trong ngành nơng nghiệp
có xu hƣớng giảm dần.
 Cơ cấu lao động nông nghiệp cho thấy mức độ sử dụng lao động, nếu
ngành có năng suất lao động cao thì ngành đó có tốc độ tăng trƣởng và
tỉ trọng sản lƣợng đầu ra tăng.
 Cơ cấu hàng xuất khẩu cho thấy mức độ thành cơng của q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng hội nhập.
 Khoa học và công nghệ phản ánh mức độ sử dụng công nghệ trong
nông nghiệp, những thành tựu đạt đƣợc khi ứng dụng công nghệ cao
vào nông nghiệp.
1.2.5.2. Bền vững về môi trường
Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nơng nghiệp, du
lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thôn mới,... đều tác động đến môi
trƣờng và gây ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng, điều kiện tự nhiên. Bền
11


vững về môi trƣờng là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lƣợng mơi
trƣờng sống của con ngƣời phải đƣợc bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch
về khơng khí, nƣớc, đất, khơng gian địa lý, cảnh quan; có các tiêu chuẩn dƣ

lƣợng thuốc trừ sâu, không phá vỡ môi trƣờng sinh thái. Chất lƣợng của các
yếu tố trên luôn cần đƣợc coi trọng và thƣờng xuyên đƣợc đánh giá kiểm định
theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng
và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống.
Phát triển bền vững về môi trƣờng gồm những nội dung cơ bản:
+ Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không
tái tạo;
+ Hai là, phát triển không vƣợt quá ngƣỡng chịu tải của hệ sinh thái;
+ Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn;
+ Bốn là, kiểm sốt và giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
+ Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả
thải, khắc phục ô nhiễm (nƣớc, khí, đất, lƣơng thực thực phẩm), cải thiện và khôi
phục môi trƣờng những khu vực ô nhiễm...(Phạm Thị Thanh Bình, 2016)
1.2.5.3. Bền vững về xã hội
Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia đƣợc đánh giá qua
các tiêu chí sau:
 An ninh lƣơng thực
An ninh lƣơng thực đƣợc nhắc đến là sự sẵn có của nguồn cung lƣơng
thực thế giới ở mọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện
biến đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo” trong Hội nghị lƣơng thực thế giới
1974.
Đảm bảo lƣơng thực sẵn có là bƣớc đầu tiên tiến đến xóa đói. Khả năng
tiếp cận liên quan đến khả năng của ngƣời dân yêu cầu lƣơng thực sẵn sàng
12


khi cần, gồm tiếp cận trực tiếp, tiếp cận kinh tế và tiếp cận xã hội. Yếu tố thứ
ba, tính thiết thực, liên quan đến an toàn và dinh dƣỡng của lƣơng thực. Yếu
tố cuối cùng, tính ổn định, là đảm bảo lƣơng thực ln sẵn có ở bất kì thời

điểm nào.
Phát triển nơng nghiệp có liên kết mật thiết với các vấn đề an ninh
lƣơng thực. Các sản phẩm đầu ra của nơng nghiệp ngồi việc tạo ra nguồn thu
nhập chính của ngƣời dân trên thế giới cịn đảm bảo tính sẵn có của an ninh
lƣơng thực, giải quyết yếu tố tiếp cận kinh tế (Action Aid Việt Nam, 2016).
 Giảm đói nghèo:
Năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lƣợc tồn diện
về tăng trƣởng và xố đói giảm nghèo". Trong q trình xây dựng chiến lƣợc
có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhƣ IMF,
UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam.
Vấn đề là cụ thể hố chiến lƣợc bằng các chƣơng trình, dự án đƣợc
triển khai, đƣợc giám sát và đánh giá thƣờng xuyên. Các nghiên cứu đã lập
đƣợc bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào
Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:
+ Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.
+ Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
+ Tăng cƣờng bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
+ Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
+ Tăng cƣờng sức khỏe bà mẹ.
+ Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.
+ Đảm bảo bền vững môi trƣờng.
+ Thiết lập quan hệ đối tác tồn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm
nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy
13


ra trong những biến cố của môi trƣờng thiên nhiên, của quá trình hội nhập và
phát triển. Một quốc gia khi khơng giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo
thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả

bất ổn định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phƣơng
thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.
 Ổn định xã hội
Ổn định xã hội tức là bảo đảm đời sống xã hội hài hịa; có sự bình đẳng
giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo
khơng quá cao và có xu hƣớng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng
miền khơng lớn. Trong đó, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí cao
nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình qn đầu ngƣời; trình độ
dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa, văn minh.
Phát triển nông nghiệp đƣợc coi là bền vững khi các hoạt động hiện tại
về nông nghiệp không ảnh hƣởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát
triển của thế hệ mai sau.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.3.1. Nhân tố trong nước
a. Hệ thống chính trị ổn định
Chính trị có vai trị đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Một hệ thống chính trị ổn định, khơng chỉ nền kinh tế phát triển mà
các ngành kinh tế cũng ổn định. Ổn định chính trị, hệ thống chính trị cơ sở,
thực hiện dân chủ, thông qua quy chế dân chủ cơ sở đã đảm bảo quyền làm
chủ của nơng dân và nâng cao vị thế chính trị của giai cấp nông dân. Những
biến đổi kinh tế - xã hội đó tạo nên bảo đảm quan trọng cho việc giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an ninh và an toàn xã hội.
Nếu hệ thống kinh tế bất ổn định sẽ dễ dẫn đến tình trạng trì trệ, xã hội
kém phát triển, từ đó nơng nghiệp cũng khơng thế phảt triển bền vững.
14


b. Cơ cấu kinh tế ngành hợp lý
Khi cơ cấu kinh tế ngành phù hợp, gắn với lợi thế so sánh của từng
vùng, từng quốc gia sẽ tạo nên trạng thái cân bằng của của vùng và tồn

ngành nơng nghiệp, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và tích lũy cho nơng
nghiệp.
Cơ cấu kinh tế ngành hợp lí sẽ đảm bảo đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế
dƣơng, hiệu quả, ổn định và đạt ở mức cao; bảo đảm sự vững chắc cần thiết
của hệ thống kinh tế, tránh và giảm thiểu rủi ro, có khả năng cạnh tranh; tránh
đƣợc sự trì trệ, suy thối và đổ vỡ kết cấu của nền kinh tế, ít bị tổn thƣơng từ
những thay đổi ở bên ngồi; ít hoặc khơng gây phƣơng hại cho môi trƣờng tự
nhiên; bảo đảm xã hội phát triển tiến bộ, giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã
hội; tham gia hợp tác quốc tế chủ động và có hiệu quả.
c. Hệ thống công nghệ tiên tiến
Công nghệ hiện đại đóng vai trị quan trọng trong sản xuất và kinh
doanh nông nghiệp. Công nghệ đƣợc đổi mới làm cho sản xuất trở nên đa
dạng hơn và bền vững hơn. Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp không chỉ
tạo ra bƣớc đột phá về năng suất, chất lƣợng mà còn làm cho ngƣời sản xuất
có thu nhập cao hơn, làm tăng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời lao động, đƣa
ngành nông nghiệp phát triển nhanh theo hƣớng hiện đại và bền vững.
1.2.3.2. Nhân tố ngoài nước
 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nông nghiệp phát triển, tiếp cận với
những tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy tối đa lợi thế nƣớc nhà.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo cho các chủ thể có cơ hội để tiếp
cận bình đẳng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngồi nhƣ nguồn
vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trƣờng rộng lớn, nguồn nhân lực
chất lƣợng cao... Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình khách quan và các
15


cơ hội, thách thức cũng tồn tại khách quan. Các chính sách các quốc gia nếu
khơng theo kịp với xu hƣớng hội nhập sẽ rơi vào tình trạng bị động và hội
nhập khi đó, sẽ dẫn đến nhiều thách thức hơn và địi hỏi lộ trình hội nhập thận

trọng hơn để giảm thiểu chí phí của hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế chủ
động và sâu rộng đòi hỏi phải nâng cao nhận thức toàn diện và đầy đủ hơn về
tăng trƣởng và phát triển bền (Nguyễn Thƣờng Lạng, 2010).
 Vốn đầu tƣ nƣớc ngồi FDI
FDI trong nơng nghiệp giúp nền nông nghiệp hƣớng mạnh ra xuất
khẩu, mở rộng thị trƣờng, cải thiện năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tính
cạnh tranh của các sản phẩm nơng nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tham gia các cam kết các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nƣớc, các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi đƣợc bảo đảm tốt hơn trong q trình
đầu tƣ, kể cả trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tƣ nƣớc
ngoài.
 Thị trƣờng tiêu thụ
Thị trƣờng là nhân tố có tác động khơng nhỏ đến phát triển bền vững
nơng nghiệp, bởi nơng nghiệp chỉ có thể phát triển nếu sản phẩm do ngành
nông nghiệp sản xuất ra có thể tiêu thụ đƣợc trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, với
việc mở rộng quy mơ sản xuất lớn thì khơng chỉ dừng ở việc phát triển thị
trƣờng trong nƣớc mà còn phải mở rộng và chiếm lĩnh thị trƣờng khu vực và
quốc tế.
Thị trƣờng không những chỉ là nơi tiêu thụ nơng sản, mà cịn có tác
động định hƣớng phát triển sản phẩm, cơng nghệ và q trình tổ chức sản xuất
nông sản. Việc tham gia vào các thị trƣờng có địi hỏi, u cầu cao về chất
lƣợng hàng hoá, nguồn gốc, xuất xứ (tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện mơi
trƣờng, q trình sản xuất sạch, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực xã hội, các
tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử…).
16


×