Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Dạy học tác phẩm vợ chồng a phủ trong chương trình ngữ văn 12 từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.24 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TẠ KIỀU TRANG

DẠY HỌC TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DẠY HỌC TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hải Anh
Sinh viên thực hiện khóa luận: Tạ Kiều Trang

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN


Để thực hiện khóa luận này, đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến gia đình, vì đã ln bên cạnh u thương, động viên và tạo điều kiện cho
em học tập, phát triển.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy
cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Giáo Dục –
ĐHQGHNđã nhiệt tình, tận tâm dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ chúng em trong
suốt 4 năm học vừa qua, cung cấp cho chúng em chìa khóa để mở cánh cửa tri
thức, truyền cho chúng em tình yêu nhiệt huyết với nghề và trò. Đặc biệt, em
xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ bộ mơn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Trãi –
Ba Đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt q trình học tập và
hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS.Lê Hải Anh, người
đã hướng dẫn em từng bước đi chập chững đầu tiên khi đến với con đường
khoa học đầy khó khăn, thử thách và đưa ra những nhận xét, định hướng để
có thể giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù, bản thân em đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả nỗ lực
của bản thân nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ q thầy cơ để em
thêm vững vàng hơn trong sự nghiệp dạy học của mình.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Trang
Tạ Kiều Trang

i


BẢNG VIẾT TẮT

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

ĐHSP

Đại học sư phạm

THPT

Trung học phổ thơng

THCS

Trung học cơ sở

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

VHTB

Văn hóa Tây Bắc


ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
BẢNG VIẾT TẮT ........................................................................................ ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6.Cấu trúc khóa luận....................................................................................... 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 8
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 8
1.1.1. Khái lược về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa – văn học .............. 8
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................. 8
1.1.1.2. Mối tương quan giữa văn hóa và văn học ........................................ 10
1.1.1.3. Vài nét về văn hóa vùng Tây Bắc và văn hóa của dân tộc H’Mơng.................16
1.1.2. Nhà văn Tơ Hồi và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” .............................. 18
1.1.2.1 Nhà văn Tơ Hồi .............................................................................. 18
1.1.2.2 Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” ........................................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK
Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của Tơ Hồi. .................................. 23
1.2.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 23
1.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................. 24
1.2.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 29


iii


CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ”
(SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) CỦA TƠ
HỒI DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ....................................................... 32
2.1 Những khía cạnh về văn hóa con người H’Mơng (ở vùng núi Tây Bắc)
nên khai thác khi dạy học tác phẩm“Vợ chồng A Phủ” (SGK, Ngữ văn 12,
tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn Tơ Hồi .......................................... 32
2.1.1 Con người H’Mơng qua hình tượng nhân vật ...................................... 32
2.1.1.1 Mị - người đàn bà H’Mơng có cuộc đời bất hạnh nhưng vẫn tiềm tàng
một sức sống mãnh liệt. ................................................................................ 32
2.1.1.2 A Phủ - anh chàng H’Mông phi thường ............................................ 34
2.1.1.3 Gia đình thống lí Pá Tra và A Sử - điển hình của giai cấp thống trị
miền núi Tây Bắc ......................................................................................... 35
2.1.2.Phong tục, tập quán, ngôn ngữ của người H’Mông .............................. 36
2.1.2.1 Phong tục, tập quán của người H’Mông............................................ 36
2.1.2.2 Ngôn ngữ của người H’Mông ........................................................... 39
2.2. Đề xuất về quy trình trong tổ chức dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK
Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa .........43
2.2.1. Trong tiết dạy đọc hiểu văn bản .......................................................... 43
2.2.1.1 Trước giờ học ................................................................................... 43
2.2.1.2 Trong giờ học ................................................................................... 44
2.2.1.3 Sau giờ học ....................................................................................... 46
2.2.2. Trong hoạt động kiểm tra đánh giá ..................................................... 47
2.2.2.1 Hoạt động kiểm tra đánh giá trong giờ học ....................................... 47
2.2.3. Hoạt động ngoại khóa ......................................................................... 47
2.2.3.1 Tổ chức tham quan: Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ................. 47
2.2.3.2 Xem phim “Vợ chồng A Phủ” .......................................................... 47


iv


2.3. Đề xuất về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tác phẩm học tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của
Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa .................................................................... 48
2.3.1. Những u cầu có tính ngun tắc ...................................................... 48
2.3.1.1 Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương
trong nhà trường ................................................................................. 48
2.3.1.2 Đặt người học là trung tâm, là chủ thể của quá trình cảm thụ............ 48
2.3.2. Những phương pháp áp dụng.............................................................. 49
2.3.2.1 Đọc sáng tạo văn bản từ góc độ văn hóa ........................................... 49
2.3.2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vận dụng tri thức văn hóa..... 50
2.3.2.3 Khảo sát, phân tích những nét văn hóa được sử dụng trong tác phẩm ........52
2.3.2.4 Phối hợp với các biện pháp vấn – đáp, tổ chức trao đổi thảo luận. .... 52
2.3.2.5 Sử dụng phương pháp trực quan. ...................................................... 53
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................. 56
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ............................................................. 56
3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ............................................................ 56
3.3. Thời gian thực nghiệm........................................................................... 56
3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm: soạn giảng theo chủ đề ............................ 56
3.5.Kiểm tra đánh giá sau khi thực nghiệm. .................................................. 56
3.6.Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 59
PHỤ LỤC.................................................................................................... 60

v



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Cái cao quý của một đất
nước, của một dân tộc là ở giá trị văn hóa…”Nếu nghệ thuật được coi là một
loại văn hóa đặc biệt, thì văn học chính là gương mặt tiêu biểu cho văn hóa
tinh thần mỗi dân tộc. Văn học là nơi kết tinh cho những giá trị văn hóa bền
vững của dân tộc, do đó nó có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Thế kỷ XXI là thế kỷ bước vào một nền văn minh
với những xu hướng hội nhập và tồn cầu hóa. Trong tình hình ấy, văn học
phải gánh vác một trọng trách: lưu giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa bền
vững của dân tộc. Mỗi một sản phẩm văn học thơng qua nó, độc giảcó thể tiếp
cận đến với những giá trị văn hóa vơ cùng lớn lao có ý nghĩa tác động trong
việc giáo dục đạo đức, nhận thức và thẩm mĩ. Đọc hayhọc văn học chính là
đọc và học để tìm hiểu bản sắc văn hóa củamột dân tộc, một cộng đồng được
chuyển tải và kết tụ trong tác phẩm văn chương của dân tộc ấy, cộng đồng ấy.
Qua đó, nhận thức được sứcsống kì diệu của dân tộc và cộng đồng ấy.
Tơ Hồi là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Sáng tác của ông thường đầy ắp chất liệu của đời sống hiện
thực. Ơng có vốn hiểu biết sâu sắc về đời sống và phong tục tập quán của
nhiều vùng trên đất nước ta, trong đó có vùng Tây Bắc. Tơ Hồi đã từng nói:
“Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể
bao giờ quên,…” Tác phẩm “Vợ chồng A phủ” là truyện ngắn đặc sắc mà ông
tâm đắc nhất. Một tác phẩm đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao Tây Bắc, đặc
biệt là văn hóa của dân tộc H’mông.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình
chuẩn) của nhà văn Tơ Hồi được đưa vào chương trình THPT là một tác
phẩm hay và tiêu biểu của nhà văn về đề tài miền núi và cũng là tác phẩm đặc
1



sắc của văn xuôi Việt Nam giai đoạn (1945 – 1975). Thơng qua dạy học tác
phẩm này, giáo viên có thể tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa để mang
đến một phương pháp dạy hiệu quả.
Xuất phát từ lí do trên cùng với sự đam mê nghiên cứu về văn hóa,
chúng tơi nghiên cứu đề tài: Dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong
chương trình Ngữ văn 12 từ góc nhìn văn hóa với mong muốn mang đến
cho các em học sinh một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc trong dạy học văn
chương dưới góc nhìn văn hóa. Giới thiệu về văn hóa Tây Bắc, góp phần vào
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa vùng cao Tây Bắc
nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hướng nghiên cứu về văn hóa ở trong và ngồi nước thì khơng phải là đề
tài khá mới mà cũng phổ biến từ rất lâu. Nảy sinh từ thế kỷ XIX, gắn liền với
trường phái văn hóa – lịch sử và triết học thực chứng ở Pháp, mà người đứng
đầu trường phái này là H.Taine, với ba ảnh hưởng: Chủng tộc, địa điểm và
thời điểm. Đến thế kỷ XX, nhà triết học người Đức E.Cassirer đã nghiên cứu
văn học từ góc độ huyền thoại học như một kiểu tư duy cổ xưa nhất của con
người. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa cũng xuất hiện ở Anh từ
những năm 50 ở Anh với trường phái Birmingham (R.Williams, R.Hoggart),
ở Đức với trường phái Frankfurt (D. Kellner), những năm 70 ở Pháp với
R.Barthes sau đó lan rộng ra các nước Mĩ, Úc, Canada,…Nối tiếp là những
cơng trình nghiên cứu trọng tâm hơn, đặc biệt là những nghiên cứu của
M.Bakhatin tiêu biểu như “Sáng tác của Franỗois Rabelais v vn húa dõn
gian thi Trung c v Phục hưng” (1965) đã khẳng định mối quan hệ gắn bó
giữa văn hóa và văn học. Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn
hóa ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu và có sức hút lớn trên thế
giới. Ở phương Đơng, bước sang thời kì hậu hiện đại, hướng nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa đã mở ra một tầm nhìn mới trịn đời sống văn học

2


Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc tập trung nghiên cứu
văn học dưới góc nhìn văn hóa theo ba hướng sau: Thứ nhất – nghiên cứu thi
pháp văn hóa; Thứ 2 – nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống
văn hóa; Thứ 3 – nghiên cứu về văn học đại chúng.
Ở Việt Nam, khuynh hướng tiếp cận văn học từ văn hóa đã có từ lâu đời.
Giới nghiên cứu nước ta đã có ý thức xem xét mối quan hệ giữa văn hóa – văn
học và đạt được một số thành tựu nhất định gắn liền với các tên tuổi: Đào Duy
Anh, Hoài Thanh, Phan Kế Bính, Trần Quốc Vượng, Trần Nho Thìn, Lê
Ngun Cẩn, Đinh Gia Khánh, Trần Ngọc Thêm,… Một số công trình tiêu
biểu chuyên khảo như: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995)
của Trần Đình Hượu; Lê Nguyên Cẩn với cuốn sách Tiếp cận truyện Kiều từ
góc nhìn văn hóa; Tác giả Trần Nho Thìn cuốn Văn học trung đại Việt Nam
dưới góc nhìn văn hóa (2009). Trong phần thứ nhất của quyển sách, tác giả đã
đưa ra một số vấn đề lí luận của văn học trung đại Việt Nam nhìn từ góc độ
văn hóa. Sang phần thứ hai, tiếp cận văn hóa với một số tác giả tác phẩm văn
học trung đại. Phần ba, văn học đầu thế kỉ XX nhìn từ văn hóa trung đại.
Ngồi ra cịn một loạt các luận văn như: Triệu Thùy Dương với luận văn Văn
hóa ứng xử người Việt trong thơ Nơm, ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh –
2007; Luận văn Văn hóa tâm linh người Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng
đại ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, ĐHSP Thái Ngun – 2013 của Trương
Thị Hịa;…
Đối với tác gia Tơ Hồi, người viết thấy khơng ít cơng trình nghiên cứu
như: Tơ Hồi: cuộc đời như là văn chương in trong báo điện tử
VietNamnet.vn; Những chuyện chưa kể về nhà văn Tơ Hồi in trong báo Thế
giới và Việt Nam; Tơ Hoài – hạt ngọc của làng văn Việt Nam in trong báo
Vnexpress; Tơ Hồi, người sinh ra để viết – Tạp chí văn nghệ quân đội;
Những chuyện chưa kể về nhà văn Tơ Hồi in baoquocte.vn;… Luận văn thạc

sĩ Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tơ Hồi, Đại học Đà Nẵng –
3


2011của Lê Thị Thuận; Luận văn thạc sĩ Tơ hồi với hai thể văn chân dung tự
truyện, ĐHSP Thái Nguyên – 2007 của Dương Thị Thu Hiền; Luận văn thạc
sĩ Nhà văn Tơ Hồi với mảng “Truyện lồi vật”, ĐHSP Thành Phố Hồ Chí
Minh – 2000 của Cao Minh Hằng; Luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện
ngắn Tơ Hồi trước cách mạng, Đại học Quốc Gia Hà Nội – 2010 của Phạm
Thị Thanh Thủy; Nguyễn Hoàng Hà luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn về Cái
nhìn, khơng gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi (Qua hồi
kí Cát bụi chân ai và chiều chiều), ĐHSP Thái Nguyên – 2009;…
Khi sưu tầm những chuyên luận, nghiên cứu về tác phẩm “Vợ chồng A
phủ” người viết tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu sau: Luận văn Tích
hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa
bàn miền núi qua dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi, Đại học
Giáo Dục – 2014 của Qch Đình Lợi; Luận văn Vận dụng phương pháp vấn
đáp – đàm thoại và gợi tìm trong dạy học truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và
“Vợ nhặt” ở lớp 12 (Chương trình chuẩn), ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh –
2010 của Trương Văn Hùng,…
Tóm lại, đây đều là những cơng trình nghiên cứu có quy mơ lớn và cơng
phu về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”và nhà văn Tơ Hồi. Đồng thời cũng có
một số bài đã đưa ra hướng dạy học tác phẩm này.Tuy nhiên, chưa có cơng
trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu việc dạy học tác phẩm “Vợ chồng
A Phủ” của Tơ Hồidưới góc nhìn văn hóa một cách tổng thể. Được biết đến
Tơ Hồi là một nhà văn viết về nhiều lĩnh vực và nhận thấy sự tồn tại và tiếp
nối các mạch ngầm văn hóa trong sáng tác nhà văn. Cho nên người viết mạnh
dạn chọn đề tài: Dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong chương trình
Ngữ văn 12 từ góc nhìn văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 . Mục đích nghiên cứu
Đưa ra định hướng và phương pháp dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
(SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn Tơ Hồidưới góc
4


nhìn văn hóa nhằm hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩcho HS THPT
và giúp các em có cái nhìn đúng đắn yếu tố văn hóa vùng cao Tây Bắc, đặc
biệt văn hóa dân tộc người H’Mơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương
trình chuẩn) của nhà văn Tơ Hồidưới góc nhìn văn hóa:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
+ Làm rõ vai trò quan trọng của tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn Tơ
Hồicho học sinh THPT trong giờ học Ngữ văn.
+ Đề xuất các khía cạnh văn hóa Tây Bắc có thể khai thác khi dạy học tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của
nhà văn Tơ Hồi.
+ Hình thành quy trình, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn
Tơ Hồi theo tiếp cận văn hóa
+ Xây dựng thiết kế giáo án, hệ thống phiếu học tập, xây dựng các tình huống
hoạt động và dạy thực nghiệm theo theo tiếp cận văn hóa để kiểm chứng,
đánh giá, khẳng định tính khả thi của những biện pháp đề xuất.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình
chuẩn) của nhà văn Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóavùng Tây Bắc (Nội dung
chủ yếu là văn hóa dân tộc người H’Mông).

4.2.Phạm vi nghiên cứu
Dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương
trình chuẩn)của nhà văn Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa Tây Bắc, đặc biệt văn
hóa dân tộc người H’Mơng.
5


5. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, chúng
tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn: Phương pháp này được
sửdụng để tổng hợp cơ sở lí luận từ các cơng trình nghiên cứu về năng lực
tưởng tượng trong dạy học Ngữ văn, tổng hợp các đề tài nghiên cứu thực tiễn
dạy học Ngữ văn, trên cơ sở đó hình thành phương pháp dạy dạy học tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn
Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa phù hợp với đối tượng học sinh THPT.
Phương pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này được sử dụng để
thống kê các phiếu tham khảo ý kiến của GV và HS về thực tế dạy học tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của
nhà văn Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa; thống kê kết quả thực nghiệm sư
phạm, phân loại và đánh giá những kết quả thu được nhằm kiểm nghiệm biện
pháp đã được vận dụng trong quá trình dạy họctác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
(SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn Tơ Hồi dưới góc
nhìn văn hóa.
Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm
trong một số giờ dạy học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập
2, chương trình chuẩn) của nhà văn Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa ở trường
THPT bằng cách xây dựng nội dung thực nghiệm, trình tự tiến hành thực
nghiệm, đối tượng thực nghiệm, soạn giảng,… Qua kết quả thực nghiệm,
chúng tơi muốn kiểm định lại tính khả thi của đề tài, hiệu quả đạt được và

phạm vi ứng dụng của đề tài trong dạy học Văn nói chung, dạy học tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” (SGK Ngữ văn 12, tập 2, chương trình chuẩn) của nhà văn
Tơ Hồi nói tiêng.

6


6.Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 phần: (A) Mở đầu; (B) Nội dung; (C) Kết
luận; (D) Tài liệu tham khảo; (E) Phụ lục.
Phần nội dung gồm có 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

-

Chương 2: Tổ chức học sinh tiếp cận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”-

Ngữ văn 12 của Tơ Hồi dưới góc nhìn văn hóa.
-

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái lược về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa – văn học
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng thực ra hết sức phức
tạp, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên
cứu. Vì nó liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người
nên khái niệm văn hóa mang nội hàm rất rộng với nhiều cách hiểu khác nhau
tùy theo hướng tiếp cận của mỗi ngành khoa học, thậm chí mỗi nhà khoa học
có thể đưa ra định nghĩa về văn hóa theo cách hiểu của mình.
Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phương Tây cũng
như ở phương Đơng. Ở phương Tây, từ văn hóa bắt nguồn từ tiếng La tinh
Colede: Thứ nhất có nghĩa là giữ gìn, chăm sóc, vun trồng tạo ra những sản
phẩm phục vụ nhu cầu con người; Thứ 2 nghĩa là cầu cúng [14]. Bởi họ cho
rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành
sự văn minh. Trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa được hiểu là cách
thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng văn hóavà giáo hóa, dùng
cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa con người. Văn đối lập với vũ, vũ
công, vũ uy dùng sức mạnh để cai trị. Ở nước ta gần 600 năm trước, Nguyễn
Trãi cũng đã mơ ước một xã hội văn trị, lấy nền tảng văn hiến cao, lấy trình
độ học vấn và trình độ tu thân của mỗi người làm cơ sở cho sự phát triển hài
hòa của xã hội. Để khẳng định rằng, văn hóa có một sức mạnh vơ hình và là
cơ sở tồn tại hết sức quan trọng với mỗi quốc gia, dân tộc.
Trong những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa ở
nước ta được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Ngay từ Nghị quyết
Hội nghị Trung ương khóa VII đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần
8


của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc,
là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người,

với xã hội và thiên nhiên.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam thì văn hóa có nghĩa là: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do
con người sáng tạo ra trong lịch sử”[13, 982tr] .Do đó văn hóa chính là kết
tinh của nhiều giá trị vật chất và tinh thần trong xã hội. Để tạo ra văn hóa, con
người phải trải qua biết bao thăng trầm lịch sử mới tích lũy nhữnggiá trị văn
hóa đồ sộ ngày hôm nay.Giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Thêm xác định cụ thể:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”[12,tr23 – 24] Như
vậy với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa về hai cách
hiểu chính: Theo nghĩa rộng: Đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người.
Theo nghĩa hẹp: Những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang tính
nhân tính nghĩa là nó phải mang tính người.
PGS TS Trần Nho Thìn lại cho rằng văn hóa là một hệ thống mở “Nhân
học văn hóa”, “nhân chúng học văn hóa”. Văn hóa Việt cịn là sản phẩm của
giao lưu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ,… Vì thế khái niệm văn hóa
tương đối rộng. Văn hóa là phạm trù giá trị làm cho con người thoát ra khỏi
tình trạng mơng muội. Văn hóa bao gồm văn minh, kinh tế, sức khỏe, ăn
uống, văn học… chứ không phải mình lễ hội và nói đến văn hóa là nói đến tập
tục tín ngưỡng tơn giáo, nói đến đời sống tinh thần. Như vậy, văn hóa có
nghĩa rất rộng bao gồm mọi mặt trong đời sống. Chính bản sắc văn hóa ấy,
mới tạo sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa thế giới, mới kích thích
nhu cầu tìm hiểu, tiếp thu, hòa nhập lẫn nhau giữa các nền văn hóa, nhằm làm
cho mình giàu có hơn, phong phú hơn trong phục vụ đời sống con người.
9


Trong cuốn sách “Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa”của Lê

Nguyên Cẩn lại cho rằng: “Văn hóa là phức hợp tổng thể của cộng đồng
trong tiến trình thời gian thơng qua sáng tạo, học học, tích lũy kinh nghiệm
sống từ thế hệ này sang thế hệ khác.”[2,tr7] Như vậy với định nghĩa giá trị về
văn hóa trên, chúng ta có thể sử dụng để nghiên cứu lối sống, lối suy nghĩ, lối
ứng xử của một dân tộc, một cồng đồng người. Ngoài ra với định nghĩa trên
cũng giúp phân biệt được đâu là một giá trị văn hóa, đâu khơng phải là giá trị
văn hóa.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa, nhưng các
định nghĩa đó đều thống nhất ở một điểm, coivăn hóa là cái do con người
sáng tạo ravà phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Trong
suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người ln sáng tạo khơng
ngừng để làm nên các giá trị văn hóa.Tóm lại, văn hóa là trình độ phát triển
của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ
chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và
tinh thần mà do con người tạo ra, một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng
của mỗi dân tộc.
1.1.1.2. Mối tương quan giữa văn hóa và văn học
Mối tương quan giữa văn hóa và văn học gắn bó mật thiết ở cả hai
phương diện đồng đại và lịch đại. Do vậy nghiên cứu một hiện tượng văn học
trong quan hệ đồng đại với văn hóa sẽ thấy được vai trị sáng tạo văn hóa,
thấy được cấu trúc, chức năng văn hóa. Tuy nhiên, văn học khơng chỉ là sản
phẩm của văn hóa một thời, mang trong mình giá trị văn hóa của một giai
đoạn cụ thể, mà là sản phẩm của cả một quá trình văn hóa.
a. Văn học là kết tinh của văn hóa
Tác phẩm văn học là kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một
đất nước. Bởi mỗi một tác phẩm văn học nào cũng đều mang trong mình dấu
ấn văn hóa, nhưng ở các mức độ khác nhau. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm
10



và cách ứng xử của con người,thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành
quả sinh đó một cách sinh động nhất qua ngôn từ. Mỗi một đất nước, một dân
tộc đều mang một giá trị văn hóa riêng. Để có được thành quả đó, con người
Việt Nam ta đã phải trải qua bao thăng trầm lịch sử để đúc kết thành những
giá trị tinh hoa của dân tộc. Văn học đã làm nhiệm vụ lưu giữ và bảo vệ giá trị
văn hóa từ đời này qua đời khác. Chính vì vậy mà chúng ta thấy khơng có một
sự truyền đạt nào bền vững bằng sự truyền đạt trên lĩnh vực văn học. Các
phong tục văn hóa, truyền thống văn hóa khi được đưa vào văn học, nó trở
nên tốt đẹp hơn, quan trọng hơn là tăng thêm phần giá trị và phát triển hơn.
Nếu khơng có văn học thì các giá trị văn hóa truyền thống khó có thể bảo tồn
và lưu giữ.
b. Văn học không chỉ lưu giữ văn hóa mà cịn là bộ phận quan trọng, nịng cốt
của văn hóa, sáng tạo ra văn hóa.
M. Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của
văn hố. Khơng thể hiểu nó ngồi cái mạch ngun vẹn của tồn bộ văn hố
của một thời đại trong đó nó tồn tại”. [7, tr362] Hàng nghìn năm qua, các tác
phẩm văn học không những là sản phẩm góp phần bảo tồn, lưu giữmà cịnlà
bộ phận quan trọng của văn hóa, sáng tạo ra văn hóa.
Ở nước ta khơng ít cơng trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu
bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc như là phẩm
chất của văn học, và cũng có khơng ít những cơng trình nghiên cứu văn hố
xem trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làm
sáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc.Nhìn từ lịch trình cũng
như quỹ đạo phát triển của văn hoá nhân loại, bản chất của văn học là sự đi
tìm các tư tưởng và giá trị. Văn học xưa nay chưa bao giờ khư khư giữ lấy một
thước đo giá trị nào cả. Cho nên trong toàn bộ công cuộc xây dựng giá trị văn
học trước sau đều đảm nhận chức năng sinh thành, phán đoán, truyền bá, biến
đổi, tiêu huỷ và đổi mới các giá trị văn hoá.
11



Văn hóa tác động đến văn học khơng chỉ ở đề tài mà cịn ở tồn bộ bầu
khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp
nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một
sản phẩm văn hóa. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng
được rèn luyện về thị hiếu thẩm mĩ trong một mơi trường văn hóa nhất định.
Chính khơng gian văn hóa này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đềm
xây dựng nhân vật, sử dụng biện pháp nghệ thuật.. trong quá trình sáng tác;
đồng thời cũng chi phối một cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức,… trong
q trình tiếp nhận. Một nền văn hóa cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện
thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là
“nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hóa
của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.
Nói đến văn hóa đó là những nét đẹp truyền thống của một dân tộc, là
bản sắc của một dân tộc nhưng đơi khi bản sắc và truyền thống đó khơng
được nhiều người biết đến mà chỉ qua văn học họ mới nhận biết và hiểu biết
về nó. Văn học giúp chúng ta nhìn nhận được nhiều vấn đề về bản sắc văn
hóa của sân tộc, cho chúng ta thấy hết vẻ đẹp và vai trị quan trọng của văn
hóa đối với mỗi quốc gia. Văn học khơng chỉ có vai trị lưu giữ văn hóa mà nó
cịn là nịng cốt của văn hóa và sáng tạo ra văn hóa. Nếu khơng có văn học thì
văn hóa sẽ khơng được phát triển và không được lưu truyền rộng rãi. Văn học
là mảnh đất để phát triển văn hóa, đến với văn học là đến với cái đẹp, đến với
sự toàn mỹ.
Văn hóa bao giờ cũng là cái có trước, những cái được truyền lại cho thế
hệ sau và đó là những nét rất đặc trưng của mỗi dân tộc, ở đây văn học có vai
trị lưu giữ văn hóa là khơng làm mất mát, sai lệch đi những gì đã thuộc về
truyền thống dân tộc. Nhưng chỉ lưu giữ nó như một kho báu vật ở đời thì
cũng chưa hẳn đã tốt mà trên cơ sở nền văn hóa đó khi đi vào văn học chúng
12



ta phải làm sao vừa giữ được nền văn hóa mà lại có sự sáng tạo, và phát huy
để nền văn hóa đó trở nên hồn thiện và ngày càng phát triển hơn.
Sở dĩ văn học là một bộ phận quan trọng, nịng cốt của văn hóa, sáng tạo
ra văn hóa là vì văn học có vai trị nâng cao giá trị văn hóa và phát huy giá trị
văn hóa đó; văn học góp phần quan trọng khi đưa văn hóa đến với đơng đảo
quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sâu sắc hơn về văn
hóa và truyền thống của dân tộc.
Từ những nét văn hóa dân tộc, văn học cịn có thể làm mới nó và sáng
tạo ra những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân gian. Văn học và
văn hóa bao giờ cũng luôn đi cùng và hỗ trợ cho nhau, khơng có một tác
phẩm nào mà khơng có các yêu tố văn hóa và ko có nền văn học nào phát
triển mà xa rời văn học được. Văn học là yếu tố rất quan trọng trong việc lưu
giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại
mới. Ngược lại, nếu khơng có văn học thì các giá trị văn hóa truyền thống sẽ
khó có thể bảo tồn và lưu giữ.
c. Văn học không chỉ thụ động chịu sự chi phối, quy định của văn hóa mà nó
cịn tích cực chủ động trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa.
Văn hóa ln là cái có trước và là tiền đề cho văn học phát triển. Khi xét
về văn học nói chung và tác phẩm văn học nói riêng thì văn học hay tác phẩm
văn học đều mang giá trị văn hóa. Mỗi tác phẩm văn chương đều là sản phẩm
của một nền văn hóa nhất định, gắn với nền văn hóa ấy.Tuy nhiên, khơng vì
thế mà văn học chịu sự thụ động chi phối quy định của văn hóa mà nó cịn
tích cực chủ động trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa. Văn học ln lựa
chọn những giá trị tiêu biểu và đặc sắc của văn hóa để đề cao văn hóa của dân
tộc và làm tơ đậm thêm truyền thống của đất nước.Cũng chính vì vậy mà văn
học ln tiên phong trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa, như vậy nó mới
đạt được đến những thành tựu nhất định về mặt nội dung và ý nghĩa.Một tác
phẩm văn học hay được đề cao và lưu truyền cho thế hệ sau phải là một tác
13



phẩm khơng những địi hỏi thành cơng về mặt nội dung mà còn đòi hỏi cả
nghệ thuật vận dụng các giá trị văn hóa trong tác phẩm đó như thế nào. Từ
đấy, việc giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện
nay không chỉ dừng ở mức độ cảm thụ cái hay cái đẹp của hình tượng nghệ
thuật mà còn phải chỉ ra sự độc đáo của vẻ đẹp văn hóa dân tộc đó. Tiếp cận
tác phẩm văn chương không chỉ dừng lại ở các cấp độ hình tượng như thi
pháp, cấu trúc,… mà cịn tiếp cận từ góc nhìn văn hóa của tác phẩm. Nếu như
một tác phẩm văn học mà hoàn toàn thụ động chịu sự phi phối, quy định của
văn hóa thì nó sẽ khơng cịn là một tác phẩm nữa mà nó trở thành một bài viết
chuyên sâu về văn hóa. Văn học là văn học, chúng ta không thể biến văn học
thành văn hóa được và ngược lại. Việc lựa chọn các giá trị văn hóa vào tác
phẩm là rất khó địi hỏi nhà văn phải có cái nhìn chiều sâu về văn hóa để làm
cơ sở trong q trình lựa chọn và vận dụng. Văn học và văn hóa tạo thành và
gắn bó với nhau thành một hợp thể, như hai mặt của một tờ giấy khơng thể
tách rời.
d. Văn hóa là cơ sở, nền tảng của văn học
Truyền thống văn hóa Việt nam in dấu ấn rõ ràng nhất trong văn học.
“Văn học là phần tinh tế của văn hóa”. Muốn giao lưu và hội nhập văn hóa
thế giới trong bối cảnh hiện nay khơng có con đường nào tốt đẹp và hiệu quả
hơn bằng văn học. Văn học muốn phát triển thì phải có những giá trị cốt lõi
của văn hóa. Văn hóa là cơ sở, nền tảng để văn học phát huy khả năng của
mình. Tại sao nói văn hóa là cơ sở, nền tảng của văn học chính bởi vì văn hóa
là cái để cho văn học dựa vào đó phát triển sáng tạo.
Ngày nay, chắc hẳn ai cũng phải thừa nhận văn hóa là một tổng thể - một
hệ thống bao gồm nhiều yếu tố: Nghệ thuật, triết học, chính trị, tơn giáo,..
trong đó có văn học. Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ
thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ bất khả
kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và

14


năng động. Bởi thế, nó ln có xu hướng đi trượt ra ngồi hệ thống. Trong
khi đó thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, ln có xu hướng duy trì sự ổn
định, như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là khơng
thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị
mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay
đổi của hệ thống.
Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống
văn hóa thì nó khơng thể và khơng có quyền “vượt mặt” hệ thống để tiếp xúc
hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống
văn hóa. Từ đó, có thể thấy, văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì
cũng khơng thể phản ánh trực tiếp được, mà nó chỉ phản ánh thơng qua “lăng
kính” văn hóa, thơng qua “bộ lọc” của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà văn
học tránh được sự phản ánh “gương”, phản ánh một cách trần trụi. Và, có lẽ
cũng nhờ thế mà văn học có một lối phản ánh đặc trưng, một phản ánh, người
ta thường nói, có nghệ thuật, có “nghiền ngẫm”. Nhưng xét cho cùng, liệu
một tia sáng phản chiếu mà phải đi qua một quyển văn hóa với nhiều đám
mây khúc xạ như vậy thì có cịn ngun giá trị phản ánh hay chỉ còn giá trị
thẩm mỹ? Vì thế, có thể kết luận rằng văn học khơng thể có ảnh hưởng tức
thời, trực tiếp đến hành động của con người, mà chỉ có thể tác dộng đến với tư
cách là chủ/khách thể của văn hóa, làm cho con người biến đổi rồi mới phát
sinh ra hành động cụ thể.
Cho nên việc tìm hiểu, khám phá văn học dưới góc nhìn văn hóa thì cần
phải làm rõ mối quan hệ này để có hướng nghiên cứu khoa học hợp lí, đúng
đắn và hiệu quả nhất.Như vậy, văn hóa Việt Nam là một tổng thể rất phong
phú và đa dạng, nhưng khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi xin được trình bày
về một vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của nước
ta với nhiều bản sắc riêng, độc đáo: Vùng văn hóa Tây Bắc, đặc biệt là văn

hóa của người H’Mơng.
15


1.1.1.3.Vài nét về văn hóa vùng Tây Bắc và văn hóa của dân tộc H’Mơng
Tây Bắc là một vùng có rất nhiều nét đặc trưng văn hóa dân tộc, có cảnh
quan hùng vĩ, hệ sinh thái phong phú; quê hương của những điệu xòe; miền
đất dịu ngọt của những điệu hát then, hát lượn gắn với các lễ hội truyền
thống.Nói đến văn hóa Tây Bắc là nói đến một vùng văn hóa đa dạng, phong
phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc, bởi mảnh đất này là nơi hội tụ
sinh sống từ lâu đời của hơn 30 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho
tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng và hết sức quý giá. Các đặc điểm địa
lý tự nhiên và lịch sử xã hội của vùng đất này đã tạo nên một vị thế và đặc
điểm văn hóa riêng, có những đóng góp quan trọng vào tiến trình văn hóa dân
tộc. Địa danh Tây Bắc là một phức hợp của những bồn địa lớn, nhỏ nằm xen
kẹp giữa các dãy núi cao bao bọc xung quanh. Nếu tính từ phía Bắc xuống, có
dãy Pu Lu San, Pu Đen Đin chạy từ khu vực thượng lưu sông Đà đến Điện
Biên Phủ. Song song với chúng là dãy Pu Sam Sao chạy dọc biên giới Việt
Nam – Lào. Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích 6,64 triệu ha với 3,5 triệu
dân: Hịa Bình; Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Dân cư chủ
yếu ở đây là người Dao, H’Mông, Tai. Thái, Mường Lào,…Không gian miền
núi hệ thống núi non trùng điệp nhiều hoa thơm cỏ lạ, nằm ven những con
sông lớn: sông Đà (tên Thái là Nặn Tè) và sông Hồng (sông Thao), thượng
nguồn sông Mã. Do địa hình chia cắt bởi những dịng sơng dãy núi, các dịng
sơng, thác, khe suối, tạo nên những vùng thung lũng,… Nhưng vì vậy, thiên
nhiên Tây Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình. Chính điều này cũng
góp phần làm nên những nét đa dạng trong văn hóa của các dân tộc vùng Tây
Bắc.
Cùng với anh em các dân tộc trên vùng núi Tây Bắc, người H’Mông
luôn là một phần của sự thống nhất khối đoàn kết dân tộc và góp phần làm

phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Về nông nghiệp, người
H’Mông chủ yếu là làm nương rẫy và trồng lúa nước. Đặc biệt, họcó truyền
16


thống lâu đời canh tác ruộng bậc thang. Ngoài ra, sản phẩm nơng nghiệp cịn
là ngơ, khoai, mạch ba góc, lạc, vừng, ý dĩ, đậu và các loại rau,…Trồng cả
các cây thuốc: tam thất, xuyên nhung,…Bên cạnh đó, họ phát triển đa dạng
các nghề thủ công như dệt vải lanh, đan lát, rèn, làm giấy bản, đồ trang sức,…
Người H’Mông sống quần tụ trong từng bản có vài chục nóc nhà, họ
thường thích sống khép kín, nhiều nơi đồng bào xây tường đá ngang đầu
quanh nhà ở. Nhà cửa là nhà loại trệt, làm bằng gỗ pơ mu, thường có ba gian
không chái.Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh. Ngơi nhà người
H’Mơng giàu có trong làng, tường trình xung quanh, cột gỗ thơng kê trên đá
tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói âm dương có gác lát ván. Trang
phục của người dân tộc H’Mơng rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm dân tộc.
Một bộ trang phục cổ truyền của người phụ nữ gồm váy, áo xẻ ngực có yếm
lưng, tấm xiêm che trước bụng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai
bụng chân. Váy hình nón cụt, xếp nếp thắt lưng ngồi cạp,…Đồ trang sức bao
gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vịng chân, nhẫn,… Cịn trang phục của
người đàn ơng H’Mơng là quần dài, đũng chân què cạp lá tọa, áo ngắn ống
rộng cổ đứng mổ bụng khuy cài, quần áo đều màu chàm. Người H’Mơng
cũng như nhiều dân tộc ít người khác tồn tại tín ngưỡng đa nguyên. Thờ cúng
tổ tiên là thờ những người trong gia đình đã chết ba đời trở lại. Ngồi ra,
người H’Mơng cịn tồn tại một hệ thống ma nhà với những lễ thức cúng bái
riêng biệt. Họ say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình u (gầu
plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ thường hát khi lao động
nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội. Những bài hát dân
ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà cịn có thể giãi bày thông qua các nhạc
cụ dân gian dân tộc: kèn lá, sáo, khèn,… Các vùng người H’Mơng sinh sống

thường có chợ phiên, vừa là nơi trao đổi hàng hóa, vừa là nơi thể hiện nhu cầu
giao lưu tình cảm, sinh hoạt. Hằng năm họ vẫn tổ chức các lễ hội như:“Lễ hội
Gầu Tào”cũng rất độc đáo và hấp dẫn. Chủ yếu những lễ hội tổ chức để cầu
17


mệnh và cầu phúc.Tục cướp vợ được nhân dân nơi dây bảo tồn với nhiều
niềm tin. Có thể kể ra về tục lệ này đó chính là khi người con trai đem lịng
u mến một cơ gái thì anh ta sẽ tổ chức làm cỗ rồi tiếp tục mời bạn bè để nhờ
kéo cô gái mà anh yêu về nhà trong vịng ba ngày. Ngồi ra cịn tục ma chay
(diễn ra 2-3 ngày) khi có người chết họ đi mời thầy mo đến làm thủ tục cúng
hát mở đường, sau đó mới tiến hành khâm liệm. Những người dân tộc vùng
cao rất coi trọng thầy mo, họ như người của trời được cử xuống trần gian để
cứu giúp người khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với thần
linh. Trong các dịp lễ tết, ngày hội, dân tộc H’Mơng có nhiều trị chơi dân
gian rất thú vị như nén còn, kéo co, đua ngựa, chơi quay, ném Pa pao,…Hay
những món ăn ẩm thực đậm nét dân tộc H’Mơng: Thắng Cố,..
Tất cả những giá trị văn hóa truyền thống đó đã tạo nên bản sắc riêng
của văn hóa và là hành trang quý giá của các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt dân
tộc người H’Mông, cần phải được bảo vệ giữ gìn và phát huy, bởi văn hóa của
mỗi dân tộc chính là tinh thần của dân tộc ấy, nó là thứ khơng thể thay thế
được, nếu để mất bản sắc văn hóa thì khơng cịn chính dân tộc đó nữa.
1.1.2. Nhà văn Tơ Hồi và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
1.1.2.1 Nhà văn Tơ Hồi
Nhà văn Tơ Hồi được mệnh danh là “hạt ngọc q” của làng văn Việt
Nam. Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 09 năm 1920 mất
ngày 06 tháng 07 năm 2014. Sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đơ,
thuộc phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy,
Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ cơng. Ơng có một tuổi thơ và thời trai trẻ
phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề như: Làm gia sư dạy kèm trẻ, bán

hàng, làm kế tốn hiệu bn,… và nhiều khi thất nghiệp. Năm 1943, Tơ Hồi
gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ
giải phóng.

18


×