Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KỸ NĂNG áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG tác LÃNH đạo cấp PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.76 KB, 13 trang )

KỸ NĂNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC
CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CƠNG
TÁC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHỊNG
1. Khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật
1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, chỉ có các cơ
quan nhà nước, cán bộ, cơng chức nhà nước mới có quyền áp dụng pháp luật để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Tính đặc thù
thể hiện ở điều kiện áp dụng pháp luật, đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật.
Đây là hình thức có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân, vì nhân dân.
Lãnh đạo cấp phịng có vị trí, vai trò quan trọng, là cấp trực tiếp tham mưu
xử lý các công việc cụ thể của cơ quan, đơn vị. Trong đó, việc tham mưu áp dụng
pháp luật chính xác có ý nghĩa quan trọng. Để áp dụng pháp luật hiệu quả, cần có
kiến thức pháp luật gắn với chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng, nhất là
pháp luật thực định và phương pháp, kỹ năng áp dụng pháp luật.
Như vậy, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, trong
đó chủ thể áp dụng pháp luật chỉ có thể là cơ quan nhà nước, cán bộ cơng chức
nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định nhằm
các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân hoặc
tổ chức.
Áp dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp cụ thể sau đây:
- Khi có hành vi vi phạm pháp luật: các cơ quan, các tổ chức nhà nước, cán
bộ, cơng chức nhà nươc có thẩm quyền, có trách nhiệm và có quyền áp dụng các
biện pháp, các quy định của pháp luật nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật


và tội phạm.
Đây là trường hợp thể hiện rõ nhất thẩm quyền áp dụng pháp luật của các
chủ thể được Nhà nước giao quyền như Tòa án, Viện Kiểm sát, các chủ thể có


thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…
- Khi cần thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của chủ thể.
Thực tế, nhiều quan hệ, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể chỉ phát sinh, thay đổi,
chấm dứt trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định pháp luật.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể. Trong trường
hợp này, các chủ thể không thể tự giải quyết được các tranh chấp và yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
- Khi Nhà nước cần phải kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên trong một
số sự việc, sự kiện thực tế.
1.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm để
phân biệt áp dụng pháp luật với các hoạt động thực hiện pháp luật khác như sử
dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật hay thi hành pháp luật. Áp dụng pháp luật được
thực hiện của các chủ thể được Nhà nước trao quyền thực hiện. Trên cơ sở quy
định pháp luật, áp dụng pháp luật cho thấy ý chí của Nhà nước trong việc quản lý,
điều hành các hoạt động của đời sống xã hội.
- Thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Xuất phát
từ hoạt động áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước và được trao cho các
chủ thể trong bộ máy nhà nước thực hiện nên để bảo đảm sự thống nhất, tránh sự
tùy tiện thì áp dụng pháp luật phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do
pháp luật quy định.
- Áp dụng pháp luật điều chỉnh mang tính cá biệt đối với những quan hệ xã
hội nhất định. Khác với hoạt động lập pháp, lập quy nhằm xây dựng thể chế có tính


bao quát, áp dụng chung cho các chủ thể thì hoạt động áp dụng pháp luật là hoạt
động mang tính cá biệt, đối với từng trường hợp cụ thể.
- Áp dụng pháp luật địi hỏi tính sáng tạo. Các quan hệ xã hội vơ cùng đa
dạng, phong phú, do đó việc áp dụng pháp luật không đơn thuần là việc áp dụng

giống nhau với tất cả các trường hợp. Khi áp dụng pháp luật, đòi hỏi chủ thể thực
hiện phải phân tích từng trường hợp cụ thể để áp dụng pháp luật, chính xác, hợp lý,
hợp tình.
2. Vai trị của áp dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần to lớn vào việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
- Áp dụng pháp luật có vai trị bảo đảm quyền tự do, dân chủ của cơng dân;
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người dưới chế độ xã hội
chủ nghĩa; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; gìn giữ "kỷ cương,
phép nước" trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những hành vi xâm phạm
nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa mà pháp luật bảo vệ đều
được xem xét, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật; chấm dứt hành vi vi
phạm pháp luật, khôi phục lại trật tự pháp luật trong các lĩnh vực bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm phạm, truy cứu trách nhiệm pháp lý các chủ thể đã có hành vi
vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; hướng chủ thể của các quan hệ pháp
luật thực hiện hành vi hợp pháp, bảo đảm lợi ích chính đáng của mình và tơn trọng
lợi ích chính đáng của người khác.
- Áp dụng pháp luật có vai trị rất quan trọng trong việc phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân bằng những
vụ việc cụ thể. Từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật của nhân dân.
3. Yêu cầu áp dụng pháp luật


Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật có hiệu quả, chủ thể áp dụng pháp luật
cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau:
Một là, đảm bảo các nguyên tắc trong áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật phải bảo đảm những nguyên tắc cơ bản do luật định. Trên
cơ sở đó các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn cụ thể hóa những quy định trong các văn bản pháp luật phù hợp nhằm giải
quyết công việc thuộc thẩm quyền.
Áp dụng pháp luật gồm những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc pháp chế
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đời sống chính trị - xã hội, trong đó mọi
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cán bộ, công chức, viên chức và
mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính
xác. Pháp chế là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ, tôn trọng tính tối cao của
Hiến pháp và Luật; đảm bảo tính thống nhất của Hiến pháp và pháp luật trên quy
mô toàn quốc; các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ
pháp luật phải đảm bảo sự phân công và phối hợp trong hoạt động một cách tích
cực, chủ động và có hiệu quả.
Để việc thực hiện pháp luật vào đời sống đảm bảo đúng và đầy đủ cần phải
làm tốt công tác xây dựng pháp luật như xây dựng và ban hành một hệ thống pháp
luật đầy đủ, hồn chỉnh; có cơ chế và biện pháp đảm bảo pháp luật đó được thực
hiện nghiêm chỉnh và triệt để; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp
luật. Do đó, trong áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo
tính thống nhất. Tính thống nhất biểu hiện ở sự thống nhất chặt chẽ giữa các quy
phạm pháp luật, giữa các văn bản pháp luật với nhau khi ban hành quyết định áp
dụng pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo thẩm quyền,
cũng như ở tính thống nhất, đồng bộ của tồn bộ hệ thống pháp luật. Điều đó địi


hỏi các cơ quan nhà nước các cấp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong
hoạt động áp dụng pháp luật.
Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa còn thể hiện ở việc thực
hiện thống nhất mọi pháp luật đã ban hành trong phạm vi cả nước. Trong Nhà
nước ta khơng chấp nhận tình trạng pháp chế ở địa phương này khác với pháp chế
ở địa phương khác, cùng một văn bản pháp luật nhưng mỗi nơi, mỗi cấp, mỗi

ngành áp dụng khác nhau. Do đó, mọi văn bản pháp luật đang có hiệu lực phải
được mọi người thực hiện đúng và đầy đủ.
- Nguyên tắc khách quan
Khách quan là một trong các nguyên tắc quan trọng của q trình nhận thức,
nó địi hỏi việc nhận thức phải dựa vào những cơ sở thực tế, xuất phát từ chính quy
luật vận động và phát triển của đối tượng, không thể dựa vào ý muốn chủ quan
hoặc lấy ý chí chủ quan áp đặt cho thực tế, đồng thời không được cắt xén, không
được gán ghép. Nắm vững và vận dụng đúng đắn nguyên tắc khách quan sẽ giúp
chủ thể có thẩm quyền khi ban hành quyết định áp dụng pháp luật đảm bảo tính
chính xác.
Muốn đảm bảo nhận thức được khách quan thi khi áp dụng pháp luật cần
phải xem xét một cách tồn diện. Qua đó đánh giá đối tượng bị áp dụng pháp luật
một cách chính xác, đầy đủ, tồn diện, chỉnh thể, hệ thống tránh được lối tư duy
phiến diện, ngụy biện từ đó giúp cho việc ban hành quyết định áp dụng pháp luật
được chính xác.
- Ngun tắc cơng bằng
Ngun tắc cơng bằng đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thận trọng, chừng
mực trong giao tiếp, ứng xử để tránh gây thiệt hại đáng tiếc cho các đối tượng
quản lý. Nguyên tắc này được đặc biệt nhấn mạnh đối với những chủ thể được
pháp luật phân công đảm nhận các chức năng hoạch định và thực thi chính sách.
Chủ thể áp dụng pháp luật là những người có quyền dùng quyền lực của Nhà


nước để áp đặt khn mẫu ứng xử lên tồn xã hội; mỗi hành vi của họ, thực hiện
trong khuôn khổ chun mơn, có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống. Do đó, khi
áp dụng pháp luật các chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo ngun tắc cơng
bằng, khơng phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, giới tính, thành phần dân tộc tơn
giáo tín ngưỡng.
Ngồi ra, để bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng và đầy đủ, tránh tình
trạng các chủ thể bị áp dụng pháp luật bị thiệt hại, mất mát mà khơng do lỗi của

chính mình. Vì vậy, khi áp dụng pháp luật chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành
điều tra làm rõ nguyên nhân.
Hai là, phải bảo đảm được tính thống nhất khi áp dụng pháp luật. Đây là yêu
cầu quan trọng của việc áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật thể hiện tính quyền
lực nhà nước, tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, do đó chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật cần phải xác định đúng pháp luật điều chỉnh, giải quyết các sự việc,
tình huống một cách cơng bằng; đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và Luật so với
các văn bản khác trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định pháp
luật khi áp dụng phải được chấp hành một cách nghiêm túc.
Ba là, khi áp dụng pháp luật cần phải bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, tránh sự xung đột trong khi công dân thực hiện các quyền của mình. Bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân là trách nhiệm của nhà nước nên việc áp
dụng pháp luật phải bảo đảm tính pháp lý. Các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng
pháp luật phải căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, cần phải ngăn chặn kịp
thời và xử lý công minh mọi hành vi vi phạm pháp luật để đạt được mục đích bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức.
Bốn là, áp dụng pháp luật phải bảo đảm tính hiệu quả. Hiệu quả của áp
dụng pháp luật thể hiện trước tiên ở chính mục đích đạt được. Ngồi ra, cịn thể
hiện hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý trật tự xã hội của pháp luật.
II. QUY TRÌNH, KỸ NĂNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG


TÁC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHỊNG
1. Phân tích sự kiện pháp lý
Đây là bước rất quan trọng để áp dụng pháp luật chính xác. Nếu phân tích,
đánh giá các điều kiện, hồn cảnh tình huống cơng việc khơng đúng, khơng chính
xác, tức là khơng xác định được bản chất pháp lý của tình huống thì tồn bộ q
trình áp dụng pháp luật sẽ sai và gây ra hậu quả pháp lý, xã hội khôn lường. Trước
hết cần xác định đúng đắn nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện áp
dụng pháp luật. Tiếp theo, cần chuẩn bị về thời gian, thời điểm tiến hành áp dụng

pháp luật. Đồng thời với việc chuẩn bị về nội dung cần xác định những thuận lợi,
khó khăn hoặc những rủi ro có thể xảy ra cản trở q trình áp dụng pháp luật trên
thực tế. Giai đoạn đầu trong áp dụng pháp luật đòi hỏi cần phải chuẩn bị một
phương án chi tiết, tỷ mỷ cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức, lịch
trình tiến hành. Về nguyên tắc, chỉ khi khẳng định được là hồn tồn có cơ sở và
đủ điều kiện để áp dụng pháp luật trên thực tế thì mới cho phép chuyển sang giai
đoạn sau. Nếu thấy chưa đủ điều kiện hoặc không cần thiết phải áp dụng pháp luật
thì cần phải chấm dứt việc áp dụng pháp luật.
Khi phân tích sự kiện pháp lý để áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu, xem
xét, đánh giá các tình tiết, căn cứ có liên quan đến sự kiện xảy ra nhằm xác định tính
thực tiễn, qua đó xác định tính chất, mức độ của hành vi; có hay khơng có hành vi
vi phạm? hành vi đó ở mức độ nào? xảy ra ở đâu? khi nào? chủ thể thực hiện? công
cụ phương tiện thực hiện? năng lực trách nhiệm?...
Khi áp dụng pháp luật cần xem xét một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ
tất cả những tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan; xác định
đặc trưng pháp lý của vụ việc và tuân thủ các thủ tục hành chính, tư pháp trong
suốt q trình xem xét vụ việc. Cần phân tích kỹ lưỡng các tình tiết của vụ việc,
tiếp đó, lựa chọn các quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp để giải quyết vụ việc.
Đồng thời cần phải làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật được lựa chọn để


bảo đảm áp dụng đúng pháp luật.
2. Lựa chọn, phân tích quy phạm pháp luật áp dụng
Việc lựa chọn, phân tích quy phạm áp dụng được thực hiện dựa trên cơ sở về
trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật và các yếu tố khác của chủ thể có thẩm quyền
áp dụng pháp luật. Vì vậy, lãnh đạo cấp phịng khi áp dụng pháp luật cần phải xem
xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý, sự kiện thực tế đã xảy ra đối với việc giải
quyết vụ việc để xác định nội dung quy phạm được áp dụng, phạm vi vi phạm pháp
luật được áp dụng. Muốn làm được điều đó, địi hỏi lãnh đạo cấp phịng khi áp
dụng pháp luật phải tiến hành phân tích làm sáng tỏ tư tưởng; nội dung và ý nghĩa

của quy phạm pháp luật được lựa chọn. Việc lựa chọn quy phạm pháp luật đúng thì
việc ra quyết định áp dụng pháp luật sẽ chính xác. Do đó, việc lựa chọn, phân tích
quy phạm pháp luật để áp dụng pháp luật đòi hỏi phải lựa chọn đúng quy phạm
pháp luật.
Khi áp dụng pháp luật có hai loại quy phạm pháp luật cùng liên quan đến
việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật, đó là quy phạm nội dung và quy phạm
hình thức hay quy phạm thủ tục. Các quy phạm nội dung xác định nội dung cần áp
dụng, điều chỉnh pháp luật. Về nguyên tắc, cần phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu
lực và sát thực với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó, đồng thời cần làm rõ quy phạm
pháp luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tỏ nội dung của quy phạm
đã lựa chọn để có thể hiểu được một cách đầy đủ các khía cạnh của quy phạm đó đối
với q trình áp dụng pháp luật trên thực tế; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy
phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và khơng mâu thuẫn với văn bản quy phạm
pháp luật khác; xác định tính chính xác của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy
phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật. Đồng thời
lựa chọn, phân tích quy phạm hình thức hay quy phạm thủ tục để đảm bảo đúng trình
tự, thủ tục của quy trình áp dụng pháp luật.
Trên thực tế việc lựa chọn quy phạm pháp luật có thể xảy ra các khả năng như:


- Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làm cơ sở pháp lý cho
việc áp dụng. Đây là điều rất thuận lợi khi áp dụng pháp luật, giúp cho việc xác
định cơ sở pháp lý dễ dàng để sớm ban hành quyết định áp dụng pháp luật đúng
thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật.
- Có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng đưa ra cách
giải quyết khác nhau. Thực tiễn pháp lý có các cách giải quyết đối với tình huống
này bằng việc lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và lựa chọn
quy phạm pháp luật được ban hành sau. Tuy vậy, cách giải quyết này cũng khó có
thể thoả mãn trường hợp quy phạm pháp luật ban hành trước có giá trị pháp lý cao
hơn nhưng lại khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế. Ngược lại, quy phạm pháp

luật ban hành sau có giá trị pháp lý thấp nhưng lại phù hợp với thực tế. Vậy sẽ áp
dụng quy phạm pháp luật nào, nếu áp dụng quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý
cao hơn thì khơng có hiệu quả thực tế vì khơng đủ điều kiện cho phép. Trong khi
đó, việc áp dụng quy phạm pháp luật ban hành sau thì có hiệu quả bởi nó phù hợp
với điều kiện thực tế nhưng lại vướng vì giá trị pháp lý thấp hơn quy phạm pháp
luật ban hành trước. Vì vậy, phải lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp.
3. Ra văn bản áp dụng pháp luật
Quyết định áp dụng pháp luật là quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một đối tượng cụ thể. Áp
dụng pháp luật là giai đoạn chuyển hóa những quy định chung được nêu ra trong
các quy phạm pháp luật thành những quy định cụ thể, cá biệt.
Các quyết định áp dụng pháp luật ban hành ra phải đảm bảo tính khách quan,
hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung và hình thức. Sự phù hợp của quyết
định áp dụng pháp luật được đưa ra cần phải xem xét ở cả hai khía cạnh là pháp lý và
thực tế. Theo đó, mức độ cá thể hóa càng chi tiết, sát thực về nội dung, yêu cầu và
đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp luật càng chính xác, hiệu quả. Quyết
định áp dụng pháp luật thường trực tiếp làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của


đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định áp dụng pháp luật nếu được ban hành kịp
thời, đúng đắn sẽ bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại
hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của
quyết định thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Ngược lại, quyết định áp dụng
pháp luật sai trái có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức và cộng đồng.
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn trọng tâm, quan trọng nhất
của quá trình áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật phải được xem xét, đối
chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ sự kiện thực tế. Khi ban hành phải
tuân thủ nghiêm ngặt theo các trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật hiện hành. Lãnh
đạo cấp phịng phải có kỹ năng soạn thảo văn bản, đảm bảo chất lượng kỹ thuật văn bản

để đảm bảo văn bản áp dụng pháp luật phải có tính khả thi và hiện thực.
Những trường hợp quyết định áp dụng pháp luật ban hành khơng đúng hình
thức có thể gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc, ban hành khơng đúng thủ
tục có thể làm cho nội dung quyết định khơng chính xác, thiếu khách quan. Vì vậy,
quyết định áp dụng pháp luật cần phải đảm bảo tính hợp pháp.
4. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
Việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá
trình áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật có giá trị hiệu lực khi nội dung quyết
định được chủ thể liên quan tôn trọng thực hiện. Việc bảo đảm cho các quyết định
áp dụng pháp luật có hiệu lực thực thi trên thực tế có ý nghĩa quan trọng trong thực
tế. Để các quyết định áp dụng pháp luật được các chủ thể có liên quan tơn trọng thực
hiện cần chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu để các chủ thể đó có khả năng thực hiện
quyền, nghĩa vụ pháp lý của họ thì cần phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát
việc thực thi quyết định áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên quan để đảm bảo
hiệu lực và hiệu quả trên thực tế.
III. CÁCH THỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT


Kỹ năng áp dụng pháp luật của lãnh đạo cấp phịng được phát triển thơng qua
q trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đó
là, q trình học tập qua trường lớp, học từ thực tiễn và tự học tập rèn luyện.
1. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
Việc tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng là cách thức phổ biến
được lựa chọn để phát triển kỹ năng, góp phần vào việc hình thành và phát triển kỹ
năng nói chung và kỹ năng áp dụng pháp luật trong hoạt động áp dụng phap luật
của lãnh đạo cấp phịng một cách bài bản, khoa học nói riêng.
Thơng qua các lớp bồi dưỡng, lãnh đạo cấp phòng được cung cấp một cách
toàn diện, hệ thống những kiến thức về việc áp dụng pháp luật; mục đích, ý nghĩa,
tầm quan trọng của kỹ năng áp dụng pháp luật trong thực hiện chức trách, nhiệm
vụ; các yêu cầu, quy trình áp dụng pháp luật... Bên cạnh đó, người lãnh đạo cấp

phịng được luyện tập nhiều kỹ năng: kỹ năng tham mưu ra quyết định; kỹ năng
giao tiếp, ứng xử với truyền thông; kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự của lãnh
đạo cấp phòng; kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch; kỹ năng
tổ chức, điều hành hội họp... thông qua việc giải quyết một hệ thống các bài tập
tình huống mẫu được lựa chọn, bao trùm được tất cả các chức năng, nhiệm vụ của
lãnh đạo cấp phịng.
Tuy nhiên, việc chuyển hóa kiến thức, tri thức thành những kỹ năng trên
thực tế của lãnh đạo cấp phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố (bản thân, tổ chức,
thực tiễn áp dụng...). Theo đó, lãnh đạo cấp phòng cần phải thường xuyên học
tập, rèn luyện và tích cực áp dụng kiến thức vào thực tế để ngày càng hoàn
thiện các kỹ năng cho bản thân.
2. Học tập từ hoạt động thực tiễn
Đây là hình thức học tập nhanh nhất để hình thành kỹ năng áp dụng pháp
luật, theo đó người lãnh đạo cấp phịng phải chủ động, cầu thị trong nghiên cứu,
tìm hiểu, quan sát; học hỏi kinh nghiệm xử lý tình huống từ các đồng nghiệp, ở các


địa phương khác nhau. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
3. Tự học tập, rèn luyện
- Lãnh đạo cấp phịng cần phải nghiêm túc rà sốt, đánh giá năng lực của mình
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, từ đó phát hiện những hạn chế, yếu kém
của mình (về thái độ, kiến thức, kỹ năng) dẫn đến việc áp dụng pháp luật có lúc, có khi
hiệu quả chưa cao, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu tự học, tự rèn
luyện để lấp đầy những khoảng trống về kỹ năng của bản thân.
- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong áp dụng pháp
luật để xử lý các tình huống cụ thể cần phải thường xuyên rút kinh nghiệm, trên cơ
sở đó phân tích thấu đáo những ưu điểm, hạn chế. Việc rút kinh nghiệm nên được thực
hiện bằng hệ thống câu hỏi: Những tình huống nào có thể xảy ra trong áp dụng pháp
luật? Khi gặp tình huống đó khi áp dụng pháp luật thì xử lý thế nào? Cách xử lý tình
huống áp dụng pháp luật đã trải qua có những hạn chế gì?... đồng thời đưa ra và trả lời

câu hỏi tại sao lại như vậy? Các câu hỏi càng cụ thể càng có ích cho q trình rèn luyện,
hồn thiện kỹ năng áp dụng pháp luật của lãnh đạo cấp phịng.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Vì sao lãnh đạo cấp phịng cần phải có kỹ năng áp dụng pháp luật?
2. Quy trình, kỹ năng áp dụng pháp luật trong hoạt động của lãnh đạo cấp phòng?
3. Cách thức rèn luyện kỹ năng áp dụng pháp luật?
4. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật của đồng chí trong cơng tác lãnh đạo cấp phịng?

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Gia đình bà B có quyết định thu hồi đất ngày 25/9/2018. Bà B khơng đồng ý
vì cho rằng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân huyện đối với gia đình bà


là chưa phù hợp. Bà B làm đơn khiếu nại gửi Ủy ban nhân dân huyện xem xét giải
quyết. Bà B cho rằng, diện tích đất ở của gia đình bị thu hồi thực tế là 80m 2, tuy
nhiên khi lập phương án bồi thường thì chỉ đối với 20m 2 đất ở. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện đã ra quyết định về việc giải quyết đơn khiếu nại của bà B. Tuy
nhiên, việc giải quyết của chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không căn cứ vào thực
tế thu hồi đất, không căn cứ vào các quy định pháp luật. Vì vậy, bà B khiếu nại lần
2 với các căn cứ quy định tại điều 204 của Luật Đất đai năm 2013 về việc giải quyết
khiếu nại đất đai. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không ra quyết định thụ lý khiếu
nại mà đã tổ chức đối thoại làm việc với bà B. Sau 48 ngày kể từ khi đối thoại, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện mới ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Bằng những kiến thức đã học về việc áp dụng pháp luật. Đồng chí hãy giải
quyết vụ việc trên./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2015.
3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
4. Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp phịng.

5. Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Những vấn đề cơ
bản về hệ thống chính trị, Nhà nước và pháp luật XHCN, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội, năm 2017.



×