Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.98 KB, 31 trang )

Phần 1 : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
Dạy học chính tả ở Tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan
tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường.
Kỹ năng chính tả thực sự rất cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối
với học sinh tiểu học. Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ
sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai
sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc khơng
hiểu được đầy đủ văn bản.
Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt
đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ mơn văn hố trong việc viết các văn
bản thư từ. Chính vì vậy dạy chính tả cho học sinh có một ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, nó trở thành địi hỏi cơ bản của người học.
Như vậy chúng ta thấy vị trí của phân mơn chính tả cũng vơ cùng quan
trọng, dạy chính tả cho học sinh tức là dạy trẻ "học chữ" từ dạng nói sang dạng
viết. Dạy chính tả là dạy cho học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp. Ở giai
đoạn đầu tiên (bậc tiểu học) trẻ tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ
đẻ, xuất phát từ dạng thức nói, từ hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ học
chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để giao tiếp, để học tiếng việt và các môn
khoa học tự nhiên cũng như các môn khoa học xã hội khác. Trẻ khơng biết chữ,
khơng có điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ văn học, không thể tiếp thu tri thức văn
hố, khoa học một cách bình thường được. Biết chữ là biết đọc thông viết thạo
tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo một ngôn ngữ. Muốn đọc thông viết thạo
trẻ em phải được học chính tả, chính tả là mơn học có tính chất cụ thể. Nó có vị
trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. Nó cũng có ý nghĩa
quan trọng đối với việc học tập tiếng việt và học tập các bộ môn khoa học .
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã
phát triển rộng khắp ở tất cả các trường tiểu học. Dạy học phát huy tính tích cực


của học sinh nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một vấn
đề đã được khẳng định và là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng
dạy học trong nhà trường hiện nay. Bởi vì xét theo thực tế nếu người giáo viên
chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học thì khi đó chất
lượng giáo dục sẽ chưa thể nâng cao được. Điều này nó được thể hiện ở hầu hết

1


tất cả các môn học và dạy học phân môn chính tả cũng khơng nằm ngồi u
cầu đó.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, việc nâng cao chất lượng dạy học chính
tả ở cấp Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là điều mà bản thân tôi
cũng như một số bạn bè đồng nghiệp luôn trăn trở.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn lại tình hình dạy học chính tả hiện
nay của các trường tiểu học. Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng của đông
đảo giáo viên tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy học chính tả,
cịn thấy một số xu hướng, hiện tượng giảng dạy kém hiệu quả, làm trì
trệ việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở phân môn này.
Những biểu hiện đó có thể tóm tắt như sau :
Một số giáo viên tiến hành dạy một số tiết chính tả với xu hướng “cho
xong” một số bài học đã quy định. Hoặc là cố gắng đọc cho học sinh chép hết
bài chính tả đã quy định với đầy đủ các bước lên lớp rồi thả nổi kết quả, chất
lượng của học sinh.
Có thể nói hiện tượng này một phần do năng lực và sự phấn đấu
của học sinh còn hạn chế, song cũng có phần do chất lượng giảng dạy
của giáo viên kém hiệu quả, biện pháp thiếu tích cực và bỏ rơi số học
sinh yếu kém.
Trước tình hình đó, dĩ nhiên là có nguyên nhân. Song dù ở phía
chủ quan hay khách quan thì trước hết ta vẫn thấy sự nhận thức về

nghiệp vụ, phương pháp và nguyên tắc dạy học chính tả của giáo viên
chưa thật tồn diện. Đây là vấn đề cần khắc phục.
Do vậy đề tài tôi chọn là : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
phân mơn chính tả cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Vân, huyện
Lục Ngạn.” Tôi rất mong những suy nghĩ của mình sẽ phần nào đóng góp
cho việc dạy học chính tả ở trường tiểu học, đặc biệt là các em lớp 3 đạt
kết quả tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đề xuất phương pháp dạy chính tả để nâng cao chất lượng mơn chính tả
cho học sinh lớp 3.
- Giúp giáo viên, học sinh dạy học chính tả nhẹ nhàng thoải mái.
- Nâng cao hiệu quả học chính tả học sinh viết đúng các âm vần dễ lẫn, giúp
học sinh viết chữ đẹp.

2


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Đề tài này tập trung nghiên cứu về một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng
cao chất lượng mơn chính tả cho học sinh lớp 3.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Vân – Lục Ngạn – Bắc Giang.
4. Giả thiết khoa học
Hiện nay việc nâng cao chất lượng phân mơn Chính tả cho học sinh lớp 3
trường Tiểu học Phong Vân và các trường tiểu học khác trên địa bàn huyện Lục
Ngạn nói chung chưa đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu một số biên pháp nhằm
nâng cao chất lượng mơn chính tả sẽ góp phần nâng cao chất lượng chữ viết đáp
ứng nhu cầu hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chính sau đây:
5.1. Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến đề tài.
5.2. Tìm hiểu tầm quan trọng của mơn chính tả.
5.3. Phân tích thực trạng chất lượng mơn chính tả của học sinh lớp 3
trường Tiểu học Phong Vân.
5.4 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những biện pháp có tính khả thi
nhằm nâng cao chất lượng mơn chính tả, chất lượng giáo dục học sinh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn hẹp tôi chỉ tập chung thống kê số lỗi chính tả mà học
sinh thường mắc, điều tra để nắm vững trình độ học sinh, phân loại các đối
tượng theo năng lực ở từng lớp để tìm biện pháp khắc phục.
Ngoài việc thống kê về các lỗi thường mắc về phụ âm đầu, vần, phụ âm
cuối vần, thanh điệu (dấu ?...) còn lưu ý việc học sinh viết thiếu chữ, bỏ trống
nhiều chữ, chữ viết cẩu thả biến dạng từ đó có những biện pháp dạy học thích
hợp để nâng cao chất lượng dạy học chính tả cho học sinh lớp 3 qua việc dạy
học sinh viết đúng âm đầu l/n, tr/ch, d/r/gi mà học sinh hay viết nhầm lẫn.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: Phương pháp này được thực hiện nhằm
nghiên cứu lý thuyết, làm cơ sở cho phần lập luận

3


- Phương pháp điều tra - đối chứng: Phương pháp này nhằm điều tra thực
trạng việc dạy và học chính tả đối chứng kết quả
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng kết - rút kinh nghiệm.
8. Cấu trúc sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 phần
Phần 1 : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn sáng kiến
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4. Giả thiết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
7. Các phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc sáng kiến
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp nang cao chất lượng phân mơn
chính tả cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Vân, huyện lục Ngạn.
Chương 2: Thực trạng việc dạy phân mơn Chính tả cho học sinh lớp 3 ở
trường Tiểu học Phong Vân, huyện Lục Ngạn.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân mơn Chính tả cho
học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Vân, huyện Lục Ngạn.
Phần 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

4


Phần 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÂN MƠN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG VÂN, HUYỆN LỤC NGẠN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Biện pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội năm 2005:

Biện pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích.
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thơng của Viện ngôn ngữ học : Biện pháp là
cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Như vậy, biện pháp là một bộ phận tổ thành của phương pháp, có nghĩa là
để sử dụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau và
cùng một biện pháp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
1.1.2. Chất lượng
Phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính cơ bản của sự vật, chỉ rõ nó là
cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác. Chất
lượng là đặc tính khách quan của sự vật.
Chất lượng biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết
các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao
quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật, sự vật trong khi vẫn cịn là bản
thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó.
Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất
lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và
khơng thể tồn tại ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống
nhất của chất lượng và số lượng.
1.1.3. Nâng cao chất lượng
Ta biết chất lượng của sự vật là thuộc tính bản chất của sự vật ấy nó ln
gắn liền với tính quy định về số lượng.
Thuộc tính bản chất của sự vật được làm rõ hơn, nổi bật đúng thuộc tính
bản chất của chúng hơn nữa, nâng cao chất lượng chính là nâng cao về số lượng
và làm rõ đúng thuộc tính bản chất của sự vật.

5


1.2. Nội dung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh
- Về tri thức: Giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức về ngữ

âm học, về từ vựng - ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Cụ thể là dạy học
cho học sinh phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào
việc loại bỏ lỗi chính tả, biết phát hiện từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các
quy tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết 1 cách khái
quát và có hệ thống.
- Về kỹ năng: Dạy cho học sinh biết viết đúng chính tả chữ viết rõ ràng
đúng mẫu, viết hoa đúng quy định. Có khả năng tự phát hiện và sửa lỗi chính tả,
viết đúng tốc độ đã quy định. Biết kết hợp luyện tập chính tả với việ rèn luyện
cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp góp phần phát triển
một số thao tác tư duy cơ bản cho học sinh như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ.
Ngồi ra cịn hướng dẫn cho các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở cách
trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của việc dạy chính tả mà giáo
viên cần thường xuyên quan tâm.
1.3. Các kỹ năng học sinh cần đạt
Có người hiều rằng kỹ năng là những nấc thang đầu tiên, kỹ xảo là những
nấc thang cuối nằm trên cùng một thang độ đánh giá kỹ năng thực hiện một hoạt
động nào đó. Nhưng nhiều người cho rằng kỹ xảo là một thành tố của kỹ năng,
là những yếu tố của kỹ năng đã được tự động hoá. Ở đây, chúng tôi cho rằng
quan điểm thứ hai là hợp lý hơn vì trong thực tế khơng phải bất kì kỹ năng nào
cũng có thể và cần đẩy lên được tới mức độ tự động hoá.
Trong việc đánh giá năng lực của học sinh có thể đưa ra những chỉ số
nhằm lượng hoá việc đánh giá chất lượng của kỹ xảo. Chẳng hạn người ta có thể
dựa vào:
- Mức độ tự động hố của thao tác.
- Chất lượng của thao tác (có mắc lỗi hay không)
- Thời gian thực hiện thao tác.
- Kết quả của thao tác.
Để xác định độ thuần thục của thao tác và chất lượng của kỹ năng viết
chính tả cũng có thể được xác định cụ thể bằng những chỉ số nào đấy. Từ cách
hiểu trên từ kỹ năng và kỹ xảo, chúng tôi thấy trong việc xây dựng quy trình dạy

chính tả học sinh lớp 3 cần đạt những kỹ năng sau:

6


- Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, viết hoa đúng quy định, đúng mẫu
chữ, có khả năng phát hiện và sửa lỗi chính tả. Có thói quen và biết cách lập sổ
tay chính tả, hệ thống hố các quy tắc đã học.
- Không mắc quá 5 lỗi/ 1 bài có độ dài khoảng 80 – 100 chữ (tiếng)
- Viết đúng tốc độ quy định.
- Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn cách phát hiện củng cố nghĩa của
từ, trau dồi về ngữ pháp góp phần phát triển một số thao tác tư duy cơ bản cho
học sinh như so sánh liên tưởng, ghi nhớ.

7


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC DẠY PHÂN MƠN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG VÂN, HUYỆN LỤC NGẠN
2.1. Thực trạng của việc dạy chính tả cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu
học Phong Vân
Huyện Lục Ngạn cũng như một số huyện khác trong tỉnh Bắc Giang
thường có một số người nói ngọng, viết sai tiếng, từ có phụ âm đầu l/n).
Ở trường Tiểu học Phong Vân huyện Lục Ngạn, học sinh cũng rất hay nói
ngọng dẫn đến viết sai chính tả.
2.2. Khảo sát thực tế
Dựa trên thực trạng khó khăn nêu trên của cả giáo viên và học sinh. Tôi đã
tiến hành điều tra kết quả chính tả qua đợt kiểm tra cuối học kì 1 của một số lớp
trong trường năm học 2018 - 2019. Tôi thấy kết quả làm các bài tập dạng phân

biệt : l n; ch/tr ; s/x… khơng cao. Sau đó tôi tiến hành khảo sát 2 lớp 3A1, 3A2
của trường.
Đề bài khảo sát
Câu 1 : Điền ch hay tr?
- ...ưa đến ...ưa mà trời đã nắng ...ang ...ang.
- ...ong ...ạn mẹ em để ...én bát, ...ai lọ, xoong ...ảo.
- ...ăm ...ú;

...ắt ...iu;

...ậm ...ạp.

Câu 2 : Điền s hay x?
- Học ...inh ở kí túc ...á.
- Trạm ...á ở gần trụ ...ở uỷ ban …ã.
- Phố ...á dạo này ...ạch ...ẽ hơn trớc.
- cây ...anh,

cây ...im,

- Con ...óc,

con ốc ...ên,

cây ...ồi,

cây ...ung

con cá ...ấu


Câu 3 : Điền vào chỗ trống l hay n
- đất cao ...anh, răng ...anh, bay ...ả bay ...a
- xây thành đắp ...uỹ
- ...u ...a ...u ...ống
- ...ong ...anh,

...ặng ... ề,

...ặng ...ẽ

8


KẾT QUẢ BÀI KHẢO SÁT THU ĐƯỢC NHƯ SAU

Lớp

TSHS

3A1(Thực nghiệm)
3A2( Đối chứng)

Hồn thành

Chưa hồn thành

SL

%


SL

%

30

20

68,8

10

31,2

29

19

65,5

10

34,5

Sau khi khảo sát tơi đã hỏi trắc nghiệm một số học sinh : Tại sao em điền
như vậy ? Đại đa số học sinh trả lời: em khơng biết hoặc em đốn là điền như
vậy. Có nghĩa là học sinh khơng hiểu vì sao lại điền như thế. Một lần nữa tơi có
thể khẳng định rằng các em học và làm chính tả tả theo cảm tính, có thể đúng, có
thể sai mà khơng hiểu được cốt lõi của vấn đề.
2.3. Nguyên nhân

Những tồn tại nói trên trong chữ viết của học sinh hiện nay theo ý kiến cá
nhân tôi là do những nguyên nhân sau:
- Trước hết là do nhận thức của người dạy và người học, nhận thức của
các bậc cha mẹ học sinh chưa thấy hết được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động
qua lại của mơn chính tả đối với các môn học khác. Ngay trong môn Tiếng Việt
cũng chưa thực sự coi trọng phân mơn tập viết, chính tả như phân mơn tập đọc,
luyện từ và câu.
- Chính vì thế chưa tạo được hứng thú khi dạy và học các phân mơn này,
thay vào đó là sự nhàm chán đơn điệu.
- Trong giờ dạy tập viết, chính tả giáo viên chưa thực sự chú trọng đến
nguyên nhân mà học sinh viết nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu như: “l/n, tr/ch,
d/r/gi”. Nguyên nhân chính là do cách phát âm của học sinh chưa đúng, quên
mặt chữ ghi âm, khơng nắm được nghĩa của từ, nghe hiểu cịn hạn chế.
Giáo viên chưa chú ý đến sửa từng loại lỗi chính tả cho các em bằng cách
cung cấp cho các em “mẹo chính tả”. Trong trường hợp khơng khái qt được
bằng quy tắc giáo viên còn lúng túng trong việc đưa ra cách chữa lỗi bằng
phương pháp khơng có ý thức, việc chữa lỗi này chưa thực sự mang lại hứng thú
cho các em.
- Một nguyên nhân nữa là: để hoàn thành khối lượng kiến thức bài dạy,
bài tập ngày càng nhiều nên các em phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm
bài nên chữ viết không được nắn nót, chữ viết khơng đúng với mẫu chữ quy

9


định. Nhiều em viết bút bi chữ rất láu, thường mất nét và các em khơng có ý
thức viết đúng chính tả.
Chính vì lẽ đó mà người giáo viên cần phải coi việc dạy học chính tả là
luyện kỹ năng viết chữ đúng, viết đẹp. Đây là một quá trình rèn luyện lâu dài và
gian khổ đối với học sinh tiểu học. Người giáo viên tiểu học phải thật kiên trì, tỷ

mỉ rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh thường xun. Vì vậy việc dạy học chính
tả phải thực hiện theo đúng phương pháp, cách thức cần chú trọng nhiều tới
phương pháp luyện tập tránh chỉ lý thuyết suông.Tôi tiến hành đề xuất phương
pháp mới: Tôi trực tiếp dạy mỗi tuần 2 tiết chính tả tại lớp thực nghiệm là lớp
3A1 và lấy lớp 3A2 là lớp đối chứng.

10


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÂN MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG VÂN, HUYỆN LỤC NGẠN
Dựa trên đặc điểm và tình hình trường Tiểu học Phong Vân, với những
thuận lợi và khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh... Tôi mạnh
dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân mơn
Chính tả cho Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Vân cụ thể như sau:
3.1. Nhà trường cần xây dựng được một kế hoạch chỉ đạo phù hợp
với thực tế của trường
Trước tiên, tôi thấy cần phải giúp giáo viên xác định được đúng nhiệm vụ
mục tiêu của phân mơn chính tả, từ chỗ xác định được mục tiêu cụ thể, đúng
hướng thì sẽ là điều kiện tất yếu quyết định sự lựa chọn nội dung và phương
pháp dạy học chính tả.
Muốn định hướng tốt thì Ban giám hiệu phải nắm vững mọi văn bản, chỉ
đạo chun mơn và cần có sự triển khai kịp thời, sâu rộng tới giáo viên để họ
nắm chắc và có kế hoạch thực hiện theo đúng các văn bản đó. Đặc biệt là các
văn bản chỉ đạo về yêu cầu kỹ năng kiến thức chính tả lớp 3.
Ở lớp 3 nội dung phân mơn chính tả gồm:
* Chính tả đoạn bài:
Bài viết chính tả được trích hoặc tóm tắt từ nội dung bài tập được trích

hoặc tóm tắt từ nội dung bài tập đọc trước đó hay nội dung biên soạn mới có độ
dài khoảng 60 - 70 chữ.
+ Về hình thức: Có 3 hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là : Chính
tả tập chép (Có 4 tiết ở tuần 1; 3; 5; 7) ; chính tả nghe viết và chính tả nhớ viết
(Trong đó chủ yếu là chính tả nghe - viết cịn chính tả nhớ - viết được dạy từ
tuần 8 của HKI).
* Chính tả âm vần:
- Học sinh được luyện viết các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai
chính tả do cả 3 nguyên nhân:
+ Thứ nhất là do bản thân các âm, vần, thanh đó khó (khó phát âm, cấu
tạo phức tạp).
+ Thứ hai là do học sinh không nắm vững qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ.

11


+ Thư ba là do ảnh hưởng của cách phát âm đia phương.
- Về nội dung các bài chính tả âm vần là những bài tập được lựa chọn,
được đặt trong ngoặc đơn.
Ví dụ: (2); (3). Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2 đến 3 bài tập nhỏ danh cho
các vùng phương ngữ nhất định.
- Về hình thức: Rất phong phú và đa dạng mang tính tình huống và thể
hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học.
Ví dụ như các dạng bài sau:
+ Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, trong đoạn.
+ Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống cho phù hợp.
+ Tự rút ra qui tắc chính tả qua các bài tập thực hành v.v…
Khi đã nắm chắc những yêu cầu cơ bản về phân mơn chính tả lớp
3 rồi thì chắc chắn sẽ tạo ra được phương thức dạy thật phù hợp với đối
tượng học sinh.

Với yêu cầu trên khi dạy chính tả nghe viết, nhớ viết yêu cầu học sinh
phải nghe đúng viết đúng, đọc trơn, không vừa đánh vấn vừa viết, có ý thức
phân biệt các thành phần âm, vần dễ nhầm lẫn trên chữ viết. Củng cố và hoàn
thiện, tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và ngữ âm tiếng Việt, hệ thống chữ
cái, môi liên hệ giữa âm chữ cái, cấu tạo cách viết chữ.
Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả
tiếng Việt. Rèn kỹ năng nghe, viết, đọc, hiểu chữ viết tiếng việt. Trang bị cho học
sinh một công cụ quan trọng để học tập tốt các môn học khác và để giao tiếp.
Viết đúng chính tả nghe viết, chính tả tập chép (những bài tập đọc đã
học), viết đúng các âm tiết dễ nhầm, dễ lẫn phụ âm đầu, vần và thanh.
Yêu cầu về kỹ năng: Bài viết từ 60 - 70 chữ tốc độ viết trong
khoảng 15 phút.
Phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Chính tả có quan hệ
với tập viết, tập đọc, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn... là những phân mơn tiếng
Việt góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua
sử dụng ngơn ngữ: tính khoa học tính chính xác và tính thẩm mỹ...
Bên cạnh việc chỉ đạo kịp thời đúng theo các văn bản chun mơn thì Ban
giám hiệu cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị

12


cho việc dạy và học như cung cấp đủ bàn ghế, ánh sáng, sách giáo khoa, sách
tham khảo, đồ dùng dạy học v.v…
Cần quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, động viên khích
lệ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Phát động và triển khai tốt các phong trào thi đua dạy và học, đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, đi sâu bàn
về nội dung đổi mới phương pháp dạy học : Dạy lấy học sinh làm trung tâm giáo
viên giảng giải ít, hướng dẫn học sinh tìm nội dung mới, học sinh phải chủ động

làm việc, tự giác tích cực trong giờ học, dưới sự điều khiển của giáo viên tìm và
tiếp thu kiến thức của bài học. Đồng thời trong họp chuyên môn cần bàn cách sử
dụng đồ dùng dạy học sao cho thật hiệu quả. Ban giám hiệu cần bố trí thời gian
cùng dự sinh hoạt tổ chuyên môn để cùng giáo viên trong tổ nghiên cứu về nội
dung sách giáo khoa, phương pháp dạy chính tả, đồng thời tăng cường dự giờ
thăm lớp để quan sát giờ dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh để từ
đó thấy được những mặt ưu và những tồn tại trong giờ chính tả qua đó tìm hiểu
ngun nhân dẫn đến tình trạng ít hiệu quả trong giờ dạy chính tả.
Ở giai đoạn đầu các lớp tiểu học (lớp 1, 2, 3) khi viết chính tả ở kiểu bài nghe
viết thường học sinh hay mắc những lỗi do phát âm không phân biệt gây nên. Học
sinh mắc lỗi vì quên mất mặt chữ đành viết theo kiểu "đọc sao viết vậy" .
Trong giờ chính tả học sinh xác định cách viết đúng chính tả qua việc tiếp
nhận chính xác âm thanh của lời nói, cách viết đúng là xác định được mối liên
hệ giữa âm thanh và chữ viết do đó muốn học sinh viết đúng thì khi dạy chính tả
giáo viên cần phải biết kết hợp với việc rèn luyện phát âm. Muốn vậy thì giáo
viên cần phải đọc đúng và yêu cầu học sinh cũng phải rèn luyện để đọc đúng bởi
vì phát âm như thế nào thì viết như thế ấy giữa cách đọc và cách viết thống nhất
với nhau (theo nguyên tắc chung) nhưng trong thực tế thì mối liên hệ giữa đọc
và viết (viết chính tả) rất phong phú và đa dạng.
Tuy theo từng địa phương đều có sự sai lệch về cách phát âm và theo đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ tiểu học, trẻ chưa phát triển hồn chỉnh nên cịn có rất
nhiều em cịn nói ngọng, đọc ngọng. Nếu giáo viên quá lạm dụng hình thức nghe
- viết thực hiện theo phương án "nghe thế nào viết thế ấy" thì sẽ khơng đạt hiệu
quả cao trong giờ chính tả được.
Ngồi ra lỗi chính tả của học sinh cịn do khơng hiểu biết đầy đủ về quy
trình chính tả, nội dung ngữ nghĩa của từ, vì vậy ở giai đoạn này bất kể ở kiểu
bài chính tả nào nếu giáo viên biết kết hợp cho học sinh tri giác nhận mặt chữ
(chữ viết) gắn với nghĩa của từ bằng con đường tự thao tác và yêu cầu học sinh
viết chính tả bằng con đường "ghi nhớ" mặt chữ thì lỗi chính tả sẽ giảm rõ rệt.


13


Về phương pháp giảng dạy thì một điều rất dễ nhận thấy đó là sự hạn chế
của việc sử dụng hình thức diễn giải, đàm thoại theo phương pháp truyền thống,
phương pháp diễn giải nếu lạm dụng nó thì sẽ làm cho học sinh tiếp thu bài một
cách thụ động, cơ nói như thế nào thì trị nghe vậy, học sinh khó ghi nhớ hoặc
nhớ lúc đó song lại quên ngay, kể cả khi giáo viên diễn giải rất tận tình, rất kỹ
cách viết từng chữ.
Ví dụ như giáo viên vừa giảng vừa viết lên bảng để phân tích âm tiết: "Từ
khuỷu tay bao gồm 2 tiếng tiếng khuỷu và tiếng tay ; Tiếng khuỷu gồm có âm kh
vần uyu và thanh hỏi v.v..." Nhưng khi kiểm tra bài viét của học sinh vẫn có
những học sinh viết sai chữ khuỷu.
Nhưng cũng vẫn là chữ "khuỷu tay" giáo viên cho học sinh tự mình ghi lại
bằng tri giác, tự phân tích âm tiết bằng các thao tác của chính bản thân học sinh
vào bảng con bảng lớp, vào nháp. Sau đó gọi học sinh trình bày giáo viên chỉ
nhận xét khẳng định sự đúng sai thì học sinh sẽ nhớ lâu hơn và sẽ viết chính xác
hơn. Đặc biệt là trong khi luyện viết nếu có học sinh viết sai thì giáo
viên có thể cho học sinh so sánh bài mình với bài bạn tự tìm chỗ sai và
tự sửa vào bài của mình.
Hình thức dạy học đàm thoại yêu cầu học sinh phải hoạt động sơi nổi,
phải nói nhiều nhưng trong giờ chính tả thì việc nói nhiều chưa hẳn là tốt ví dụ
như trong giờ chính âm vần nếu giáo viên chỉ đặt câu hỏi học sinh trả lời (nói);
giáo viên viết lên bảng học sinh chép vào vở, bên ngồi quan sát thì giờ học rất
sơi nổi song kết quả vẫn bị hạn chế, học sinh vẫn viết sai cả những chữ vừa được
so sánh. Điều này chứng tỏ cho ta thấy trong giờ chính tả việc giáo viên đặt câu
hỏi để học sinh trả lời cũng là việc làm cần thiết song cần phải có mức độ và cần
phải kết hợp với các phương pháp khác làm sao để cho học sinh vừa được nói.
Khi chữa lỗi chính tả cho học sinh thì giáo viên cần cho học sinh tự
đối chiếu bài của mình với bài của cô đã chép trên bảng lớp hoặc xem

sách giáo khoa và chữa bài của mình sau dó cho học sinh đổi vở chữa bài
chéo theo bàn hoặc giáo viên đọc cho học sinh sốt lỗi từng câu có chỉ
dẫn những chữ sai để học sinh sửa. Học sinh được tự phát hiện lỗi sai và
tự mình sửa thì sẽ nhớ lâu hơn và khi viết lại sẽ chính xác hơn.
Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân học sinh hay mắc lỗi chính tả. Ban
giám hiệu cùng với giáo viên trực tiếp dạy trao đổi bàn bạc xây dựng giáo
án, phương pháp, hình thức tổ chức tiết dạy v.v…, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phân mơn chính tả.

14


3.2. Giáo viên cần phải tăng cường thao tác phân tích âm tiết ở học
sinh
Phân tích ngơn ngữ là phương pháp đặc thù trong dạy tiếng Việt. Lỗi
chính tả của học sinh có thể xẩy ra ở một hay nhiều bộ phận cấu tạo nên chữ viết
do đó khi phân tích chữ viết bắt buộc học sinh phải quan sát chữ viết một cách
tường tận, buộc học sinh phải suy nghĩ, tư duy, tay viết ra chữ. Khi được thao
tác nhiều chữ và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ giúp cho học sinh viết đúng hơn
và làm giảm lỗi chính tả trong bài viết của học sinh.
Ví dụ: ở bài chính tả nghe viết: "Trên đường mịn Hồ Chí Minh" (Lớp 3
học kỳ II).
Sau khi giới thiệu bài, giáo viên đọc bài viết chính tả, cho một học sinh
đọc lại các em khác quan sát vào bài viết trong sách giáo khoa hoặc bài viết trên
bảng lớp suy nghĩ tìm những chữ khó viết trong bài (trơn, lầy, thung lũng, kéo
thẳng, đỏ bừng).
Khi học sinh nêu những chữ khó viết trong bài giáo viên dùng phấn màu
gạch chân những chữ đó đồng thời có thể đưa thêm một số chữ học sinh hay viết
sai theo tiếng địa phương hoặc theo đối tượng học sinh của lớp. Yêu cầu học
sinh phân tích cấu tạo chữ, từ khó vừa tìm (Học sinh phân tích miệng những chữ

khó đặc biệt tiêu biểu ở trong bài mà học sinh hay mắc lỗi, những chữ khác chỉ
cho học sinh tập viết lại và giáo viên nhận xét).
3.3. Giáo viên tăng cường việc tri giác chữ viết bằng nhiều thao tác
cho học sinh
Đối với bài chính tả âm vần khi dạy giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm
nghĩa của từ bên cạnh việc thao tác phân tích chữ. Việc học sinh hiểu nghĩa của
từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả.
Những thao tác điền từ, đặt câu, tạo từ đều được thực hiện bởi sự phối
hợp của nhiều giác quan, trong một tiết học cùng với tư duy học sinh được tai
nghe, miệng đọc, mắt nhìn, tay viết chữ thì sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Phân biệt trúc / trút
- Trúc: Tên gọi chung của một lồi tre nhỏ, gióng thẳng (gậy trúc, mành
trúc) ; Đổ nhào xuống.
- Trút: Làm cho thốt ra ngồi vật đựng và chảy xuống, rơi xuống nhiều
bằng cách nghiêng vật đựng (Mưa như trút nước ; Trút gạo vào bao) hoặc làm
cho thoát ra, rời ra khỏi người. (Trút nỗi uất ức trong lòng)

15


Trong giờ chính tả, giáo viên cần cung cấp những thông tin cần thiết để
học sinh nắm và hiểu nghĩa của từ làm cơ sở chỗ dựa cho học sinh viết đúng
chính tả. Như ở ví dụ trên phân tích trúc/trút (Bài tập 3 tuần 23 tiếng Việt 3
tập 2 ) để học sinh phân biệt và dùng đúng từ trúc / trút thì giáo viên cho học
sinh đọc câu mẫu trong sách giáo khoa rồi từ câu mẫu yêu cầu học sinh nói
thành câu trong đó có từ trúc / trút, muốn học sinh nói đúng để viết đúng thì
giáo viên dựa trên cơ sở câu mẫu, phân tích để cho các em hiểu được nghĩa của
từ để viết đúng.
Cùng với việc làm cho học sinh hiểu nghĩa từ thì việc tạo cho học sinh
tự phát hiện xây dựng các qui tắc chính tả là một việc làm rất cần, trên cơ sở

tự phát hiện ra các qui tắc chính tả dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp
các em có ý thức vận dụng đúng các qui tắc chính tả đó, từ đó giúp các em
ghi nhớ cách viết một cách khái quát có hệ thống. Để làm được điều này thì
bắt buộc giáo viên phải trang bị cho mình những kiến thức về ngữ âm học, từ
vựng, ngữ nghĩa có liên quan đến chính tả, có như vậy mới có thể hướng dẫn
học sinh luyện những bài tập chính tả phân biệt để học sinh phân tích so sánh ...
Ví dụ: Các quy tắc chính tả như: Luật chính tả đối với các phụ âm c, k, q,
gh, g ; ngh, ng.
- Khi đứng trước các nguyên âm e, ê, i chỉ viết k, gh, ngh.
- Khi đứng trước các nguyên âm : o, ô, u, a, ă, â chỉ viết c, g, ng
- Khi đứng trước âm đêm u thì viết qu.
* Hay khi viết với các chữ có ngun âm đơi như iê, , ia, ya.
+ Viết "iê" khi đằng trước nó khơng có âm đệm, đằng sau có âm cuối: Ví
dụ: tiên tiến, liêu xiêu.
+ Viết "yê" khi đức đầu tiếng hoặc đằng trước có âm đệm, đằng sau có âm
cuối ví dụ như: yêu, yên; tuyên truyền, con thuyền v.v..
+ Viết "ia" khi đứng một mình hoặc cuối tiếng mà đằng trước khơng có
âm đệm.
Ví dụ: tia chớp, bìa sách v.v...
+ Viết "ya" khi đằng trước có âm đệm, đằng sau khơng có âm cuối ví dụ:
đêm khuya, giấy pơ luya ...
Bên cạnh việc nắm các quy tắc chính tả giáo viên cần lưu ý cho học sinh
một số các trường hợp chính tả "bất quy tắc". Trong trường hợp viết phân biệt:
l/n; s/x ; d/gi/r ; i/y ; dấu hỏi - dấu ngã v.v... thì cách tốt nhất là cho học sinh sử

16


dụng các hiện tượng chính tả dễ nhầm, dễ lần nhiều lần, ghi nhớ qua việc làm
các bài tập so sánh, điền từ v.v…

Ví dụ: Trong bài chính tả nghe - viết "Trên đường mịn Hồ Chí Minh"
giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập điền từ. Điền vào chỗ trống:
a. s hay x ? - sáng ....... uốt
- xao ....... uyến
- sóng ...... ánh
- xanh ....... ao
b. t hay uôc?
- gầy - g.......

- nhem nh......

- chải ch.........

- n....... nà

Sau đó có thể cho học sinh đặt câu với những từ mà học sinh đã điền đúng
để giúp các em ghi nhớ nghĩa của từ và cách viết một cách chính xác lâu bền
hơn và nhất thiết phải cho học sinh được sử dụng các từ này thường xuyên trong
giao tiếp và trong thực tiễn khi nói viết.
- Ngồi việc áp dụng dạy cho học sinh nắm được các quy tắc chính tả các
mẹo chính tả, cách phát âm, cần hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả bằng
cách nhớ từng chữ một (chính tả khơng có ý thức).
- Gặp những trường hợp chính tả khơng thể khái qt thành quy tắc chung
tốt nhất là phải cho học sinh sử dụng các hiện tượng chíng tả dễ nhầm lẫn nhiều
lần, ghi nhớ máy móc từng trường hợp. Đi theo con đường này có thể mất nhiều
thời gian và cơng sức nhưng có thể làm được, vì dù sao các trường hợp cụ thể
cần nhớvẫn chỉ là hữu hạn, điều cần lưu ý ở đây khi cho học sinh ghi nhớ máy
móc hình thức chính tả của các từ cần gắn liền với nghĩa của từ và tập cho học
sinh sử dụng các từ này thường xuyên trong giao tiếp, trong thực tiễn nói, viết.
Để khắc sâu việc ghi nhớ các trường hợp chính tả (bất quy tắc) này khi dạy bài

chính tả có phân biệt “l/n” giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho các em, việc
làm này sẽ tạo khơng khí học tập vui vẻ, sơi nổi, có hiệu quả. Thông qua việc tổ
chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi, cuộc thi nhỏ, để nâng cao hiệu quả
dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy chính tả nói riêng. Nói như vậy khơng có
nghĩa là giờ học nào cũng tổ chức trò chơi thậm chí cho trẻ chơi “thoải mái” ồn
ào làm ảnh hưởng đến dạy học ở lớp khác. Do đó giáo viên muốn tổ chức trị
chơi trong giờ chính tả cần lưu ý mấy điểm sau :
* Xác định rõ mục đích của trò chơi (nhằm phục vụ tốt cho bài học).

17


* Cách thực hiện trò chơi cần dễ dàng, thoải mái lôi cuốn được nhiều học
sinh tham gia và gây được hứng thú cho học sinh thời gian thực hiện hợp lý (vừa
phải đúng lúc cân đối với các hoạt động khác của tiết dạy) không ảnh hưởng đến
hoạt động dạy học của lớp khác.
* Đánh giá được kết quả động viên được học sinh thi đua học tốt.
Ví dụ : Trị chơi: Nhanh trí (khi dạy bài phân biệt l/n)
- Vật liệu số lượng bảng con đủ chia thành hai nhóm (8 bảng con) 2 bộ
bàn ghế học sinh và phấn viết.
- Cách chơi: 8 học sinh chia thành hai nhóm (cử 4 em/1nhóm là thử tài
nhanh trí của các em trong nhóm). Người dẫn chương trình nêu nhiệm vụ : Hãy
viết các tiếng có phụ âm đầu là “l” hoặccó phụ âm đầu “n” vào bảng con trong
vịng 3 phút. Điều kiện đặt ra là: chữ viết đẹp đúng mẫu chữ và đúng chính tả.
viết được nhiều tiếng khi chấm kết quả chú ý đánh giá chữ viết của tất cả các
em.Từ những trị chơi trí tuệ ấy tôi thấy học sinh tham gia rất vui và hào hứng.
Các em được bộc lộ, được thể hiện khả năng hiểu biết của mình mỗi ngày một tự
tin hơn, góp phần vào việc rèn chính tả cho các em.
3.4. Giáo viên đưa ra một số dạng bài tập chữa lỗi cho học sinh nhận
dạng

+ Dạng 1: Tìm từ viết sai chính tả và giải thích tại sao lại sai ?
- cái noa, noay hoay, n loẹt, lí nuận …
- nịa xồ, n x, lỗng qng …
(sai vì “n” khơng đi kèm với âm đệm)
+ Dạng 2: Giải thích tại sao những chữ được gạch chân lại viết “n”
a. Quyển sách này là của bạn nào ?
b. Nó khơng nghe lời cơ giáo.
c. Hơm nay chúng em có giờ tập làm văn
d. Chuyện hơm nọ tơi cịn nhớ mãi.
g. Cả lớp tôi ai nấy đều chăm chú viết.
+ Dạng 3: Điền vào ơ trống “l” hay “n” và giải thích tại sao lại điền như
vậy ?
no…ê, …ô nức, nuôi …ấng,

18


lo…ắng, …ung linh, lặn…ội,
long…anh, lủng…ẳng, lồng…ộng,
(Vì trong từ láy có 2 chữ nếu từ này viết “n” thì chữ kia cũng viết “n” và
nếu chữ này viết “l” thì chữ kia cũng viết “l” )
* Lưu ý: các bài tập trên đưa ra cho các em khi giáo viên đã cung cấp cho
các em mẹo chính tả rồi.
+ Dạng 4: đánh dấu x vào ô trống trước từ viết đúng chính tả.
leo lẻo

leo nẻo

neo lẻo


neo nẻo

lồng nộng

nồng nộng

lồng lộng

nồng lộng

nấp nó

lấp nó

nũng nịu

lũng lịu

nũng lịu

lũng nịu

Dạng 5: Luyện phát âm chuẩn để học sinh nhớ mặt chữ ghi âm các từ.
- Lúa nếp là lúa nếp làng.
- Lúa lên lớp lớp lịng nàng lâng lâng.
- Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.
- Lúa nếp Lục Nam năm nay tốt lắm.
- Nam nữ nước Nam nô nức nâng cao kỹ năng nói đúng nên khơng nới
tay, nâng niu, nể nang với nạn này. Phải nêu nó ra trừ món nợ nặng nề khiến ta
nản chí.

3.5. Dạy học sinh viết đúng chính tả thơng qua việc chữa lỗi chính tả
cho học sinh.
Giáo viên cần phải có quy định về đánh giá các loại lỗi chính tả trong các
bài viết của học sinh để các em thất rõ viết sai chính tả là điều khơng được phép.
Về việc chữa lỗi chính tả cho học sinh, kết quả chính tả của học sinh thể hiện khi
viết bảng con, bảng lớp và khi viết ở vở, khi viết bảng con giáo viên cần bố trí
đủ thời gian nhìn kỹ từng bảng con để kịp thời phát hiện và sửa hết lỗi cho các

19


em. Khi chấm bài viết trong vở của học sinh giáo viên cần gạch chân dưới lỗi
khi trả bài viết, giáo viên chữa lỗi mà học sinh mắc phải xuống dưới chữ viết sai
đó hoặc chữa ra ngồi nề vở viết. Khi trả bài giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy
rõ lỗi mà học sinh thường mắc. Có thể yêu cầu những em thường mắc lỗi chính
tả trả lời câu hỏi.
+ Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào ?
+ Những lỗi đó thường ở bộ phận nào của tiếng ?
Khi học sinh đã ý thức được loại lỗi mình thường mắc các em sẽ trú trọng
hơn khi viết “tiếng” nỗi đúng hay viết sai đó. Trong bước sốt lại bài, giáo viên
đưa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh phân tích tiếng đúng rồi đối chiếu với chữ
mình viết các em đối chiếu với chữ mình viết các em sẽ thấy được lỗi của mình
và tự sửa chữa. Giáo viên kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh dần dần năng lực
tự kiểm tra và tự chữa lỗi sẽ được hình thành việc chấm chữa lỗi trong các môn
học khác cũng rất quan trọng đặc biệt là ở phân môn Tập làm văn phải chú ý đến
yêu cầu viết đúng chính tả. Đây là việc làm góp 1 phần đáng kể vào việc nâng
cao chất lượng viết chính tả của học sinh.
Phát động phong trào giữ vở sạch - viết chữ đẹp, quy định các “mẫu” để
tạo nền nếp phong cách chung cho cả lớp. Đối với phần luyện tập, trước khi viết
cần tăng cường củng cố gợi mở tạo được cho học sinh nắm chắc chữ trước khi

thực hành viết. Sử dụng các hình thức viết bảng con bảng lớp, sử dụng các
phương tiện trực quan như phấn, mầu, cách đọc chuẩn của giáo viên…thường
xuyên củng cố ngay cả những lỗi thông thường. Sử dụng hình thức luyện tập ở
nhà trong mỗi tiết học bằng cách viết lại nhiều lần các chữ đã viết sai, có kế
hoạch kiểm tra nội dung bài luyện tập đối với từng học sinh.
Theo tôi nguyên tắc dạy chính tả quan trọng nhất là nguyên tắc thực hành,
luyện tập để ghi nhớ những trường hợp viết đúng. Giáo viên cần hiểu rằng việc
luyện học sinh phát âm đúng chỉ là trong nhiều biện pháp trong dạy học chính tả
(vì đây khơng phải là ngun nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh viết sai chính
tả mà cịn nhiều nguyên nhân khác). Dạy chính tả phải dựa trên quy tắc chính tả
và lỗi chính tả mà học sinh thường mắc chứ không phải là thường xuyên luyện
tập chung chung. Phải gắn với hình ảnh cụ thể của từng học sinh, của lớp và căn
cứ trên kết quả thống kê tổng hợp để dạy chính tả. Lỗi nào nhiều thì luyện nhiều,
lỗi nào ít thì luyện ít, việc rèn sửa chính tả cho học sinh là cơng việc phải làm
thường xuyên liên tục ở tất cả các môn học và ở mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều
biện pháp thủ thuật, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn. Có như vậy học sinh mới có ý
thức viết đúng chính tả.

20


Để góp phần vào việc chữa lỗi chính tả cho học sinh được tốt thì khi sử
dụng sách giáo khoa ở một chừng mực nào đó, giáo viên được phép lược bớt
một số nội dung giảng dạy mà không phù hợp học sinh mình dạy, đồng thời bổ
sung những nội dung dạy cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập tới (sửa
những lỗi mà học sinh ở địa phương mình thường mắc). Sự điều chỉnh này cần
được bàn bạc và thống nhất trong nhóm chun mơn và được sự đồng ý của ban
giám hiệu nhà trường nhằm đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm cần thiết.
Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả: Khi chấm bài chính tả
giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy lỗi mà học sinh thường mắc. Đối với những

em hay viết sai chính tả giáo viên nên kết hợp chữa tay đơi u cầu học sinh tìm
những lỗi mà trong bài chính tả em đó đã mắc phải; nhận xét xem lỗi chính tả
đó thường ở bộ phận nào của tiếng? Khi học sinh đã ý thức được loại lỗi mà bản
thân mình thường mắc trong khi viết chính tả thì giáo viên u cầu viết lại
những chữ đó và khi được tự viết lại cho đúng thì học sinh sẽ thận trọng hơn khi
viết tới những chữ đó.
Trong phần chữa lỗi chính tả ở bước sốt lại bài viết yêu cầu giáo viên
phải phát âm thật chuẩn, đưa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh phân tích chữ viết
đúng đối chiếu với chữ mình viết và tự chữa ra lề. Cuối cùng giáo viên cần phải
kiểm tra việc tự chữa lỗi của học sinh có như vậy sẽ tạo được thói quen tự kiểm
tra và tự chữa lỗi cho học sinh và chắc chắn lỗi chính tả sẽ giảm dần.
Khi đã hình thành các biện pháp dạy chính tả thì ban giám hiệu cần tổ
chức thành các chuyên đề để giáo viên cùng dự, họp rút kinh nghiệm. Và một
điều cũng rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực - chủ động của học
sinh trong giờ chính tả đó là việc giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, phương
pháp, dạng bài tập cho phù hợp với yêu cầu bài chính tả và khả năng tiếp thu
kiến thức của học sinh lớp mình đồng thời các hình thức tổ chức lớp học cũng
phải được thay đổi linh hoạt, đa dạng để tạo khơng khí học tập giúp cho học sinh
thích thú học tập tốt hơn.
3.6. Kết quả thực nghiệm
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân mơn chính
tả cho học sinh lớp 3. Sau khi đề xuất biện pháp mới, tôi đã được ban giám hiệu
nhà trường đồng ý áp dụng cho giáo viên trường tôi dạy thực nghiệm ở Lớp 3A1
trong Học kì 2 năm học 2018 – 2019.
Đồng thời khảo sát ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (3A1 – 3A2) của
trường Tiểu học Phong Vân nơi tôi công tác.

21



Đề bài khảo sát
Câu 1: Điền l/n vào chỗ chấm
Bác .....ái đò
Bác .......àm nghề ......ái đò đã......ăm....ăm.....ay. Nhà bác....à chiếc thuyền
gỗ....ênh.....ênh trên mặt....ước. Bác ......ắm vững....ơi.....ào.....ước chảy xiết,
....ơi.....ào có đá....ởm chởm.
Câu 2:
a. Phân biệt chung / trung
b. Điền ch / tr vào những chỗ chấm sau:
- Đi......ở hàng.....o mậu dịch.
- .....ắc lẳn,

....uyến hàng

- .....a mẹ ;

....a thuốc ;

giò .....ả ;

....ả nợ

Câu 3 :
a. Phân biệt xả / sả
b. Điền x/s vào chỗ chấm :
- ....áo sậu ; ....áo diều ; thổi.....áo
- câu văn.....áo rỗng, hàng ......áo,.....áo trộn

KẾT QUẢ BÀI KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỚI


Lớp

TSHS

3A1(Thực nghiệm)
3A2( Đối chứng)

Hồn thành

Chưa hồn thành

SL

%

SL

%

30

30

100

0

0

29


27

92,8

2

7,2

Nhìn vào bảng khảo sát, so sánh kết quả lớp dạy thực nghiệm và lớp đối
chứng, so sánh kết quả khảo sát cuối học kì 1 với kết quả khảo sát cuối năm tôi
thấy học sinh tiến bộ rõ rệt, số học sinh chưa hồn thành khơng cịn. Một lần nữa
tơi khẳng định kết quả dạy học theo biện pháp mới là khả quan.

22


PHẦN 3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cha ông ta từ xưa có câu: “Nét chữ nết người” trong bài viết này, tơi
mạnh dạn cho rằng Chính tả Tiếng Việt là rất quan trọng. Nó vừa góp phần
nâng cao khả năng ó đồng thời có thể đưa thêm một số chữ học sinh hay viết sai
theo tiếng địa phương hoặc theo đối tượng học sinh của lớp. Yêu cầu học sinh
phân tích cấu tạo chữ, từ khó vừa tìm tiếp thu kiến thức của các môn học khác,
lại vừa giáo dục nhân cách cho học sinh.
Để nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng
một phương pháp, biện pháp duy nhất mà phải biết phối hợp, kết hợp nhiều
phương pháp một cách linh hoạt để giờ học đạt kết quả cao.
Đứng trước vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc dạy chính tả của học

sinh tiểu học nói chung và đặc biệt là với học sinh lớp 3. Tôi thấy việc rèn luyện
cho học sinh viết đúng, nhanh, chuẩn, đẹp là hết sức cần thiết. Rèn cho học sinh
viết đúng, nhanh, chuẩn, đẹp là thành cơng hơn của việc dạy chính tả đối với
học sinh tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp cho học sinh chủ
động sáng tạo, tích cực, thực sự say mê hứng thú trong học tập. Rèn luyện các
kỹ năng thao tác cho học sinh chính là điều mà cả xã hội cũng như học sinh
quan tâm “nét chữ” chính là nét người của học sinh. Khi học sinh nắm chắc kỹ
năng viết dù sau này có vận dụng viết theo chữ hiện hành hay chữ mẫu, chữ
tham khảo, hiện tại thì học sinh viết đúng và đẹp.
Muốn vậy người giáo viên phải thực sự yêu nghề, phải ln tìm tịi đổi
mới phương pháp giảng dạy. Phải ln kiên trì và thực hiện tốt nội dung bài dạy.
Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả giúp các em có định hướng tốt
trong cách học.
Từ những việc làm đó cho thấy việc dạy học chính tả cho học sinh như
tơi đã trình bày ở trên đã đạt được kết quả đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng cùng
một đối tượng học sinh, cùng trình độ nhận thức, nhưng với phương pháp dạy
khác nhau đã cho kết quả khác nhau.
Như vậy hiệu quả dạy học tuỳ thuộc vào phương pháp, sự nhiệt tình và
năng lực của người thầy. Bởi vậy, trong tiết học, người giáo viên phải tạo ra một
khơng khí vui vẻ, thoải mái nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của lớp học. Người
giáo viên phải làm như thế nào để tiết học sinh động, tất cả mọi học sinh trong
lớp đều có hoạt động tư duy, gây hứng thú học tập cho các em.

23


2. Kiến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao nên tạo điều kiện in
chuyên sâu cho tác giả phổ biến rộng rãi tới đồng nghiệp để nhân rộng điển

hình.
- Tăng cường mở chuyên đề, để giáo viên có dịp trao đổi về các kinh
nghiệm dạy học, đổi mới phương pháp để nhân rộng phương pháp mới trong
mọi giáo viên, giúp giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
2.2. Với trường Tiểu học Phong Vân
- Cần tích cực dự giờ, thăm lớp, chú ý kiểm tra việc dạy Chính tả
của giáo viên.
- Tổ chức các hội thi, các chun đề góp phần đổi mới phương pháp dạy
Chính tả.
2.3. Với tổ chuyên môn
- Tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
- Tổ chức các chuyên đề về dạy Chính tả
- Thường xuyên tập phát âm chuẩn, rèn chữ viết chuẩn mực, thi tìm các
mẹo luật chính tả trong các buổi họp chun mơn của tổ để bổ sung vốn kiến
thức cho giáo viên.
2.4. Đối với giáo viên
- Tăng cường học hỏi, đổi mới phương pháp, nâng cao trình độ chun
mơn để đáp ứng với chương trình mới.
- Chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy trước khi lên lớp.
- Coi học sinh là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp học để gây hứng
thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả học tập. Dạy theo phương pháp mới để học
sinh tích cực học tập, chủ động tiếp thu kiến thức.
- Quan tâm tới mọi đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh yếu để có biện
pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh tự tin trong quá trình học tập.
- Phải kiên trì và có trách nhiệm cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
2.5. Với phụ huynh học sinh
- Phải quan tâm tới con mình.

24



- Đặc biệt phụ huynh phải cố gắng mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho
các em, có vở, bút đúng quy định để học sinh viết chữ đẹp.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi về dạy học Chính tả cho
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phong Vân, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học Chính tả ở Tiểu học. Với trình độ lý luận, khả năng nghiên cứu còn hạn chế,
chắc chắn kinh nghiệm này cịn nhiều tồn tại. Tơi rất mong ý kiến đóng góp của
Hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được áp
dụng rộng rãi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phong Vân, ngày 8 tháng 10 năm 2019
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lý Thị Hà

25


×